intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phong cách thơ Lê Anh Xuân

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu có cấu trúc gồm 3 chương trình bày khái quát về phong cách nghệ thuật thế hệ thơ chống Mỹ và quá trình sáng tạo của Lê Anh Xuân;ảm hứng trữ cảm hứng trữ tình lãng mạn giàu chất lý tưởng - nét đặc trưng phong cách nghệ thuật Lê Anh Xuân; nét nổi bật thi pháp trong thơ Lê Anh Xuân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phong cách thơ Lê Anh Xuân

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ NHƢ DƢƠNG PHONG CÁCH THƠ LÊ ANH XUÂN CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Vũ Văn Sỹ Thái Nguyên – 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây chính là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2014 NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Như Dương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp với đề tài: Phong cách thơ Lê Anh Xuân, tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô giáo trong khoa Văn, trường Đại học Sư phạn – Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt là sự giúp đỡ của PGS.TS. Vũ Văn Sỹ. Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy - Người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành tốt Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Văn, Khoa sau đại học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người thân, những người đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, 10/04/2014 Học viên Nguyễn Thị Nhƣ Dƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  4. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ................................................................................................................. i Lời cảm ơn .................................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 14 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THẾ HỆ THƠ CHỐNG MỸ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO CỦA LÊ ANH XUÂN ............. 14 1.1. Khái quát về phong cách ....................................................................... 14 1.1.1 Định nghĩa phong cách ..................................................................... 14 1.1.2. Phong cách thời đại ......................................................................... 16 1.1.3. Phong cách tác giả ........................................................................... 17 1.2. Thế hệ thơ chống Mỹ trong nền thơ chiến đấu....................................... 18 1.3. Lê Anh Xuân - Ca Lê Hiến, từ người chiến sỹ cầm bút đến người anh hùng nghệ sĩ ................................................................................................... 23 1.3.1. Lược về tiểu sử và cuộc đời............................................................. 23 1.3.2. Lược về sự nghiệp sáng tác ............................................................. 26 Chƣơng 2: CẢM HỨNG TRỮ TÌNH LÃNG MẠN TRONG TRẺO GIÀU CHẤT LÝ TƢỞNG - NÉT ĐẶC TRƢNG PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ LÊ ANH XUÂN ...................................................................................... 29 2.1. Chất trữ tình sử thi thuần phác, trong trẻo về quê hương và đất nước ... 29 2.1.1. Quê hương miền Nam trong kí ức ................................................... 29 2.1.2. Quê hương miền Bắc, chiếc nôi của lý tưởng ................................. 35 2.1.3. Quê hương trong khói lửa chiến đấu ............................................... 41 2.2. Cái nhìn lý tưởng hóa về các nhân vật trữ tình ...................................... 47 2.2.1. Em gái miền Nam ............................................................................ 47 2.2.2. Anh giải phóng quân ....................................................................... 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  5. 2.3. Thiên trường ca đậm chất tình ca ........................................................... 54 Chƣơng 3: NÉT NỔI BẬT THI PHÁP TRONG THƠ LÊ ANH XUÂN ... 60 3.1. Hệ thống hình ảnh, biểu tượng ............................................................... 60 3.1.1. Cây dừa ............................................................................................ 60 3.1.2. Dòng sông ........................................................................................ 63 3.1.3. Đất.................................................................................................... 66 3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu ......................................................................... 69 3.2.1. Ngôn ngữ ......................................................................................... 69 3.2.2. Giọng điệu ....................................................................................... 76 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong dàn đồng ca thế hệ trẻ của nền thơ chống Mỹ cứu nước, Lê Anh Xuân đã để lại một di sản có số lượng không lớn: 60 bài thơ, một bản trường ca và một tập văn xuôi. Nhiều bài thơ cả ngắn cả dài “còn có sự vội vàng chƣa kịp gọt rũa công phu”, nhưng đó là sản phẩm của một trái tim nhiệt huyết và có cốt cách, để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Lê Anh xuân là tiếng nói của người con Bến Tre, tiếng nói của người con miền Nam anh dũng. Giọng thơ Lê Anh Xuân chân thành, trong sáng, hồn nhiên mà đằm thắm, chan chứa tình yêu quê hương, đất nước, khao khát được dâng hiến tuổi trẻ cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. 1.2. Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Để có một nền thơ ca đáng trân trọng và tự hào như vậy, chúng ta không thể không nhắc đến đội ngũ những cây bút trẻ đầy tài năng và đầy nhiệt huyết như Bằng Việt, Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Xuân Quỳnh, Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương…. . Trong đội ngũ thế hệ trẻ của nền thơ chống Mỹ, Lê Anh Xuân được đánh giá là một nghệ sỹ ngôn từ đã "làm tròn sứ mệnh lịch sử với dân tộc và thời đại”. Ông ngã xuống trên chiến trường miền Nam ở tuổi đời hai mươi tám, nêu một tấm gương sáng về lòng say mê lý tưởng, về lẽ sống cao đẹp và nghĩa cử trong sáng tạo thi ca - một biểu tượng tinh thần dân tộc đã “tạc vào thế kỷ” chiến tranh và cách mạng. 1.3. Cho đến nay đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về Lê Anh Xuân đăng trên các tuần báo văn nghệ, văn học, tạp chí văn học, giáo trình, sách tham khảo về văn học... Kế thừa sự gợi ý của những người đi trước chúng tôi chọn đề tài Phong cách thơ Lê Anh Xuân để tiếp tục nghiên cứu đồng thời cũng là nén tâm nhang tưởng niệm một nhà thơ chiến sỹ, người anh hùng liệt sĩ đã “ngã tồn ngã huyết dĩ can nguyên” (lấy máu đào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  7. bảo vệ non sông), dồn sức lức lên ngọn bút, để lại những tác phẩm mẫu mực cho thế hệ mai sau. 2. Lịch sử vấn đề Ca Lê Hiến - Lê Anh Xuân sáng tác thơ trước khi tập kết ra Bắc (1954) nhưng thơ ông chỉ thực sự được giới nghiên cứu phê bình chú ý kể từ khi có bài Nhớ mƣa quê hƣơng đoạt giải nhì, giải thưởng Tạp chí Văn nghệ 1961. Kể từ đó cho đến nay có đến hàng mấy chục công trình nghiên cứu, bài viết, giới thiệu, phê bình về con người và thơ của Lê Anh Xuân của các tác giả: Hoài Thanh, Trang Nghị, Minh Tuyền, Bảo Định Giang, Nguyễn Chí Bền, Hàn Anh Trúc, Trần Hữu Tá, Nguyễn Mạnh Thường, Hoàng Như Mai, Nguyễn Đức Quyền, Huỳnh Lý, Bích Thu Lê Lưu Oanh, Vũ Văn Sỹ, Bùi Công Hùng, Vũ Duy Thông, Mã Giang Lân, Nguyễn Bá Long,...Với hai tập thơ, một bản trường ca, một truyện ngắn, Lê Anh Xuân đủ để lại trong lòng người đọc những dấu ấn sâu sắc không thể phai mờ và đủ để khẳng định vị trí tỏa sáng trong nền thơ chống Mỹ. 2.1. Các bài viết, công trình nghiên cứu và ý kiến đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp và thơ Lê Anh Xuân Như đã nói ở trên, Lê Anh Xuân là một nhà thơ – một người chiến sỹ đã sống tuổi thanh xuân vô cùng trong sáng và đầy ý nghĩa, đã chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng cao đẹp: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thơ ông đã nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu và phê bình văn học. Các bài viết được đăng chủ yếu là dưới góc độ nghiên cứu văn học. Trong đó có nhiều bài được chọn lọc in chung trong một cuốn sách, một số bài được trong giáo trình văn học giai đoạn 1945 – 1975. Chúng tôi xin điểm lại tình hình nghiên cứu về tác giả, tác phẩm của ông như sau: Năm 1966, Diệp Minh Tuyền có bài viết đăng trên Tạp chí văn học . Bài viết nói về tình yêu quê hương trong thơ Lê Anh Xuân như sau: “không ai có cái điệu rầu rầu của ca khúc bi quan mà chỉ có âm điệu vui tƣơi của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  8. những bài ca lạc quan cách mạng” [46, tr.99]. Bài viết này có những nhận xét tinh tế về thế giới nghệ thuật trong thơ Lê Anh Xuân khi ông mới có tập Tiếng Gà gáy ra đời. Năm 1968, Hoài Thanh - nhà phê bình văn học hàng đầu nước ta đương thời có hai bài viết liền nhau đăng trên Tạp chí văn học số 9 và số 10/1968. từ đó, thơ Lê Anh Xuân trở nên quen thuộc hơn với độc giả và được độc giả đón nhận nhiều hơn. Ở bài viết "Tiếng gà gáy” của Ca Lê Hiến hay tâm sự của một thanh niên tập kết" đăng trên Tạp chí Văn học số 9/1968 ở đoạn mở đầu Hoài Thanh đã tâm sự: “Đã từ lâu tôi có ý định viết về tập thơ này nhƣng cứ vƣớng lẽ này lẽ khác không viết đƣợc. Đến nay mới viết thật là quá muộn. Nhƣng muộn cũng cứ viết vì không thể nào không viết” [42, tr.38]. Có thể nói, ngay từ khi mới ra đời tập thơ Tiếng gà gáy đã đem đến cho nhà phê bình Hoài Thanh một tình cảm đặc biệt, nó khiến ông phải “muộn cũng cứ viết vì không thể nào không viết”. Hoài Thanh khẳng khái nhận định:“Trong số những nhà thơ trẻ của chúng ta, rõ ràng Ca Lê Hiến là một trong số những nhà thơ xuất sắc nhất”. Theo Hoài Thanh, Tiếng gà gáy báo hiệu một tâm hồn thơ tươi sáng, một dòng cảm xúc nhẹ nhàng, giản dị mà ngọt ngào, một tiếng nói trữ tình đằm thắm, thiết tha mà sâu lắng: “Những kí ức trong thơ Ca Lê Hiến luôn luôn hồn nhiên và trong sáng. Vì đó là kí ức tuổi thơ. Vì ngƣời làm thơ vẫn còn giữ nguyên đƣợc của tuổi thơ cái nhìn hồn nhiên trong sáng” [42, tr.45]. Ở bài viết thứ hai: “Thơ Lê Anh Xuân hay tấm lòng của một ngƣời thanh niên trên tiền tuyến lớn”. Trong bài viết này, Hoài Thanh giới thiệu những sáng tác của Lê Anh Xuân kể từ khi nhà thơ trở về miền Nam chiến đấu, chủ yếu tập trung ca ngợi con người miền Nam và cuộc sống mới đang diễn ra ở miền Bắc. Hoài Thanh cho rằng: “Đây là tiếng nói của một ngƣời thanh niên. Lê Anh Xuân đang ở lứa tuổi mà một ánh nhìn trong, một nụ cƣời xinh, một dáng đi mềm mại, một bàn chân đẹp, một làn hƣơng đều có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  9. thể gây xao xuyến sâu ắc trong lòng”. Theo Hoài Thanh, tập Hoa dừa và Trƣờng ca Nguyễn Văn Trỗi vẫn tiếp nối mạch cảm xúc trữ tình và cái nhìn có chiều sâu lịch sử từ tập thơ Tiếng gà gáy. Nhưng khi đã trực tiếp đối mặt với khói lửa chiến tranh cộng hưởng với vốn sống thực tế đã dày dặn lên theo năm tháng, tâm hồn thơ của Lê Anh Xuân trở nên kiên định, trong trẻo, và đầy nhiệt huyết. Hoài Thanh cho rằng thơ Lê Anh Xuân viết ở chiến trường có độ say tình yêu và say lý tưởng: “lý tƣởng đó là niềm say mê lớn nhất của đời anh”, Say mê không có nghĩa là cuồng nhiệt và ồn ào đến độ làm cho chất thơ trở nên trống rỗng, thiếu thực tế mà ngược lại nó tạo nên chất trữ tình đằm thắm, ngọt ngào sâu lắng [41, tr.277]. Trong bài phê bình Thơ Lê Anh Xuân với tập thơ "Hoa Dừa” và trƣờng ca "Nguyễn Văn Trỗi” nhà văn Trang Nghị cho rằng: “Âm điệu phấn khởi, trong sáng vang lên trong từng câu, từng chữ của Lê Anh Xuân. Tình yêu quê hƣơng tha thiết đến đau nhói, tính dân tộc đậm đà, chất trữ tình đằm thắm nổi lên trong suốt tập Hoa dừa” [9, tr49,50]. Đặc biệt nhà văn còn rất tinh tế khi phát hiện ra chất giọng sở trường của Lê Anh Xuân: “Anh thích nói bằng một giọng điệu trầm trầm, nhẹ nhàng những vấn đề to lớn, sôi sục của thực tế chiến đấu và sản xuất của đồng bào miền Nam. Và cái ngôn ngữ ấy, cái giọng điệu ấy có lẽ thích hợp, sở trƣờng đối với anh hơn”[9, tr.50]. Đến cuối bài viết nhà văn đưa ra nhưng nhận xét: "Còn có sự vội vàng chƣa kịp gọt rũa công phu, còn thiếu cái nhiều mặt của đề tài, chiều sâu của suy tƣởng, nhƣng cái dồi dào nhất của tập thơ là tấm lòng của anh đối với quê hƣơng đang chiến đấu, tâm hồn của anh với lý tƣởng cách mạng mà anh tin yêu, là sự say mê của anh đối với thơ ca ngày đêm anh miệt mài sáng tạo. Những cái đó đã tạo thành chất thơ trữ tình thắm thiết của anh” [9, tr. 52]. Trong Văn học giải phóng miền Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội 1976, Phạm Văn Sỹ có dành hẳn chương mười ba viết về thơ Lê Anh Xuân và tập Hoa Dừa: “Nổi bật trƣớc tiên trong Hoa dừa là tình cảm của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  10. tác giả đối với đất mẹ quê hƣơng. Đây là thứ tình cảm nồng nhiệt, vồ vập của đứa con đi xa lâu mới trở về. Nhà thơ đi chân đất, cho chân mình ngập trong bùn đất, bƣớc trên những trồi non nhọn sắc mới mọc sau trận na – pan để sống cái cảm giác trực tiếp gắn bó với đất, để nghe hơi thở ấm áp của đất, nghe thấm vào mình sự sống của đất mẹ quê hƣơng” [33]. Với bài “Thơ Lê Anh Xuân”, in trong Giáo trình văn học Việt Nam tháng 10/1977, Huỳnh Lý đã có những nghiên cứu khá chi tiết về nội dung và nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân: “Thơ Lê Anh Xuân trƣớc hết là thơ ca ngợi không dè dặt cuộc sống chiến đấu và lao động ở hai miền Nam Bắc, thơ anh cũng là thơ mang tình yêu quê hƣơng thắm thiết, thơ của những tình cảm tƣơi mát, hồn nhiên, trong sáng”. Huỳnh Lý còn nói về nghệ thuật thơ của Lê Anh Xuân như sau: “Ngôn ngữ thơ Lê Anh Xuân là một ngôn ngữ tình cảm, hồn nhiên, thật thà, tƣơi trẻ, trong sáng”; “Phải nói rằng, các chức năng của thơ – của văn nghệ nói chung – Lê Anh Xuân đều đạt đƣợc ở mức khá cao, riêng có chức năng thẩm mĩ thì chƣa đƣợc nâng lên ngang hàng với giáo dục và nhận thức”. Trong tuyển tập Thơ Lê Anh Xuân (NXB văn học, H.1981) ở Lời giới thiệu NXB Văn học đã viết: "Ngay từ những bài thơ đầu tiên ngƣời ta đã nhận ra một phong cách riêng: chân thành, hồn nhiên mà trữ tình, đằm thắm, giản dị, trong sáng nhƣng không kém phần tinh tế sâu lắng”. Bích Thu với bài Lê Anh Xuân in trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, 1984, đã phân tích khá cụ thể về nội dung và nghệ thuật theo trình tự từ tập Tiếng gà gáy đến Hoa dừa và Trƣờng ca Nguyễn Văn Trỗi. Theo Bích Thu: “Tình yêu quê hƣơng đƣợc Lê Anh Xuân thể hiện qua cái tôi trữ tình giàu cảm xúc, tinh tế” và “Tình yêu quê hƣơng và lòng khao khát đƣợc trở về là giai điệu nổi bật tạo nên chất trữ tình trong sáng, trẻ trung trong thơ Lê Anh Xuân”. Đến tập Hoa Dừa: “Nguồn mạch quê hƣơng đƣợc khơi dậy trong Tiếng gà gáy đến đây càng chảy xiết hơn, mạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  11. mẽ hơn. Tình yêu quê hƣơng ấy đã hòa thấm một cách tự nhiên với lí tƣởng cách mạng”. “Thơ Lê Anh Xuân bao giờ cũng có sự hòa quyện giữa cái tôi và cái ta, giữa cái riêng và cái chung. Cái tôi của anh bao giờ cũng đƣợc đặt trong mạch sống của quê hƣơng”. Trong bài viết “Thơ Lê Anh Xuân với đất nƣớc, con ngƣời Bến Tre” của Thạch Trung, tác giả bình luận: "Cái độc đáo, cái làm cho thơ Lê Anh Xuân sống mãi phải chăng một phần lớn là do cái chất mộc mạc nhƣng duyên dáng không rơi vào quê mùa, thô kệch đƣợc truyền từ con ngƣời, thổ ngơi, sông nƣớc Bến Tre?” [48, tr.90]. Trong cuốn Văn học tình yêu của tôi, Nxb Khoa học xã hội, năm 2001, Nguyễn Kim Hoa có bài “Nhà thơ – chiến sĩ Ca Lê Hiến – Lê Anh Xuân”, tác giả đã đi nghiên cứu chuyên sâu về con người, sự nghiệp của nhà thơ, đồng thời phân tích hai tập thơ Tiếng gà gáy và Hoa Dừa. Tác giả viết: “Anh đã để lại một tấm gƣơng sáng ngời của một nhà thơ – chiến sĩ, một ngƣời nghệ sĩ chân chính đã gắn chặt với sự nghiệp, vận mệnh của dân tộc, của Tổ Quốc”; “Giản dị mộc mạc mà vẫn mặn mà, duyên dáng, thơ Lê Anh Xuân không nói cái gì xa lạ cả. Nó chỉ nói lên tâm tƣ, tình cảm, nguyện vọng, ý chí và hành động của chúng ta mà thôi”. Trong Tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, tác giả Mã Giang Lân cũng đã có những nhận xét xác đáng, chân thực về thơ Lê Anh Xuân: "Đó là một nhà thơ giàu kỷ niệm, có nhiều bài da diết nhớ quê hƣơng và nhiều vần thơ xúc động về Hà Nội, về miền Bắc”. Trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, (tập 3), Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên cũng đã có bài viết của tác giả Lê Quang Hưng về Lê Anh Xuân và thơ Lê Anh Xuân. Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu về tiểu sử, các tác phẩm đã xuất bản cũng như nội dung và nghệ thuật trong thơ Lê Anh Xuân. Lê Quang Hưng viết: " Thơ Lê Anh Xuân là tiếng ca trong trẻo, mê say của một tâm hồn hồ hởi tha thiết tin yêu trƣớc cuộc đời. Tiếng thơ ấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  12. nhƣ cơn mƣa đầu hạ, dạt dào, tƣơi mát, nhƣ dòng sông mải miết băng băng về phía trƣớc”. Nói về giọng thơ của Lê Anh Xuân, tác giả nhận xét thơ Lê Anh Xuân là một giọng điệu trữ tình riêng rất khó lẫn: “Cái giọng ấy phản ánh rất tự nhiên, rất chân thật một tâm hồn, một lối cảm nghĩ, một cách sống. Đó là điều đáng quý bởi không ít ngƣời làm thơ từng uốn giọng, từng giả giọng ngƣời này ngƣời nọ”. Đến Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới, 2004, Đỗ Đức Hiểu chủ biên cũng đã dành hai trang viết về thơ Lê Anh Xuân do Trần Hữu Tá biên soạn. Tác giả bài viết đã có những nhận định khái quát về nội dung thơ văn và đưa ra những kết luận về sự đóng góp của nhà thơ Lê Anh Xuân: “Thơ Lê Anh Xuân mang sắc thái riêng, vừa bằng giọng nhỏ nhẹ tâm tình, vừa bằng cảm hứng lịch sử mang ý nghĩa triết luận khá sâu sắc… Tính hàm súc của thơ ông chƣa cao, những bài có tứ thơ hoàn chỉnh độc đáo chƣa nhiều”. Trong Giáo trình văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nxb Đại học sư phạm, 2009, Nguyễn Văn Long (chủ biên), có viết: “Trong thơ Lê Anh Xuân, một vùng quê Nam bộ thân yêu với những rặng trâm bầu, một hàng bình bát, một bóng dừa xanh, một bông súng nở xòe cánh quạt trên mặt ao, một dòng sông tuổi thơ cùng với những con ngƣời kiên trung, anh dũng hiện lên trong tâm trí xao xuyến, bồi hồi, đầy xúc động của nhà thơ”. Năm 2011, Nxb Văn hóa Văn nghệ đã giới thiệu cuốn Nhật kí Lê Anh Xuân, trong cuốn sách này PGS. TS Đoàn Đức Phương – TS. Diêu Lan Phương đã viết rằng: “Thơ anh và chính cuộc đời anh đều thể hiện sự gắn bó máu thịt với quê hƣơng đất nƣớc, với nhân dân, với đồng đội. Có thể nói anh là ngƣời ghi lịch sử bằng thơ”. Còn PGS.TS Phạm Thành Hưng cho rằng: “Đọc một số bài thơ anh, tôi cảm thấy thơ anh nhƣ dấu nối của hai thời thơ: thời thơ ca đấu tranh thống nhất đất nƣớc với nguồn cảm xúc “hƣớng về Nam” và thời thơ chống Mỹ. Chính việc anh từ giã giảng đƣờng đại học, lên đƣờng vƣợt Trƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  13. Sơn trở về quê hƣơng cũng là một dấu nối – dấu nối vật chất, làm tiền đề cho dấu nối của hai thời thơ Việt Nam”. Trong cuốn Nhà văn trong nhà trƣờng Lê Anh Xuân, Nxb Giáo dục năm 1999. Hải Hà khẳng định: “Trong thơ Lê Anh Xuân ngoài nhạy cảm của con ngƣời thi sĩ, anh còn là nhà sử học…Tri thức sử học ấy đã cho anh thêm khả năng tổng hợp và khái quát những vấn đề rộng lớn mà bài thơ cần vƣơn tới” 2.2. Những ý kiến phân tích, thẩm bình về một bài thơ, đoạn thơ cụ thể của Lê Anh Xuân Lê Anh Xuân thuộc lớp nhà thơ trẻ đầu tiên của nền thơ chống Mỹ. Quá trình sáng tác của ông gắn liền với những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhưng đầy oai hùng của dân tộc. Những sáng tác của Lê Anh Xuân để lại không nhiều, chỉ gồm 60 bài thơ và một bản trường ca nhưng bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, bằng khát khao cống hiến, khát khao khám phá hiện thực và sáng tạo nghệ thuật nên ngay từ những tác phẩm đầu tay người thầy giáo ấy đã gây được tình cảm đặc biệt từ độc giả yêu thơ và của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình. Ra đi ở tuổi đời còn rất trẻ trong một chuyến công tác, Lê Anh Xuân đã để lại nhiều nuối tiếc cho những người yêu mến thơ ông. Những câu chuyện, những kỷ niệm sống về lịch sử hào hùng trong thơ Lê Anh Xuân gây nhiều xúc động cho nhiều tác giả. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá thơ ông có mặt mạnh trong cảm xúc, trong cách xây dựng hình tượng, trong tạo hình và biểu hiện. Chúng tôi xin điểm lại một số bài viết của các tác giả như Hoàng Như Mai, Hải Hà, Lê Quang Trang, Nguyễn Đức Quyền và một số tác giả của các chuyên luận có đề cập đến thơ Lê Anh Xuân như Hữu Đạt, Hà Minh Đức, Vũ Duy Thông, Mã Giang Lân như sau: Khi nói về bài thơ Trở về quê nội, nhà giáo – nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai nhận xét đó là “một bài thơ có cấu trúc giản dị” nhưng đó là tấm lòng yêu thương trân trọng của một người con đối với quê hương sau bao nhiêu năm trời xa cách. Theo Hoàng Như Mai, bài thơ Trở về quê nội có sự rung động bặc biệt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  14. tạo nên một sức hấp dẫn riêng bởi trước hết là ở cảm hứng ngợi ca nồng nhiệt và mạch cảm xúc chân thật tuôn trào: “Những môtíp, những hình ảnh đã cũ vào thơ Lê Anh Xuân vẫn rung động lòng ngƣời đọc. Ấy là vì anh đƣa vào đó tất cả sự chân thành của tuổi trẻ, tất cả sự xúc cảm thật sự của nhà thơ” [21, tr.23] và “Bài thơ Trở về quê nội cũng nhƣ các sáng tác của Lê Anh Xuân nói chung có những đoạn thật sáng tạo”[21, tr.24]. Có thể nói thơ Lê Anh Xuân dành được nhiều tình cảm từ người đọc và có đời sống phong phú chính là nhờ những sáng tạo như thế. Nhà nghiên cứu Hoàng Như Mai cho rằng bài thơ Trở về quê nội là một trong những bài thơ “đỉnh” của Lê Anh Xuân. Trong cuốn Nét đẹp trong thơ, Nxb Giáo dục (2001), Nguyễn Đức Quyền lại tỏ ra mặn mà với bài thơ Nhớ mƣa quê hƣơng khi xem bài thơ như “sóng tỏa vào tâm hồn tôi, nhƣ cơn mƣa mùa hạ làm mát da thịt tuổi thơ, làm sống dậy những kỷ niệm tuổi thơ của tôi ở quê Nam”[32, tr.151]. Tác giả Nguyễn Đức Quyền đánh giá cao cảm xúc mãnh liệt, chân thành, giàu cảm xúc của Lê Anh Xuân và coi đó là sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc: “Tôi yêu nguồn xúc cảm bài thơ, nguồn xúc cảm dạt dào quá, anh cứ trải hồn chân thật của mình ra nhƣ là nguồn của một con sông lớn… Nguồn cảm xúc lại tƣơi mát trong trẻo, nồng nàn, cái nồng nàn làm cho ta ngây ngất nhƣ cái thuở ban đầu”[32, tr.152]. Nguồn cảm xúc trinh nguyên, tươi mát và trong trẻo ấy chính là sức mạnh để những tác phẩm của Lê Anh Xuân sống mãi với thời gian. Khi đọc “bài thơ xuân nho nhỏ” của nhà thơ Lê Anh Xuân, bài thơ với tựa đề “Rừng xuân” đã tạo cho tác giả Hải Hà những xúc cảm rất riêng. Vẫn là chất thơ trong sáng, hồn nhiên, chân thật nhưng ở bài thơ này có thêm chất đằm thắm, dịu dàng của hương sắc núi rừng. Theo Hải Hà, bài thơ không chỉ là bức tranh thiên nhiên tươi sáng mà phía sau bức tranh ấy đã xuất hiện chất giọng của ý chí, của lòng quyết tâm: “Đó là cái quyết tâm bắt nguồn từ sâu xa của trái tim nhớ thƣơng đằm thắm, của thái độ sống đầy trách nhiệm đối với quê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  15. hƣơng, với Tổ quốc của nhà thơ trẻ Lê Anh Xuân”[9, tr.9]. Xuân trong Rừng xuân không có cành đào thắm, không có chậu quất vàng, không có bánh trưng xanh, lại càng không có sự xum họp ấm cúng trong ngày Tết như nó vẫn diễn ra trong không khí xuân của bao gia đình Việt Nam bởi vì nhà thơ của chúng ta đang ở trên đường ra tiền tuyến nhưng vẻ đẹp trong bài thơ đã tôn lên vẻ đẹp trong tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ Lê Anh Xuân: “Bài thơ lục bát với 12 câu trong sáng, giản dị đã giúp cho chúng ta – những ngƣời ở hậu phƣơng lớn hiểu thêm phẩm chất tâm hồn trong sáng, cao đẹp của ngƣời chiến sĩ giải phóng quân, đồng thời góp phần khẳng định niềm tin tất thắng vào cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc của toàn dân ta”[9, tr.9]. Điều đó chứng tỏ cảm hứng trữ tình trong thơ Lê Anh Xuân ngày càng thêm cứng cỏi và chuyển dịch về hướng sử thi. Cũng trong cuốn Nhà văn trong nhà trƣờng, Lê Quang Trang đã có những lời bình sắc sảo về đoạn thơ gồm 12 câu trích trong Trƣờng ca Nguyễn Văn Trỗi với tựa đề Việt Nam (do người biên soạn đặt). Lê Quang Trang đã làm nổi bật khả năng khái quát, tổng hợp của Lê Anh Xuân khi viết về đề tài đất nước. Để đạt được điều này, Lê Anh Xuân đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm hứng nghệ thuật với tư duy lịch sử: “trong Lê Anh Xuân ngoài nhạy cảm của con ngƣời thi sĩ, anh còn là nhà sử học bởi vì trƣớc khi từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa trở về quê hƣơng tham gia kháng chiến chống Mĩ, anh từng nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở trƣờng Đại học tổng hợp hà Nội” [9, tr.11]. Trong các chuyên luận của mình, các tác giả như Hà Minh Đức, Hữu Đạt, Mã Giang Lân, Vũ Duy Thông, Vũ Văn sỹ đều có phân tích thơ Lê Anh Xuân. Cả Hữa Đạt và Hà Minh Đức đều đánh giá cao nghệ thuật tạo hình và biểu hiện của bài thơ Dáng đứng Việt Nam: “Trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân có những câu về mặt tạo hình thì rất đẹp, nhƣng về mặt biểu hiện của nó cũng có giá trị rất cao”[6, tr.46]. Tác giả Vũ Văn Sỹ lại phân tích chất trữ tình từ một điểm nhìn nghệ thuật trong Trường ca Nguyễn Văn Trỗi. Theo ông, Lê Anh Xuân phải có: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  16. “con mắt tinh đời” mới cảm nhận được. So sánh với ký Sống nhƣ anh của Trần Đình Vân, tác giả chuyên luận khẳng định: “Ở đây cái diện mạo văn xuôi của nhân vật Nguyễn Văn Trỗi đã bị chi phối trực tiếp bởi tình cảm chủ quan của nhà thơ một cách công khai khi biểu đạt” [35, tr.185]. Bài thơ Cấy đêm của Lê Anh Xuân, một bài thơ được sáng tác trên quê hương trong thời kì ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã gây được cảm tình đặc biệt với Mã Giang Lân. Theo ông: “bài thơ Cấy đêm của Lê Anh Xuân thật cảm động, chi tiết ít, gọn nhƣng sâu đậm, giàu liên tƣởng” [14, tr.299]. Ông đưa ra những nhận xét tinh tế về cảm hứng chủ đạo trong bài thơ, theo ông cảm hứng chủ đạo trong bài thơ không chỉ ngợi ca con người trên quê hương anh dũng mà rộng hơn còn là: “hình ảnh tƣợng trƣng cho niềm tin của nhân dân miền Nam” [14, tr.299]. Trong bài thơ Trở về quê nội, đoạn thơ mà Lê Anh Xuân viết về hình ảnh người mẹ lại gây cho Vũ Duy Thông nhiều xúc động. Đó là hình ảnh người mẹ nuôi giấu chiến sĩ vốn đã rất quen thuộc trong thơ kháng chiến. Mẹ chở che và thương yêu người chiến sĩ như chính con đẻ của mình. Theo Vũ Duy Thông, tình cảm này: “Chỉ có đƣợc trong chiến tranh chính nghĩa” [45, tr.110]. Từ các bài viết trên, một điều khá dễ dàng nhận ra là thơ Lê Anh Xuân chủ yếu được nghiên cứu riêng lẻ từng tập thơ, hoặc các tác phẩm cụ thể. Trong Luận Văn này, chúng tôi kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người đi trước để đi sâu tìm hiểu Phong cách nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân. Trân trọng biết ơn các nhà nghiên cứu phê bình đã có những bài viết sâu sắc giúp chúng tôi có đủ nguồn tư liệu, đồng thời trực tiếp gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề tài Luận văn này. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu Luận văn này chúng tôi tập chung vào nghiên cứu các tác phẩm thơ của Lê Anh Xuân, cụ thể là 60 bài thơ của 2 tập thơ và 1 tập trường ca: + Tiếng gà gáy (1965) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  17. + Hoa dừa (1968) + Trƣờng ca Nguyễn Văn Trỗi (1969) In trong tuyển tập Thơ Lê Anh Xuân (Nxb Văn học, H.1981) Ngoài ra là cuốn Nhật ký Lê Anh Xuân - đó là những ghi chép chân thực, sống động của một người chiến sỹ sống và viết. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những yếu tố tương đối bền vững trong cảm hứng nghệ thuật, trong hệ thống hình tượng trữ tình và các phương tiện biểu cảm ngôn từ trong các sáng tác thơ của Lê Anh Xuân. Đó là những yếu tố thể hiện phong cách của tác giả. 4. Nhiệm vụ của Luận văn Về mặt lý luận, nhận thức được sự thống nhất và sự cụ thể hóa phong cách tác giả và phong cách thời đại. Cụ thể hóa những nét đặc trưng phong cách thơ Lê Anh Xuân ở hệ thống cảm xúc, hệ thống hình tượng trữ tình và hệ thống ngôn ngữ chuyển nghĩa tu từ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: 5.1. Phƣơng pháp thống kê - phân loại Chúng tôi sử dụng phương pháp này khi khảo sát thống kê – phân loại nguồn tài liệu theo từng vấn đề cụ thể qua những dữ kiện lặp lại, ổn định nhằm làm nổi bật phong cách nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân. 5.2. Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp Phương pháp phân tích – tổng hợp sẽ giúp cho các kết luận mà chúng tôi rút ra không bị phiến diện, không bị tách khỏi những thực thể trữ tình toàn vẹn và sống động của nó. Ngoài các phương pháp cơ bản nêu trên, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác bổ trợ như: Phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử,... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  18. 6. Đóng góp của Luận văn Từ những ý kiến tản mạn của người đi trước gợi ý, Luận văn phát triển và xây dựng một hệ thống luận điểm khái quát phong cách nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân. Đây là cái mới và cũng là những đóng góp của Luận văn. 7. Kết cấu Luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, cấu trúc Luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát về phong cách nghệ thuật thế hệ thơ chống Mỹ và quá trình sáng tạo của Lê Anh Xuân. Chương 2: Cảm hứng trữ tình lãng mạn giàu chất lý tưởng - nét đặc trưng phong cách nghệ thuật Lê Anh Xuân. Chương 3: Nét nổi bật thi pháp trong thơ Lê Anh Xuân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  19. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THẾ HỆ THƠ CHỐNG MỸ VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO CỦA LÊ ANH XUÂN 1.1. Khái quát về phong cách 1.1.1 Định nghĩa phong cách Trong đời sống, cụm từ phong cách được hiểu là những nét riêng biệt, cách nhìn nhận riêng, đánh giá riêng biệt độc đáo, khác lạ của một người nào đó trong hành vi ứng xử, trong công việc ví dụ như phong cách sống, phong cách làm việc, phong cách thời trang… Khi nghiên cứu khả năng biểu hiện của ngôn ngữ trong những nhu cầu giao tiếp khác nhau, các nhà ngôn ngữ học phân biệt các phong cách chức năng ngôn ngữ như phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ báo chí,… Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, khái niệm phong cách được “dùng để nhận diện một tác giả, một tác phẩm, một trào lƣu hay một khuynh hƣớng nhất định” [24, tr.190]. Có nhiều khuynh hướng nghiên cứu phong cách: nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, nghiên cứu phong cách tác giả - tác phẩm…phổ biến nhất ngiên cứu phong cách nhà văn (phong cách tác giả).Với mỗi tác giả lại có thể vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu trực tiếp qua thế giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, nghiên cứu gián tiếp qua tiểu sử, hoàn cảnh sáng tác…Bên cạnh đó còn có thể kể đến khuynh hướng nghiên cứu phong cách của một trào lưu, trường phái hay phong cách của thời đại… Theo Từ điển tiếng Việt, “Phong cách là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tƣ tƣởng nghệ thuật, biểu hiện trong các sáng tác nói Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  20. chung hay cùng một thể loại (nói tổng quát). Phong cách của một nhà văn, phong cách nghệ thuật”. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học có định nghĩa: Phong cách trong văn học là “những nét chung, tƣơng đối bền vững của hệ thống hình tƣợng, của các phƣơng thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hƣớng văn học, một nền văn học dân tộc nào đó”. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tƣơng đối ổn định của hệ thống hình tƣợng, của các phƣơng tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong một tác phẩm riêng lẻ, trào lƣu văn học hay văn học dân tộc…Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận đƣợc, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất” [10]. Trong Từ điển tiếng Việt (bộ mới), phong cách được hiểu là “khái niệm chỉ những nét chung, tƣơng đối bền vững của hệ thống hình tƣợng, của các phƣơng thức biểu hiện nghệ thuật, tiêu biểu cho bản sắc sáng tạo của một nhà văn, một tác phẩm, một khuynh hƣớng văn học dân tộc nào đó”. Với đề tài nghiên cứu Phong cách thơ Lê Anh Xuân, ở đây, chúng tôi đề cập đến hai khuynh hướng chủ yếu: phong cách tác giả và phong cách thời đại. Tóm lại, có thể coi phong cách tác giả văn học là những nét riêng biệt, những yếu tố cơ bản độc đáo và cần thiết để tạo nên diện mạo của văn học một tác giả. Những nét, những yếu tố riêng biệt độc đáo được lặp đi lặp lại với những màu sắc mới trong suốt chặng đường sáng tác lâu dài bền bỉ của tác giả, gắn liền với tư duy nghệ thuật của tác giả trong cách cảm nhận về cuộc sống, về cái đẹp nghệ thuật trên con đường sáng tác. Thế nên, không nên coi phong cách là một thực thể bất biến mà phải xem nó như là một thực thể sống động. Một thực thể có thể được hình thành ngay khi nhà văn bước vào con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2