intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng sinh học nhóm Bướm ngày (Rhopalocera, Lepidoptera) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Yên Bái

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được mức độ phong phú và đa dạng nhóm Bướm ngày cũng như phân bố của chúng theo sinh cảnh. Đưa ra các biện pháp bảo tồn các loài Bướm ngày có ích và có giá trị kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng sinh học nhóm Bướm ngày (Rhopalocera, Lepidoptera) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Yên Bái

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ NGUYỄN VĂN LINH NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC NHÓM BƯỚM NGÀY (Rhopalocera, Lepidoptera) LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU, YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ NGUYỄN VĂN LINH NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC NHÓM BƯỚM NGÀY (Rhopalocera, Lepidoptera) LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU, YÊN BÁI Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60620211 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ BẢO THANH Hà Nội, 2013
  3. i LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học là TS. Lê Bảo Thanh đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Lâm Nghiệp, Lãnh đạo khoa Sau đại học, các thầy cô trong bộ môn Bảo vệ thực vật rừng đã quan tâm và tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Nà Hẩu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành nghiên cứu của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn dành sự động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đã qua. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Kết quả và các số liệu trong nghiên cứu ở bản luận văn là do tôi làm ra, chưa được ai công bố trong bất cứ tài liệu nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tác giả Nguyễn Văn Linh
  4. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các bảng ........................................................................................... v Danh mục các hình ........................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 4 1.1. Các nghiên cứu về côn trùng nói chung và Bướm ngày nói riêng trên thế giới..................................................................................................................... 4 1.2. Tình hình nghiên cứu về Bướm ngày ở Việt Nam ..................................... 7 1.3. Nghiên cứu về các giải pháp bảo tồn côn trùng nói chung và côn trùng cánh vẩy nói riêng ........................................................................................... 14 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 16 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 16 2.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 16 2.3. Nội dung điều tra nghiên cứu ................................................................... 16 2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17 2.4.1. Phương pháp thu thập, đánh giá thông tin, kết thừa tài liệu ................. 17 2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................ 17 2.4.3. Phương pháp điều tra thực địa .............................................................. 17 2.4.4. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu. ................................................... 21 2.4.5. Phương pháp phân tích số liệu. ............................................................. 22 2.4.6. Cách xử lý mẫu và bảo quản mẫu ......................................................... 23 2.4.7. Phương pháp phân loại mẫu .................................................................. 24
  5. iii Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI .............................. 25 3.1. Vị trí địa lý và diện tích, ranh giới ........................................................... 25 3.2. Địa hình, địa mạo ..................................................................................... 25 3.3. Địa chất, thổ nhưỡng ................................................................................ 27 3.4. Khí hậu thủy văn ...................................................................................... 28 3.4.1. Khí hậu .................................................................................................. 28 3.4.2. Thuỷ văn ................................................................................................ 30 3.5. Tài nguyên nhân văn ................................................................................ 30 3.6. Các giá trị cảnh quan, môi trường, bảo tồn và du lịch ............................. 31 3.7. Dân tộc, dân số, và lao động và phân bố dân cư ...................................... 31 3.8. Tập quán sinh hoạt, sản xuất .................................................................... 32 3.9. Sản xuất nông nghiệp ............................................................................... 32 3.10. Lâm nghiệp............................................................................................. 33 3.11. Tiềm năng du lịch................................................................................... 33 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 35 4.1. Thành phần loài bướm ngày của khu vực nghiên cứu ............................. 35 4.2. Đặc điểm phân bố của các loài bướm ngày trong khu vực nghiên cứu ... 40 4.2.1. Phân bố của các loài bướm theo điểm điều tra ..................................... 40 4.2.2. Phân bố của các loài bướm ngày theo sinh cảnh .................................. 41 4.2.3. Đa dạng của bướm ngày theo sinh cảnh ............................................... 47 4.3. Tính đa dạng về hình thái của bướm ngày ............................................... 48 4.3.1. Đa dạng về tập tính ............................................................................... 52 4.3.2. Ý nghĩa của các loài bướm ngày tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu . 54 4.4. Đặc điểm hình thái và tập tính của một số loài có giá trị ........................ 60 4.4.1. Bướm phượng (Papilio paris Linnaeus) ................................................ 60 4.4.2. Bướm phượng (Papilio helenus Linnaeus) ........................................... 61 4.4.3. Bướm chai xanh thường (Graphium sarpedon Linnaeus)..................... 61
  6. iv 4.4.4. Hải âu cam ( Appias nero Fabricius) .................................................... 62 4.4.5. Bướm Đốm xanh nền đen (Tirumala septentrionis Butler) .................. 62 4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn và bảo vệ các loài bướm ngày ở Nà Hẩu ......................................................................................................... 63 4.5.1. Các giải pháp chung .............................................................................. 64 4.5.2. Các giải pháp quản lý cụ thể ................................................................. 65 4.5.3. Công tác điều tra giám sát ..................................................................... 65 4.5.4. Thu thập thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài chủ yếu. .................................................................................................................. 66 4.5.5. Các biện pháp kỹ thuật .......................................................................... 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 68 1. Kết luận ....................................................................................................... 68 2. Kiến nghị. .................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Đặc điểm khác nhau giữa Bướm ngày và Bướm đêm 7 3.1 Số liệu về các chỉ tiêu khí hậu cơ bản 29 4.1 Thành phần loài bướm ngày bắt gắp ở các dạng sinh cảnh 35 4.2 Đa dạng thành phần loài bướm ngày 38 4.3 Các họ có loài thuộc nhóm thường gặp 39 4.4 Các họ có loài thuộc nhóm ít gặp của khu vực nghiên cứu 40 4.5 Tỉ lệ các loài bướm ngày theo điểm điều tra 41 4.6 Phân bố của bướm ngày phân bố theo sinh cảnh 42 4.7 Các loài Bướm gặp ở nhiều sinh cảnh 45 4.8 Số loài/ Họ bướm ngày bắt gặp ở duy nhất 1 sinh cảnh 46 4.9 Đa dạng của bướm ngày theo sinh cảnh 47 4.10 Các dạng cánh chủ yếu của các loài bướm ngày 51 4.11 Nguồn thức ăn của các loài bướm ngày 53 4.12 Các loài có tên trong sách đỏ 54 4.13 Các loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng 58 4.14 Các loài có ý nghĩa trong du lịch 59
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Phương pháp bảo quản mẫu Bướm bằng bao giấy 21 2.2 Phương pháp làm mẫu Bướm 24 4.1 Tỷ lệ độ bắt gặp của các loài bướm ngày 39 4.2 Tỷ lệ phần trăm số loài bướm ngày theo sinh cảnh 43 4.3 Tỷ lệ phần trăm các loài bướm ngày bắt gặp ở 1 sinh cảnh 47
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh vật nói chung và côn trùng nói riêng đều đóng vai trò quan trọng trong tự nhiên. Theo các nhà khoa học nghiên. Trong hơn một triệu loài côn trùng chỉ có khoảng 1÷3% tổng số loài là gây hại, còn đại đa số côn trùng đều có lợi. Côn trùng có vai trò là mắt xích trong chuỗi thức ăn. Có trên 80% côn trùng ăn cây xanh và bản thân nó lại là thức ăn cho của nhiều động vật khác như chim, thú, ếch nhái, bò sát… Thậm chí có đến 96% thức ăn của chim là côn trùng. Côn trùng phân hủy xác chết, cải tạo đất. Côn trùng thụ phấn cho các loài thực vật thượng đẳng, làm tăng năng suất cây trồng, tạo dòng tiến hóa mới. Ngoài ra côn trùng còn giúp con người tiêu diệt sâu hại, bảo vệ mùa màng, nhiều loài côn trùng còn cho những sản phẩm quý hiếm không thể thay thế như tơ tằm, mật ong, cánh kiến đỏ… Côn trùng có màu sắc sặc sỡ, hình dạng kỳ thú, tô thêm vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên góp phần thu hút khách du lịch. Nói tóm lại côn trùng là một thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái. Tuy nhiên, ngày nay do con người khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm rối loạn hệ sinh thái, dẫn tới tính đa dạng sinh học trên trái đất đang bị suy giảm nghiêm trọng. Hàng năm trên thế giới, hàng triệu hecta rừng tự nhiên bị tàn phá và ở nước ta có hàng ngàn hecta rừng bị khai thác làm cho các sinh vật không có nơi cư trú, các nguồn nước, không khí bị đảo lộn. Đặc biệt do con người sử dụng thuốc trừ sâu thiếu khoa học, làm tổn hại đến nhiều loài côn trùng có ích, cắt đứt nhiều mắt xích trong chuỗi thức ăn, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Hậu quả là sự ô nhiễm môi trường, dịch sâu hại ngày càng phát triển. Bởi vậy không còn cách nào khác, chúng ta phải nghiên cứu để bảo tồn đa dạng sinh học của các loài sinh vật nói chung và côn trùng nói riêng. Bảo tồn đa dạng sinh học là một lĩnh vực rộng lớn. Muốn thực hiện được điều này trước tiên phải đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học một cách
  10. 2 đầy đủ, làm cơ sở khoa học đề xuất các chương trình bảo tồn có hiệu quả. Trên thế giới nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về côn trùng, tuy nhiên về lĩnh vực đa dạng sinh học mới thu được kết quả còn khiêm tốn. Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) là một bộ rất đa dạng và phong phú, có vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Chúng tham gia vào quá trình thụ phấn cho hoa màu, tăng năng suất cho cây trồng. Nhiều loài bướm có màu sắc sặc sỡ. Đây là nhóm côn trùng rất phong phú và đa dạng cả về nơi ở lẫn số lượng, chúng có khả năng thích ứng cao với sự biến đổi của môi trường, chúng thường được dùng là sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng rừng, đánh giá hiệu quả của công tác bảo tồn thông qua sự biến động của quần thể các loài bướm theo thời gian. Khi nghiên cứu về Bộ Cánh vẩy, ngoài việc nghiên cứu đặc điểm về hình thái, cần phải quan tâm đến đặc điểm của cả quần thể để từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp làm cho chúng đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng và có lợi cho sản xuất, phục vụ tham quan du lịch… Khu Bảo Thiên Nhiên Nà Hẩu là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật quý hiếm. Không chỉ có giá trị đa dạng sinh học Nà Hẩu còn là một trong những khu rừng phòng hộ xung yếu cho thượng nguồn của sông Hồng. Tuy có giá trị đa dạng sinh học cao, nhưng các nghiên cứu để đánh giá các giá trị này hầu như chưa được thực hiện ở KBT này. Các thông tin và tư liệu đánh giá về giá trị đa dạng sinh học ở đây cũng còn rất hạn chế, đặc biệt là các đánh giá liên quan đến khu hệ động thực vật ở KBTTN Nà Hẩu. Đến nay công trình “Dự án đầu tư xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, 2003” là công trình duy nhất đánh giá tổng thể về giá trị đa dạng sinh học của KBT. Tuy nhiên, việc đánh giá còn sơ lược, đề cập đến nhiều nhóm loài động thực vật mà chưa có đánh giá về khu hệ côn trùng nói chung và bộ cánh vẩy nói riêng.
  11. 3 Để quản lý các loài côn trùng bộ Cánh vẩy nói chung, các loài Bướm ngày nói riêng có hiệu quả, ngoài những thông tin trên cần có các phân tích về quan hệ của chúng với sinh cảnh, đặc biệt với thực vật rừng, với các loài sinh vật khác. Vì vậy chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu tính đa dạng sinh học nhóm Bướm ngày (Rhopalocera, Lepidoptera) làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Yên Bái.
  12. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu về côn trùng nói chung và Bướm ngày nói riêng trên thế giới Côn trùng là nhóm phong phú và đa dạng nhất trong giới động vật. Ước tính số lượng loài côn trùng đã được mô tả trên thế giới khác nhau: năm 1997 có khoảng 720.000 tới 751.000 loài (Tangley); từ năm 1998 tới năm 2008 800.000 loài (Nieuwenhuys), 948.000 loài (Brusca, 2003), 950.000 loài (IUCN, 2004) đến hơn 1.000.000 loài, 5-6.000.000 loài ( Raven và Yeates, 2007) lên đến khoảng 8.000.000 loài (Myers, 2001). Vào năm 2002 Groombridge và Jenkins đã thống kê được 963.000 loài gồm côn trùng và các động vật nhiều chân khác. Ước tính tổng số lượng côn trùng rất khác nhau ở khắp nơi trên thế giới từ 2.000.000 loài (Nielsen và Mound, 2000). (1995.Hammond;2002.Groombridge và Jenkins). Các tính toán dựa trên ngoại suy từ loài Coleoptera và Lepidoptera tại New Guinea bởi Novotny et al. (2002) có thể đạt tới một con số từ 3,7 triệu và 5.900.000 loài cho tổng số động vật chân đốt trên thế giới. Côn trùng không chỉ đa dạng về thành phần loài mà còn là nhóm có số lượng cá thể lớn, đông đúc nhất trên hành tinh chúng ta. Lớp côn trùng có đến một tỷ tỷ (108) cá thể, có nghĩa là trên 1 km2 bề mặt trái đất có tới 10 tỷ con sâu bọ sinh sống ở đó và nếu so với dân số loài người thì có khoảng 200 triệu con côn trùng cho bình quân 1 đầu người. Với tương quan như vậy, đã có người cho rằng sâu bọ mới chính là “chủ nhân” đích thực “thống trị” hành tinh xanh của chúng ta . Côn trùng trở thành một ngành khoa học bắt đầu từ Aristoteles (384 – 322 tr.CN). Lần đầu tiên ông đã mô tả và sắp xếp thế giới động vật thành hai nhóm: nhóm có máu và nhóm không có máu. Ở nhóm thứ hai cơ thể phân đốt,
  13. 5 chia thành đầu, ngực và bụng. Thuộc nhóm này có côn trùng và ông ghép thêm cả đa túc, nhện, một phần giáp xác thấp và một số giun đốt. Một thời gian sau đó Cajus Plinius Secundus đã công bố các công trình và đã có sự phỏng đoán về sự hô hấp của côn trùng và cho rằng chúng có máu. Những công trình của Aldrovandi (1522 – 1605), giáo sư ở Gymnasium thuộc Bologna bắt đầu được công bố, trong đó gồm có cả côn trùng. Trong đơn vị thống nhất có tính hệ thống thuật ngữ Insecta (côn trùng) bao gồm cả bọ cạp, nhện, giun đốt, sao biển…Trong tác phẩm của ông, một khối lượng lớn những quan sát về cách sinh sống và hình dạng các nhóm động vật này được đánh giá đặc biệt có giá trị. Th.Moufer (1550 – 1604) dựa theo bản thảo của Conrad Gesner ( 1516 – 1565) đã biên soạn thành một tài liệu và công bố năm 1634. Hệ thống phân loại của Moufet cũng tương tự như của Aldrovandi, chỉ có sự khác là sao biển đã không còn thuộc vào Insecta. Những kiến thức về giải phẫu côn trùng đáng kể nhất là của Marcello Malpighi (1628 – 1694) và Antony Leeuwenhoek( 1632 – 1723). Năm 1668 người Ý có tên là Francesco Reidi (1626 – 1697) đã phát hiện thấy hiện tượng “phát sinh tự nhiên” của côn trùng. Ông đã chứng minh được rằng ruồi không chỉ phát triển từ những con dòi đã tồn tại trong những miếng thịt thối rữa, mà từ những miếng thịt trước đó ruồi đã đẻ trứng vào. Johannes Swammerdam (1637 – 1685) là người hoàn thiện các công trình nghiên cứu của Reidi và ông gọi đó là côn trùng ký sinh. Năm 1710, tài liệu “Historia Insectorum” của John Ray (1628 – 1704) đã được Hội Hoàng gia Anh công bố. Aurivillius (1909) đã coi Ray như là nhà côn trùng học đầu tiên và duy nhất trước Linne về hệ thống phân loại côn trùng. Ray đã đưa ra nhiều giống và mô tả nhiều loài nhưng còn rất khó hiểu, bởi thiếu một hệ thống thuật ngữ. Đến lúc này thì một loạt các nhóm động vật
  14. 6 như nhện, mò, mạt, rận, chim, giun đất đã không còn xếp lẫn trong nhóm côn trùng. Carl von Linne (1707 – 1778) là người đã đặt nền móng cho một hệ thống phân loại hiện đại về côn trùng. Ngoài những cống hiến to lớn cho thực vật và động vật học, riêng với côn trùng ông đã phân chia chúng thành các bộ, giống, và loài. Bộ không cánh theo ông gồm cả nhện, giáp xác, và rết, nhưng ông cũng tách riêng giun và sao biển khỏi côn trùng. Sau thời kỳ Linne, số lượng các công trình nghiên cứu về côn trùng tăng lên ồ ạt, nhưng côn trùng học vẫn chỉ là một bộ phận của động vật học. Những vấn đề lớn của côn trùng học như hệ thống phân loại học, giải phẫu học, sau này bổ sung thêm sinh thái học và sinh lý học. Trước tiên côn trùng học được phát triển từ ngành động vật rừng, sau đó trở thành một lĩnh vực riêng về nghiên cứu giảng dạy. Theo Geiler (1967) thì J.T.C. Ratzeburg (1801 – 1871) được coi là người đầu tiên xây dựng côn trùng học lâm nghiệp, tiếp theo là các công trình nghiên cứu về côn trùng nông nghiệp như công trình của H.Nordlinge (1818 – 1897), côn trùng y học, côn trùng ứng dụng của K.Eschrich (1871 -1951)… Từ giai đoạn này các công trình nghiên cứu về côn trùng trên thế giới phát triển mạnh mẽ các “Hội côn trùng học” đã được thành lập ở các nước phát triển như Đức, Nhật, Mỹ, Canada, Pháp… với các nhà nghiên cứu côn trùng như Eckstein (1859 – 1939), Eidmann (1897 – 1959), Prell (1888 – 1962). Zwolfer (1897 – 1967), Schwerdtfeger (1905).. sau đó lan rộng sang các nước trên toàn thế giới. Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) là một trong những bộ có số lượng loài lớn trong lớp côn trùng bao gồm nhóm ngài (bướm đêm) và bướm ngày. Cơ thể và cánh, chân phủ đầy những lông vảy nhỏ như bụi phấn nên còn có tên là bộ Cánh phấn. Miệng vòi hút, hàm trên thoái hóa chỉ còn lại một ít dấu vết hoặc
  15. 7 không còn. Râu đầu có đủ các hình dạng: sợi chỉ, lông chim, dùi đục, dùi trống. Hiện nay có khoảng 180.000 loài bướm đã được mô tả (ước lượng có khoảng: 300.000-500.000 loài trên thế giới). Bộ Cánh vẩy được chia làm hai nhóm chính là Bướm ngày và Bướm đêm, với những đặc điểm sai khác như sau: Bảng 1.1: Đặc điểm khác nhau giữa Bướm ngày và Bướm đêm Bộ phận Bướm ngày Bướm đêm Râu đầu Hình dùi đục, hình dùi trống Hình sợi chỉ, hình lông chim Cánh Đa số ngắn lớn Đa số dài nhỏ Phần bụng Đa số thon dài Đa số mập ngắn Liên kết cánh Không có cơ quan liên kết Có cơ quan liên kết trước sau Xếp cánh khi Hai đôi cánh thường xếp Hai đôi cánh xếp bằng hoặc nghỉ ngơi thẳng trên lưng ( một số ít xếp xếp thành hình mái nhà trên bằng trên lưng) lưng Thời gian hoạt Ban ngày Hoạt động ban đêm nhiều động hơn (Cố Mậu Bân, Trần Bội Trân ,1997) 1.2. Tình hình nghiên cứu về Bướm ngày ở Việt Nam Những mẫu Bướm ngày được thu thập sớm nhất ở Việt Nam hiện có trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Paris. Những mẫu này có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam và được thu thập từ năm 1864 đến 1868 (Monastyrskii và Devyatkin, 2003). Oberthur (1893) trong công trình nghiên cứu nổi tiếng “Nghiên cứu côn trùng” đã đề cập tới 89 loài, trong đó mô tả 4 taxon mới cho Bướm ngày Việt Nam (dẫn trong Monastyrskii và Devyatkin, 2003).
  16. 8 Việc thu thập mẫu Bướm ngày được các nhà sưu tập người Pháp tiếp tục tiến hành trong những năm 1894-1990 gần 100 năm. Kết quả là có hai công trình của Joannis (1900, 1902) với 93 loài đã được xác định ở tỉnh Cao Bằng và Lào Cai (dẫn trong Monastyrskii và Devyatkin, 2003). Từ năm 1902-1911, Fruhstorfer, nhà nghiên cứu Bướm ngày người Thụy Sĩ đã công bố một loạt các bài báo mô tả nhiều loài và phân loài mới cho khu hệ Bướm ngày Việt Nam. Có thể thấy rõ những đóng góp của ông trong Danh mục các mẫu chuẩn của Fruhstorfer (1922), trong đó hơn 150 taxon mới có xuất xứ từ vùng lãnh thổ thuộc Việt Nam ngày nay (Martin, 1922; dẫn trong Monastyrskii và Devyatkin, 2003). Một đóng góp khác rất quan trọng của ông là một loạt công trình nghiên cứu về họ Bướm phấn (Pieridae), họ Bướm giáp (Nymphalidae), họ Erycinidae và họ Bướm xanh (Lycaenidae) được công bố trong nhiều tập về vùng Đông Phương với sự chủ biên nổi tiếng của Seitz (1908-1928; dẫn trong Monastyrskii và Devyatkin, 2003). Giai đoạn nghiên cứu tiếp theo về Bướm ngày ở Đông Phương trong đó có Việt Nam dựa trên các bộ mẫu của các nhà sưu tập người Pháp. Kết quả được trình bày trong ba công trình của Vitalis (1919), Dubois và Vitalis (1921, 1924). Các công trình này đã đề cập tới 661 taxon (kể cả loài và phân loài) và chúng có thể được xem là nền tảng cho những nghiên cứu sau này (Monastyrskii và Devyatkin, 2003). Joannis (1930) đã có công trình nghiên cứu mang tên “Lépidoptères héterocères du Tonkin” được xuất bản ở Paris. Tác giả đã thống kê được 1.798 loài thuộc 746 giống và 45 họ côn trùng Cánh vảy ở vùng Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Trong những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, Bướm ngày ở Việt Nam chủ yếu do các nhà côn trùng học người Pháp, Anh và Nhật Bản thu thập. Lemee và Tams (1950) đã công bố 250 loài Bướm ngày phân bố ở miền Bắc Việt
  17. 9 Nam (dẫn trong Monastyrskii và Devyatkin, 2003). Vào thời kỳ này, Metaye là người có nhiều đóng góp nhất cho sự hiểu biết về khu hệ Bướm ngày Việt Nam (Monastyrskii và Devyatkin, 2003), ông đã xác định được danh lục 454 loài Bướm ngày tại Việt Nam (Metaye, 1957). Tuy nhiên, danh sách của Metaye hầu hết trích dẫn từ danh sách trước đó của Dubois và Vitalis và cũng lặp lại nhiều lỗi nên không thể sử dụng được nếu thiếu cách tiếp cận phân loại cặn kẽ (Monastyrskii và Devyatkin, 2003). Những nghiên cứu ít nhiều tập trung vào họ Bướm ngao (Riodinidae), họ Bướm xanh (Lycaenidae) và họ Bướm nhảy (Hesperiidae) ở miền Nam Việt Nam được tiến hành bởi các nhà côn trùng học Nhật Bản (Inoue & Kawazoe, 1964-1970) nhưng những nghiên cứu này chưa kết thúc (Monastyrskii và Devyatkin, 2003). Một bộ sưu tập nhỏ nhưng giá trị được Russel thu thập vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX ở miền Nam Việt Nam gồm những số liệu đáng chú ý về khu hệ và phân loại học. Một phần số liệu này đã được Eliot sử dụng trong những công trình tu chỉnh phân loại của ông liên quan đến Bướm ngày châu Á (Eliot, 1969, 1986; Eliot & Kawazoe, 1986; dẫn trong Monastyrskii và Devyatkin, 2003). Năm 1976, kết quả điều tra côn trùng Miền Bắc Việt Nam của Viện Bảo vệ Thực vật với sự tham gia của các nhà côn trùng học hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã xác định 181 loài thuộc 9 họ Bướm ngày. Tuy nhiên, công trình chủ yếu là xác định các loài côn trùng gây hại ( Đặng Thị Đáp và nnk, 2008). Công trình điều tra cơ bản côn trùng miền Bắc Việt Nam từ năm 1960 đến 1970 của Mai Phú Quí và nnk (1981) đã đã xác định được danh lục 161 loài thuộc 5 họ Bướm ngày.
  18. 10 Một vài danh sách ngắn về Bướm ngày đã được các nhà nghiên cứu trong nước công bố trong những công trình nghiên cứu động vật và nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam (Anonymous, 1976; Trần Thị Lan, 1981). Trong tất cả các trường hợp, việc định loại không đáng tin cậy (Monastyrskii và Devyatkin, 2003). Các tác giả Nguyễn Thị Hồng (1979) và Nguyễn Phụng (1985) đã thực hiện việc phân loại họ Bướm giáp (Nymphalidae) tại Bảo tàng Pari và đã mô tả được các taxon mới (Monastyrskii và Devyatkin, 2003). Có thể nói từ những năm 1990 của thế kỷ XX, có khá nhiều công trình nghiên cứu về bướm đã được tiến hành (Đặng Thị Đáp và nnk, 2008). Các nghiên cứu này gắn liền với hoạt động của các nhà côn trùng học người Việt Nam, Séc, Nhật Bản và Nga (Monastyrskii và Devyatkin, 2003). Ở Việt Nam, các nghiên cứu và khảo sát về bướm tập trung nhiều ở Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Đặng Thị Đáp và nnk, 2008). Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Séc đã tiến hành những đợt nghiên cứu ngắn, chủ yếu tập trung vào sinh thái, đặc biệt tại các khu bảo tồn và đã công bố một loạt các bài báo (Spizer và nnk, 1987, 1993; dẫn trong Monastyrskii và Devyatkin, 2003). Từ năm 1992-1997, một nhóm các nhà sưu tập và phân loại học Nhật Bản đã tiến hành thu thập mẫu Bướm ngày xuất hiện theo mùa tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Kết quả họ đã công bố danh sách các loài Bướm ngày tại đây gồm 205 loài, trừ các loài thuộc họ bướm nhảy (Hesperiidae) (Monastyrskii và Devyatkin, 2003). Cũng từ năm 1990, các nhà sưu tập Nhật Bản đã tổ chức một số đợt khảo sát tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Kết quả đã được xuất bản trong các công trình của Nishimura (1996-1998), Shinkai (1996, 1999), Ikeda và nhóm tác giả (1998 - 2002), Funahashi (2003) (dẫn trong Monastyrskii và Devyatkin, 2003).
  19. 11 Các công trình mô tả loài bướm mới cho khoa học ở Việt Nam, điển hình là Devyatkin (1996, 1997, 1998a, 1998b), tác giả đã mô tả rất nhiều loài bướm mới thuộc họ Hesperiidae. Ngoài ra, một số công trình khác cũng mô tả loài bướm mới cho khoa học là Devyatkin và Monastyrski (1999), Funahashi (2003), Monastyrskii (2005b), Monastyrskii và Devyatkin (2000, 2003a), Yokochi (2004) (dẫn trong Đặng Thị Đáp và nnk, 2008). Từ năm 1996, có hơn 65 loài và phân loài mới thuộc các họ Bướm ngày đã được mô tả ở Việt Nam (Devyatkin, 1996-2003; Devyatkin & Monasstyrskii, 1999, 2002, 2003; Monastyrskii & Devyatkin, 2000, 2003; Monastyrskii và nnk, 2000; Uemura & Monastyrskii, 2000). Hầu hết các taxon này cho đến nay đều là đặc hữu của Việt Nam (Monastyrskii và Devyatkin, 2003). Theo thống kê của Đặng Thị Đáp và nnk (2008), các công trình nghiên cứu về Bướm ngày đã được tiến hành ở các Vườn Quốc gia của Việt Nam, như: Ba Bể, Bắc Cạn (Đặng Thị Đáp và Hoàng Vũ Trụ, 2003; Monastyrskii et al., 1998); Ba Vì, Hà Tây (Bui X.P. & Monastyrskii, 1997); Hoàng Liên, Lào Cai (Vũ Văn Liên, 2003; Monastyrskii & Hill, 1997; Monastyrskii et al., 1999); Phú Quốc, Kiên Giang (Bùi Xuân Phương, 2005a); Bạch Mã, Thừa Thiên Huế (Lê Trọng Sơn et al., 2003, 2004); Cúc Phương, Ninh Bình (Đặng Thị Đáp et al., 1995; Lương Văn Hào et al., 2004; Vũ Văn Liên và Đặng Thị Đáp, 2002; Ikeda et al., 1998, 1999, 2000); Tam Đảo, Vĩnh Phúc (Phạm Văn Lầm, 2005; Phạm Văn Lầm et al., 2004; Khuất Đăng Long và Vũ Quang Côn, 2005; Monastyrskii et al., 1995, 1996; Novotny et al., 1991; Spitzer et al., 1993, 1997); Cát Bà, Hải Phòng (Đặng Ngọc Anh và Vũ Văn Liên, 2005); Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình (Đặng Thị Đáp, 1997); Núi Chúa, Ninh Thuận (Tạ Huy Thịnh et al., 2005b). Các công trình nghiên cứu về bướm ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên ở Việt Nam, như: Ngọc Linh, Kon Tum (Bùi Xuân
  20. 12 Phương, 2005b); Hòn Bà, Khánh Hoà (Vũ Văn Liên, 2005c); Pù Luông, Thanh Hoá (Tạ Huy Thịnh et al., 2005a). Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về Bướm ngày khác như Đặng Thị Đáp (2001), Thái Đình Hà et al. (2005), Bùi Xuân Phương (2005c), Tạ Huy Thịnh et al. (2003), Tạ Huy Thịnh và Hoàng Vũ Trụ (2004), Devyatkin và Monastyrskii (1999, 2002), Hill và Monastyrskii (1999). Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Đáp và Hoàng Vũ Trụ (2001) về nhóm Bướm ngày (Lepidoptera; Rhopalocera) đã phát hiện được 72 loài thuộc 10 họ ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò và 98 loài thuộc 9 họ ở Vườn quốc gia Ba Bể. Cả hai khu vực nghiên cứu đều là vùng núi đá vôi có độ cao trên 100m so với mực nước biển. Báo cáo khoa học của Phạm Văn Lầm về xác định tên khoa học cho các loài Bướm ngày tại Vườn Quốc gia Tam Đảo năm 2001 - 2002 đã định danh được 136 loài, 87 giống của 11 họ Bướm ngày. Trong đó Họ Bướm giáp có số loài đã định tên nhiều nhất (44 loài), tiếp theo là các họ Bướm phượng (17 loài), họ Bướm nhảy (16 loài) và họ Bướm phấn (15 loài). Các họ Libytheidae và Acraeidae, mỗi họ mới chỉ có 1 loài (Phạm Văn Lầm, 2005). Vũ Văn Liên (2005c) khi nghiên cứu về thành phần và độ phong phú của các loài Bướm ngày (Lepidoptera: Rhopalocera) ở rừng Hòn Bà, Khánh Hòa đã bước đầu xác định được 175 loài bướm thuộc 9 họ. Theo khảo sát của các tác giả Monastyrskyii, Đỗ Anh Tuấn và Phạm Minh Hưng năm 2005, khu hệ bướm tại sinh cảnh vùng núi thấp ở tỉnh Thừa Thiên Huế có sự đa dạng rất cao. Các tác giả đã ghi nhận được 402 loài, đặc biệt có một số loài mới được phát hiện có phân bố ở trong tỉnh, bao gồm: Họ Amathusiidae có 2 loài là Zeuxidia sapphires Monastyrskii & Devyatkin, Stichophthalma louisa eamesi Monastiskii, Devyatkin & Uemura; Họ Hesperiidae có 6 loài là Pintara capiloides Devyatkin (1998), Thoressa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2