intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tri thức bản địa trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng của người K’Ho tại vườn quốc gia Bidoup – núi Bà tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tầm quan trọng của tri thức bản địa đối với sinh kế của cộng đồng địa phương. Đề xuất giải pháp để bảo tồn, cải tiến và vận dụng hệ thống tri thức bản địa của người K’ho nhằm hỗ trợ cho sinh kế cộng đồng và góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại VQG Bidoup – Núi Bà. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tri thức bản địa trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng của người K’Ho tại vườn quốc gia Bidoup – núi Bà tỉnh Lâm Đồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ VĂN SƠN NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA NGƯỜI K’HO TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ VĂN SƠN NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG CỦA NGƯỜI K’HO TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ TỈNH LÂM ĐỒNG CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM XUÂN HOÀN Hà Nội, 2012
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Văn Sơn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Trước tiên, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo đã giảng dạy trong chương trình học tập của lớp cao học Lâm học khoá 18, quý thầy, cô công tác tại khoa Đào tạo sau đại học và quý thầy, cô công tác tại Cơ sở 2 - Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các bạn đồng nghiệp đang công tác tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện về thời gian và giúp đỡ tác giả cả về vật chất và tinh thần trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.s. Lương Văn Dũng, Th.s Hoàng Hữu Cải giúp đỡ chọn lĩnh vực nghiên cứu của luận văn. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dầu đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Văn Sơn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ......................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 3 1.1. Khái niệm tri thức bản địa ................................................................................. 3 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 5 1.2. Tình hình nghiên cứu tri thức bản địa.............................................................. 11 1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................. 11 1.2.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 13 1.2.3. Nghiên cứu về tri thức bản địa có liên quan về rừng: .............................. 15 1.3. Phân loại và đặc điểm của tri thức bản địa ........................................................ 7 1.3.1. Phân loại ..................................................................................................... 7 1.3.2. Đặc điểm của tri thức bản địa:................................................................... 8 1.4. Tầm quan trọng của tri thức bản địa trong phát triển và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên .................................................................................. 18 Chương 2. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................................... 21 2.1. Mục tiêu ........................................................................................................... 21 2.2. Giới hạn đề tài .................................................................................................. 21 2.3. Quan điểm và phương pháp tiếp cận nghiên cứu: ........................................... 22 2.3.1. Quan điểm nghiên cứu: ............................................................................ 22 2.3.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ............................................................ 22 2.4. Nội dung nghiên cứu: ...................................................................................... 23
  6. iv 2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 23 2.5.1. Thu thập, kế thừa có chọn lọc số liệu thứ cấp: ......................................... 23 2.5.2. Thu thập số liệu hiện trường: ................................................................... 23 2.5.3. Xử lý nội nghiệp ....................................................................................... 27 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VQG BIDOUP-NÚI BÀ ........................................................................................................ 28 3.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 28 3.1.1. Vị trí – Diện tích ....................................................................................... 28 3.1.2. Địa hình .................................................................................................... 29 3.1.3. Khí hậu ..................................................................................................... 30 3.1.4. Những đặc trưng về rừng và thực vật rừng .............................................. 31 3.1.5. Khu hệ động vật ....................................................................................... 33 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 34 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 35 4.1. Vai trò và vị thế của người K’ho tại khu vực nghiên cứu ............................... 35 4.1.1. Nguồn gốc, lịch sử di cư và phát triển của người K’ho tại VQG Bidoup- Núi Bà ................................................................................................................. 35 4.1.2. Đặc tính dân cư ......................................................................................... 37 4.1.3 Tỉ lệ nghèo đói ........................................................................................... 40 4.1.4. Giáo dục ................................................................................................... 41 4.1.5. Y tế ........................................................................................................... 42 4.1.6. Sản xuất nông nghiệp ............................................................................... 42 4.1.7. Sản xuất lâm nghiệp ................................................................................. 44 4.2. Tri thức bản địa của người K’ho trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng. ..... 46 4.2.1. Tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng ........................................ 46 4.2.2. Tri thức bản địa trong sử dụng lâm sản .................................................... 55 4.3. Tri thức bản địa trong sinh kế của cộng đồng địa phương .............................. 64 4.3.1. Trường hợp nghiên cứu điểm ở bon Đưng Ia Giêng ................................ 64 4.3.2. Ở các điểm nghiên cứu khác: ................................................................... 67 4.3.3. Tri thức bản địa đối với công tác bảo tồn của VQG Bidoup-Núi Bà ....... 69
  7. v 4.4. Những thách thức trong bảo tồn tri thức bản địa của người K’ho ................... 70 4.4.1.Góc nhìn từ Đưng Ia Giêng ....................................................................... 70 4.4.2. Sự mai một tri thức bản địa: Nhìn từ những người trẻ tuổi ..................... 71 4.5. Một số ý kiến đề xuất để góp phần bảo tồn, cải tiến tri thức bản địa .............. 73 4.5.1. Tiềm năng sử dụng tri thức bản địa .......................................................... 73 4.5.2. Một số tri thức bản địa có thể vận dụng, phát triển:................................. 76 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 79 5.1. Kết luận ............................................................................................................ 79 5.2. Kiến nghị.......................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 82
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BQL Ban quản lý HST Hệ sinh thái KBT Khu bảo tồn KT-XH Kinh tế - Xã hội PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia QLBVR Quản lý bảo vệ rừng UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc VQG Vườn quốc gia DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng rừng và đất rừng của VQG Bidoup – Núi Bà .....................31 Bảng 4.1. Tình hình dân cư tại khu vực nghiên cứu .............................................38 Bảng 4.2. Thành phần dân tộc khu vực nghiên cứu .............................................39 Bảng 4.3. Cơ cấu dân cư theo tuổi lao động .........................................................40 Bảng 4.4. Số hộ nghèo tại các xã nghiên cứu .......................................................41 Bảng 4.5. Cơ cấu học sinh phân theo cấp học ......................................................41 Bảng 4.6. Năng suất các loại cây trồng chính.......................................................43 Bảng 4.7. Tri thức bản địa trong sử dụng lâm sản phân theo nhóm công dụng ...57 Bảng 4.8. Tri thức bản địa trong sử dụng lâm sản phân theo họ thực vật ............58 Bảng 4.9. Tri thức bản địa trong sử dụng lâm sản theo kiểu rừng .......................60 Bảng 4.10. Danh sách một số loài cây đã được gây trồng ....................................61 Bảng 4.11. Tổng hợp nhóm cây đã được gây trồng theo mục đích sử dụng ........61 Bảng 4.12. Hiểu biết về tri thức bản địa phân theo nhóm tuổi ............................. 72
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Vị trí VQG Bidoup-Núi Bà...................................................................28 Hình 4.1. Một gia đình người K’ho xưa bên nhà dài truyền thống. .....................47 Hình 4.2. Cây Jờm Jrê (cây đa) ...........................................................................52 Hình 4.3b. Cây Pờn drip (Ráng đuôi phụng) trồng ở quy mô hàng hóa...............62 Hình 4.3a. Cây Prền (cà đắng) trồng ở vườn nhà .................................................62 Hình 4.4. Cây Kréh ............................................................................................... 63 Hình 4.5. Cây Kriêng ............................................................................................ 63 Hình 4.6. Cây Krài ................................................................................................ 63 Hình 4.7. Vị trị bon Đưng Ia Giêng trong VQG Bidoup-Núi Bà .........................64 Hình 4.8. Canh tác lúa nước ở Đưng Ia Giêng .....................................................65 Hình 4.9. Dụng cụ bắt cá ở Đưng Ia Giêng ..........................................................66 Hình 4.10. Hiểu biết về loài cây rừng có thể sử dụng phân theo nhóm tuổi ........72
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ K’ho là một dân tộc hiện đang sinh sống ở cả vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia (VQG) Bidoup – Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng), với khoảng 3.421 hộ chiếm 67,5% tổng số hộ trong các cộng đồng dân tộc đang sinh sống ở đây. Trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển trên mảnh đất cao nguyên hùng vĩ nhưng đầy khắc nghiệt này, bao thế hệ người K’ho đã đúc kết kinh nghiệm và xây dựng cho mình một hệ thống tri thức hết sức phong phú về rừng. Những tri thức này đã hình thành, được bảo lưu và phát triển cùng với người K’ho và nhờ đó họ đã sống hài hòa với rừng từ bao đời nay. Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa và công nghệ mới từ bên ngoài vào, những tri thức bản địa của người K’ho đang bị mai một và sự hài hòa này đã và đang bị phá vỡ nhanh chóng. Khi một người già trong cộng đồng mất đi luôn đồng nghĩa với việc cả một kho tàng tri thức cũng mất theo. Trong nỗ lực để quản lý bền vững tài nguyên rừng của VQG Bidoup – Núi Bà, có hai vấn đề quan trọng được đặt ra là: (1) làm thế nào để cộng đồng có thể dựa vào nội lực của chính mình để ổn định được đời sống và hướng tới phát triển bền vững?, và (2) làm thế nào để có thể kết hợp các nỗ lực phát triển của cộng đồng với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hay thực chất là làm thế nào để giải quyết xung đột lợi ích giữa mục tiêu bảo tồn của VQG với mục tiêu đảm bảo sinh kế cho cộng đồng?. Các nhà quản lý của VQG Bidoup – Núi Bà, với sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức trong và ngoài nước đã đầu tư nhiều công sức và cả tiền bạc để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đó. Tuy nhiên, thực tế là những thành công chưa được như mong đợi. Việc tách người dân ra khỏi những tri thức bản địa truyền thống của họ trong nỗ lực phát triển bền vững đã dẫn tới những kết quả hạn chế của các chương trình, dự án phát triển tại VQG. Tri thức bản địa là một khái niệm được sử dụng rộng rãi vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Các nhà khoa học sau nhiều thế kỷ hồ hởi chinh phục thiên nhiên và coi nhẹ những kinh nghiệm sống hàng ngày của người dân ở nhiều nơi trên thế
  11. 2 giới, đã chợt nhận ra tầm quan trọng của tri thức bản địa trong mọi lĩnh vực của đời sống. Ở Việt Nam, tri thức bản địa là vốn quý của cộng đồng các dân tộc, là một yếu tố cấu thành bản sắc văn hoá Việt Nam. Tri thức bản địa đã góp phần quan trọng trong việc phát triển các kỹ thuật canh tác, sử dụng các nguồn tài nguyên… phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội, văn hoá, phong tục của từng địa phương. Việc tổng kết, lưu giữ và vận dụng nguồn tri thức này vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương là một trong những tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Điều đó càng quan trọng hơn đối với VQG Bidoup - Núi Bà – nơi có hàng chục nghìn đồng bào người K’ho đang có cuộc sống phụ thuộc vào rừng và cũng là nơi các chương trình phát triển đang thể hiện tính thiếu bền vững. Xuất phát từ những điều đó, đề tài “Nghiên cứu tri thức bản địa trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng của người K’ho tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện. Kết quả mong đợi từ nghiên cứu này là: khảo sát, tư liệu hóa và đánh giá được các nguồn tri thức bản địa nhằm tìm kiếm khả năng vận dụng những tri thức đó vào việc quản lý tài nguyên rừng bền vững tại VQG Bidoup – Núi Bà.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm tri thức bản địa 1.1.1. Trên thế giới Định nghĩa tri thức bản địa và vai trò của nó đối với sự phát triển trong xã hội đương đại có rất nhiều ý kiến khác nhau: Warren D. Micheal (1990) định nghĩa: “ tri thức bản địa là những hệ thống tri thức và thực nghiệm được phát triển qua nhiều thế hệ trong một lĩnh vực cụ thể tới một nền văn hóa chuyên biệt” (dẫn theo Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc, 1998) [35]. Frederico Mayor (1997)1 đã nhận định “Dựa vào hàng thế kỷ sống gần gũi với thiên nhiên, các dân tộc bản địa trên thế giới sở hữu những kho tàng tri thức khổng lồ về môi trường. Sống trong tự nhiên và lớn lên cùng sự giàu có và đa dạng của hệ sinh hái phức tạp, họ có sự hiểu biết về những đặc tính của cây cối và động vật, các chức năng của hệ sinh thái và những kỹ thuật sử dụng và quản lý chúng một cách đặc thù và phù hợp. Ở các cộng đồng nông thôn ở các nước đang phát triển, người dân địa phương (có khi là hoàn toàn) sống dựa vào những sản vật địa phương từ thức ăn, thuốc chữa bệnh, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và các sản phẩm khác. Tương thích với điều đó, kiến thức và quan niệm của người dân về môi trường và mối quan hệ của họ với môi trường trở thành những thành tố quan trọng hình thành nên bản sắc văn hóa” [46]. Louise Grenier (1998) lại xem “Kiến thức bản địa là vốn kiến thức duy nhất, truyền thống và của một địa phương, tồn tại và phát triển dưới các điều kiện cụ thể của những người dân bản địa trong một khu vực địa lý nhất định. Sự phát triển của hệ thống kiến thức bản địa trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, kể cả việc quản 1 Nguyên Tổng giám đốc UNESCO
  13. 4 lý môi trường tự nhiên, từ lâu đã là một vấn đề sống còn đối với những con người đã sáng tạo ra chúng. Các hệ thống kiến thức bản địa cũng có tính động, kiến thức mới liên tục được bổ sung. Các hệ thống này luôn đổi mới trong lòng nó và cũng sẽ tiếp nhận, sử dụng và thích nghi với kiến thức bên ngoài nhằm phù hợp với điều kiện của địa phương” [40]. Trong một nghiên cứu của Mugabe (1998) đã chỉ ra sự khác biệt giữa tri thức bản địa và tri thức truyền thống. Theo Mugabe, “tri thức bản địa là tri thức được duy trì và sử dụng bởi một nhóm người dân, những người tự nhận là người bản xứ của một địa phương dựa trên cơ sở kết hợp sự khác nhau về văn hóa và sự chiếm giữ lãnh thổ trước tiên liên quan tới số dân mới di cư đến trong một thời gian gần đây, với sự khác biệt của chính bộ phận này và nền văn hóa có ảnh hưởng lớn. Tri thức truyền thống, mặt khác, là tri thức được duy trì bởi các thành viên của một nền văn hóa khác biệt và/hoặc đôi khi đạt được bằng cách hướng đặc biệt tới nền văn hóa đó và liên quan đến chính nền văn hóa và môi trường địa phương mà nó tồn tại”. Ông kết luận: "tri thức bản địa ăn khớp rõ ràng với sự phân loại tri thức truyền thống, nhưng truyền thống không tự động bản địa hóa". Vì vậy, tri thức bản địa đương nhiên là tri thức truyền thống, nhưng tri thức truyền thống không nghiễm nhiên là tri thức bản địa. Do đó, tri thức truyền thống là tổng hợp tất cả các kiến thức và thực hành, dù là hiện hữu hay tiềm ẩn, được sử dụng để giải quyết cá nhân tố kinh tế - xã hội và sinh thái của cuộc sống” [35]. Trong nỗ lực phân biệt giữa tri thức bản địa và tri thức địa phương, Laun- garasri (2001) trình bày “tri thức bản địa thường liên quan đến tri thức truyền thống, chúng được coi là đồng nghĩa với nhau. Trong khi đó, tri thức địa phương được xác định là tri thức, bao gồm cả kiến thức hiện đại, mà người dân ứng dụng và sau đó thích nghi với thế giới hiện đại của họ. Trong nghiên cứu của Laungarasri, tri thức địa phương bao gồm cả những kiến thức chung (thông thường) và những kiến thức riêng bởi nó gồm sự tương tác giữa dạng tri thức "dân tộc" và "hiện đại". Định nghĩa tri thức địa phương của Laungarasri dường như có sự trùng hợp với định nghĩa tri thức truyền thống của Correa “tri thức truyền thống bao gồm những thông
  14. 5 tin về các kiểu loại và các chức năng khác nhau được phát triển trong qúa khứ và tiếp tục được cải thiện và thích nghi. Nó có thể được thể hiện dưới dạng thành văn và không thành văn. Nó cũng có thể có giá trị thương mại tuỳ theo triển vọng và tính thông dụng của nó” [47]. 1.1.2. Ở Việt Nam Cụm từ tri thức bản địa (Indigenous Knowledge), tri thức địa phương (Local Knowledge), tri thức dân gian (Folk Knowledge) đã được sử dụng trong một số công trình nghiên cứu với nhiều tên gọi khác nhau: tri thức địa phương, văn hóa truyền thống, tri thức dân gian, kiến thức bản địa, kiến thức truyền thống, kiến thức địa phương, tri thức dân gian, tri thức tộc người, và luật tục. Từ những cách gọi khác nhau như trên, các nhà nghiên cứu có những quan niệm và cách hiểu khác nhau về nội hàm của cụm từ “tri thức bản địa”. Lê Trọng Cúc (2002) cho rằng “Tri thức địa phương hay còn gọi là tri thức bản địa là hệ thống tri thức của các cộng đồng dân cư bản địa ở các quy mô lãnh thổ khác nhau. Tri thức địa phương được hình thành trong qúa trình lịch sử lâu đời, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường xã hội, được định hình dưới nhiều dạng thức khác nhau, được truyền từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn và điều hòa các quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người và thiên nhiên” [5]. Ngô Đức Thịnh (2004) định nghĩa “Tri thức bản địa là toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân, hình thành và tích luỹ trong qúa trình lịch sử lâu dài của cộng đồng, thông qua trải nghiệm trong qúa trình sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng môi trường. Nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ và thực hành xã hội” [33]. Phan Hữu Dật (1998) xem “Tri thức bản địa là văn hóa tộc người, nhưng không phải là toàn bộ văn hóa tộc người, mà chỉ là bộ phận có ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tộc người hiện nay, khi nó bổ sung cho tri thức hiện đại” [6].
  15. 6 Trong công trình nghiên cứu của mình Nguyễn Duy Thiệu (1999) định nghĩa “Tri thức dân gian là một phức hệ những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác. Nó cũng được hình thành trong thế ứng xử giữa hoạt động của con người với môi trường tự nhiên để kiếm sống. Tri thức dân gian cũng chỉ tồn tại trong từng điều kiện môi trường cụ thể. Bởi thế nó cũng thường được gọi là tri thức bản địa hoặc cụ thể hơn là tri thức của người bản địa [30]. Trần Công Khánh và Trần Văn Ơn (2005) lại cho rằng “Tri thức bản địa là hệ thống tri thức, bao gồm rất nhiều lĩnh vực liên quan đến sản xuất, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, sức khoẻ, tổ chức cộng đồng, của một tộc người hoặc một cộng đồng tại một khu vực địa lý cụ thể. Nó được hình thành trong quá trình sống và lao động của cả cộng đồng, từ đàn ông, đàn bà, người lớn tuổi đến trẻ em. Nó được lưu giữ bằng trí nhớ và lưu truyền bằng miệng” [19]. Phạm Quang Hoan (2003) coi tri thức địa phương được hiểu ở các cấp độ khác nhau. Một là, tri thức địa phương (hay tri thức bản địa, tri thức dân gian, tri thức tộc người) là toàn bộ những hiểu biết, những kinh nghiệm của một tộc người nhất định được tích lũy, chọn lọc và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vốn tri thức đó phản ánh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống cộng đồng để mỗi tộc người sinh tồn, phát triển và thích nghi trước những biến đổi đã và đang diễn ra. Nói cách khác, tri thức địa phương là phương thức ứng xử, là đặc tính thích nghi với những điều kiện sinh thái nhân văn của mỗi tộc người. Cũng có thể coi đó là bản sắc văn hóa tộc người. Hai là, tri thức địa phương là tri thức của các cộng đồng tộc người cùng cộng cư trong một vùng sinh thái hay một vùng văn hóa nhất định. Trong trường hợp này, tri thức địa phương cũng phản ánh xu hướng giao lưu và biến đổi văn hóa hay thích nghi văn hóa giữa các tộc người…”[16]. Nhận xét và thảo luận: Trên cơ sở các ý kiến như trên, trong phạm vi luận văn này, có thể nhận thức về tri thức bản địa "là kiến thức mà người dân ở một cộng đồng đã tạo nên và đang phát triển theo thời gian". Với nhận thức này, tri thức bản địa có các đặc điểm:
  16. 7 + Quá trình hình thành tri thức bản địa là một quá trình thích ứng. Điều này có nghĩa là: Tri thức bản địa được hình thành dựa trên kinh nghiệm; thường xuyên được kiểm nghiệm qua hàng thế kỷ sử dụng và thích ứng; thích nghi với đặc điểm văn hoá và môi trường của địa phương; Năng động và đang thay đổi. + Thuật ngữ "bản địa" không hạn chế trong các bộ tộc hoặc người bản địa của một vùng đất, cũng không hạn chế ở những người dân nông thôn. Trên thực thế, bất kỳ nhóm cộng đồng nào cũng có tri thức bản địa - nông thôn và thành thị; người định cư và người du cư; người bản địa và người nhập cư. Mặc dù có thể phân biệt các tri thức này với tri thức khoa học phương Tây, khó có thể tìm kiếm những tri thức nào được cho là thuần túy bản địa, nhất là với quá trình hội nhập đang diễn ra nhanh chóng hiện nay. Trong địa bàn nghiên cứu của luận văn (vùng đệm và vùng lõi của VQG Bi- doup – Núi Bà), vấn đề này cần được làm rõ vì đây là một vùng đã từng tiếp nhận các cộng đồng nhập cư với các truyền thống văn hóa khác nhau và đang tương tác với cộng đồng bản địa (người K’ho). Do đó, việc nghiên cứu tri thức bản địa của các cộng đồng này không thể tách rời với các quá trình tương tác đang xẫy ra trong lịch sử phát triển của các cộng đồng. - Xem xét tri thức bản địa như là một nguồn lực mà không phải là vật cản của tiến trình phát triển. 1.2. Phân loại và đặc điểm của tri thức bản địa 1.2.1. Phân loại Có một số quan điểm khác nhau trong phân loại tri thức bản địa: (1) Theo Simon Brascoupe' và Howard Mann, tri thức bản địa bao gồm các lĩnh vực: Nông nghiệp và nghề làm vườn; Thiên văn học; Lâm nghiệp; Sức khoẻ con người, những bài thuốc y học chữa bệnh truyền thống; Kiến thức về những động vật, con cá và những hệ sinh thái; Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường bền vững; Những hệ thống phân loại truyền thống cho sự sống và các
  17. 8 nguồn tài nguyên khác; Hệ thống kiến thức và những phong tục truyền miệng; Tinh thần, niềm tin; Các biểu tượng, ký hiệu; Văn hóa và nghệ thuật truyền thống. Với cách phân loại này có thể nhận thấy các tiêu chí phân loại vừa chi tiết lại vừa qúa rộng nên có thể gây nên những khó khăn nhất định trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu tri thức bản địa. (2) Hoàng Xuân Tý lại xem xét tri thức bản địa trên các lĩnh vực: Tri thức về trồng trọt; Tri thức về chăn nuôi; Tri thức về quản lý rừng và tài nguyên cộng đồng; Tri thức về dinh dưỡng và sức khoẻ con người; Tri thức về tổ chức cộng đồng và truyền thụ kinh nghiệm cho con cháu. Cách phân chia này khá cụ thể và phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở Việt Nam. (3) Phạm Quang Hoan chia tri thức bản địa bao gồm các lĩnh vực: Tri thức về sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là rừng, đất đai và nguồn nước; Tri thức trong sản xuất nông nghiệp; Tri thức về các nghề thủ công truyền thống; Tri thức về y học dân gian và chăm sóc sức khoẻ; Tri thức về điều hành và quản lý xã hội. Đây cũng là một cách phân loại phù chi tiết và phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Như vậy, trong phương pháp tiến cận và phân tích của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, thì việc phân loại tri thức bản địa vẫn chưa có sự thống nhất. Trong phạm vi nội dung đề tài này, tri thức bản địa của người K’ho được trình bày trong 2 lĩnh vực: - Tri thức bản địa trong hoạt động quản lý tài nguyên rừng; - Tri thức bản địa trong việc sử dụng các loại tài nguyên rừng. 1.2.2. Đặc điểm của tri thức bản địa Tùy thuộc vào phương pháp tiến cận và phân tích mà các nhà nghiên cứu có những quan điểm khác nhau về đặc điểm của tri thức bản địa.
  18. 9 (1) Louise Grenier (1998), cho rằng tri thức bản địa có bốn đặc điểm chính: + Tri thức bản địa thể hiện những kinh nghiệm được tích lũy. Các hệ thống tri thức này thể hiện kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều thế hệ, nhờ sự quan sát, cũng như tiến trình thử nghiệm và sửa sai. + Tri thức bản địa cũng vận động, thường xuyên bổ sung. Chúng là các hệ thống được đổi mới thường xuyên từ bên trong và cũng tiếp thu, sử dụng và thích ứng tri thức bên ngoài cho thích ứng với tình hình địa phương. + Tri thức bản địa thay đổi trong các nhóm khác nhau của một cộng đồng. + Tri thức bản địa được lưu giữ bằng những phương thức và phương tiện đa dạng. Tri thức bản địa được lưu giữ trong ký ức và hoạt động của người dân và được biểu thị trong các câu chuyện, bài hát, văn học dân gian, tục ngữ, vũ điệu, thần thoại, các giá trị văn hóa, niềm tin, lễ nghi… (2) Roy Ellen và Holly Harris (2003) trong phần Giới thiệu của cuốn sách “Tri thức bản địa về môi trường và những biến đổi” thay cho việc định nghĩa thế nào là tri thức bản địa vốn vẫn đang là một vấn đề bàn luận của các nhà nghiên cứu đã đưa ra các đặc điểm được thừa nhận chung tạm thời về tri thức bản địa: + Tri thức bản địa mang tính địa phương, bắt nguồn từ một địa điểm cụ thể. + Tri thức bản địa là những tri thức được truyền miệng, hoặc được chuyển giao thông qua các hình thức mô phỏng hoặc mô tả. + Tri thức bản địa là hệ quả của các gắn kết thực tế trong đời sống hàng ngày và liên tục được củng cố bằng các kinh nghiệm, các lần thử, các lỗi và các thử nghiệm cẩn trọng. + Tri thức bản địa được chia sẻ ở một mức độ lớn hơn rất nhiều so với các loại tri thức khác, bao gồm cả tri thức khoa học. Đấy chính là lý do vì sao đôi khi nó còn được gọi là “tri thức của dân”.
  19. 10 + Mặc dù tri thức bản địa có thể tập trung vào các cá nhân và có thể được đạt đến bằng mức độ gắn kết với các nghi lễ hoặc các cấu trúc biểu tượng khác nhưng sự phân bố của nó luôn gián đoạn. (3) Hoàng Xuân Tý (1998) coi tri thức bản địa có những đặc điểm sau: - Tri thức bản địa được hình thành và biến đổi liên tục qua các thế hệ trong một cộng đồng địa phương nhất định. - Tri thức bản địa có khả năng thích ứng cao với môi trường riêng của từng địa phương - nơi đã hình thành và phát triển kiến thức đó. - Tri thức bản địa được lưu giữ bằng trí nhớ và truyền bá từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng truyền miệng, thơ ca, tế lễ và nhiều tập quán khác. - Tri thức bản địa luôn gắn liền và hòa hợp với nền văn hóa, tập tục địa phương, vì vậy khả năng tiếp thu, ứng dụng trong cộng đồng là rất dễ dàng. - Tri thức bản địa có giá trị cao trong việc xây dựng các mô hình phát triển nông thôn bền vững theo hướng người dân tham gia và ít tốn kém. * Từ những đặc điểm trên, khi tiến hành nghiên cứu tri thức bản địa về rừng của người K’ho tạo VQG Bidoup-Núi Bà, cho thấy cần xem xét một số vấn đề sau: - Tri thức bản địa rất phong phú và đa dạng, tồn tại dưới nhiều hình thức: bằng văn bản, bằng các sản vật cụ thể, những sản phẩm của trí tuệ… - Tri thức bản địa dễ bị thất truyền. Có nhiều nguyên nhân: người giàu tri thức trong cộng đồng bị chết do tuổi già, chiến tranh hay dịch bệnh; có tri thức bị mất đi một cách tự nhiên do kỹ thuật không còn phù hợp hoặc công cụ sản xuất được cải tiến, các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng, hoặc do cơ sở xã hội đã thay đổi… - Một số loại tri thức bản địa mang tính bí truyền. Tri thức loại này thường hướng về cây thuốc, việc chữa bệnh hoặc những bí quyết trong công nghệ sản xuất một loại sản phẩm nào đó trong cộng đồng. Do đó, độ rủi do trong việc thất truyền
  20. 11 là rất lớn và điều này liên quan tới vấn đề bản quyền hay còn gọi là quyền sở hữu sản phẩm trí tuệ của một số người trong cộng đồng. - Tri thức bản địa thường có nhiều dị bản. Mỗi tri thức được một người (hay một nhóm người) tiếp nhận thông qua “lăng kính” chủ quan của mình, rồi lại truyền lại cho thế hệ sau theo cách hiểu, cách vận dụng của mình. Cứ như thế, nội dung tri thức ban đầu sau nhiều thế hệ bị biến dạng thành nhiều nội dung khác nhau (dị bản). Điều này cũng ảnh hưởng tới việc bảo tồn các giá trị của tri thức bản địa. - Mỗi loại tri thức bản địa thường phù hợp với văn hóa, môi trường tự nhiên, môi trường sống của một cộng đồng cụ thể. Nó là kết quả của việc đúc rút kinh nghiệm trong cuộc sống của các thành viên trong cộng đồng. Ở mỗi địa phương, tri thức của người dân thường hướng tới một vài lĩnh vực nhất định. Ví dụ, những người sống ở vùng biển thì có tri thức về biển, về cá, về thời tiết…; những người sống ở miền núi có tri thức về rừng, về cây, về canh tác trên đất đồi núi… rất phong phú. Vốn tri thức này cũng thay đổi theo sự phát triển của cuộc sống và nhận thức của người dân trong cộng đồng. 1.3. Tình hình nghiên cứu tri thức bản địa 1.3.1. Trên thế giới Thuật ngữ “tri thức bản địa” được Robert Chambers dùng lần đầu tiên trong ấn phẩm “Indigenous Technical Knowledge: Analysis, Implications and Issues” xuất bản năm 1979. Sau đó, thuật ngữ này được Brokensha và D.M.Warren sử dụng vào năm 1980 trong tác phẩm “Indigenous knowledge systems and development” và tiếp tục được sử dụng, phát triển cho đến ngày nay (trích dẫn theo Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc, 1998). Trong phạm vi những tài liệu mà chúng tôi đã được tiếp cận, có thể kể các tác giả và những công trình nghiên cứu sau: Trong tác phẩm “Làm việc với kiến thức bản địa: một chỉ dẫn cho nhà nghiên cứu” của Louise Grenier (1998) đã trình bày một số nội dung: 1) Kiến thức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2