Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường tại một số mỏ trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 - 2019
lượt xem 3
download
Đề tài này nêu lên hiện trạng hoạt động khai thác đá vôi trắng trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường tại một số mỏ trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Đề xuất được một số biện pháp để tăng cường công tác quản lý nhằm phòng ngừa và giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác đá vôi trắng tới môi trường; nâng cao việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường tại một số mỏ trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI ĐOÀN NHƯ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI TRẮNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ MỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2018 - 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI ĐOÀN NHƯ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI TRẮNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ MỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2018 - 2019 Ngành: Khoa học môi trường Mã ngành: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Hải Thái Nguyên - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo, Khoa Môi trường và đặc biệt là TS. Nguyễn Thanh Hải, người thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái, Phòng Khoáng sản, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Yên Bái đã giúp đỡ tạo điều kiện cung cấp những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời qua đây, tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn song trong giới hạn thời gian quy định với kiến thức còn nhiều hạn chế, luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp và các chuyên gia để nghiên cứu này được toàn diện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Tác giả luận văn Bùi Đoàn Như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài...................................................................................3 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ...................................................................................10 1.3. Hiện trạng khai thác, sử dụng đá vôi trắng trên thế giới và trong nước ........12 1.4. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng đến môi trường.21 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................................................27 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................27 2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................27 2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................28 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................34 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ...............34 3.2. Tình hình khai thác đá vôi trắng tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ...............38 3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường tại một số mỏ trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ..........................................45 3.4. Đề xuất một số biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác đá vôi trắng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu tác động tới môi trường .............59 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................72 PHỤ LỤC .................................................................................................................74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CTM : Cải tạo phục hồi môi trường ĐTM : Đánh giá tác động môi trường TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QLNN : Quản lý nhà nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các quốc gia có sản xuất bột carbonat calci hàng đầu thế giới ...... 13 Bảng 1.2. Tài nguyên đá vôi trắng tại một số khu vực chính ở Việt Nam ..... 14 Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường đất ....................... 30 Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước .................... 30 Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí ............ 32 Bảng 3.1. Tổng tài nguyên đá vôi trắng khu vực huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái . 38 Bảng 3.2. Các đơn vị đang khai thác đá trắng trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái .................................................................................................... 41 Bảng 3.3. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất tại một số mỏ đá vôi trắng trên địa huyện Lục Yên .......................................................................... 46 Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại một số mỏ đá vôi trắng trên địa huyện Lục Yên .................................................................... 48 Bảng 3.5. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại một số mỏ đá vôi trắng trên địa huyện Lục Yên ................................................................................... 50 Bảng 3.6. Chất lượng môi trường không khí tại một số mỏ đá vôi trắng trên địa huyện Lục Yên .......................................................................................... 51 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá của người dân về môi trường đất........................ 55 Bảng 3.8. Kết quả đánh giá của người dân về môi trường nước nước mặt .... 56 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá của người dân về môi trường không khí ............ 57 Bảng 3. 10. Kết quả đánh giá của người dân về ảnh hưởng đến sức khỏe .... 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác đá làm nguyên liệu ........... 16 Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ khai thác và chế biến đá ốp lát ............................ 17 Hình 1.3. Sơ đồ quy trình khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp và dòng thải ........ 19 Hình 3.1. Vị trí huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái ................................................ 34 Hình 3.2. Cấu trúc đá vôi trắng tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.................. 39 Hình 3.3. Sơ đồ vị trí các mỏ đá vôi trắng khu vực Lục Yên, tỉnh Yên Bái .. 43 Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ khai thác và chế biến đá ốp lát ............................ 44 Hình 3.5. Hình ảnh sạt lở đá tại công trường khai thác .................................. 45 Hình 3.6. Tỷ lệ đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường đất .............................. 55 Hình 3.7. Tỷ lệ đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt của các mỏ đá ......................................................................................................................... 56 Hình 3. 8. Tỷ lệ đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí của các mỏ đá ..................................................................................................................... 57 Hình 3.9. Tỷ lệ đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân ......................................................................................................... 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài nguyên Đá vôi trắng của tỉnh Yên Bái được phát hiện và khảo sát trong đo vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000. Kết quả thăm dò cho thấy đá vôi trắng Yên Bái phân bố tập trung chủ yếu ở 02 vùng: huyện Lục Yên (vùng Mông Sơn) và huyện Yên Bình, đá vôi trắng nằm tập trung dọc theo bờ trái sông Chảy, phía Bắc hồ Thác Bà. Bao gồm các dải núi đá vôi trắng hệ tầng An Phú, kéo dài từ xã Khai Trung, qua các xã Tân Lĩnh, Yên Thắng, Liễu Đô, Tân Lập, Minh Tiến, An Phú, Phan Thanh, Vĩnh Lạc của huyện Lục Yên; Xuân Long, Phúc Ninh đến xã Mông Sơn của huyện Yên Bình (Sở TN&MT, 2019) Hiện nay, tỉnh Yên Bái có 33 Giấy phép khai thác đá vôi trắng còn hiệu lực do Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, trong đó huyện Lục Yên có 24 mỏ. Các mỏ khai thác với quy mô vừa và lớn, khai thác bằng phương pháp lộ thiên cơ giới hóa (xúc bốc, vận chuyển, khoan nổ mìn); đặc biệt đối với các mỏ khai thác đá ốp lát đã dùng máy cắt bằng dây kim cương để khai thác đá Block. Tổng công suất khai thác theo giấy phép là 2,0 triệu m3/năm đá làm ốp lát; 13,25 triệu tấn/năm đá nghiền bột (Sở TN&MT, 2019). Bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động khoáng sản cũng gây ra những tác động xấu đến môi trường, như làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm bụi, tiếng ồn, mất đất sản xuất của người dân và làm ảnh hưởng đến cảnh quan, giảm đa dạng sinh học, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Ở tỉnh Yên Bái nói riêng và cả nước nói chung, công tác bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác đá vôi trắng chỉ dừng lại ở mức xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cải tạo phục hồi môi trường (CTM) chưa có sự đánh giá tổng hợp theo cả vùng và chưa có tính hệ thống gây khó khăn cho công tác quản lý môi trường. Một mỏ khai thác có thể kiểm soát một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2 cách tương đối vấn đề xả thải ra môi trường, song việc cùng lúc diễn ra nhiều hoạt động khai khoáng sẽ tạo áp lực lớn cho môi trường của khu vực. Xuất phát từ một số vấn đề thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường tại một số mỏ trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 - 2019”. 2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác đá vôi trắng trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. - Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến môi trường tại một số mỏ trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. - Đề xuất được một số biện pháp để tăng cường công tác quản lý nhằm phòng ngừa và giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác đá vôi trắng tới môi trường; nâng cao việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Nâng cao hiểu biết về kiến thức môi trường và các phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường. - Góp phần hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu hệ thống quản lý môi trường trong khai thác đá vôi trắng nói riêng và khoáng sản nói chung. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần làm sáng tỏ hiện trạng môi trường và tình hình quản lý môi trường tại các mỏ khai thác đá vôi trắng của tỉnh Yên Bái. - Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Khái niệm môi trường Theo Tuyên ngôn UNESCO (1981) “Môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người”. Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 đã quy định các khái niệm về môi trường và liên quan đến môi trường (29 khái niệm) có nêu “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. Về góc độ nghiên cứu, có thể phân chia môi trường thành 3 loại: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố của tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động thực vật... Môi trường tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên tự nhiên cho ta như không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, các loại khoáng sản cho sản xuất, tiêu thụ và nới chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp giải trí tăng khả năng sinh lý của con người. Môi trường xã hội là tổng hợp các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định, hương ước... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức toàn thể... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 4 của con người khác với các sinh vật khác. Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi cho cuộc sống của con người như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo, các khu vui chơi giải trí... Theo quy mô, có thể phân loại môi trường theo không gian địa lý như môi trường toàn cầu, khu vực, quốc gia, môi trường vùng, địa phương… 1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường Thực tế trong đời sống xã hội, ô nhiễm môi trường là một ngoại ứng tiêu cực; ngoại ứng tiêu cực là một thực trạng của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, nó luôn tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội và môi trường. Ô nhiễm môi trường tại khu vực xung quanh các nhà máy sản xuất là cơ sở dễ dàng minh chứng của ngoại ứng tiêu cực và có ảnh hưởng lan tỏa tới con người và động thực vật các khu vực lân cận. Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 quy định “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến đến con người và sinh vật”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 5 1.1.3. Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường Trong lĩnh vực pháp luật về môi trường thì 02 khái niệm: Tiêu chuẩn môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường được xem như là một trong các cơ sở cho các chủ thể căn cứ xem xét để có những hành xử phù hợp với pháp luật môi trường khi tiến hành các hoạt động trong việc khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường. Cả 02 khái niệm này đều là các thông số quy định mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý với mục đích nhằm bảo vệ môi trường; Làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp khi tác động đến môi trường. Thực hiện điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm: Sản phẩm, hàng hoá; Dịch vụ; Quá trình; Môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội. Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 quy định “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong chất thải; các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”. Như vậy, Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định mức giới hạn mà đối tượng phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường: bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng… được áp dụng bắt buộc, trong đó: Quy chuẩn môi trường địa phương phải nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia hoặc đáp ứng yêu cầu quản lý môi trường có tính đặc thù. Các Quy chuẩn kỹ thuật môi trường được ban hành bởi: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; Bộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 6 trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ). 1.1.4. Khái niệm tài nguyên khoáng sản Theo Khoản 1 Điều 2 Luật khoáng sản 2010 quy định “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”. Như vậy, tài nguyên khoáng sản có thể được hiểu là sự tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7 thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4, v.v...). Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách: - Theo dạng tồn tại: Rắn (nhôm, sắt, mangan, đồng, chì, kẽm,…), khí (khí đốt, Acgon, Heli), lỏng (thủy ngân, dầu, nước khoáng, nước ngầm,…); - Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất); - Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy). Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. “Mỏ là một bộ phận của vỏ trái đất, nơi tập trung tự nhiên các loại khoáng sản do kết quả của một quá trình địa chất nhất định tạo nên”. 1.1.5. Hoạt động khai thác khoáng sản Hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và hoạt động khai thác đá vôi nói riêng là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Đây là hoạt động được tiến hành sau khi đã có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được tính từ khi mỏ bắt đầu xây dựng cơ bản, khai thác bình thường theo công thức thiết kế, cho đến khi mỏ kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ - phục hồi môi trường). Hiện nay, hoạt động khai thác khoáng sản phát triển nhanh cả về quy mô và thành phần kinh tế tham gia hoạt động khai thác khoáng sản với các hình thức như: + Khai thác khoáng sản quy mô công nghiệp. Khai thác khoáng sản quy mô công nghiệp đang từng bước được nâng cao về năng lực công nghệ, thiết bị, quản lý. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có sự gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi nhuận, kinh tế với trách nhiệm BVMT, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Do khả năng đầu tư còn hạn chế nên các mỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 8 khai thác quy mô công nghiệp ở nước ta hiện chưa đồng đều về hiệu quả kinh tế, về việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, về BVMT. + Khai thác khoáng sản quy mô nhỏ, tận thu. Hình thức khai thác khoáng sản này đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các địa phương trong cả nước và tập trung chủ yếu vào các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Ngoài ra nhiều tỉnh còn khai thác than, quặng sắt, antimon, thiếc, chì, kẽm, bôxit, quặng ilmenit dọc theo bờ biển để xuất khẩu. Do vốn đầu tư ít, khai thác bằng phương pháp thủ công hoặc bán cơ giới là chính, nên trong quá trình khai thác đã làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan. Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản (mỏ) có tác động đến môi trường gồm: - Tác động môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản. Hoạt động khai thác khoáng sản nhìn chung rất đa dạng, các quá trình trên gây ra các tác động tới hàng loạt các yếu tố MT như: suy thoái chất lượng không khí, chất lượng nước mặt, lưu lượng và chất lượng nước ngầm, thay đổi cảnh quan và địa hình khu vực, mất đất rừng và suy giảm đa dạng sinh học, tạo ra tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức khoẻ dân cư địa phương và người lao động... - Tác động môi trường của hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản. Hoạt động chế biến và sử dụng khoáng sản bao gồm tuyển khoáng, chế biến sơ bộ khoáng sản theo phương pháp vật lý và hoá học vận chuyển đến nơi sử dụng và tiêu thụ khoáng sản. Các công đoạn chủ yếu của tuyển khoáng gồm: chuẩn bị quặng, tuyển quặng bằng các phương pháp khác nhau. Do đó, để quản lý tài nguyên khoáng sản cần thực hiện hai nội dung quan trọng: Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản (Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường; Kiểm toán và thanh tra thường kỳ hoạt động khai thác tại cơ sở khai thác và chế biến; Giảm thiểu nguồn ô nhiễm tại nguồn; Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 9 môi trường và thực hiện quan trắc thường xuyên tác động môi trường của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản) và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản. 1.1.6. Khái niệm và định nghĩa đá vôi trắng Theo Peter W Harben và Robert L Bates (1984) đá vôi trắng, còn gọi là cẩm thạch, là một loại đá biến chất từ đá carbonat, chủ yếu từ carbonat calci có cấu tạo phân lớp hoặc dạng khối. Thành phần chủ yếu là calcit. Đá vôi trắng thường sử dụng để tạc tượng cũng như vật liệu trang trí, ốp lát trong các tòa nhà và sản xuất bột carbonat calci sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Ngoài ra, đá vôi trắng cũng được sử dụng để chỉ các loại đá có thể làm tăng độ bóng hoặc thích hợp dùng làm đá trang trí. Đá vôi trắng là kết quả của quá trình biến chất khu vực hoặc biến chất nhiệt tiếp xúc từ các đá trầm tích carbonat như đá vôi, vôi dolomit hoặc đá dolomit, hoặc biến chất từ đá hoa có trước. Quá trình biến chất làm cho đá ban đầu bị tái kết tinh hoàn toàn, tạo thành cấu trúc khảm của các tinh thể calcit, argonit hay dolomit. Nhiệt độ và áp suất cần thiết để hình thành đá hoa thường phá hủy các hóa thạch và cấu tạo của đá trầm tích ban đầu. Trong các văn liệu địa chất thường phân loại theo quy ước 3 loại đá vôi trắng: - Đá vôi trắng tinh khiết; - Đá vôi trắng dolomit; - Đá vôi trắng silicat. Đá vôi trắng tinh khiết màu trắng là kết quả biến chất từ đá vôi tinh khiết kèm theo hiện tượng tẩy màu. Các đặc điểm vân và viền có nhiều màu sắc khác nhau của đá vôi trắng thường do các tạo chất tạo nên như sét, bột, cát, ôxít sắt, hoặc đá phiến silic, các loại này là những hạt hoặc các lớp nguyên thủy có mặt trong đá vôi trắng. Màu xanh lục thường do sự có mặt của secpentin tạo ra từ đá hoa giàu magie hoặc dolomit có chứa tạp chất silic. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 10 Các loại tạp chất khác nhau được di chuyển và tái kết tinh bởi áp suất và nhiệt độ cao của quá trình biến chất khu vực hoặc biến chất nhiệt tiếp xúc. 1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010; - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014; - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH12 ngày 21/6/2012; - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; - Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; - Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006; - Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản 2010; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật Bảo vệ môi trường 2014; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường; - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; - Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 11 - Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; - Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; - Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; - Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng; - Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại; - Thông tư số 33/2012/TT-BCT ngày 14/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng sản rắn; - Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; - Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Công thương sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 12 - Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường – QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - Thông tư số 64/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường – Quy chuẩn về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất; - Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường – Quy chuẩn về chất lượng nước mặt; - Thông tư số 66/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường - Quy chuẩn chất lượng nước dưới đất; - Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc; - Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động; - Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 1.3. Hiện trạng khai thác, sử dụng đá vôi trắng trên thế giới và trong nước 1.3.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng đá vôi trắng trên thế giới Nhờ chất lượng tinh khiết tự nhiên (không cần tuyển, giảm chi phí sản xuất) và độ trắng, độ sáng cao mà đá vôi trắng hiện là nguồn nguyên liệu khoáng quan trọng bậc nhất trong sản xuất bột carbonat calci tự nhiên (GCC). Số lượng các quốc gia, vùng lãnh thổ có tài nguyên đá vôi trắng (marble) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 13 cũng rất nhiều nhưng có chất lượng tốt thì không nhiều, gồm Nauy, Thụy Điển, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ,.. và Việt Nam (có chất lượng tốt đứng trong nhóm đầu thế giới). Tổng công suất chế biến bột carbonat calci tự nhiên của thế giới đạt 71,7 triệu tấn, tăng trưởng 7%/năm, trong đó 56 triệu tấn là bột CaCo 3 mịn và siêu mịn dùng làm chất độn và tráng phủ trong công nghiệp sản xuất các sản phẩm giấy, sơn và nhựa. Ngành công nghiệp sản xuất GCC trên thế giới có tính tập trung cao với 10 nhà sản xuất hàng đầu thế giới kiểm soát 68% tổng công suất của thế giới, gồm: thứ nhất là Omya (Thụy Sỹ) kiểm soát 35% tương ứng là 25 triệu tấn, thứ hai là Imerys (Pháp) chiếm 13% bằng 9,3 triệu tấn, còn lại của 8 công ty tiếp theo. Trên thế giới có rất nhiều công nghệ chế biến bột đá siêu mịn và được sử dụng nhiều nhất hiện nay là dây chuyền công nghệ của các hãng Hoscokawa Alpine (Đức), hãng Lomrowsky (Mỹ), hãng Anivi (Tây Ban Nha),... Năng lực sản xuất của các nhà máy chế biến trên thế giới đạt gần 100 triệu tấn/năm, với số lượng hàng nghìn nhà máy chế biến. Các quốc gia sản xuất bột carbonat calci hàng đầu thế giới tổng hợp ở bảng 1.1. Bảng 1.1. Các quốc gia có sản xuất bột carbonat calci hàng đầu thế giới Sản lượng Số lượng TT Tên quốc gia (Triệu tấn/năm) nhà máy 1 Trung Quốc 20 60 2 Ấn Độ 16 100 3 Nhật Bản 5 100 4 Thái Lan 2 30 5 Các nước khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu 30 - (Nguồn: Hoàng Văn Khanh, 2017) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 331 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 328 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 258 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn