Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái
lượt xem 11
download
Nghiên cứu đề tài nhằm cung cấp dữ liệu khoa học về hiện trạng quản lý chất thải tại Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái. Qua đó, góp phần vào công tác quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường đối với các bệnh viên, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TẠ KIM TUYẾN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TẠ KIM TUYẾN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ YÊN BÁI Ngành: Khoa học môi trường Mã số: 8.44.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Tạ Kim Tuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người đã định hướng đề tài, hướng dẫn phân tích, thu thập số liệu và tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ này. Em xin được gửi lời cảm ơn tới Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo trong khoa đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu cũng như những tình cảm tốt đẹp cho em trong suốt thời gian học tập tại Trường. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Phòng Đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyênđã tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho chúng em được học và nghiên cứu. Cuối cùng, em xin dành một tình cảm biết ơn đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn ở bênh cạnh, động viện, chia sẻ cùng em trong suốt thời gian học tập cũng như quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Tạ Kim Tuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................2 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3 3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 1.1.Cơ sở khoa họccủa đề tài ......................................................................................4 1.1.1. Các khái niệm liên quan ....................................................................................4 1.1.2. Phân loại chất thải y tế .......................................................................................4 1.1.3. Các đặc trưng của chất thải y tế ........................................................................6 1.1.4. Thành phần chất thải rắn y tế ............................................................................8 1.1.5. Thành phần nước thải bệnh viện .....................................................................10 1.1.6. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường và sức khỏe con người ...........11 1.1.7. Các biện pháp xử lý chất thải y tế ...................................................................18 1.2. Cơ sở pháp lý .....................................................................................................24 1.2.1. Cơ sở pháp lý do Trung ương ban hành ..........................................................24 1.2.2. Cơ sở pháp lý do địa phương ban hành ...........................................................25 1.2.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bảo vệ môi trường cơ sở y tế ...................................................................................................................26 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................................26 1.3.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới ................................................26 1.3.2. Hiện trạng quản lý chất thải y tế tại Việt Nam................................................28 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................31 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................31 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................31 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................31 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................31 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................31 2.3.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ................................................32 2.3.4. Phương pháp đánh giá ...................................................................................33 2.3.5. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu ...........................................34 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................35 3.1. Tổng quan về Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái .............................................35 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái .............35 3.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động ...........................................................................36 3.1.3. Công tác quản lý chất thải tại Trung tâm ........................................................37 3.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái .....................................................................................................37 3.2.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế ................................................37 3.2.2. Thực trạng công tác quản lý và xử lý nước thải y tếtại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái .............................................................................................47 3.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái qua ý kiến phỏng vấn cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ....................52 3.3.1. Đánh giá hiểu biết và thái độ của cán bộ và nhân viên y tế Trung tâm y tế thành phố Yên Bái trong bảo vệ môi trường ......................................................52 3.3.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái qua ý kiến của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ........................................56 3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải của Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái ...........................................................................58 3.4.1. Tăng và năng cao nguồn nhân lực trong công tác quản lý chất thải và bảo vệ môi trường tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái....................................58 3.4.2. Giải pháp công nghệ xử lý ..............................................................................59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................60 1. Kết luận .................................................................................................................60 2. Kiến nghị ...............................................................................................................61 THAM KHẢO .........................................................................................................61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vi DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng việt BCT Bộ Công thương BOD5 Nhu cầu Ôxy sinh hoá sau 5 ngày đo ở 200C BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường COD Nhu cầu oxy hoá học ĐTM Đánh giá tác động môi trường KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KT-XH Kinh tế - Xã hội KHCN Khoa học công nghệ NĐ-CP Nghị định - Chính phủ UBND Ủy ban nhân dân WHO Tổ chức Y tế Thế giới QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần chất thải y tế theo nhóm................................................ 8 Bảng 1.2. Thành phần chất thải y tế ................................................................. 9 Bảng 1.3. Thành phần nước thải bệnh viện .................................................... 10 Bảng 3.1. Thống kê nguồn phát sinh chất thải y tế tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái .................................................................................... 38 Bảng 3.2. Lượng chất thải theo ngày tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái 39 Bảng 3.3. Lượng chất thải trung bình trong tháng tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái năm 2019 .......................................................................... 40 Bảng 3.4. Danh sách CTNH phát sinh trung bình trong 01 tháng của Trung tâm y tế thành phố Yên Bái ........................................................... 41 Bảng 3.5. Thực trạng thu gom, phân loại chất thải y tế ................................. 43 Bảng 3.6. Thực trạng vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế .......................... 44 Bảng 3.7. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái ........................................................................................... 46 Bảng 3.8. Kết quả phân tích nước thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái trước khi được xử lý.......................................................................... 48 Bảng 3.9. Hiện trạng chất lượng nước thải Trung tâm y tế thành phố Yên Bái sau khi được xử lý ............................................................ 49 Bảng 3.10. Thực trạng hệ thống thu gom, xử lý nước thải y tế ...................... 51 Bảng 3.11. Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế được tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái ....................................... 53 Bảng 3.12. Tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế hiểu biết về phân loại chất thải y tế theo nhóm chất thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái ...... 53 Bảng 3.13. Hiểu biết của cán bộ nhân viên Trung tâm y tế thành phố Yên Bái về mã màu dụng cụ đựng chất thải y tế........................................................... 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- viii Bảng 3.14. Tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái ............................................................. 55 Bảng 3.15. Đánh giá của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về công tác quản lý chất thải tại Trung tâm y tế thành phố Yên Bái ................................. 57 Bảng 3.16. Đánh giá ý thức, hiểu biết của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về chất thải Trung tâm y tế thành phố Yên Bái ............................. 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cuộc sống hiện nay, vấn đề môi trường đang trở nên ngày càng nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người, ảnh hưởng trực tiếp không chỉ trước mắt mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và sự sinh tồn của các thế hệ mai sau. Việt Nam đang trên đà phát triển, dân số ngày càng gia tăng kéo theo sự phát triển của các loại hình công nghiệp, dịch vụ, gia tăng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ vật chất, gia tăng nhu cầu khám và điều trị bệnh... từ đó làm gia tăng một lượng lớn chất thải nguy hại ra môi trường. Trong những năm gần đây, ngành y tế đã tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo lại những hệ thống xử lý chất thải y tế cho nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ sở y tế khác để đảm bảo chất thải y tế được xử lý đúng quy định. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt được một số kết quả nhất định, công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường của các cơ sở y tế còn một số tồn tại. Một số cơ sở y tế không có hệ thống xử lý chất thải hoặc có hệ thống xử lý chất thải nhưng hỏng thường xuyên dẫn đến xử lý không hết các yếu tố nguy hại trong chất thải trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó công tác quản lý, chỉ đạo của người đứng đầu các cơ sở y tế chưa thực sự sát sao, có chỗ, có nơi còn buông lỏng. Nhận thức của một bộ phận cán bộ trong ngành y tế về công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường chưa cao, năng lực chuyên môn trong quản lý chất thải chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế. Theo số liệu của Bộ Y tế, lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 - 50 tấn/ngày là chất thải y tế nguy hại (Bộ Y tế, 2017). Lượng CTR y tế phát sinh trong ngày khác nhau giữa các bệnh viện tùy thuộc số giường bệnh, bệnh viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ thuật chuyên môn được thực hiện tại bệnh viện, số lượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 vật tư tiêu hao được sử dụng… Cả nước có 13.394 cơ sở y tế trong đó có 1.253 bệnh viện, 1.037 cơ sở dự phòng và 11.104 trạm y tế. Lượng nước thải y tế phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh khoảng trên 150.000m3/ngày đêm, chưa kể lượng nước thải của các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng, các cơ sở đào tạo y, dược và sản xuất thuốc (Bộ Y tế, 2017). Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái được thành lập theo Quyết định số 598/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện đa khoa và Trung tâm Y tế thành phố. Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái chính thức được tái thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2016. Là bệnh viện trực thuộc Sở Y tế quản lý, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ: Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh; đào tạo cán bộ y tế; chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật; phòng bệnh; nghiên cứu khoa học về y học; quản lý kinh tế y tế; hợp tác quốc tế. Với quy mô 205 giường bệnh (120 giường tại Trung tâm; 85giường tại 17 Trạm y tế); do vậy, lượng chất thải thải ra hàng ngày từ hoạt động của Trung tâm là tương đối lớn (UBND tỉnh Yên Bái, 2016). Với lượng bệnh nhân ngày càng tăng công tác thu gom, xử lý chất tại tại Trung tâm đang đặt ra nhiều khó khăn: nguồn lực tham gia công tác xử lý chất thải hiện nay chưa đáp ứng đủ; hệ thống sẽ xử lý chất thải quá tải nếu lượng bệnh nhân ngày càng tăng; ý thức của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân vẫn chưa thực hiện đúng các nội quy, quy định về phân loại rác thải... Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu của công tác thu gom, xử lý chất thải tại Trung tâm, đồng thời tìm ra những giải pháp cho công tác này. Được sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thanh Hải, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái” là rất cần thiết, mong muốn góp phần vào giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay trong công tác quản lý chất thải y tế của các bệnh viện nói chung và Trung tâm Y tế thành phố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 Yên Bái nói riêng; đồng thời, góp phần vào sự phát triển bền vững của các Bệnh viện, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu đề tài nhằm cung cấp dữ liệu khoa học về hiện trạng quản lý chất thải tại Trung tâm y tế Thành phố Yên Bái. Qua đó, góp phần vào công tác quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường đối với các bệnh viên, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh. - Vận dụng và phát huy những kiến thức đã được học trong quá trình học tập và nghiên cứu. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom, xử lý chất thải và công tác quản lý chất thải tại Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái cho cơ quan quản lý của địa phương. - Đề xuất những biện pháp khả thi cho công tác thu gom, xử lý chất thải rắn một cách khoa học và phù hợp hơn với điều kiện của Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa họccủa đề tài 1.1.1. Các khái niệm liên quan - Môi trường:là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. (Luật BVMT, 2014). - Chất thải y tế: Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. Chất thải y tế phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo y tế (Trịnh Thị Thanh, 2014). Theo Điều 3, Thông tư Liên tịch số 58/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 31/12/2015 quy định: Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm. Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện. Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế. Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế. 1.1.2. Phân loại chất thải y tế Theo hệ thống phân loại của tổ chức Y tế Thế giới (WHO): - Chất thải thông thường: Đó là các chất thải không độc hại, về bản chất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 tương tự như rác thải sinh hoạt. - Chất thải là bệnh phẩm: Mô, cơ quan, phần tử bào thai người, xác động vật thí nghiệm, máu, dịch thể. - Chất thải chứa phóng xạ: Chất thải từ các quá trình chiếu chụp X quang, phân tích tạo hình cơ quan trong cơ thể, điều trị và khu trị khối u... - Chất thải hoá học: Có tác dụng độc hại, ăn mòn, gây cháy hay nhiễm độc gen hoặc không độc. - Chất thải nhiễm khuẩn: Gồm các chất thải chứa tác nhân gây bệnh như vi sinh vật kiểm định, bệnh phẩm bệnh nhân bị cách ly hoặc máu nhiễm khuẩn... - Các vật sắc nhọn: Kim tiêm, lưỡi dao, kéo mổ, chai lọ vỡ...có thể gây thương tích cho người và vật. - Dược liệu: Dư thừa, quá hạn sử dụng * Theo hệ thống phân loại của Việt Nam: Theo Quyết định số 43/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế phân loại như sau: + Nguyên tắc phân loại chất thải y tế: - Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh; - Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa; - Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm. + Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải: - Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 - Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải. + Phân loại chất thải y tế: - Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng; - Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng; - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng; - Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng; - Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen; - Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín; - Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh; - Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng. 1.1.3. Các đặc trưng của chất thải y tế - Theo Qui chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế thì chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí, được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy hoàn toàn. - Các chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 Chất thải lây nhiễm sắc nhọn (bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền dịch, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác), chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (bông, băng, gạc); chất thải có nguy cơ lây nhiễm (bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính bệnh phẩm); chất thải giải phẫu (các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người, nhau thai, bào thai); chất thải hóa học nguy hại (dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng, chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế), chất thải chứa kim loại nặng (thủy ngân từ nhiệt kế, huyết áp kế bị vỡ).. - Chất thải lỏng y tế nguy hại: Được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn (từ các phòng phẫu thuật, thủ thuật, xét nghiệm, thí nghiệm...) và sinh hoạt của nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người chăm nuôi (từ các nhà vệ sinh, giặt giũ, từ việc làm vệ sinh phòng bệnh. Đối với nước thải bệnh viện ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thông thường còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị. - Chất thải thông thường (hay chất thải không nguy hại): Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, bao gồm: + Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). + Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế (chai, lọ thủy tinh, chai lọ huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại); chất thải phát sinh từ các công việc hành chính (giấy, báo, tài liệu, túi nilon...); chất thải ngoại cảnh (lá cây, rác ở các khu vực ngoại cảnh). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 1.1.4. Thành phần chất thải rắn y tế Quy chế Quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế ban hành nêu chi tiết các nhóm và các loại chất thải y tế phát sinh. Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm: chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng xạ, bình chứa áp suất và chất thải thông thường Bảng 1.1. Thành phần chất thải y tếtheo nhóm Nhóm Loại chất thải - Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế. - Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, Chất thải thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh lây nhiễm cách ly. - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. - Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm. - Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. - Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này) - Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính Chất thải thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị hóa học liệu (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này). nguy hại - Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 Nhóm Loại chất thải Chất thải - Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động phóng xạ chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Bình chứa - Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ áp suất gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt. - Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: - Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). Chất thải - Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thông thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy thường xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại. - Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. - Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh (Nguồn: Quy chế Quản lý chất thải rắn y tế 2007- Bộ Y tế) Bảng 1.2. Thành phần chất thải y tế TT Thành phần Tỷ lệ (%) 1 Giấy và các loại carton 2,9 2 Kim loại, vỏ hộp 0,7 3 Đồ thủy tinh và đồ nhựa 3,2 4 Túi nhựa các loại PE, PP, PVC 10,1 5 Bông băng, bó bột 8,8 6 Bệnh phẩm 0,6 7 Rác hữu cơ 52,7 8 Các vật sắc nhọn 0,4 9 Các loại khác 20,6 (Nguồn: Bộ Y tế, 2016) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 - Việc tìm hiểu đặc tính chất thải y tế nguy hại đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn lò đốt chất thải y tế cho phù hợp. Độ ẩm của chất thải rắn y tế là thông số liên quan đến giá trị nhiệt lượng. Tỷ trọng chất thải rắn y tếđược xác định bằng tỷ số giữa trọng lượng của mẫu rác và thể tích chiếm chỗ. Tỷ trọng thay đổi theo thành phần, độ ẩm, độ nén chặt của rác. Khối lượng chất thải y tế có thể đốt mỗi giờ phụ thuộc vào giá trị nhiệt lượng của mỗi kilogam chất thải. 1.1.5. Thành phần nước thải bệnh viện Nước thải bệnh viện ngoài ô nhiễm thông thường như nước thải sinh hoạt của cán bộ viên chức, của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nước lau sàn nhà, bể phốt của các khu điều trị (ô nhiễm hữu cơ), nước trong mùa mưa còn có thể nhiễm những hóa chất phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các đồng vị phóng xạ, các khu xét nghiệm, phòng mổ. Bên cạnh đó, nước thải bệnh viện nguy hiểm về phương diện vệ sinh dịch tễ bởi trong nước thải bệnh viện có chứa các loại vi trùng, động vật nguyên sinh gây bệnh, trứng giun, virut….từ máu, dịch, đờm, phân của người mang bệnh. Bảng 1.3. Thành phần nước thải bệnh viện Nhóm Thành phần Nguồn phát sinh Cacsbonhydrat, protein, Nước thải sinh hoạt của bệnh Các chất ô chất béo nguồn gốc động nhân, người nhà bệnh nhân, nhiễm hữu cơ, vật và thực vật, các hợp khách vãng lai và cán bộ công các chất vô cơ chất nitơ, phốtpho nhân viên trong bệnh viện Các chất tẩy Muối của các axit béo bậc Xưởng giặt của bệnh viên rửa cao - Formaldehyde Sử dụng trong khoa giải phẫu Các loại hóa - Các chất quang hóa học bệnh, tiệt khuẩn, ướp xác và chất - Các dung môi gồm các dùng bảo quản các mẫu xét hợp chất Halogen như nghiệm ở một số khoa Có trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn