Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lục Dạ huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020
lượt xem 5
download
Đề tài này nghiên cứu phân tích, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội, hiện trạng xây dựng nông thôn của xã Lục Dạ. Đề xuất quy hoạch không gian và hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lục Dạ huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN ĐỨC TUẤN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ LỤC DẠ HUYỆN CON CUÔNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ SỸ VIỆT Hà Nội, 2012
- i LỜI NÓI ĐẦU Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học lâm nghiệp trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Nhân dịp này cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Ban lãnh đạo và cán bộ UBND xã Lục Dạ; khoa Sau đại học trường Đại học Lâm nghiệp; và đặc biệt là thầy giáo TS. Lê Sỹ Việt, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và thực hiện luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng nghiên cứu, làm việc để hoàn thiện luận văn, song do hạn chế về mặt thời gian và trình độ, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, kết quả nghiên cứu là trung thực theo các số liệu điều tra, đánh giá. Nếu có vấn đề gì về số liệu điều tra cũng như kết quả nghiên cứu, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin chân thành cám ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2012 Tác giả Trần Đức Tuấn
- ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn.................................................................................................................. i Mục lục ...................................................................................................................... ii Danh mục các từ viết tắt .......................................................................................... vi Danh mục các bảng ................................................................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... i Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 3 1.1. Những vẫn đề chung về phát triển nông thôn ................................... 3 1.1.1. Vai trò của kinh tế Nông nghiệp nông thôn .................................... 3 1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng và nội dung phát triển kinh tế nông nghiệp ........................................................................................................ 3 1.1.3. Kinh nghiệm của Việt Nam và một số nước châu Á trong KTNN .. 5 1.2. Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp (QHNLN) ......................... 15 1.2.1. Trên thế giới ...................................................................................... 15 1.2.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 18 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............26 2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 26 2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 26 2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................... 26 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................... 26 2.3.Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 26 2.3.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Lục Dạ ......... 26 2.3.2 Đánh giá thực trạng nông thôn theo xã Lục Dạ bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ............................................................................... 26 2.3.3. Đánh giá thực trạng các chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn xã ................................................................................................ 27 2.3.4 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lục Dạ giai đoạn 2012– 2020 ......................................................................................................... 27
- iii 2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 27 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 27 2.4.2. Tổng hợp và xử lý số liệu .............................................................. 28 Chương . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................30 3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Lục Dạ ............................... 30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 30 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................... 34 3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất .................................................................. 41 3.2. Đánh giá thực trạng nông thôn xã Lục Dạ theo bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ................................................................................. 46 3.2.1 Công tác quy hoạch............................................................................ 46 3.2.2 Về Hạ tầng kinh tế - xã hội ............................................................ 46 3.2.4 Về văn hóa - xã hội - môi trường ................................................... 60 3.2.5 Đánh giá chung .............................................................................. 65 3.4. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lục Dạ giai đoạn 2012– 2020 71 3.4.1. Định hướng phát triển KTXH của xã ............................................ 71 3.4.2 Một số dự báo cơ bản..................................................................... 72 3.4.3 Định hướng quy hoạch xã Lục Dạ ................................................. 74 3.4.5. Quy hoạch các biện pháp bảo vệ môi trường ............................... 95 3.4.6. Nhu câu đầu tư và hiệu quả của phương án ................................. 96 3.3.7. Đề xuất các nội dung cần giải quyết nhằm đạt đạt được bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới .................................................................. 102 KẾT LUẬN TỒN TẠI KHUYẾN NGHỊ ...................................................................110 1. Kết luận ................................................................................................. 110 2. Tồn tại ................................................................................................... 113 3. Khuyến nghị .......................................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 CN Công nghiệp 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 3 CN-TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 4 DV-TM Dịch vụ - thương mại 5 KTXH Kinh tế xã hội 6 QHPTNT Quy hoạch phát triển nông thôn 7 QSDĐ Quyền sử dụng đất 8 SDĐ Sử dụng đất 9 TH Tiểu học 10 THCS Trung học cơ sở 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 XDCB Xây dựng cơ bản 13 NTM Nông thôn mới 14 TG Thế giới 15 PTNT Phát triển nông thôn 16 NVH Nhà văn hóa 17 SX Sản xuất 18 NTTS Nuôi trồng thủy sản
- v DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Thông kê số hộ và dân số trên địa bàn xã 34 3.2 Cơ cấu kinh tế theo từng giai đoạn 35 3.3 Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số loài cây trồng 36 chính trên địa bàn xã 3.4 Diễn biến đàn gia súc, gia cầm qua các năm 38 3.5 Cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp 39 3.6 Diện tích đất lâm nghiệp phân theo các trạng thái rừng 40 3.7 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Lục Dạ 43 3.8 Các đường giao thông tại khu vực nghiên cứu 47 3.9 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế 57 3.10 Tỷ lệ hộ nghèo theo từng bản tại khu vực nghiên cứu 59 3.11 Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại khu vực nghiên cứu 59 3.12 Tổng hợp đánh giá xã Lục Dạ theo các chỉ tiêu về nông thôn mới 66 3.13 Dự báo quy mô đặc điểm dân số, lao động xã Lục Dạ 72 3.14 Dự báo quy hoạch sử dụng đất theo các hạng mục 74 3.15 Quy hoạch mạng lưới các điểm dân cư 77 3.16 Chi tiết làm mới đường giao thông dân sinh 82 3.14 Nâng cấp đường giao thông dân sinh 82 3.18 Làm mới đường giao thông thôn nội đồng 83 3.19 Nâng cấp đường giao thông thôn nội đồng 83 3.20 Tính toán lượng rác thải ra hàng ngày 87 3.21 Dự báo diện tích năng suất sản lượng một số cây trồng chính 90 3.22 Hệ thống kênh tưới các loại 91 3.23 Dự kiến quy mô gia súc, gia cầm đến năm 2020 tại xă Lục Dạ 93 3.24 Quy hoạch các loại đất, loại rừng tại xã Lục Dạ 93 3.25 Tổng hợp vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới giai đoạn 97 2010 – 2020
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển nông thôn là một lĩnh vực quan trọng và cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế và hiện đại hoá đất nước. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, nông thôn nước ta đã có sự đổi mới và phát triển khá toàn diện. Vấn đề nông thôn và phát triển nông thôn đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, cả về tổng kết lý luận, thực tiễn và đầu tư cho phát triển. Để phát triển nông thôn đúng hướng, có cơ sở khoa học và đảm bảo phát triển bền vững, quy hoạch phát triển nông thôn có vai trò hết quan trọng. Quy hoạch phải được tiến hành trước, là tiền để cho đầu tư phát triển. Trong thời gian qua, nước ta đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lịch sử. Đời sống người dân được nâng cao, các dịch vụ xã hội được cải thiện. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa nhanh tạo ra sự bất bình đẳng và chênh lệch giàu nghèo, mức sống, thu nhập lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị. Khu vực nông thôn đang chịu nhiều thiệt thòi, hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, ô nhiễm môi trường, đời sống vẫn còn nhiều khó khăn. Lục Dạ là xã miền núi vùng sâu thuộc khu vực huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu dân sinh, văn hoá xã hội và cho sản xuất còn yếu kém. Các tiến bộ khoa học Kỹ thuật, công nghệ tiên tiến chưa được đầu tư, áp dụng nhiều vào sản xuất, nên tăng trưởng kinh tế chưa cao và không bền vững. Trong những năm gần đây, kinh tế xã đã có những chuyển biến tích cực sang hướng sản xuất hàng hoá. Các tác động trên có ảnh hưởng nhiều đến môi trường cảnh quan, chất lượng môi trường sống cũng như kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển chưa chú ý tới bảo vệ môi trường cũng như cảnh quan nông thôn truyền thống, xây dựng chưa có quy hoạch nên vẫn chưa tạo lập được bộ mặt nông thôn mới. Do đó, việc lập quy hoạch xây dựng
- 2 Nông thôn mới tại xã Lục Dạ là việc làm cấp bách và cần thiết nhằm thiết lập một hình mẫu điển hình trong xây dựng nông thôn mới tại khu vực nông thôn miền núi. Chính vì vậy để giải quyết vấn đề trên cần phải có một kế hoạch xây dựng phát triển nông thôn cơ bản, toàn diện và sâu sắc, đáp ứng mong muốn của nhân dân và yêu cầu chiến lược xây dựng của đất nước cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Do vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhằm góp phần vào công tác quy hoạch phát triển nông thôn mới của huyện Con Cuông nói chung cũng như xã Lục Dạ nói riêng, tôi thực hiện đề tài “Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lục Dạ huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020”.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những vẫn đề chung về phát triển nông thôn Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học và Bách khoa Việt Nam thì nông thôn là phần lãnh thổ của một nước hay một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, điều kiện sống khác biệt với đô thị và cư dân chủ yếu làm nghề nông. Kinh tế nông nghiệp là tổng thể quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, biểu hiện bằng những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất,những hình thức tiêu dùng các sản phẩm sản xuất ra với những hình thức tổ chức sản xuất, trao đổi, phân phối và cơ chế quản lý tương ứng của Nhà nước đối với toàn bộ nền nông nghiệp. 1.1.1. Vai trò của kinh tế Nông nghiệp nông thôn - Phát triển kinh tế nông nghiệp trực tiếp tăng thu nhập cho dân cư nông thôn sẽ ổn định xã hội và là sự đảm bảo quan trọng cho phát triển bền vững của nền kinh tế. - Phát triển kinh tế nông nghiệp sẽ thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thực hiện được quá trình phân công lao động xã hội tại chỗ. - Phát triển kinh tế nông nghiệp sẽ tạo cơ sở vật chất cho phát triển văn hóa ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới. - Phát triển kinh tế nông nghiệp tạo tích lũy và những điều kiện cần thiết cho phát triển kinh tế toàn diện. 1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng và nội dung phát triển kinh tế nông nghiệp 1.1.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp
- 4 Sản xuất nông nghiệp tuy tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp mới chỉ giảm tương đối. Hiện 70% thu nhập của nông dân vẫn từ nông nghiệp, trong khi thu nhập từ công nghiệp và dịch vụ từ khối này mới chỉ chiếm 30%. Điều này chứng tỏ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Thời gian qua, các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn đã có những chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt trong quá trình triển khai. Vì vậy, cần phải có giải pháp đồng bộ để thúc đẩy phát triển vấn đề này. Cần làm tốt quy hoạch các vùng chuyên canh; hỗ trợ nông dân mạnh hơn nữa; phát triển các ngành công nghiệp phục vụ sản suất; chế biến; tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng chủ lực. Vấn đề vốn cũng là một vấn đề cần thiết và cấp bách đối với sự phát triển kinh tế của khu vực này. Đại diện các ngân hàng cho rằng, trước mắt nên tập trung đưa ra các giải pháp để vốn tín dụng trở thành “bà đỡ” làm “đòn bẩy” cho kinh tế khu vực này. Trong thời gian qua, vấn đề quy hoạch, tiêu thụ nông sản cho nông dân, thông tin thị trường và chính sách hỗ trợ để người nông dân giảm thiểu rủi ro và có lãi ổn định vững chắc là vấn đề bất cập. đầu tư tín dụng cho khu vực này cần phải được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai đồng bộ các chính sách, phấn đấu đưa tăng trưởng tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của nền kinh tế. Cụ thể, các ngân hàng sẽ ưu tiên nguồn vốn cho kinh tế nông nghiệp; tăng cường hợp tác với các tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong lĩnh vực
- 5 nông nghiệp để cung ứng vốn; các dịch vụ ngân hàng khép kín đồng bộ từ khâu sản xuất, gieo trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm… 1.1.2.2. Các nội dung cơ bản phát triển kinh tế nông nghiệp Phát triển nông nghiệp cần gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đưa tỷ trọng thu nhập từ công nghiệp, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng lên. Bên cạnh đó ngành nông nghiệp cần tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, đưa hàng hoá, nông sản có sức cạnh tranh cao. Để giải quyết những vấn đề này, phát triển khoa học công nghệ phải được coi là khâu quyết định trong việc tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp phải có chiến lược cạnh tranh cụ thể đối với từng ngành hàng và phát triển mạnh những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như gạo, cao su, cà phê, tiêu, chè... ngành nông nghiệp cần phát triển các loại hình doanh nghiệp ở nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực này, đồng thời tiếp tục chú trọng phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực sản xuất, giúp nông dân xoá đói giảm nghèo. 1.1.3. Kinh nghiệm của Việt Nam và một số nước châu Á trong KTNN 1.1.3.1. Kinh nghiệm ở Việt Nam: xây dựng nông nghiệp, nông thôn mới Theo đánh giá của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, trong công cuộc đổi mới đất nước, sở dĩ nền nông nghiệp Việt Nam phát triển và có những thành tựu to lớn, là bởi các chính sách của Ðảng và Nhà nước ta phù hợp với tình hình thực tiễn, nên được người dân cả nước, nhất là nông dân hưởng ứng và lao động sáng tạo. Nổi bật nhất là các chính sách và sự chỉ đạo về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu để nông nghiệp từng bước hiện đại hóa. Ðó là việc rà soát, bổ sung quy hoạch các vùng chuyên canh cây công
- 6 nghiệp, cây ăn quả, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển các vùng nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, các cơ quan khoa học đã tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất giống, canh tác, chăm sóc, tăng cường cơ giới hóa khâu sản xuất, thu hoạch, phơi sấy, sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch. Cùng với các chính sách lớn để ổn định và phát triển nông nghiệp nông thôn, đầu tư cho tam nông trong khoảng ba năm qua đã lên tới hơn 100 nghìn tỷ đồng, gấp hai lần so với ba năm từ 2006 đến 2008. Trong phân bổ đầu tư đã thực hiện tốt chủ trương hỗ trợ việc xây dựng hệ thống kho tàng, các cơ sở bảo quản, phơi sấy, sơ chế nhằm giảm hao hụt, bảo đảm chất lượng sau thu hoạch. Coi trọng