intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm cung cấp và bổ sung thêm thông tin về vùng sống và tập tính sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch (R.avunculus) ở Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà Giang. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- NGUYỄN BÁ QUYỀN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VÙNG SỐNG CỦA VOỌC MŨI HẾCH (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) Ở KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VOỌC MŨI HẾCH KHAU CA, TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010
  2. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) là một trong 4 loài Linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, góp mặt trong danh sách 25 loài Linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới [46]. Về tình trạng bảo tồn, hiện tại Voọc mũi hếch đều được xếp ở mức cực kỳ nguy cấp (CR) trong Sách Đỏ IUCN 2010 (http://www.iucnredlist.org) và Sách Đỏ Việt Nam (2007), thuộc nhóm IB Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ [1]. Theo báo cáo trước đây, Vọoc mũi hếch phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng Đông bắc Việt Nam, bao gồm: Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái [11]. Tuy nhiên, những ghi nhận gần đây cho thấy Vọoc mũi hếch chỉ còn ở một số khu vực sau: Khu vực Tát Kẻ, Bản Bung, đều thuộc KBTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang [17, 50, 22, 23]; khu vực Khau Ca; khu vực Tùng Vài tỉnh Hà Giang [35, 34, 5, 22, 23, 7]. Hiện tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vọoc mũi hếch Khau Ca được coi là nơi nuôi dưỡng quần thể Voọc mũi hếch lớn nhất ở Việt Nam với khoảng 90 cá thể [22]. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái, thành phần thức ăn, tập tính vận động của Voọc mũi hếch được công bố. Kết quả nghiên cứu đã bổ xung những hiểu biết về sinh thái và tập tính của loài. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đề cập tới kích thước và sử dụng vùng sống của loài này vẫn còn khá ít về cả số lượng và nội dung nghiên cứu. Một số tác giả đã đề cập tới sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch, tuy nhiên các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc ước tính kích thước vùng sống và mô tả vị trí một vài nơi ngủ của chúng [17, 11, 4, 22]. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kích thước vùng sống của Voọc mũi hếch trong khoảng từ 3,5 đến 10 km2 [17, 11, 4]. Hiện tại chưa có báo cáo công bố nào đề cập tới độ dài di chuyển trong ngày của Voọc mũi hếch ở Việt Nam.
  3. 2 Theo Burt (1943), vùng sống của một loài động vật có liên quan chặt chẽ tới sinh thái và tập tính của mỗi loài thông qua các hoạt động thường ngày của chúng, như kiếm ăn, giao phối và chăm sóc con non [20]. Do vậy, nghiên cứu về vùng sống là một nội dung quan trọng, giúp ích cho việc hiểu biết về tập tính sinh thái. Mặt khác, theo Bekoff và Mech (1984), nghiên cứu vùng sống vừa là những hoạt động cần thiết để hiểu biết về sinh thái và tập tính của một loài động vật, đồng thời tạo nền tảng cơ sở cho việc xây dựng các hoạt động bảo tồn động vật hoang dã hiệu quả (trích dẫn bởi Ren và ctv, 2009 [53]). Với mong muốn được góp phần nghiên cứu và bảo tồn loài Voọc mũi hếch ở Việt Nam, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang”. Số liệu thu thập được và kết qủa nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm thông tin về vùng sống, góp phần nâng cao hiểu biết về vùng sống và tập tính sử dụng vùng sống của Voọc mũi hếch (R.avunculus), là cơ sơ khoa học cho việc đưa ra các giải pháp quản lý bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này ở Việt Nam.
  4. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Vùng sống và một số phương pháp nghiên cứu vùng sống Khái niệm về vùng sống Vùng sống của mỗi loài động vật được định nghĩa là “khu vực di chuyển bởi các cá thể trong các hoạt động bình thường của chúng cho việc thu thập thức ăn, giao phối và chăm sóc con non” [20]. Do đó, một cách đơn giản nhất, phân tích vùng sống của một loài động vật bao gồm việc vạch ra khu vực mà các loài đó tiến hành các hoạt động bình thường (Burt, 1943), điều này cũng đồng nghĩa với việc ghi lại những vị trí mà các cá thể đã được ghi nhận quan sát [54]. Những thông tin ghi nhận từ việc nghiên cứu và phân tích vùng sống có thể được sử dụng để kiểm tra các học thuyết cơ bản liên quan tới tập tính của động vật, sử dụng nguồn tài nguyên, sự phân bố quần thể hoặc kiểm tra sự tương tác lẫn nhau giữa các cá thể và trong quần thể [54]. Kích thước vùng sống có thể chịu ảnh hưởng của nhân tố chủ quan và khách quan. Theo Burt (1943), kích thước vùng sống có thể thay đổi theo giới tính, theo mùa, theo mật độ quần thể và có thể theo độ tuổi. Một số tác giả khác cho rằng, sự thay đổi kích thước vùng sống của đàn còn chịu ảnh hưởng của kích thước đàn [57, 30, 8]. Trong khi đó, một vài nghiên cứu khác về các loài Linh trưởng lại cho thấy, kích thước vùng sống tương quan với trọng lượng cơ thể [45, 14]. Ngoài những nhân tố khách quan trên, ước tính kích thước vùng sống còn chịu ảnh hưởng của việc lựa chọn kỹ thuật, phương pháp ước tính [26]. Độ chính xác kích thước vùng sống khi ước tính cũng bị thay đổi khá nhiều khi áp dụng phương pháp hệ thống ô lưới với việc sử dụng các kích thước ô lưới khác nhau [26].
  5. 4 Một vài phương pháp ước tính vùng sống đang được sử dụng Trong nghiên cứu về vùng sống nói chung, hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để ước tính kích thước vùng sống. Trên cơ sở căn cứ theo việc xác định vị trí các điểm của nghiên cứu về vùng sống nói chung, phân tích vùng sống có thể chia thành 4 phương pháp tiếp cận cơ bản khác nhau bao gồm: - Đa giác lồi tối thiểu (Minimum convex polygons) - Mô hình 2 biến số thông thường (Bivariate normal models) - Mô hình phi tham số (Nonparametric models) - Mô hình đường đồng mức (Contouring models) (Nguồn: Rodger và Carr, 1998[54]) - Adaptive kernel - Harmonic Mean Hiện nay, trong nghiên cứu và ước tính vùng sống của các loài Linh trưởng, các nhà khoa học thường sử dụng một số các biện pháp như: Phương pháp ô lưới (Grids cell - GC); Đa giác lồi tối thiểu (Minimum convex polygons - MCP); Phương pháp đa giác lồi tối thiểu có điều chỉnh (Adjusted minimum convex polygons – Adjust MCP)… Việc áp dụng các phương pháp ước tính vùng sống khác nhau trên cùng một đối tượng có thể cho các kết quả khác nhau [26]. Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp ô lưới với mỗi loại kích thước ô lưới khác nhau (hay tỷ lệ bản đồ khác nhau) cũng có thể làm thay đổi khá lớn kích thước vùng sống. Chẳng hạn, khi nghiên cứu về việc lựa chọn phương pháp ước tính vùng sống của loài Voọc mũi hếch Vân Nam (Rhinopithecus bieti), Grueter và ctv (2008), nhận thấy kích thước vùng sống theo hàng tháng có sự thay đổi đáng kể với mỗi phương pháp sử dụng khác nhau, (MCP – 16,96 km2; Adjust MCP – 14, 52 km2; và GC – 1,06 km2. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu từ nhóm tác giả cũng cho thấy tổng kích thước
  6. 5 vùng sống tăng từ 24,75 km2 lên 34,25 km2 khi tăng kích thước ô lưới từ 250m lên 500m [26]. 1.2. Tổng quan về vùng sống của một vài loài khỉ ăn lá ở Châu Á 1.2.1. Sinh cảnh sống Các loài khỉ ăn lá về cơ bản sống trong rừng, nhưng chúng xuất hiện trong một phạm vi phân bố rộng với nhiều các kiểu rừng khác nhau, bao gồm rừng khô lá rộng, rừng tre nứa nhiệt đới, rừng ven sông, rừng đầm lầy, rừng đước và rừng mưa nhiệt đới thường xanh. Chẳng hạn như, với loài Khỉ vòi (Nasalis larvatus) có nơi sống chủ yếu ở những vùng ven sông, rừng đước ven biển phía đông Malaysia [16, 31], các khu vực dọc theo sông Kinabatangan, với địa hình phần lớn là bằng phẳng [16]. Một vài loài khỉ ăn lá khác có nơi sống là các khu rừng trên cao với nhiều dãy núi đá vôi điển hình như một số loài trong giống Trachypithecus hay Rhinopithecus [11, 47, 49]. Trong khi đó, loài Khỉ Nhật Bản lại có nơi sống đặc biệt, ở những vùng núi thuộc Honshu, đảo Koshima của Nhật Bản, với nhiệt độ trong mùa đông có thể xuống đến – 15oC. 1.2.2. Kích thước vùng sống Kích thước vùng sống của nhóm khỉ ăn lá là khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi loài, có thể biến đổi từ vài chục cho tới hàng trăm ha. Chẳng hạn, với loài Khỉ vòi (Nasalis larvatus) độ rộng vùng sống được ghi nhận khoảng hơn 100 ha [16, 44]. Trong khi đó, kết quả này của loài Voọc đỏ (Presbytis rubicunda) được ghi nhận chỉ từ 3,3 – 9,9 ha [30]. Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng bởi các loài khác nhau, kích cỡ vùng sống ước tính còn thay đổi hàng tháng [40, 62, 16] và chịu ảnh hưởng bởi số lượng cá thể trong đàn hoặc kích cỡ quần thể [30, 60, 8]. Một vài tác giả khi nghiên cứu về vùng sống của một số các loài khỉ ăn lá cho thấy kích thước vùng sống có liên quan tới chất lượng cũng như sự
  7. 6 phân bố theo không gian và thời gian của nguồn thức ăn [40, 16, 44]. Theo Li và Rogers (2004), chất lượng nơi sống của loài Voọc, má trắng (Trachypithecus francoisi) tăng lên được thể hiện ở số loài thức ăn ưa thích của chúng nhiều hơn, điều này cũng sẽ làm tăng sự hấp dẫn của các con cái từ phía con đực, do đó kích cỡ trong đàn tăng lên, phù hợp với chất lượng nơi sống tăng [40]. Trong khi đó theo Boonratana (2000), tỉ lệ lượng hoa và quả trong chế độ ăn của chúng sẽ làm ảnh hưởng tới kích thước vùng sống [16]. Bảng 1.1: Kích thước vùng sống của một số loài khỉ ăn lá Châu Á STT Loài Kích thước(ha) Nguồn 1 Voọc đầu trắng 28-18 Li & Rogers, 2005 2 Khỉ vòi 138.3 Matsuda và ctv, 2008 3 Khỉ vòi 220.5 Boonratana, 2000 4 Khỉ tây tạng 18 Zhao & Deng, 1988 5 Voọc đầu trắng 19 Zhou và ctv, 2006 6 Voọc mông trắng 36 – 46 Nguyễn Vĩnh Thanh, 2007 7 Voọc đỏ 3.3 – 9.9 Supriatna, 1986 Vùng sống của một số loài trong nhóm khỉ ăn lá thay đổi hàng tháng [62, 16, 44]. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các tháng là không ý nghĩa [62]. Kết quả nghiên cứu của Zhou và ctv (2006), cũng ghi nhận tập tính sử dụng vùng sống của loài Voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi) với khoảng 55% tổng số các hoạt động xảy ra tập trung ở một khu vực nhỏ, và 22% các hoạt động xảy ra ở những nơi có chứa hoặc gần các điểm ngủ [62]. Trong khi đó, theo Matsuda và ctv (2008) khi nghiên cứu về loài Khỉ vòi (Nasalis larvatus) nhận thấy, mức độ sẵn có của các loại quả ảnh hưởng tới vùng sống của chúng. Nhóm tác giả cho rằng sự sẵn có của nguồn thức ăn và mối nguy hiểm từ sự xuất hiện của các loài ăn thịt ảnh hưởng chính tới vùng phân bố của loài [44].
  8. 7 1.2.3. Quãng đường di chuyển trong ngày Độ dài quãng đường di chuyển trong ngày là một tiêu chí quan trọng, có liên quan tới tập tính sử dụng vùng sống của một loài. Theo Burt (1943), hoạt động thường ngày của một loài động vật là được thể hiện thông qua việc di chuyển để kiếm ăn, giao phối và chăm sóc con non [20]. Do vậy khi nghiên cứu về vùng sống của một số loài Linh trưởng, một số tác giả cho thấy độ dài di chuyển trong ngày có liên hệ với tập tính sử dụng vùng sống của mỗi loài, bao gồm: mức độ phong phú, tính sẵn có và sự phân bố của các loài thức ăn [16, 44, 62, 8]. Nguyễn Vĩnh Thanh (2007) nhận thấy rằng chiều dài trung bình di chuyển trong ngày của mỗi đàn Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) là khác nhau (trung bình biến đổi trong khoảng từ 666,3 m – 781m), tuy nhiên kết quả phân tích thống kê lại cho thấy, sự khác nhau này là không có ý nghĩa. Cũng theo tác giả, chiều dài di chuyển trong ngày lớn nhất của loài này được ghi nhận tháng 4 năm 2006 - thời điểm lượng thức ăn cung cấp được cho là nhiều nhất, mặc dù vậy, song kết quả phân tích mối liên hệ cho thấy không có sự tương quan giữa độ dài di chuyển trong ngày với vật hậu học của các loài thực vật làm thức ăn cho chúng [8]. Quãng đường di chuyển trong ngày cũng thay đổi theo các mùa khác nhau [62], điều này được giải thích cơ bản thông qua sự chênh lệch về mức độ phong phú của các nguồn thức ăn ưa thích giữa các mùa cũng khác nhau. Zhou và ctv (2006), khi nghiên cứu về loài Voọc đầu trắng, nhận thấy chiều dài di chuyển khác nhau lần lượt giữa mùa khô và mùa mưa là 403 (m) so với 471 (m). Theo tác giả, sự chênh lệch này là do trong mùa khô lượng thức ăn khan hiếm hơn [62]. Độ dài di chuyển trong ngày của loài Khỉ vòi lớn hơn khá nhiều so với một số các loài kể trên, có thể thay đổi trong phạm vi lớn từ vài trăm đến hàng
  9. 8 nghìn mét [16, 44]. Kết quả nghiên cứu của Boonratana (2000) chỉ ra rằng, không có sự tương quan giữa các yếu tố gồm: lượng mưa hàng tháng, lượng lá non, lượng hoa, quả với chiều dài quãng đường di chuyển trong ngày. Duy nhất tỉ lệ thành phần lá non trong khẩu phần ăn của loài này tương quan với chiều dài quãng đường di chuyển trong ngày [16]. Theo tác giả, khi mà lượng lá non nhiều hơn các loại quả trong chế độ ăn của chúng, độ dài quãng đường di chuyển sẽ lớn hơn, điều này cũng đồng nghĩa đây là thời điểm cho thấy sự đa dạng trong khẩu phần ăn của loài này cũng tăng lên. Ngoài ra, sự gia tăng độ dài di chuyển trong ngày của loài có thể do chúng đã thăm dò, thám hiểm xung quanh và kiếm ăn trên nhiều loại thức ăn [44]. 1.2.4. Nơi ngủ Nơi ngủ của một vài loài trong nhóm khỉ ăn lá được ghi nhận là khá đa dạng, bao gồm: hang [62, 51, 63]; vách đá, rìa đá, bờ đá [62, 51, 63, 60, 8]; và trên cây [16, 44, 60]. Trong số này riêng loài Khỉ tây tạng được ghi nhận là ngủ trên 5 dạng nơi ngủ khác nhau [60]. Tuy nhiên, theo ghi nhận của nhóm tác giả, loài Voọc đầu trắng sử dụng hang để ngủ chỉ là tạm thời, khi trong quá trình di chuyển trên đường bất ngờ bị gián đoạn bởi mua to [62]. Tập tính sử dụng và lựa chọn nơi ngủ của một vài loài trong nhóm khỉ ăn lá được các tác giả cho rằng để hạn chế sự nguy hiểm và bị phát hiện bởi những loài động vật ăn thịt [63, 16, 51]. Theo Zhou và ctv (2009), trong suốt quá trình di chuyển theo hướng vào nơi ngủ, loài Voọc đầu trắng thường di chuyển rất nhanh nhằm hạn chế sự phát hiện của kẻ thù; sau khi rời khỏi nơi kiếm ăn cuối cùng, chúng thường dành khoảng 30 phút để nghỉ ngơi tại khu vực gần nơi ngủ nhất trước khi ngủ. Thời gian ngủ của loài này được ghi nhận trong khoảng từ 18h30 đến 19h50, thường sớm vào mùa đông, mùa xuân và muộn hơn vào mùa hè, mùa thu; trước và trong quá trình ngủ, chúng luôn giữ yên lặng [63]. Theo quan sát của Nguyễn Mạnh Hà (2006), nhận thấy rằng
  10. 9 một tập tính khá đặc biệt về nơi ngủ của loài Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus laotum hatinhensis) đó là, chúng không thay đổi nơi ngủ trong nhiều năm. Chúng thường chọn các hang nhỏ và vách đá - khe núi để ngủ. Tác giả nhận định, lý do cho việc lựa chọn hang làm nơi ngủ được giải thích là nơi bảo vệ chúng khỏi mưa ướt và khí hậu lạnh, cũng như tránh được các kẻ thù ngoài tự nhiên. Độ cao một trong số các nơi ngủ từ khoảng 29 – 50 m; trong quá trình ngủ, các thành viên không chia sẻ một hang đơn lẻ, đôi khi 2 cá thể chia sẻ một nơi ngủ [51]. Loài Khỉ vòi thường lựa chọn nơi ngủ là những cây gần bờ sông [16, 44]. Theo Matsuda và ctv (2008), vùng sống chính của loài này chạy dọc theo bờ sông, điều này được giải thích thông qua tập tính đặc trưng của loài là quay trở lại những cây ven bờ sông cho việc ngủ đêm. Những cây ven bờ sông có thể là nơi an toàn cho việc tránh sự nguy hiểm từ những loài ăn thịt trên mặt đất. Ngoài ra khu vực diễn ra các hoạt động thường xuyên nhất của loài Khỉ vòi được ghi nhận là nơi có khoảng cách tới bờ sông gần hơn những khu vực khác, điều này được giả định rằng chúng là loài thích chọn vị trí ngủ nơi bờ sông để thuận lợi cho việc di chuyển, hạn chế sự đe doạ từ những loài ăn thịt [44]. Các vị trí nơi ngủ được lựa chọn là những nơi diễn ra phần lớn các hoạt động của chúng, gần những nơi kiếm ăn chính hoặc cũng có thể là khu vực kiếm ăn cuối cùng trong ngày và vùng kiếm ăn đầu tiên của ngày hôm sau [62, 63, 16]. Một số loài trong nhóm Khỉ ăn lá thường có tập tính ngủ tại một nơi trong nhiều đêm liên tiếp [60, 62, 63]. Theo Zhao và Deng (1988) loài Khỉ tây tạng thường ngủ sau khi kiếm ăn trên một khu vực ổn định (an toàn) nào đó, đàn sẽ quay lại những vị trí ngủ gần kề để ngủ [60].
  11. 10 1.3. Giống Voọc mũi hếch (Rhinopithecus) 1.3.1. Phân loại và phân bố - Vị trí phân loại của giống Rhinopithecus Bộ Linh trưởng - Primates Họ Khỉ, Voọc - Cercopithecidae Họ phụ Voọc - Colobinae Giống – Rhinopithecus, gồm 4 loài: - Rhinopithecus roxellana - Rhinopithecus bieti - Rhinopithecus brelichi - Rhinopithecus avunculus (Nguồn: Brandon - Jones và ctv, 2004) [19] - Phân bố Sự phân bố của các loài trong giống Rhinopithecus trải dài từ nơi có độ cao so với mặt nước biển tương đối thấp (1000 m) ở rừng nhiệt đới, lá rộng như loài (R.avunculus) cho tới những nơi có độ cao so với mực nước biển cao (4000m) ở rừng lá kim, nơi đỉnh đầu của Tibetan Plateau (R.bieti) [52]. Trong số 4 loài voọc mũi hếch thì R.avunculus là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở những khu rừng nhiệt đới thường xanh kết hợp với núi đá vôi, thuộc một số tỉnh phía Đông Bắc Việt Nam [17, 37], 3 loài Voọc mũi hếch còn lại là những loài đặc hữu của Trung Quốc, phân bố rải rác ở các tỉnh khác nhau, trong đó: R.roxellana phân bố rộng và phổ biến ở các tỉnh (Tứ Xuyên, Cam Túc, Hồ Bắc, Sơn Tây). Loài R.brelichi phân bố ở khu vực tỉnh Quý Châu, và loài R.bieti phân bố tại tỉnh Vân Nam [52]. 1.3.2. Nơi sống Các loài Voọc mũi hếch là những loài đặc hữu của Trung Quốc và Việt Nam, vùng sống của chúng gồm cả vùng ôn đới và vùng nhiệt đới [32]. Trong
  12. 11 đó R.avunculus sống ở rừng lá rộng nhiệt đới phía Bắc Việt Nam, tương tự như nơi sống của các loài voọc ở Châu Á. Trong khi đó, nơi sống của 3 loài Voọc mũi hếch ở Trung Quốc dần dần trở lên không điển hình từ Voọc Quí Châu đến Voọc Tứ Xuyên và tới Voọc Vân Nam: R.brelichi sống trong rừng thường xanh và lá rộng rụng lá; R.roxellana sống ở rừng lá rộng rụng lá và rừng quả nón; R.bieti sống trong rừng thường xanh lá rộng và rừng lá kim [64]. - Một vài đặc trưng về hệ thực vật tại nơi sống Rhinopithecus avunculus Sống trong rừng nhiệt đới thường xanh kết hợp với các dãy, đồi núi đá vôi [37]. Theo Phạm Nhật (2002), loài này sống trong 5 kiểu rừng: Rừng kín thường xanh, rừng kín nửa rụng lá, rừng kín á nhiệt đới, rừng núi đá vôi và rừng tre nứa [11]. Vùng sống chính của Voọc mũi hếch ở Khau Ca, thường có các loài Nghiến – Excentrodendron tonkinese, Trai - Garcinia spp, Sâng – Pometia pinata, Thích Bắc bộ - Acer tonkinensis, Tử quả - Iodes seguini) [4]. Rhinopithecus brelichi Hệ thực vật trong vùng sống của loài này được đặc trưng bởi các bụi sồi Châu Á và cây gỗ sồi (Fagus_longtipetiolata) thường hay xuất hiện, mặc dù một vài loại rừng khác R.brelichi sử dụng không có các loài cây trội. Tầng tán phổ biến với các loài cây bao gồm các loài Thích (maples _ Acer spp), Rhododendron spp, và cây Cáng lò (Betula spp) [64]. Rhinopithecus roxellana Sinh cảnh sống của loài này có thể chia ra thành 2 dạng: Rừng ôn đới thường xanh cây lá kim (2600 – 3000m) và rừng hỗn giao cây lá kim với cây lá rộng rụng lá (1500 – 2600m). Nơi sống của loài này gồm một số loài thực vật đặc trưng chủ yếu như: Linh sam (Abies fargesii), Đỗ quyên (Rhododendron sp), Thông trắng Trung quốc (Pinus armandii), Vân sam
  13. 12 Trung quốc (Picea chinensis), Thích (Acer sp), Đinh tán Trung quốc (Sorbus hupenensis), Dương (Populus davidiana)…[56]. Rhinopithecus bieti Voọc mũi hếch Vân Nam được ghi nhận sống ở những khu rừng thường xanh với tầng tán có sự đan xen của các loài thực vật nguyên sinh: Linh sam (Abies spp), Vân sam (Picea spp), Đỗ quyên (Rhododendron spp), Sồi thường xanh (Quereus spp). Mức độ đa dạng về các loài cây ở sinh cảnh sống của chúng được ghi nhận là khá thấp, với chủ yếu một số loài Linh Xam, Đỗ Quyên… [52]. Bảng 1.2: Đặc điểm về nơi sống của các loài trong giống Rhinopithecus Loài Hệ thực vật Độ cao tương đối ToTB (m) Rừng nhiệt đới, nguyên sinh, R. avunculus thường xanh trên núi đá vôi < 1.082 22,20 C và núi đất R. brelichi Rừng thường xanh cây lá rộng và lá kim cận nhiệt đới 1.500 – 2.100 5 – 170 C Rừng hỗn giao cây lá kim và R. roxellana 2.000 – 3.000 6, 30 C cây lá rộng rụng lá Rừng thường xanh cây lá R. bieti rộng và lá kim ôn đới núi 3.000 – 4.400 4, 70 C cao Nguồn: Kirkpatrick, 1998:158-160 [32] 1.3.3. Tập tính sử dụng vùng sống của một vài loài trong giống 1.3.3.1. Kích thước vùng sống Kích thước vùng sống của các loài trong giống Rhinopithecus là khá khác nhau, có thể dao động từ vài km2 đến hơn 100 km2 tuỳ thuộc vào từng loài [32]. Trong số 4 loài thuộc giống Rhinopithecus thì loài R.avunculus là loài có kích thước vùng sống dao động trong khoảng nhỏ nhất (3,8 – 10 km2) và R.bieti là loài có sự dao động về kích thước vùng sống lớn nhất (13 –
  14. 13 133km2). Hai loài còn lại R.roxellana và R.brelichi độ dao động về kích thước vùng sống lần lượt là từ 28 – 55 km2 và 6,1 – 12,5 km2 [42]. Bảng 1.3: Kích thước vùng sống (km2) của các loài giống Rhinopithecus R.avunculus R.brelichi R.roxellana R.bieti 3,8 – 10(1) 6,1 – 12,5 (1) 28 – 55 (1) 13 – 133 (1) 3,8 – 5,6(3) 9,5 – 22,5 (2) 4,9 – 10,7 (4) 7 (5) 18, 3 (6) 17,8 – 32,8(7) 9,3 – 32,3(8) Nguồn: (1)- Kirkpatrick, 1998:161; (2 Li và ctv, 2000; (3) Phạm Nhật, 2002; (4) Liu và ctv, 2004; (5) Lê Khắc Quyết, 2006; (6) Tan và ctv, 2007; (7) Ren và ctv, 2009. (8) Grueter và ctv, 2008. Khi nghiên cứu về vùng sống của một số loài trong giống Rhinopithecus các tác giả đều cho rằng, kích thước vùng sống có liên quan chặt chẽ với sự phân bố theo không gian và thời gian của nguồn thức ăn [32, 39, 11, 58, 25]. Theo Li và ctv (2000), mức độ sử dụng các khu vực khác nhau trong vùng sống của loài R.roxellana có tương quan chặt chẽ với sự phân bố và mức độ phong phú của nguồn thức ăn, bao gồm cả các loại thức ăn ưa thích [39]. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Gueter và ctv (2007a), không có sự tương quan ý nghĩa giữa sự có mặt của lá non, quả và hoa với kích thước vùng sống hàng tháng [25]. Kích thước vùng sống các loài trong giống Rhinopithecus thay đổi theo các mùa khác nhau [39, 58, 25]. Kết quả nghiên cứu của Gueter và ctv (2007a) nhận thấy rằng sự chênh lệch lớn về kích thước vùng sống giữa mùa thu và mùa đông, điều này được lý giải thông qua mức độ phong phú và sẵn có của nguồn thức ăn. Mùa thu là thời gian các loại quả rất nhiều, đóng góp phần lớn trong chế độ ăn của chúng. Trong khi đó mùa đông lượng thức ăn bị hạn chế, do vậy chúng phải di chuyển rộng hơn cho việc tìm kiếm những phần quả còn lại từ mùa thu [25]. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng cho rằng loài
  15. 14 R.biet ở khu vực Gehuaqing này thể hiện việc sử dụng tập trung một không gian nhất định trong mùa hè khi mà các loại quả đạt đến mức độ sẵn có nhiều nhất, điều này sẽ dẫn đến sự tương quan ý nghĩa giữa sự sẵn có của các loại quả với kích thước phạm vi theo mùa [25]. Một vài quan điểm khác chỉ ra rằng, sự tác động của người dân gây ảnh hưởng tới mức độ sử dụng vùng sống của một số loài trong giống Rhinopithecus [39]. Theo tác giả, sự tác động của người dân làm hạn chế tới mức độ sử dụng vùng sống của chúng, cho dù tỉ lệ các loài thức ăn có cao hơn [39]. Tuy nhiên kết quả phân tích của Gueter và ctv (2008a) nhận thấy rằng, kích thước vùng sống hàng tháng không có sự tương quan với chỉ số quấy nhiễu và số lượng người bắt gặp tại nơi điều tra [25]. Sự thay đổi kích thước vùng sống không chỉ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố kể trên, mà còn thay đổi khi sử dụng các phương pháp ước tính khác nhau [42, 26]. Chẳng hạn với loài R.bieti, kết quả nghiên cứu của Liu và ctv (2004), sử dụng phương pháp ô lưới (250m x 250m) cho thấy, kích thước vùng sống trong mùa đông và mùa xuân là 4,9km2; trong mùa thu và mùa hè là 8,4 km2, và hàng năm là 10,7 km2 [42]. Theo Grueter và ctv (2008b), cho rằng giới hạn phạm vi vùng sống thay đổi hàng tháng, tuỳ theo phương pháp áp dụng, đồng thời tác giả cũng ghi nhận từ nghiên cứu của mình cho thấy, tổng kích thước vùng sống của loài R.bieti tăng lên khi tăng kích thước ô lưới trong phương pháp đếm số lượng ô lưới [26]. So với các loài trong giống Rhinopithecus, loài Voọc mũi hếch (R.avunculus) ở Việt Nam có vùng sống tương đối nhỏ, khoảng 10 km2 [17, 4]. Tuy nhiên theo Phạm Nhật (2002), kích thước vùng sống của loài này trong khoảng từ 3,8 – 5,6 km2, cũng theo tác giả độ lớn vùng sống của loài này phụ thuộc chủ yếu vào mức độ giàu nghèo của nguồn thức ăn, hình như ít phụ thuộc vào kích thước đàn [11]. Vùng sống của Voọc mũi hếch ở Khau Ca
  16. 15 là nơi có nhiều loại thực vật là thức ăn của chúng (Nghiến – Excentrodendron tonkinese, Trai - Garcinia spp, Sâng – Pometia pinata, Thích Bắc bộ - Acer tonkinensis, Tử quả - Iodes seguini), đây cũng là nơi có nhiều cây gỗ to, tán dày và khép kín, có nhiều dây leo cao và rậm rạp, thuận lợi cho việc di chuyển của voọc [11]. 1.3.3.2. Độ dài quãng đường di chuyển trong ngày Những nghiên cứu về vùng sống các loài trong giống Rhinopithecus chỉ ra rằng, chiều dài quãng đường di chuyển trong ngày (DRL) thay đổi theo mùa, khi mà lượng thức ăn thay đổi. Kết quả nghiên cứu về loài R.roxellana cho thấy kích thước vùng sống của chúng trong mùa xuân là lớn nhất, tương ứng với quãng đường di chuyển trong ngày trong mùa xuân là dài nhất [39, 58]. Bảng 1.4: Độ dài quãng đường di chuyển trong ngày của một số loài trong giống Rhinopithecus Kích thước vùng sống Loài theo mùa DRL trung bình Nguồn Xuân Hè Thu Đông (km) 14.1 9.5 12.3 12.1 Tỉ lệ với vùng sống 1 R. roxellana 11.9 5 7.1 2.9 2.1±0.9 n=126 2 16.25 – 25.25 1.31±0.42 n=240 3 R. bieti 17.8 18.6 9.3 18.2 1.62 4 Nguồn: (1) Baoguo Li và ctv, 2000; (2) Tan và ctv, 2007; (3) R. C. Kirkpatrick và ctv, 1998; (4) Cyril C. Gueter và ctv, 2007a. Sự phân bố và độ phong phú nguồn thức ăn, trong đó có các loại thức ăn ưa thích (các loại quả) theo mùa được cho là nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau về quãng đường di chuyển trong ngày [39]. Kết quả nghiên cứu của Tan và ctv (2007) cũng chỉ ra rằng, quãng đường di chuyển trong ngày trong mùa
  17. 16 đông ngắn hơn đáng kể so với mùa hè và mùa xuân, điều này theo tác giả được lý giải bởi sự ảnh hưởng của phân bố nguồn thức ăn [58]. Theo Kirkpatrick và ctv (1998), kích thước vùng sống của loài R.bieti từ 16 – 25 km2 là rộng nhất so với bất kỳ loài các loài voọc nào khác ngoài giống Rhinopithecus. Phần lớn các loài voọc có quãng đường di chuyển trong ngày nhỏ hơn 1000 m, sự phân bố theo không gian và thời gian của nguồn thức ăn ảnh hưởng tới sinh thái tập tính và hoạt động của loài [32]. Khi nghiên cứu về loài R.bieti, nhóm tác giả nhận thấy khoảng cách di chuyển trong ngày của loài R.bieti, có sự thay đổi dễ nhận thấy về khoảng cách di chuyển trong tháng 12 năm 2006. Các đàn chỉ sử dụng ở một vùng nhất định và khoảng cách di chuyển trong ngày là ngắn (
  18. 17 Theo Đồng Thanh Hải (2007), trong quá trình ngủ Voọc mũi hếch ngồi trên các cành thấp, thường được che chắn bởi tán lá dày đặc và rất yên tĩnh; thung lũng thường là những khu vực Voọc mũi hếch lựa chọn để nghỉ ngơi và làm nơi ngủ [22]. Khi ngủ, các nhóm Voọc mũi hếch khác nhau trong đàn sẽ chia nhau ngủ tại các cành và cây khác nhau [4]. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu đề cập cụ thể về thời gian ngủ của Voọc mũi hếch (R.avunculus), thời gian ngủ trưa của Voọc mũi hếch khoảng 11 giờ [11]. Nơi ngủ của 2 loài R.brelichi và R.bieti đều là những nơi có độ dốc trung bình [41, 59]. Trong quá trình đi vào nơi ngủ và quá trình ngủ chúng đều thường giữ yên lặng [41. 59], điều này có thể được hiểu là cách thức giúp cho loài R.bieti tránh các loài ăn thịt [41]. Khác với loài Voọc mũi hếch ở Việt Nam, có nơi ngủ không cố định, ngược lại loài R.bieti được ghi nhận là ngủ ở một nơi trong nhiều đêm liên tiếp [41], điều này phản ánh việc giảm sức ép từ những loài ăn thịt thông qua việc lựa chọn nơi ngủ. Loài R.bieti không chọn những nơi dưới chân thung lũng mặc dù là nơi có nhiều cây lớn để ngủ [41]. Nơi ngủ mà chúng thường lựa chọn là nơi có nhiều cây cao nhất, với những cành dưới cùng cao và là nơi có độ dốc của mặt đất là cao nhất. Chúng thường ngủ ở nơi có độ dốc trung bình theo hướng đông/đông nam để tránh gió mạnh và để đón nhận ánh nắng mặt trời, theo nhóm tác giả những tập tính này của loài R.bieti là những chiến lược để hạn chế tiêu thụ năng lượng nhỏ nhất trong vùng sống lạnh [41]. Trong khi đó, nơi ngủ của loài R.brelichi thường gần nơi kiếm ăn cuối cùng, và các hoạt động hàng ngày của chúng diễn ra xung quanh nơi ngủ [59]. Nghiên cứu của Xiang và ctv (2009) cũng cho thấy những khu vực liền kề các nơi ngủ có cường độ sử dụng nhiều hơn những khu vực không liền kề với các nơi ngủ. Trong mùa đông lạnh, loài R.brelichi thường rời nơi ngủ muộn hơn vào buổi sáng. Nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy rằng, mối đe doạ về loài
  19. 18 ăn thịt, sự biến đổi nhiệt độ và những khó khăn về khí hậu là những nhân tố xác định cho việc lựa chọn nơi ngủ cho loài khỉ này [59]. 1.4. Một vài đặc điểm sinh thái và tập tính của Voọc mũi hếch 1.4.1. Phân loại và phân bố Voọc mũi hếch ở Việt Nam - Phân loại Trước đây nhiều nhà phân loại học Linh trưởng cho rằng, Voọc mũi hếch và Chà vá cùng thuộc một giống Pygathrix (G.B. Cobert and J.E. Hill, 1992; Groves C.P., 1970, 1993). Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu Linh trưởng khác (Đào Văn Tiến, 1985; Ratajszak R., 1989; Ratajszak R., Ngoc Can, Pham Nhat, 1992, 1993; Đặng Huy Huỳnh et al, 1994; Lippold & Vu Ngoc Thanh, 1995; Jablonski N.G., 1995, 1998; Fooden J., 1996; Nadler T., 1997) vẫn cho rằng Voọc mũi hếch không thuộc giống Pygathrix (Trích dẫn bởi Phạm Nhật, 2002[11]). Kết quả nghiên cứu của Jablonski, (1998) cho thấy, giống Pygathrix có mối quan hệ gần với giống Nasalis hơn so với giống Rhinopithecus. Kết quả nghiên cứu cũng đã xác nhận Rhinopithecus như là một giống riêng biệt [29]. Ngoài ra, nghiên cứu của Zhang và Ryder (1998) tuy không giải quyết rõ ràng mối quan hệ giữa các loài trong giống Rhinopithecus, nhưng kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cũng ủng hộ học thuyết chúng là những loài riêng biệt. Theo hệ thống phân loại của Jones và ctv (2004) cũng cho rằng, Voọc mũi hếch (R.avunculus) thuộc giống Rhinopithecus, gồm tổng số 4 loài [19]. - Phân bố Trước đây Voọc mũi hếch được báo cáo ghi nhận ở một số địa phương: Tuyên Quang (Chiêm Hoá, Na Hang), Yên Bái (Lục Yên), Bắc Cạn (Bạch Thông, Na Rì, Chợ Đồn, Ba Bể), Hà Giang (Bắc Mê). Kết quả điều tra trong những năm từ 1992 cho thấy, vùng phân bố của chúng đã bị thu hẹp, hiện còn tập trung ở một số khu vực thuộc tỉnh Tuyên Quang, Bắc Cạn, Hà Giang [11].
  20. 19 Trong khoảng 10 năm trở lại đây Voọc mũi hếch được ghi nhận phân bố rải rác ở một số khu vực thuộc Hà Giang như: rừng Khau Ca, rừng Tùng Vài [4, 23, 5, 7]. 1.4.2. Đặc điểm hình thái Voọc mũi hếch Đặc điểm nhận biết: Voọc mũi hếch là loài lớn nhất trong nhóm voọc ở Việt Nam. Chúng có bộ lông hơi dày, sợi lông rất mềm. Vùng sau gáy, lưng, bên sườn, phía ngoài các chi, bàn chân và bàn tay đen hoặc nâu đen. Trên đầu và quanh mặt trắng nhạt, phần họng, bụng và mặt trong các chi có màu trắng mốc. Ngực có túm lông màu vàng; lông đuôi dài và mềm; mắt to, tròn; mũi tẹt, lỗ mũi hình hạt nhót, chóp mũi hếch lên trán [11]. Kích thước: Dài đầu và thân 484 – 670 mm (trung bình 561,5 mm), dài đuôi 660 – 850mm (726,9 mm), dài bàn chân sau 150 – 223 mm (186,6 mm), cao tai 25 – 45mm (32,8 mm), trọng lượng 7.0 – 16 kg (10,2 kg) [11]. 1.4.3. Sinh thái và tập tính Sinh cảnh sống: Voọc mũi hếch (R.avunculus) thường sống ở rừng lá rộng nhiệt đới phía Bắc Việt Nam [52]. Sinh cảnh thích hợp nhất là rừng nhiều cây gỗ lớn, tán rừng dày trên núi đất có nhiều đá lộ đầu hoặc trong các thung lũng, ít bị tác động và xa dân cư [11]. Độ cao nơi sống từ khoảng 200 – 1300m so với mặt nước biển [11, 37. 4]. Theo Đồng Thanh Hải và Boonratana (2006), Voọc mũi hếch sống ở vùng đồi núi rừng nhiệt đới thường xanh lá rộng trên sự hình thành các dãy núi đá vôi [23]. Thức ăn: Thức ăn của chúng bao gồm các thành phần thực vật như: lá, hoa, quả, cuống lá, hạt … [17, 11, 4, 36, 22]. Đa số các nghiên cứu về thành phần thức ăn của Voọc mũi hếch đều cho thấy trong khẩu phần ăn của chúng có chứa tỷ lệ các loại quả là cao hơn các bộ phận khác [17, 11, 4, 36]. Từ những quan sát (n = 34) ghi nhận được ở khu vực Na Hang, Voọc mũi hếch gồm kiếm ăn trên lá và các phần của lá 38%; toàn bộ các loại quả xanh là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1