Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Ứng dụng Viễn thám và GIS trong nghiên cứu phòng chống cháy rừng ở thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình
lượt xem 8
download
Đề tài phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố gây ra cháy rừng, xây dựng được bản đồ phân vùng trọng điểm cháy. Từ đó đưa ra được phương án quy hoạch phòng chống cháy rừng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh quảng Bình. Đề xuất hướng quản lý thích hợp cho công tác phòng chống chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Ứng dụng Viễn thám và GIS trong nghiên cứu phòng chống cháy rừng ở thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ ĐOÀN THỊ MAI ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG NGHIÊN CỨU PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG Ở THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS-TS. NGUYỄN VĂN LỢI HUẾ 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS- TS Nguyễn Văn Lợi. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, người đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Lãnh đạo, các cô chú ở Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới; Phòng thống kê; Chi cục khí tượng thủy văn; Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Quảng Bình; Lâm trường Đồng Hới; Lâm trường Vĩnh Long; Hạt Kiểm lâm thành phố Đồng Hới đã tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin và số liệu để tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Huế; các anh chị học viên cao học chuyên ngành Lâm Học khóa 2013 – 2015 của Trường Đại học Nông Lâm Huế đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin dành tất cả tình cảm sâu sắc nhất tới gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, chia sẽ, hỗ trợ tôi về tinh thần cũng như vật chất trong suốt thời gian tôi học tập và thực hiện luận văn. Tác giả luận văn Đoàn Thị Mai PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “ Ứng dụng Viễn thám và GIS trong nghiên cứu phòng chống cháy rừng ở thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình” là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu , các công trình nghiên cứu đã được công bố. Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác. Tác giả luận văn Đoàn Thị Mai PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ........................................................................2 2.1 Ý nghĩa khoa học .....................................................................................................2 2.2 Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÁY RỪNG ....................................................................4 1.1.1. Một số khái niệm ...................................................................................................4 1.1.2. Điều kiện của cháy rừng ........................................................................................4 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng ..................................................................5 1.1.4. Phân loại cháy rừng ............................................................................................... 9 1.1.5. Đặc điểm cháy rừng ở từng vùng sinh thái của Việt Nam ..................................13 1.2. DỰ BÁO, CẢNH BÁO NGUY CƠ CHÁY RỪNG ..............................................17 1.2.1. Cấp dự báo nguy cơ cháy rừng ............................................................................17 1.2.2. Mùa cháy rừng .....................................................................................................19 1.2.3. Phương pháp dự báo cháy rừng ...........................................................................21 1.3. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU THẢM THỰC VẬT RỪNG DỄ CHÁY VÀ DỰ BÁO CHÁY RỪNG ........................................................................................ 26 1.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới ...........................................................................26 1.3.2. Những nghiên cứu trong nước .............................................................................30 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........34 2.1 MỤC TIÊU .............................................................................................................34 2.1.1 Mục tiêu chung ....................................................................................................34 2.1.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................34 2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CÚU ...................................................................................34 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................35 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................35 2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu số hóa .........................................................................36 2.3.3 Phương pháp sử dụng tư liệu ảnh viễn thám để đánh giá hiện trạng và biến động diện tích thảm thực vật. .................................................................................................36 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................46 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ....................................................... 46 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................ 46 3.1.2. Tình hình dân sinh – kinh tế xã hội .....................................................................50 3.1.3. Tài nguyên đất rừng và rừng của thành phố Đồng Hới .......................................51 3.1.4. Đánh giá chung ....................................................................................................52 3.2. THỰC TRẠNG CHÁY RỪNG VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ...............................................................................53 3.2.1. Tình hình cháy rừng ............................................................................................ 53 3.2.2. Nguyên nhân cháy rừng ....................................................................................... 55 3.2.3. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng ở thành phố Đồng Hới ............................ 56 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH THẢM THỰC VẬT GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 VÀ GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH. ..................................................................................................60 3.4. PHÂN CẤP NGUY CƠ CHÁY RỪNG ................................................................ 62 3.4.1. Lựa chọn các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ nguy cơ cháy rừng. .......................... 63 3.4.2 Xây dựng bản đồ cảnh báo cháy rừng ..................................................................82 3.5. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI. ..............................................................................86 3.6. QUY HOẠCH HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HƠI, TỈNH QUẢNG BÌNH .....................................................................89 3.6.1 Quy hoạch Chòi canh lửa, Trạm quản lý bảo vệ rừng, băng cản lửa ...................89 3.6.2 Bản đồ quy hoạch hệ thống PCCCR thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.......91 3.7. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG ...................92 3.7.1 Biện pháp tuyên truyền giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực............................... 92 3.7.2 Giải pháp về tổ chức lực lượng PCCCR .............................................................. 93 3.7.3 Phân công lực lượng canh gác trên địa bàn .......................................................... 93 3.7.4 Biện pháp kỹ thuật ................................................................................................ 93 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3.7.5 Tổ chức điều hành khi cháy rừng xảy ra .............................................................. 95 3.7.6 Biện pháp xử lý sau các vụ cháy rừng. .................................................................96 3.7.7 Công tác tổ chức thực hiện ...................................................................................96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................98 1. Kết luận......................................................................................................................98 2. Kiến nghị ...................................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................101 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT BCĐ : Ban chỉ đạo BVR Bảo vệ rừng CO : Carbon mônôxit CO2 : Carbon điôxit ĐN : Đông Nam ĐĐN : Đông Đông Nam FAO : Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc GIS : Hệ thống thông tin địa lý HST : Hệ sinh thái HDND Hội đồng nhân dân NN-PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PCCCR : Phòng cháy, chữa cháy rừng PCCR Phòng chống cháy rừng QLBVR Quản lý bảo vệ rừng TN&MT : Tài nguyên và môi trường TN : Tây Nam TTN : Tây Tây Nam TW : Trung ương UBND Ủy ban nhân dân VLC : Vật liệu cháy PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Đặc trưng tiêu biểu của thời tiết khô nóng gió Tây ở các vùng ...................17 Bảng 1.2. Phân cấp dự báo nguy cơ cháy rừng và các biện pháp thực hiện PCCCR ...18 Bảng 1.3. Chế độ khô ẩm ở Việt Nam theo Thái Văn Trừng .......................................20 Bảng 1.4. Mùa cháy rừng theo các vùng sinh thái ........................................................ 20 Bảng 1.5. Đánh giá khả năng cháy rừng theo chỉ số Angstrom ....................................21 Bảng 1.6. Cách tính chỉ tiêu tổng hợp của Nexterov ....................................................22 Bảng 1.7. Bảng tra điểm sương .....................................................................................22 Bảng 1.8. Cấp nguy cơ cháy rừng theo chỉ số P ........................................................... 23 Bảng 1.9. Chỉ số nguy cơ cháy rừng P hiệu chỉnh ........................................................ 23 Bảng 1.10. Cấp dự báo cháy rừng theo chỉ số H .......................................................... 24 Bảng 1.11. Cấp dự báo cháy rừng theo độ ẩm vật liệu cháy ........................................24 Bảng 1.12. Phân cấp nguy cơ cháy theo hệ số khả năng bắt cháy ................................ 25 Bảng 2.1.Thang so sánh các tiêu chí .............................................................................39 Bảng 2.2. Ma trận so sánh cặp đôi tầm quan trọng giữa các yếu tố ............................. 39 Bảng 2.3.Ma trận trọng số các tiêu chí .........................................................................40 Bảng 2.4. Nhân tố chính và nhân tố phụ xác định ........................................................ 41 Bảng 2.5. Điểm phân cấp nguy cơ cháy rừng theo các chỉ tiêu đầu vào được lựa chọn .......................................................................................................................................41 Bảng 3.1. Tổng hợp tình hình cháy rừng trên địa bàn thành phố từ năm 2009 đến năm 2014 ............................................................................................................................... 54 Bảng 3.2. Diện tích các loại thảm thực vật qua các năm ..............................................62 Bảng 3.3.Đề xuất phân cấp theo nguy cơ cháy rừng của đề tài ....................................63 Bảng 3.4. Bảng phân loại thảm thực vật thành phố Đồng Hới .....................................64 Bảng 3.5. Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo hiện trạng ................................................65 Bảng 3.6. Các ngưỡng giá trị của K của công thức chỉ số khô hạn cán cân nước ........69 Bảng 3.7. Tổng hợp tổng số vụ cháy theo khoảng cách từ khu dân cư đến điểm cháy 72 Bảng 3.8. Phân cấp nguy cơ cháy theo khu vực dân cư................................................73 Bảng 3.9. Tổng hợp tổng số vụ cháy theo khoảng cách từ đường giao thông đến điểm cháy ................................................................................................................75 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Bảng 3.10. Phân cấp nguy cơ cháy theo đường giao thông ..........................................76 Bảng 3.11. Phân cấp mức độ ảnh hưởng của mật độ sông suối ....................................78 Bảng 3.12. Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo độ cao. ..................................................79 Bảng 3.13. Phân cấp nguy cơ cháy theo độ dốc ........................................................... 80 Bảng 3.14. Phân cấp nguy cơ cháy theo hướng dốc .....................................................82 Bảng 3.15.Ma trận so sánh cặp đôi các nhân tố ........................................................... 83 Bảng 3.16. Trọng số của các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng ....................83 Bảng 3.17. Tổng hợp phân vùng nguy cơ cháy rừng ....................................................84 Bảng 3.18. Tổng hợp kiểm chứng kết quả phân cấp nguy cơ cháy rừng so với số liệu thống kê các vụ cháy rừng ............................................................................................. 86 Bảng 3.19. Toạ độ vị trí các chòi canh..........................................................................86 Bảng 3.20. Vùng quan sát Chòi canh lửa ......................................................................87 Bảng 3.21. Toạ độ vị trí các Trạm quản lý bảo vệ rừng ...............................................88 Bảng 3.22. Vùng quan sát Trạm quản lý bảo vệ rừng ..................................................88 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 3.1. Nhiệt độ trung bình tháng các trạm quan trắc. .........................................67 Biểu đồ 3.2. Chỉ số khô hạn tháng trạm quan trắc ........................................................ 70 Biểu đồ 3.3. Tổng số vụ cháy theo khoảng cách khu dân cư ........................................72 Biểu đồ 3.4 Tồng số vụ cháy theo khoảng cách đường giao thông ............................. 75 Biểu đồ 3.5. Biểu đồ diện tích phân cấp theo các nguy cơ cháy...................................85 Hình 1.1. Cháy dưới tán với ngọn lửa cháy lan trên bề mặt đất ...................................10 Hình 1.2. Cháy tán diễn ra với ngọn lửa lan nhanh trên tán rừng ................................ 11 Hình 1.3. Cháy ngầm trong tầng than bùn và thảm mục sâu dưới mặt đất ..................13 Hình 2.1. Quy trình giải đoán ảnh viễn thám bằng phần mềm ENVI .......................... 37 Hình 2.2. Sơ đồ các bước xây dựng bản đồ nhạy cảm cháy rừng ................................ 43 Hình 2.3. Sơ đồ các bước xây dựng bản đồ quy hoạch phòng chống cháy rừng .........45 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng .................................57 Hình 3.2 Bản đồ hiện trạng thảm thực vật năm 2005 ...................................................60 Hình 3.3 Bản đồ hiện trạng thảm thực vật rừng năm 2010 ..........................................61 Hình 3.4 Bản đồ hiện trạng thảm thực vật rừng năm 2014 ..........................................61 Hình 3.5. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng theo hiện trạng ....................................65 Hình 3.6. Bản đồ nhiệt độ bề mặt thành phố Đồng Hới. ..............................................66 Hình 3.7. Bản đồ nhiệt độ tháng mức ảnh hưởng nguy hiểm .......................................68 Hình 3.8. Bản đồ chỉ số khô hạn tháng 7 ......................................................................71 Hình 3.9. Bản đồ vị trí dân cư và điểm cháy ................................................................ 73 Hình 3.10. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy theo dân cư ...............................................74 Hình 3.11. Bản đồ vị trí điểm cháy và giao thông ........................................................ 76 Hình 3.12. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy theo đường giao thông. ............................. 77 Hình 3.13 .Bản đồ tiêu chí mật độ sông suối. ............................................................... 78 Hình 3.14. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng theo độ cao .......................................79 Hình 3.15. Bản đồ phân cấp cháy rừng theo độ dốc .....................................................81 Hình 3.16. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy theo hướng dốc .........................................82 Hình 3.17. Bản đồ vùng trọng điểm cháy rừng thành phố Đồng Hới .......................... 84 Hình 3.18. Bản đồ vùng quan sát chòi canh lửa ........................................................... 87 Hình 3 .19. Bản đồ vùng quan sát trạm quản lý bảo v ệ rừng ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 88 Hình 3 .20. Bản đồ quy ho ạch hệ th ống P CCCR thà nh phố Đồng Hới. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 91 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng vốn được coi như lá phổi xanh của nhân loại, là tài nguyên quý báu có khả năng tái tạo, là bộ phận của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân..Vậy mà, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong thời gian gần đây diện tích cũng như chất lượng rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm mất rừng đó là do cháy rừng. Cháy rừng là vấn nạn lớn của thế giới đương đại trong những năm gần đây, xảy ra ở hầu hết các quốc gia có rừng trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Gây thiệt hại lớn đối với tính mạng và tài sản của con người, phá vỡ cảnh quan, tác động xấu đến an ninh quốc phòng và làm giảm tính đa dạng sinh học. Theo số liệu báo cáo, hiện Việt Nam có khoảng trên 6 triệu ha rừng dễ cháy, bao gồm rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và rừng đặc sản... Cùng với diện tích rừng dễ cháy tăng lên thêm hàng năm, diễn biến thời tiết khí hậu ngày càng phức tạp và khó lường ở Việt Nam đã và đang là những nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng và cháy lớn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, công tác PCCCR luôn được coi là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của các cấp các ngành và toàn bộ xã hội. Tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích tự nhiên là 806.527 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 601.388 ha, chiếm 74,6% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tổng diện tích rừng là 486.688 ha trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha chiếm 92%, Rừng trồng 38,851 ha chiếm 7.9 %. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang trong thời kỳ cao điểm về khô hạn và cháy rừng, hầu hết những diện tích rừng của địa phương có nguy cơ cháy rất cao. Nhiều vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn gây nhiều thiệt hại về kinh tế, làm ô nhiễm môi trường...Lý do là hệ thống PCCCR chưa đáp ứng đầy đủ và hiệu quả còn thấp chính vì thế cần dự báo trước nguy cơ xảy ra cháy rừng và phát hiện sớm các điểm cháy rừng luôn có tầm quan trọng đặc biệt từ đó chủ động lên phương án và biện pháp khắc phục trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Từ trước đến nay các đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố hình thành cháy, vật liệu cháy và dự báo các vùng trọng điểm cháy... Việc ứng dụng viễn thám và công nghệ GIS cho công tác quy hoạch phòng cháy chữa cháy rừng cho chúng ta có cách nhìn tổng quát toàn diện thì vẫn chưa được thực hiện nên hệ thống PCCR vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của chúng. Trên địa bàn thành phố Đồng Hới hệ thống PCCR bố trí chỉ mang tính cục bộ mà chưa có nghiên cứu khoa học nào ứng dụng công nghệ GIS để quy hoạch mang lại hiệu quả cao nhất của hệ thống PCCR. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Hệ thống thông tin địa lý (GIS Geographic Information Systems) đã bắt đầu sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển hơn 2 thập kỷ qua, đây là một dạng ứng dụng công nghệ tin học nhằm mô tả thế giới thực mà loài người đang sống - tìm hiểu- khai thác.[ 12] Ở Việt Nam, công tác điều tra, quy hoạch, quản lý và bảo vệ rừng áp dụng kỹ thuật tin học nói chung và hệ thống xử lý thông tin bản đồ GIS là nhu cầu cấp bách hiện nay. Viễn thám (RS remote sensing) là kỹ thuật thu nhận thông tin của các đối tượng mà không cần tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng đó. Ngày nay ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới, công nghệ viễn thám được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như thành lập, chỉnh lý bản đồ địa hình, điều tra hiện trạng sử dụng đất, điều tra thảm thực vật, nghiên cứu tài nguyên môi trường, nghiên cứu biển...Việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám để xây dựng hệ thống cảnh báo sớm giúp cho việc xây dựng kế hoạch ứng phó với nguy cơ cháy rừng có hiệu quả và rất cần thiết trong công tác phòng chống cháy rừng về cơ sở khoa học cũng như thực tiễn. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu phòng chống cháy rừng ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1 Ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin, dữ liệu khoa học để phân vùng trọng điểm cháy thông qua ứng dụng viễn thám và công nghệ GIS. - Kết quả nghiên cứu của đề tài tạo cơ sở xây dựng phương án quy hoạch phòng cháy chữa cháy rừng tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố gây ra cháy rừng, xây dựng được bản đồ phân vùng trọng điểm cháy. Từ đó đưa ra được phương án quy hoạch phòng chống cháy rừng tại thành phố Đồng Hới, tỉnh quảng Bình. - Đề xuất hướng quản lý thích hợp cho công tác phòng chống chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố. - Kết quả đề tài còn làm cơ sở cho công tác quy hoạch công trình phòng chống cháy cho các địa bàn khác trong và ngoài tỉnh áp dụng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Rừng và đất rừng tại thành phố Đồng Hới. - Nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng. - Nghiên cứu quy hoạch PCCCR tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi thời gian: thực hiện từ tháng 08/2014 đến tháng 06/2015. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÁY RỪNG 1.1.1. Một số khái niệm a) Cháy rừng: Cháy rừng là đám cháy được phát sinh trong rừng, tác động và làm tiêu huỷ sinh vật ở trong rừng. Nói cách khác, cháy rừng là quá trình cháy làm tiêu huỷ những vật liệu của rừng mà sự hình thành và phát triển của đám cháy diễn ra không theo sự kiểm soát của chủ rừng. Trong tài liệu về quản lý lửa rừng, FAO đưa ra khái niệm về cháy rừng và đến nay thường được sử dụng: “Cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của những đám cháy trong rừng mà không nằm trong sự kiểm soát của con người; gây nên những tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải và môi trường” [2]. b) Thảm thực vật rừng dễ cháy: Trong công tác PCCCR ở Việt Nam đã xuất hiện khái niệm rừng dễ cháy. Theo đó, rừng dễ cháy là các loại rừng có khả năng tích lũy khối lượng vật liệu lớn, rất dễ xảy ra. Theo phân loại, thảm thực vật rừng dễ cháy ở Việt Nam gồm: rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng keo các loại, rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, rừng đặc sản,... [2]. 1.1.2. Điều kiện của cháy rừng Cháy rừng được coi là một dạng thảm họa và là một hiện tượng phức tạp. Nó cháy tự do trong HST rừng và chịu sự chi phối của VLC, điều kiện môi trường và hoạt động dân sinh, kinh tế - xã hội. Cháy rừng xuất hiện khi có sự kết hợp đồng thời của ba yếu tố gồm: vật liệu cháy (chất bị cháy), ôxy (chất duy trì sự cháy) và nguồn nhiệt gây ra cháy [11]: - Vật liệu cháy: Chất bị cháy, có sẵn trong rừng. VLC là tất cả những chất có khả năng bén lửa và bốc cháy trong điều kiện có đủ nguồn nhiệt và ôxy. - Ôxy: Chất duy trì sự cháy, sẵn có trong không khí (Chiếm khoảng 21% bầu không khí tự nhiên). Dưới tán rừng tỷ lệ này có thể thấp hơn do quá trính phân giải một số hợp chất hữu cơ làm cho lượng CO2 tăng lên. - Nguồn nhiệt: Là yếu tố duy nhất không sẵn có trong rừng. Nhiệt độ cần để đốt cháy VLC ở thời điểm ban đầu gọi là điểm bén lửa. Các VLC trong rừng thường có điểm bén lửa trong khoảng từ 220 - 250 0C. Hầu hết nguồn nhiệt gây cháy rừng được xuất phát từ các hoạt động của con người. Các nghiên cứu đã chỉ rõ, nguồn VLC có độ ẩm ≤ 25% thì khả năng bắt lửa là PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 dễ dàng. Khi đồng thời có cả 3 yếu tố trên là điều kiện cần cho một đám cháy. Đồng thời, các yếu tố đủ cho đám cháy như độ ẩm thấp, nhiệt độ cao, gió mạnh và địa hình cùng hướng gió,... thì đám cháy sẽ bắt đầu. Trong điều kiện có gió, đám cháy sẽ dễ dàng lan rộng theo hướng gió và tốc độ lan rộng tùy thưộc vào tốc độ gió. Như vậy, mỗi kiểu thảm thực vật rừng có liên quan trực tiếp đến khối lượng, kết cấu và tính chất của VLC, từ đó dẫn đến tính dễ bắt lửa và quy mô đám cháy. Các kiểu thảm thực vật rừng khác nhau sẽ có các hệ số bắt cháy khác nhau. Dựa trên tính chất và cấu trúc của từng kiểu thảm thực vật rừng sẽ xác định được các hệ số bắt cháy tương ứng, kết hợp với đặc điểm khí hậu - thời tiết và các nguồn nhiệt phát sinh, từ đó cho phép xây dựng được phân loại thảm thực vật rừng dễ cháy theo nguy cơ cháy/ khả năng cháy phục vụ cho công tác phòng chống cháy rừng hiệu quả. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng 1.1.3.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên a) Kiểu thảm thực vật rừng và loại hình thực bì: VLC gồm thảm khô (cành, nhánh, lá, vỏ, hoa, quả, trảng cỏ, cây bụi,...), cây khô, than bùn, thân cây và cành lá còn tươi có chứa tinh dầu,... Nguy cơ cháy rừng tăng lên cùng với sự gia tăng VLC. Kiểu rừng và loại hình thực bì có liên quan trực tiếp tới nguồn VLC, tính chất và khối lượng VLC do đặc điểm của kiểu rừng và loại hình thực bì quyết định, từ đó dẫn đến tính bắt lửa và quy mô đám cháy. Ở các kiểu rừng thông, tràm, bạch đàn, rừng khộp sản phẩm rơi rụng là những cành, lá, hoa quả, vỏ cây và thân cây khô… thường có tinh dầu hoặc nhựa rất dễ bắt lửa và cháy rất đượm. Những khu rừng tre nứa thuần loài hoặc tre nứa chiếm ưu thế, ngoài những cành khô, lá rụng, cây chết, còn có trường hợp tre nứa bị hiện tượng “khuy” chết hàng loạt, vì vậy nguồn VLC sẽ rất lớn. Một số loại rừng rụng lá theo mùa (như rừng khộp) cũng là nguồn VLC tiềm tàng tại thời điểm rụng lá hoặc tích lũy hàng năm. b) Điều kiện thời tiết và các nhân tố khí tượng: Thời tiết và các nhân tố khí tượng là một tác nhân cho sự phát sinh, phát triển của một đám cháy rừng. - Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cháy rừng như làm khô, nỏ VLC; làm độ ẩm không khí giảm và bề mặt đất nóng lên,… Khi xem xét vai trò của nhiệt độ đối với cháy rừng thường đánh giá ảnh hưởng của nó tới các mặt: Nhiệt độ làm rút ngắn quá trình khô của VLC; Làm nóng và khô nhanh mặt đất dẫn đến lớp không khí sát mặt đất nóng lên. Như vậy, nhiệt độ gồm hai thành phần là nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí. - Độ ẩm: Độ ẩm là nhân tố gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình phát sinh cháy rừng và quy mô đám cháy. Độ ẩm không khí càng cao thì VLC càng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 ẩm, khó xảy ra cháy. Ngược lại, độ ẩm thấp VLC khô dẫn tới dễ xảy ra cháy rừng và cháy lớn. Để có biện pháp phòng ngừa và cảnh báo cháy rừng cụ thể, độ ẩm được chia làm 3 loại sau: Độ ẩm không khí: Nhìn chung, độ ẩm không khí ở các vùng có rừng cao hơn nhiều so với các khu vực không có rừng. Nguyên nhân là do sự thoát hơi nước của thực vật. Mặt khác, do đất dưới tán rừng luôn ẩm ướt, quá trình bốc hơi vật lý thường xuyên xảy ra cung cấp độ ẩm cho lớp không khí. Ngoài ra, ở trong rừng tính từ giới hạn mặt đất tới tán cây, do mật độ cây dày, cành lá rậm rạp làm cho dòng bốc thoát hơi trong rừng diễn ra chậm, làm độ ẩm không khí trong rừng cao hơn bên ngoài rừng. Độ ẩm VLC: Độ ẩm của VLC tỷ lệ thuận với độ ẩm của không khí và ảnh hưởng tới khả năng bén lửa. Độ ẩm càng thấp khả năng bén lửa càng cao và ngược lại. Mặt khác, độ ẩm VLC còn phụ thuộc vào lượng mưa. Mưa càng lâu, càng lớn thì độ ẩm VLC càng cao và thời gian ẩm ướt kéo dài. Độ ẩm của đất: Lượng nước tạo thành độ ẩm của đất trong rừng gồm nước mưa đọng trên mặt đất; lượng nước thực tế trong tầng đất mặt và nước ngầm thường xuyên duy trì và làm ẩm mặt đất bằng hiện tượng mao dẫn (mực nước ngầm thường xuyên biến động theo mùa, về mùa khô thường nằm sâu hơn so với mùa mưa, còn ở địa hình đồi núi cao mực nước ngầm ít có ảnh hưởng tới độ ẩm của lớp bề mặt). Nhìn chung, độ ẩm tương đối của đất rừng cao hơn so với bên ngoài và phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm của cấu trúc rừng gồm: mật độ cây rừng, loài cây, tính chất đất, dạng địa hình, hướng phơi,... Nước trong đất rừng thường xuyên bốc hơi làm tăng độ ẩm không khí trong rừng, thời gian ẩm kéo dài thì khả năng bắt lửa của VLC giảm đi. Nói chung, với độ ẩm của đất rừng thích hợp, dưới tác động của nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất, vi sinh vật hoạt động thuận lợi, đẩy nhanh quá trình phân giải VLC trên mặt đất, kể cả quá trình khoáng hoá các chất hữu cơ nằm dưới mặt đất. Trong những trường hợp như vậy, khả năng tích luỹ các chất hữu cơ dưới và trên mặt đất càng giảm nhanh. Điều này cũng giải thích vì sao ở trên những vùng rừng ở độ cao từ 800 - 1000 m trở lên, lớp cành khô lá rụng thường phủ dày vì tốc độ phân huỷ kém. Kết quả khảo sát của nhiều đoàn điều tra rừng thuộc khu vực núi Phan Xi Păng cho thấy, từ độ cao 1000 m trở lên, dưới mặt đất rừng thông, Pơ mu, Samu gần như thuần loại, tầng thảm mục có chỗ dày trên 1m nên ở đây rất dễ phát sinh cháy rừng bề mặt và cháy ngầm [2]. - Gió: Là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến cháy rừng, gió thúc đẩy nhanh quá trình làm khô VLC; làm bùng phát ngọn lửa và đẩy nhanh tốc độ đám cháy; mang theo tàn lửa gây các đám cháy khác, làm đám cháy phát triển nhanh và lan rộng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 Phần lớn diện tích rừng của Việt Nam phân bố trên các dạng địa hình đồi núi và thung lũng. Mỗi dạng địa hình gây ra hoàn lưu gió cục bộ, địa phương khác nhau. Điển hình nhất là hệ thống gió núi và thung lũng, chúng hình thành theo từng khoảng thời gian trong ngày. Ở các thời điểm khác nhau trong ngày, hệ thống gió núi và thung lũng phụ thuộc rất chặt chẽ vào sự phân bố năng lượng nhiệt của mặt trời, từ đó chi phối hoàn lưu gió theo thời gian cũng khác nhau, làm cho quy mô và mức độ lan tràn của một đám cháy ở thung lũng cũng khác nhau. Tuy nhiên, sự lan tràn này còn phụ thuộc vào vị trí của đám lửa phát sinh ở bìa rừng hoặc ở phía trong sát bìa rừng hoặc nằm sâu trong rừng. Vì vậy, sự xâm nhập của gió vào trong rừng, ở các vị trí khác nhau tác động tới đám cháy ở mức độ khác nhau. Nói cách khác, sự xâm nhập của gió theo chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng cũng có những tác động khác nhau tới sự phát triển ban đầu của đám cháy, do đó biện pháp hạn chế lửa lan tràn không thể không đề cập tới yếu tố này. Ở Việt Nam, khi phân tích ảnh hưởng của tốc độ gió đến nguy cơ cháy rừng Cooper (1991) [26] đã đề nghị hiệu chỉnh chỉ tiêu P của Nesterop dùng để phản ánh nguy cơ cháy rừng (Bảng 1.10). - Mưa: Chế độ mưa và mùa mưa sẽ ảnh hưởng và quyết định đến nhân tố độ ẩm. Khi có mưa làm tăng độ ẩm của VLC, ít có nguy cơ cháy rừng. Ngược lại, khi không có mưa hoặc lượng mưa nhỏ (dưới 5 mm/ngày) thì VLC sẽ khô và khi đó nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra. c) Điều kiện địa hình: Địa hình có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cháy rừng và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của đám cháy; có tác dụng ngăn chặn các hệ thống gió, hình thành các khu vực tiểu khí hậu khác nhau như: tạo ra các khu vực thường xuyên có mưa hoặc các khu vực khô hạn ít mưa. Ở những khu vực có địa hình cao thường khô hạn kéo dài, nắng nhiều và dao động nhiệt lớn hơn rất nhiều so với nơi thấp. Ở địa hình sườn dốc, do khác hướng phơi nên năng lượng nhận được khác nhau, sườn dốc còn tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng đối lưu phát triển mạnh hơn so với khu vực khác. Ngoài ra, các loại gió địa phương do sự điều chỉnh của địa hình đối với hệ thống gió chính có thể làm tăng tốc độ gió,… Các yếu tố địa hình tạo ra có ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện bốc hơi nước và độ ẩm của VLC hoặc chi phối quy mô, tốc độ lan tràn các đám cháy rừng. 1.1.3.2. Các nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội a) Do các hoạt sản xuất của con người: - Đốt rừng để lấy đất sản xuất, tập quán đốt nương làm rẫy ở miền núi và đốt rơm rạ ở đồng ruộng gây cháy lan sang rừng, đốt quang thực bì để thu nhặt kim loại, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 đốt dọn VLC dưới các tán rừng không có kiểm soát, đốt dọn và làm đường giao thông, hun khói để lấy mật ong gây cháy rừng,... - Vào rừng khai thác gỗ, củi vô ý gây cháy rừng. Nhiều diện tích rừng trồng xong không được chăm sóc kịp thời làm tăng nguồn VLC nên về mùa khô gặp tàn thuốc lá là bốc cháy. b) Do hoạt động xã hội: - Trẻ em chăn trâu sưởi ấm vào mùa đông, đốt hương vào các dịp tết và tảo mộ thanh minh. Phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thả đèn trong các ngày lễ hội vô ý gây cháy rừng. - Khách tham quan du lịch sinh thái trong rừng vô ý gây cháy rừng. - Các hoạt động dã ngoại và bắn đạn thật trong quân đội gây cháy rừng. 1.1.3.3. Nhân tố về quản lý và điều hành Công tác PCCCR đã được quy định trong hệ thống văn bản chỉ đạo và điều hành của Chính phủ và Bộ NN-PTNT, được củng cố và hoàn thiện tới cấp xã. Các phương án PCCCR được triển khai mạnh mẽ ở các cấp. Tuy nhiên, việc kiểm soát cháy rừng và hiệu quả chữa cháy rừng chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là: - Thiếu hệ thống quản lý chặt chẽ từ Trung ương xuống cơ sở về lĩnh PCCCR. Công tác chỉ đạo, điều hành chậm do không nắm bắt được thông tin kịp thời và chính xác, thiếu phương tiện, trang thiết bị chỉ đạo, chỉ huy. Việc triển khai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các chủ trương chính sách và chỉ đạo ở cấp huyện, xã, các thôn bản còn chậm, nhiều hạn chế. Chính quyền địa phương, đặc biệt cấp xã ở nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức, đúng trách nhiệm theo Quyết định 245/1998/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21 tháng 12 năm 1998 về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Tính thực tiễn của các phương PCCCR chưa cao cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công tác PCCCR. Các phương án PCCCR thường không nêu ra vùng trọng điểm cháy rừng, những hành động thích hợp nhất đối với cán bộ chỉ huy, lực lượng dập cháy, lực lượng hậu cần ứng với những trường hợp cháy rừng cụ thể của địa phương. Đây là nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng lúng túng trong tổ chức và thực hiện các hoạt động PCCCR, đặc biệt khi có cháy lớn xảy ra. Công tác dự báo, cảnh báo và phát hiện sớm điểm cháy của lực lượng Kiểm lâm đã được triển khai nhưng còn nhiều hạn chế do thiếu kinh phí, trang thiết bị. Mặt khác, nguồn số liệu tập hợp để đưa vào tính toán cấp dự báo chưa đại diện cho các vùng và tiểu vùng trong cả nước, cũng như tính khoa học của việc tính toán cấp dự báo không cao. Hiện tại chỉ mới dự báo nguy cơ cháy rừng trên diện rộng, chưa dự báo trực tiếp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 các vị trí, khu vực trọng điểm, chưa phát hiện sớm được điểm cháy để kịp thời xử lý. - Không có lực lượng chữa cháy rừng chuyên trách, trong khi Luật phòng cháy, chữa cháy có quy định. Lực lượng thường trực PCCCR hiện nay chủ yếu là lực lượng Kiểm lâm, nhưng lại rất mỏng, phân tán; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác PCCCR còn hạn chế. Cục Kiểm lâm chưa được đầu tư để xây dựng, đào tạo huấn luyện một lực lượng chữa cháy rừng có tính chuyên nghiệp cao. Trung bình trên 1.200 ha rừng/01 biên chế kiểm lâm; biên chế trực tiếp cho lực lượng chữa cháy rừng không có,... Vì vậy, khi cháy rừng xảy ra và cháy lớn, mặc dù huy động rất nhiều người tham gia chữa cháy song hiệu quả chữa cháy rừng vẫn rất thấp. - Nhiều địa phương kinh phí đầu tư cho công tác PCCCR rất hạn chế; phương tiện, trang thiết bị vừa thô sơ, lạc hậu, vừa thiếu, chỉ có một số máy bơm công suất nhỏ và chủ yếu là dụng cụ chữa cháy thủ công như: cuốc, xẻng, dao phát,... - Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng chưa nhịp nhàng, chưa thống nhất, kém hiệu quả, lúng túng trong chỉ đạo điều hành, không phân định rõ cơ chế chỉ đạo, điều hành và cơ chế phối hợp. Lực lượng chữa cháy đông nhưng không có nghiệp vụ, hiệu quả chữa cháy rừng thấp. Đây là bài học kinh nghiệm được rút ra từ 02 vụ cháy lớn tập trung ở Kiên Giang và Cà Mau trong năm 2002; vụ cháy rừng ở VQG Hoàng Liên trong những năm gần đây. - Xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR đã và đang thực hiện có hiệu quả ở địa phương, các cấp chính quyền, chủ rừng và các tầng lớp xã hội bước đầu đã nhận thức được vai trò, tránh nhiệm của mình trong công tác PCCCR. Tuy nhiên, lực lượng này chỉ có thể tham gia giập tắt những đám cháy nhỏ, còn các đám cháy lớn không thể kiểm soát được. - Chế độ đãi ngộ với lực lượng tham gia chữa cháy chưa cụ thể, rõ ràng nên chưa động viên, khuyến khích mọi lực lượng tham gia công tác PCCCR một cách chủ động và tích cực. 1.1.3.4. Các nhân tố khác Trên thế giới đã xảy ra hiện tượng cháy rừng do sấm, sét gây ra. Ở Việt Nam nguyên nhân này đến nay chưa có thông tin nào cập nhật. Đạn, thuốc súng còn sót lại trong chiến tranh nằm ở trong rừng gặp thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao gây nổ dẫn tới cháy rừng. Nguyên nhân này xảy ra chủ yếu ở khu vực miền Trung. 1.1.4. Phân loại cháy rừng Từ thực tế các vụ cháy rừng đã xảy ra, đã thống kê có 3 tầng phân bố VLC chủ yếu ở trong rừng là: ở dưới mặt đất, ở sát mặt đất và ở trên tán rừng. Cháy rừng có thể PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 xảy ra ở một hoặc cả ba tầng vật liệu này. Từ cơ sở khoa học theo sự phân bố theo không gian và thực tiễn trong sản xuất kinh doanh, quản lý bảo vệ và phát triển rừng người ta chia làm 3 loại cháy rừng là: Cháy dưới tán (cháy mặt đất), cháy tán rừng và cháy ngầm (cháy lớp thảm mục dày dưới mặt đất, cháy than bùn) [2, 10]. a) Cháy dưới tán rừng (cháy trên bề mặt đất rừng): Cháy dưới tán rừng là những đám cháy mà ngọn lửa cháy lan tràn trên mặt đất làm tiêu hủy một phần hoặc toàn bộ lớp thảm mục, cành khô, lá rụng, cỏ khô, thảm tươi, cây bụi, cây tái sinh cháy sém vỏ và một phần nào đó ở gốc cây, rễ cây nổi lên trên mặt đất và ở sát mặt đất. Cháy dưới tán rừng là loại cháy thường xảy ra nhiều nhất, lửa cháy lan nhanh, nhưng ngọn lửa nhỏ không vươn lên tán cây rừng, thường là ở dưới đoạn phân cành. Sau khi cháy, mặt đất bị cháy trụi, trong rừng chủ yếu còn lại những loại cây lớn. Hình 1.1. Cháy dưới tán với ngọn lửa cháy lan trên bề mặt đất [3] Loại cháy này thường gặp ở những kiểu rừng thưa, rừng phân bố trên địa hình tương đối dốc, các sa van trong đó cây bụi, thảm cỏ chiếm ưu thế và ở những khu rừng khô, rụng lá theo mùa, rừng trồng có tầng thảm mục khô nỏ nhưng không dày lắm. Ở các sa van cỏ và cây bụi, cháy lan theo chiều gió rất nhanh nhưng chóng tàn. Cháy dưới tán rừng tiêu huỷ hầu hết các loài cây tái sinh dưới tán rừng. Thân và gốc cây lớn cháy sém hoặc cháy nham nhở để lại nhiều vết tích, cành lá trên tán khô. Sau này cây thường có nhiều. - Cháy lướt nhanh ở mặt đất rừng: Là loại cháy xảy ra khi VLC khô, tốc độ cháy có thể đạt 180 - 300 m/h. Nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của tốc độ gió ở trên bề mặt đất rừng, nó rất dễ chuyển thành cháy tán rừng. Đặc biệt rừng Thông và rừng Khộp khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. - Cháy dưới chậm ổn định: Là cháy hoàn toàn lớp thảm tươi cây bụi, cây non tái PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 328 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 258 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn