Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu cấu trúc tinh thể và tính chất từ của hệ vật liệu La1-yCeyFe11,44Si1,56
lượt xem 2
download
Đề tài nghiên cứu đã chế tạo thành công hệ mẫu La1-yCeyFe11.44Si1,56 với y=0,1; 0,2;0,3. Nhiễu xạ bột tia X đã chỉ ra các mẫu đơn pha với cấu trúc tứ diện loại NaZn13 thuộc nhóm không gian I4/mm. Hằng số mạng và kích thước hạt đều giảm khi tăng nồng độ Ce. Điều này được giải thích là do bán kính của nguyên tử Ce nhỏ hơn bán kính của nguyên tử La.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu cấu trúc tinh thể và tính chất từ của hệ vật liệu La1-yCeyFe11,44Si1,56
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Hậu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TINH THỂ VÀ TÍNH CHẤT TỪ CỦA HỆ VẬT LIỆU La1-yCeyFe11,44Si1,56 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội -2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Hậu NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC TINH THỂ VÀ TÍNH CHẤT TỪ CỦA HỆ VẬT LIỆU La1-yCeyFe11,44Si1,56 Chuyên ngành : Vật Lý Nhiệt Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Đỗ Thị Kim Anh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội -2015
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho phép tôi đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Đỗ Thị Kim Anh, cô là ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Để đạt đƣợc thành công trong học tập và hoàn thành khóa học nhƣ ngày nay, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong bộ môn Vật lý Nhiệt độ Thấp, Khoa Vật Lý và Phòng Sau đại học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các thầy cô đã trang bị tri thức khoa học và tạo điều kiện học tập thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sấu sắc, tình yêu thƣơng tới gia đình và bạn bè – nguồn động viên quan trọng về vật chất và tinh thần giúp tôi có điều kiện học tập và nghiên cứu khoa học nhƣ ngày hôm nay. Luận văn có sự hỗ trợ của đề tài mã số QG.14.16. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 8 tháng 1 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Hậu i
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 1. Danh mục các ký hiệu TC: Nhiệt độ Curie ∆H: Biến thiên từ trƣờng |∆S|max: Entropy từ cực đại Ms: Mômen từ bão hòa 2. Danh mục các chữ viết tắt AFM: Phản sắt từ FM: Sắt từ PM: Thuận từ MCE: Hiệu ứng từ nhiệt SQUID: Giao thoa kế lƣợng tử siêu dẫn TLTK: Tài liệu tham khảo XRD: Nhiễu xạ tia X ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................v DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng I. TỔNG QUAN VỀ HỆ VẬT LIỆU CÓ CẤU TRÚC LOẠI NaZn13.........3 1.1. Cấu trúc tinh thể của hệ vật liệu có cấu trúc loại NaZn13 ............................................ 3 1.2. Tính chất từ của hệ vật liệu có cấu trúc loại NaZn13 .........................................5 1.2.1. Tính chất từ của hợp chất LaCo13 ..............................................................5 1.2.2. Tính chất từ của hợp chất LaFe13-xMx........................................................6 1.3. Hiệu ứng từ nhiệt của hợp chất có cấu trúc loại NaZn13.............................................. 7 Chƣơng II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............................................................................9 2.1. Nguồn gốc từ tính của vật liệu ..................................................................................... 9 2.1.1. Cấu hình điện tử của nguyên tử .................................................................9 2.1.2. Mômen từ nguyên tử................................................................................10 2.2. Tƣơng tác trong vật liệu từ liên kim loại ................................................................... 14 2.2.1. Tƣơng tác trao đổi....................................................................................14 2.2.2. Tƣơng tác T-T giữa các kim loại chuyển tiếp ........................................15 2.2.3. Tƣơng tác trao đổi R-R ............................................................................17 2.2.4. Tƣơng tác từ trong vật liệu liên kim loại đất hiếm-kim loại chuyển tiếp 20 2.3. Chuyển pha từ giả bền ............................................................................................... 21 Chƣơng III. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM .....................................................25 3.1. Chế tạo mẫu ............................................................................................................... 25 3.1.1. Phƣơng pháp nóng chảy hồ quang ...........................................................25 3.1.2. Quy trình nấu mẫu ...................................................................................27 3.1.3. Ủ nhiệt......................................................................................................27 Chƣơng IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................32 4.1. Cấu trúc tinh thể của hệ hợp chất La1-yCeyFe11,44Si1,56 .............................................. 32 iii
- 4.2. Tính chất từ của hệ hợp chất La1-yCeyFe11,44Si1,56 ..................................................... 40 KẾT LUẬN ...............................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................48 iv
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Hiệu ứng từ nhiệt trong một số hợp chất có cấu trúc loại NaZn13............. 7 Bảng 4.1: Hằng số mạng của hợp chất La0,9Ce0,1Fe11,44Si1,56 ở các nhiệt độ khác nhau. .......................................................................................................................... 37 Bảng 4.2: Hằng số mạng của hợp chất La0,7Ce0,3Fe11,44Si1,56 ở các nhiệt độ khác nhau. .......................................................................................................................... 37 Bảng 4.3. Nhiệt độ chuyển pha TC và mômen từ bão hòa Ms của hệ hợp chất La1-yCeyFe11,44Si1,56. ..….…………………………………………………………..50 v
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Quĩ đạo chuyển động của điện tử xung quanh hạt nhân. .......................... 10 Hình 2.2: Chuyển động quay và sự xuất hiện mômen từ spin của điện tử. .............. 12 Hình 2.3: Các kiểu tƣơng tác trong vật liệu sắt từ .................................................... 15 Hình 2.4: Phân bố không gian của các điện tử trong nguyên tử đất hiếm ................ 17 Hình 2.5: (a) Sự sắp xếp các mômen từ của vật liệu từ giả bền: dƣới tác dụng của từ trƣờng ngoài đủ mạnh vật liệu chuyển từ trạng thái thuận từ sang trạng thái sắt từ (b) Đƣờng cong từ hóa của vật liệu từ giả bền....................................... 22 Hình 2.6: Đồ thị biển diễn sự phụ thuộc của năng lƣợng tự do vào từ độ. ............... 23 Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lý của hệ nấu mẫu bằng phƣơng pháp nóng chảy hồ quang tại Bộ môn Vật lý Nhiệt độ thấp. ................................................................................ 25 Hình 3.2: Minh họa vùng hồ quang. ......................................................................... 26 Hình 3.3: Sơ đồ mô tả nguyên lý hoạt động của phƣơng pháp nhiễu xạ tia X. ........ 28 Hình 3.4: a) Sơ đồ buồng mẫu thiết bị đo hệ số cảm từ SQUID b) Cuộn dây đo độ cảm xoay chiều c) Sơ đồ buồng đo của từ kế SQUID. .......................................................... 31 Hình 4.1. Giản đồ nhiễu xạ bột tia X của các hợp chất La1-yCeyFe11,44Si1,56 với y = 0,1; 0,2 và 0,3 ở nhiệt độ phòng. ............................................................................... 32 Hình 4.2. Sự phụ thuộc của hằng số mạng vào nồng độ thay thế Ce cho La trong hệ hợp chất La1-yCeyFe11,44Si1,56. .................................................................................... 33 Hình 4.3. Giản đồ nhiễu xạ tia X của hợp chất La0,9Ce0,1Fe11,44Si1,56 ở một vài nhiệt độ khác nhau............................................................................................................... 34 Hình 4.4. Giản đồ nhiễu xạ tia X của hợp chất La0,7Ce0,3Fe11,44Si1,56 ở một vài nhiệt độ khác nhau. .................................................................................................................. 35 Hình 4.5. Sự dịch chuyển của đỉnh nhiễu xạ (422) theo nhiệt độ trong hợp chất (a) La0,9Ce0,1Fe11,44Si1,56 và (b) La0,7Ce0,3Fe11,44Si1,56. .................................................... 36 Hình 4.6. Sự phụ thuộc của hằng số mạng (a) a = b và (b) c vào nhiệt độ của hợp chất La0,9Ce0,1Fe11,44Si1,56. ......................................................................................... 38 vi
- Hình 4.7. Sự phụ thuộc của hằng số mạng (a) a = b và (b) c vào nhiệt độ của hợp chất La0,7Ce0,3Fe11,44Si1,56. ......................................................................................... 39 Hình 4.8. Sự phụ thuộc của cƣờng độ nhiễu xạ theo nhiệt độ ứng với pha LaFeSi tại góc 2 = 43,23º trong hợp chất La1-yCeyFe11,44Si1,56 với y = 0,1 và y = 0,3 ......... 40 Hình 4.9: Sự phụ thuộc của từ độ vào nhiệt độ của hợp chất La0,9Ce0,1Fe11,44Si1,56 ở từ trƣờng H = 100 Oe. ................................................................................................ 41 Hình 4.10. Sự phụ thuộc của từ độ vào nhiệt độ của hợp chất La0,8Ce0,2Fe11,44Si1,56 ở từ trƣờng H = 100 Oe. ................................................................................................ 42 Hình 4.11. Sự phụ thuộc của từ độ vào nhiệt độ của hợp chất La0,7Ce0,3Fe11,44Si1,56 ở từ trƣờng H = 100 Oe. ................................................................................................ 42 Hình 4.12. Sự phụ thuộc của nhiệt độ TC vào nồng độ Ce (y) của hợp chất La1- yCeyFe11,44Si1,56……………………………………………………………………..43 0 Hình 4.13: Các đƣờng cong từ hóa của hệ hợp chất La1-yCeyFe11,44Si1,56 tại nhiệt độ T = 1,8 K. .................................................................................................... 44 Hình 4.14: (a) Đƣờng cong từ hóa đẳng nhiệt và (b) đƣờng Arrott plots của hợp chất La0,8Ce0,2Fe11,44Si0,56 ở các nhiệt độ khác nhau ......................................................... 45 vii
- MỞ ĐẦU Ngày nay, năng lƣợng và môi trƣờng đang là hai vấn đề nóng bỏng của toàn nhân loại. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn nguyên liệu hóa thạch đang ngày cạn kiệt. Vì vậy việc nghiên cứu chế tạo ra các nguồn năng lƣợng tích trữ cũng nhƣ tiết kiệm năng lƣợng luôn là vấn đề hết sức cấp thiết. Bên cạnh đó, môi trƣờng của chúng ta đang ngày càng bị ô nhiễm một cách trầm trọng. Đi cùng với việc xử lý rác thải làm sạch môi trƣờng, việc bảo vệ và giảm thiểu những chất thải trong sản xuất gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng cũng là vấn đề đáng ƣu tiên. Ngiên cứu tìm ra những công nghệ mới vừa có khả năng ứng dụng trong đời sống vừa có những ƣu điểm phù hợp với vấn đề bảo vệ môi trƣờng đã, đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà nghiên cứu cũng nhƣ các nhà sản xuất. Trong các hƣớng nghiên cứu đó, công nghệ làm lạnh từ nhiệt dựa trên hiệu ứng từ nhiệt (Magnetocaloric Effect-MCE) là một ứng cử viên sáng giá cho việc cải thiện hiệu quả sử dụng năng lƣợng cũng nhƣ bảo vệ môi trƣờng. Hiệu ứng từ nhiệt là hiệu ứng dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của vật liệu từ nhờ tác động của từ trƣờng ngoài. Nó hiệu quả hơn so với kỹ thuật làm lạnh truyền thống dựa trên nguyên lý nén giãn khí truyền thống. Nếu nhƣ các thiết bị làm lạnh lý tƣởng dựa trên nguyên lý nén, giãn khí truyền thống trên thị trƣờng chỉ có thể đạt đƣợc hiệu suất 40% thì thiết bị làm lạnh bằng từ trƣờng có thể đạt tới hiệu suất 70% của chu trình nhiệt động lực học lý tƣởng (chu trình Carnot). Hơn thế nữa, làm lạnh bằng từ trƣờng không sử dụng chất khí làm lạnh, không liên quan đến việc làm suy giảm tầng ôzon hoặc hiệu ứng nhà kính, do đó thân thiện hơn với môi trƣờng . Trên thực tế, hiệu ứng từ nhiệt đã đƣợc phát hiện từ khá lâu (năm 1881) bởi Warburg) [19] và đã đƣợc ứng dụng trong kỹ thuật làm lạnh ở nhiệt độ rất thấp (đến cỡ micro Kelvin) [9].Tuy vậy, các vật liệu từ mới thực sự đƣợc quan tâm tập trung nghiên cứu gần đây bởi những phát hiện mới cả về cơ chế cũng nhƣ độ lớn của hiệu ứng từ nhiệt. Việc tìm kiếm các vật liệu từ nhiệt có khả năng ứng dụng trong các máy làm lạnh bằng từ trƣờng ở vùng nhiệt độ phòng ngày càng đƣợc quan tâm nghiên cứu [15, 16, 25]. Cho tới nay, nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đã và 1
- đang phát triển nhiều hệ vật liệu từ với MCE lớn. Các hợp chất perovskite La1- yCayMnO3 và La1-ySryCoO3 [23] đƣợc xem là những vật liệu đầy tiềm năng ứng dụng trong kỹ thuật làm lạnh từ bởi giá thành thấp, công nghệ chế tạo đơn giản và hiệu ứng từ nhiệt lớn. Các vật liệu từ nhiệt có chuyển pha bậc nhất nhƣ Gd5Si4-yGey [24], LaFe13-xMx [8], MnAs, MnFeP1-yAsy [10], hợp kim Heusler [19], cũng đã thu hút sự chú ý do MCE khổng lồ của chúng. Trong số các loại vật liệu này, hợp chất giả lƣỡng nguyên LaFe13-xMx đƣợc quan tâm đặc biệt, xuất phát từ vật liệu hai nguyên loại LaT13 với cấu trúc lập phƣơng loại NaZn13 có thể ổn định nhờ việc thay thế một phần Fe bởi các kim loại M nhƣ Si hay Al. Tính chất từ của hệ hợp chất này phụ thuộc rất mạnh vào nguyên tố thay thế và nồng độ của nó. Khi nồng độ Fe tăng thì nhiệt độ chuyển pha Curie TC giảm và mômen từ bão hòa Ms tăng. Trong hợp chất sắt từ LaFe13-xMx biểu hiện một tính chất từ giả bền điện tử linh động. Tính chất này ảnh hƣởng mạnh đến hiệu ứng từ nhiệt, hiệu ứng từ thể tích, từ giảo khổng lồ và một số tính chất khác của vật liệu. So với tác nhân từ trƣờng và áp suất thì ảnh hƣởng của sự điền kẽ bởi hydro và cacbon lên các tính chất từ của vật liệu cũng rất mạnh [17] và tƣơng đƣơng nhƣ khi thay thế Fe bằng các nguyên tố Si hoặc Co. Việc pha tạp các nguyên tố đất hiếm khác nhƣ Pr, Nd, Ce, Er và Gd vào vị trí của La cũng đã đƣợc nghiên cứu nhằm mục đích cải tiến MCE, thay đổi nhiệt độ chuyển pha Curie và giảm từ trƣờng tới hạn của chuyển tiếp từ 3d trong hợp chất La(Fe, Si)13 [21]. Trên cơ sở đó, trong luận văn này em tập trung nghiên cứu cấu trúc tinh thể và tính chất từ của hệ vật liệu La1-yCeyFe11,44Si1,56 khi thay thế một phần La bởi Ce. Bố cục của luận văn bao gồm các phần sau: MỞ ĐẦU Chƣơng I: TỔNG QUAN VỀ HỆ VẬT LIỆU CÓ CẤU TRÚC NaZn13 Chƣơng II: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chƣơng III: PHƢƠNG PHẤP THỰC NGHIỆM Chƣơng IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT LUẬN 2
- Chƣơng I. TỔNG QUAN VỀ HỆ VẬT LIỆU CÓ CẤU TRÚC LOẠI NaZn13 1.1. Cấu trúc tinh thể của hệ vật liệu có cấu trúc loại NaZn13 Hợp chất RT13-xMx (R = La, Ce, Pr và Nd; T = Co và Fe; M = Si, Al) là một loạt các hợp chất quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu các vật liệu từ vĩnh cửu, các vật liệu từ có hiệu ứng từ nhiệt cao và các vật liệu từ có từ thể tích đẳng hƣớng khổng lồ [13]. Trong các hợp chất trên thì hợp chất liên kết kim loại LaFe13-xSix tồn tại có cấu trúc lập phƣơng loại NaZn13 thuộc nhóm không gian Fm3c. Trong cấu trúc này các ion Na nằm ở vị trí 8a còn có các ion Zn nằm ở các vị trí 8b và 96i, do vậy mỗi ô nguyên tố chứa 8 đơn vị công thức NaZn13 [21]. Hình 1.1. Cấu trúc lập phương NaZn13 - hợp chất LaCo13 [23] (a) Cấu trúc tinh thể (b) Cấu trúc 1 ô nguyên tố LaCo13 là hệ nhị nguyên duy nhất tồn tại cấu trúc lập phƣơng loại NaZn13 (Hình 1.1). Hơn nữa, các hợp chất này không chỉ có hàm lƣợng kim loại chuyển tiếp cao nhất trong các hợp chất đất hiếm - kim loại chuyển tiếp mà còn đƣợc dự kiến mômen từ cao ở mỗi nguyên tử. Trong hợp chất LaCo13, nguyên tử Co chiếm hai vị trí khác nhau theo tỉ lệ CoІ:CoІІ = 1:12 [23]. Mỗi nguyên tử CoI đƣợc bao quanh bởi 3
- 12 nguyên tử CoІІ do đó có đối xứng không gian giống nhƣ lập phƣơng tâm mặt (fcc). Và mỗi nguyên tử La có 12 nguyên tử CoІІ gần nhất. Trên thực tế hệ nhị nguyên LaFe13 không tồn tại cấu trúc loại NaZn13 và mà để tồn tại cấu cấu loại NaZn13 cần một lƣợng thích hợp nguyên tố thứ ba nhƣ là Al hay Si trong hợp chất LaFe13-xMx (M = Al hay Si). Nguyên tố thứ 3 không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành pha mà còn ảnh hƣởng đáng kể đến các tính chất vật lý của hợp chất RT13-xMx. Với tỷ lệ khác nhau của nguyên tố thứ 3, hợp chất RT13-xMx có thể thuộc nhóm tinh thể với cấu trúc lập phƣơng trong nhóm không gian Fm3c hoặc cấu trúc tứ diện với nhóm không gian I4/mcm. Mối liên hệ giữa cấu trúc lập phƣơng và cấu trúc tứ diện đƣợc chỉ ra trong hình 1.2. Trong cấu trúc lập phƣơng với nhóm không gian Fm3c, T và M ở vị trí 96i thì khi chuyển sang cấu trúc tứ diện vị trí 96i đƣợc tách thành các vị trí 16l (1), 16l (2) và 16k với nhóm không gian I4/mcm [13]. Hình 1.2: Mối liên hệ giữa hai nhóm không gian trong cấu trúc loại NaZn13 của hợp chất RT13-xMx chiếu theo trục z. Loại cấu trúc tứ diện đều có ô nguyên tố dịch chuyển dọc theo trục z nhƣ minh họa trong hình 1.2. Các ô lập phƣơng đƣợc kéo ra theo trục z để tạo thành các ô tứ diện qua mối quan hệ: 4
- 1 x’ = x + y – y’ = y – x z’ = z (1.1) 2 Trong đó: x', y', z' là tọa độ phân tử của cấu trúc tứ diện; x, y, z là tọa độ phân tử của cấu trúc lập phƣơng. Mối quan hệ giữa các hằng số mạng trong cấu trúc tứ diện và lập phƣơng: a a tet cub , c tet ccub (1.2) 2 Các kết quả của một số nhóm nghiên cứu đã chỉ ra hệ hợp chất LaFe13-xSix tồn tại cấu trúc lập phƣơng khi 1,4 ≤ x ≤ 2,6 [13] và cấu trúc tứ diện với 3,2 ≤ x ≤ 5,0 [13]. Theo tính toán lý thuyết cho thấy với x ≤ 3,25 nguyên tử Si vào vị trí 96i làm cấu trúc lập phƣơng của hệ hợp chất LaFe13-xSix trở nên bền vững và với 3,25 ≤ x ≤ 5,25 đầu tiên nguyên tử Si chiếm vị trí 16l (2) của cấu trúc tứ diện, khi vị trí 16l (2) đƣợc lấp đầy thì nguyên tử Si vào vị trí 16k. Đối với hệ hợp chất LaFe13-xAlx, cấu trúc lập phƣơng tồn tại với 1,04 ≤ x ≤ 7,15 và khi đó nguyên tử Al nằm ở vị trí 96i [13]. 1.2. Tính chất từ của hệ vật liệu có cấu trúc loại NaZn13 1.2.1. Tính chất từ của hợp chất LaCo13 LaCo13 có nồng độ nguyên tố Co cao với lớp vỏ điện tử 3d dẫn đến sự từ hoá lớn (1,3 T) và nhiệt độ Curie cao (1297 K) [22]. Các hợp chất có gốc LaCo13 đƣợc nghiên cứu nhƣ là các vật liệu từ mềm. Cấu trúc lập phƣơng của chúng dẫn đến tính dị hƣớng và lực kháng từ thấp. Các tính chất từ đƣợc khảo sát ở vùng nhiệt độ từ 10 đến 1273 K trong khoảng trƣờng từ 0 đến 5 T. Kết quả chỉ ra rằng LaCo13 biểu lộ chuyển pha sắt từ - thuận từ tại nhiệt độ Curie 1297 K. Mômen từ của hợp chất LaCo13 ở nhiệt độ phòng là 130 emu/g thấp hơn so với Fe và hợp chất Fe-Co [22]. Tuy nhiên mômen từ có thể tăng lên khi thay thế một phần Co bằng Fe. Mẫu La(Co0,6Fe0,4)13 với 40 % sắt thay thế có mômen từ là 153 emu/g tại nhiệt độ phòng và 159 emu/g tại 10 K [22]. 5
- 1.2.2. Tính chất từ của hợp chất LaFe13-xMx Tính chất từ của hợp chất LaFe13-xMx phụ thuộc mạnh vào hai yếu tố đó là nguyên tố M và nồng độ của nguyên tố M trong các hợp chất. Ở dƣới nhiệt độ TC, những hợp chất này là sắt từ với mômen từ bão hòa cao do có nồng độ kim loại 3d cao và cấu trúc lập phƣơng đối xứng. Với M = Si các nghiên cứu chỉ ra rằng ở nhiệt độ phòng hợp chất La(Fe1-xSix)13 là chất thuận từ, và trở thành sắt từ khi làm lạnh nhiệt độ xuống từ 200 đến 250 K, tùy thuộc vào nồng độ Si [9]. Mẫu LaFe13-xSix với cấu trúc lập phƣơng có nhiệt độ Curie tăng lên khi tăng nồng độ Si (từ 193 K với x = 1,5 lên đến 262 K với x = 2,4) ngƣợc lại mômen từ tự phát giảm khi tăng nồng độ Si (từ 152,1 emu/g với x = 1,5 xuống 136,1 emu/g với x = 2,4 tại T = 10 K) [9]. Với M = Al trạng thái từ trong hợp chất LaFe13-xAlx là vật liệu sắt từ với 1,82 ≤ x ≤ 4,94 và là vật liệu phản sắt từ với 1,04 ≤ x ≤ 1,69. Do số tọa độ Fe-Fe lớn và khoảng cách giữa các nguyên tử Fe-Fe ngắn, trạng thái phản sắt từ yếu dễ dàng chuyển sang trạng thái sắt từ bởi từ trƣờng ngoài. Những nghiên cứu trƣớc đây, cho thấy có thể thay đổi trạng thái từ phản sắt từ (AFM) sang trạng thái sắt từ (FM) bằng cách điều chỉnh tỷ lệ giữa nguyên tố Fe và Al hoặc thay thế Fe bởi Co hoặc La bởi Ce, Pr, Nd [9]. Trạng thái từ trong hợp chất LaFe13-xAlx đƣợc ổn định khi 1,04 ≤ x ≤ 7,02 và giá trị lớn nhất của Tc có thể lên tới 250 K và sau đó giảm dần [20]. Khi nồng độ Fe tăng thì nhiệt độ chuyển pha Tc giảm và mômen từ bão hoà Ms tăng [20]. So sánh với hợp chất ban đầu LaCo13, việc thay thế Co bởi Fe, Si và Al đã làm giảm nhiệt độ chuyển pha TC một cách đáng kể và đồng thời làm tăng mômen từ. Trong một số hợp chất sắt từ LaFe13-xMx còn biểu hiện một tính chất từ giả bền điện tử linh động (IEM). Tính chất này ảnh hƣởng mạnh đến tính chất từ nhiệt, hiệu ứng từ thể tích, từ giảo khổng lồ và một số tính chất khác của vật liệu. Đối với hợp chất LaFe13-xSix có nồng độ Si x ≤ 1,6 dƣới tác dụng của từ trƣờng ngoài nhỏ có thể gây ra chuyển pha từ giả bền từ trạng thái thuận từ sang sắt từ ở nhiệt độ gần phía trên nhiệt độ chuyển pha Curie TC - chuyển pha từ giả bền 6
- điện tử linh động (IEM) [9, 11]. Trạng thái sắt từ bền vững hơn thuận từ dƣới tác dụng của từ trƣờng ngoài do sự thay đổi trong cấu trúc vùng của các điện tử 3d. Chuyển pha từ giả bền điện tử linh động IEM thƣờng đƣợc nhận biết trên cơ sở đƣờng cong Arrot plot M2(H/M) có dạng chữ “S”. Đối với hợp chất LaFe13-xAlx khi tăng nồng độ Fe trạng thái nền từ trong hợp chất LaFe13-xAlx chuyển từ trạng thái FM sang trạng thái AFM. Danh giới pha giữa FM và AFM đƣợc giới hạn bởi ngƣỡng nồng độ Fe rất nhỏ 1,82 ≤ x ≤ 1,69. Trong vùng AFM, chuyển pha từ giả bền từ AFM sang FM đƣợc gây ra bởi từ trƣờng ngoài và từ trƣờng tới hạn tăng lên cùng với nồng độ Fe. Trong vùng lân cận giữa danh giới AFM-FM hợp chất LaFe13-xAlx có hệ số giãn nở nhiệt âm dƣới nhiệt độ Curie hay nhiệt độ Neél [18]. 1.3. Hiệu ứng từ nhiệt của hợp chất có cấu trúc loại NaZn13 Trong những năm gần đây các nhóm nghiên cứu về hiệu ứng từ nhiệt trong và ngoài nƣớc đã công bố một vài hệ vật liệu có hiệu ứng từ nhiệt lớn nhƣ: Các hợp kim chứa Gd, các hợp kim chứa As, các hợp kim chứa La, các hợp kim chứa Heusler, các hợp kim nguội nhanh nền Fe và Mn … [9]. Trong số các hợp kim này, hợp kim nền La-Fe có cấu trúc loại NaZn13 thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm nghiên cứu bởi những ƣu điểm vƣợt trội nhƣ: hiệu ứng từ nhiệt lớn, giá thành thấp, không độc hại [9]. Chúng là một trong những ứng cử viên sáng giá cho các chất làm lạnh từ và đặc biệt là tiềm năng ứng dụng gần vùng nhiệt độ phòng. Bảng 1.1 đƣa ra một số kết quả nghiên về hiệu ứng từ nhiệt trong các hợp chất có cấu trúc loại NaZn13. Bảng 1.1. Hiệu ứng từ nhiệt trong một số hợp chất có cấu trúc loại NaZn13. Hợp chất TC (K) |∆S|max (J/kg.K) tại Tài liệu ∆H (T) tham khảo LaFe10,53Si2,47 245 [1] LaFe11,18Si1,82 207 20,4 5 [1] LaFe11,44Si1,56 195 21,2 5 [1] 7
- Hợp chất TC (K) |∆S|max (J/kg.K) tại Tài liệu ∆H (T) tham khảo LaFe11,80Si1,2 200 29,2 5 [11] LaFe10,60Si2,40 - 5,85 5 [11] LaFe10,40Si2,60 - 5,9 5 [11] LaFe10,20Si2,80 - 3,7 5 [16] LaFe10,98Co0,22Si1,8 242 11,51 5 [26] LaFe11,2Co0,7Si1,1 274 20,3 5 [14] LaFe11,424Co0,476Si1,1 243 23 5 [14] LaFe10,948Co0,952Si1,1 301 15,6 5 [14] LaFe11,12Co0,71Al1,17 279 4,6 2 [15] LaFe11,12Co0,71Al1,17 279 9,1 5 [15] LaFe10,88Co0,95Al,17 303 4 2 [15] LaFe10,88Co0,95Al,17 303 9 5 [15] LaFe11,5Si1,5 194 - - [11] La0,7Ce0,3Fe11,5Si1,5 173 - - [8] La0,7Nd0,3Fe11,5Si1,5 185 24 5 [24] La0,7Nd0,5Fe11,5Si1,5 - 32,4 5 [24] La0,7Pr0,3Fe11,5Si1,5 188 - - [21] 8
- Chƣơng II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Nguồn gốc từ tính của vật liệu 2.1.1. Cấu hình điện tử của nguyên tử Theo mẫu nguyên tử của Bohr (1913), cấu trúc nguyên tử bao gồm hạt nhân nguyên tử mang điện tích dƣơng và các điện tử mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân theo các quĩ đạo hình tròn (hoặc elip). Năng lƣợng chuyển động của các điện tử trên các quĩ đạo của chúng luôn đƣợc. Sự biến đổi năng lƣợng chỉ xảy ra khi điện tử chuyển từ quĩ đạo này sang quĩ đạo khác. Lý thuyết Bohr cũng chỉ ra rằng chỉ tồn tại một số mức năng lƣợng cho phép nhất định, tức là năng lƣợng của điện tử chỉ có thể nhận các giá trị gián đoạn hay bị lƣợng tử hóa [2]. Năm 1923, de Broglie đã phát hiện ra tính chất sóng của các điện tử [2]. Theo đó, chuyển động của điện tử có thể đƣợc mô tả bằng phƣơng trình Schrödinger. Các nghiệm số của phƣơng trình Schrödinger cho các điện tử trong một nguyên tử đƣợc đặc trƣng bằng tổ hợp của bốn số lƣợng tử n, l, m và s. Trong một nguyên tử có nhiều điện tử, mỗi điện tử có thể chiếm một trạng thái xác định bởi bốn số lƣợng tử đó. Số lƣợng tử chính n đặc trƣng cho các mức năng lƣợng xác định. Các mức năng lƣợng n = 1, 2, 3, 4, ... đôi khi còn đƣợc biểu diễn bằng các chữ cái viết hoa K, L, M, N, .... Mỗi mức năng lƣợng n còn có thể chia thành một số mức năng lƣợng còn đặc trƣng bằng số lƣợng tử quĩ đạo l; l nhận giá trị l = 0, 1, 2, ..., (n – 1). Các mức năng lƣợng con này đƣợc biểu diễn bằng các chữ cái thƣờng s, p, d, f và g. Khi có từ trƣờng ngoài đặt vào, các mức năng lƣợng còn bị tách ra thêm với số lƣợng tử đặc trƣng gọi là ml, ml nhận (2l + 1) giá trị nguyên nằm trong khoảng từ -l đến l. Ví dụ, đối với các điện tử trong lớp vỏ con p ứng với l = 1, ml có thể nhận 3 giá trị là –1, 0 và 1. 9
- Số lƣợng tử spin s biểu diễn sự định hƣớng của mômen từ spin. Đối với tất cả các điện tử, s chỉ nhận hai giá trị +1/2 và -1/2 tƣơng ứng với tên gọi là spin thuận (spin-up) và spin nghịch (spin-down). Năm 1925, Pauli đã phát minh ra nguyên lý loại trừ Pauli, theo nguyên lý này, trên mỗi mức năng lƣợng (tức là đối với mỗi sự tổ hợp của n, l, m và s) chỉ có một điện tử. Do đó, có thể xác định đƣợc số điện tử nhiều nhất có thể có ở mức năng lƣợng đƣợc đặc trƣng bởi số lƣợng tử thứ hai là 2(2l + 1). Điều này có nghĩa là trên các mức năng lƣợng s, p, d và f sẽ có nhiều nhất 2, 6, 10 và 14 điện tử. Số điện tử tổng cộng có thể có trong các lớp vỏ K(s), L(s, p), M(s, p, d) và N(s, p, d, f) là 2, 8, 10, 18, 32. 2.1.2. Mômen từ nguyên tử Nhƣ đã nói ở trên, tƣơng ứng với hai kiểu chuyển động của điện tử (chuyển động quĩ đạo và chuyển động spin) sẽ có hai loại mômen từ tƣơng ứng là mômen từ quĩ đạo và mômen từ spin [2]. a) Mômen từ quỹ đạo của điện tử Chuyến động của điện tử trên quĩ đạo tròn bán kính r với vận tốc dài v và vận tốc góc ω xung quanh hạt nhân (Hình 2.1) có mômen cơ (mômen động lƣợng): Hình 2.1. Quĩ đạo chuyển động của điện tử xung quanh hạt nhân. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn