intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khẳng định giá trị nhiều mặt của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, đặc biệt là thành công của tác phẩm trong nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo để xây dựng nhân vật người phụ nữ. Đồng thời thấy được tài năng của Nguyễn Dữ trong việc sử dụng yếu tố kỳ ảo kết hợp yếu tố hiện thực một cách hài hoà tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thể loại truyền kỳ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ

  1. 1 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Lý do khoa học Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong những đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam. Ngay từ khi mới xuất hiện, tập truyện đã được độc giả đương thời đánh giá cao như Lê Quý Đôn ca ngợi “Văn từ thanh lệ”, Vũ Phương Đề, Phan Huy Chú khẳng định là một “thiên cổ kỳ bút”; “áng văn hay của bậc đại gia với lời lẽ tốt đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen”. Truyền kỳ mạn lục ra đời là một bước đột khởi trong nền văn xuôi dân tộc, đánh dấu sự trưởng thành của truyện ngắn Việt Nam trung đại, đánh dấu sự chuyển biến từ văn học mang tính chức năng sang văn xuôi nghệ thuật. Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội, trong đó nổi bật là vấn đề người phụ nữ. Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Dữ là người đầu tiên phản ánh người phụ nữ với đầy đủ diện mạo, tâm tư, tình cảm, số phận và cả những khát vọng của họ. So với thời đại, Nguyễn Dữ là người có cái nhìn mới mẻ và táo bạo về người phụ nữ. Không chỉ đề cập đến số phận của họ mà ông còn lên tiếng đòi hỏi quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc tự nhiên chính đáng của con người, đặc biệt là hạnh phúc chăn gối. Mặc dù Nguyễn Dữ là người xuất thân từ Nho giáo nhưng hình ảnh người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục có lúc trái với quan niệm của nhà nho. Với tinh thần nhân đạo cao cả, Nguyễn Dữ trong không ít trường hợp, dù là vô thức hay có ý thức, đã không chỉ tái hiện hình tượng người phụ nữ trinh liệt với cảm hứng ngợi ca mà còn cố gắng chỉ ra bi kịch và sự bất công của xã hội nam quyền và sự hy sinh đầy xót xa của những người phụ nữ ấy. Mặt khác, khi miêu tả những người phụ nữ tự do, buông thả trong tình Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. 2 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục yêu, vô thức hay hữu thức, nhà văn lại đưa những dòng ngợi ca công khai quyền sống của người phụ nữ về thân xác. Tuy nhiên không dễ gì để thể hiện những vấn đề về người phụ nữ trong xã hội phong kiến, vả lại bản thân ông lại xuất thân từ cửa Khổng sân Trình cho nên một trong những phương thức để giải thoát số phận bi kịch và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong tác phẩm đó là Nguyễn Dữ đã sử dụng rất thành công yếu tố kỳ ảo. Sử dụng yếu tố kỳ ảo là cách để ông tránh được búa rìu của chế độ hà khắc. Ông sử dụng yếu tố kỳ ảo không thuần tuý là đưa ra những tình tiết ly kì, hấp dẫn người đọc mà dưới cái vỏ hình thức kỳ ảo là những vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn thông qua số phận những người phụ nữ trong truyện. Trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã dùng hình thức kỳ ảo làm phương tiện để miêu tả và phản ánh hiện thực và ngược lại, lấy yếu tố hiện thực làm nền cho sự tưởng tượng kỳ ảo. Có thể nói rằng, Nguyễn Dữ là người đầu tiên đã đem cho truyện kỳ ảo màu sắc bi kịch gắn liền với cuộc sống hiện thực. Sự chú ý đến số phận con người đặc biệt là số phận người phụ nữ đã đánh dấu sự xuất hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam mà Nguyễn Dữ là một trong những người khởi đầu. Dưới cái vỏ hình thức kì ảo là những vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn thông qua số phận các nhân vật người phụ nữ trong truyện. Trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã dùng hình thức kỳ ảo làm phương tiện để miêu tả và phản ánh hiện thực và ngược lại, lấy yếu tố hiện thực làm nền cho sự tưởng tượng kỳ ảo. Vì vậy viêc nghiên cứu vai trò của yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của nguời phụ nữ là một công việc cần thiết và có ý nghĩa khẳng định vị trí vai trò của Nguyễn Dữ trong xây dựng nhân vật. Đồng thời đi sâu tìm hiểu vào vấn đề này giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của áng thiên kỳ bút này. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. 3 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục 1.2. Lý do thực tiễn Với tư cách là tác phẩm được xếp vào loại đỉnh cao của văn học tự sự Việt Nam thời trung đại, Truyền kỳ mạn lục đã được tuyển chọn giảng dạy ở nhiều cấp học (Chuyện người con gái Nam Xương được học ở lớp 9, Chuyện Chức phán sự ở đền Tản Viên được học ở lớp 10, tác phẩm được giới thiệu trọn vẹn ở ngành văn các trường đại học và cao đẳng). Đây là tác phẩm đã tạo được nhiều hứng thú cho cả người dạy và người học nhưng cũng là một tác phẩm không dễ dàng chiếm lĩnh và cần phải được khám phá. Bởi vậy nghiên cứu vấn đề đã nêu là một điều cần thiết và rất hữu ích cho người viết được hiểu sâu hơn và giảng dạy tốt đạt hiệu quả tốt hơn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu nghệ thuật của Truyền kỳ mạn lục, PGS - TS Vũ Thanh một nhà nghiên cứu dành rất nhiều tâm huyết để chỉ ra cả giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyền kỳ mạn lục. Với bài viết “Những biến đổi của yếu tố kì và thực trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam” [40], tác giả chỉ ra bút pháp đặc trưng của thể truyền kỳ, sử dụng yếu tố “kỳ” không phải chỉ với chức năng vỏ bọc che dấu dụng ý của nhà văn mà còn với tư cách là bút pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng của thể loại. Đó là cái cách tác giả phản ánh hiện thực của cái “kỳ” Cũng liên quan đến vấn đề này trong bài viết “Thể loại truyện kỳ ảo Việt Nam trung đại - Quá trình nảy sinh và phát triển đến đỉnh điểm” [44, tr.767], PGS-TS Vũ Thanh đã chỉ ra vai trò của yếu tố kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục khi cho rằng bút pháp kỳ ảo cho phép nhà văn khám phá tâm hồn nhân vật ở một thế giới mà nó lạc vào, với một hoàn cảnh và những thử thách mới. Cũng trong thế giới đó, nhà văn đã thể hiện được lý tưởng của mình về lẽ công bằng xã hội nơi mà cái ác bị trừng phạt, cái thiện cuối cùng đã chiến thắng - điều mà họ không đạt được trong cuộc sống thực tại. Ngoài ra chuyển những vấn đề của đời sống hiện thực vào thế giới thần kỳ, Nguyễn Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. 4 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục Dữ đã tạo ra một không gian tự do và sự sáng tạo. Ngòi bút của ông trở nên mạnh bạo hơn khi tố cáo những mặt đen tối của xã hội - điều mà bút pháp hiện thực rất khó đụng đến, nhất là trong xã hội phong kiến tập quyền chuyên chế Bài viết “Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ” [13], tác giả Nguyễn Phạm Hùng cũng đặt ra vấn đề người phụ nữ với những khát khao hạnh phúc chân chính nhưng hầu hết họ không đạt đựợc ở cuộc đời thực:“Niềm khát khao hạnh phúc gia đình là chủ đề chính của nhiều truyện. Mâu thuẫn khát vọng hạnh phúc đó đối với các thế lực thù địch tàn bạo chính là hạt nhân nghệ thuật của những truyện này. Người phụ nữ hoặc vì chiến tranh phong kiến tàn khốc mà phải chịu thiệt thòi, khổ sở (Chuyện Lệ Nương); hoặc vì kẻ quyền thế mà phải chịu cảnh rẽ thuý chia uyên (Chuyện nàng Tuý Tiêu) hoặc vì nam quyền phong kiến mà phải chịu cảnh chia lìa....Nhưng khát khao hạnh phúc chân chính của người phụ nữ thường dẫn họ đến cái chết và thường là tự vẫn” PGS-TS Trần Nho Thìn trong bài viết “Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam”[42, tr.177] khi xem xét Truyền kỳ mạn lục dưới góc độ thi pháp đã cho rằng: “Xét về thi pháp, phải nghĩ đến vai trò của kỳ ảo như là một biện pháp đối phó với sự cấm kị” và tác giả cũng cho rằng “Nếu không đặt các nhân vật nữ vào vị trí hồn ma, người của cõi âm, thì vị tất tác giả đã dám kể lại những ý nghĩ và hành động vốn tự nhiên, phàm tục của các nhân vật, cả nam lẫn nữ. Rõ ràng việc sử dụng yếu tố ma quái, kì ảo ở đây có ý nghĩa của bức bình phong che chắn búa rìu dư luận của xã hội Nho giáo vốn được đinh hướng theo lý tưởng quả dục, tiết dục”. Tác giả Nguyễn Thuý Quỳnh trong bài viết “Nguyễn Dữ và vấn đề giải phóng phụ nữ”[33] có nhận xét “Trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ bao chứa sự mâu thuẫn lớn, giữa tinh thần bảo thủ của một nhà nho khi ông phê Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. 5 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục phán tất cả những mối tình không phù hợp với lễ giáo, đạo đức phong kiến- và sự thông cảm, với hạnh phúc chính đáng của con người, khi ông miêu tả một cách say sưa về tình yêu đôi lứa hay mượn nhân vật để bày tỏ quan niệm nhân sinh của mình. Nhưng cho dù mâu thuẫn, thì thái độ của ông đối với người phụ nữ vẫn tràn ngập một niềm thương cảm. Niềm thương cảm ấy xuất phát từ một trái tim nhân hậu của người biết "thương người như thể thương thân", đau nỗi đau thời cuộc nên xót xa cho thân phận con người - đó là phẩm chất của một nhân cách lớn: nhân cách kẻ sĩ. Đó là lý do mà một nửa số truyện trong Truyền kỳ mạn lục lấy phụ nữ và hạnh phúc của họ làm đề tài. Và nhờ thế, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người phụ nữ đã có mặt đông đủ trong một tác phẩm văn học”. GS. Bùi Duy Tân [39] có viết “Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ thể hiện tư tưởng nhà nho, mà còn thể hiện sự dao động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến. Nguyễn Dữ đã có phần bảo lưu những tư tưởng phi Nho giáo khi phóng tác, truyện dân gian, trong đó có tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo và chủ yếu là tư tưởng nhân dân. Nguyễn Dữ đã viết truyền kỳ để ít nhiều có thể thoát ra khỏi khuôn khổ của tư tưởng chính thống đặng thể hiện một cách sinh động hiện thực cuộc sống với nhiều yếu tố hoang đường, kỳ lạ. Ông mượn thuyết pháp của Phật, Đạo, v.v. để lý giải một cách rộng rãi những vấn đề đặt ra trong cuộc sống với những quan niệm nhân quả, báo ứng, nghiệp chướng, luân hồi; ông cũng đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân dân khi miêu tả cảnh cùng cực, đói khổ, khi thể hiện đạo đức, nguyện vọng của nhân dân, khi làm nổi bật sự đối kháng giai cấp”. Ngoài ra không thể không kể đến bài viết của học giả Trần Thị Băng Thanh:“Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ..., tác phẩm muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. 6 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục đầy triều đình; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người”. Luận văn thạc sĩ của Kim Seona (1995) có liên quan đến nhân vật phụ nữ nhưng mục đích của luận văn là chứng minh sự phát triển của thể loại truyền kỳ và so sánh hình tượng phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ với những tác phẩm cùng thể loại. Ngoài các hướng nghiên cứu đã trình bày ở trên một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước còn nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục theo hướng so sánh tác phẩm với những sáng tác truyền kỳ khác trong khu vực các nước đồng văn. Ở hướng nghiên cứu này, có thể điểm qua một số tác giả tiêu biểu như: Phạm Tú Châu “Về mối quan hệ giữa Truyền kỳ mạn lục và Tiễn đăng tân thoại”[5, tr.71]; Trần Ích Nguyên có một công trình nghiên cứu khá đồ sộ về “Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại với Truyền kỳ mạn lục” trên nhiều phương diện từ nguồn gốc ảnh hưởng đến nội dung, nghệ thuật của cả hai tác phẩm trong đó có đề cập đến yếu tố kỳ ảo trong hai tác phẩm này.(NXB Học sinh thư cục Đài Loan 1990) Nhìn chung lại, vấn đề vai trò của yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện số phận người phụ nữ là một vấn đề đã được các nhà nghiên cứu quan tâm. Phần lớn các bài viết, các công trình nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục đều ít nhiều đề cập đến vấn đề này. Song vì chưa được coi là đối tượng nghiên cứu độc lập và chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng nên vấn đề chưa được thể hiện thành một công trình hoàn chỉnh, có hệ thống. Bởi vậy, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ cho mình: Nghiên cứu vai trò của yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện số phận người phụ nữ trong Truyền kì mạn lục thành một công trình hoàn chỉnh với hi vọng góp phần bổ sung thêm một cách hiểu về Truyền kỳ mạn lục. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 7 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục 3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm viết bằng chữ Hán, ra đời từ thế kỷ XVI, đến nay đã nhiều lần tái bản. Khi thực hiện đề tài này chúng tôi dùng bản lần tái. Thực hiện đề tài này chúng tôi dùng bản Truyền kỳ mạn lục do NXBVH ấn hành năm 1998, Trần Thị Băng Thanh giới thiệu. Trong Truyền kỳ mạn lục có 20 truyện thì có tới 11 truyện có nhân vật phụ nữ với tổng số 23 nhân vật. Tuy nhiên không phải bất kỳ tác phẩm nào có phụ nữ là tác phẩm ấy đều nói về phụ nữ. Chúng tôi chỉ chọn 10 truyện mà theo chúng tôi có đề cập đến số phận và những khát vọng của người phụ nữ. Đó là những truyện: Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa Chuyện đối tụng ở Long cung Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu Chuyện nàng Tuý Tiêu Chuyện cây gạo Chuyện nghiệp oan của Đào Thị Chuyện người con gái Nam Xương Chuyện Lệ Nương Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây Chuyện yêu quái ở Xương Giang Ngoài ra, chúng tôi sẽ đối sánh thêm một vài tác phẩm truyền kỳ có liên quan như: Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm. 3.2. Mục đích nghiên cứu Khẳng định giá trị nhiều mặt của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, đặc biệt là thành công của tác phẩm trong nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo để xây Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 8 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục dựng nhân vật người phụ nữ. Đồng thời thấy được tài năng của Nguyễn Dữ trong việc sử dụng yếu tố kỳ ảo kết hợp yếu tố hiện thực một cách hài hoà tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thể loại truyền kỳ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài như: khái niệm kỳ ảo; Người phụ nữ trong văn học viết Việt Nam trước thế kỷ XVI. - Cách sử dụng và giá trị sử dụng yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ. - Phân loại, phân tích, cắt nghĩa người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục từ góc nhìn của yếu tố kỳ ảo. 5. Nội dung nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vấn đề bi kịch và khát vọng của người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục. Những biểu hiện của yếu tố kỳ ảo và vai trò của nó trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu là: Phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh. 6.1. Phƣơng pháp phân tích Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận văn này. 6.2. Phƣơng pháp thống kê, phân loại: Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để khảo sát, thống kê những chuyện về nhân vật nữ và phân loại các yếu tố kỳ ảo mà Nguyễn Dữ dùng để miêu tả nhân vật. Từ đó nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê để xử lý thông tin trong các tư liệu lịch sử, tư liệu văn học được sử dụng để chứng minh các luận điểm đã đưa ra. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 9 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục 6.3 Phƣơng pháp so sánh Để thấy được các mối liên hệ đa dạng, đa chiều cũng như nét chung, nét riêng độc đáo của nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục, luận văn sử dụng phương pháp so sánh. Chúng tôi dự kiến sẽ so sánh người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục với người phụ nữ trong một số truyện Nôm và khúc ngâm tiêu biểu của Văn học Việt Nam trung đại thế kỷ XVIII, người phụ nữ trong một vài tác phẩm văn học đương đại và trong các tư liệu lịch sử đã chọn làm đối tượng nghiên cứu. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Bi kịch và khát vọng của người phụ nữ. Chương 3: Vai trò của yếu tố kỳ ảo trong việc giải thoát số phận bi kịch và khát vọng đi tìm hạnh phúc của người phụ nữ. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 10 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Nguyễn Dữ và Truyền Kỳ mạn lục 1.1.1. Thân thế và thời đại Nguyễn Dữ Theo phỏng đoán của nhiều nhà nghiên cứu, Nguyễn Dữ là tác giả văn học đầu thế kỷ XVI, tên tự, tên hiệu cũng như năm sinh năm mất của ông đều không rõ. Bài tựa Cựu biên Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm 1547 là tài liệu cổ nhất có ghi về Nguyễn Dữ và tác phẩm của ông: “Tập lục này là trứ tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là con trưởng vị tiến sĩ triều trước Nguyễn Tường Phiêu. Lúc nhỏ rất chăm lối học cử nghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, lập chí ở việc lấy văn chương truyền nghiệp nhà. Sau khi đậu hương tiến, nhiều lần thi Hội đỗ trúng trường từng được bổ làm Tri huyện Thanh Tuyền. Được một năm ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu. Mấy năm không đặt chân tới chốn thị thành, thế rồi ông viết ra tập lục này, để ngụ ý…” [16, tr.47]. Một tài liệu khác có chép về Nguyễn Dữ là Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn. Trong cuốn sách này, Lê Quý Đôn giới thiệu về Nguyễn Dữ như sau: “Nguyễn Dữ người xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc. Cha là Nguyễn Tường Phiêu, tiến sĩ khóa Bính Thìn đời Hồng Đức (1496), làm quan đến Thượng thư Bộ hộ. Nguyễn Dữ từ nhỏ đã nổi tiếng học rộng nhớ nhiều, có thể lấy văn chương nối nghiệp nhà. Đỗ Hương tiến, nhiều lần thi hội trúng tam trường, được bổ chức Tri huyện Thanh Tuyền, mới được một năm lấy cớ nơi làm việc xa xôi, xin về phụng dưỡng cha mẹ. Sau vì ngụy Mạc thoán đạt, thề không đi làm quan nữa; ở làng dạy học không đặt chân đến chốn thị thành, viết Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 11 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục Truyền kỳ mạn lục bốn quyển văn từ thanh lệ, người đương thời rất khen” [16, tr.48]. Những ghi chép trên đây cùng nhận định của các nhà nghiên cứu khác cho phép chúng ta đưa ra một số kết luận về thân thế Nguyễn Dữ: Ông là người huyện Gia Phúc, thuộc Hồng Châu, cha là tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu, đậu tiến sĩ đời Hồng Đức năm 1496, làm quan đến chức Thượng thư. Nguyễn Dữ vốn sinh ra trong dòng dõi khoa hoạn, từ nhỏ đã ham học, nhớ nhiều và có thể từng là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, là bạn của Phùng Khắc Khoan, đã từng thi đỗ, làm quan. Tư tưởng của Nguyễn Dữ về cơ bản là tư tưởng của một nhà Nho chính thống. Tư tưởng này đã để lại dấu ấn trong Truyền kỳ mạn lục và thể hiện khá rõ nét trong nghệ thuật kể, tả người phụ nữ của tập tác phẩm này. Nguyễn Dữ sống chủ yếu vào đầu thế kỷ XVI. Đây là thời kỳ chế độ phong kiến tập quyền sau một thời gian đạt đến cực thịnh ở triều Lê Thánh Tông bắt đầu bộc lộ những hạn chế nhất định. Hình ảnh quân minh thần lương của triều đại Lê Thánh Tông không còn mà thay vào đó là các ông vua bất tài ươn hèn, là bọn gian thần đua nhau tranh quyền đoạt vị. Song đây lại là điều kiện để nhiều tư tưởng dân chủ, tư tưởng đề cao người phụ nữ vốn tiềm tàng trong dân gian được sống dậy. Ở một chừng mực nhất định, xã hội Việt Nam thời kỳ này đã có dấu hiệu của xã hội thị dân, tư tưởng tự do phóng khoáng trong tình yêu đã xuất hiện. Viết Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ ít nhiều đã ảnh hưởng từ hoàn cảnh lịch sử biến động này. 1.1.2. Vài nét về Truyền kỳ mạn lục Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện, chia làm bốn quyển, được viết theo thể truyền kỳ. Nhiều cốt truyện được lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất phát từ các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn (đền thờ Vũ Thị Thiết ở Hà Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 12 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục Nam, đền thờ Nhị Khanh ở Hưng Yên và đền thờ Văn Dĩ Thành ở làng Gối, Hà Nội). Truyện được viết bằng văn xuôi chữ Hán và có xen những bài thơ, ca, từ, biền văn, cuối mỗi truyện (trừ truyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa) đều có lời bình của tác giả. Truyền kỳ mạn lục ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVI (khoảng những năm 20-30). Sở dĩ có kết luận như vậy là vì các nhà nghiên cứu dựa vào thời điểm Hà Thiện Hán viết lời tựa cho Truyền kỳ mạn lục năm 1547 và kết hợp với tư liệu cuộc đời Nguyễn Dữ. Như vậy, Truyền kỳ mạn lục ra đời vào lúc triều đại nhà Lê trên đà suy vi với các ông vua nổi tiếng hoang dâm tàn bạo. Những đau thương của một thời đại ấy cũng đã in đậm dấu ấn trong một số truyện trong Truyền kỳ mạn lục. Xét về phương diện nội dung phản ánh của Truyền kỳ mạn lục, chúng ta dễ dàng thấy rằng, nếu gạt bỏ những yếu tố hoang đường kỳ ảo ta sẽ thấy một bức tranh xã hội rất rõ ràng. Đó là một xã hội mà giai cấp thống trị thì tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau. Tất cả đều giả dối, vô đạo, tham lam, độc ác và đều có kết cục hoặc bị trừng phạt, hoặc bị phủ nhận, hoặc bị lên án chê cười. Đó là một xã hội mà các tầng lớp khác đặc biệt là phụ nữ là nạn nhân đau khổ nhất của thiết chế xã hội, của quan niệm nho giáo, của hiện thực cuộc sống. Trong số đó có những người được giải oan vì đức độ, vì trung thực, vì những phẩm chất tốt đẹp của mình. Cũng có người phải ngậm ngùi khổ đau vì chính những hành động của mình. Hệ thống nhân vật của Truyền kỳ mạn lục đa dạng phong phú gồm đủ mọi loại vua, quan như Hạng Vương, Hồ Tông Thống, Nguyễn Trung Ngạn, Trụ quốc họ Thân...đến cả những con người bình thường như Vũ Thị Thiết, Thị Nghi...Phần lớn các nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục là những con người thuộc tầng lớp bình dân: tri thức bình dân hoặc phụ nữ... Thông qua số phận các nhân vật, Nguyễn Dữ đi tìm giải đáp xã hội: Con người phải sống Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 13 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục sao để có hạnh phúc? Làm thế nào để nắm bắt hạnh phúc? Hạnh phúc tồn tại ở thế giới nào? Nguyễn Dữ đưa ra rất nhiều giả thiết nhưng tất cả đều rơi vào bế tắc [25, tr.213]. Về hình thức nghệ thuật, khi viết Truyền kỳ mạn lục nhà văn Nguyễn Dữ “đã tuân thủ những nguyên tắc loại hình được chấp nhận bằng văn ngôn, song chỉ tuân thủ bề ngoài. Ông đã phá vỡ những quy tắc lâu đời về hình thức thể loại và tạo ra những tác phẩm theo kiểu tự do hơn. Tập hợp từ “mạn lục” trong nhan đề đã chỉ ra sự độc đáo về loại hình tác phẩm’’ [38, tr.74]. Ý kiến đánh giá này có vẻ hơi quá, song cũng đã có lý khi khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Dữ về phương diện nghệ thuật truyền kỳ. Nguyễn Dữ là tác giả đầu tiên khẳng định vị thế truyền kỳ trong văn xuôi Việt Nam, đưa vào thể loại này những yếu tố của văn học dân gian tạo ra màu sắc riêng của thể truyền kỳ Việt Nam. Nói như giáo sư Bùi Văn Nguyên thì “tất cả hai mươi truyện trong Truyền kỳ mạn lục, nếu được phản ánh tỉ mỉ, bộc lộ ít nhiều yếu tố văn học dân gian đúng với bút pháp của thể truyền kỳ”[28, tr.54]. Rõ ràng là có một sự kết hợp hài hoà giữa thể loại truyền kỳ-một thể loại ngoại lai với các yếu tố của văn học dân tộc trong ngòi bút của Nguyễn Dữ. Với nội dung phong phú, mang tính hiện thực cao, với thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, Truyền kỳ mạn lục thực sự trở thành một thiên cổ kỳ bút và trở thành một cái đích không dễ gì vượt qua đối với các tác phẩm sau này. Chắc rằng càng nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục chúng ta sẽ càng phát hiện ra giá trị muôn mặt của nó và cũng từ đó càng hiểu hơn những điều mà Nguyễn Dữ muốn gửi gắm với bao thế hệ hậu sinh. 1.2. Khái niệm kỳ ảo và nguồn gốc của yếu tố kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục 1.2.1. Khái niệm kỳ ảo Kỳ ảo vốn là một khái niệm xuất phát từ thời cổ đại. Cách hiểu về nó cũng thay đổi theo thời gian. Theo từ điển ngôn ngữ Pháp, “kỳ ảo” là tính từ, Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 14 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp“Phantastitos”, tiếng La tinh“Phantasticus” để chỉ những gì được tạo nên bởi trí tưởng tượng chứ không tồn tại trong thực tế. Các từ ngữ Hy Lạp và La Tinh trên đều có liên quan với từ “Phantasia” (tiếng Pháp: “Fantasie”, tiếng Anh: “Fantasy”) có nghĩa là trí tưởng tượng phóng túng. Trong tiếng Việt, “kỳ ảo” là từ Hán Việt “kỳ” là “lạ lùng”, “ảo” là không có thật. Cái kỳ ảo là cái lạ lùng, không có thật, không thể bắt gặp trong thực tế. Trên thế giới, người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ cái kỳ ảo là một học giả người Anh tên là Joseph Addison (1672-1719). Theo ông, những sáng tác kỳ ảo “tạo ra một khoái cảm về nỗi sợ hãi trong tâm trí độc giả và làm thoả mãn trí tưởng tượng của độc giả bởi những cái lạ lùng và tính chất khác thường của những con người được miêu tả trong đó. Chúng nuôi dưỡng trong trí nhớ của chúng ta những câu chuyện ma mà chúng ta nghe từ thuở ấu thơ và thích thú với những nỗi khiếp sợ bí mật, những nỗi sợ hãi mà trí óc con người phải lệ thuộc vào nó một cách tự nhiên” [22, tr.43]. Sau đó có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm kỳ ảo như Roger Caillor, Tz.Todorov, M.Schemider... Các nhà nghiên cứu văn học phương Tây đề cập tới bản chất của kỳ ảo là sự do dự, gắn liền với sợ hãi, nó được tạo ra từ những giấc mơ, sự mê tín, hối hận, từ sự kích thích quá độ của trí não hay tâm linh... Ở Việt Nam, Khổng Phương Nhậm (1648-1718) khẳng định “phi kì bất truyền, truyền kỳ là truyền những tình tiết khác lạ, tình tiết không li kì thì không gọi là truyền kỳ”. Lê Nguyên Cẩn trong chuyên luận “Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac” đã làm rõ nội hàm thuật ngữ kỳ ảo trong văn học: “Cái kỳ ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật. Nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo. Nó có mặt trong văn học dân gian và văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực ảo và tồn tại độc lập, không hoà tan vào các dạng thức khác Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 15 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục nhau của tưởng tượng... Yếu tố kỳ ảo trong văn học tạo nên sự đứt gãy trong chuỗi liên kết vũ trụ, tạo ra sự do dự, phân vân trong lòng độc giả. Nó là quãng lặng, là sự ngắt mạch, là sự xâm lấn của cái siêu nhiên trong cuộc sống đời thường, là sự xâm lấn của cái phi lôgic trong một thế giới lôgic” [3, tr.56]. Tác giả Ngô Tự Lập có ý kiến rằng: “Kỳ ảo, đó chính là mê lộ nghệ thuật cũng như trong lĩnh vực nghệ thuật khác, nó xuất hiện ở mọi nơi khi trật tự đã trở nên vừa bó buộc vừa đáng ghét vừa đáng sợ và tính hợp lý của trật tự ấy bị đặt thành câu hỏi. Tuy nhiên những thiết chế văn minh càng chặt chẽ, càng ráo riết thì sự xuất hiện của nó càng kịch tính như những gì chúng ta chứng kiến ở phương Tây” [19, tr.10]. Nhà nghiên cứu Vũ Thanh cũng khẳng định “ Trong truyền kỳ tác giả sử dụng yếu tố kỳ không phải với chức năng vỏ bọc che dấu dụng ý sâu xa của nhà văn mà với tư tưởng bút pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng của thể loại, các tác giả phản ánh cái thực qua cái kỳ”. Vì vậy, sự xuất hiện của yếu tố kỳ ảo trong văn học cũng là một khía cạnh để phản ánh rõ hơn về hiện thực đời sống con người. Theo Từ điển Hán Việt “Kỳ” có ba nhóm nghĩa cơ bản sau: 1. Lạ, hiếm thấy. 2. Lấy làm lạ. 3. Bất ngờ. Còn theo Từ điển Tiếng Việt [30] giải thích “Kỳ” là lạ đến mức làm cho người ta phải ngạc nhiên. Vậy cả hai từ điển đều giải thích cơ bản “Kỳ” chính là sự lạ, sự khác thường. Nhìn chung, những tài liệu nghiên cứu về văn học kỳ ảo đã dần dần làm sáng rõ quan niệm: 1. Yếu tố kỳ ảo trong văn học thuộc phạm trù tư duy nghệ thuật, là sản phẩm trí tưởng tượng của người nghệ sĩ. Nó phản ánh trình độ hư cấu nghệ thuật ở mức độ cao. Yếu tố kỳ ảo có thể xuất hiện ở nhiều phương diện trong thế giới nghệ thuật của nhà văn từ chất liệu phản ánh, phương thức phản ánh đến tầng lớp ý nghĩa, từ đó tạo nên hiệu ứng tiếp nhận ở người đọc. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 16 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục 2. Yếu tố kỳ ảo là phương tiện nghệ thuật để nhà văn bộc lộ quan niệm về đời sống, về con người. 3. Những biểu hiện chủ yếu của yếu tố kỳ ảo trong văn học là: không gian, thời gian chứa đựng các yếu tố siêu nhiên; nhân vật kì dị, biến hóa, giấc mơ... 1.2.2. Nguồn gốc của yếu tố kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục 1.2.2.1 Ảnh hưởng của văn học dân gian Sự hình thành của bất kỳ nền văn học viết dân tộc nào cũng được nuôi dưỡng bởi suối nguồn văn học dân gian của dân tộc ấy. Thể truyền kỳ không nằm ngoài quy luật đó. Nó cũng được nuôi dưỡng từ nguồn sữa mẹ là văn học dân gian, một trong những ngọn nguồn sản sinh ra yếu tố kỳ ảo. Đặc biệt Truyền kỳ mạn lục chứa đựng những yếu tố vốn có trong văn học dân gian. Tuy nhiên trong Truyền kỳ mạn lục Nguyễn Dữ chịu ảnh hưởng của văn học dân gian nhưng đó là sự vay mượn có chủ ý, có ý thức. Sự tách rời dần dần khỏi những ảnh hưởng thụ động của văn học dân gian được tiến hành song song với quá trình chọn lọc và vay mượn một cách có ý thức chất liệu văn học dân gian có sẵn. Ví như truyện Người con gái Nam Xương là một câu chuyện mà Nguyễn Dữ dựa vào truyện dân gian Vợ chàng Trương để sáng tác. Năm 1471, trên đường đi công tác trở về, Lê Thánh Tông ghé thăm miếu Vũ Thị ở bến Hoàng Giang (thuộc địa phận Nam Sang, nay là Lý Nhân, Hà Nam). Cảm thương số phận bất hạnh của nàng, vua Lê Thánh Tông đã làm bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị”, khắc vào bia, đến nay vẫn còn ở đình Vũ Điện, xã Tân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam: Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương, Miếu ai như miếu vợ chàng Trương. Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ, Cung nước chi cho lụy tới nàng. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 17 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng Qua đây bàn bạc mà chơi vậy, Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng (Hồng Đức Quốc âm thi tập, NXBVH, H.1982, trang 95) So sánh hai truyện, Vợ chàng Trương và Người con gái Nam Xương ta thấy nội dung của hai truyện tuy không khác nhau nhưng Nguyễn Dữ đã thêm phần "thủy cung" cho tác phẩm có sắc điệu truyền kỳ. Lời thoại, ngôn ngữ miêu tả trong hai truyện cũng có phần khác nhau, tâm lý nhân vật được miêu tả qua ngôn ngữ cũng có khác nhau. Trong văn học dân gian truyện Vợ chàng Trương được miêu tả ngắn gọn hơn, câu văn đôi khi không bóng bẩy mượt mà như trong Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Ta có thể so sánh một số câu trong hai truyện: Vợ chàng Trương Người con gái Nam Xương … Về đến nhà Trương Sinh mắng ... Về đến nhà, chàng mắng vợ một nhiếc vợ tàn tệ: trận cho hả giận... Nàng khóc mà nói: - Tao không ngờ mày là đồ thất tiết. - Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa Mẹ chết, chồng đi vắng, tối tối rước tía. Sum họp chưa thoả tình chăn gối, trai về nhà. chia phôi vì động việc lửa binh, cách ... Vợ chàng một mực chối cãi. biệt na năm giữ gìn một tiết. Tô son - Cách biệt ba năm, thiếp vẫn một điểm phấn, từng đã nguội lòng, ngõ lòng, đâu có hư thân mất nết như lời liều tường hoa, chưa hề bén gót. Đâu chàng nói. Xin càng đừng ngờ oan có sư mất nết hư thân như lời chàng cho thiếp... [4, tr.2234]. nói ! Dám xin nói rõ để gỡ mối nghi ngờ. Mong chàng đứng một mực nghi oan cho thiếp [7, tr.189.] Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 18 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục Qua những đoạn ví dụ trên ta thấy, Nguyễn Dữ viết lại truyện dân gian nhưng từ lời nói, ngôn ngữ miêu tả đều khác. Một số chi tiết đã được Nguyễn Dữ thêm vào hoặc cắt bớt đi song cái chính là nó không làm thay đổi cốt truyện. Lời thoại trong truyện Người con gái Nam Xương phong phú hơn, nó tiêu biểu cho lối nói ước lệ bóng bẩy. Cũng là kể chuyện, cũng là lời thoại nhưng ngôn ngữ trong văn học dân gian ngắn gọn hơn, nó mang tính chất thông báo thô phác hơn. Nguyễn Dữ đã tạo ra bước ngoặt lớn trong việc xây dựng nhân vật. Mỗi nhân vật đều có tâm trạng riêng, tâm lý riêng sâu sắc khác xa với truyện dân gian. Cuộc sống tình cảm vợ chồng trong Người con gái Nam Xương gần gũi cuộc sống thực hơn. Người chồng trong Vợ chàng Trương chỉ là một con người cả ghen, ghen đến mức nói những lời thô lỗ với vợ. Trong Người con gái Nam Xương thì người chồng là một người sống rất tình cảm. Chỉ qua một câu nói của chàng với con trai: "Con nín đi, đừng khóc. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi". Ta thấy đó là con người sống có tình nghĩa nhưng chỉ vì tính cả ghen đến mù quáng mà không nhận ra được nỗi oan ức của người vợ. Còn vợ chàng (Vũ Thị Thiết) là một người con gái nết na hiền dịu, sống hiếu hạnh nhưng chỉ vì tính cả tin của người chồng mà phải chịu số phận của hẩm hiu, giữa đường đứt gánh. Nàng chỉ biết khóc mà kêu than cho số phận của mình. Nguyễn Dữ thật tài tình khi đưa ra các chi tiết, từ ngữ tưởng chừng như không ăn khớp với nhau nhưng thực chất lại hỗ trợ nhau, giúp nhau miêu tả tâm lý sắc bén hơn, gợi lòng thương cảm hơn. Vũ Nương nói đến cuộc sống tình cảm vợ chồng, đến nỗi mong nhớ chồng đằng đẵng bao năm bằng những câu rất tình nghĩa. Nguyễn Dữ tỏ ra sắc sảo khi lựa chọn từ ngữ cho truyện, mỗi từ, mỗi câu như thấm vào lòng người, tưởng như rất cao xa nhưng rất có sức thuyết phục và gần gũi với cuộc sống. Tình cảm bình thường trong cuộc sống vợ chồng đã được Nguyễn Dữ khai thác triệt để bằng thứ ngôn ngữ được tạo ra từ cuộc sống thực và làm nổi bật lên tính cả Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 19 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục ghen của người chồng. Người vợ càng thanh minh bao nhiêu thì người chồng lại càng ghen bấy nhiêu… Đây là một bước tiến mới của nhà văn tạo ra dòng truyện ngắn thế sự gần gũi với đời thường. Nguyễn Dữ vay mượn cốt truyện dân gian để sáng tác, để nhờ ý nghĩa truyện nói hộ lòng mình. Ông muốn tố cáo xã hội thối nát thời đó, chính chiến tranh đã gây lên tình cảnh đáng thương này. Nhưng Nguyễn Dữ vốn là nhà nhân đạo nên ông không chỉ dừng ở đó mà sáng tạo thêm một kết thúc tương đối có hậu. Song có lẽ đó là chủ ý của tác giả muốn người phụ nữ được giải oan đền đáp. Ông muốn những nhân vật mà mình yêu quý phải được hưởng hạnh phúc. Và chính điều đó đã khiến cho Nguyễn Dữ trăn trở để rồi trong Từ Thức lấy vợ tiên ông đã để nhân vật của mình lên cõi tiên tìm hạnh phúc. Đây cũng là câu truyện Nguyễn Dữ vay mượn từ cốt truyện dân gian song hình như ta không còn thấy nguyên vẹn truyện cổ tích nữa. Ông đã sử dụng tư liệu dân gian đó một cách có ý thức bởi Từ Thức trong Nguyễn Dữ còn mang trong mình tư tưởng của thời đại: Chàng ý thức được cái xã hội đang thối nát và xuống dốc nên đã phản ứng lại xã hội thời đó bằng cách cởi trả ấn tín cáo quan mà về. Chàng vốn yêu thiên nhiên nên muốn đi thăm thú ngao du vùng Tống Sơn rồi lạc vào cõi tiên nhưng cuộc sống nơi tiên giới cũng không làm cho càng nguôi quên cuộc sống nơi trần thế. Chàng vẫn không cảm thấy hạnh phúc thực sự khi được sống bên người vợ tiên đẹp tuyệt vời bởi lòng chàng còn vướng bụi trần. Chàng băn khoăn về cuộc sống nơi trần thế, chàng mang tâm trạng của chính tác giả. Nguyễn Dữ cùng trăn trở đi tìm một lối thoát cho cuộc sống ngột ngạt bấy giờ, ông muốn tìm kiếm niềm vui hạnh phúc của con người nhưng bất lực trước hiện thực. Ông đưa cả con người lên cõi tiên mà vẫn chưa tìm được hạnh phúc của mình. Từ Thức trong Từ Thức lấy vợ tiên đã khác xa với chàng Từ Thức trong Sự tích động Từ Thức của văn học dân gian. Từ Thức mà Nguyễn Dữ miêu tả là đại diện cho con người trí thức trong xã hội Nho giáo đang suy vị. Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 20 Nguyen Thị Hải Yến – Vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục Có thể nói trong việc tiếp thu và vay mượn truyện dân gian thì Nguyễn Dữ là người thành công hơn cả. Khác với Thánh Tông, nhân vật mà Nguyễn Dữ khắc hoạ gần gũi với cuộc sống đời thường hơn. Họ có những tâm tư suy nghĩ riêng của mình và mang tính triết lý của thời đại. Họ là những con người của cuộc sống bình thường hàng ngày: là Tuý Tiêu, là người con gái Nam Xương, là Lệ Nương … ngay cả đến thời gian, không gian mà Nguyễn Dữ miêu tả cũng đời thường. Nó thường được so sánh ví von ước lệ nhưng lại mang nét thực của cuộc sống đời thường. Con người có những mối quan tâm riêng, ngay cả những con người nơi tiên giới cũng xét nét nhau như những con người trần tục. Bởi vậy mà Nguyễn Dữ phản ánh được những điều thực cao hơn Thánh Tông. Những vấn đề mà Thánh Tông miêu tả vẫn còn xa với cuộc sống hiện thực, nó vẫn còn mang đậm nét huyền thoại. Nguyễn Dữ đã vay mượn chất liệu từ văn học dân gian nhưng lại tách dần khỏi những ảnh hưởng thụ động của chúng để tiến tới chỗ phát huy những mặt tốt đẹp của truyền thống, biến cải nâng văn học dân gian lên một bước cao hơn. Trong cuốn Truyện Nôm - nguồn gốc và thể loai - PGS Kiều Thu Hoạch đã viết: "Truyện Tướng Dạ Xoa chính là được sáng tạo trên cơ sở Truyền thuyết Văn Dĩ Thành, một nhân vật thời Trần Trung Quang, vốn là anh hùng địa phương đã có công với nước, với dân nên được thờ làm thần thành hoàng. Hoặc như truyện Đối tụng ở Long cung vốn được xây dựng từ những huyền thoại về rắn hoặc thuồng luồng mà cốt lõi là mô típ ông Dài ông Cộc hết sức phổ biến ở khắp vùng ven sông suối của miền Bắc" [15, tr.95]. Và miếu vợ chồng Trương hay động Từ Thức vẫn còn đó những danh thắng lịch sử từng làm bâng khuâng xúc động biết bao tao nhân mặc khách … Tất cả những truyện trên được Nguyễn Dữ tiếp thu một cách có ý thức, ông vay mượn nhằm phục vụ chủ ý sáng tác của mình. Tác phẩm văn học dân gian Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2