Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xây dựng bản đồ phân bố và đánh giá dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của các hệ sinh thái tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố các hệ sinh thái trong khu vực nghiên cứu; phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng và mức độ quan trọng của các dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái chính trong khu vực huyện Đà Bắc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xây dựng bản đồ phân bố và đánh giá dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nghiêm Thị Phƣợng XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN BỐ VÀ ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ SINH THÁI CỦA CÁC HỆ SINH THÁI THUỘC HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nghiêm Thị Phƣợng XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN BỐ VÀ ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ SINH THÁI CỦA CÁC HỆ SINH THÁI THUỘC HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60420120 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN HƢƠNG MAI Hà Nội - 2016
- Luận văn thạc sĩ khoa học LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn và động viên của nhiều cá nhân và cơ quan. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đoàn Hương Mai (Khoa Sinh học, trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia Hà Nội), người đã trực tiếp hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo, cũng như động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên trong Phòng thí nghiệm Sinh thái học và Sinh học Môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập làm khóa luận. Tôi xin cảm ơn Đề tài mã số QG.16.13 của Đại học Quốc gia Hà Nội đã tài trợ kinh phí thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, nhân dân huyện Đà Bắc, Hòa Bình đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực địa. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình cùng bạn bè về sự động viên, hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2016 Học viên Nghiêm Thị Phƣợng Nghiêm Thị Phƣợng 1
- Luận văn thạc sĩ khoa học MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................ 5 DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... 6 DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... 7 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 8 CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 10 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI ...... 10 1.1.1. Khái niệm hệ sinh thái ............................................................................. 10 1.1.2. Cấu trúc và chức năng hệ sinh thái.......................................................... 12 1.1.3. Dịch vụ sinh thái...................................................................................... 14 1.1.4. Phân loại dịch vụ sinh thái ...................................................................... 16 1.2. SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI TẠI VIỆT NAM.. 17 1.2.1. Đa dạng các hệ sinh thái của Việt Nam .................................................. 17 1.2.2. Các nghiên cứu về hệ sinh thái ở Việt Nam ............................................ 21 CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 24 2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 24 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................. 24 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 24 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 25 2.2.1. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa (thu thập số liệu sơ cấp) ........... 25 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu (số liệu thứ cấp)……. ................................................................................................................ 26 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích không gian ......................................................... 27 Nghiêm Thị Phƣợng 2
- Luận văn thạc sĩ khoa học 2.2.4. Phƣơng pháp phân loại hệ sinh thái ........................................................ 27 2.2.5. Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) ........................ 28 2.3.6. Phƣơng pháp phân tích dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái ................ 29 2.3.7. Phƣơng pháp lập bản đồ phân bố các hệ sinh thái .................................. 29 CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 31 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN ĐÀ BẮC............... 31 3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đà Bắc ........................................................... 31 3.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội huyện Đà Bắc ................................................ 34 3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên và thực trạng môi trƣờng ................................... 41 3.1.4. Đánh giá những lợi thế và hạn chế của huyện Đà Bắc ........................... 42 3.2. ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC HỆ SINH THÁI HUYỆN ĐÀ BẮC.. ......................................................................................................................... 44 3.2.1. Hệ sinh thái đô thị ................................................................................... 44 3.2.2. Hệ sinh thái nông thôn… ........................................................................ 46 3.2.3. Hệ sinh thái vƣờn nhà: các loại cây ăn quả ............................................. 46 3.2.4. Hệ sinh thái nông nghiệp: lúa nƣớc, cây hàng năm, nƣơng rẫy .............. 51 3.2.5. Hệ sinh thái rừng trồng ............................................................................ 54 3.2.6. Hệ sinh thái rừng tự nhiên (trên núi đất, núi đá vôi) ............................... 56 3.2.7. Hệ sinh thái đất trống, đồi núi trọc .......................................................... 59 3.2.8. Hệ sinh thái trảng cây bụi, cỏ .................................................................. 61 3.2.9. Hệ sinh thái hang động ............................................................................ 62 3.2.10. Hệ sinh thái ao, hồ ................................................................................... 64 3.2.11. Hệ sinh thái sông ..................................................................................... 66 3.2.12. Hệ sinh thái suối ...................................................................................... 69 Nghiêm Thị Phƣợng 3
- Luận văn thạc sĩ khoa học 3.2.13. Hệ sinh thái khác: công nghiệp,... ........................................................... 71 3.3. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CÁC HỆ SINH THÁI CỦA HUYỆN ĐÀ BẮC….. 71 3.4. ĐÁNH GIÁ CÁC DỊCH VỤ SINH THÁI CỦA CÁC HỆ SINH THÁI CHÍNH HUYỆN ĐÀ BẮC ........................................................................................ 74 3.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG, QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI HUYỆN ĐÀ BẮC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ – XÃ HỘI… ........................................................................................................................ 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 82 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 85 Nghiêm Thị Phƣợng 4
- Luận văn thạc sĩ khoa học DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu DVST : Dịch vụ sinh thái ĐDSH : Đa dạng sinh học HST : Hệ sinh thái Nghiêm Thị Phƣợng 5
- Luận văn thạc sĩ khoa học DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại dịch vụ sinh thái…………………………………………….. 16 Bảng 1.2. Phân loại các kiểu hệ sinh thái (ecosystem types) ở Việt Nam……................................................................................................................. 20 Bảng 3.1. Diện tích hiện nay của các hệ sinh thái ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình………………………………………………………………………………. 73 Bảng 3.2. Dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái chính và mức độ quan trọng của chúng……………………………………………………………………………... 74 Nghiêm Thị Phƣợng 6
- Luận văn thạc sĩ khoa học DANH MỤC HÌNH TÊN HÌNH TRANG Hình 2.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình 25 Hình 3.1. Thị trấn Đà Bắc 45 Hình 3.2. Chăn nuôi bò tại xã Vầy Nƣa, huyện Đà Bắc 47 Hình 3.3. Mô hình trồng bƣởi Diễn trong vƣờn nhà tại xã Cao Sơn 49 Hình 3.4. Một vƣờn trồng sắn tại xã Hào Lý, huyện Đà Bắc 50 Hình 3.5. Ruộng bậc thang ở huyện Đà Bắc 51 Hình 3.6. Hoạt động canh tác lúa nƣớc 52 Hình 3.7. Dọn nƣơng chuẩn bị vụ canh tác mới 52 Hình 3.8. Ruộng dong riềng 55 Hình 3.9. Chăm sóc bồ đề giống 54 Hình 3.10. Rừng trồng bồ đề trên núi đất 56 Hình 3.11. Rừng trên núi đá vôi 57 Hình 3.12. Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh 57 Hình 3.13. Đồi trọc tại xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc 60 Hình 3.14. Hệ sinh thái trảng cây, bụi cỏ 61 Hình 3.15. Hang động ở xã Hiền Lƣơng, huyện Đà Bắc 63 Hình 3.16. Hồ nuôi cá lồng ở xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc 65 Hình 3.17. Một đoạn sông Đà chảy qua xã Hiền Lƣơng, huyện Đà Bắc 67 Hình 3.18. Một đoạn suối Láo bên cạnh ngầm suối Láo 70 Hình 3.19. Bản đồ hiện trạng các hệ sinh thái huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa 72 Bình (Tỉ lệ 1 : 50 000) Nghiêm Thị Phƣợng 7
- Luận văn thạc sĩ khoa học MỞ ĐẦU Huyện Đà Bắc nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hòa Bình, là một huyện vùng cao điển hình của vùng Tây Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 90 km, và cách thành phố Hòa Bình 20 km. Đây là địa bàn cƣ trú của 5 dân tộc: Mƣờng, Tày, Dao, Thái và Kinh. Với độ cao trung bình 560m so với mặt nƣớc biển, Đà Bắc là một huyện vùng cao, có địa hình đồi, núi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp bị cắt phá mạnh mẽ nên đất có độ dốc lớn. Đà Bắc có những điều kiện tự nhiên tƣơng đối đặc thù. Mặc dù là huyện có diện tích lớn nhất nhƣng diện tích đất nông nghiệp lại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là đất rừng, ngƣời dân chủ yếu làm lâm - nông nghiệp, ít ngành nghề nên kinh tế chƣa phát triển. Nhận định một cách khách quan thì huyện Đà Bắc có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên sinh thái và xã hội để có thể đẩy mạnh phát triển hơn. Tuy nhiên cho đến nay những kế hoạch đƣợc áp dụng tại huyện nhằm cải cách, phát triển kinh tế - xã hội vẫn chƣa cho hiệu quả rõ rệt. Nguyên nhân là do huyện chƣa có nhận định đúng về hiện trạng tổng quan, hay xác định chính xác đƣợc tiềm năng, thế mạnh của huyện để tập trung phát triển. Đáng chú ý hơn là những nghiên cứu về các hệ sinh thái và phân tích tầm quan trọng của dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái tại đây lại không đƣợc chú trọng thực hiện - một trong những nghiên cứu không thể thiếu để đƣa ra định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, theo thống kê mới gần đây nhất về các công trình nghiên cứu về các hệ sinh thái trong địa bàn huyện Đà Bắc thì vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào về sự thay đổi diện tích các hệ sinh thái tại huyện. Những nghiên cứu khoa học về huyện Đà Bắc hiện nay chƣa có nhiều, chƣa có cơ sở dữ liệu giúp các nhà quản lý có những biện pháp thích hợp cho công tác quy hoạch phát triển định hƣớng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với mục tiêu giúp huyện có tầm nhìn bao quát và chính xác hơn về các hệ sinh thái khu vực cũng nhƣ có kết quả phân tích dịch vụ sinh thái giúp khai thác triệt để giá trị của dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái đem lại để có quy hoạch hợp lý và kế hoạch hiệu quả nhằm định hƣớng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đề tài: Nghiêm Thị Phƣợng 8
- Luận văn thạc sĩ khoa học “Xây dựng bản đồ phân bố và đánh giá dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái thuộc huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” đƣợc thực hiện với các mục tiêu chính nhƣ sau: 1. Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của các hệ sinh thái tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ hiện trạng phân bố các hệ sinh thái trong khu vực nghiên cứu. 2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng và mức độ quan trọng của các dịch vụ sinh thái của các hệ sinh thái chính trong khu vực huyện Đà Bắc. 3. Đề xuất một số giải pháp sử dụng, quản lý hệ sinh thái theo định hƣớng phát triển bền vững kinh tế - xã hội cho huyện Đà Bắc. Nghiêm Thị Phƣợng 9
- Luận văn thạc sĩ khoa học CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI 1.1.1. Khái niệm hệ sinh thái Hệ sinh thái (HST) nhƣ những đơn vị chức năng trong sinh giới, các hoạt động của nó nói riêng hay toàn bộ sinh quyển nói chung làm cho thế giới ngày nay ngày càng phát triển và trở nên ổn định vững chắc. Mọi cá thể, mọi quần thể, quần xã sinh vật và những thành viên sống cấu trúc nên HST cũng đƣợc thừa hƣởng những thành quả đó để phát triển và tiến hoá không ngừng. Con ngƣời, đƣơng nhiên cũng là một trong những thành viên của HST. HST là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trƣờng vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tƣơng tác với nhau và với môi trƣờng để tạo nên chu trình vật chất (chu trình sinh-địa-hoá) và sự chuyển hóa của năng lƣợng [7]. Ví dụ: ao, hồ, một khu rừng, một con sông, thậm chí một vùng biển... là những HST điển hình. Khái niệm trên gồm 2 phần: nguyên nhân và hệ quả. Nguyên nhân cơ bản là sự phối hợp của sinh vật với môi trƣờng và sự tác động qua lại giữa chúng. Hệ quả quan trọng là từ sự phối hợp và tác động qua lại lẫn nhau đó nên các tác nhân ở các bậc dinh dƣỡng có sự trao đổi năng lƣợng và vòng tuần hoàn vật chất từ sinh vật đến thiên nhiên rồi trở lại sinh vật. Nhƣ vậy HST bao gồm các sinh vật sống và các điều kiện tự nhiên (môi trƣờng vật lý) nhƣ ánh sáng, nƣớc, nhiệt độ, không khí... Điều quan trọng là tất cả các điều kiện hữu sinh (biotic component) và vô sinh (abiotic component) tác động tƣơng hỗ với nhau và giữa chúng luôn xảy ra quá trình trao đổi năng lƣợng, vật chất và thông tin [6]. HST lại trở thành một bộ phận cấu trúc của một HST duy nhất toàn cầu hay còn gọi là sinh quyển (Biosphere). HST đƣợc nghiên cứu từ lâu và vì vậy, khái niệm này đã ra đời ở cuối thế kỷ Nghiêm Thị Phƣợng 10
- Luận văn thạc sĩ khoa học thứ XIX dƣới các tên goị khác nhau nhƣ “Sinh vật quần lạc” (Dakuchaev, 1846, 1903; Mobius,1877). Sukatsev (1944) mở rộng khái niệm “Sinh vật quần lạc” thành khái niệm “Sinh vật địa quần lạc hay Sinh địa quần lạc” (Biogeocenose) [24]. Thuật ngữ “Hệ sinh thái” (Ecosystem) đƣợc A. Tansley nêu ra vào năm 1935 [24] và trở thành phổ biến, đƣợc sử dụng rộng rãi nhất vì nó không chỉ bao hàm các HST tự nhiên mà cả các HST nhân tạo, kể cả con tàu vũ trụ. Thuật ngữ hệ sinh thái của A. Tansley còn chỉ ra nhũng hệ cực bé (Microecosystem), đến các hệ lớn nhƣ một khu rừng, cánh đồng rêu (Tundra), biển, đại dƣơng và hệ cực lớn nhƣ sinh quyển. Vũ Trung Tạng (2003) đã định nghĩa HST nhƣ sau: “HST là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trƣờng vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tƣơng tác với nhau và với môi trƣờng để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lƣợng” [7]. HST luôn là một hệ động lực hở và tự điều chỉnh, bởi vì trong quá trình tồn tại và phát triển, hệ phải tiếp nhận cả nguồn vật chất và năng lƣợng từ môi trƣờng. Điều này làm cho HST hoàn toàn khác biệt với các hệ thống vật chất khác có trong tự nhiên. Bản thân HST hoàn chỉnh và toàn vẹn nhƣ một cơ thể, cho nên tồn tại trong tự nhiên, hệ cũng có một giới hạn sinh thái xác định. Trong giới hạn đó, khi chịu một tác động vừa phải từ bên ngoài, hệ sẽ phản ứng lại một cách thích nghi bằng cách sắp xếp lại các mối quan hệ trong nội bộ và toàn thể hệ thống phù hợp với môi trƣờng thông qua những “mối liên hệ ngƣợc” để duy trì sự ổn định của mình trong điều kiện môi trƣờng biến động. Tất cả những biến đổi trong hệ xảy ra nhƣ trong một “hộp đen” mà kết quả tổng hợp của nó là “sự trả lời” (hay “đầu ra”) tƣơng ứng với những tác động (hay “đầu vào”) lên hệ thống. Trong sinh thái học ngƣời ta gọi đó là quá trình “nội cân bằng”. Những tác động quá lớn, vƣợt ra khỏi sức chịu đựng của hệ, hệ không thể tự điều chỉnh đƣợc và cuối cùng bị suy thoái rồi bị hủy diệt. Nghiêm Thị Phƣợng 11
- Luận văn thạc sĩ khoa học Các HST, do đó, đƣợc đặc trƣng bởi đặc điểm cấu trúc và sự sắp xếp các chức năng hoạt động của mình một cách xác định. Cấu trúc của hệ phụ thuộc vào đặc tính phân bố trong không gian giữa các thành viên sống và không sống, vào đặc tính chung của môi trƣờng vật lý cũng nhƣ sự biến đổi của các gradient thuộc các điều kiện sống (nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ cao…) theo chiều thẳng đứng và theo chiều nằm ngang. Tổ chức các hoạt động chức năng của hệ đƣợc thiết lập phù hợp với các quá trình mà chúng đảm bảo cho vật chất đƣợc quay vòng và năng lƣợng đƣợc biến đổi [6]. Do hoạt động của hệ trƣớc hết là của quần xã sinh vật, các nguyên tố hoá học di chuyển không ngừng dƣới dạng các chu trình để tạo nên các hợp chất hữu cơ từ các chất khoáng và nƣớc, còn năng lƣợng từ dạng nguyên khai (quang năng - ánh sáng Mặt Trời) đƣợc chuyển thành dạng năng lƣợng hóa học (hoá năng) chứa trong cơ thể thực, động vật thông qua các quá trình quang hợp (ở thực vật) và đồng hóa (ở động vật) rồi chuyển đổi thành nhiệt thông qua quá trình hô hấp của chúng [7]. Chính vì lẽ đó, bất kỳ một hệ thống nào của động, thực vật và vi sinh vật với các điều kiện thiết yếu của môi trƣờng vật lý, dù rất đơn giản, nhƣ một phần tử phế liệu (Detritus) chẳng hạn, hoàn thành một chu trình sống hoàn chỉnh thì đều đƣợc xem là một HST thực thụ. 1.1.2. Cấu trúc và chức năng hệ sinh thái Một HST điển hình đƣợc cấu trúc bởi các thành phần cơ bản sau đây: - Sinh vật sản xuất (Producer – P); - Sinh vật tiêu thụ (Consumer – C); - Sinh vật phân hủy (Decomposer – D); - Các chất vô cơ (CO2, O2, H2O, CaCO3...); - Các chất hữu cơ (protein, lipid, glucid, vitamin, enzym, hoocmon…); - Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lƣợng mƣa...). Nghiêm Thị Phƣợng 12
- Luận văn thạc sĩ khoa học Thực chất, 3 thành phần đầu chính là quần xã sinh vật, còn 3 thành phần sau là môi trƣờng vật lý mà quần xã đó tồn tại và phát triển [6, 7]. Sinh vật sản xuất (Producer - P) là những sinh vật tự dƣỡng (autotrophy), gồm các loài thực vật có màu xanh và một số nấm, vi khuẩn có khả năng quang hợp hoặc hóa tổng hợp. Chúng là thành phần không thể thiếu đƣợc trong bất kỳ HST hoàn chỉnh nào. Nhờ hoạt động quang hợp và hóa tổng hợp của chúng mà nguồn thức ăn ban đầu đƣợc tạo thành để nuôi sống, trƣớc tiên chính những sinh vật sản xuất sau đó, nuôi sống cả thế giới sinh vật còn lại, trong đó kể cả con ngƣời. Sinh vật tiêu thụ (Consumer - C) là những sinh vật dị dƣỡng (heterotrophy) bao gồm tất cả các loài động vật và những vi sinh vật không có khả năng quang hợp và hóa tổng hợp, nói một cách khác, chúng tồn tại đƣợc là dựa vào nguồn thức ăn ban đầu do các sinh vật tự dƣỡng tạo ra. Tuỳ theo đặc điểm tiêu thụ của chúng, đƣợc chia ra: - Sinh vật tiêu thụ bậc 1 (C1): bao gồm những loài động vật ăn thực vật. - Sinh vật tiêu thụ bậc 2 (C2): Bao gồm sinh vật ăn thịt, sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 1 làm thức ăn. - Sinh vật tiêu thụ bậc 3 và bậc 4 (C3 và C4) có thể là sinh vật ăn thịt, sử dụng sinh vật tiêu thụ bậc 2 làm thức ăn. Cũng có thể là ký sinh trùng sống ký sinh trên sinh vật tiêu thụ bậc1 hoặc bậc 2 hoặc động vật ăn xác chết. Sinh vật phân hủy (Decomposer - D) là tất cả các vi sinh vật dị dƣỡng, sống hoại sinh (saprophy). Trong quá trình phân hủy các chất, chúng tiếp nhận nguồn lƣợng hóa học để tồn tại và phát triển, đồng thời giải phóng các chất từ các hợp chất phức tạp ra môi trƣờng dƣới dạng những khoáng chất đơn giản hoặc các nguyên tố hóa học ban đầu tham gia vào chu trình (nhƣ CO2, O2, N2...). Ngoài cấu trúc theo thành phần, HST còn có kiểu cấu trúc theo chức năng. Theo E.D. Odum (1978), cấu trúc của HST gồm các chức năng sau [6]: - Quá trình chuyển hóa năng lƣợng của hệ; Nghiêm Thị Phƣợng 13
- Luận văn thạc sĩ khoa học - Xích thức ăn trong hệ; - Các chu trình sinh địa hóa diễn ra trong hệ; - Sự phân hóa trong không gian và theo thời gian; - Các quá trình phát triển và tiến hoá của hệ; - Các quá trình tự điều chỉnh. Một HST cân bằng là một hệ trong đó 4 quá trình đầu tiên đạt đƣợc trạng thái cân bằng động tƣơng đối với nhau. Sự cân bằng của tự nhiên, nghĩa là mối quan hệ của quần xã sinh vật với môi trƣờng vật lý mà quần xã đó tồn tại đƣợc xác lập và ít thay đổi từ năm này đến năm khác, chính là kết quả cân bằng của 4 chức năng nêu trên trong các HST lớn [7]. Một hệ thống mới trong quá trình phát triển sẽ đạt đến trạng thái cân bằng ổn định, phải sau một thời gian dài tiến hoá thích nghi, trong đó bao gồm sự phát triển tƣơng hỗ của các thành phần cấu trúc. Mỗi một chức năng của hoạt động chức năng lại chứa đựng các phần cấu trúc riêng [7]. Do tính cấu trúc đa dạng nhƣ thế, HST ngày càng hƣớng đến trạng thái cân bằng ổn định và tồn tại vô hạn khi không chịu những tác động mạnh, vƣợt quá ngƣỡng chịu đựng của mình. Cấu trúc và chức năng của HST thay đổi theo không gian và thời gian, vì vậy, cần thay đổi theo không gian và thời gian khi đánh giá, lập bản đồ và quản lý HST. Trong một khu vực nghiên cứu có thể tốt hoặc kém hơn so với các khu vực khác do sự khác nhau về thành phần đất và chế độ thủy văn. Mỗi điều kiện này quy định sự hình thành những loài động vật hay thực vật nhất định. Ở khu vực không gian rộng hơn, nhiệt độ và gradient độ ẩm thay đổi theo vĩ độ, độ cao. Sự thay đổi theo không gian rộng lớn thể hiện sự phong phú của môi trƣờng mà sự thay đổi này ảnh hƣởng đến cảnh quan của vùng, cấu trúc chức năng của HST [7]. Nghiêm Thị Phƣợng 14
- Luận văn thạc sĩ khoa học 1.1.3. Dịch vụ hệ sinh thái Hệ sinh thái (HST) có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con ngƣời thông qua việc cung cấp các dịch vụ. Các nhà sinh thái học đã xác định 4 nhóm dịch vụ sinh thái (DVST) mà các HST cung cấp [29], bao gồm: - Dịch vụ cung cấp: thực phẩm, nƣớc sạch, nguyên liệu, chất đốt, nguồn gen… - Dịch vụ điều tiết: phòng hộ đầu nguồn, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu, điều tiết nƣớc, lọc nƣớc, thụ phấn, phòng chống dịch bệnh… - Dịch vụ văn hoá: giá trị thẩm mỹ, quan hệ xã hội, giải trí và du lịch sinh thái, lịch sử, khoa học và giáo dục… - Dịch vụ hỗ trợ: cấu tạo đất, điều hoà dinh dƣỡng… HST cung cấp cho xã hội dịch vụ đa dạng và phong phú – từ nguồn nƣớc sạch ổn định cho đến đất sản xuất và hấp thụ cacbon. Con ngƣời, các công ty và xã hội đều dựa vào những dịch vụ này – khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất và điều tiết khí hậu. Tuy nhiên hiện nay nhiều HST chƣa đƣợc định giá đúng mức hoặc không có giá trị kinh tế nào cả. Do quyết định hàng ngày đƣợc đƣa ra chỉ ƣu tiên làm sao để thu đƣợc lợi nhuận tài chính ngay lập tức, hàng loạt cấu trúc và chức năng của HST đều bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó. Thuật ngữ DVST đƣợc sử dụng trong dự thảo Luật Đa dạng sinh học và khung chính sách thí điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. “DVST là các lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp mà con ngƣời hƣởng thụ từ các chức năng của HST” đƣợc mô tả trong tài liệu Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ năm 2005 [29]. Bản báo cáo đã xác định danh mục các loại hình DVST cung cấp nhƣ: sản phẩm lƣơng thực, thực phẩm (nhƣ lúa gạo, vật nuôi, thủy hải sản...); các cây công nghiệp (nhƣ bông, gỗ, gai dầu...); các nguồn dƣợc liệu; cung cấp nguồn nƣớc; điều hòa Nghiêm Thị Phƣợng 15
- Luận văn thạc sĩ khoa học không khí; điều tiết nguồn nƣớc; hạn chế xói mòn; các dịch vụ văn hóa (bao gồm cả tinh thần và tôn giáo, các giá trị thẩm mỹ, giải trí, du lịch sinh thái...)... Cũng theo báo cáo, khoảng 60% DVST trên thế giới đang bị suy thoái hoặc khai thác, sử dụng không bền vững. 1.1.4. Phân loại dịch vụ hệ sinh thái Các dịch vụ hệ sinh thái – việc cung cấp tài nguyên thiên nhiên và các chức năng của hệ sinh thái nhằm tạo ra các hàng hoá và dịch vụ có giá trị về kinh tế và môi trƣờng (Hƣớng dẫn tài chính cho hoạt động bảo tồn, 2002). Dựa vào vai trò, chức năng khác nhau của hệ sinh thái, các nhà sinh thái học đã phân thành 4 nhóm chức năng hay 4 loại dịch vụ của hệ sinh thái với mục đích khác nhau về kinh tế - xã hội, bao gồm: Bảng 1.1. Phân loại dịch vụ hệ sinh thái Rừng Biển Đất canh tác/nông nghiệp 1. Dịch vụ - Lƣơng thực - Thực phẩm - Lƣơng thực cung cấp - Nƣớc - Giao thông đƣờng - Nhiên liệu thủy - Nhiên liệu - Sợi - Nguồn gen - Sợi - Nguồn gen - Nguồn gen 2. Dịch vụ - Điều hòa / Ổn định khí - Điều hòa / Ổn định - Điều hòa / Ổn điều tiết hậu khí hậu định khí hậu - Điều tiết lũ lụt / thoát - Điều tiết dịch bệnh. - Bảo trì chất dòng chảy lƣợng / Lọc nƣớc - Giữ trầm tích - Điều tiết dịch bệnh - Hấp thụ CO2 - Phòng hộ đầu nguồn - Thụ phấn - Bảo trì chất lƣợng / Lọc nƣớc Nghiêm Thị Phƣợng 16
- Luận văn thạc sĩ khoa học - Chống gió / bão / sóng - Hấp thụ CO2 - Thụ phấn - Ổn định bờ biển, sông 3. Dịch vụ - Tái tạo chất dinh dƣỡng - Tái tạo chất dinh - Tái tạo chất hỗ trợ dƣỡng dinh dƣỡng - Kiến tạo đất - Sản xuất cơ bản - Kiến tạo đất - Năng suất sinh học - Năng suất sinh học - Năng suất sinh học 4. Dịch vụ - Đa dạng sinh học - Đa dạng sinhhọc - Đa dạng sinh văn hóa học - Thẩm mỹ - Thẩm mỹ - Thẩm mỹ - Đạo đức - Đạo đức - Đạo đức - Tinh thần - Tinh thần - Tinh thần - Giáo dục - Giáo dục - Giáo dục - Giải trí - Giải trí - Du lịch - Du lịch Nguồn: Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ 2005[29] (http://www.milleniumassessment.org) 1.2. SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỆ SINH THÁI TẠI VIỆT NAM 1.2.1. Đa dạng các hệ sinh thái của Việt Nam Đa dạng hệ sinh thái (HST) là một trong ba dạng của Đa dạng sinh học (ĐDSH) và ít đƣợc nhắc đến khi nghiên cứu về ĐDSH vì nó khó và hơn nữa, cách tiếp cận để điều tra nghiên cứu nó chƣa đƣợc các nhà khoa học sinh thái quan tâm nhiều. Định nghĩa do Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế - WWF (1989) quan niệm rằng: “Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng Nghiêm Thị Phƣợng 17
- Luận văn thạc sĩ khoa học triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trƣờng”. Theo Công ƣớc ĐDSH thì “ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các HST trên cạn, ở biển và các HST dƣới nƣớc khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các HST (đa dạng HST)”. Do vậy, ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng HST. Từ ba góc độ này, ngƣời ta có thể tiếp cận với ĐDSH ở cả ba mức độ: mức độ phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ HST (IUCN, 1994). Trong đó, đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST khác nhau [8]. Đa dạng HST có các đặc trƣng khác với 2 cấp độ đa dạng còn lại nhƣ sau: - Có quan hệ chặt chẽ với đa dạng loài, lý do là mỗi kiểu HST đều có đa dạng loài riêng: ở cạn khác ở nƣớc, ở vùng nhiệt đới khác ở vùng ôn đới, ở rừng khác ở đồng cỏ, ở sông khác ở hồ…; - Khi nói đến đa dạng HST là nói đến cả sự đa dạng về các yếu tố môi trƣờng; - Đa dạng HST liên quan đến quần xã sinh vật trong khi đó đa dạng loài liên quan đến quần thể sinh vật và đa dạng di truyền liên quan đến các cá thể; - Bảo tồn đa dạng HST với đối tƣợng chính là cả một HST còn bảo tồn đa dạng loài chỉ với đối tƣợng là loài hay quần thể; - Đa dạng HST dẫn đến đa dạng cảnh quan, các sinh cảnh, các tổ sinh thái, các nơi ở của sinh vật… vì các đơn vị này đều có liên quan đến HST - Đa dạng HST là đối tƣợng nghiên cứu của các nhà sinh thái học trong lúc đó đa dạng loài là đối tƣợng nghiên cứu của các nhà động vật học, thực vật học, vi sinh vật học, và đa dạng di truyền là đối tƣợng nghiên cứu của các nhà di truyền học, sinh học phân tử; Nghiêm Thị Phƣợng 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn