intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ phân vùng chức năng môi trường tỉnh Thái Bình

Chia sẻ: Tien Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

101
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ được cơ sở khoa học về tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường phục vụ phân vùng chức năng môi trường và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình theo các vùng chức năng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ phân vùng chức năng môi trường tỉnh Thái Bình

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> ---------------------<br /> <br /> Nguyễn Thị Mỹ Hạnh<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ PHÂN VÙNG<br /> CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TỈNH THÁI BÌNH<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường<br /> Mã số: 60 85 01 01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC<br /> <br /> Hà Nội – 2016<br /> <br /> 1<br /> <br /> I. MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong vài thập kỷ gần đây, cùng với xu thế phát triển mạnh mẽ<br /> kinh tế - xã hội, vấn đề suy thoái môi trường và suy kiệt tài nguyên<br /> thiên nhiên luôn trở thành vấn đề nổi cộm, đã và đang tác động mãnh<br /> mẽ đến đời sống dân sinh cũng như phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều<br /> vùng lãnh thổ của nước ta.<br /> Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc khu vực đồng bằng sông<br /> Hồng, là vựa lúa lớn nhất miền Bắc gắn với tên gọi “miền quê lúa”.<br /> Những năm gần đây, tỉnh Thái Bình đang trong quá trình phát triển kinh<br /> tế mạnh mẽ gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị<br /> hóa. Vùng ven biển của tỉnh cũng đã được Chính phủ chấp thuận chủ<br /> trương cho xây dựng khu kinh tế biển, trở thành khu kinh tế biển thứ<br /> 15 của cả nước. Tuy nhiên, song hành với việc đẩy mạnh phát triển kinh<br /> tế là xu hướng gia tăng các vấn đề liên quan đến suy thoái tài nguyên và<br /> ô nhiễm môi trường trên địa bàn, đặc biệt ở vùng ven biển. Một trong<br /> những nguyên nhân của thực trạng trên là Thái Bình chưa sử dụng hợp<br /> l{ lãnh thổ, chưa hoạch định các không gian phát triển gắn kết phát<br /> triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Để giải quyết bài toán trên, những<br /> năm tới đây tỉnh Thái Bình cần thiết phải xây dựng quy hoạch bảo vệ<br /> môi trường trong đó có nội dung phân vùng chức năng môi trường<br /> nhằm khai thác, sử dụng hợp l{ lãnh thổ, đồng thời cải thiện chất lượng<br /> môi trường, hướng tới phát triển bền vững.<br /> Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn nêu trên, học viên lựa chọn<br /> thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ phân vùng chức<br /> năng môi trường tỉnh Thái Bình” góp phần phục vụ công tác lập quy<br /> hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình trong tương lai.<br /> 2<br /> <br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Làm rõ được cơ sở khoa học về tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi<br /> trường phục vụ phân vùng chức năng môi trường và đề xuất các giải<br /> pháp khai thác, sử dụng hợp l{ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi<br /> trường tỉnh Thái Bình theo các vùng chức năng.<br /> 3. Nội dung nghiên cứu<br /> - Tổng quan tài liệu về nghiên cứu có liên quan;<br /> - Xây dựng cơ sở l{ luận, phương pháp nghiên cứu và quy trình<br /> các bước phân vùng chức năng môi trường;<br /> - Phân tích đặc điểm và sự phân hóa điều kiện tự nhiên, kinh tế xã<br /> hội, môi trường và tai biến thiên nhiên;<br /> - Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế gắn với khai thác, sử dụng<br /> tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường, các vấn đề môi<br /> trường bức xúc chung cho toàn tỉnh và riêng cho từng tiểu vùng;<br /> - Phân vùng môi trường lãnh thổ nghiên cứu;<br /> - Xác lập các chức năng môi trường của các vùng, tiểu vùng môi<br /> trường;<br /> - Xác định các không gian bảo vệ môi trường và đề xuất các giải<br /> pháp khai thác, sử dụng hợp l{ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi<br /> trường theo các vùng, tiểu vùng.<br /> 4. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Phạm vi không gian: Lãnh thổ nghiên cứu của đề tài là địa bàn<br /> hành chính tỉnh Thái Bình, phần đất liền gồm 8 huyện, thành phố và<br /> vùng biển ven bờ kéo dài đến độ sâu 6m.<br /> 3<br /> <br /> - Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong các<br /> vấn đề sau: Phân tích đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên<br /> nhiên, các vấn đề môi trường và kinh tế - xã hội, quy trình các bước<br /> phân vùng chức năng môi trường tỉnh Thái Bình; Đề xuất các giải pháp<br /> quản l{ tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình theo các tiểu<br /> vùng phục vụ cho định hướng phát triển bền vững của tỉnh.<br /> 5. Cơ sở dữ liệu<br /> - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh<br /> Thái Bình;<br /> - Các số liệu thống kê hiện trạng phát triển KT-XH và môi trường<br /> tỉnh Thái Bình;<br /> - Các báo cáo chuyên ngành, các quy hoạch phát triển có liên quan<br /> của tỉnh Thái Bình.<br /> - Các số liệu điều tra thực địa trong thời gian thực hiện luận văn.<br /> 6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài<br /> - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ<br /> sung phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu phân vùng chức<br /> năng môi trường.<br /> - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ<br /> ích cho công tác QHBVMT, quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Thái Bình.<br /> II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Phân vùng môi trƣờng và chức năng môi trƣờng<br /> 2.1.1. Phân vùng môi trường<br /> <br /> 4<br /> <br /> Phân vùng môi trường là sự phân chia lãnh thổ thành các vùng,<br /> tiểu vùng riêng biệt, dựa vào tính khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều<br /> kiện kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường đặc trưng.<br /> Vùng hay tiểu vùng môi trường là đơn vị phân chia lãnh thổ đặc<br /> trưng về tính đồng nhất về điều kiện tự nhiên, tính đặc thù trong phát<br /> triển kinh tế, khai thác sử dụng tài nguyên và tập hợp các vấn đề môi<br /> trường, tai biến thiên nhiên nảy sinh. Trong điều kiện đó đòi hỏi có giải<br /> pháp riêng để sử dụng hợp l{, hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu, hạn<br /> chế tác động xấu của các vấn đề môi trường trong vùng.<br /> Tiêu chí xác định vùng/tiểu vùng môi trường gồm [9]:<br /> - Tính đồng nhất tương đối về điều kiện tự nhiên.<br /> - Tính đặc trưng trong phát triển kinh tế, khai thác, sử dụng tài<br /> nguyên.<br /> - Tập hợp các vấn đề nổi cộm về môi trường và tai biến thiên<br /> nhiên.<br /> 2.1.2. Chức năng môi trường<br /> Mỗi vùng/tiểu vùng môi trường có chức năng riêng đặc thù cho<br /> nó. Chức năng môi trường của vùng được hiểu là chức năng kinh tế sinh thái - môi trường, được xác định dựa vào 4 yếu tố cơ bản: (i) Điều<br /> kiện tự nhiên; (ii) Điều kiện kinh tế - xã hội; (iii) Các vấn đề môi trường<br /> và tai biến thiên nhiên; (iv) Vị trí địa l{ của vùng/tiểu vùng trong mối<br /> tương tác tự nhiên, phát triển kinh tế và quản l{ môi trường<br /> Chức năng môi trường của vùng không phải là bất biến mà có thể<br /> thay đổi phụ thuộc sự thay đổi hoạt động kinh tế - xã hội. Tuy nhiên,<br /> các hoạt động kinh tế - xã hội muốn đảm bảo được tính hiệu quả và lâu<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2