hơn công tác khuyến nông, công tác thú y, bảo vệ thực vật... đã tích cực và thiết thực giúp nông dân áp dụng nhanh tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Một vấn đề lớn trong các chính sách và đầu tư cho lĩnh vực tam nông là Nhà nước đã ban hành và thực thi các chương trình hỗ trợ các huyện và các xã nghèo, tập trung ở các vùng nông thôn ở miền núi, biển đảo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, giảm bớt sự đóng góp của nông dân và tạo điều kiện cho người nghèo, vùng nghèo cùng được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới. Tuy vậy, việc triển khai thực hiện các chính sách tam nông trong những năm qua vẫn còn một số bất cập và hạn chế. Nổi lên là việc phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại còn chậm và chưa thật gắn kết với xây dựng nông thôn mới. Những số liệu điều tra của ngành thống kê cho thấy một nghịch lý. Các vùng đất nông nghiệp rộng lớn thì có tỷ lệ lao động thấp, phân bố lao động lại chưa phát huy được lợi thế về đất đai tạo ra sự dịch chuyển lao động rất lớn từ nông thôn ra thành thị. Ví như vùng trung du và miền núi phía bắc
- 7 chỉ chiếm 13,8% lực lượng lao động, còn khu vực Tây Nguyên rộng lớn chỉ chiếm 5,8% lao động. Ðáng chú ý là sự chuyển dịch lao động trong nông nghiệp ba năm gần đây có những biến động tiêu cực do tác động của khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới. Nếu trước năm 2008 lao động nông nghiệp đã giảm từ 54,7% vào năm 2006 xuống 47,7% vào năm 2008 thì năm 2009 tỷ lệ lao động nông nghiệp lên đến 53,9% và năm 2010 là 59,1% do việc cắt giảm mạnh lao động khu vực công nghiệp và dịch vụ. Xây dựng nông thôn mới là chương trình quốc gia với những quyết sách lớn và tầm nhìn xa của Ðảng và Nhà nước. Trong đó nội dung lớn xuyên suốt là xây dựng nền nông nghiệp hiện đại gắn kết chặt chẽ với phát triển nông thôn mới ở thế kỷ 21. Ðể phát triển nền nông nghiệp hiện đại gắn liền với xây dựng nông thôn mới, trước tiên cần phải rà soát lại các quy hoạch ngành nông nghiệp từ sản xuất đến chế biến gắn với quy hoạch các điểm dân cư nông thôn. Trên nền tảng của quy hoạch cần thiết phải điều chỉnh để tiếp tục triển khai xây dựng các chương trình phát triển nông nghiệp một cách khoa học và xây dựng nông thôn theo những tiêu chí mới. Ði vào hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thì quy hoạch phải làm trước. Do đó, trong công tác quy hoạch nông nghiệp và nông thôn cần thiết phải tính toán một cách toàn diện sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền và liên vùng để tránh sự lãng phí và những mâu thuẫn của quá trình phát triển. 1.1.3.2. Kinh nghiệm ở Nhật Bản: Nông nghiệp phát triển tạo đà cho công nghiệp hóa Như mọi quốc gia Âu, Mỹ trước đây, quá trình công nghiệp hóa ở Nhật Bản bắt đầu bằng một thời gian dài tăng trưởng nhanh sản xuất nông nghiệp. Trải qua một thế kỷ phát triển, Nhật Bản đã trở thành một quốc gia công
- 8 nghiệp hiện đại nhưng đơn vị sản xuất nông nghiệp chính vẫn là các hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chất của nền văn hóa lúa nước. Đặc điểm này rất giống với hoàn cảnh Việt Nam. Những kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển kinh tế nông thôn có thể được tóm tắt như sau: - Thứ nhất, tăng năng suất nền nông nghiệp quy mô nhỏ, giữu lao động lại nông thôn. Trước công cuộc duy tân, như mọi nước châu Á, kinh tế Nhật bản là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ tiểu nông phong kiến năng suất thấp, địa tô cao, Nhật Bản luôn bị giới hạn bởi tài nguyên đất đai ngày càng ít và dân số ngày càng đông (năm 1962, diện tích trung bình là 0,8ha/hộ nông dân). Trong hoàn cảnh đất chật người đông, chiến lược phát triển khôn khéo và hiệu quả đã được Nhật Bản thực hiện thành công để đạt được mục tiêu khó khăn, đưa nông nghiệp đi vào phát triển theo chiều sâu từ giai đoạn tăng trưởng ban đầu (chiến lược này gần gũi với quan điểm “CNH – HĐH nông nghiệp” của chúng ta ngày nay). Từ năm 1878 đến năm 1912 là thời kỳ công nghiệp Nhật Bản tăng trưởng nhảy vọt nhưng tổng số lao động nông nghiệp chỉ giảm rất ít từ 15,5 triệu xuống 14,5 triệu người, công nghiệp tăng trưởng gần như chỉ thu hút phần lao động thêm ra do tăng dân số tự nhiên. - Thứ hai là: dưỡng sức dân, tạo khả năng tích lũy và phát triển nội lực. Nhật Bản là một ví dụ điển hình cho vai trò quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp đóng góp cho quá trình hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước. Trong suốt nửa thế kỷ, nền kinh tế tăng tốc, nông nghiệp cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm cho nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp thị dân và công nhân công nghiệp có nhu cầu ngày càng tăng, nhờ đó dập tắt nguy cơ lạm phát do thiếu lương thực gây ra (như đã từng xảy ra ở nhiều nước phải nhập khẩu lương thực); thông qua xuất khẩu nông, lâm sản (chè và lụa là hai mặt hàng xuất khẩu chính), đóng góp nguồn ngoại tệ quan trọng để xuất khẩu
- 9 máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp hàng hóa; cung cấp nguyên liệu cho các nghành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dung. Sau chiến tranh, nước Nhật bị tàn phá rơi vào tình trạng đói kém, ngoại tệ thiếu hụt, khó nhập khẩu lương thực. Bị dồn vào chân tương, vẫn như trước, Nhật Bản áp dụng phương châm “dưỡng dân, để dân tự tích lũy, tự khai thác nội lực tạo phát triển”. tuy còn thiếu lương thực nhưng chính phủ chấp nhận sức ép của nhu cầu khôi phục công nghiệp và thành phố cần lương thực, kiên trì chính sách giữ giá nông sản cao để khuyến khích nông dân. Giá lương thực cao đã nhanh chóng thúc đẩy nông dân tăng sản lượng, mở rộng sản xuất vượt qua khủng hoảng . Từ năm 1970, Nhật Bản đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa nông thôn, thu nhập của nhân dân tăng nhanh do chính sách phi tập trung hóa công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, tỷ lệ đóng góp của các ngành phi nông nghiệp trong thu cập cư dân nông thôn ngày càng tăng. Năm 1990, phần thu nhập phi nông nghiệp cao hơn 5,6 lần phần thu từ nông nghiệp. Thu nhập từ nông nghiệp của nông dân tăng gấp 9 lần so với mức năm 1950 chủ yếu nhờ giá nông sản tăng do Chính phủ đã trợ giá. Tính cả thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp, thu nhập của nông dân tính theo đầu người hay bình quân hộ đều cao hơn thu nhập hộ công nhân đô thị. - Thứ ba là, gắn nông nghiệp với công nghiệp, gắn nông thôn với thành thị. Một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện thành công CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản là sự liên kết hài hòa giữa nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp và đô thị. Phát triển kết cấu hạ tầng, (thông tin, giao thông, giáo dục, nghiên cứu) là nhân tố quan trọng thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tạo nên năng suất đất
- 10 đai các giai đoạn đầu thời kỳ Duy Tân và tạo điều kiện phát huy tác dụng máy móc, thiệt bị và hóa chất cho quá trình cơ giới hóa và hóa học hóa nông nghiệp, tạo nên năng suất lao động cao cho nông nghiệp Nhật bản giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Một tác động quan trọng khác của công nghiệp là tạo việc làm cho lao động nông thôn. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ chú trọng phát triển những công nghệ thu hút nhiều lao động trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa. Ngay cả đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các công nghệ hiện đại thu hút nhiều vốn đã phát triển, các công nghệ thu hút lao động vẫn được coi trọng đặc biệt. Một biện pháp khác là phân bố các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn. Nhờ kết cấu hạ tầng, hệ thống năng lượng và liên lạc hoàn chỉnh, giá thấp, không chỉ các ngành công nghiệp chế biến dung nguyên liệu nông nghiệp như tơ tằm, dệt may mà cả các ngành cơ khí, hóa chất cũng phân bố trên địa bàn nông thôn toàn quốc. 1.1.3.3. Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp ở Trung quốc Hơn 50 năm qua, khoa học và công nghệ (KH&CN) nông nghiệp của Trung Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ, đóng góp to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc mà bao trùm lên có thể thấy là đã giải quyết vấn đề no ấm cho hơn 1 tỷ dân, phát triển mạnh mẽ công nghiệp hương trấn, đưa hàng trăm triệu nông dân Trung Quốc đến cuộc sống khá giả. Có được những thành tựu ấy là do Chính phủ cũng như các cấp chính quyền địa phương ở Trung Quốc rất coi trọng KH&CN nông nghiệp, thể hiện ở sự đầu tư cho nó; có cơ chế khuyến khích mạnh mẽ cán bộ khoa học lao động và sáng tạo, bám sát mặt trận nông nghiệp, nông dân và nông thôn; chú trọng xây dựng hệ thống các tổ chức KH&CN trong nông nghiệp; quan tâm thích đáng
- 11 tới việc nâng cao ý thức và năng lực KH&CN cho nông dân... Thiết nghĩ những kinh nghiệm đó của họ rất đáng để chúng ta tham khảo và học tập. Trong hơn 50 năm qua khoa học và công nghệ (KH&CN) nông nghiệp của Trung Quốc được đánh giá là có bước tiến mạnh mẽ, cống hiến to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Tiến bộ rõ nét nhất trong ngành trồng trọt là đã mang lại đời sống no ấm cho 1,2 tỷ dân, đặt nền móng tốt cho việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Trong công tác di truyền chọn tạo giống đã có hàng loạt các kết quả đột phá trong tạo giống lúa thấp cây, cao sản, sử dụng ưu thế lai... Theo thống kê, từ năm 1949 đến năm 1998, các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra được hơn 5 000 tổ hợp các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, tính chống chịu cao... Các loại giống này đã làm cho giống cây trồng được đổi mới tới 4 - 5 lần, mỗi lần đổi mới, sản lượng tăng lên 10-30%. Chỉ riêng việc trồng giống lúa lai đã làm tăng được 350 triệu tấn lúa gạo. Hàng loạt công nghệ mới đã được sáng tạo và ứng dụng trong nông nghiệp, làm cho hơn 1/3 diện tích đất canh tác của Trung Quốc đã trồng được nhiều vụ. Công nghệ trồng trọt được định lượng hóa, mô hình hóa, hệ thống hóa và khu vực hóa, công nghệ tưới tiết kiệm nước, công nghệ phòng trừ dịch bệnh tổng hợp nhằm hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững đã và đang được trình diễn và phổ biến. Ngành nuôi trồng thủy sản cũng tiến bộ nhanh chóng, góp phần cải thiện cơ bản cơ cấu bữa ăn của nhân dân Trung Quốc. Kỹ thuật nuôi trồng phát triển tương đối nhanh, chủ yếu thể hiện trong kỹ thuật tạo giống, nhân giống, kỹ thuật nuôi dưỡng, chế biến thức ăn và phòng dịch, công nghệ chăn nuôi công nghiệp... Kỹ thuật tạo giống nhân tạo trong ngành thủy sản cũng có bước đột phá lớn, thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, đưa Trung Quốc từ "đại quốc tiểu sản" (nước lớn nhưng sản xuất nhỏ - chỉ sản lượng thủy sản thấp) trở thành nước có sản lượng thủy sản lớn nhất thế giới (41,22 triệu tấn/năm).
- 12 Trong lâm nghiệp, KH&CN đã có tác dụng rõ rệt trong việc cải tạo môi trường sinh thái và điều kiện sống cho nhân dân. Tính đến cuối năm 1999, ngành lâm nghiệp đã có tới 5100 kết quả nghiên cứu, trong đó hai đề tài: Xây dựng rừng phòng hộ tuyến đường sắt Bao Lan và áp dụng thuốc ra rễ ABT đã được giải thưởng nhà nước. Công cuộc cải tạo rừng ở ba khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Hoa Bắc đã có hiệu quả rõ rệt nhờ áp dụng công nghệ và các giống cây trồng phát triển nhanh. Hiện nay tỷ lệ che phủ rừng của Trung Quốc đạt 16,55%. Trong phát triển nông thôn, nổi bật nhất là sự phát triển của công nghiệp hương trấn - một trong những điều khiến cho cả thế giới phải để tâm. Công nghiệp hương trấn của Trung Quốc bắt đầu được khởi động từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, đến cuối những năm 80 bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh, đầu những năm 90 thực hiện điều chỉnh tối ưu hoá, đến giữa những năm 90 lại có bước tăng trưởng nhanh, tạo ra nhiều kỳ tích. Công nghiệp hương trấn đã trở thành trụ cột và là nguồn tăng trưởng chính của kinh tế nông thôn Trung Quốc. Đến cuối năm 1999 Trung Quốc đã có hơn 20 triệu xí nghiệp công nghiệp hương trấn với hơn 125 triệu công nhân, tạo ra giá trị gia tăng là 2500 tỷ nhân dân tệ, chiếm 60% giá trị tổng sản lượng kinh tế nông thôn và trên 27% GDP cả nước. Việc sáng tạo thể chế, sáng tạo công nghệ đã mang lại sức sống cho công nghiệp hương trấn phát triển, trong đó phải kể đến tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ và nâng cấp thiết bị - động lực để phát triển công nghiệp hương trấn. Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt các biện pháp rất linh hoạt, sáng tạo như nới rộng phạm vi hoạt động của cán bộ khoa học, đặc biệt là thực thi kế hoạch đốm lửa để gia tăng sức đóng góp của KH&CN... Nhờ áp dụng phương châm: “Các cấp lãnh đạo quan tâm, nông dân đòi hỏi, cán bộ KH&CN cố gắng”, đã tạo nên khí thế khoa học hưng nông sôi
- 13 nổi trong toàn xã hội. Người nông dân luôn nhận được các thông tin về kỹ thuật mới từ các phương tiện báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình... và tích cực tham gia các lớp tập huấn. Theo thống kê chưa đầy đủ, nông dân các nơi đã tự thành lập hơn 10 vạn tổ chức KH&CN gồm nhiều loại hình khác nhau, với hơn 3 triệu thành viên. Các cấp chính quyền hết sức ủng hộ và coi trọng triển khai các hình thức khuyến nông, phổ biến kiến thức. Nhiều tỉnh và thành phố đã đầu tư mạnh mẽ về kinh phí để cải tạo công nghệ và nghiên cứu áp dụng KH&CN. Đội ngũ cán bộ KH&CN vừa được nâng cao về ý thức và trình độ năng lực, vừa bám sát thực tế, tìm tòi sáng tạo và triển khai các hoạt động một cách thiết thực nên tác dụng ngày càng to lớn. Về xây dựng tiềm lực KH&CN trong nông nghiệp, sau hơn 50 năm trên phạm vi toàn lãnh thổ Trung Quốc đã hình thành hệ thống nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ KH&CN nông nghiệp cả trước, trong và sau quá trình sản xuất. Trung Quốc hiện có 1 587 cơ sở nghiên cứu khoa học, trong đó có 1009 cơ sở thuộc ngành nông học, 296 - ngành lâm học, 148 - chăn nuôi thú y, 127 - thủy sản. Tổng số cán bộ, nhân viên của các cơ sở này lên tới 1,5 triệu người. Tổ chức khuyến nông từ cấp quốc gia đến tỉnh, thành phố, khu, huyện, xã... có 245 000 với tổng số 1,17 triệu cán bộ. Trung Quốc hiện có 84 trường đại học nông nghiệp, 496 trường trung học chuyên nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Công tác nghiên cứu cơ bản và công nghệ cao đã có bước phát triển, rút ngắn được khoảng cách với các nước phát triển trong các lĩnh vực như: Tế bào thực vật, nuôi cấy mô, tạo giống đơn bội thể và các nghiên cứu ứng dụng khác hiện đã đứng vào hàng tiên tiến trên thế giới. Qua sự thành công trong phát triển KH&CN nông nghiệp của Trung Quốc có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- 14 Phát huy tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, tập trung nguồn lực vào những việc lớn. Kết hợp chặt chẽ nhà nước, ngành và địa phương, theo phương châm: “Nhà nước lập sân khấu, cán bộ KH&CN biểu diễn”, trung ương đi đầu, địa phương phụ trách liên kết các ngành chuyên môn tập trung vào những trọng điểm KH&CN để tạo nên hiệu quả và đạt tới mục tiêu cuối cùng cho nông dân hưởng thụ. Kiên trì phương hướng phục vụ “Tam nông”: Việc lựa chọn các đề tài KH&CN nông nghiệp phải bám sát mặt trận chính là kinh tế quốc dân, hướng vào những yêu cầu của nhà nước, chọn ra những yêu cầu cấp thiết, mấu chốt của nông thôn, nông nghiệp và nông dân để giải quyết. Phát huy ưu thế khoa học đa ngành tập trung vào giải quyết các vấn đề KH&CN trong nông nghiệp: Trong thời kỳ “9-5” (kế hoạch 5 năm lần thứ 9), KH&CN đã đương đầu trực tiếp với các vấn đề hiện tại và tương lai, những điểm nóng và điểm khó trong việc tạo ra năng suất và chất lượng cao của “5 cây trồng lớn”. Nhờ tổ chức và phối hợp tốt các lực lượng của nhà nước, ngành, địa phương và các lĩnh vực, họ đã giành được những kết quả có tính đột phá, tạo được những công nghệ chuẩn bị cho các yêu cầu lớn về sản xuất các giống cây trồng chủ yếu trong thế kỷ 21. Kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ KH&CN và nông dân, phát huy cao độ tính sáng tạo của đội ngũ những người lao động nông nghiệp. Coi trọng việc đào tạo nhân tài KH&CN nông nghiệp và bồi dưỡng nâng cao trình độ của nông dân. Người nông dân cần được nâng cao tố chất văn hóa, KH&CN để có đủ khả năng áp dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất. Cán bộ KH&CN phải biết kết hợp chặt công tác nghiên cứu với thực tiễn sản xuất và đời sống, phải bám đồng ruộng, nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề khó khăn của thực tế sản xuất nông nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 410 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 233 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 200 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn