Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám
lượt xem 8
download
Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ những nét đặc sắc của “Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám” ở các phương diện cơ bản, từ đó, có cái nhìn đầy đủ hơn về các sáng tác của nhà văn; góp phần làm rõ nét hơn phong cách nghệ thuật của Tô Hoài và khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐINH THỊ THANH HẢI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thuỷ Nguyên Thái Nguyên - 2013
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nào khác. Tác giả Đinh Thị Thanh Hải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng toàn thể các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp Cao học K19 - Văn học Việt Nam; Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh; Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên trường THPT Đông Triều huyện Đông Triều đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học. Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Đào Thủy Nguyên - người thầy, người mẹ tận tình trong công việc đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên, ngày 12 tháng 04 năm 2013 Tác giả Đinh Thị Thanh Hải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC Lời cam đoan............................................................................................................i Lời cảm ơn ..............................................................................................................ii Mục lục ..................................................................................................................iii MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 NỘI DUNG .......................................................................................................... 13 Chương 1: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ........................................................... 13 1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật ......................................................................... 13 1.2. Tô Hoài và hành trình 70 năm viết.................................................................. 14 1.2.1. Vài nét về tiểu sử và con người nhà văn Tô Hoài ......................................... 14 1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Tô Hoài................................................. 16 1.3. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám....................................................................................................................... 19 1.3.1. Khái niệm và phân loại nhân vật .................................................................. 19 1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Tô Hoài......................................... 20 1.3.3. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám....................................................................................................................... 22 1.3.3.1. Thế giới nhân vật người dân quê ............................................................... 22 1.3.3.2. Thế giới loài vật........................................................................................ 30 1.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật......................................................................... 39 1.4.1. Khắc họa nhân vật qua nghệ thuật miêu tả ................................................... 39 1.4.2. Khắc họa nhân vật qua nghệ thuật kể chuyện............................................... 44 Chương 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM................................................. 52 2.1. Khái niệm và phân loại không gian nghệ thuật................................................ 52 2.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật................................................................. 52 2.1.2. Phân loại không gian nghệ thuật .................................................................. 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- iv 2.2. Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám ....................................................................................................................... 54 2.2.1. Không gian bối cảnh thiên nhiên.................................................................. 54 2.2.1.1. Không gian thiên nhiên trong sáng, thơ mộng ........................................... 54 2.2.1.2. Không gian thiên nhiên tăm tối, lạnh lẽo và dữ dội ................................... 59 2.2.2. Không gian bối cảnh xã hội ......................................................................... 64 2.2.2.1. Không gian xã hội nhộn nhịp, vui tươi, đầy sinh khí ................................. 64 2.2.2.2. Không gian xã hội u ám, buồn bã, tan tác, chia lìa .................................... 71 Chương 3: THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM................................................. 86 3.1. Khái niệm và phân loại thời gian nghệ thuật ................................................... 86 3.1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật .................................................................... 86 3.1.2. Phân loại thời gian nghệ thuật ...................................................................... 87 3.2. Thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám....................................................................................................................... 88 3.2.1. Thời gian sự kiện ......................................................................................... 88 3.2.1.1. Thời gian sự kiện lịch sử........................................................................... 88 3.2.1.2. Thời gian sự kiện đời tư ............................................................................ 96 3.2.2. Thời gian nhân vật ..................................................................................... 101 3.2.2.1. Thời gian nhân vật được hưởng niềm vui, hạnh phúc.............................. 101 3.2.2.2. Thời gian nhân vật chịu nhiều cơ cực, lầm than ...................................... 107 3.2.2.3. Thời gian nhân vật phiêu lưu, trải nghiệm............................................... 115 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 124 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tô Hoài là cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Hơn 90 năm đời người và 70 năm đời văn, Tô Hoài đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam một khối lượng đồ sộ gồm 160 đầu sách thuộc đủ mọi thể loại (từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện đồng thoại cho đến hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận…) và đa dạng về đề tài (cách mạng và đời thường, hòa bình và chiến tranh, miền núi và miền xuôi, nông thôn và thành thị…). Ở đề tài và thể loại nào, ông cũng để lại những dấu ấn riêng với độc giả, và thể hiện tài năng phong cách rõ nét của mình “một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng”[19,21].Nói như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn:“Đời văn Tô Hoài gợi ra hình ảnh một dòng sông miên man chảy và mang trong mình cả cuộc sống bất tận”[19,379]. Các chặng đường sáng tác của Tô Hoài gắn bó chặt chẽ với từng bước đi của lịch sử. Bởi vậy, ông được đánh giá là nhà văn “luôn đồng hành cùng dân tộc và thời đại”[19,21] trên từng chặng đường lịch sử. 1.2. Tô Hoài sáng tác ở hai chặng: trước và sau Cách mạng tháng Tám. Trước Cách mạng tháng Tô Hoài được xếp vào nhóm “các tác gia tả chân”(Vũ Ngọc Phan). Các sáng tác của ông thời kỳ này đã thể hiện đậm nét tài năng, phong cách và một bản lĩnh nghệ thuật vững vàng. GS.Phong Lê đánh giá Tô Hoài là “một cây bút sung sức, đứng bên Nam Cao, làm nên một dấu ấn đặc trưng cho trào lưu văn học hiện thực Việt Nam những năm tiền Cách mạng”[19,21]. Sau Cách mạng, Tô Hoài đến với đồng bào Tây Bắc, hòa nhập với cuộc sống của các dân tộc miền núi và đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Đọc tác phẩm của ông, người đọc luôn bị cuốn hút bởi những trang văn xuôi giàu chất thơ miêu tả những phong tục tập quán lâu đời, những sinh hoạt truyền thống của nhiều vùng văn hóa, hiểu hơn cốt cách của con người Việt Nam ở nhiều miền khác nhau trong cộng đồng người Việt. Người đọc hiểu hơn tình cảm yêu mến thiết tha của nhà văn với quê hương xứ sở. Tìm hiểu “Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám” là việc làm cần thiết để góp phần làm rõ nét riêng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 1.3. Tô Hoài là một trong những tác gia lớn được giảng dạy ở trường đại học, đồng thời hai tác phẩm đặc sắc của ông được chọn giảng ở trường phổ thông là Dế mèn phiêu lưu ký và Vợ chồng A Phủ. Vì vậy đề tài được hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực cho việc dạy và học tác giả và tác phẩm Tô Hoài ở các cấp học. 2. Lịch sử vấn đề Tô Hoài bước chân vào con đường văn học khá sớm. Ông cầm bút và nổi danh từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Đến nay, Tô Hoài vẫn là nhà văn viết đều, viết nhiều, dẻo dai, sung sức ở nhiều thể loại. Sáng tác của ông đã được giới nghiên cứu phê bình chú ý ngay từ những ngày đầu ông tham gia làng viết. Bởi những sáng tác đó luôn mang đến cho bạn đọc những phát hiện mới mẻ về nhiều vấn đề của đời sống và văn học nghệ thuật. Trong đó, thế giới nghệ thuật là một phương diện thẩm mĩ nghệ thuật có nhiều ý nghĩa trong sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám. Một số nhà nghiên cứu văn học đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để tìm hiểu về ông và có đề cập đến vấn đề này. 2.1. Về thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài Tô Hoài đến với nghề văn thật ngẫu nhiên và dường như đó cũng là cái duyên của ông. Ông được người đọc biết sớm qua những truyện ngắn, truyện dài viết về người dân quê và về loài vật. Trong bài giới thiệu Tô Hoài – Nguyễn Sen, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan chủ yếu đưa độc giả tiếp cận với Tô Hoài trên phương diện tác phẩm. Ông phê bình, giới thiệu về hai tác phẩm: Quê người (tiểu thuyết) và tập truyện ngắn O Chuột, trên cơ sở đó đưa ra nhận xét về quan niệm và phong cách sáng tác của Tô Hoài. Đề cập đến thế giới nhân vật và phong cách sáng tác của Tô Hoài, Vũ Ngọc Phan viết:“Cái tính chất xã hội trong tiểu thuyết của Tô Hoài hơi thiên về một mặt là trong hầu hết các truyện dài của ông, ông đều tả hạng dân nghèo nàn, mà hạng người này cũng chỉ là những người ở một miền, một vùng- vùng Nghĩa Đô, quê hương tác giả”[20,53]. Ông chỉ ra rằng, Tô Hoài tỏ ra là một nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc, đã nhận xét rất kỹ, tỉ mỉ những tính tình, thói tục và cách sống của người dân quê vùng Bưởi. Đồng thời nhà nghiên cứu cũng chỉ ra hạn chế của Tô Hoài là đôi khi đã “tiểu thuyết hóa” cái tính tình phác thực của anh dân quê. Từ đó, Vũ Ngọc Phan kết luận:“Quê người là cuốn tiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 thuyết có tính chất đặc thôn quê”[19,62]. Đặc biệt khi nhận xét về phong cách của Tô Hoài trong tác phẩm, nhà nghiên cứu viết:“Từ ngôn ngữ, cử chỉ, thói tục cho đến cách sinh hoạt của những người dân quê sống về nghề dệt cửi ở vùng Bưởi, Tô Hoài đều tả với một nghệ thuật chân sát”[19,65]. Tập truyện ngắn O Chuột cũng được Vũ Ngọc Phan nhận xét rất kỹ. Điều đặc biệt là khi nghiên cứu về tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan đã phát hiện và chỉ ra cho chúng ta thấy bóng dáng nhân vật người dân quê được miêu tả thông qua thế giới loài vật trong sáng tác của Tô Hoài. Ông khẳng định:“Những truyện loài vật của Tô Hoài thường phản chiếu những cảnh sống của người dân nghèo ở thôn quê” và “những tâm hồn giản dị ấy, cả tâm hồn vật lẫn tâm hồn người, Tô Hoài đã mượn để diễn những nỗi thương tâm của cảnh ngây dại và nghèo nàn, nên tập truyện O Chuột này ta nên đọc theo con mắt riêng, không nên phân biệt người với vật, vì ở đó, vật cũng là người, và nếu có người, thì người cũng gần như vật”[19,62]. Từ việc xem xét hai tác phẩm, nhà nghiên cứu tiếp tục chỉ ra đặc điểm về thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài, đó “là những người đáng thương chứ không đáng ghét. Tuy họ có nhiều thói xấu, nhiều điều mê tín quàng xiên như những dân quê các nước nhưng bao giờ họ cũng là người cần cù, nhịn nhục, kiên nhẫn, bám lấy gia đình, lấy đất nước mà sống nghèo nàn, chỉ khi thất cơ lỡ vận, họ mới phải đi xa, và một khi hơi xa quê hương, họ đã tưởng như họ sang làm ăn “đồng đất nước người” tuy họ vẫn còn trong Tổ Quốc”[19,62]. Họ là những con người yêu quê hương đến mức máu thịt và chỉ muốn sống mãi trên mảnh đất thân quen ấy. GS.Hà Minh Đức nhận ra vẻ đẹp của con người thôn quê trong sáng tác của Tô Hoài. Đó là những con người yêu lao động, giàu lòng nhân nghĩa và trí sáng tạo:“Tô Hoài đã có những trang viết đẹp về những ngày hội với cảnh gói bánh chưng, giã bánh giày, nấu cơm thi. Ông dùng sức tưởng tượng để tạo dựng lại những khung cảnh hội hè đông vui, ông đi sâu vào từng nghề nghiệp của người lao động trên đồng ruộng, trên sông nước”[19,128]. Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra nét riêng trong cách thức xây dựng nhân vật của Tô Hoài:“Tô Hoài đã miêu tả những nhân vật của mình với tình cảm trân trọng, mến yêu. Không có khoảnh cách giữa tác giả và nhân vật. Ông không nhìn ngắm họ với cặp mắt dò la, tìm hiểu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 Ông không quan sát họ với sự chăm chú, lạ lùng. Ông đến với họ như những người bạn chân tình”[19,125]. Chính nhờ sự gần gũi, chân tình này mà các nhân vật hiện lên trên trang sách của Tô Hoài trở nên chân thực như những con người trong đời thực.“Thế giới nhân vật của Tô Hoài vốn là những kiểu người bình dị, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày của những vùng quê. Họ quay tơ, dệt lụa, chạy chợ… để kiếm sống. Gặp buổi thuận thời làng quê vang lên đều đặn tiếng thoi dệt cửi đến canh khuya, phiên chợ đông vui kẻ mua người bán, hội làng nhộn nhịp trong những ngày xuân, trai gái hẹn hò lứa đôi…Những trang sách vui chắc chắn là không nhiều. Cuộc đời cũ dần dần đẩy những người lao động đến chỗ cùng đường, kiệt sức để rồi phải lang thang biến chất hoặc tan tác chia lìa”[19,115]. GS.Nguyễn Đăng Mạnh trong Bài khảo luận tổng hợp văn học nhận thấy: “Tô Hoài hay viết về những bà mẹ nghèo suốt đời khó nhọc mà chẳng bao giờ gặp điều may mắn. Hình ảnh bà cụ Vối trong tác phẩm Mẹ già có cái gì quá tội nghiệp, gây cảm giác nặng nề cho người đọc. Hình ảnh người mẹ trong U Tám đạt hơn. Thông qua cái nhìn hồn nhiên của một đứa trẻ trong truyện, U Tám hiện lên thật thà, chất phác, bình dị đến thô kệch, nhưng tâm hồn thật trong trẻo, đẹp đẽ biết bao”[37,50]. Hình ảnh của những u Tám hay mẹ già trong truyện ngắn của Tô Hoài dường như là hình ảnh người mẹ lam lũ, tần tảo và chịu nhiều bất hạnh của chính tác giả. Viết về làng quê, Tô Hoài còn chú ý tới một đối tượng nhân vật đặc biệt. Đó là những con vật nhỏ bé, gần gũi, ngộ nghĩnh và đáng yêu, tiêu biểu nhất là hình ảnh chú Dế Mèn. Nhận xét về thế giới nhân vật này, GS.Phong Lê khẳng định:“Quả biết bao là vui thích, là sống động của cả một thế giới nhân vật, gồm cả nhân và vật, đã được mở rộng đến tối ưu các biên độ sống, dẫu tất cả chỉ diễn ra trong một khu vườn nhà hoặc một cánh đồng làng. Cái khu vườn vẫn chỉ nhỏ bé và thân thuộc thế, nhưng lại xiết bao to rộng và khoáng đãng có thể chứa biết bao là cuộc rong chơi, du lịch cho dế, nó cũng chính là ước mơ của người, của thế giới người”[25,177]. Sáng tạo ra những loài vật trong thế giới các sinh vật nhỏ bé giữa thiên nhiên, Tô Hoài cho người đọc thấy được ở ông một cây bút tài năng về nhiều mặt: “Đó là khả năng hóa thân vào sự sống của vật và đồng thời đưa lại cho thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 giới vật sự sống của người. Sự chung sống, sự hòa trộn, sự chuyển hóa của hai thế giới đã giúp cho bạn đọc cái cảm giác mở rộng, nhân lên các giới hạn sống, trong một xã hội tù túng, ngột ngạt”[25,177]. Bởi vậy mà nhân vật của Tô Hoài luôn có “dáng riêng, giọng riêng và đều sắc nét”[25,178]. Gần gũi với nhận định của GS.Phong Lê về thế giới loài vật, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá cho rằng: “Dưới ngòi bút của Tô Hoài, những con vật ấy cũng có tình cảm, cá tính và tâm trạng, số phận nữa. Thông qua thế giới loài vật này, tác giả muốn nói đến chuyện loài người, đến số phận những người nông dân, thợ thủ công vùng Bưởi”[19,145]. GS.Hà Minh Đức cũng nhận ra: “Thế giới của loài vật cũng nhiều chia ly, tan tác đau khổ, chết chóc như chính cuộc sống của con người. Có điều gì khác chăng là ở chỗ trong xã hội con người các quy luật phức tạp và cuộc sống điên đảo hơn. Còn ở thế giới loài vật mọi sự có thể đơn giản nhưng kết thúc thì cũng không kém phần cay đắng”[19,115]. Như vậy, có thể khẳng định thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài đa dạng và phong phú bao gồm cả nhân và vật. Nhưng điều đáng nói ở đây là nhà văn đã không tách riêng hai kiểu nhân vật này thành hai khía cạnh riêng biệt mà nó có sự soi chiếu, cộng hưởng lẫn nhau. Mượn cuộc sống của thế giới loài vật, Tô Hoài muốn nói đến cuộc sống của xã hội loài người. Đó là nét đặc biệt và khác biệt của Tô Hoài so với các nhà văn cùng thời. 2.2. Về không gian nghệ thuật - Không gian bối cảnh thiên nhiên “Thiên nhiên đóng một vai trò quan trọng trong tác phẩm của Tô Hoài” (Vân Thanh). Phản ánh và tạo dựng bức tranh ca ngợi cảnh đẹp của đất nước chính là nhà văn đã bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của mình. Tô Hoài “đặc biệt thành công khi ghi lại hình ảnh thiên nhiên bao la tươi đẹp của đất nước”[19,102]. Điều đó khẳng định, ở Tô Hoài tình yêu thôn quê là nguồn cảm hứng bất tận giúp ông thành công khi viết về phong cảnh thiên nhiên. Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra điều này ở ông. Tiêu biểu là GS.Hà Minh Đức, người am hiểu sâu sắc văn Tô Hoài đã nhận định rằng: “Tô Hoài giỏi miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên trong tác phẩm của ông gồm nhiều màu vẻ từ những cảnh thơ mộng gợi cảm đến một thiên nhiên khắc nghiệt, hung dữ. Tô Hoài miêu tả thiên nhiên theo một cách nhìn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 ngắm tự nhiên, nhẹ nhàng. Không có dấu vết ngăn cách giữa khung cảnh thiên nhiên và bức tranh xã hội (…). Trong tác phẩm của ông, thiên nhiên luôn có mặt và dường như là một nhân vật có cuộc sống, có tâm hồn”[19,138]. Nhà nghiên cứu đã chỉ ra biệt tài của Tô Hoài là viết về thiên nhiên. Từ đó, tiếp tục khẳng định trong sáng tác của ông, thiên nhiên vừa mang vẻ đẹp khách quan tồn tại với nhiều màu vẻ như nó vốn có nhưng cũng có lúc lại hiện diện như một nhân vật trong tác phẩm, “có cuộc sống” và “có tâm hồn”. TS.Mai Thị Nhung nhận xét: “Thiên nhiên trong cảm quan của Tô Hoài mang đậm hình ảnh bình dị, khách quan: có ánh sáng và bóng tối, có mặt trời và mặt trăng, có nắng và mưa, có cỏ cây hoa lá chim muông như trong cuộc sống thực. Mỗi bức tranh thiên nhiên trên từng trang sách của ông lại gần gũi, gắn bó, theo sát với cuộc sống sinh hoạt của con người”[35,53]. Ý kiến này gần gũi với nhận định của GS.Hà Minh Đức về cách miêu tả thiên nhiên của Tô Hoài. Đó là bức tranh mang màu sắc bình dị, khách quan như trong đời sống thực với đủ mọi gam màu và dáng vẻ. Nhưng TS.Mai Thị Nhung còn phát hiện ra rằng thiên nhiên trong sáng tác của nhà văn rất gần gũi, gắn bó và góp phần thể hiện tâm trạng con người. Nhận xét về bức tranh thiên nhiên của Tô Hoài, Trần Hữu Tá khẳng định: “Tô Hoài có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động. Người, vật, thiên nhiên nổi rõ cái “thần” của đối tượng và thường bàng bạc một “chất thơ”[19,159]. Nhà nghiên cứu đã nhận thấy tài năng “thiên bẩm” của Tô Hoài là khả năng quan sát nhạy bén, tinh tế, nhanh chóng nắm bắt bản chất của đối tượng và miêu tả chúng với ngòi bút chân thực nhưng vẫn thấm đẫm chất lãng mạn. Tựu chung lại, ý kiến của các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở một điểm là: Thiên nhiên dưới ngòi bút “sắc sảo và đa dạng” của Tô Hoài đều hiện lên“đầy hương vị, màu sắc”, lãng mạn, sinh động, gần gũi, gắn bó và mang dấu ấn tâm trạng con người. - Không gian bối cảnh xã hội Tô Hoài đã đưa vào trong sáng tác của mình những trang viết hết sức tinh tế, nhạy cảm và hiện thực về đời sống của người dân ở một vùng quê nghèo gần sát “Kẻ Chợ”. Nhiều nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: Không gian trong sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám là không gian làng Nghĩa Đô - một làng nghề thủ công truyền thống, nơi ông đã gắn bó suốt cuộc đời mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 Nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài trước Cách mạng, PGS.TS Vân Thanh khẳng định: “Đặc sắc của văn xuôi Tô Hoài trước 1945 là truyện ngắn, gồm truyện ngắn về loài vật và truyện ngắn về cảnh và người một vùng quê ven đô – quê ngoại của tác giả, nơi tác giả sống suốt cả cuộc đời”[20,40]. Nhà thơ Hoàng Trung Thông khi đọc những trang viết của Tô Hoài về làng quê bên dòng sông Tô Lịch đã nhận định: “Tô Hoài trước khi là nhà văn là một người thợ dệt. Anh viết về quê hương của mình như chính anh viết về cuộc đời của anh”[19,109]. Nhà thơ cảm nhận được tình yêu tha thiết của Tô Hoài với thôn quê. Tình yêu đó giúp nhà văn đưa vào trong trang sách của mình hình ảnh làng quê thân thương như là một cuốn “tự truyện” về bản thân. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu sáng tác của Tô Hoài thời kỳ trước Cách mạng đều nhấn mạnh: Một trong những “vùng thẩm mĩ nghệ thuật” đặc sắc của ông là làng – Nghĩa Đô, một làng nghề nằm bên dòng sông Tô Lịch và nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống:“Tô Hoài viết về quê ngoại của mình – làng Nghĩa Đô và các khu vực lân cận như Bưởi, Trích Sài, Thụy Khuê, Võng Thị… Những đường thôn ngõ xóm, những căn nhà đơn sơ luôn vẳng ra tiếng khung cửi lách cách, những“ tàu seo” róc rách nước đến khuya…”[19,145]. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhãn quan phong tục đậm đặc chi phối ngòi bút của Tô Hoài: PGS.Nguyễn Văn Long: “Ở Tô Hoài, cảm quan hiện thực nghiêng về phía sinh hoạt phong tục”[19,238]. Và thế giới nhân vật trong sáng tác của ông cũng rất đa dạng gắn liền với những nét sinh hoạt phong tục cổ xưa như trong lời nhấn mạnh của GS.Hà Minh Đức: “Làng quê trong sáng tác của Tô Hoài còn hiện lên với nhiều màu vẻ, nhiều kiểu người sinh động và những phong tục tập quán từ lâu đời”[19,136]. Bởi vậy: “Dưới ngòi bút của ông, nhiều phong tục tập quán, nhiều tính cách nhân vật được miêu tả chân thực, sắc sảo”[19,136]. Khác với một số nhà văn Việt Nam thường thể hiện hình tượng con người Việt Nam trong những biến cố lớn lao, phi thường, Tô Hoài lại bám sát đời sống bằng cách thể hiện con người với những hành động bình thường nhất và trong những hoàn cảnh đời thường bằng cái nhìn khách quan, chân thực. Đó là cuộc sống “nghèo nàn”, đói khổ của người nông dân trước Cách mạng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 GS.Hà Minh Đức nhận ra rằng: “Làng quê của Tô Hoài hiện lên trang sách với những nét vẽ chân thực, nhẹ nhàng mà thấm thía, xót xa”[19,36]. Nhà nghiên cứu đã nhìn ra “cảm quan đời thường” của nhà văn, đồng thời cũng cảm nhận được tấm lòng xót xa, đồng cảm của nhà văn với những người dân nghèo thôn quê. Nhà phê bình Trần Hữu Tá cũng có nhận xét tương tự: “Tô Hoài đã miêu tả xã hội vùng ngoại thành Hà Nội với những con người của nó, đã ghi nhận cảnh đời ngày một lam lũ, bần hàn của người nông dân và cuộc sống quẩn quanh, mòn mỏi của lớp thị dân nghèo”[19,148]. Tác giả này nhận ra nét riêng của Tô Hoài khi viết về làng quê là: ông chú ý lột tả một cách chân thực cuộc sống túng quẫn, bần cùng của con người nơi đây. Từ đó nhà nghiên cứu đi đến một kết luận: “Tô Hoài có riêng một vùng ngoại thành cần lao, nhưng thơ mộng gắn bó với ông từ thủa lọt lòng. Nhà văn hiểu nó đến tận chân tơ, kẽ tóc, từ nghề dệt lĩnh đến nghề làm giấy, từ hội hè đình đám đến chợ búa, tết nhất, phong tục tập quán xưa cũ đến cả quá trình tham gia cách mạng”[19,148]. Bởi vậy mà muốn hiểu và yêu Hà Nội, trong danh mục tác giả cần đọc, không thể thiếu Tô Hoài cũng như không thể không đọc Thạch Lam, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, người đỡ đầu cho Tô Hoài trong những ngày chập chững bước vào nghề cũng nhận thấy:“Ông là một nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn của dân quê”[42,1023]. Cuộc sống của con người nơi thôn quê của Tô Hoài chịu chung số phận như làng quê của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Nhưng trong đau khổ, nhà văn vẫn thấy ở họ ánh lên chút niềm vui nho nhỏ. Đấy chính là cái nhìn có phần lãng mạn, thi vị của Tô Hoài. GS Phan Cự Đệ đã phát hiện ra cái nhìn đời sống vừa chân thực mà vẫn thấm đấm tinh thần lãng mạn đó trong văn Tô Hoài và khẳng định: “Anh quen viết về những nhân vật, những cảnh đời hồn nhiên như những hơi thở của sự sống, khỏe mạnh, thuần phác, lạc quan như những con người trong truyện cổ tích, trữ tình, trong sáng đẹp ý nhị như ca dao(…). Trong tác phẩm của Tô Hoài, những bức tranh xã hội dù màu sắc tối thẫm, dù đường nét trần trụi đến đâu vẫn le lói một ánh sáng, bàng bạc một chút thơ”[1,699]. Qua sự điểm lược những ý kiến, nhận định của các nhà nghiên cứu chúng ta có thể khẳng định rằng: không gian bối cảnh xã hội trong sáng tác của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám là không gian làng Nghĩa Đô hiện lên với hai gam màu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 vui tươi và đượm buồn; hạnh phúc và bất hạnh như cuộc đời thực. Nhưng gam màu trầm buồn có phần đậm hơn do ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử mang lại. 2.3. Về thời gian nghệ thuật Qua thống kê, khảo sát chúng tôi thấy có một số nhận định sau đây của các nhà nghiên cứu về vấn đề thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài: GS.Hà Minh Đức đã khẳng định ngòi bút linh hoạt của ông trong việc tái hiện thời gian nghệ thuật:“Truyện Tô Hoài quan tâm đến nhịp sống quen thuộc của đời thường, ở đây có niềm vui, nỗi buồn, có những điều may mắn và những số phận hẩm hiu”[19,116]. Không chỉ linh hoạt, ngòi bút của nhà văn còn “quan tâm tới những mảnh nhỏ, mảnh vụn của từng gia đình, những cảnh đời nằm trong mạch máu chung của cuộc sống”. “Ông không quá tập trung vào những xung đột xã hội ở điểm nóng, ở phút căng thẳng nhất mà quên đi trăm ngàn mạch đời lan tỏa trong cuộc sống”[19,120]. Ông “muốn chú ý đến sự vận động của cuộc đời với những đường nét quen thuộc ở những quy luật phổ biến, điều mà ông đã từng ghi nhận và miêu tả”[19,127]. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn khẳng định “cái tạng” của Tô Hoài là “viết về cái mạch ẩn chìm kia hơn và lặng lẽ làm cuộc phiêu lưu đơn độc”[19,180]. Nhà phê bình Trần Hữu Tá phát hiện ra đặc điểm riêng của Tô Hoài khi miêu tả thời gian sự kiện lịch sử và thời gian tâm lý nhân vật:“Không đề cập đến những mâu thuẫn giai cấp sục sôi, quyết liệt, không tả những nhân vật độc đáo phi thường. Tô Hoài viết về những chuyện đời thường với những con người thật bình thường, tâm hồn giản dị, không có ước muốn cao xa, khát vọng mãnh liệt. Họ yêu cuộc sống bình dị và muốn sống mãi trong cảnh ấy. Quả thực họ cũng đã được nếm trải trong một số ngày ngắn ngủi vị ngọt ngào của hạnh phúc đơn sơ: được làm việc, được yêu nhau. Tình yêu của họ thoảng hương thơm của hoa ngọc lan và lấp lánh ánh trăng khuya”[19,146]. Đồng ý kiến với nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá, GS.Phong Lê nhận định:“Không lên giọng. Không nhấn mạnh. Thậm chí không muốn có bất kì sự can thiệp nào của một ý chí chủ quan (…) truyện của Tô Hoài cứ tự nhiên mà thủ thỉ cái tiếng nói hồn nhiên của bản thân sự sống”[19,86]. GS.Phong Lê một lần nữa nhấn mạnh đặc điểm riêng biệt của Tô Hoài khi dựng lên bức tranh lịch sử bằng bản thân sự sống mà sự sống ấy chính là mạch nguồn của dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận ra tấm lòng liên cảm của nhà văn với tất cả cuộc sống quanh mình “cảm từ cái sống cỏn con lặng lẽ, đến cái sống phức tạp, ồn ào”[19,65]. GS.Hà Minh Đức còn chỉ ra một điểm sáng trong sáng tác của Tô Hoài thời kì đất nước chìm trong bóng đen cuộc đời là cái nhìn về tương lai:“Trong cái biến chuyển quay cuồng của thời cuộc ông thấy hé ra một cái có thể tin cậy, mong chờ được”[19,121]. GS.Phong Lê lại nhấn mạnh vào sức lao động bền bỉ của Tô Hoài với 70 năm cầm bút và ngòi bút chân thực của ông khi tái hiện lại diễn biến của thời cuộc:“Ông chỉ muốn làm một nhân chứng trung thực, một người ghi chép cần mẫn, một “thư kí của thời đại”[19,177], có nghĩa là Tô Hoài luôn có ý thức dùng ngòi bút của mình bám sát và phản ánh một cách chân thực nhất mọi bước chuyển của thời đại. Có thể thấy các nhà nghiên cứu đã chạm đến nét riêng trong cách thức xây dựng thời gian nghệ thuật của nhà văn. Họ nhận ra Tô Hoài không phản ánh lịch sử bằng những sự kiện đao to, búa lớn, những xung đột xã hội gay gắt mà đơn giản: Thời gian sự kiện được hiện lên từ những chi tiết rất nhỏ, rất đời thường. Nhà văn Nghĩa Đô hướng sự quan tâm của mình vào dòng chảy cuộc đời của những kiếp người nhỏ bé để từ đó khái quát lên mạch sống chung của cả một thời kì lịch sử. Nhìn chung, vấn đề thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến ở phương diện này hay phương diện khác với mức độ đậm, nhạt khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và có hệ thống. Xét thấy đây là vấn đề hay cần được tìm hiểu một cách thấu đáo, chúng tôi lựa chọn đề tài:“Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám”. Và những ý kiến ý kiến trên của các nhà nghiên cứu đi trước sẽ là những gợi ý thiết thực cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vấn đề “Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 - Phạm vi tài liệu nghiên cứu của đề tài là: Các sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài:“Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám” chúng tôi xác định những nhiệm vụ sau: - Làm rõ những nét đặc sắc của “Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám” ở các phương diện cơ bản: thế giới nhân vật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật. Từ đó, có cái nhìn đầy đủ hơn về các sáng tác của nhà văn. - Góp phần làm rõ nét hơn phong cách nghệ thuật của Tô Hoài và khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, thống kê - Phương pháp hệ thống - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp liên ngành 6. Đóng góp của đề tài - Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính chất chuyên biệt về vấn đề Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Kết quả của công trình nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định nét riêng trong phong cách nghệ thuật của Tô Hoài và khẳng định vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại. - Kết quả của luận văn ít nhiều sẽ góp phần gợi mở một hướng tiếp cận mới cho các sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Luận văn có thể sẽ là những gợi ý tích cực cho học sinh, sinh viên và giáo viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy Tô Hoài ở các cấp học. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung gồm 3 chương: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 - Chương 1: Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám. - Chương 2: Không gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám. - Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 NỘI DUNG Chương 1 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI THỜI KÌ TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai do người nghệ sĩ sáng tạo ra. Một mặt nó phản ánh hiện thực, mặt khác nó biểu hiện những khát vọng chân, thiện, mĩ của chủ thể sáng tạo. Ở “Liên Xô cũ” vào những năm 70 đã có một số công trình nghiên cứu theo hướng này như công trình: Thế giới nghệ thuật của M.Gorki, Thế giới nghệ thuật của Sôlôkhốp…Ở Việt Nam, khái niệm này được nhắc đến vào những năm 80 nhưng cách hiểu của các tác giả chưa hoàn toàn cụ thể về nội hàm khái niệm của nó. Năm 1985, trong luận án Tiến sĩ khoa học: Sự hình thành và những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực xã hội trong VHVN hiện đại, tác giả Nguyễn Nghĩa Trọng đã xác định hàm nghĩa khái niệm thế giới nghệ thuật như sau:“Thế giới nghệ thuật là một phạm trù mĩ học bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả kết quả của quá trình hoạt động nghệ thuật của nhà văn. Nó là một chỉnh thể nghệ thuật và một giá trị thẩm mĩ. Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực - đối tượng khách quan của nhận thức nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ thuật, ngôn ngữ hay chất liệu nghệ thuật. Trong thế giới nghệ thuật chứa đựng sự phản ánh hiện thực,tư tưởng, tình cảm của nhà văn. Thế giới nghệ thuật không chỉ tương đương đối với tác phẩm nghệ thuật mà còn rộng hơn bản thân nó. Nó có thể bao gồm tất cả các tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn, một trào lưu nghệ thuật, một thời kỳ nhất định của văn học, một nền văn học của dân tộc hay nhiều dân tộc nhưng đồng thời cũng có thể liên quan đến nhiều yêu tố khác của sáng tạo nghệ thuật nhỏ hơn khái niệm hình tượng nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật là thiên nhiên thứ hai được người nghệ sĩ tạo dựng trong đó chứa đựng hiện thực và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và con người…là thế giới sinh động và đa dạng vô cùng, mỗi nhà văn, mỗi trào lưu văn học, mỗi dân tộc, mỗi thời kì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 14 lịch sử đều có thế giới nghệ thuật riêng của mình”[48,86]. Đây là một khái niệm rộng, được triển khai với nhiều cấp độ. Tuy còn dừng ở mức khái quát song quan niệm này sẽ là những gợi ý hết sức quý báu cho chúng tôi trong quá trình triển khai luận văn. Năm 1992, nhóm tác giả Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa:“Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, một tác giả, một trào lưu).Thế giớ nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc riêng tư tưởng, nghệ thuật...Thế giới nghệ thuật có thời gian, không gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị…”[5,303]. Mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một quan niệm về thế giới, một cách cắt nghĩa về thế giới, nó giúp cho người đọc hình dung ra tính độc đáo về tư duy nghệ thuật có cội nguồn trong thế giới quan và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Như vậy, thế giới nghệ thuật là một mô hình nghệ thuật thể hiện quan điểm, lập trường, cách nhận thức thế giới... của người nghệ sĩ. Dựa vào các khái niệm thế giới nghệ thuật nêu trên chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài thời kì trước Cách mạng tháng Tám ở các phương diện sau: Thế giới nhân vật (thế giới nhân vật và thế giới loài vật), không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật. 1.2. Tô Hoài và hành trình 70 năm viết 1.2.1. Vài nét về tiểu sử và con người nhà văn Tô Hoài * Về tiểu sử Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27/9/1920 (tức 16/8 âm lịch năm Canh Thân) tại một làng quê nghèo bên dòng sông Tô Lịch: Làng Nghĩa Đô, Phủ Hoài Đức (tỉnh Hà Đông cũ) nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Ngoài ra, ông còn có một số bút danh như: Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa. Xuất thân trong một gia đình nghèo với nghề dệt lĩnh truyền thống, từ nhỏ Tô Hoài đã cùng mẹ và chị gái rong ruổi khắp các chợ để bán lụa. Cha ông, do hoàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 15 cảnh nghèo túng đã bỏ nhà vào Sài Gòn hi vọng lập nghiệp rồi ở luôn trong đó không về nữa. Gánh nặng gia đình đè lên vai người mẹ…Nhà nghèo, học hết bậc tiểu học, Tô Hoài đã sớm bươn trải trên đường đời và làm rất nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như: thợ thủ công, dạy học tư, bán hàng, kế toán hiệu buôn…Vậy là Tô Hoài lớn lên trong cái đói khổ, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Chính hoàn cảnh xuất thân và những trải nghiệm cuộc sống đã giúp cho nhà văn có vốn kiến thức thực tế sâu sắc để đưa vào những trang viết của mình một cách chân thực và thấm đượm tình yêu thương. Lớn lên trong hoàn cảnh đất nước oằn mình dưới gót giầy của chế độ phong kiến thực dân, Tô Hoài được tận mắt chứng kiến nỗi khổ của người dân nơi thôn quê. Cầm bút viết văn, ông đã bày tỏ thái độ cảm thông, chia sẻ với quê nghèo bằng một tấm lòng gắn bó thiết tha, sâu nặng. Hiểu được nỗi thống khổ của người nông dân dưới sự kìm kẹp của chế độ xã hội bất công, Tô Hoài đã sớm có ý thức về thời cuộc và quyết định đi theo lý tưởng cách mạng. Năm 1936, chịu ảnh hưởng của phong trào Mặt trận Bình dân, Tô Hoài tham gia hoạt động trong các tổ chức Ái hữu thợ dệt và Thanh niên Dân chủ ở Hà Nội, dạy học truyền bá chữ quốc ngữ. Những sáng tác đầu tiên của ông được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ Bảy vào cuối những năm 30. Năm 1943, Tô Hoài tham gia hoạt động trong Hội văn hoá Cứu quốc và Phong trào Việt Minh, viết bài cho báo bí mật. Sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, ông lên Việt Bắc làm báo Cứu quốc, sau đó về công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1957 đến 1980, ông liên tục tham gia công tác lãnh đạo Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ 1966 đến 1996, ông đảm nhiệm nhiều chức trách xã hội khác.Với sự cống hiến của mình, ông đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương trong hoạt động Cách mạng và giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 về văn học nghệ thuật. * Về con người Các nhà văn cùng thời và bạn đọc trẻ khi tiếp xúc với Tô Hoài đều nhận thấy: ông là một con người điềm đạm, cởi mở luôn xuất hiện với nụ cười “tủm tỉm” trên môi, rất có “duyên”. Đặc biệt, ở ông, luôn toát lên sự thông minh, hóm hỉnh, rất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn