intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp và kỹ thuật tác động để nâng cao hiệu quả, chất lượng cây Bời lời đỏ trong các mô hình từ đó nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và đưa ra các khuyến cáo về phát triển cây Bời lời đỏ tại địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Thừa Thiên Huế, tháng 3 năm 2016 Tác giả Nguyễn Trường Thiện PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Phòng đạo tạo sau đại học Trường Đại Học Nông Lâm Huế, được sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn TS. Ngô Tùng Đức tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam”. Để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu ở Trường Đại học Nông lâm Huế. Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn T.S. Ngô Tùng Đức đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Cảm ơn Ban lãnh đạo huyện Phước Sơn, cán bộ Hạt Kiểm lâm, Ủy Ban Nhân Dân huyện đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc nghiên cứu tại địa phương. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song với những chủ quan còn mang tính cá nhân đề tài không tránh khỏi những sai xót. Tôi rất mong được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Trường Thiện PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Cùng với các chủ trương của nhà nước, công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở địa bàn huyện Phước Sơn được chú trọng trong đó được chú không thể thiếu các mô hình rừng trồng cũng như rừng đặc sản. Từ năm 2010 trở lại đây, nhờ được sự đầu tư của nhà nước từ các chương trình, dự án, huyện Phước Sơn đã tổ chức trồng thí điểm và phát triển trồng cây Bời lời đỏ tại các xã vùng trung và vùng cao, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, bước đầu cho kết quả khả quan. Nhưng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu, đánh giá nào về tình hình sinh trưởng, phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của cây Bời lời, để có cơ sở đề xuất các biện pháp tác động để nâng hiệu quả kinh tế, cũng như các khuyến cáo về phát triển cây bời lời trên đại bàn huyện. Xuất phát từ những thực tế nêu trên, đề tài tiến hành “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” nhằm đề xuất các biện pháp kinh tế và kỹ thuật tác động để nâng cao hiệu quả, chất lượng cây Bời lời trong các mô hình từ đó nâng cao thu nhập của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và đưa ra các khuyến cáo về phát triển cây Bời Lởi đỏ tại địa phương. Quá trình nghiên cứu đề tài đã thu được những kết quả sau: - Đánh giá được thực trạng gây trồng và phát triển các mô hình Bời lời đỏ ở khu vực nghiên cứu cho thấy: Diện tích trồng Bời lời đỏ ở huyện ngày càng tiếp tục tăng, ngày càng có nhiều xã tham gia các chương trình dự án trồng Bời lời đỏ, những hộ còn lại tự đầu tư xây dựng các mô hình theo hướng dẫn của các cán bộ khuyên nông địa bàn. Toàn huyện có 9 xã trồng Bời lời đỏ với tổng diện tích 249 ha năm 2015. - Đánh giá được tình hình sinh trưởng của Bời lời đỏ từ tuổi 1 đến tuổi 5: Cho thấy tình hình sinh trưởng của loài cây này trên địa bàn huyện trong các năm qua đều diễn biến tốt về các chỉ tiêu như: Đường kính gốc tăng từ 1,08 cm đến 16,45 cm, đường kính ngang ngực đạt 12,63 cm với chiều cao vút ngọn 10,07 m, bề dày vỏ ở tuổi 5 đạt 1,1 cm. Đặc biệt Bời lời đỏ là loài cây tái sinh chồi mạnh, cần tiếp tục nuôi dưỡng trong những luân kỳ kinh doanh tiếp theo. - Qua điều tra hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng Bời lời đỏ trên địa bàn huyện Phước Sơn cho thấy, việc đầu tư các mô hình trồng Bời lời đều có kết quả tốt, tỉ lệ lãi cao vì vậy với cương vị là một nhà quản lý, cần khuyến khích người dân đầu tư để trồng nhất là mô hình trồng thuần loài sẽ cho hiệu quả kinh tế lớn nhất với NPV 46,0 triệu, bên cạnh đó chính quền các cấp cần quan tâm hơn nữa trong các khâu kỹ thuật hỗ trợ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................vi MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................3 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ........................................................................4 1.1.1. Tổng quan về Bời lời đỏ ........................................................................................4 1.1.2. Tổng quan về một số nội dung nghiên cứu ...........................................................5 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu .....................................................................8 1.2.1. Ngoài nước ............................................................................................................8 1.2.2. Trong nước ..........................................................................................................10 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................14 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................14 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................14 2.2. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................14 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................15 2.3.1. Phương pháp điều tra, mô tả biện pháp kỹ thuật gây trồng nên mô hình ............15 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng của Bời lời qua các phương thức trồng ở các địa phương khác nhau của huyện ............................................................................16 2.3.3. Phương pháp phân tích vàđánh giá hiệu quả mô hình .........................................16 2.3.4. Phương pháp phân tích nội nghiệp, phân tích thông tin, số liệu .........................17 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................22 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phước Sơn .............................................22 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................22 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................31 3.2. Hiện trạng trồng rừng Bời lời đỏ ở huyện Phước Sơn - Quảng Nam ....................35 3.2.1. Diện tích Bời lời đỏ được trồng qua các năm .....................................................35 3.2.2. Phân bố Bời lời đỏ ở huyện Phước Sơn ..............................................................36 3.3. Đánh giá tình hình sinh trưởng Bời lời đỏ từ tuổi 1 đến tuổi 5 ở huyện Phước Sơn ........37 3.4. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến sinh trưởng Bời lời đỏ tại huyện Phước Sơn .. 40 3.5. Ảnh hưởng vị trí trồng đến sinh trưởng Bời lời đỏ tại huyện Phước Sơn ..............44 3.5.1. Ảnh hưởng của 3 vị trí chân, sườn đỉnh đến sinh trưởng Bời lời đỏ tuổi 3 tại Huyện Phước Sơn ..........................................................................................................44 3.5.2. Ảnh hưởng của 3 vị trí chân, sườn đỉnh đến sinh trưởng Bời lời đỏ tuổi 4 tại Huyện Phước Sơn ..........................................................................................................46 3.5.3. Ảnh hưởng của vị trí trồng ở 3 xã khác nhau đến sinh trưởng Bời lời đỏ tuổi 4 tại Huyện Phước Sơn .....................................................................................................48 3.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình Bời lời đỏ tại Phước Sơn ...................50 3.7. Phân tích SWOT và đề xuất giải pháp phát triển loài cây bời lời đỏ tại khu vực nghiên cứu .....................................................................................................................52 3.7.1. Phân tích SWOT ..................................................................................................52 3.7.2. Đề xuất biện pháp pháp phát triển loài Bời lời đỏ...............................................54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................57 1. Kết luận......................................................................................................................57 2. Kiến nghị ...................................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................59 PHỤ LỤC ......................................................................................................................69 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ BPV Tính giá trị hiện tại của thu nhập BCR Benefit Cost Rate, Tỷ lệ thu nhập trên chi phí BHXH Bảo hiểm xã hội CPV Giá trị hiện tại của chi phí CT-TTg Chỉ thị thủ tướng DTTS Dân tộc thiểu số IRR The Internal of Return) là tỷ lệ lãi suất giả định KT-XH Kinh tế xã hội NLKH Nông lâm kết hợp NDCP Nghị định chính phủ NQ Nghị quyết NPV Giá trị hiện tại ròng NTM Nông thôn mới SXNN Sản xuất đông nghiệp THCS và THPT Trung học cơ sở, trung học phổ thông TN & MT Tài nguyên và môi trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây FLITCH Nguyên Dự án BCC, Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business BCC Cooperation Contract) Hvn Chiều cao vút ngọn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii Hdc Chiều cao dưới cành D13 Đường kính ngang ngực D0 Đường kính gốc Dt Đường kính tán G Tiết diện ngang OTC Ô tiêu chuẩn Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities SWOT (Cơ hội) và Threats (Thách thức) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Thống kê diện tích đất tự nhiên của huyện Phước Sơn ................................24 Bảng 3.2. Tổng hợp các loại đất trên địa bàn huyện .....................................................25 Bảng 3.3. Diện tích Bời lời đỏ huyện Phước Sơn .........................................................35 Bảng 3.4. Diện tích trồng Bời lời đỏ huyện Phước Sơn dự kiến từ 2016-2020 ............36 Bảng 3.5. Tình hình sinh trưởng Bời lời đỏ từ tuổi 1 đến tuổi 5 ...................................37 Bảng 3.6. Tình hình sinh trưởng các chỉ tiêu Bời lời đỏ tuổi 3 qua các phương thức trồng ở huyện Phước Sơn ..............................................................................................40 Bảng 3.7. Chỉ tiêu Hvn ở các phương thức trồng ..........................................................41 Bảng 3.8. Đường kính ngang ngực trung bình ở các phương thức trồng ......................41 Bảng 3.9. Độ dày vỏ ở các phương thức trồng ..............................................................42 Bảng 3.10. Thể tích vỏ trung bình ở các phương thức trồng.........................................43 Bảng 3.11. Thể tích cây trung bình ở các phương thức trồng .......................................43 Bảng 3.12. Sinh trưởng các chỉ tiêu Bời lời đỏ tuổi 3 ở 3 vị trí trồng khác nhau tại huyện Phước Sơn ...........................................................................................................44 Bảng 3.13. Sinh trưởng các chỉ tiêu Bời lời đỏ tuổi 4 ở 3 vị trí trồng khác nhau tại huyện Phước Sơn ...........................................................................................................46 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của vị trí trồng ở 3 xã khác nhau đến sinh trưởng Bời lời đỏ tuổi 4 ..............................................................................................................................48 Bảng 3.15. Giá trị kinh tế của các mô hình trồng Bời lời đỏ tại huyện Phước Sơn ......51 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Hình thái cây Bời lời đỏ ..................................................................................5 Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Phước Sơn ..............................................................22 Hình 3.2. Thủy điện Đăk Mi 4 xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam .29 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân bố diện tích trồng Bời lời đỏ huyện Phước Sơn ...............................36 Biểu đồ 3.2. Sinh trưởng D13, Dgốc, bề dày vỏ Bời lời đỏ tuổi 1 đến tuổi 5 ..................38 Biểu đồ 3.3. Sinh trưởng Dt, chiều cao dưới cành, Hvn Bời lời đỏ tuổi 1 đến tuổi 5 ....39 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết lâm nghiệp là một ngành nghề chủ yếu của nhiều quốc gia trên thế giờ và ở Việt Nam. Dưới tác động của các cuộc các mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ ngành lâm nghiệp thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đang từng bước cải thiện, nhằm góp phần hiện đại hóa đáng kể trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng cũng như cải tăng năng xuất cây trồng. Đảng và nhà nước ta đã xác định: “Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc”. Hồ Chủ Tịch lúc sinh thời đã từng căn dặn: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ và xây dựng thì rừng rất quý” nó trở thành phương châm bảo vệ rừng hiện nay. Trong những năm gần đây diện tích rừng của nước ta càng bị thu hẹp, chất lượng rừng và tính đa dạng sinh học ngày càng giảm, độ che phủ thấp, khả năng phòng hộ kém. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng nước ta cạn kiệt, đó là: Bị tàn phá trong chiến tranh, việc khai thác lợi dụng rừng không có kế hoạch của nhà nước và người dân, nạn đốt rừng làm nương rẫy, du canh du cư tự do, thiên tai… làm giảm nhanh về số lượng và chất lượng rừng (IUCN Việt Nam, 2000). Việt Nam phần lớn diện tích rừng trồng nhằm phục vụ nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy, chính vì vậy sản phẩm chủ yếu là gỗ nhỏ. Trong khi đó nhu cầu gỗ lớn lại là vấn đề của hiện tại và tương lai, chính vì vậy yêu cầu đặt ra cho ngành lâm nghiệp phải giải quyết vấn đề, đó là làm thế nào để có đủ lượng gỗ lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới có thể xuất khẩu. Cùng với các chủ trương của nhà nước, công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở địa bàn huyện Phước Sơn được chú trọng trong đó được chú không thể thiếu các mô hình rừng trồng cũng như rừng đặc sản. Phước Sơn là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên để phát triển kinh tế - xã hội như NQ30a, Chương trình 135, Chương trình NTM, Các chương trình mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững... Hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xóa đói giảm nghèo cho nhân dân là vấn đề cấp bách đối với các cấp chính quyền ở tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Phước Sơn nói riêng. Để phát triển kinh tế nông hộ vấn đề được đặt ra “Nuôi con gì và trồng cây gì” để phù hợp với địa phương, hiện nay đang là vấn đề nan giải. Từ năm 2010 trở lại đây, nhờ được sự đầu tư của nhà nước từ các chương trình, dự án, huyện Phước Sơn đã tổ chức trồng thí điểm và phát triển trồng cây Bời lời đỏ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 2 tại các xã vùng trung và vùng cao, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, bước đầu cho kết quả khả quan. Nhưng hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu, đánh giá nào về tình hình sinh trưởng, phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của cây Bời lời, để có các tổng hợp nhằm đề xuất các biện pháp tác động để nâng hiệu quả kinh tế, cũng như các khuyến cáo về phát triển cây bời lời trên đại bàn huyện. Bời lời đỏ hay còn gọi là bời lời đẹc, kháo thơm hay rè vàng (Machilus odoratissima Nees) là loài cây rừng bản địa, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk), Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị... Bời lời đỏ được đánh giá là loài cây đa mục đích, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với địa hình vùng núi. Vỏ bời lời chứa tinh dầu thơm, được chiết xuất tinh dầu trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu làm keo dán công nghiệp, sơn. Ngoài ra nó còn được dùng làm nhang đốt trong tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Gỗ bời lời đỏ có màu nâu vàng, cứng không mối mọt, có thể sử dụng đóng đồ dùng, làm nguyên liệu giấy hoặc làm gỗ củi, lá có thể làm thức ăn cho gia súc… Hơn thế nữa, bời lời còn có nhiều giá trị trong công tác phục hồi rừng và trồng nông lâm kết hợp để phát triển sinh kế. Đặc biệt, loài cây này cũng có ý nghĩa rất lớn trong hấp thụ khí CO2 và làm trong lành môi trường. Một số nghiên cứu mới đây cũng chứng minh rằng, hạt bời lời đỏ có khả năng chiết xuất dầu sinh học, có ý nghĩa rất lớn trong bảo vệ môi trường. Cùng với nhu cầu phát triển các mô hình Bời lời đỏ được trồng một cách phổ biết, tuy nhiên để đáp ứng được nguồn giống cung cấp cho dân, đánh giá tình hình sinh trưởng cũng như xây dựng được bản quy trình kỹ thuật một cách cụ thể thì chư có công trình nghiên cứu nào. Xuất phát từ những thực tế nêu trên, đề tài tiến hành “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế các mô hình trồng Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam” nhằm đề xuất các biện pháp kinh tế và kỹ thuật tác động để nâng cao hiệu quả, chất lượng cây Bời lời trong các mô hình từ đó nâng cao thu nhập của người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và đưa ra các khuyến cáo về phát triển cây Bời Lởi đỏ tại địa phương. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp và kỹ thuật tác động để nâng cao hiệu quả, chất lượng cây Bời lời đỏ trong các mô hình từ đó nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và đưa ra các khuyến cáo về phát triển cây Bời lời đỏ tại địa phương. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá sinh trưởng và năng suất của Bời lời đỏ trên các mô hình trồng rừng khác nhau tại khu vực nghiên cứu. - Phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng Bời lời đỏ ở khu vực nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và định hướng phát triển mô hình Bời lời đỏ ở khu vực nghiên cứu. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thông tin và dữ liệu khoa học để quản lý và phát triển loài bời lời đỏ. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá hiện trạng, tình hình sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế của cây bời lời đỏ tại huyện Phước Sơn, từ đó đưa ra giải pháp phát triển bời lời đỏ cho năng suất cao, có giá trị kinh tế cao, nhằm tạo điều kiện ổn định và nâng cao đời sống kinh tế cho người dân. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan về Bời lời đỏ Bời lời đỏ có tên khoa học là Machilus odoratissima Nees, thường được gọi với một số tên khác như: Rè vàng, Kháo thơm, Rè thơm, Kháo nhậm, Rố vàng, Bời lời dẹc, thuộc họ long não (Lauraceae). Thuộc cây gỗ trung bình hay gỗ lớn, thường xanh, cao 25-35 m, đường kính 4 – 6 m. Thân tròn thẳng, tán hình trứng hẹp, cành nhỏ và ít, gốc có bạnh vè nhỏ và thấp. Vỏ thân màu xám trắng đến nâu xám, phía ngoài có nhiều bì không nổi rõ, thịt vỏ màu vàng nhạt, dày 8 – 10 mm, có mùi thơm. Cành khi non hơi xanh sau chuyển nâu nhạt, nhẵn. Lá đơn mọc cách, phiến lá dai, có mùi thơm nhẹ, hình mác dài 12 – 15 cm, rộng 3 - 3,5 cm, đầu lá hơi nhọn, gốc hình nêm, hai mặt nhẵn, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh nhạt, gân bên 7 - 10 đôi, cuống lá mảnh dài 7 – 15 mm. Cụm hoa hình chuỳ, dài bằng hoặc vượt chiều dài của lá, gốc trục hoa có lông. Hoa lưỡng tính màu vàng nhạt, bao hoa 6 thuỳ bằng nhau hình trái xoan thuôn, ngoài có phủ lông ngắn. Nhị 9 xếp thành 3 vòng, 6 nhị ngoài không tuyến, bao phấn 4 ô, 3 nhị trong có 2 tuyến ở gốc, nhị lép 3. Nhụy có bầu hình cầu, nhẵn, vòi dài, núm hình cầu hay gần hình cầu. Quả hình cầu, đường kính 10 - 20mm, có bao hoa tồn tại và hơi xoè ra. Khi non màu xanh lục chín quả màu tím đen, ngoài có phủ lớp phấn trắng. Vỏ quả mềm có chứa dịch màu vàng, mang 1 hạt, cuống quả màu đỏ nhạt. - Giá trị sử dụng: Quả Bời lời đỏ chứa dầu béo đông đặc ở nhiệt độ thường, thành phần chủ yếu là laurin và olêin có thể dùng làm sáp và chế biến xà phòng. Hạt Bời lời đỏ là thức ăn ưa thích của nhiều loài chim. Vỏ ngoài trắng xám, vỏ trong vàng nhạt, dày 8 - 10 mm. Hiện nay, vỏ cây là sản phẩm thu hoạch chính của cây Bời lời. Trong y học, theo GS. Đỗ Tất Lợi trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, vỏ được dùng để đắp lên những nơi sưng, bỏng, vết thương. Vỏ còn dùng sắc nước uống chữa tiêu chảy, lỵ. Nước ngâm vỏ Bời lời bào thành từng mảng mỏng có thể dùng bôi đầu cho tóc bóng và vỏ Bời lời còn được dùng để làm nguyên liệu sản xuất keo dán. Vỏ cây Bời lời đỏ dùng để làm hương thắp trong các ngày lễ tết, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng; ngoài ra còn được dùng để làm chất phụ gia bê tông trong công nghiệp xây dựng. Đây là sản phẩm chủ yếu và có giá trị cao của cây Bời lời đỏ. Sau khi trồng khoảng 3 năm là có thể khai thác vỏ, nhưng nói chung nếu không vì điều kiện ngặt nghèo về kinh tế thì nên để càng lâu càng tốt và khi thu hoạch sẽ được nhiều hơn; số lượng cũng như chất lượng tinh dầu trong vỏ sẽ cao, do đó giá bán cao hơn và giá trị sử dụng của nó cũng cao hơn. Thông thường trong điều kiện hiện nay, nông dân thường khai thác ở độ tuổi 9 -10 năm tuổi, lúc này cây có đường kính ngang ngực khoảng 15 cm và một cây có thể cho từ 13 - 15 kg vỏ khô (3kg vỏ tươi = 1 kg vỏ khô). Gỗ có lõi màu hồng nhạt, giác màu trắng, khá cứng (tỷ trọng 0,87), ít bị mối mọt, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 5 dùng trong công nghiệp đóng đồ gia dụng, nguyên liệu cho sản xuất giấy, xây dựng, trụ mỏ Lá cây Bời lời đỏ được dùng để chữa thiên đầu thống và làm thức ăn cho gia súc. Dầu Bời lời dùng làm sáp, chế xà phòng. Như vậy vỏ Bời lời đỏ là một trong những cây có giá trị khá cao so với các loại lâm sản khác, cao hơn gấp nhiều lần so với chai cục, nhựa thông, lồ ô... - Năng suất: Bời lời đỏ là cây bản địa đa mục đích mọc nhanh, lượng sinh trưởng hàng năm đạt 1 - 1,5 cm về đường kính và từ 80 – 100 cm về chiều cao. Đây là loài cây được lựa chọn thuộc nhóm cây bản địa để gây trồng và làm giàu rừng cho các tỉnh vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Tây Bắc, Bắc Trung bộ trong chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Tại khu vực Gia Lai và Kon Tum cây trồng 7 năm tuổi có thể đạt đường kính 15 cm, có thể khai thác được từ 13 – 15 kg vỏ khô tương đương với 39 – 45 kg vỏ tươi/cây. Nếu trồng mật độ 800 cây/ha thì sau 7 năm có thể khai thác được khoảng trên 10 tấn vỏ khô/ha. Nếu sau khai thác tiếp tục chăm sóc gây chồi thì sau 5 năm có thể tiếp tục khai thác vỏ luân kỳ 2. - Đặc điểm sinh thái, phân bố: Bời lời đỏ mọc cả trong rừng nguyên sinh và thứ sinh. Trong rừng nguyên sinh thường mọc cùng các loài Sến, Vù hương, Dẻ đỏ, trong rừng thứ sinh thường mọc cùng Trám, Ràng ràng, Vạng trứng, Lim xẹt, Bời lời là loại cây ưa sáng, thường mọc nơi đất có tầng dày, nhiều mùn và thoát nước. Khả năng tái sinh bằng hạt và chồi tốt. Ở Việt Nam loài cây này gặp ở Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Đồng Nai, Phú Quốc... mùa hoa tháng 5 - 6. Mùa quả tháng 10 - 11. Cây cho nhiều quả và hạt (Trần Ngọc Hải, Bời lời đỏ 2007). Hình 1.1. Hình thái cây Bời lời đỏ 1.1.2. Tổng quan về một số nội dung nghiên cứu 1.1.2.1. Những nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ Mật độ là một trong những yếu tố quyết định năng suất của rừng trồng. Mật độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, nhưng mật độ thấp sẽ lãng phí đất, phải tốn công chăm sóc và diệt cỏ dại. Mật độ trồng ban đầu như mục đích trồng rừng, đồng thời tuỳ thuộc vào lập địa nơi gây trồng. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các dạng lập địa khác nhau, điển hình như: Công PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 6 trình nghiên cứu của Evans, J. (1992), tác giả đã bố trí 4 công thức mật độ trồng khác nhau (2985; 1680; 1075 và 750 cây/ha) cho Bạch đàn E.deglupta ở Papua New Guinea, số liệu thu được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) lại tăng theo chiều tăng của mật độ, có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng của rừng vẫn nhỏ hơn những công thức trồng mật độ cao. Tại Malaysia: Năm 1995 người ta tiến hành xây dựng rừng hỗn loài nhiều tầng trên 3 đối tượng: rừng tự nhiên, rừng Keo tai tượng và rừng Tếch với 23 loài bản địa có giá trị, trồng theo băng có chiều rộng khác nhau (10 m, 20 m, 30 m, 40 m) và phương thức hỗn giao khác nhau. Kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng chiều cao tốt ở băng 10m và 40 m. Như vậy, mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến năng suất, chất lượng sản phẩm và chu kỳ kinh doanh, vì thế cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh cụ thể để xác định mật độ trồng cho thích hợp. Ở Việt Nam: Khi đánh giá rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004) đã khảo sát trên 4 mô hình có mật độ trồng ban đầu khác nhau là: 952; 1111; 1142 và 1666 cây/ha, kết quả phân tích cho thấy sau 3 năm trồng năng suất cao nhất ở rừng có mật độ 1666 cây/ha (21 m3/ha/năm), năng suất thấp nhất ở rừng có mật độ 952 cây/ha (9,7 m3/ha/năm). Tác giả cho rằng đối với Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ nên trồng mật độ từ 1111-1666 cây/ha là thích hợp nhất. Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu giấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã quy định cho một số loài Thông, Keo lá to và Bồ Đề mật độ trồng từ 1200-1500 cây/ha, Bạch đàn là 1000 cây/ha, quy trình trồng rừng thâm canh Bạch đàn E.urophylla cũng quy định mật độ trồng từ 1110- 1660 cây/ha. Quy phạm kỹ thuật trồng rừng Tếch quy định trồng thuần loài từ 200-2500 cây/ha, trồng xen có thể trồng từ 1000-1250 cây/ha. Tuy các quy trình quy phạm trên đây đã quy định các loại mật độ cụ thể cho một số loại rừng trồng thâm canh, nhưng cũng chỉ mang tính chất tạm thời, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào từng loại đất và từng loại giống mới đã được cải thiện và bổ sung... Để xác định mật độ trồng thích hợp trên loại đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét ở khu vực Bắc Trung Bộ là công trình “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu” của Nguyễn Huy Sơn (2006) đã bố trí thí nghiệm 3 loại mật độ: 1330 cây/ha (3 x 2,5 m); 1660 cây/ha (3 x 2 m) và 2500 cây/ha (2 x 2 m), giống hỗn hợp của các dòng Keo lai BV5; BV10 và BV33, nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy sự ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng và năng suất rừng trồng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 7 Tuy nhiên đối với Bời lời đỏ, với sản phẩm chính là lấy vỏ thì chưa thực sự có công trình nghiên cứu nào. Đây có thể là một hướng đi mới, từ đó hoàn thiện vào bản quy trình canh tác trồng bời lời đỏ. 1.1.2.2. Nghiên cứu về lập địa - Các nghiên cứu trên thế giới Để trồng đạt hiệu quả hơn, các nước trên thế giới và vùng nhiệt đới, người ta còn tiến hành phân chia nơi trồng rừng. Mục đích của việc phân chia nơi trồng rừng là nhằm sử dụng một cách hợp lý. Trên cơ sở việc phân chia nơi trồng rừng để chọn loài cây trồng và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chuẩn xác, nhằm tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của rừng trồng, hạ giá thành sản phẩm gỗ rừng trồng, đồng thời làm cho môi trường sinh thái ngày một tốt hơn. Tập hợp các kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổ chức nông lương thế giới (FAO, 1984) đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là: Khí hậu, địa hình, loại đất và hiện trạng thực bì. Điển hình là các công trình nghiên cứu của Laurie (1974), Julian Evans (1974 và 1992), Pandey (1983), Golcalver J.M.L và cộng sự (2004). Khi nghiên cứu đặc điểm đất ở châu Phi, Laurie, Julian Evans (Cục Nghiên cứu Công nghệ sinh học Jnana Sahyadri, 2013) đặc điểm ở vùng nhiệt đới rất ít khác nhau về độ dày tầng đất, cấu trúc vật lý đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng, phản ứng của đất (độ pH) và nồng độ muối. Vì vậy khả năng sinh trưởng của rừng trồng trên các loại đất ấy cũng khác nhau. Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của loài Thông P.patula ở Swazialand, Evans.J (1974) đã chứng minh chiều cao sinh trưởng của loài cây này có quan hệ khá chặt (R = 0,81) với các yếu tố địa hình và đất đai. Khi nghiên cứu về sản lượng rừng trồng Bạch đàn ở Brazin, Golcalves J.L.M và cs, (2004) cho rằng năng suất rừng trồng là sự "kết hôn" thích hợp giữa kiểu gen với điều kiện lập địa và kĩ thuật canh tác. Ngoài ra, tác giả còn chỉ cho thấy giới hạn của sản lượng rừng có liên quan tới các yếu tố môi trường theo thứ tự mức độ quan trọng như sau: Nước > dinh dưỡng > độ sâu tầng đất. Qua một số công trình nghiên cứu trên cho thấy việc xác định điều kiện lập địa phù hợp với từng loài cây trồng là rất cần thiết, đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng của rừng trồng, hay nói cách khác "Đất nào cây ấy". - Ở Việt Nam Xác định điều kiện lập địa thích hợp cho các loài cây trồng đã được chú ý và đã được đề cập đến ở các mức độ khác nhau: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 8 Đỗ Đình Sâm và cộng sự (1994), khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ, các tác giả căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sản xuất của đất và độ thích hợp của cây trồng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng sản xuất kinh doanh lâm nghiệp khá lớn, diện tích đất thích hợp để phát triển các loài cây lâm nghiệp chiếm từ 70-80%. Ngô Đình Quế và cộng sự (2001) khi nghiên cứu tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam cũng đã nhận định có 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng công nghiệp, bao gồm: đá mẹ và các loại đất, độ dày tầng đất và tỉ lệ đá lẫn, độ dốc thảm thực vật chỉ thị. Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004), nghiên cứu trồng rừng Keo lai trên các loại đất khác nhau ở vùng Đông Nam Bộ, cũng đã chỉ ra rằng mặc dù cũng đã được áp dụng các biện pháp thâm canh như nhau, nhưng trên đất nâu đỏ Keo lai sinh trưởng tốt hơn trên đất xám phù sa cổ. Như vậy, xác định điều kiện lập địa thích hợp cho trồng rừng nói chung là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng. Ở nước ta nghiên cứu phát triển trồng rừng sản xuất mới được thực sự quan tâm trong khoảng 10 năm gần đây, nhất là từ khi chúng ta thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, phát triển các nhà máy giấy và các khu công nghiệp lớn. Các công trình nghiên cứu trong các năm qua cũng đã khá toàn diện về các lĩnh vực, từ nghiên cứu chọn, tạo giống cho tới các biện pháp kỹ thuật gây trồng, chính sách và thị trường nhằm thúc đẩy sự phát triển rừng trồng sản xuất. 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Ngoài nước Bời lời đỏ là một cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nên được rất nhiều các nước trên thế giới nghiên cứu và đưa vào trồng để phát triển kinh tế. Bời lời đỏ phân bố ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam), Bangladesh, Bhutan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, philippines, Australia (A.R. Rabena, 2007). Theo tạp chí quốc tế về Công nghệ sinh học và sinh học phân tử nghiên cứu Bời lời đỏ (Lour) C.B Rob (Tiếng Hin-du: Maida lakri) là một cây thuốc có giá trị dược phẩm rất lớn. Loài này cực kì nguy cấp do tình trạng khai thác bừa bãi để dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, nó được sử dụng để sản xuất các loại thuốc giảm đau, có tác dụng hiệu quả trong điều tri tiêu chảy và bệnh lỵ... (Cục Nghiên cứu Công nghệ sinh học Jnana Sahyadri, 2013). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 9 Những nghiên cứu về cây Bời lời đỏ trên thế giới còn rất ít, chủ yếu chỉ tập trung vào nghiên cứu giá trị dược liệu được lấy từ vỏ cây, cụ thể: - Tại Ấn Độ, các tác giả Radhakrishman. T. R; Ramasany. A ; Arfin. S (1989) đã tách được từ vỏ cây Bời lời đỏ chất Sufoof-e-Musammin dùng làm dược liệu trong y học (D.S. Bhuakuni, 1983). - Tại Indonesia, các tác giả: Rizan, Helmi và Zammi, Adel (1989) bằng phương pháp quang phổ đã chiết xuất từ cành, rễ, vỏ cây cách chất như: 2,9 Dihydroxy; 1,10 Dimethoxyaporhine; 6 methoxyphenanthrene 9%... dùng trong y học (A.R. Rabena, 2007). - Tại hội nghị Quốc tế về y học dân tộc và những cây thuốc họp tại Indonexia (1990) đã xác nhận từ Bời lời đỏ có thể chiết suất một số một số hóa chất dùng trong y dược. - Tại Bangalore, các tác giả BS.Somashekhar, Manju Sharma (2002) đã tổng kết, mô tả thực vật và phân loại những bộ phận dùng để làm thuốc và sản xuất biệt dược của những loài cây trong khu vực. Trong đó, đã xác nhận bộ phận dùng để làm thuốc và sản xuất ra biệt dược của cây Bời Lời đỏ là thân và vỏ thân. - Theo nghiên cứu của Rebena năm 2007 thì vỏ bời lời đỏ chứa tinh dầu thơm được chiết dùng trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu và làm keo dán công nghiệp hoặc sơn, ngoài ra còn được dùng làm nhang đốt trong tín ngưỡng tôn giáo của người dân (A.R. Rabena, 2007). - Tháng 9 năm 2011, Yun-Song Wang ở Yunnan Unversity, Kunming 650091, P.R. China đã công bố và mô tả cấu trúc hóa học về một số những chiết suất biệt dược mới từ cây Bời Lời có tác dụng trong việc chữa bệnh (Y.S. Wang, 2010). - Năm 2009 tại Ấn Độ, các tác giả S.P.Singh và Dipti Singh đã công bố những nghiên cứu về việc tìm nguồn nguyên liệu sinh học, đặc tính của các loại dầu sinh học từ những nguồn thực vật khác nhau như là nguồn nguyên liệu thay thế cũng đã mô tả đặc tính nguyên liệu dầu sinh học của cây Bời lời đỏ được chế biến từ hạt cây Bời lời (S.P. Singh, 2010). - Theo nghiên của tác giả Shahadat và các cộng sự năm 2010, chiết xuất tinh dầu của cây bời lời đỏ có tác dụng trong việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh lây lan qua đường tình dục ở người (H. Shahadat, 2010). Các thông tin trên cho khẳng định về giá trị kinh tế của cây Bời lời đỏ, nhất là trong y dược, những tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài về kỹ thuật gây trồng, sản lượng... thì chưa được nghiên cứu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 10 1.2.2. Trong nước Trước đây có một số tác giả đã nghiên cứu, viết tài liệu về cây Bời lời đỏ nhưng tập trung vào việc mô tả, phát hiện và giám định tên loài, nêu giá trị công dụng của nó để sử dụng trong các giáo trình phân loại thực vật, cây rừng, trong danh mục tài nguyên thực vật... Hầu như chưa có đi nguyên cứu chuyên sâu vào về loài cây này. 1.2.2.1. Nguyên cứu về loài Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội năm 1967 đã phát hành sách: “Tên cây rừng Việt Nam của tác giả Lê Mộng Chân và cộng sự. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội năm 1971 đã phát hành sách: “Cây gỗ rừng miền Bắc Việt nam” tập I của Viện điều tra quy hoạch rừng Cả hai tài liệu nói trên mặc dù đã nêu lên về mặt phân loại học, mô tả đặc điểm sinh học của các loài Bời lời nhưng chưa đề cập đến những giá trị, công dụng, kỹ thuật gây trồng đối với loài Bời lời đỏ Trong sách “Danh mục thực vật Tây nguyên” của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, xuất bản năm 1984, cũng đã đề cập đến loài Bời lời đỏ nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả và giới thiệu. 1.2.2.2. Nguyên cứu về công dụng loài Trong tài liệu “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” tập II – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1971 của tác giả Lê Khả Kế, ngoài việc mô tả cây còn cho biết thêm một số công dụng của Bời lời đỏ: “…vỏ có tác dụng làm dịu đau, chữa bệnh… quả chứa 45% chất béo dạng sáp gồm hầu hết là Laurin và Olein dùng làm nến và điều chế xà phòng. Gỗ dùng làm giấy, lá làm thức ăn cho trâu bò…” (Lê Khả Kế, 1971). Năm 1967, trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả Đỗ Tất Lợi có mô tả hình thái và nêu tác dụng của loài cây này một cách tương đối tỉ mỉ và đầy đủ hơn về giá trị sử dụng: “…tất cả bộ phận của cây, nhiều nhất là vỏ thân có chứa một chất nhầy (keo) và một ít tinh dầu nên người ta dùng vào công nghệ keo dán trong kỹ nghệ làm giấy, phụ gia bê tông, làm hương nén. Vỏ giã nát đắp lên những nơi sưng, bỏng, vết thương… vỏ còn dùng sắc nước uống chữa bệnh đường ruột, lỵ… Nước ngâm vỏ Bời lời dùng bôi đầu làm cho tóc mượt. Dầu Bời lời dùng làm sáp chế xà phòng. Gỗ Bời lời dùng làm giấy, đóng đồ gia dụng, làm nhà tạm…”. 1.2.2.3. Một số nguyên cứu khác Trong tài liệu thông tin chuyên đề “Kỹ thuật trồng Bời lời đỏ” của kỹ sư Nguyễn Hiền (1991), đã giới thiệu một số nét cơ bản về kỹ thuật gieo ươm và trồng rừng Bời lời đỏ. Song những đặc điểm sinh thái học của loài cây này thì hầu như chưa được đề cập tới (Trần Ngọc Hải, 2007). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2