intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống rừng đặc dụng ở tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này đề xuất xây dựng một hệ thống các khu rừng đặc dụng ở tỉnh Quảng Trị, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá và môi trường của địa phương và chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia. Góp phần xây dựng và hoàn thiện chiến lược bảo tồn, phát triển các giá trị đa dạng sinh học, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng và góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống rừng đặc dụng ở tỉnh Quảng Trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHỔNG TRUNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG Ở TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 HÀ TÂY, NĂM 2007
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHỔNG TRUNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG RỪNG ĐẶC DỤNG Ở TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Bình Quyền HÀ TÂY, NĂM 2007
  3. MỤC LỤC Mục lục Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Chữ viết tắt Danh sách các biểu bảng, bản đồ và ảnh Mở đầu 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu luận văn 3 3. Nội dung nghiên cứu 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 Chương I. 5 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 5 1.1. Đa dạng sinh học - Tầm quan trọng và tình hình nghiên cứu bảo tồn 5 1.1.1. Đa dạng sinh học 5 1.1.2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học 5 1.1.3. Các nghiên cứu về ĐDSH trên thế giới và ở Việt Nam 6 1.1.3.1. Trên thế giới 6 1.1.3.2. Ở Việt Nam 9 1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng hệ thống khu bảo tồn 11 1.2.1. Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học 11 1.2.2. Bảo tồn ĐDSH và hệ thống bảo tồn trên thế giới 12 1.2.3.Bảo tồn ĐDSH và hệ thống KBT ở Việt Nam 15 1.2.3.1.Tình hình tổ chức quản lý hệ thống RĐD ở Việt Nam 1.2.3.2.Tình hình bảo tồn qua các giai đoạn 1.2.3.3.Tình hình bảo tồn ở Quảng Trị Chương II 20 Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu 20 2.1. Địa điểm nghiên cứu 20 2.2. Thời gian 20 2.3. Phương pháp 20 2.3.1. Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu 20 2.3.2. Điều tra nghiên cứu bổ sung 21 2.3.3. Phân tích, đánh giá 21 2.3.4. Xử lý các số liệu và tài liệu 21 2.3.5. Sử dụng phần mềm và số liệu GIS 22
  4. Chương III 23 3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu 23 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 23 3.1.1.1. Địa hình 23 3.1.1.2. Khí hậu 24 3.1.1.3. Thuỷ văn 25 3.1.1.4. Thổ nhưỡng 25 3.1.1.5. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất 26 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 27 3.1.2.1. Nông – Lâm nghiệp 27 3.1.2.2. Công nghiệp và Thương mại- Dịch vụ 28 3.1.2.3. Dân số 29 3.1.2.4. Y tế - giáo dục 29 3.1.2.5. Cơ sở hạ tầng 30 3.1.2.6. Đánh giá chung 31 3.2 Tình hình nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở Quảng trị 33 3.3. Đặc điểm đa dạng Thực vật ở Tỉnh Quảng trị 34 3.3.1. Đánh giá chung về tiềm năng Tài nguyên Thực vật ở Quảng trị 35 3.3.2. Các loài thực vật quý hiếm ở Quảng trị 36 3.3.3. Những vấn đề bảo tồn tính đa dạng thực vật ở Quảng trị 37 3.3.4. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học ở Quảng Trị 38 3.4. Tiềm năng đa dạng khu hệ động vật trên cạn ở Quảng trị 39 3.4.1. Đa dạng về thành phần loài động vật trên cạn 39 3.4.2. Giá trị tài nguyên động vật trên cạn 40 3.4.2.1 . Các loài chim, thú quý hiếm ở Quảng trị 40 3.4.2.2. Giá trị thực phẩm 44 3.4.2.3. Giá trị dược liệu 44 3.4.2.4. Giá trị vật nuôi 45 3.5. Phân tích giá trị tài nguyên ĐDSH thuộc RĐD đề xuất ở Quảng Trị 46 3.5.1. Giá trị ĐDSH 46 3.5.2. Giá trị về nguồn tài nguyên thực vật 46 3.5.3. Giá trị về sinh thái và môi trường 47 3.5.4. Giá trị về an ninh- quốc phòng/ biên giới 47 3.6. Đánh giá tình hình diễn biến rừng ở Quảng trị 48 3.7. Nguyên nhân suy thoái rừng, giảm ĐDSH và giải pháp khắc phục 48 3.7.1. Nguyên nhân 49 3.7.2. Một số biện pháp tăng cường công tác bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH 50 3.8. Đề xuất quy hoạch xây dựng hệ thống RĐD ở tỉnh Quảng Trị 51 3.8.1.Cơ sở pháp lý của việc đề xuất 51 3.8.2. Cở sở thực tiễn về kinh tế - xã hội tại hệ thống RĐD đề xuất 52 3.8.3. Các khu rừng đặc dụng đề xuất ở tỉnh Quảng trị 53 3.8.4. Đặc điểm khu BTTN Đakrông và các khu BT đề xuất ở tỉnh Quảng trị. 54 3.8.4.1. Khu BTTN Đakrông 54 3.8.4.2.Khu đề xuất BTTN Bắc Hướng Hoá 54 3.8.4.3. Khu đề xuất BTTN đường Hồ Chí Minh huyền thoại huyện Đakrông 56 3.9. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn 58
  5. ĐDSH ở các khu rừng đặc dụng tỉnh Quảng trị. 3.9.1. Nhóm giải pháp về phát triển KT - XH nhằm nâng cao đời sống người 59 dân sống trong và xung quanh các khu rừng đặc dụng 3.9.1.1.Tăng cường bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng 59 3.9.1.2.Nâng cao đời sống cộng đồng trong vùng đệm khu RĐD 61 3.9.1.3.Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các hình thức hỗ trợ khác 63 3.9.2. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý, nhân lực và quy hoạch các khu RĐD 63 3.9.2.1.Thay đổi cơ cấu bộ máy tổ chức và quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng và khối đơn vị trực thuộc 63 3.9.2.2.Phát triển nguồn nhân lực ở các khu RĐD 64 3.9.2.3. Quy hoạch các khu rừng đặc dụng 64 3.9.3. Nhóm giải pháp về thể chế chính sách và đầu tư cho các khu RĐD 64 3.9.3.1. Hoàn thiện và bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật 64 3.9.3.2. Xây dựng luật đa dạng sinh học 65 3.9.3.3. Quy định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng 65 3.9.3.4. Hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư cho rừng đặc dụng 66 3.9.4. Giải pháp quản lý, bảo tồn hệ thống RĐD đề xuất ở tỉnh Quảng Trị 67 3.9.4.1. Nội dung đề xuất tổ chức quản lý các Khu RĐD tỉnh Quảng Trị 67 3.9.4.2. Đề xuất mô hình Ban quản lý cho hệ thống RĐD tỉnh Quảng Trị 70 Kêt luận và kiến nghị 74 4.1. Kết luận 74 4.2. Kiến nghị 75 Tài liệu tham khảo 77 Phần phụ lục 1. Bản đồ, sơ đồ 2. Một số hình ảnh
  6. Lời cám ơn Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các Thầy, các Cô, các bạn đồng nghiệp và của gia đình; được sự tạo điều kiện của khoa sau Đại Học, của lảnh đạo trường Đại Học Lâm Nghiệp và của Chi cục Kiểm Lâm Quảng Trị. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với Lảnh đạo trương ĐHLN VN và khoa sau Đại Học đã tạo điều kiện cho tôi học tập, hoàn thành chương trình đào tạo sau Đại Học. Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy, các Cô, các Cán bộ nghiên cứu khoa học ở trường ĐHLN VN, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường ĐHQG HN...đã tận tình giãng dạy, giúp đỡ và góp ý cho bản luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo và cán bộ công chức chi cục Kiểm Lâm Quảng Trị đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và làm luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo Phạm Bình Quyền đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn này. Hà Tây, ngày 30 tháng 7 năm 2007 Tác giả Khổng Trung
  7. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ trong bất cứ hội đồng khoa học nào trước đây. Tài liệu tham khảo của một số tác giả, tôi đã có trích dẫn cụ thể. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Tác giả Khổng Trung
  8. Chữ viết tắt BTB Bắc Trung Bộ Bộ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Birdlife VN Tổ chức bảo vệ chim quốc tế ở Việt Nam BTTN Bảo tồn thiên nhiên BVCQ Bảo vệ cảnh quan BTL Bảo tồn loài BVR Bảo vệ rừng CITES Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp CRES Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường CKL/CCKL Cục kiểm lâm/ Chi cục kiểm lâm DLST Du lịch sinh thái ĐDSH Đa dạng sinh học ĐHQGHN Trường Đại học Quốc gia Hà Nội EBA Vùng chim đặc hữu HST Hệ sinh thái IBA Vùng chim quan trọng IEBR Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Hà Nội) IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KLCĐ Kiểm lâm cơ động TT - PC Thanh tra – Pháp chế PCCCR Phòng chống chữa cháy rừng QLBVR Quản lý bảo vệ rừng RĐĐ Rừng đặc dụng SĐVN - SĐTG Sách đỏ (VN: Việt Nam; TG: Thế giới) TTS Trung Trường Sơn UBND Uỷ ban nhân dân VQG Vườn quốc gia VHLS Văn hoá lịch sử WWF Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên thiên
  9. Danh mục các biểu bảng TT Nội dung Trang Bảng 1 Số lượng các khu bảo vệ thiên nhiên thế giới năm 1990 14 Bảng 2 Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam 16 Bảng 3 Số liệu khí hậu trạm Hướng Hoá 2000-2005 24 Bảng 4a Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 26 Bảng 4b Hiện trạng đất lâm nghiệp Quảng Trị năm 2007 27 Bảng 5 Tính đa dạng thực vật tỉnh Quảng trị. 35 Bảng 6 Các loài thực vật quý hiếm của hệ thống RĐD đề xuất tỉnh 36 Quảng Trị Bảng 7 Thành phần loài động vật tại Quảng trị 39 Bảng 8 Các loài thú đặc hữu quý hiếm ở các khu RĐD tỉnh Quảng Trị 41 Bảng 9 Các loài thú đặc hữu quý hiếm ở các khu RĐD tỉnh Quảng Trị 43 Bảng 10 Tài nguyên đa dạng sinh học Khu BTTN Đakrông 46 Bảng 11 Các nhóm loài thực vật có giá trị kinh tế cao được ghi nhận tại 47 khu BTTN Đakrông, Quảng Trị Bảng 12 Diến biến rừng và ảnh hưởng môi trường ở Quảng trị 48 Bảng 13 Đặc điểm về dân tộc và nghề nghiệp sản xuất tại các khu 52 RĐD đề xuất Bảng 14 Các khu rừng đặc dụng đề xuất ở tỉnh Quảng trị 53 Bảng 15 Giá trị tài nguyên ĐDSH Khu BTTN Bắc Hướng Hoá 56 Bảng 16 So sánh tài nguyên ĐDSH của Khu đề xuất BTTN Bắc Hướng 56
  10. Hoá và Vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam Bảng 17 Giá trị tài nguyên ĐDSH Khu đề xuất Bảo vệ cảnh quan 58 đường Hồ Chí Minh huyền thoại huyện Đakrông Bảng 18 So sánh tài nguyên ĐDSH của Khu BTTN đường Hồ Chí 58 Minh huyền thoại huyện Đakrông và Vùng Bắc Trung Bộ Danh mục các bản đồ TT Tên bản đồ 1 Bản đồ địa giới hành chính Tỉnh Quảng trị 2 Bản đồ quy hoạch ba loại rừng Tỉnh Quảng Trị 3 Bản đồ khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông 4 Bản đồ khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa 5 Bản đồ khu Bảo tồn thiên nhiên đường Hồ Chí Minh huyền thoại Danh mục sơ đồ TT Sơ đồ Trang Sơ đồ 1 Sơ đồ chức Ban quản lý Khu BTTN Đakrông hiện nay 70 Sơ đồ 2 Đề xuất tổ chức Ban quản lý Vườn quốc gia 71 Sơ đồ 3 Sơ đồ Ban quan lý khu BTTN Bắc Hướng Hoá 71 Sơ đồ 4 Sơ đồ Ban quản lý khu BTTN Đường HCM Huyền thoại 72
  11. Danh mục một số hình ảnh 1. Một số sinh cảnh rừng ở Quảng Trị 1. Rừng trên núi đá vôi ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông 2. Rừng thường xanh ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Bắc Hướng Hóa 3. Đồi núi trọc ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Bắc Hướng Hóa 4. Nạn đốt phá rừng làm rẫy -Thôn Cưp - Hướng Lập - Hướng hóa 5. Cảnh quan Thôn Cựp - Húc Nghì - Đakrông 6. Rừng Dẻ chiếm ưu thế ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Bắc Hướng Hóa 2. Một số ảnh về động vật ở Quảng Trị 1. Thỏ vằn (Nesolagus timminsi) ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Bắc Hướng Hóa 2. Gà lôi trắng (Lophura nythemera) ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông 3. Khướu má hung (Garrulax castanotis) ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông 4. Cá chình hoa (Anguilla marmorata ) ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông 5. Răn lục mép trắng (Trimeresurus Albolabris) ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông 6. Rống đất (Physignathus cocincinus) ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông 3. Một số hình ảnh thực vât 1. Lan Kim tuyến (Anoectochilus roxburghii Wall) ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông 2. Cây Chuồn (Calophyllum sp) ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông 3. Cây Dương xỉ thân gỗ (Cyathea contaminans) ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông 4. Cây Sấu (Dracontomelon duperreanum) ở Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông
  12. 4. Một số hình ảnh nạn khai thác trái phép lâm sản và hoạt động ngăn chẳn, cứu hộ động vật tại Quảng trị 1. Nạn khai thác tinh dầu de tại Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông 2. Nạn buôn bán, vận chuyển động vật trái phép 3. Nạn khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông 4. Nạn khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại Khu bảo tồn thiên nhiên-Bắc Hướng Hóa 5. Bắt giữ, cứu hộ và thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên 6. Nạn khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông 7. Cứu hộ động vật tại Chi cục Kiểm lâm Quảng trị 8. Thả động vật về rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông 5. Một số hình ảnh hoạt động phối hợp bảo vệ rừng 1. Phối hợp với nhân dân tuần tra bảo vệ rừng tại Thôn Pa từng - Đakrông - Quảng Trị 2. Phối hợp với Quấn đội thu giứ lâm sản trái phép tại Hướng hóa - Quảng Trị 3. Phối hợp với Công an tuần tra bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông 4. Phối hợp chữa cháy rừng tại Hướng hóa - Quảng Trị 5. Phối hợp chữa cháy rừng tại Hải Lăng - Quảng Trị 6. Cảnh quan hang động tại Khu bảo tồn thiên nhiên - Đakrông 7. Rừng khoanh nuôi tái sinh tại Khu BTTN - Đakrông 8. Vườn ươm cây giống tại Huyên Hướng hóa - Quảng Trị
  13. -1- MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Trung Bộ Việt Nam, có diện tích rừng chiếm trên 45,26% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Các kết quả điều tra nghiên cứu từ trước đến nay đã cho thấy rừng Quảng Trị có tính đa dạng sinh học cao và hết sức phong phú với hàng nghìn loài động thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài đặc hữu đã được tìm thấy thuộc các nhóm thực vật, thú, chim, bò sát ếch nhái và bướm. Vùng Trung Bộ Việt Nam được coi là quê hương của các loài chim trĩ đặc hữu ở Đông Dương, đáng chú ý nhất là việc tìm thấy lại loài Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông (và Khu BTTN Phong Điền ở Thừa Thiên Huế) vào cuối thập kỷ 90. Đây còn là nơi có hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, tiếp cận vùng núi đá vôi ở Quảng Bình và vùng Trung Lào nằm về phía Bắc và Tây Bắc. Mặt khác, vùng rừng núi Quảng Trị nằm trong dãy Trường Sơn, cụ thể là Vùng Sinh thái Trung Trường Sơn, nơi được xác định có tính đa dạng sinh học cao trên phạm vi toàn cầu và đang bị đe doạ ở mức độ “cực kỳ nguy cấp/ Critical” (Chương trình bảo tồn ĐDSH Trung Trường Sơn, WWF, 2004).[42] Đồng thời, Quảng Trị còn nằm trong Vùng Chim Đặc Hữu rừng đất thấp Trung Bộ (Central Lowland Forest) ở nước ta, là 1 trong 3 vùng chim đặc hữu đã được xác định ở Việt Nam và thuộc trong số hơn 220 EBA của Thế giới; các EBA được xác định là những ”điểm nóng” về bảo tồn ĐDSH trên toàn cầu (ICDP, 1992). Sau nhiều năm chiến tranh ác liệt kéo dài, đời sống kinh tế, văn hoá xã hội của người dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số như Vân Kiều, Pa Cô còn rất nhiều khó khăn. Sự gia tăng dân số, nạn săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng và phát rừng làm rẫy bất hợp pháp… kéo dài trong nhiều năm đã gây áp lực đáng kể lên nguồn tài nguyên rừng trong vùng.
  14. -2- Các vùng rừng núi ở tỉnh Quảng Trị còn là những khu vực rừng đầu nguồn của các hệ thống sông suối đổ ra biển Đông trên địa phận miền Trung Việt Nam và chảy về phía Tây thuộc nước bạn Lào như sông Xê-băng-hiêng... Tại Quảng Trị đã có các khu rừng từng gắn liền với các cuộc kháng chiến thần thánh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Quảng Trị nói riêng như tuyến Đường Hồ Chí Minh, và các căn cứ cách mạng của khu uỷ Trị Thiên....thời đó. Khu vực này còn gắn liền với nền văn hoá đặc thù của các cộng đồng các dân tộc thiểu số (Vân Kiều, Pacô,...). Ngày nay bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH phục vụ cho phát triển rừng và kinh tế - xã hội bền vững là trách nhiệm của mọi người và nó đã trở thành vấn đề nóng bỏng vừa có tính nhà nước vừa mang tính xã hội cao. Năm 2003, lần đầu tiên ở nước ta, “Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010” [33] đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/9/2003).Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XIV - nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã xác định”. Phát triển lâm nghiệp toàn diện theo hướng xã hội hoá nghề rừng. Tập trung bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, chú trọng trồng rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái; Rừng kinh tế đảm bảo nguyên liệu cho các cơ sở chế biến lâm sản. Đảm bảo rừng và đất rừng có chủ thực sự, gắn với việc tăng thu nhập xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của chính phủ giai đoạn 2006 – 2010 (QĐ sô 20/2007/QĐ-TTg, ngày 5/2/2007) [37]; Nâng độ che phủ đến năm 2010 đạt 43%. Ngăn chặn có hiệu quả nạn khai thác, buôn bán lâm sản trái phép, nạn cháy rừng, đốt phá rừng làm nương rẫy”. Thực tế cho thấy, mặc dù tỉnh Quảng Trị còn nhiều khu rừng chứa đựng tiềm năng ĐDSH cao và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác bảo tồn trong nước và quốc tế, nhưng cho đến nay ngoài khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông thì vẫn chưa thành lập được một Hệ thống các khu RĐD trong toàn tỉnh để có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu đó. Với lý do cấp thiết như trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu quy hoạch xây dựng và quản lý hiệu quả hệ
  15. -3- thống rừng đặc dụng ở tỉnh Quảng Trị" Luận văn có mục tiêu và nội dung nghiên cứu như sau. 2. Mục tiêu luận văn - Đề xuất xây dựng một hệ thống các khu rừng đặc dụng ở tỉnh Quảng Trị, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá và môi trường của địa phương và chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia. - Góp phần xây dựng và hoàn thiện chiến lược bảo tồn, phát triển các giá trị đa dạng sinh học, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng và góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị. 3. Nội dung nghiên cứu Việc đánh giá, rà soát, quy hoạch hệ thống và đề xuất giải pháp quản lý các khu bảo tồn của một tỉnh như Quảng Trị là một việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực. Trong tình hình đó đề tài chưa thể có điều kiện để đi sâu nghiên cứu về các lĩnh vực đòi hỏi nhiều kiến thức về kinh tế, sinh thái và ĐDSH cũng như các thể chế chính sách liên quan. Do vậy, trong khuôn khổ của một luận văn cao học với các mục tiêu như đã nêu, luận văn chỉ tập trung vào 04 nội dung nghiên cứu chủ yếu dưới đây: 1) Tình hình nghiên cứu quản lý bảo tồn và đa dạng sinh học ở Quảng Trị. 2) Xác định giá trị tài nguyên đa dạng sinh học tỉnh Quảng Trị. 3) Nghiên cứu và đề xuất quy hoạch xây dựng hệ thống RĐD ở tỉnh Quảng Trị. 4) Dựa trên tình hình thực tế, đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn phù hợp và hiệu quả cho hệ thống rừng đặc dụng ở Quảng Trị.
  16. -4- 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đề tài tổng hợp kết quả điều tra nghiên cứu về các nguồn tài nguyên rừng (các nhóm loài động, thực vật hoang dã và các hệ sinh thái rừng…) khẳng định, phát hiện đầy đủ hơn các giá trị và tiềm năng của các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cũng như ý nghĩa và tầm quan trọng của chúng đối với bảo tồn trong phạm vi tỉnh, cả vùng Bắc Trung Bộ và thế giới. - Hệ thống các khu rừng đặc dụng được xây dựng, quản lý trong tỉnh sẽ đảm bảo độ che phủ rừng, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên rừng có giá trị đa dạng sinh học cao, các mối đe doạ ngày càng tăng, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển, nâng cao đời sống và nhận thức về đa dạng sinh học của cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. - Đây sẽ là nghiên cứu đầu tiên ở tỉnh Quảng Trị về lãnh vực này. Hy vọng các kết quả của đề tài sẽ là cơ sở khoa học giúp cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan quản lý các cấp xây dựng kế hoạch bảo tồn và quản lý tài nguyên rừng của tỉnh Quảng Trị. - Lựa chọn và đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên hợp lý để thu hút cộng đồng tham gia vào việc bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời gắn kết sự nghiệp bảo tồn đa dạng sinh học với phát triển sản xuất bền vững ở địa phương. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên học tập, giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học và quản lý bảo tồn tài nguyên thiên nhiên .
  17. -5- Chương I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đa dạng sinh học - Tầm quan trọng và tình hình nghiên cứu bảo tồn 1.1.1. Đa dạng sinh học Đa dạng sinh học được hiểu là sự phong phú về sự sống trên trái đất bao gồm các nguồn gen; các loài (vi sinh vật, thực vật, động vật) và các hệ sinh thái. Theo đó, đa dạng sinh học được định nghĩa là sự đa dạng giữa các loài sinh vật từ tất cả các nguồn, vùng trời, vùng đất, vùng biển, các hệ sinh thái thuỷ vực nội địa và các phức hệ sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng trong mỗi loài, giữa các loài và các hệ sinh thái. Trên cơ sở đó, các nhà sinh học thường xem xét đa dạng sinh học ở 3 góc độ: đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Đa dạng sinh học được xem xét trong mối tương tác của hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội. .1.2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học Đa dạng sinh học có một giá trị vô cùng to lớn không thay thế được, trước tiên là đối với sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh học, trong đó có con người, tiếp đến là về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá và giáo dục. Nhưng quan trọng hơn cả là ĐDSH có một giá trị đặc biệt về khoa học và ứng dụng trong thực tiễn thuộc các lãnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, y tế và các lĩnh vực khác. Về giá trị đa dạng sinh học có thể khái quát như sau: - Giá trị kinh tế; - Giá trị sinh thái và môi trường; - Giá trị về đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng và giải trí của con người.
  18. -6- 1.1.3. Các nghiên cứu về ĐDSH trên thế giới và Việt Nam 1.1.3.1. Trên thế giới Ngày nay bảo tồn ĐDSH đã trở thành một chiến lược toàn cầu. Nhiều tổ chức quốc tế đã có hoạt động hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và phát triển ĐDSH trên toàn phạm vi thế giới như IUCN, Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNDP), WWF, Viện tài nguyên quốc tế (IPGRI) v.v. Nhu cầu cơ bản và sự sống còn của loài người phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên của trái đất, nhất là tài nguyên ĐDSH, nếu những nguồn tài nguyên đó bị giảm sút thì cuộc sống của chúng ta và con cháu mai sau sẽ bị đe doạ.Con người đã quá lam dụng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên của trái đất mà không nghĩ đến tương lai, có thể nói đây là một thảm hoạ. Để tránh điều này, chúng ta phải tôn trọng trái đất và sống một cách bền vững, dù chậm vẫn hơn không. Vì thế, tại Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và ĐDSH đã được tổ chức ở Rio de Janero (Brazil) vào tháng 6 năm 1992, 150 nước đã ký vào công ước về bảo tồn ĐDSH. Từ đó nhiều hội thảo được tổ chức và nhiều cuốn sách có nội dung liên quan đã được xuất bản từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Tất cả những tài liệu đó đều mang tính chiến lược và chương trinh hành động nhằm hướng dẫn về bảo tồn ĐDSH, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong tương lai. Việc hoàn thành các khu bảo vệ thiên nhiên để bảo tồn ĐDSH được con người chú ý từ lâu. VQG Yellowstone củ Mỹ là khu bảo vệ thiên nhiên đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1872. Mục đích xây dựng VQG này là bảo tồn nguyên vẹn trạng thái tự nhiên của vùng cao nguyên miệng núi lửa ở độ cao 2400 mét và cứu vãn sự tiêu diệt của các loài thú hoang dã như Bò rừng, Gấu đen, Gấu xám, Hươu, Hải ly... và hơn 200 loài chim như Bồ nông, Đại bàng...Bên cạnh việc xây dựng các khu BTTN thì con người vẫn tiếp tục các hoạt động khai thác quá mức các nguồn tài nguyên đó, và kết quả là sự suy thoái ĐDSH trên trái đất đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Giữa những năm
  19. -7- 1980, Châu Phi nhiệt đới đã mất đi 65% vùng sinh sống tự nhiên, còn khu vực nhiệt đới Đông Nam Á mất đi 68%. Người ta ước tính rằng nếu thế giới có khoảng 5-30 triệu loài sinh vật thì trong số đó cho đến nay con người chỉ mới biết được khoảng 1,7 triệu loài. Trong những năm vừa qua, sự mất mát về các loài, sự suy thoái của các hệ sinh thái tự nhiên, nhất là rừng nhiệt đới đã diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng thấy, mà nguyên nhân chính là do tác động của con người [4,5,22]. Đến nay đã có hơn 40% diện tích rừng nhiệt đới nguyên thuỷ bị huỷ diệt, trung bình hàng năm khoảng 6-7 triệu hecta đất trồng trọt bị mất khả năng sản xuất do nạn xói mòn [24,34]. Ước tính 5-10% số loài trên thế giới sẽ biến mất vào khoảng giữa những năm 1990 đến 2020, và số loài bị tiêu diệt sẽ tăng lên đến 25% vào khoảng năm 2050. Trước đòi hỏi bức thiết đó, Chính phủ các nước trên thế giới đã thông qua 05 Công ước quốc tế liên quan trực tiếp đến bảo tồn ĐDSH, đó là: + Công ước ĐDSH CBD được ký kết ở Hội nghị thượng đỉnh Rio de Janero tháng 6/1992 và có hiệu lực vào cuối năm 1993, cho đến nay đã được 127 nước phê chuẩn. + Công ước về đất ngập nước (RAMSAR) + Công ước CITES + Công ước Di sản Thế giới + Công ước Bảo tồn các loài động vật hoang dã di trú (CMS). Nhận thức được giá trị không thể thiếu của ĐDSH đối với sự tồn tại của xã hội loài người và đứng trước sự suy giảm với tốc độ ngày càng nhanh, các nước đã đầu tư nhiều công sức để giữ gìn chúng. Một trong những nỗ lực mà nhiều nước triển khai đó là giành nhiều diện tích để thành lập các khu BTTN nhằm bảo vệ nguyên vị các hệ sinh thái điển hình, các loài động thực vật hoang dã đặc biệt là các loài đặc hữu, có vùng phân bố hẹp, loài quí hiếm và có nguy
  20. -8- cơ bị tuyệt chủng [14,20,21,22]. Đây là giải pháp vô cùng quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH trên toàn cầu cũng như tại mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay [3,6,32,39]. Việc hình thành các khu bảo vệ thiên nhiên để bảo tồn ĐDSH được con người chú ý từ lâu. VQG Yellowstone của Mỹ là khu bảo vệ thiên nhiên đầu tiên trên thế giới, được thành lập năm 1872. Bảo tồn vì mục đích giáo dục và tính nghiêm ngặt giảm dần từ trên xuống Năm 1994 tại Caracar thủ đô Venezuela, IUCN đã đưa ra hệ thống mới để bao gồm các loại hình để quản lý. Tuỳ theo loại ình mà mức độ quản lý khác nhau. 1) Khu bảo tồn nghiêm ngặt (gồm hai mục đích) - Mục đích khoa học - Bảo vệ tính hoang dã tự nhiên 2) Vườn Quốc Gia: Quản lý để bảo vệ các hệ sinh thái và vui chơi giải trí 3) Thắng cảnh tự nhiên: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên đặc biệt 4) Bảo vệ loài và sinh cảnh: Bảo vệ một số sinh cảnh và loài đặc biệt cần bảo vệ. 5) Khu bảo tồn cảnh quan: Bảo vệ cảnh quan đẹp cho giải trí và du lịch 6) Khu bảo tồn tài nguyên có quản lý: Sử dụng bền vững hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Hệ thống phân loại của UNESSCO còn phân thành các loại như sau - Khu Di sản thiên nhiên thê giới - Khu Dữ trử sinh quyển Theo công ước Ramsar: Khu bảo tồn đất ngập nước Ramsar
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2