intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:214

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với việc tập hợp, phân tích các nguồn tư liệu lịch sử, luận văn mong muốn khắc hoạ một cách hệ thống vấn đề tổ chức và hoạt động quản lý đô thị Thăng Long - Kẻ Chợ với vai trò trung tâm chính trị - hành chính đất nước, dưới tác động của các nhân tố, các biến động về chính trị - kinh tế và xã hội của qua ba thế kỷ XVI, XVII và XVIII.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN NGỌC PHÚC CÁC THIẾT CHẾ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ THĂNG LONG THẾ KỶ XVI - XVIII LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Hà Nội, 2007
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN NGỌC PHÚC CÁC THIẾT CHẾ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ THĂNG LONG THẾ KỶ XVI - XVIII Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 602254 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ VĂN QUÂN Hà Nội, 2007
  3. BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT CM Khâm định Việt sử thông giám cương mục ĐVTS Đại Việt thông sử LT Lịch triều hiến chương loại chí LTCL Lê triều chiếu lịnh thiện chính LQKS Lê quý kỷ sự LTTK Lịch triều tạp kỷ Nxb Nhà xuất bản TB Đại Việt sử ký tục biên TT Đại Việt sử ký toàn thư Tr. Trang
  4. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 3. Mục đích nghiên cứu 8 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 8 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 9 6. Đóng góp của luận văn 12 7. Bố cục luận văn 12 Chương 1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ THĂNG LONG THẾ KỶ XVI - XVIII 14 1.1 Các tác động tự nhiên 14 1.1.1 Đặc điểm địa chất, địa hình 14 1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn 14 1.2 Các tác động chính trị 16 1.2.1 Thăng Long với vai trò trung tâm chính trị - hành chính đất nước 16 1.2.2 Những biến động chính trị 17 1.3 Các tác động kinh tế - xã hội 20 1.3.1 Sự hưng khởi của nền kinh tế hàng hoá và đô thị 20 1.3.2 Tác động xã hội 25 Tiểu kết 28 Chương 2 CÁC THIẾT CHẾ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ THĂNG LONG THẾ KỶ XVI - XVIII 30 2.1 Thành Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII 30 2.1.1 Hệ thống thành luỹ 30 2.1.2 Khu vực chính trị - hành chính 32 2.1.3 Khu vực kinh tế - dân gian 35 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý đô thị 40 2.2.1 Cơ cấu đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy quan lại 40 1
  5. - Cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính các cấp 40 - Nguyên tắc tổ chức; nhiệm vụ, chức trách của bộ máy quản lý hành chính các cấp 42 2.2.2 Đào tạo, tuyển chọn, bổ dụng và các cơ chế kiểm soát, tổ chức quản lý hành chính 52 - Đào tạo, tuyển chọn và bổ dụng 52 - Cơ chế vận hành, giám sát các hoạt động của bộ máy hành chính các cấp 55 2.3 Các cơ chế tự trị - tự quản trong hoạt động quản lý đô thị 58 Tiểu kết 67 Chương 3 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THĂNG LONG THẾ KỶ XVI - XVIII 69 3.1 Quản lý dân cư 69 3.1.1 Các biện pháp hành chính quản lý dân cư 69 3.1.2 Quan lại, Nho sĩ, binh lính 70 3.1.3 Thợ thủ công - thương nhân, nông dân 77 3.1.4 Các đối tượng dân cư khác 80 3.2 Quản lý các hoạt động kinh tế 84 3.2.1 Quản lý thủ công nghiệp 85 3.2.2 Quản lý thương nghiệp 87 3.2.3 Quản lý các hoạt động ngoại thương 91 3.2.4 Quản lý nông nghiệp 94 3.3 Quản lý an ninh trật tự đô thị 96 3.4 Quản lý tài nguyên, môi trường 101 3.4.1 Quản lý đất đai 101 3.4.2 Quản lý sông, hồ, đầm và hệ thống đê điều 103 3.5 Quản lý một số lĩnh vực khác 106 3.5.1 Một số chính sách quản lý giáo dục, khoa cử 106 3.5.2 Quản lý phong tục, nếp sống 109 Tiểu kết 112 KẾT LUẬN 115 2
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC - Phụ lục 1: Biên niên sự kiện Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII - Phụ lục 2: Nội dung các lệnh dụ về tổ chức và hoạt động quản lý Thăng Long trong "Lê triều chiếu lịnh thiện chính" - Phụ lục 3: Một số quy định đối với Thăng Long trong "Quốc triều hình luật" - Phụ lục 4: Một số quy định trong "Lê triều hội điển" - Phụ lục 5: Văn bia - Phụ lục 6: Tư liệu phương Tây về Thăng Long - Kẻ Chợ (trích dịch) - Phụ lục 7: Bản đồ Thăng Long thời Lê-Trịnh, một số hình ảnh Hà Nội cổ 3
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc hiện nay, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đô thị đang ngày càng khẳng định vai trò chủ đạo đối với khu vực nông thôn và toàn xã hội nói chung. Vấn đề quản lý và phát triển đô thị do đó đang đặt ra những yêu cầu bức thiết, đòi hỏi sự đầu tƣ trên nhiều phƣơng diện, từ nguồn vốn vật chất, nguồn nhân lực, trình độ, kinh nghiệm tổ chức và quản lý... Vì vậy, đô thị và lĩnh vực quản lý đô thị trở thành đối tƣợng quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, theo nhiều hƣớng tiếp cận. 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn, theo sự vận động của quá trình kinh tế - xã hội, đô thị Việt Nam có đặc điểm, tính chất và đặc thù riêng. Thời Bắc thuộc, hình thành một số đô thị - lỵ sở cai trị của chính quyền đô hộ (Luy Lâu, Tống Bình), cảng thị - nơi diễn ra các hoạt động trao đổi buôn bán trong và ngoài nƣớc (Lạch Trƣờng, Chiêm Cảng). Thời Trung đại, các vƣơng triều phong kiến độc lập đều chú ý xây dựng kinh đô trở thành trung tâm quyền lực, do vậy, loại hình đô thị chính trị - hành chính có điều kiện phát triển (Hoa Lƣ, Thăng Long, Tây Đô). Nhìn một cách tổng quát, đến trƣớc thời cận đại, đô thị Việt Nam mang đặc trƣng của loại hình đô thị phƣơng Đông truyền thống, đó là sự kết hợp của hai yếu tố đô (trung tâm, lỵ sở hành chính quan liêu) và thị (tụ điểm kinh tế, nơi tập trung các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá). Tuy nhiên, dƣới tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong suốt quá trình tồn tại, có đô thị nổi bật hơn về chức năng hành chính (Cổ Loa, Phú Xuân), ngƣợc lại, có đô thị chủ yếu giữ vị trí trung tâm kinh tế (Phố Hiến, Hội An). 1.3 Trƣờng hợp điển hình, hội tụ đầy đủ cả hai yếu tố đô - thị là Thăng Long - Hà Nội. Hơn 9 thế kỷ kể từ thời điểm định đô năm 1010, gần nhƣ liên tục, Thăng Long luôn giữ đƣợc sự phát triển cân đối, vừa đảm trách vai trò của một trung tâm chính trị - hành chính, vừa là trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nƣớc, trở thành đô thị tiêu biểu suốt thời kỳ trung đại. Xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của đô thị này, mỗi giai đoạn lịch sử, quản lý đô thị Thăng Long, trong đó có việc tổ 4
  8. chức và vận hành bộ máy quản lý hành chính, các lĩnh vực quản lý đô thị (quản lý dân cƣ, văn hoá, tài nguyên...) có thể xem nhƣ một đại diện, phản ánh hiệu quả quản lý đô thị, quản lý đất nƣớc đƣơng thời. 1.4 Khác với thời Lý, Trần, Lê Sơ, trải ba thế kỷ XVI, XVII, XVIII dƣới thời Mạc và Lê Trung hƣng là thời kỳ diễn ra nhiều biến động về chính trị - xã hội của đất nƣớc: các cuộc nội chiến, xung đột phe phái giữa các tập đoàn phong kiến Bắc triều - Nam triều, Đàng Trong - Đàng Ngoài, thể chế quyền lực “lƣỡng đầu chế” thời Lê - Trịnh (tồn tại song song hai hệ thống chính quyền tại Thăng Long: triều đình vua Lê và hệ thống Ngũ phủ phủ liêu của chúa Trịnh), sự lan rộng về địa bàn và quy mô của các phong trào khởi nghĩa nông dân... tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế - xã hội. Thăng Long với vai trò trung tâm chính trị - hành chính đất nƣớc là địa phƣơng chịu tác động mạnh mẽ và thƣờng xuyên từ những biến động này. Bên cạnh đó, giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII, cả trên bình diện trong nƣớc và quốc tế đều diễn ra những chuyển biến thuận lợi, tạo đà cho quá trình phát triển phồn thịnh của nền kinh tế hàng hoá và sự hƣng khởi của đô thị Thăng Long - Kẻ Chợ. Sự hƣng khởi này đƣợc biểu hiện trên nhiều phƣơng diện: hoạt động kinh tế nhộn nhịp, cơ cấu, số lƣợng dân cƣ, quy hoạch đô thị, đời sống sinh hoạt văn hoá đô thị... Bài học kinh nghiệm về tổ chức và quản lý đô thị trong bối cảnh nhƣ vậy hẳn sẽ giúp ích cho công cuộc quản lý và phát triển đô thị đƣơng đại. Với những nguyên nhân và lý do trên, tác giả đã quyết định chọn vấn đề “Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII” làm đề tài luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Là một đô thị Việt Nam tiêu biểu, Thăng Long - Hà Nội trở thành đối tƣợng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Thăng Long - Hà Nội đƣợc tìm hiểu từ nhiều góc độ, trên nhiều lĩnh vực và ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Thiết chế quản lý đô thị, tổ chức bộ máy quản lý đô thị thuộc phạm vi lĩnh vực tổ chức, xây dựng bộ máy quản lý hành chính nhà nƣớc tại địa phƣơng, nằm trong tổng thể các định chế chính trị - hành chính đƣơng thời. Về vấn đề này, có 5
  9. thể kể đến một số nghiên cứu vừa mang tính lý luận về nội dung, phƣơng pháp tiếp cận, vừa là những giới thiệu khái quát về các thiết chế quản lý nhƣ: Đinh Gia Trinh [1968]: Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam, Lê Kim Ngân [1974]: Văn hoá chính trị Việt Nam: Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII, Vũ Thị Phụng [1990]: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trần Thị Vinh [2004]: Thể chế chính quyền nhà nước thời Lê - Trịnh: sản phẩm đặc biệt của lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII- XVIII... Trong những chuyên khảo về đô thị Việt Nam thời kỳ cổ trung đại, Đô thị cổ Việt Nam (do tập thể các tác giả của Viện Sử học biên soạn, xuất bản năm 1989) là công trình tập hợp, trình bày một cách hệ thống về lịch sử hình thành, vai trò, đặc điểm kinh tế - xã hội các đô thị tiêu biểu thời kỳ cổ trung đại. Trong các nội dung nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội, vấn đề thiết chế quản lý và hoạt động quản lý đô thị qua các thời kỳ có đƣợc đề cập, tuy nhiên mới dừng lại ở mức độ rất khái quát. Đối với những nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử Thăng Long - Hà Nội, hai tập sách: Lịch sử thủ đô Hà Nội (Trần Huy Liệu chủ biên) công bố lần đầu năm 1960 và Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trần Quốc Vƣợng chủ biên, công bố năm 1984) viết về lịch sử Thăng Long - Hà Nội, có phạm vi thời gian bao quát từ thời kỳ cổ đại đến khi trở thành Thủ đô của nƣớc Việt Nam. Vấn đề tổ chức bộ máy, thiết chế quản lý đô thị Thăng Long cũng chỉ đƣợc nhắc đến một cách sơ lƣợc, đặt trong tiến trình chung của toàn bộ lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Năm 1993, công trình Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX (vốn là một luận án Tiến sĩ bảo vệ năm 1984) của tác giả Nguyễn Thừa Hỷ đƣợc xuất bản. Đây đƣợc coi là nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về Thăng Long - Kẻ Chợ trong thời kỳ hƣng khởi của nền kinh tế hàng hoá và đô thị. Với công trình này, thông qua nguồn tƣ liệu phong phú, diện mạo, kết cấu kinh tế - xã hội của một thành thị trung đại đƣợc tác giả trình bày, phân tích đầy đủ và hệ thống. Tuy nhiên, vì không phải là đối tƣợng nghiên cứu chính, vấn đề thiết chế quản lý đô thị tuy có đƣợc tác giả đề cập nhƣng cũng chỉ sơ lƣợc trong khi trình bày về cấu trúc và quá 6
  10. trình vận hành của các hoạt động kinh tế - xã hội đƣơng thời tại Thăng Long - Kẻ Chợ. Trong các nghiên cứu của học giả nƣớc ngoài về lịch sử Thăng Long - Hà Nội, đáng chú ý có Luận án Tiến sĩ chuyên ngành nghiên cứu Ấn Độ và vùng Viễn Đông của Phillipe Papin [1997]: Des "villages dans la ville" aux "villages urbains". Ľ espace et les formes du poivoir à Ha-noi de 1805 à 1940 (Từ những làng trong thành phố đến những ngôi làng đô thị hoá. Không gian và các hình thức quyền lực ở Hà Nội từ 1805 đến 1940). Đây là giai đoạn lịch sử Thăng Long - Hà Nội, lịch sử Việt Nam nói chung có nhiều biến động. Từ vị trí kinh đô thời Lê, Thăng Long trở thành thủ phủ Bắc thành thời Tây Sơn và đầu thời Nguyễn, tỉnh thành Hà Nội thời Minh Mạng và thủ phủ của Liên bang Đông Dƣơng thời thuộc Pháp, bƣớc vào thời kỳ cận đại hoá, chuyển mình mạnh mẽ theo mô hình đô thị phƣơng Tây. Bối cảnh đó đã tác động sâu sắc tới vấn đề tổ chức, quản lý hành chính đô thị. Ngoài ra còn có những nghiên cứu khác, gồm các tập sách và chuyên luận công bố trên các tạp chí (Nghiên cứu lịch sử, Khảo cổ học, Xưa và Nay...) của nhiều tác giả (Trần Quốc Vƣợng, Phan Huy Lê, Trần Huy Bá, Nguyễn Khắc Đạm, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Thừa Hỷ, Nguyễn Vinh Phúc...). Những năm sáu mƣơi, bẩy mƣơi của thế kỷ trƣớc, các tác giả quan tâm và tập trung làm rõ vấn đề quy mô, vị trí và chức năng của hệ thống thành luỹ Thăng Long qua các thời kỳ, triều đại. Từ khoảng những năm tám mƣơi cho đến nay, các vấn đề về dân cƣ, các hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hoá, quản lý hành chính...bắt đầu đƣợc chú ý nhiều hơn so với giai đoạn trƣớc đó. Gần đây, trong quá trình triển khai đề tài khoa học KX09.02: Thăng Long - Hà Nội với vai trò trung tâm chính trị, hành chính của đất nước - những bài học về quản lý và phát triển do PGS.TS Vũ Văn Quân chủ trì, đã có một số khoá luận Cử nhân khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhƣ: Quy hoạch, tổ chức bộ máy và hoạt động quản lý hành chính Đông Kinh thời Lê Sơ (1428 - 1527) của Phan Trắc Thành Động [2006], Tổ chức và quản lý thành Thăng Long thời Lê - Trịnh (1592 - 1789) của Đinh Thị Mai [2006]. Tuy nhiên, do giới hạn bởi phạm vi và quy mô của một khóa luận tốt 7
  11. nghiệp, các khóa luận này cũng mới đề cập những nét chung, nổi bật của vấn đề tổ chức, quản lý, đặc biệt là thiết chế quản lý đô thị Thăng Long. Nhƣ vậy, dù đã có nhiều công trình nghiên cứu nhƣng những chuyên khảo về Thăng Long - Kẻ Chợ giai đoạn XVI - XVIII chƣa thật nhiều, nhất là chƣa có nghiên cứu nào chọn vấn đề thiết chế quản lý Thăng Long thời Mạc và Lê - Trịnh làm đối tƣợng nghiên cứu trực tiếp và chuyên sâu. 3. Mục đích nghiên cứu Với việc tập hợp, phân tích các nguồn tƣ liệu lịch sử, luận văn mong muốn khắc hoạ một cách hệ thống vấn đề tổ chức và hoạt động quản lý đô thị Thăng Long - Kẻ Chợ với vai trò trung tâm chính trị - hành chính đất nƣớc, dƣới tác động của các nhân tố, các biến động về chính trị - kinh tế và xã hội của qua ba thế kỷ XVI, XVII và XVIII. Thông qua việc tìm hiểu vấn đề quản lý đô thị trong một giai đoạn lịch sử kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị, góp phần phục vụ công cuộc xây dựng và quản lý đô thị Việt Nam nói chung và của Thủ đô Hà Nội hiện nay nói riêng. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài thuộc lĩnh vực quản lý đô thị, trong đó, tập trung vào việc tìm hiểu quá trình thiết lập và hoàn bị cơ cấu đơn vị hành chính và bộ máy quản lý các cấp. Trong đó có các vấn đề từ đào tạo, tuyển chọn, bổ dụng quan lại, nhiệm vụ, chức trách của các cấp quản lý, nguyên tắc tổ chức, giám sát hoạt động quản lý. Cơ chế tự quản - tự trị trong một số lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, tổ chức cộng đồng cƣ dân đô thị... Những nội dung trên đƣợc thể hiện trong quá trình thực thi các lĩnh vực quản lý đô thị Thăng Long - Kẻ Chợ (quản lý dân cƣ, hoạt động kinh tế, tài nguyên môi trƣờng, quản lý trật tự an ninh đô thị...) tại Thăng Long - Kẻ Chợ ba thế kỷ XVI, XVII và XVIII. Ngoài những năm đầu thế kỷ XVI dƣới triều Lê Sơ và cuối thế kỷ XVIII dƣới triều Tây Sơn, đây là giai đoạn tƣơng đƣơng với thời kỳ nắm quyền tại Thăng Long của nhà Mạc và nhà Lê - Trịnh. 8
  12. Về giới hạn không gian hành chính, Thăng Long giai đoạn này gồm hai huyện Quảng Đức (thời Nguyễn đổi là Vĩnh Thuận) và Vĩnh Xƣơng (sau đổi là Thọ Xƣơng) thuộc phủ Phụng Thiên, tƣơng đƣơng với địa bàn các quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội hiện nay: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trƣng và Đống Đa và Tây Hồ. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1 Các nguồn tài liệu Thăng Long là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nƣớc, tài liệu thƣ tịch biên chép, phản ánh các sự kiện, các lĩnh vực hoạt động của đời sống diễn ra hoặc liên quan đến kinh đô phong phú, đa dạng hơn so với nhiều địa phƣơng khác. Tuy nhiên, do những biến động lịch sử, so với thời Nguyễn và các giai đoạn sau đó, nguồn tƣ liệu phản ánh vấn đề thiết chế quản lý đô thị còn lại không nhiều và đầy đủ. Tài liệu thƣ tịch cổ tham khảo và trích dẫn trong luận văn gồm nhiều loại: các bộ chính sử, văn bản pháp luật, văn bia, các tác phẩm chí, tác phẩm văn học... do các sử quan, học giả đƣơng thời tập hợp, biên soạn trong thời Lê - Trịnh và thời Nguyễn. Đại Việt sử ký toàn thư, là bộ chính sử do Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê biên soạn theo thể biên niên, dựa trên bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hƣu soạn thời Trần và Đại Việt sử ký của Phan Phu Tiên biên soạn giữa thế kỷ XV.., chép lịch sử dân tộc từ kỷ Hồng Bàng trong truyền thuyết đến hết năm 1675, đƣợc khắc in lần đầu vào năm Chính Hoà 18 (1697). Đây là bộ quốc sử lớn và sớm nhất của nƣớc ta còn lại đến ngày nay. Giá trị của Đại Việt sử ký toàn thư là ở chỗ, công trình đã cung cấp một nguồn sử liệu gốc cơ bản nhất về lịch sử dân tộc, không riêng cho sử học mà còn rất nhiều ngành khoa học xã hội khác. Về kết cấu, bộ sử ký đƣợc chia thành 2 phần: Ngoại kỷ gồm 5 quyển, phần Bản kỷ 19 quyển. Phần Bản kỷ lại chia thành 3 phần: Bản kỷ toàn thƣ, Bản kỷ thực lục và Bản kỷ tục biên. Trong luận văn này, chúng tôi tham khảo và trích dẫn các ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư từ quyển 14 thuộc Bản kỷ thực lục đến hết quyển 19 phần Bản kỷ tục biên. 9
  13. Khâm định Việt sử thông giám cương mục, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong 25 năm (1856 - 1881), in xong năm Kiến Phúc 1 (1884). Đây là bộ thông sử đồ sộ, chép lịch sử Việt Nam từ thời dựng nƣớc đến năm 1789. Sách gồm 52 quyển, chia thành 2 phần: Tiền biên và Chính biên. Khi biên soạn, Cương mục chủ yếu dựa vào ghi chép của Đại Việt sử sứ ký toàn thư, đồng thời có bổ sung thêm sự kiện từ ghi chép của một số tài liệu dã sử, thi văn tập của Việt Nam và sử Trung Quốc. Ngoài ra, Cương mục còn có thêm nhiều phần khảo cứu và chú giải địa danh rất giá trị, là sự bổ sung và tiếp nối quan trọng của Đại Việt sử ký toàn thư. Lịch triều tạp kỷ (Hậu Lê lịch triều tạp kỷ), do Ngô Cao Lãng biên soạn, gồm 6 quyển, chép từ năm Dƣơng Đức 1 (1672) đến năm Chiêu Thống 3 (1789), cũng đƣợc xem là bộ sử nối tiếp của Đại Việt sử ký toàn thư. Lịch triều tạp kỷ đƣợc biên soạn theo thể biên niên, tuy nhiên, giá trị về mặt sử liệu của nó ở chỗ công trình là một nguồn sử liệu khá phong phú, trên nhiều lĩnh vực chính trị, luật pháp, kinh tế, văn hoá, các sinh hoạt xã hội... đƣợc tác giả trình bày khá cụ thể, giúp cho ngƣời nghiên cứu có đƣợc những nhận thức phong phú, đầy đủ hơn về giai đoạn lịch sử này. Việt sử cương mục tiết yếu, do Đặng Xuân Bảng biên soạn, bắt đầu từ thời kỳ Hùng Vƣơng dựng nƣớc, kết thúc khi nhà Tây Sơn chấm dứt (1802). Công trình này tập trung vào việc ghi chép điển chƣơng chế độ của các triều đại, về địa danh lịch sử, sự biến động về lãnh thổ qua các thời kỳ lịch sử. Bên cạnh các bộ chính sử biên soạn theo thể biên niên còn có các nguồn sử liệu quan trọng, cung cấp nhiều thông tin liên quan đến các chế độ điển chƣơng, luật lệ, quy chế quan lại...trong giai đoạn này nhƣ: Quốc triều hình luật, Hồng Đức thiện chính thư, Lê triều chiếu lịnh thiện chính, Lê triều quan chế, Lê triều cựu điển, Lê triều hội điển. Quốc triều hình luật (Lê triều hình luật, Luật Hồng Đức) - bộ luật hình quan trọng và chính thống nhất của triều Lê, gồm 13 chƣơng, cộng lại có 722 điều, phân làm 6 quyển. Quốc triều hình luật là bộ luật xƣa nhất, đầy đủ nhất của nƣớc ta hiện nay còn lƣu giữ đƣợc. Bên cạnh những điều luật quy định chung, Quốc triều hình luật có nhiều điều khoản áp dụng riêng cho việc tổ chức bộ máy quản lý và hoạt 10
  14. động trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quản lý an ninh trật tự tại kinh thành. Bổ sung cho Quốc triều hình luật là Lê triều quan chế, chƣa rõ tác giả của bộ sách này. Về niên đại biên soạn, căn cứ vào nội dung sách có nhắc đến niên hiệu Cảnh Hƣng (1740 - 1786), có thể xác định sách đƣợc biên soạn sớm nhất là vào cuối thế kỷ XVIII hoặc đầu thế kỷ XIX. Về nội dung, Lê triều quan chế chép các quy định về chức tƣớc, phẩm trật của quan văn, võ ở triều đình và địa phƣơng. Đây là một tài liệu tham khảo bổ ích, cung cấp những chi tiết mà các sách chép về quan chế đời Lê chƣa đề cập đến hoặc đề cập nhƣng chƣa cụ thể, chi tiết. Lê triều chiếu lịnh thiện chính gồm tập hợp các văn bản chiếu lệnh, sắc dụ quy định và liên quan đến các chế độ điển chƣơng, luật lệ, quy chế quan lại, luật pháp...ban hành từ năm Vĩnh Tộ 7 (1625) đến niên hiệu Chính Hoà (1680 - 1705) đời Lê Hy Tông. Nội dung các chiếu lệnh, sắc dụ chép trong Lê triều chiếu lịnh thiện chính gồm những quy định cụ thể, các điều cấm răn, quy định thƣởng phạt áp dụng cho nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, từ tổ chức bộ máy quan lại, việc duyệt tuyển, khảo khoá, việc tô thuế, tài dụng, định chế cho hình pháp, khoa cử đến các lĩnh vực của đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, đây là một tài liệu rất có giá trị giúp cho việc tìm hiểu các chủ trƣơng, biện pháp cũng nhƣ hiệu quả quản lý đất nƣớc của chính quyền Lê - Trịnh. Một công trình quan trọng khác là Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, bộ sách gồm 49 quyển. Tác giả dùng phƣơng pháp biên soạn theo thể “chí”, các nội dung đƣợc tập hợp, phân loại, sắp xếp theo 10 loại chí, gồm: Dư địa chí, Nhân vật chí, Quan chức chí, Lễ nghi chí, Khoa mục chí, Quốc dụng chí, Hình luật chí, Binh chế chí, Văn tịch chí và Bang giao chí. Trong từng loại "chí", các tƣ liệu, sự kiện - nhất là thời Hậu Lê - đƣợc Phan Huy Chú trình bày khoa học, phản ánh đƣợc tƣơng đối đầy đủ các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nƣớc, trong đó có Thăng Long. Ngoài ra, các tác phẩm văn học sử viết theo lối tùy bút, ký nhƣ: Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái... là những tƣ liệu quý, góp phần bổ sung cho nguồn tƣ liệu chính thống. Qua những tác phẩm này, đời sống xã hội Thăng Long thời kỳ Lê 11
  15. - Trịnh, từ các sinh hoạt diễn ra trong phủ chúa, đời sống thƣờng nhật của tầng lớp công hầu, nho sĩ và dân chúng, không gian thành Thăng Long cách đây hơn hai trăm năm... đƣợc phác họa một cách sinh động. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi còn tham khảo và trích dẫn một số tài liệu Hán Nôm khác nhƣ văn bia, hƣơng ƣớc. Hiện bia ký có niên đại thế kỷ XVI - XVIII ở Hà Nội, nhất là khu vực thuộc hai huyện Quảng Đức, Vĩnh Xƣơng/Thọ Xƣơng còn không nhiều (một phần trong số này đã đƣợc tuyển dịch và công bố trong Tuyển tập văn bia Hà Nội (2 tập) và Văn khắc Hán Nôm Việt Nam). Thông tin cung cấp từ tƣ liệu này khá phong phú. Bên cạnh các tài liệu thƣ tịch cổ do các tác giả trong nƣớc biên soạn, phải kể đến các tập du ký của nhiều tác giả nƣớc ngoài từng đến Thăng Long trong hai thế kỷ XVII - XVIII, có thể kể đến: Jean Baptiste Tavernier với Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài, W. Dampier: Một chuyến du hành sang Bắc Kỳ năm 1688, Charles B. Maybon: Một thương điếm Anh ở Đông Kinh (Tonkin) trong thế kỷ XVII (1672 - 1679) và Người châu Âu ở An Nam. Dựa trên những sự việc, nhân vật bản thân tiếp xúc hoặc chứng kiến, các thƣơng nhân, giáo sĩ truyền đạo đến từ châu Âu trong các ghi chép của mình đã cung cấp những hiểu biết về lịch sử, văn hoá - xã hội của Đàng Ngoài nói chung cũng nhƣ Thăng Long thời kỳ Lê - Trịnh nói riêng. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Từ nội dung, mục đích nghiên cứu, với việc tập hợp các nguồn tƣ liệu, luận văn sử dụng phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic để tổng hợp, so sánh, đối chiếu các nguồn tƣ liệu nhằm tái hiện, nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề cơ cấu, tổ chức quản lý đô thị, từ chính sách đào tạo, tuyển dụng, các lĩnh vực quản lý và hiệu quả quản lý Thăng Long - Kẻ Chợ trong ba thế kỷ XVI - XVIII 6. Đóng góp của luận văn - Vấn đề tổ chức và quản lý đô thị Thăng Long - Kẻ Chợ thông qua các nguồn tƣ liệu đƣợc trình bày một cách toàn diện, hệ thống, qua đó góp phần nhận diện Thăng Long ở một giai đoạn phát triển phồn thịnh. 12
  16. - Rút ra những bài học lịch sử trong vấn đề quản lý và phát triển đô thị, đề xuất một số quan điểm, giải pháp tổ chức và phát triển Thủ đô trong thời kỳ hiện đại hoá, công nghiệp hoá, hƣớng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc bố cục thành ba chƣơng: Chương 1: Các nhân tố tác động đến quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII Chương 2: Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII Chương 3: Hoạt động quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XVI - XVIII 13
  17. CHƢƠNG 1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ THĂNG LONG THẾ KỶ XVI - XVIII 1.1 Các nhân tố tự nhiên Cuộc sống của con ngƣời ngay từ khi tiến xuống khai phá, định cƣ và lập nên những làng xóm đầu tiên trên vùng đất Hà Nội cổ cho đến khi Thăng Long - Hà Nội trở thành trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế - văn hoá của đất nƣớc luôn chịu sự tác động, chi phối bởi các nhân tố tự nhiên (bao gồm các đặc điểm về địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn...). Trong các nhân tố tác động (tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội), môi trƣờng tự nhiên là nhân tố mang tính chất hằng xuyên, góp phần hình thành và để lại dấu ấn trong lối sống, thế ứng xử, tập quán sản xuất, tổ chức đời sống cộng đồng... 1.1.1 Đặc điểm địa chất, địa hình Ở vị trí trung tâm của tam giác châu thổ Bắc Bộ, có độ cao trung bình 5- 20m so với mực nƣớc biển, đặc điểm địa hình Hà Nội là sự thấp dần từ Bắc xuống Nam, và từ Tây sang Đông, tạo thành một vùng võng ở trung tâm, các nhà địa chất hiện đại gọi đó là "trũng Hà Nội" hay "võng Hà Nội". Về mặt địa chất, vỏ trái đất khu vực này không những "mỏng" hơn so với những nơi khác mà tại đó còn xuất hiện các vệt chia cắt do kết quả của hiện tƣợng đứt gãy sâu. Những đặc điểm này khiến cho cƣờng độ chuyển động của vỏ trái đất ở "trũng Hà Nội" thƣờng khá lớn - đây chính là nguyên nhân gây ra các trận động đất trong lịch sử. Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép rất nhiều lần động đất tại Thăng Long, riêng thời Lê - Trịnh, ít nhất đã có 5 lần vào tháng 4 năm Mậu Ngọ (1678), tháng 12 năm Ất Sửu (1685), tháng 5 năm Tân Sửu (1721), tháng 2 năm Đinh Hợi (1767) và tháng 1 năm Giáp Ngọ (1774). 1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn Thời tiết và sự vận hành các mùa trong năm diễn ra ở Thăng Long mang đặc trƣng chung của khí hậu miền Bắc: đó là vùng nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng, 14
  18. mƣa nhiều và mùa đông lạnh, mƣa ít. Giữa hai mùa nóng và lạnh có sự thay đổi và khác biệt rõ rệt, xen giữa hai mùa còn có hai thời kỳ chuyển tiếp (mùa xuân, mùa thu). Khí hậu và lƣợng mƣa nhƣ vậy đã tác động không nhỏ đến dòng chảy của các sông đi qua địa phận kinh thành. Sông Tô Lịch: "là phân lƣu của sông Nhị.., sông này mùa đông, mùa xuân nông cạn, mùa hè mùa thu nƣớc lớn, phải đi bằng thuyền" [28, 186]. Ngoài sông Tô Lịch, Thăng Long là nơi hội tụ dòng chảy của nhiều con sông, trong đó, lớn nhất chính là sông Nhĩ Hà (sông Hồng). Ngoài sông, hệ thống hồ đầm tự nhiên dày đặc - nhiều trong số này là dấu vết sót lại sau khi đổi dòng của các dòng sông cổ (Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm...). Chính đặc điểm sông - hồ này đã tạo cho Thăng Long - Hà Nội một diện mạo cảnh quan nổi bật: thành phố sông - hồ: Khen ai khéo hoạ dư đồ Trước sông Nhị thuỷ, sau hồ Hoàn Gươm Nếu lấy Nhĩ Hà làm trục chính thì Thăng Long là đô thị một bên sông; theo quy chiếu của dân gian, đây là thành phố trong sông: Nhị Hà quanh Bắc sang Đông Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này. Dƣới góc độ lịch sử quy hoạch và kiến trúc thành luỹ, ngay từ giai đoạn tiền Thăng Long, từ toà thành đất của Lý Bí bên cửa sông Tô Lịch cho đến các vòng thành Thăng Long thời độc lập Lý, Trần, Lê đều thể hiện sự gắn bó, nƣơng theo và tận dụng tối đa yếu tố cảnh quan địa hình sông - hồ. Tuy nhiên, đặc tính sông - hồ cũng là mối đe doạ tiềm tàng đối với kinh thành Thăng Long. Hàng năm, vào mùa mƣa, nƣớc lũ thƣờng dâng cao, tràn vào kinh thành. Đắp đê là giải pháp đƣợc các triều đại phong kiến lựa chọn từ rất sớm để ngăn dòng nƣớc lớn, bảo vệ mùa màng, cuộc sống. Sử chép, ngay từ thời Lý, năm 1108, triều đình đã cho "đắp đê ở phƣờng Cơ Xá" [34, 123], các triều Trần, Lê tiếp tục nhiều lần gia cố, hoàn thiện. Cho đến đầu thời Nguyễn, đoạn sông Hồng qua Hà Nội đƣợc mô tả: "Đê sông Nhị: ở phía đông bắc tỉnh thành, chạy dài về phía nam, huyện Vĩnh Thuận 945 trƣợng, huyện Thọ Xƣơng 270 trƣợng, đều là 15
  19. đê đắp từ đời trƣớc" [28, 205]. Tuy nhiên, rất nhiều lần, khi hệ thống đê này không chịu đƣợc sức mạnh của dòng nƣớc, đê vỡ, nƣớc lũ đã tràn vào kinh thành, phá huỷ các công trình xây dựng, cung điện, nhà cửa, đe doạ đến cuộc sống, tính mạng của ngƣời dân... Một số trận lụt lớn dƣới thời Lê - Trịnh tại Thăng Long đƣợc sử biên niên ghi lại: - Tháng 8 năm Nhâm Tuất (1622): Trời mƣa to, thành nội lở đến 6 - 7 chỗ cộng hơn 30 trƣợng (khoảng 120m). - Tháng 6 năm Canh Ngọ (1630): Nƣớc to đổ về, sông Nhị (sông Hồng) đầy tràn, ngập vào đƣờng phố. Cửa Nam nƣớc chảy nhƣ thác đổ, phố phƣờng nhiều ngƣời bị chết đuối. - Tháng 9 năm Tân Mùi (1631): Mƣa nhƣ trút, nƣớc sông Nhị dâng to, điện đình trong ngoài (kinh thành) ngập sâu đến 1 thƣớc (khoảng 0,4m). - Tháng 6 năm Nhâm Thân (1632): Mƣa to 3 - 4 ngày không ngớt. Sân trong cung và các điện nƣớc ngập vài tấc. 1.2 Các tác động chính trị 1.2.1 Thăng Long với vai trò trung tâm chính trị - hành chính đất nước Trong lịch sử hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội, việc định đô Thăng Long năm 1010 đƣợc coi là sự kiện mở đầu, chính thức xác lập vai trò trung tâm chính trị - hành chính đất nƣớc của đô thị này. Tổ chức bộ máy, thiết lập cơ chế quản lý cũng nhƣ hiệu quả quản lý đô thị Thăng Long chịu sự chi phối chặt chẽ từ tính chất đặc thù đó. Với vai trò trung tâm chính trị - hành chính, Thăng Long là nơi tập trung, là đầu mối cao nhất của hệ thống các cơ quan quản lý, bộ máy quan lại của triều đình... Hầu hết các sự kiện chính trị, bang giao quan trọng của đất nƣớc đều diễn ra tại kinh đô, vấn đề bảo đảm an ninh cho kinh đô tác động và có mối quan hệ mật thiết đối với sự hƣng vong của vƣơng triều. Ngƣợc lại, diện mạo, sự ổn định và phát triển của kinh đô chịu tác động rất lớn từ những diễn biến chính trị của triều đình, từ các sinh hoạt chốn cung đình của vua quan, quý tộc... Đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc đan xen về nội dung cũng nhƣ đối tƣợng quản lý giữa triều đình trung ƣơng và bộ máy quản lý địa phƣơng các cấp trực tiếp quản lý kinh thành. 16
  20. Là trung tâm chính trị - hành chính của đất nƣớc, việc thiết lập hệ thống đơn vị hành chính các cấp, tổ chức bộ máy quan lại, cơ cấu quản lý và vận hành, nhiệm vụ của bộ máy quan lại tại kinh đô... - trong so sánh tƣơng quan với các địa phƣơng của cả nƣớc - ít nhiều đều có sự khác biệt. Thời Trần, năm 1230, triều đình cho đặt ty Bình Bạc, năm 1265 đổi thành Đại An phủ sứ, sau lại đổi thành Kinh sƣ đại doãn, đây là cơ quan hành chính và tƣ pháp với tên gọi, chức năng chỉ có ở kinh đô Thăng Long. Thời Lê, năm 1466, triều đình lập ra đơn vị hành chính đặc biệt trực thuộc triều đình, đó là phủ Trung Đô (năm 1469 đổi thành phủ Phụng Thiên)... 1.2.2 Những biến động chính trị Đại Việt thời Lê Sơ có những bƣớc phát triển vƣợt bậc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt dƣới thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Nhƣng ngay sau khi Lê Thánh Tông mất (1497) cho đến khi nhà Lê Sơ sụp đổ (1527) là 30 năm chính trƣờng Đại Việt diễn ra nhiều biến động lớn... Sự suy yếu của chính quyền trung ƣơng đồng nghĩa với việc quyền lực dần bị phân tán, tính thống nhất của quốc gia phong kiến trung ƣơng tập quyền bị phá vỡ, vị thế trung tâm chính trị, hành chính của Thăng Long cũng vì thế mà có phần ảnh hƣởng và suy giảm. Từ năm 1515 liên tục nổ ra các cuộc khởi nghĩa của Phùng Chƣơng (Sơn Tây), Đặng Hân và Lê Hất (Thanh Hoa), Trần Công Ninh (Yên Lãng), Trần Cảo (Thuỷ Đƣờng). Năm 1516, Trịnh Duy Sản giết vua Lê Tƣơng Dực ở cửa nhà Thái Học, ngay sau đó, kinh thành bị Trần Cảo chiếm giữ rồi lại bị Nguyễn Hoằng Dụ đốt phá... Năm 1527, sau khi dẹp đƣợc các phe đảng chống đối, Mạc Đăng Dung thay thế nhà Lê, lập nên nhà Mạc. Nhà Mạc chỉ làm chủ đƣợc Đông Kinh trong vòng 65 năm (1527 - 1592), nhƣng thời gian ổn định thực sự của nhà Mạc lại không nhiều; phần vì nhà Mạc còn tập trung vào cuộc chiến với họ Trịnh, phần vì chú trọng cho việc xây dựng Dƣơng Kinh - kinh đô thứ hai ở vùng biển, quê gốc của Đăng Dung (nay thuộc Kiến Thụy, Hải Phòng) nhiều hơn. Bản thân Mạc Đăng Dung sau khi nhƣờng ngôi cho con, lên làm Thái thƣợng hoàng cũng về ở Dƣơng Kinh. Những khi về Thăng Long, vua Mạc thƣờng cho lập hành cung bên ngoài thành, trong Cấm thành, cung 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0