Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến
lượt xem 41
download
Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến bao gồm những nội dung về vài nét về thơ Đường luật; thơ Đường luật ở Việt Nam và những nội dung khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ nôm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 0T ĐẠI HỌC QUỐC GIA T.P HỒ CHÍ MINH 0T TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 0T LÊ VIẾT THẮNG 1T SỰ PHÁT TRIỂN VỀ HÌNH THỨC CỦA THỂ THƠ T 2 THẤT NGÔN BÁT CÚ TRONG THƠ NÔM QUA T 2 4 T 2 4 T 2 NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN BỈNH KHIÊM, 2T HỔ XUÂN HƯƠNG VÀ NGUYỄN KHUYẾN 2T T 0 CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM T 4 MÃ SỐ: 5 04 33 LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN 4T 4 T 3 4 T 3 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 5T GIÁO SƯ: LÊ TRÍ VIỄN 5T 1997 T 5 T 0
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA T.P HỒ CHÍ MINH 0T TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 0T LÊ VIẾT THẮNG 1T SỰ PHÁT TRIỂN VỀ HÌNH THỨC CỦA THỂ THƠ T 2 THẤT NGÔN BÁT CÚ TRONG THƠ NÔM QUA T 2 4 T 2 4 T 2 NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN BỈNH KHIÊM, 2T HỔ XUÂN HƯƠNG VÀ NGUYỄN KHUYẾN 2T T 0 CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM T 4 MÃ SỐ: 5 04 33 LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN 4T 4 T 3 4 T 3 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 5T GIÁO SƯ: LÊ TRÍ VIỄN 5T 1997 T 5
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3 T 7 7T 1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................................... 3 T 7 7T 2. Nhiệm vụ của luận án: ................................................................................................... 3 T 7 7T 3. Phạm vi của luận án:...................................................................................................... 4 T 7 7T 4 .Lịch sử vấn đề: .............................................................................................................. 4 T 7 7T 5. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................................. 8 T 7 7T CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT ............................................................. 10 T 7 T 7 CHƯƠNG 2: THƠ ĐƯỜNG LUẬT Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG SÁNG TÁC THƠ CHỮ T 7 NÔM TRƯỚC KHI NGUYỄN TRÃI VIẾT QUỐC ÂM THI TẬP, SỰ PHÁT TRIỂN VỀ CẤU TRÚC, NHỊP ĐIỆU. .................................................................................................. 22 7T 2.1 Thơ Đường luật Ở Việt Nam và những sáng tác thơ chữ Nôm trước khi Nguyễn Trãi T 7 viết Quốc âm thi tập: ....................................................................................................... 22 7T 2.1.1 Thơ Đường luật du nhập vào Việt Nam rất sớm: ................................................. 22 T 7 T 7 2.1.2 Chữ Nôm và những sáng tác thơ chữ Nôm trước khi Nguyễn Trãi viết Quốc âm thi T 7 tập: .............................................................................................................................. 25 T 7 2.2 Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú chữ nôm ở phương diện cấu T 7 trúc, nhịp điệu: ................................................................................................................ 31 7T 2.2.1 Về cấu trúc: ........................................................................................................ 31 T 7 7T 2.2.1.1Hiện tượng xen câu lục ngôn: ........................................................................ 31 T 7 T 7 2..2.1.2 Về đề, thực, luận, kết: ................................................................................. 38 T 7 7T 2.2.2 Nhịp điệu: ........................................................................................................... 45 T 7 7T CHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN VỀ HÌNH THỨC CỦA THỂ THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ T 7 Ở PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ ........................................................................................ 51 7T 3.1 Từ Hán - Việt: ........................................................................................................... 51 T 7 7T 3.2 Hệ thống ngôn ngữ dân gian, đời thường: .................................................................. 53 T 7 T 7 3.2.1 Bộ phận từ thuần Việt: ........................................................................................ 53 T 7 7T 2.2.2 Ngôn ngữ văn học dân gian: ............................................................................... 59 T 7 T 7 2.2.3 Ngôn ngữ đời sống thường ngày: ........................................................................ 62 T 7 T 7 3.3 Tính hàm súc: ............................................................................................................ 70 T 7 7T 3.3.1 Tiết kiệm lời: ...................................................................................................... 71 T 7 7T 3.3.2 Từ mang tính khái quát: ...................................................................................... 72 T 7 7T 3.3.3 Dùng điển tíc , điển cố: ....................................................................................... 73 T 7 7T PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................. 78 T 7 7T THƯ MỤC THAM KHẢO ................................................................................................. 84 T 7 7T 2
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nền văn học dân tộc ta hiện có nhiều thể loại, trong đó thơ chiếm vị trí khá quan trọng. Muốn hiểu đúng, hiểu sâu nội dung, ý nghĩa của thơ, chúng ta không thể không lưu ý đến hình thức diễn đạt. Nội dung và hình thức luôn luôn gắn chặt với nhau. Hình thức nào cũng có quá trình phát sinh, phát triển và biến hóa theo từng chặng đường lịch sử. Trong kho tàng thơ ca hiện có của ta, một bộ phận khá lớn được sáng tác theo các thể thơ nhập ngoại : một số bằng chữ Hán, một số bằng chữ Nôm và về sau một số bằng chữ Quốc ngữ. Khi tiếp nhận, độc giả ngày nay, có thể không biết rõ tình hình đó. Bởi, về mặt hình thức, các nhà thơ của ta, khi sử dụng các thể thơ ấy, đã không ngừng Việt hóa nó đi. Hơn nữa, hiện thực được phản ánh trong đó, nói như Trường Chinh đều chan chứa " tâm hồn và tính cách của người Việt Nam " Thơ cổ Việt Nam có quan hệ mật thiết với thơ cổ Trung Quốc. Thơ mới của ta ( giai đoạn 1932-1945 ) lại chịu ảnh hưởng không ít của thơ phương Tây, nhất là thơ Pháp. Tìm hiểu quan hệ qua lại giữa thơ Việt Nam với thơ nước ngoài là việc làm cần thiết, có nhiều ý nghĩa đối với người nghiên cứu, giảng dạy văn học. Quan hệ giữa thơ cổ Việt Nam với thơ cổ Trung Quốc, vốn có bề dày lịch sử đáng kính trọng. Từ thời xa xưa, tổ tiên ta, ngoài việc sáng tạo, thể nghiệm, hình thành những thể loại văn học dân tộc, đã không ngần ngại tiếp thu những tinh hoa của văn học Trung Quốc, Việt hóa nó một cách toàn diện trên tinh thần độc lập, tự chủ, nhằm làm giàu cho kho tàng văn học dân tộc. Nhiều thể loại thơ, từ, truyện tiểu thuyết... sớm được hình thành và nhanh chóng thu được nhiều thành tựu. Việc nhập từ Trung Quốc thể thơ Đường luật, Việt hóa nó để thể hiện con người và cuộc sống Việt Nam diễn ra như thế nào đã tạo ra một sự hấp dẫn lớn, thôi thúc bản thân tôi tìm tòi, nghiên cứu. Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài " Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ Nôm qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến ". 2. Nhiệm vụ của luận án: Đi vào vấn đề vừa nêu trên, luận án có nhiệm vụ giải quyết một số yêu cầu sau : Tìm hiểu, trình bày một cách khái quát sự hình thành, phát triển cũng như những yêu cầu về nội dung và hình thức của thể thất ngôn bát cú Đường luật. 3
- Tìm hiểu vấn đề Việt hóa thể thơ thất ngôn bát cú bằng chữ Nôm đã diễn ra, phát triển như thế nào qua sáng tác của các nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến về mặt hình thức. 3. Phạm vi của luận án: Luận án không có nhiệm vụ tìm hiểu tất cả thơ Đường luật chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Luận án chỉ dừng lại trong phạm vi thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm, khi cần mới liên hệ đến thơ tứ tuyệt chữ Nôm. Đối tượng khảo sát cũng chỉ giới hạn trong bốn tác giả lớn, tiêu biểu cho con đường vận động, phát triển , biến sinh của thơ Nôm Đường luật : Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến. Công việc tìm hiểu chủ yếu đi vào nhìn nhận khái quát về mặt hình thức. Nói như vậy không có nghĩa là không đả động gì đến nội dung vì sự thống nhất không gì phá vỡ nổi, sự phù hợp giữa nội dung và hình thức là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của nghệ thuật "... Nội dung là mặt chủ đạo, mặt quyết định của khách thể... do có tính độc lập tương đối, cho nên, hình thức lại có tác động tích cực ngược trở lại đối với nội dung : Hình thức thích ứng với nội dung thì nó đẩy nhanh sự phát triển của nội dung, nhưng khi hình thức không còn thích ứng với nội dung đã biến đổi thì nó kìm hàm sự phát triển tiếp tục của nội dung " ( Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, 1986, bản tiếng Việt, trang 414, 415 ). Nội dung, hình thức trong nghệ thuật là không thể tách rời " Văn học không phải chỉ là phản ánh mà còn là sáng tạo, cho nên, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm là sự thống nhất trong chuyển hóa. Nội dung, do đó, là sự chuyển hóa từ hình thức vào nội dung, và hình thức là sự chuyển hóa từ nội dung ra hình thức. Từ sự chuyển hóa qua lại đó, có nhưng yếu tố là nội dung xét trong bình diện này, sẽ trở nên hình thức nếu xét trong bình diện kia... Sự phân biệt giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm văn học do đó có tính chất tương đối" ( Từ điển văn học, tập II, Nxb KHXH, H.1984, trang 147 ). Trong tác phẩm văn học, nội dung là hiện thực muôn màu muôn vẻ với tính độc đáo về thẩm mỹ, trong đó, con người và những quan hệ xã hội cụ thể giữ vai trò chủ yếu. Yếu tố cơ bản trong nội dung tác phẩm văn học là đề tài, chủ đề... hình thức là cốt truyện, cách lựa chọn chi tiết, bố cục, ngôn ngữ : Trong bài thơ thất ngôn bát cú, về mặt hình thức, luận án đi vào tìm hiểu sự phát triển về cấu trúc, nhịp điệu, ngôn ngữ. Ở một chừng mục nào đó, luận án xem xét về đề tài, sự bộc lộ cái tôi trừ tình tác giả... 4. Lịch sử vấn đề: Từ trước đến nay, thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến đã được giới nghiên cứu phê bình văn học chú ý nhiều. Chẳng hạn, năm 4
- 1980, kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, công việc sưu tầm, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của ông vốn đã được quan tâm chú ý nhiều lại được đẩy mạnh hơn trước. Cũng như vậy, năm 1985, kỷ niệm 400 năm ngày mất và năm 1991 kỷ niệm 500 năm ngày sinh đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đối với Nguyễn Trãi, Khuyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, việc đánh giá về cuộc đời và sự nghiệp, trong đó có thơ văn, nhìn chung là thống nhất. Riêng Hồ Xuân Hương, trong mấy chục năm qua, giới nghiên cứu văn học tốn rất nhiều thời gian, công sức mà vẫn chưa mang lại tất cả kết quả mong muốn. vẫn có người ngờ vực có Hồ Xuân Hương thật không? Cái dâm, cái tục trong thơ bà là mục đích hay phương tiện nghệ thuật? Nhìn một cách tổng quát là vậy. Đi vào cụ thể ta thấy thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú của các nhà thơ Việt Nam, cho đến gần đây, đã được các nhà nghiên cứu phê bình chú ý nhiều. Công việc nghiên cứu nhìn chung còn dừng ở tác giả. Viết một cách tổng quát về thơ thất ngôn bát cú chưa thấy ai. Đáng lưu ý là công trình nghiên cứu các thể thơ ca cổ truyền Việt Nam, các thể thơ mô phỏng của Trung Quốc ... của hai tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong Thơ ca Việt Nam ( Nxb KHXH Hà Nội, 1971 ). Bộ Lịch sử văn học Việt Nam ( Tủ sách các trường đại học sư phạm và đại học tổng hợp Hà Nội ), các tác giả Lê Trí Viễn, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Lộc, Lê Hoài Nam, Nguyễn Đình Chú... đã đầu tư nghiên cứu thỏa đáng khi giới thiệu các sáng tác bằng chữ Nôm theo thể thất ngôn bát cú của các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Các tác giả trên, nói về sự ra đời của chữ Nôm, đánh giá nội dung, nghệ thuật thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến đều thống nhất. Vũ Khiêu nhận xét thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm " Tiếp thu truyền thống trau chuốt và nhuần nhuyễn của thơ Lê Thánh Tông và nhóm Tao Đàn" ( Người tri thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử Nxb TP.HCM, 1987, trang 77 ). Nhận xét trên về thơ Nôm Lê Thánh Tông và hội Tao Đàn phải chăng đã cao hơn cái nó vốn có ? Đành rằng, trong sáng tác của Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn có một số bài, số câu được trau chuốt khá kỹ nhưng nói thành truyền thống thì chưa được. Một số tác giả đã có những chuyên luận về cuộc đời và thơ, văn của các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Trong số đó, có thể kể Thợ văn Nguyễn Trãi của Vũ Khiêu ( Nxb Văn học, Hà Nội, 1980 ), Văn chương Nguyễn Trãi của Bùi Văn Nguyên ( Nxb ĐH và THCN, Hà Nội, 1984 ). Thơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lộc Nxb Văn học, 1987 ); Thơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lộc ( Công ty PHS Tiền Giang và Nxb Văn học hợp tác xuất bản, 1984 ), Thơ Hồ Xuân Hương ( chuyên luận SĐH, Trường ĐHSP, TP.HCM, 1989 ) của Lê Trí Viễn; Hồ Xuân Hương - Thiên tình sử của Hoàng Xuân Hãn ( Nxb Văn học, Hà Nội, 1995 ), Hồ Xuân Hương - Thơ và đời của Lữ Huy Nguyên ( Nxb Văn học, Hà Nội, 1996 ), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm của Đinh Gia Khánh ( Nxb Văn học, Hà Nội, 1983 )... 5
- Trong các công trình, chuyên luận kể trên, thể thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm được lưu ý đúng mức và nhận xét, đánh giá thỏa đáng. Chẳng hạn; nhận xét về ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông Đinh Gia Khánh viết " Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm xét về mặt ngôn ngữ văn học, là một bước tiến, là một gạch nối giữa thơ Nôm thế kỷ thứ XV và thơ Nôm thứ XVII" ( Thơ, văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn học, Hà Nội, 1983, trang 41 ). Viết về thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Lộc đánh giá : " Cái phẩm chất ưu tú của thơ Đường luật, như kết cấu chặt chẽ, tính chất hàm súc, dư ba, ý tại ngôn ngoại... Bà khai thác triệt để, chứ Bà không sử dụng " nguyên xi" thơ Đường luật mà cố gắng đẩy nó lên phía trước, ghi dấu ấn cá nhân của mình vào thể thơ mà mình sử dụng... Trong thơ Đường luật, chính do cái kết cấu bó buộc và do những câu đối nhau rất tề chỉnh mà bài thơ có tính chất đài các, quí phái. Tính chất bác học ấy xa lạ đối với Hồ Xuân Hương, nhà thơ không chấp nhận mà phải cải tạo, làm cho nó đại chúng hơn, bình dân hơn... không phải chỉ dân tộc hóa... mà còn bình dân hóa nó " ( Thơ Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học, 1984, trang 35, 36 ). Lê Trí Viễn : " Đường luật vốn là một sản phẩm quí tộc... Nó phải thanh tân, tao nhã, lại phải trịnh trọng, trang nghiêm, nó phải mang nội dung châu ngọc của văn chương hay khuôn phép của đạo lý... Xuân Hương làm ngược tất cả. Bà đường hoàng " hạ giá" thể thơ cao quí ấy, lôi nó ra khỏi vị trí trang trọng, bắt nó mang một nội dung vô cùng nhân dân, tầm thường và có khi thô lậu nữa. Bà đã dân chúng hóa nó trên một qui mô sâu rộng"( Thơ Hồ. Xuân Hương chuyên luận sau đại học, Đại học sư phạm TP.HCM, 1989, trang 42 ). Đứng ở góc độ Việt hóa để nhìn nhận sự phát triển, ông Trần Thanh Mại, khi phân tích thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương viết : " Xuân Hương là người đầu tiên đã có công bình dân hóa thể thơ Đường luật Việt Nam" ( Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4 năm 1961 ). Ý kiến đó xem ra chưa ổn thỏa, vì công việc Xuân Hương làm, từ thế kỷ XV Nguyễn Trãi đã làm nhiều. Sang thế kỷ thứ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tiếp tục phát huy. Viết có hệ thống để giảng dạy trong trường học có Việt Nam văn học sử yếu ( Học chánh Đông dương, Hà Nội, 1942 ) của Dương Quảng Hàm. Tác giả dùng nhiều chương để giới thiệu thể thơ nhập ngoại này. Ví dụ : Chương XI giới thiệu chữ Nôm. Chương XII : Hàn thuyên và các nhà thơ mô phỏng ông ( chương trình năm thứ nhất Ban trung học Việt Nam ). Chương VI : Nguyễn Trãi tác phẩm viết bằng Hán văn và Việt văn. Chương VIII : giới thiệu tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Nam : thơ Hồng Đức ( thế kỷ thứ XV ), thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm... ( chương trình năm thứ nhì Ban Trung học Việt Nam ). Đáng tiếc là trong chương thứ XIII, thiên thứ tư :" Các thể văn của Tàu và của ta. Thi pháp của Tàu và âm luật của ta ", 6
- tác giả nhận định về thơ Đường luật : " thơ Nôm ta làm theo phép tắc thơ Tàu, mà âm thanh tiếng ta cũng tương tự tiếng Tàu ( cũng là thứ tiếng đan âm và cũng chia làm tiếng bằng, tiếng trắc ) nên thi pháp của ta tức là thi pháp của Tàu và các niêm luật của thơ ta cũng phỏng theo thơ Tàu cả " (trang 122 ). Nói như ông, thơ Nôm Đường luật chỉ là sự mô phỏng, ứng dụng mà không có sự sáng tạo. Căn cứ thực tế sáng tác, nhận xét trên chưa phù hợp, chưa thấy được sự sáng tạo của thi nhân Việt Nam. Khi cuốn sách này được viết, tác giả chưa biết Quốc âm thị tập của Nguyễn Trãi vẫn còn, nên ghi " Nguyễn Trãi có một Quốc âm thi tập, tiếc rằng tập ấy không còn nữa " ( trang 270 ). Chúng ta nhận thấy trong Việt Nam văn học sử yếu tác giả cuốn sách có thái độ trân trọng đối với " những tác phẩm bằng tiếng Nam ". Lần đầu tiên, một số tác giả, tác phẩm thơ Nôm Đường luật đã được phân tích trong quá trình lịch sử văn học Việt Nam . Đặc biệt, qua nghiên cứu tác giả đã rút ra một số kết luận quan trọng: " cứ xét các tác phẩm kể trên thì biết văn Nôm về thế kỷ XVIII đã tiến đến một trình độ khá cao; tuy các tác giả còn chịu ảnh hưởng của Hán văn nhiều, nhưng các nhà ấy đã có công rèn luyện, trau chuốt lời văn khiến cho thế kỷ sau nhờ đó mà sản xuất được nhưng tác phẩm có giá trị đặc biêt như truyện Kim Vân Kiều " ( trang 324 ). Kết luận chương thứ hai mươi " các nhà viết văn Nôm về thế kỷ XIX " : "Văn Nôm của ta về thế kỷ thứ XIX so với trước, thật có tiến bộ nhiều, ... Các văn sĩ ta đã nhiều khi thoát ly cái ảnh hưởng của thơ văn Tàu mà diễn đạt tư tưởng tính tình một cách thành thực để sáng tạo một nền văn đặc biệt của dân tộc ta " (trang 399 ). Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật trong giao lưu với văn học Trung Quốc trên cơ sở so sánh những yếu tố thơ Nôm Đường luật với Đường thi hoặc toàn bộ thơ Nôm Đường luật trong giao lưu với văn học, văn hóa Trung Quốc, các tác giả đi theo hướng này cố gắng khẳng định bản sắc Việt Nam để khu biệt thể loại này với Đường thi, Đường luật Trung Quốc . Phương pháp nghiên cứu này xuất hiện từ những năm sáu mươi với bài của Đặng Thai Mai trong tạp chí Nghiêncứu văn học, số 7 năm 1961 “Mối quan hệ lâu đời mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc". Bài viết có đoạn: " ngay trong lúc họ vận dụng thể văn và văn tự Trung Quốc để biểu hiện tình cảm và tư tưởng của họ, nhiều nhà thơ chúng ta vẫn luôn luôn cố gắng bảo vệ đặc sắc của dân tộc và cá tính của con người sáng tác ". Tác giả không chỉ ra chỗ đặc sắc riêng ấy và cho rằng:" Trong các thể loại vay mượn của Trung Quốc thì thơ ca ... thơ Đường luật, thất ngôn, ngũ ngôn ... trong lối thơ ca trữ tình, thi sĩ cổ điển ta vẫn khai thác bấy nhiêu long mạch : tình yêu thiên nhiên, tình yêu người, yêu bè bạn vợ con và nhất là tình yêu nước " (trang 11 ). Trên Tạp chí.văn học số 2 năm 1973, khi đối chiếu hiện tượng thất ngôn xen lục ngôn thơ Nôm Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và Nguyễn Bỉnh Khiêm với thể Đường luật Trung 7
- Quốc, tác giả Trương Chính cho biết Trung Quốc " không có thể câu bảy từ xen câu sáu từ hoặc câu sáu từ xen câu bảy từ ". Từ hiện tượng xen lục ngôn của Việt Nam, tác giả viết " chắc đó là một thể loại mới do cha ông chúng ta tạo ra trên cơ sở câu thất ngôn, trong lúc niêm, luật, đối, gieo vần vẫn theo luật Đường " ( trích trong bài " Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm " trang 4 ). Cùng trên tạp chí vừa nêu, số 1 năm 1992, ở bài " Con đường giao tiếp của văn học cổ trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực " , Nguyễn Huệ Chi nhấn mạnh: " cố gắng tìm ra những nét nghĩa khu biệt giữa thơ Đường luật dân tộc với thơ Đường ... cùng nhau góp sức tìm ra một lời giải đáp chung : như thế nào là mà thơ Đường Việt Nam " ( trang 22 ). Nhìn chung, các tác giả đi trước đã có nhiều ý kiến quí báu cho công việc nghiên cứu thơ Nôm Đường luật ở cấp độ tác giả về đề tài, chủ đề, cấu trúc bài thơ, ngôn ngữ thơ. Trong quan hệ về hình thức giữa tác giả này với tác giả khác mảng thơ Nôm Đường luật, có bài đã chỉ ra sự phát triển của tác giả sau đối với tác giả trước nhưng nghiên cứu sự phát triển ấy qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến là công việc mới mẻ, chưa thấy ai làm. Đó là nhiệm vụ của luận án. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Về mặt phương pháp luận, luận án lưu ý hai điểm sau đây : Một là, thơ Đường luật nói chung, thất ngôn bát cú nói riêng là thể thơ nhập từ Trung Quốc vào chứ không phải gốc bản địa Việt Nam . Cho nên, chúng ta cho đó là một hiện tượng giao lưu văn học . Hai là, trong thực tế sáng tác, thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm ngày càng xa dần thể thơ cội nguồn của nó là Đường luật , hấp thụ tư tưởng dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc văn hóa, văn học dân tộc, Việt hóa mạnh mẽ, phát triển không ngừng, có vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam. Trong khi viết, chúng tôi tự đặt cho mình là phải trung thực, khách quan, khoa học, tránh tư tưởng sùng ngoại, bài ngoại, dân tộc hẹp hòi. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể : Luận án đã vận dụng quan điểm lịch sử phát sinh, biến sinh. lịch sử so sánh. Tìm hiểu tác phẩm phải gắn với tác giả, thời đại đã sản sinh ra nó. Trong chừng mực nào đó, khi điều kiện cho phép, so sánh với các tác phẩm của tác giả cùng thời, nhất là những bài thơ 8
- theo thể này bằng chữ Hán. Quan trọng hơn cả là đối chiếu tác giả trước với các tác giả sau về cấu trúc, nhịp điệu, ngôn ngữ, điển tích điển cố ... để thấy được quá trình phát triển của hình thức thơ Nôm thất ngôn bát cú qua các tác giả, các thời kỳ. Nhằm nâng cao tính chính xác cho các kết luận, luận án có sử dụng cả phương pháp thống kê để tính số câu ngũ ngôn, lục ngôn xen trong thất ngôn, số điển tích điển cố ... để đi đến một xác suất nhất định, có thể kiểm tra được. Về mặt ngôn ngữ, khi xem xét từ láy, tên địa danh Việt Nam, luận án chỉ khảo sát mỗi tác giả 20 bài theo thứ tự từ trước ra sau theo số trang của sách. Riêng Nguyễn Bỉnh Khiêm, do bản gốc bị nhòe, rách, một số bài chỉ giới thiệu được lục cú, những bài này không đưa vào khảo sát. Đó là các bài số 1, 4, 6 ( Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm . Nxb văn học, Hà Nội, 1983 do Đinh Gia Khánh chủ biên ). Các tác giả khác, luận án chọn Thơ văn Nguyễn Trãi do Vũ Khiêu chủ biên và giới thiệu ( Nxb văn học, Hà Nội, 1980 ), Thơ văn Nguyễn_ Khuyến của Hoàng Hữu Yên ( Nxb giáo dục 1984 ) có tham khảo thêm Nguyễn Khuyến – tác phẩm ( Nxb KHXH, Hà Nội, 1984 ) Thơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lộc ( Nxb văn học, 1987 ). Phương pháp hệ thống cũng được sử dụng để xem xét thể thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm trong các sáng tác văn học chữ Nôm, trong nền văn học dân tộc. - Về bố cục, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia làm 3 chương. CHƯƠNG I: Giới thiệu khái quát " lý lịch " và đặc trưng của thể thơ thất ngôn bát cú. Thể thơ này vốn hình thành và phát triển ở Trung Quốc từ trước và đến đời Đường thì tương đối ổn định. Đối với Việt Nam, đây là thể thơ nhập từ nước ngoài vào. Tìm hiểu thể thơ này cần tìm hiểu ngọn nguồn của nó. CHƯƠNG II: Được chia ra làm 2 phần nhỏ : 1/ Tìm hiểu sự có mặt của thơ Đường luật ở Việt Nam ( do du nhập, giao lưu) nhưng sáng tác thơ Đường luật cả chữ Hán lần chữ Nôm trước khi Nguyễn Trãi viết Quốc âm thi tập. 2/ Tìm hiểu sự phát triển về hình thức ở phương diện cấu trúc, nhịp điệu. CHƯƠNG III : Tìm hiểu sự phát triển về hình thức ở phương diện ngôn ngữ. 9
- CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT Như chúng ta đã biết, bất cứ một thể loại văn học nào cũng có " lý lịch " của nó, có quá trình hình thành, phát triển, biến hóa trong những điều kiện lịch sử, xã hội nhất định. Thơ Đường luật cũng thế. Về xã hội, nhà Đường được bắt đầu khi Lý Uyên nhận lệnh của triều đình, cho quân đánh vào Trường An năm 61 7, Tùy Dưỡng bị bộ hạ giết chết năm 618. Lý Uyên lên làm vua, và kết thúc năm 907, khi " quân phiệt Chu Ôn trở thành nước lớn mạnh nhất ở lưu vực Hoàng Hà, phế bỏ vua Đường, tự xưng Vương, lấy quốc hiệu là Lương, lịch sử gọi là hậu Lương - để phân biệt với nhà Lương ( 502 - 557 ) " ( Sơ lược lịch sử Trung Quốc. Đổng Tập Minh, Nxb Ngoại văn Bắc Kinh, 1963, trang 107 ). Thấy được nguyên nhân thất bại của nhà Tùy, nhà Đường tìm cách hòa hoãn với nông dân, ban hành nhiều chính sách phát triển sản xuất , giảm mức đóng góp về tô thuế, tơ lụa. Nông nghiệp phát triển tạo điều kiện cho thủ công nghiệp, giao thông, thương mại phát triển theo. về văn hóa, nhà Đường chăm lo phát triển các bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc. Nhà Đường mở rộng giao lưu văn hóa với Ấn Độ, Tây Á, Phương Tây, Nhật bản bằng việc cử người ra nước học tập hay mời những chuyên gia nghệ thuật các nước vào Trung Quốc giảng dạy, hướng dẫn nghệ thuật, về hội họa, phát triển nhất là tranh lụa, tranh thủy mặc, dùng mực tàu ( màu đen ) vẽ tranh phong cảnh. Một công trình đồ sộ tiêu biểu cho hội họa, điêu khắc thời kỳ này là động Đôn Hoàng, từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIV " trong khoảng hơn nghìn năm, người ta đã khoét hơn một nghìn động trên vách núi ... hiện nay có 480 động vẫn còn nguyên vẹn, trong đó bảy phần mười là khoét hồi Tùy - Đường ... Trong động có chạm nhiều tượng phật rất đẹp. Bốn vách ... vẽ đầy tranh màu rực rỡ. Các tranh ấy biểu hiện đời sống như cày ruộng, kéo thuyền, chăn nuôi ... biểu diễn nghệ thuật, âm nhạc, nhảy múa " ( Sách vừa vẫn trang 113, 1 1 4 ) . Đời Đường đã lưu danh đến ngày nay nhiều tên tuổi về hội họa như Ngô Đạo Tử, Tào Bá, Hàn Cán, Trịnh Kiền, Kỳ Nhạc, Vương Duy ... về thư gia có Trương Húc, Lý Ung, Hạ Tri Chương, Lý Triều ... về vũ đạo có Công Tôn Đại Nương và 1 2 vũ nữ. Đàn giỏi, hát hay có Lý Qui Niên. Nghệ thuật nhảy múa, đánh đàn, thổi sáo ở thời Đường rất được mọi người đồng tình. Hoàn cảnh kinh tế, văn hóa xã hội nói trên đã tạo những tiền đề cho văn học nói chung, 10
- thơ ca nói riêng phát triển thuận lợi. Thời Đường, giáo dục phát triển mạnh. Qua thi cử, triều đình lựa chọn nhân tài điều hành xã hội. Nhà Đường tổ chức nhiều kỳ thi, quan trọng nhất là kỳ thi chọn tiến sĩ. Mỗi lần thi, hàng ngàn người tham gia. Chủ trương " Dĩ thi thủ sĩ " ( lấy thơ để chọn người tài ) đã kích thích người học trau dồi văn chương, chữ nghĩa, thúc đẩy thơ ca phát triển . về tôn giáo ... thời Đường có Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo. Tôn giáo nào cũng nhiều sách vở. Đạo giáo có " Đạo đức kinh ". Phật giáo thịnh hành. Nhà sư Huyền Trang rời kinh đô Trường An đến Ấn Độ trong vòng 1 4 năm ( từ 630 đến 644 ) đem về Trung Quốc 650 bộ kinh Phật. Nghĩa Tĩnh cùng sang Ấ n Độ đem về 400 bộ kinh Phật. Về Nho giáo, Khổng Dũng Đạt cùng một số nhà nho soạn " Ngũ kinh chính nghĩa " gồm 170 quyển ... Sự nở rộ của tư tưởng đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của văn học Đường, trong đó có thơ Đường luật . Thơ Đường luật ra đời đánh dấu kết quả của một quá trình cải biến đã nảy sinh từ thời Lục Triều (thế kỷ III đến thế kỷ VII ) . Điều kiện chuẩn bị, tác động cho sự ra đời đó, ngoài yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoa, giáo dục, tôn giáo ... kể trên, phải nói tới sự phát triển của âm vận học . Tiếng Hán vốn có thanh điệu, có những thanh khác nhau : bằng và trắc, trong thanh trắc lại chia ra thượng, khứ, nhập như sau : Loại thanh Tên các thanh Dấu thanh tương ứng trong tiếng Việt Bằng Trầm bình thanh dấu huyền Phù bình thanh không có dấu Trắc Phù thượng thanh dấu ngã Trầm thượng thanh dấu hỏi Phù khứ thanh dấu sắc Trầm khứ thanh dấu nặng Phù nhập thanh dấu sắc 11
- Trầm nhập thanh dấu nặng Điều này, trước đó, chưa ai phát hiện được. Đến thời Lục Triều, ( Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần ) do phải dịch một số tác phẩm của Phật giáo, vốn được viết bằng tiếng Phạn ( là thứ tiếng không có dấu ) người Trung Quốc mới phát hiện ra được hiện tượng có dấu của tiếng nước mình. Người phát hiện và đặt cách đánh dấu thanh tiếng Hán là Thẩm Ước, đời Lương Vũ Đế ( 502 ). Do phát hiện được thanh bằng, trắc, các nhà thơ thời Lục triều trước hết là Thẩm Ước, đã nghiên cứu cách sắp xếp âm thanh trong thơ sao cho du dương, trầm bổng. Thẩm Ước đề nghị : các chữ có vị trí tương ứng trong một cặp câu nên có thanh ngược nhau. Qua thử nghiệm, người ta thấy hay, chấp nhận. Lê Trí Viễn trong cuốn Đặc trưng văn học trung đại ( Nxb KHXH, Hà Nội, 1996 ) có dẫn từ Lịch sử văn học Trung Quốc của Viện nghiên cứu văn học Trung Quốc ( Nxb Văn học, 1964, dịch từ Trung Quốc văn học lịch sử ( Nxb Nhân dân văn học Bắc Kinh, 1 962 ) nói thêm về chuyển biến từ thơ cổ thể sang thơ cận thể: " Không bằng lòng với " Cổ thể " hơi tự do, hai ông muốn thơ có cách luật nghiêm chỉnh. Học tập đối ngẫu từng cặp câu từ Kinh Thi, mà các nhà làm phú đã vận dụng với văn biền ngẫu ... ông ( tức Thẩm ước ) viết : " năm màu ánh nhau, tám âm hoa nhau, từ màu sắc âm thanh đó, vạn vật thích nghi với nhau. Bản đàn muốn thánh thót thì âm cao thấp phải tiết chế lẫn nhau. Nếu âm trên nổi thì âm sau tất phải cho thật kêu. Trong một đoạn, âm vận rất khác nhau. Trong hai câu, nặng nhẹ cũng chẳng giống. Làm được như thế mới có thể gọi là văn " ( trang 233, 234 ). Điều này, chính vì thế, được giữ lại dấu vết trong thơ luật Đường . Điều kiện chuẩn bị cho thơ luật Đường còn là sự phát triển của văn biền ngẫu ( tác phẩm gồm những cặp câu đối nhau ). Đối ý là tìm hai ý cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau. Đối chữ kết hợp đối thanh tức trắc đối với bằng, bằng đối trắc; phải đối loại của chữ, nghĩa là phải đặt hai chữ cùng một từ loại để đối nhau ( cùng danh từ hay cùng động từ hoặc cùng tính từ ... ) Văn biền ngẫu, như trên đã nói, phát triển cũng nhờ vào thành tựu của âm vận học ( đối về âm thanh ). Trong một bài thơ thất ngôn bát cú, trừ hai câu đề ( câu 1 và câu 2 ) và hai câu kết ( câu 7 và câu 8 ) còn bốn câu giữa là hai câu thực và hai câu luận thì câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Có được hai cặp câu đối nhau trong thơ luật Đường là tiếp thu thành tựu trên của văn biền ngẫu. Nhờ có phép đối này mà bài thơ có thêm tính hài hòa trong tiết tấu. Sự ra đời của thơ luật Đường còn dựa trên sự phát triển của thơ ca trước đó. Trước đời Đường ( 618 - 907 ), văn học Trung Quốc đã có nhiều thành tựu nổi bật. Các bái Quan Thư , Đào yêu, Quyển nhĩ ( một loài rau có hoa trắng, lá ăn được ). Phù dĩ, Hán quảng ( sông Hán 12
- rộng ), Phiếu hữu mai ( quả mai rụng ), Bách chu ( chiếc thuyền gồ bách ), Thạc thử (con chuột xù), Phạt đàn ( chặt gỗ đàn )... trong Kinh thi; một số tác phẩm thuộc Tản văn như Khuất Hoàn đi sứ nước Tề, Trùng nhĩ chạy trốn trong các nước, Thuốc bất tử, Tô Tẩn yết kiến vua Sở ...; hay Ly tao, Thiệp Giang, Ai Sính ... thuộc văn học Tiên Tần hay của văn học Hán như Nhạc phủ ( Chiến thành nam , Hữu sở tư, Thượng da ... ), Sử ký Tư Mã Thiên, ... vừa giàu chất hiện thực vừa tràn đầy yếu tố lãng mạn. Cho nên, từ kho tàng phong phú sẵn có của văn học dân tộc, các nhà thơ đời Đường đã tiếp thu tinh thần hiện thực của Kinh thi, Nhạc phủ; tinh thần lãng mạn của thơ Khuất Nguyên; lối viết tỷ,hứng của Kinh thị lối tự sự của Nhạc phủ Trong kho tàng văn học Trung Quốc, trước đời Đường có thơ cổ phong ( còn gọi là thơ cổ thể ) là để phân biệt với thơ cận thể -vốn là tên gọi của người đời sau đối với các thể thơ có trước đời Đường. Tên ấy, sau cũng được dùng để chỉ những bài thơ được sáng tác trong và sau đời Đường không theo niêm luật chặt chẽ như luật thơ Đường quy định. Đặc điểm của thể thơ cổ phong là: có thể dùng vần bằng hoặc vần trắc, cũng có thể dùng vần bằng, vần trắc xen kẽ, không theo quy định nào về phối thanh bằng, trắc; không buộc phải đối. Nhưng, để đọc cho dễ nghe, ngâm cho du dương, bài thơ vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh của tiếng nói số chữ trong dòng, số dòng trong bài thơ tương đối linh hoạt. Mỗi dòng có thể bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, thậm chí lên mười chữ. Ví dụ bài Tương tiến tửu của Lý bạch dài 25 dòng, có dòng thứ nhất dài 10 chữ: Quân bất kiến Hoàng Hà chi ihủy thiên thượng lai. và dòng ba cũng dài mười chữ: Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát. cũng có những dòng chỉ có sáu chữ: - Sầm Phu Tử. Đan Khâu Sinh ( dòng 11 ) - Ngũ hoa mã, thiên kim cừu ( dòng 23 ). những dòng còn lại đều bảy chữ Từ thời Lục Triều, thể thơ này đã phát triển, nhất là dạng ngũ ngôn. Thơ thất ngôn ra đời và bước đầu phát triển ( câu nào cũng bảy chữ ). Hầu hết dân ca thời Lục Triều là những bài thơ trữ tình theo hình thức bốn câu. Thơ Đường luật có thể tuyệt cú ( bốn câu ) gồm hai loại ngũ ngôn và thất ngôn là tiếp thu những truyền thống trên. Đến đời Đường, về phép thanh luật đối ngẫu càng thêm tinh mật. Bọn Thẩm Thuyên 13
- Kỳ, Tống Chi vấn nghiêm luyện càng kỹ, cách điệu ổn thuận " ( Thơ Đường ở Việt Nam, Ngô Văn Phú biên soạn, Nxb Hội nhà văn, 1 996, trang 11 3 ). Họ đã tổng hợp mọi thành tựu vốn có và sáng tạo ra thể thơ Đường luật . " Hai nhà thơ này được coi là người có công trong việc hoàn thành thể luật thi " ( Thơ Đường, Trần Trọng San, tủ sách ĐHTH, TP.HCM 1990, trang 14). Nội dung thơ Đường ( trong đó có Đường luật ) rất phong phú, đa dạng. Các nhà thơ có thể sống, sáng tác vào những thời kỳ khác nhau ( Sơ Đường , Thịnh Đường, Trung Đường, Vãn Đường ), theo những trường phái khác nhau ( Tứ Kiệt, Thẩm - Tống, Vương chương tứ hữu ... của thời Sơ Đường; phái sơn thủy điền viên,phái thơ lãng mạn, phái thơ hiện thực ... của thời Thịnh Đường ) nhưng nhìn một cách tổng quát các " nhà thơ đời Đường không những mô tả cảnh vật trong nước mà còn mô tả cảnh vật ngoài quan ải, không những mô tả đời sống của người Đường mà còn mô tả cả tập tục của các dân tộc châu Á. Trong thơ Đường có đồng quê mộc mạc, có thành thị phồn thịnh, có sơn hà tráng lệ, đồng thời cũng có nhà cửa lộng lẫy. Nhà thơ dùng thơ để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình, tố cáo sự tàn bạo và xa xỉ của giai cấp thống trị và kêu lên những tiếng man thống thiết của nhân dân lao động. Những bài thơ vĩ đại đó đã phản ánh sâu sắc đời sống xã hội lúc bấy giờ " ( Sơ lược lịch sử Trung Quốc. Đổng Tập Minh, Nxb Ngoại văn Bắc Kinh, 1963, trang 109 ). " Xét về bất cứ phương diện nào của nội dung, thơ Đường đều có thể cung cấp cho chúng ta một bức tranh phong phú, đa dạng ... có nhưng vần thơ, nhất là ở đầu đời Đường, ca ngợi " chiến công mở rộng biên cương " nhưng lại có hàng trăm bài thơ chống chiến tranh xâm lược ... Có nhưng vần thơ ca tụng công đức triều đình song cũng không thiếu những vần thơ phê phán gián tiếp hoặc thẳng thừng cảnh sống xa hoa trụy lạc ở chốn thâm cung, những biện pháp cai trị tàn bạo, nhưng chính sách hà khắc đem lại thảm họa cho dân chúng ... thể hiện một sự đồng cảm chân thành, một tinh thần nhân ái sâu nặng trong lúc nêu . lên những nỗi khổ của các tầng lớp nhân dân đương thời, trước hết là những người nông dân, những người lính chiến và các tầng lớp phụ nữ, đặc biệt là chinh phụ và cung nữ " ( Thơ cổ Trung Quốc, Nguyễn Khắc Phi, văn học 10, tập 2, Ban KHXH, Nxb giáo dục, 1995, trang 45,46 ) . Đi vào tìm hiểu thơ luật Đường, ta thấy có ba loại : ngũ ngôn, lục ngôn và thất ngôn. Loại lục ngôn rát ít người dùng để sáng tác. Nếu tính số câu trong bài, thơ cách luật chia làm ba thể: - Thể tiểu luật gọi là tuyệt cú ( Việt Nam thường gọi tứ tuyệt). - Thể luật thi gọi là bái cú . 14
- - Thể luật bài gọi là hành, một biệt loại của luật thi với số câu ít nhất là 10, độ dài của mỗi bài là 10 câu x n lần. Bài thơ có thể 10 câu hay 20 câu hoặc 30 câu ... Loại này rất ít người làm . Nói về cách gieo vần, thơ Đường luật chỉ dùng vần bằng, lệ này được áp dụng khắt khe ở trường thi. Bài thơ chỉ được gieo một vần ( độc vận ). Thông thường, bài thất ngôn bát cú có năm vần được gieo ở cuối câu ( tiếng thứ bảy ) ở các câu một, hai, bốn, sáu, tám. Vần bằng được coi là chính vận. vần trắc được coi không chính qui, nên rất ít người dùng. ở Việt Nam, khi sáng tác thơ Nôm thất ngôn bát cú, người ta rất ít dùng vần trắc, có lẽ vì thế. Bài Vịnh làng Chế của Lê Thánh Tông dùng vần trắc, trường hợp hiếm hoi, xin được trích dẫn ra đây tham khảo : Bóng ác non đoài ban xế xế Bỗng đâu đã tới miền Tam chế Mênh mang khóm nước nhuộm màu lam Chân ngất đỉnh non lồng bóng quế Chợ họp bên sông ngẫm có chiều Thuyền bầy trên đất xem nhiều thể Cảnh vật bằng đây họa có hai Vì dân khoan giảm bên tô thuế. Nói về niêm : trong hai cặp câu kế nhau, câu cuối cặp trên và câu đầu cặp dưới niêm với nhau ( dính nhau ) bằng cách lập lại thứ tự bằng trắc như câu trên. Cụ thể : câu 1 dính với câu 8, câu 2 với câu 3, câu 4 dính với câu 5, câu 6 dính với câu 7. Sự kết dính này góp phần làm cho bố cục bài thơ trở thành một chỉnh thể bền vững, thống nhất, bất biến. Từ góc độ này, trong Thi pháp thơ Đường, Nguyễn Thị Bích Hải nhận xét " Bài thơ được dán ( niêm ) lại thành một vòng khép kín như cái lẽ " Chu nhi phục thủy "( đi vòng mà trở về điểm xuất phát ) của Dịch đạo. Đó cũng là mô hình tiêu biểu của tư duy cầu tính Đông phương " ( Thị pháp thơ Đường - Huế, Nxb Thuận Hóa, 1 995, trang 47 ) . Xem xét sự phối thanh trong thơ thất ngôn bát cú, ta thấy bài thơ luật trắc vần bằng hay luật bằng vần bằng có sự lặp lại thanh điệu bằng, trắc ở các câu 1 - 5, 2 - 6, 3 - 7, 4 - 8, ngoại lệ chữ cuối của dòng một phải nhập vần nên khác với thanh chữ cuối của dòng 5. Chúng tôi gọi đây là tính chất tuần hoàn giống trong Dịch học. Niêm luật thơ Đường luật chặt chẽ. Để dễ sử dụng, người đời sau đặt ra một số biệt lệ. 15
- Ví dụ : Về luật bằng, trắc, ở một số vị trí nhất định, có thể bằng hay trắc cũng được. Đối với thơ thất ngôn bát cú là : Nhất - tam - ngũ bất luận. Sự khái quát này cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối : chữ thứ nhất hoàn toàn tự do vì ở vị trí không ảnh hưởng mấy đến âm điệu toàn câu thơ. Chữ thứ ba nếu ở công thức là trắc thì có thể đổi thành bằng song nếu là bằng ở câu có vần thì không được đổi thành trắc. Chữ thứ năm nói chung phải theo đúng công thức, tức ngược thanh với chữ cuối câu. Ví dụ : Vạn lý bi thu thường tác khách Bách niên đa bệnh độc đăng đài. Đăng Cao của Đỗ Phủ Còn nhị - tứ - lục phải phân minh. Nghĩa là chừ thứ hai, thứ tư, thứ sáu phải theo đúng công thức, quy tắc : thanh của chừ thứ tư - giữa câu - phải ngược thanh với chữ thứ hai và thứ sáu trong câu cụ thể chỉ có thể là trắc bằng trắc ( TBT ) hay bằng trắc bằng ( BTB ). Ví dụ : Vạn lý bi thu thường tác khách - TBT Bách niên đa bệnh độc đăng đài - BTB Ở những nhà thơ có tài, sự phá luật ( nhị - tứ - lục phân minh ) thường là thể hiện cá tính độc đáo hay để nhấn mạnh một ý nào đó. Ví dụ : trong bài Đèo Ba Dội, Hồ Xuân Hương viết : Một đèo, một đèo, lại một đèo - BBT. Về sau, người ta đặt thêm về cách trốn vần ( chiết vận ). Bài thơ thất ngôn bát cú thường có năm vần nhưng có thể trốn vần, chỉ cần bốn vần. Trốn vần phải theo một nguyên tắc là hai câu có vần trốn phải đối nhau, gọi là song phong í hai đình núi đối nhau ). Như vậy, trốn vần, bài thơ có ba cặp câu đối nhau. Bài Tự thán. ( Khuyết danh ) trốn vần nên có hai câu đề như sau : Lờ đờ mắt trắng đời không bạn Lận đận đầu xanh tuổi đã già. Để xác định bài thơ thất ngôn bát cú theo thể trắc hay thể bằng, người ta căn cứ vào tiếng thứ hai của câu thứ nhất. Nếu tiếng đó mang thanh trắc, bài thơ làm theo thể trắc. Ví dụ bài " Qua đèo Ngang " của Bà Huyện Thanh Quan ( ? - ? ) : Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa ... 16
- Nếu tiếng thứ hai mang thanh bằng, bài thơ làm theo thể bằng. Ví dụ bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến ( 1835 - 1909 ) : Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo ... Về cấu trúc, các tài liệu hiện hành đều cho rằng: một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú gồm có bốn phần: đề, thực, luận, kết; mỗi phần gồm hai câu. Thật ra, đó chỉ là nhưng quan niệm. yêu cầu phổ biến, lưu truyền từ đời Thanh ở Trung Quốc. Trước đó, quan niệm chặt chẽ như vậy chưa có. Qua khảo cứu, Ông Phan Khôi viết: " Thật thế, An Nam ta phần nhiều làm thi cứ mỗi bài tám câu, mỗi câu bảy chữ , cái đó đã thành ra một cái luật chung mà ít ai nghĩ thử tại làm sao ? Ấy là tại lối học khoa cử của ta mấy đời nay di truyền lại. Ngày xưa. mỗi khoa thi chữ nho, trường nhì có một bài thi và một bài phú, mà bài thi thì dùng thể thất ngôn luật nầy. Thi chữ nho như vậy, rồi thi Nôm cũng quen theo. Thể thất ngôn luật ây bắt đầu có từ đời Đường cho nên cũng gọi là " thất ngôn Đường luật " . Nguyên hồi bấy giờ đặt ra thể mới ấy, gọi là luật thi đã có ý bó buộc rồi, nhưng mà còn rộng rãi. Coi như hai câu đầu thì kêu câu mở, hai câu nữa gọi là câu tam - tứ, hai câu nữa gọi là hai câu ngũ - lục, hai câu cuối cùng gọi là câu kết. Trong câu tam - tứ và câu ngũ - lục muốn nói ý gì cũng được, không có luật nhất định. Nói rằng rộng rãi là vì thế. Song từ ngày đem thất ngôn luật vào thi cử rồi thì thể ấy trở nên bó buộc quá mà mất cả sanh thú. Họ bắt phải kêu câu tam - tứ là câu trạng, nghĩa là trạng ra ý hoặc cảnh của đầu đề; kêu câu ngũ lục là câu luận hoặc câu bồi, nghĩa là bàn thêm để bồi thêm ý câu trạng. Phải nhất định như thế, không được sai đi, sai đi thì hỏng. Ấy chỉ là luật riêng dạy lối làm thi trong việc khoa cử mà thôi, nào có phải cái phép tắc chính truyền của nghề thi như vậy? Nhưng mà ngày nay, người ta cũng tuân theo, không biết cởi mình ra khỏi trói. Thấy có một vài cuốc sách quốc ngữ tự xưng dạy phép làm thi mà cũng dạy theo lối thi khoa cử ấy, thì thật là tục quá. Thì quí cho nhã; mà đã tục thì còn dạy ai ? " ( Chương dân thi thoại, nhà in Đắc lập - 1936, trang 45, 46 ). Về sau này, khi đã có quan niệm chặt chẽ đó, nhiều nhà thơ vẫn sử dụng thể thơ này một cách uyển chuyển. Căn cứ vào thực tế sáng tác, Kim Thánh Thán - nhà phê bình văn học nổi tiếng của Trung Quốc cuối đời Minh, đầu đời Thanh đã phân tích hàng trăm bài thơ 17
- Đường luật . Ông chia đều bài thơ thành hai phần, mỗi phần bốn câu mà ông gọi là " nửa trên ", " nửa dưới ". Theo ông, nửa trên thường nặng cảnh, nhẹ tình. Nửa dưới thường nặng tình nhẹ cảnh. Mối quan hệ giữa nửa trên và nửa dưới rất có ý nghĩa cho công tác phân tích. Bài Đăng cao ( lên cao ) của Đỗ Phủ sau đây rất phù hợp với cách chia trên của Kim Thánh Thán. Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai Chữ thanh, sa bạch, điểu phi hồi Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ Bất tận trường gian cồn cồn lai Vạn lý bi thu thường tác khách Bách niên đa bệnh độc đăng đài Gian nan khổ hận phồn sương mân Lao đảo tân đình trọc tửu bôi. Nửa trên ( bốn câu đầu ) thể hiện sự cảm nhận cảnh thu, qua cảnh hiểu được phần nào tâm trạng, tình cảm tác giả. Nửa dưới ( bốn cầu còn lại ) chủ yếu bộc lộ nỗi lòng tác giả : xa nhà, thường ở nơi đất khách, suốt đời nhiều bệnh... Thế nhưng, cách chia bài thất ngôn bát cú thành bốn phần vẫn có ý nghĩa. Khi đi vào tìm hiểu đề, thực, luận , kết, ta thấy : Phần đề : hai câu đầu, gồm có phá đề ( câu 1 ) là mở bài và thừa đề ( câu 2 )nối câu phá đề mà vào bài. Nhìn chung, ở phần này, nhà thơ thường nêu ra một cách nhìn, một cảm tưởng khái quát. Phần thực ( câu thứ 3 và thứ 4 ) gọi là cặp trạng, đối nhau, nhằm giải thích đầu bài : về ý, về cảnh, về tình, về sự vật, ... để làm nổi bật đề tài. Vì vậy, hai câu này phải gắn chặt với đề bài. Phần luận : ( câu thứ 5 và thứ 6 ) có nhiệm vụ bình luận, nhận định, triển khai những ý ở phần thực, như " tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp như thế nào, cảm-xúc người ta như thế nào, vịnh sử thì hoặc khen hoặc chê, hoặc so sánh người ấy, việc ấy với người khác, việc khác " ( Văn học Việt Nam , Dương Quảng Hàm . Bộ GD ( Sg )Trung tâm học liệu tái bản, 1968, trang 23 ). Giữa phần thực và phần luận, mỗi phần có hai câu thơ đối nhau, hô ứng nhau, cộng hưởng về ý tứ và nhạc điệu, tạo nên một chỉnh thể độc lập trong bài thơ, một " vũ trụ " tự nó 18
- ổn định. Từng cặp biểu hiện những ý đối lập hoặc bổ sung cho nhau mà không cần có một sự nối tiếp nào giữa chúng với nhau không cần quan hệ từ mà vẫn tạo ra sự thống nhất. Cấu trúc đối xứng ở bốn câu thơ này tạo một sắc thái khác hẳn các phần đề, kết. - Phần kết ( câu 7 và câu 8 ), tóm tắt ý nghĩa toàn bài, " bộc lộ rõ chủ đề bài thơ." (Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy thơ văn cổ Việt Nam , Nguyễn Sĩ Cẩn, Nxb Giáo dục, 1984, trang 46 ). Trong phần này, câu 7 thường có nhiệm vụ chuyển, dồn ý từ sáu câu trên xuống câu thơ cuối cùng, khép lại bài thơ (trở lại vấn đề nêu ở phần đề ) và làm cho người đọc cảm nhận được cái dư vị khi đọc hay ngâm hết bài thơ. Những bài thơ có phần kết hay thường có chiều hướng gợi ra nhưng ý tưởng mới làm cho dư âm bài thơ đọng mãi trong tâm trí người đọc. Nghiên cứu về vấn đề này, trong cuốn “Văn hóa, văn học Trung Quốc, cùng một số liên hệ ở Việt Nam.” ( Nxb Hà Nội, 1996 ) trong bài " Một nét thẩm mỹ Trung Hoa, qua đối sánh mô thức vũ trụ Đông Tây ", Phương Lựu đã nhận xét " Trong nghệ thuật truyền thống Trung Hoa, cái có và cái không luôn quyện vào nhau ( trang 36 ) ... Trong văn thơ thì sự kết hợp giữa không với có, hư với thực lại càng muôn màu muôn vẻ (trang 37 )... cái mà họ muốn tả thì lại chỉ gợi ra bằng cái khác ... Điều này cũng đã được đúc kết trên bình diện mỹ học. Từ ngàn xưa, Lão Tử đã nói " Vô tượng chi tượng " ( cái hình tượng không có hình tượng ) ; " Vô thanh thắng hữu thanh " ( không có thanh âm hơn là có ) ; " Vô ngôn chi mỹ " ( cái đẹp không lời ) ( trang 38 ) ... Lưu Hiệp thì nhấn mạnh : " nghĩa lý được sinh ra ở ngoài lời văn ". Đời Đường, Tư Không Đồ đề xướng những cái " cảnh ở ngoài cảnh ", " hình ảnh ngoài hình ảnh ", " đẹp ở ngoài vần điệu" ( trang 39 ). Những ý kiến đó rất phù hợp cho hội họa, âm nhạc, và đặc biệt cho văn chương, trong đó có thơ Đường luật . - Về nhịp thơ: Từ điển Thuật ngữ Văn học ( Nxb Giáo dục, Hà Nội,1992 ) quan niệm : " sự lặp lại cách quãng đều đ ặn và có thay đổi của các hiện tượng ngôn ngữ, hình ảnh, mô típ ... nhằm thể hiện sự cảm nhận về thế giới tạo ra cảm giác vận động của sự sống, chống lại sự đơn điệu, đơn nhất của văn bản nghệ thuật ... Đơn vị cơ bản của sự lặp lại trong thơ là dòng thơ với độ dài của nó gồm số tiếng và vần như là điểm ngắt của nó. Vì vậy, mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng. Dòng thơ lại có kiểu ngắt nhịp của luật thơ, có độ dài ngắn, cân đối hoặc không cân đối khác nhau. Nhịp điệu của thể thơ và luật thơ tạo thành cái nền của nhịp điệu " ( trang 165 ) Trong một bài thơ thất ngôn bát cú, ở cấp độ tổ chức văn bản có tám dòng thơ, mỗi dòng bảy chữ. Trong mỗi dòng thơ bảy chữ ( và cả năm chữ ) mới có chữ lẻ trên mỗi dòng thơ, để có nhịp chẵn, lẻ ( 4-3, 2-2-3, 2-3, 3-2.. ) tạo nên sự đối lập âm dương, nhịp được tạo nên bởi sự thống nhất của các cặp đối lập mà bao hàm có lẽ là sự thống nhất, hài hòa của cặp đối lập âm dương. Chỗ ngắt nhịp trong dòng thơ, ngoài tác dụng làm giàu âm hưởng còn tạo cho người thưởng thức thơ những liên tưởng, liên hệ rất tinh tế giữa 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 262 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn