intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của truyền dẫn tỷ giá, độ mở cửa thương mại đến tỷ lệ đánh đổi lạm phát - Sản lượng

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này không tập trung về các yếu tố quyết định vi mô hay vĩ mô của mức độ truyền dẫn tỷ giá, cũng không phải tranh luận làm sao để nhà nước hoạch định chính sách tiền tệ tối ưu trong bối cảnh truyền dẫn. Mà mục tiêu chính của nghiên cứu này là nhằm kiểm định tác động riêng lẻ của truyền dẫn tỷ gía, độ mở cửa thương mại và tác động tương tác tổng hợp của chúng đến tỷ lệ đánh đổi lạm phát – sản lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của truyền dẫn tỷ giá, độ mở cửa thương mại đến tỷ lệ đánh đổi lạm phát - Sản lượng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  Nguyễn Thị Thu Quỳnh ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ, ĐỘ MỞ CỬA THƯƠNG MẠI ĐẾN TỶ LỆ ĐÁNH ĐỔI LẠM PHÁT & SẢN LƯỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 4/2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  Nguyễn Thị Thu Quỳnh ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ, ĐỘ MỞ CỬA THƯƠNG MẠI ĐẾN TỶ LỆ ĐÁNH ĐỔI LẠM PHÁT & SẢN LƯỢNG Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã ngành: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hải Lý THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 4/2018
  3. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _________________________ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: “Ảnh hưởng của truyền dẫn tỷ giá, độ mở cửa thương mại đến tỷ lệ đánh đổi lạm phát- sản lượng” này là công trình nghiên cứu của tôi. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá trong bài nghiên cứu do tác giả thu thập được ghi chú nguồn gốc đáng tin cậy. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu của tác giả. TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 04 năm 2018 Tác giả Nguyễn Thị Thu Quỳnh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT, KÝ HIỆU DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH MINH HOẠ TÓM TẮT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và đóng góp của đề tài .................................................2 1.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................3 1.4. Cấu trúc bài nghiên cứu .................................................................................4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ......................4 2.1. Độ mở cửa thương mại và lạm phát: .............................................................4 2.2. Độ mở cửa thương mại và tỷ lệ đánh đổi: .....................................................5 2.3. Các nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá .............................................................7 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................10 3.1. Nền tảng lý thuyết........................................................................................10 3.1.1. Nền tảng vi mô của truyền dẫn tỷ giá ................................................... 10 3.1.2. Mô hình lý thuyết .................................................................................. 12 3.1.3. Truyền dẫn tỷ giá và sản lượng............................................................. 13 3.1.4. Truyền dẫn tỷ giá, độ mở cửa thương mại và tỷ lệ đánh đổi ................ 15 3.2. Dữ liệu và biến.............................................................................................19 3.2.1. Biến phụ thuộc: Sacrifice ratio (SAC) .................................................. 19
  5. 3.2.2. Biến độc lập .......................................................................................... 22 3.3. Phương pháp thực nghiệm ...........................................................................25 3.3.1. Kiểm định Đa cộng tuyến ..................................................................... 26 3.3.2. Kiểm định Phương sai thay đổi ............................................................ 26 3.3.3. Kiểm định Tự tương quan ..................................................................... 26 3.3.4. Kiểm định Hausman ............................................................................. 27 3.3.5. Mô hình Random Effects ...................................................................... 27 3.3.6. Mô hình hồi quy biến công cụ IV ......................................................... 29 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................30 4.1. Mô hình 1 .....................................................................................................30 4.2. Mô hình 2 .....................................................................................................32 4.3. Mô hình 3 .....................................................................................................33 4.4. Mô hình 4 .....................................................................................................35 4.5. Mô hình 5 .....................................................................................................36 4.5.1. Kiểm định biến nội sinh ........................................................................ 36 4.5.2. Kiểm định biến công cụ ........................................................................ 37 4.6. Kết quả khi loại trừ giá trị ngoại lai.............................................................37 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ....................................................................................39 5.1. Tổng kết nghiên cứu ....................................................................................39 5.2. Hạn chế của bài nghiên cứu và hướng mở rộng ..........................................39 5.2.1. Đối với mô hình lý thuyết: .................................................................... 39 5.2.2. Đối với mô hình thực nghiệm: .............................................................. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT, KÝ HIỆU Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Việt CPI Chỉ số giá tiêu dùng GDP Tổng sản phẩm quốc nội IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế GSO Tổng cục thống kê OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất GLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát 2SLS Hồi quy 2 giai đoạn MH Mô hình OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế VD Ví dụ
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến cho 20 quốc gia từ 1980-2016a ........................21 Bảng 3.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến giải thích ...................................25 Bảng 3.3: Kiểm định đa cộng tuyến ..........................................................................26 Bảng 4.1: Kết quả hồi quy Random Effect: Kiểm định tỷ lệ đánh đổi cho 20 quốc gia, 1980-2016 (robust standard errors) ....................................................................31 Bảng 4.2: Kết quả hồi quy mô hình 5 .......................................................................36 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy khi loại bỏ giá trị ngoại lai: Kiểm định tỷ lệ đánh đổi cho 20 quốc gia, 1980-2016 (robust standard errors) ......................................................38 Danh mục bảng biểu ở phần Phụ lục Bảng 6.1: Các giai đoạn giảm lạm phát và tỷ lệ đánh đổi tương ứng Bảng 6.2: Ước tính truyền dẫn tỷ giá Bảng 6.3: Kiểm định Hausman Bảng 6.4: Mô hình 1 Bảng 6.5: Mô hình 2 Bảng 6.6: Mô hình 3 Bảng 6.7: Mô hình 4 Bảng 6.8: Mô hình 5 Bảng 6.9: Kết quả kiểm tra giá trị ngoại lai bằng DFITS Bảng 6.10: Mô hình 1 sau khi loại trừ giá trị ngoại lai Bảng 6.11: Mô hình 2 sau khi loại trừ giá trị ngoại lai Bảng 6.12: Mô hình 3 sau khi loại trừ giá trị ngoại lai Bảng 6.13: Mô hình 4 sau khi loại trừ giá trị ngoại lai Bảng 6.14: Mô hình 5 sau khi loại trừ giá trị ngoại lai
  8. DANH MỤC HÌNH MINH HOẠ Hình 3.1: VD cách ước tính tỷ lệ đánh đổi ở Hoa Kỳ giai đoạn giảm phát 2005-2009 ...................................................................................................................................20 Hình 4.1. Mối quan hệ giữa SAC và Openness ........................................................34 Hình 4.2: Mối quan hệ giữa SAC và Pass Through ..................................................35
  9. TÓM TẮT Các nghiên cứu gần đây về việc xem xét tác động của mở cửa thương mại đến sự đánh đổi giữa lạm phát và sản lượng đã đạt được những kết quả khác nhau, trong đó có việc phát hiện ra rằng không chỉ độ mở cửa thương mại mới ảnh hưởng đến mối quan hệ đánh đổi lạm phát – sản lượng mà còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ trên. Trong bài nghiên cứu này xem xét các tác động của yếu tố truyền dẫn tỷ giá và kiểm định xem truyền dẫn tỷ giá làm độ mở cửa tác động đến tỷ lệ đánh đổi như thế nào. Đầu tiên, bài viết phát triển một mô hình lý thuyết đơn giản dựa trên nghiên cứu của Daniels và VanHoose (2013) thể hiện ảnh hưởng tương tác của mức độ truyền dẫn và độ mở cửa đến mối quan hệ lạm phát – sản lượng. Tiếp theo bài viết tiến hành kiểm định thực nghiệm bằng một mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên để tìm hiểu bản chất riêng lẻ của từng biến và bản chất tương tác của 2 biến đến tỷ lệ đánh đổi. Kết quả cho thấy rằng mức độ truyền dẫn càng lớn càng làm tăng tỷ lệ đánh đổi, và mức độ mở cửa lớn hơn thì làm giảm tỷ lệ đánh đổi và tương tác tổng hợp của truyền dẫn và độ mở cửa thương mại làm giảm tỷ lệ đánh đổi lạm phát – sản lượng. Từ khóa: Truyền dẫn tỷ giá: Exchange rate pass through Độ mở cửa thương mại: Openness Tỷ lệ đánh đổi: Sacrifice ratio Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên: Random Effect Model Hồi quy biến công cụ IV: Instrumental Variables Regression
  10. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Việc ngân hàng trung ương phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và sản lượng là một trong những chủ đề nghiên cứu phổ biến trong nhiều năm qua. Sự đánh đổi có thể được hiểu là khi một ngân hàng trung ương hoạch định chính sách thiên về kiềm chế lạm phát thì họ phải chấp nhận một mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn đồng nghĩa với việc sản lượng thấp hơn, và ngược lại. Xuất phát từ vấn đề trên, nhiều nghiên cứu đã ra đời và không chỉ tập trung vào xem xét liệu rằng có tồn tại hay không mối quan hệ đánh đổi lạm phát sản lượng nữa mà họ đã mở rộng ra và xem xét có những yếu tố nào tác động lên mối quan hệ đánh đổi trên? Một số tác giả đề xuất rằng các đặc điểm của môi trường kinh tế có thể có ảnh hưởng đến đánh đổi lạm phát – sản lượng, như những dấu hiệu đầu tiên của lạm phát (Ball, Mankiw, Romer và 1988), sự mở cửa của nền kinh tế (Romer 1991) hay bản chất của hợp đồng lao động (Gordon 1982) (gồm có điều kiện lao động, tiền lương) vv…Ngày nay, khi nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới ngày càng mở cửa và hội nhập thì càng có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến mối quan hệ đánh đổi trên, chẳng hạn như mức độ mở cửa thương mại hay mức độ truyền dẫn tỷ giá… Tiếp nối các nghiên cứu trên, nghiên cứu gần đây của Daniels và VanHoose (2013) đã xem xét về việc liệu rằng có tác động của sự mở cửa thương mại và truyền dẫn tỷ giá1 đến sự đánh đổi giữa lạm phát và sản lượng hay không? và tác động đó như thế nào? Bài nghiên cứu của Daniels và VanHoose (2013) đã sử dụng một tỷ số để đại diện cho mối quan hệ đánh đổi giữa lạm phát và sản lượng đó chính là tỷ lệ đánh đổi (sacrifice ratio). Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô ta có thể hiểu tỷ lệ đánh đổi được định nghĩa là một cách đo lường chi phí cắt giảm lạm phát, cũng là số GDP một năm cần thiết để giảm 1 điểm phần trăm lạm phát. Như vậy lấy cơ sở từ bài nghiên 1 Hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá thường được hiểu là mức % thay đổi giá trong nước tính bằng đồng tiền của nước nhập khẩu khi tỷ giá tiền tệ giữa các đối tác thương mại thay đổi 1%. Nói cách khác, hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá chính là độ co giãn của giá trong nước so với tỷ giá.
  11. 2 cứu trên bài viết này sẽ xem xét và kiểm định xem tác động riêng lẻ cũng như đồng thời của truyền dẫn tỷ giá và độ mở cửa đến tỷ lệ đánh đổi thông qua một số quốc gia trên thế giới trong một khoản thời gian nhất định. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và đóng góp của đề tài Bài viết này không tập trung về các yếu tố quyết định vi mô hay vĩ mô của mức độ truyền dẫn tỷ giá, cũng không phải tranh luận làm sao để nhà nước hoạch định chính sách tiền tệ tối ưu trong bối cảnh truyền dẫn. Mà mục tiêu chính của nghiên cứu này là nhằm kiểm định tác động riêng lẻ của truyền dẫn tỷ gía, độ mở cửa thương mại và tác động tương tác tổng hợp của chúng đến tỷ lệ đánh đổi lạm phát – sản lượng. Từ những mục tiêu trên, nền tảng lý thuyết và kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu sẽ tập trung trả lời cho những câu hỏi chính sau đây: 1. Việc mở cửa thương mại có ảnh hưởng gì đến sự đánh đổi lạm phát và sản lượng của các quốc gia? 2. Truyền dẫn tỷ giá có ảnh hưởng đến mối quan hệ đánh đổi lạm phát sản lượng hay không? Và ảnh hưởng qua những kênh nào? 3. Tác động tổng hợp của độ mở cửa thương mại và mức độ truyền dẫn tỷ giá đến sự đánh đổi trên như thế nào? Đóng góp của bài nghiên cứu: Bài nghiên cứu này đã tổng hợp một mô hình lý thuyết đơn giản lấy từ Daniels và VanHoose (2013) lý giải các vấn đề như: nền tảng vi mô của truyền dẫn tỷ giá; mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và sản lượng; hay là mối quan hệ truyền dẫn tỷ giá, độ mở cửa thương mại và tỷ lệ đánh đổi. Từ nền tảng lý thuyết trên, sử dụng một mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên, bài viết đã kiểm định và cho ra kết quả cung cấp bằng chứng định lượng cho mối quan hệ trên. Trước đây đã có nhiều nghiên cứu tác động của truyền dẫn tỷ giá đến yếu tố lạm phát trong nước, tuy nhiên bài nghiên cứu này không nghiên cứu tác động trực tiếp đến lạm phát như
  12. 3 các nghiên cứu cũ mà nghiên cứu gián tiếp thông qua tỷ lệ đánh đổi (chứa đựng biến động của lạm phát), đó cũng là một đóng góp mới của bài viết. 1.3. Nội dung nghiên cứu Đầu tiên, bài nghiên cứu này sẽ đưa ra một mô hình lý thuyết đơn giản lấy từ Daniels và VanHoose (2013) để chỉ rõ làm thế nào mức độ truyền dẫn và mức độ mở cửa có thể tác động đến tỷ lệ đánh đổi và làm thế nào hai yếu tố này có thể tương tác và ảnh hưởng đến tỷ lệ đánh đổi. Mô hình này dự đoán rằng khi mức độ truyền dẫn lớn hơn sẽ làm tăng tác động cùng chiều hoặc làm giảm tác động nghịch chiều của sự mở cửa đến tỷ lệ đánh đổi. Cuối cùng, mô hình chỉ ra rằng tác động tổng thể của sự mở cửa thương mại đến tỷ lệ đánh đổi có khả năng là chưa xác định khi xem xét thêm yếu tố tác động của mức độ truyền dẫn tỷ giá vào nền kinh tế. Tiếp tục phát triển với mô hình thực nghiệm, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu 20 quốc gia trong giai đoạn 1980-20162, tiến hành ước tính tỷ lệ đánh đổi, mức độ truyền dẫn tỷ giá… và kiểm định cho mối quan hệ riêng lẻ cũng như tổng hợp của mức độ mở cửa và mức độ truyền dẫn đến tỷ lệ đánh đổi. Đầu tiên bài nghiên cứu kiểm tra cho mô hình bằng các kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai thay đổi và kiểm định tự tương quan, tiếp đó sử dụng kiểm định Hausman để chọn ra mô hình phù hợp cho bài nghiên cứu chính là mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên. Kết quả kiểm định thấy rằng mức độ truyền dẫn trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ đánh đổi và có ảnh hưởng tới tác động của việc gia tăng sự mở cửa đến tỷ lệ đánh đổi. Cụ thể, ở một mức độ truyền dẫn lớn hơn làm cho tỷ lệ đánh đổi cao hơn và làm giảm các tác động nghịch chiều của sự mở cửa đến tỷ lệ đánh đổi. Đồng thời cung cấp những bằng chứng mạnh mẽ hơn, bài viết cũng sử dụng thêm một mô hình hồi quy biến công cụ IV để kiểm tra tính nội sinh của biến truyền dẫn tỷ giá, kết quả cho thấy biến này không bị nội sinh và mô hình của bài viết là đủ mạnh. 2 Trong đó có Việt Nam chỉ từ năm 1997-2016, do hạn chế về mặt thu thập số liệu
  13. 4 1.4. Cấu trúc bài nghiên cứu Với nội dung nghiên cứu như trên, bài viết được trình bày như sau: Chương 1 - Giới thiệu tổng quan đề tài: trong phần này trình bày tổng quan các vấn đề trong bài nghiên cứu này. Chương 2 - Tổng quan các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá, mức độ mở cửa thương mại và tỷ lệ đánh đổi lạm phát – sản lượng. Gồm có các nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá, quan hệ giữa độ mở cửa thương mại và lạm phát cũng như giữa độ mở cửa thương mại và tỷ lệ đánh đổi. Chương 3 - Trình bày phương pháp nghiên cứu của bài gồm các nền tảng lý thuyết và quá trình kiểm định thực nghiệm bằng mô hình. Quy trình chọn mẫu, nguồn dữ liệu cũng được trình bày trong phần này. Chương 4 - Trình bày kết quả thực nghiệm, tổng hợp và thảo luận kết quả thu được. Chương 5 - Tổng kết toàn bộ bài nghiên cứu, thảo luận về hướng phát triển của đề tài và các hạn chế mà đề tài gặp phải. CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Độ mở cửa thương mại và lạm phát: Mở cửa thương mại có ảnh hưởng đến lạm phát hay không? Một trong những nghiên cứu tiên phong là Romer (1993), ông tìm thấy một mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và mức độ mở cửa thương mại quốc tế ở các quốc gia. Điều này châm ngòi cho một số nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm sau này về tác động của việc mở cửa đến lạm phát trong nước. Romer thấy rằng tỷ lệ lạm phát thấp hơn ở những nền kinh tế mở, ngoại trừ một vài nhóm nhỏ các nước phát triển cao. Romer lập luận rằng mở cửa thương mại càng lớn càng tăng cường tác động nghịch biến do sự mở rộng sản lượng trong nước, do đó làm giảm động cơ đối với một ngân hàng trung ương để tham gia vào hoạch định chính sách lạm phát.
  14. 5 Lane (1997) cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa độ mở cửa và lạm phát, tuy nhiên đặc biệt hơn ông phát triển trên một mô hình áp dụng cho một số nền kinh tế mở nhỏ với các ngành phi ngoại thương được đặc trưng bởi hình thức độc quyền và giá cả cứng nhắc3. Ông nhận thấy rằng sự mở cửa thương mại càng lớn càng làm giảm sản lượng tiềm năng và tăng lạm phát không mong đợi phát sinh từ các ngành phi ngoại thương. Lý do là bởi vì các sản phẩm trong ngành phi ngoại thương thường có giá cả ít thay đổi, trong khi đó tính chất độc quyền làm cho các công ty cắt giảm sản lượng sản xuất và tăng giá để tìm kiếm mức lợi nhuận cao, do đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Tiếp theo, vào năm 1999 Karras sử dụng dữ liệu hằng năm 1953-1990 cho 38 quốc gia nghiên cứu xem liệu rằng những tác động của chính sách tiền tệ lên sản lượng và mức giá có phụ thuộc vào độ mở cửa của nền kinh tế hay không. Ông tìm thấy khi nền kinh tế mở cửa hơn có thể làm giảm tác động của chính sách tiền tệ lên sản lượng nhưng lại tăng tác động của chính sách tiền tệ lên lạm phát. Ông cũng lập luận thêm rằng khi tiền lương danh nghĩa lớn hơn thì tăng cường mở cửa thương mại có thể làm giảm động lực tăng lạm phát của ngân hàng trung ương. Ta có thể thấy các giải thích của Romer, Lane, và Karras ngụ ý rằng những tác động của sự mở cửa đến lạm phát là do các can thiệp chính sách của ngân hàng trung ương. Trong khi đó việc hoạch định chính sách lạm phát của ngân hàng trung ương thì phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố chính: thứ nhất là sự ưu tiên chính sách thiên về sản lượng hay lạm phát, và thứ hai là sau đó phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và sản lượng. Từ động cơ trên đã nảy sinh các nghiên cứu sau này nghiên cứu trực tiếp cho mối quan hệ giữa độ mở cửa thương mại và sự đánh đổi giữa lạm phát và sản lượng. 2.2. Độ mở cửa thương mại và tỷ lệ đánh đổi: Đầu tiên, Temple (2002) có một nghiên cứu về độ mở cửa thương mại, lạm phát và đường cong Phillips, tuy nhiên phần lớn bài này chỉ xem xét mối quan hệ giữa độ 3 Tình trạng giá cả ít thay đổi, thường ít khi giảm
  15. 6 mở cửa thương mại và lạm phát, và tìm thấy rất ít bằng chứng cho rằng tăng cường mở cửa thương mại làm giảm tỷ lệ đánh đổi ở các nước. Sau đó, Daniels và cộng sự (2005) thì có bằng chứng dữ liệu cho thấy khi ngân hàng trung ương độc lập hơn thì tăng cường mở cửa thương mại thực sự làm tăng tỷ lệ đánh đổi, tức là có một mối quan hệ đồng biến giữa mở cửa thương mại và tỷ lệ đánh đổi. Daniels và VanHoose (2006) ủng hộ với quan điểm rằng sự mở cửa thương mại lớn hơn làm tăng tỷ lệ đánh đổi trong một nền kinh tế mở với các công ty xác định hợp đồng tiền lương danh nghĩa. Bằng các lập luận lý thuyết ông thấy rằng khi cạnh tranh giữa các công ty lớn hơn, làm giảm quyền định giá của họ và làm tăng tác động của sản lượng đến sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát. Badinger (2009) cũng đã thu được kết quả phù hợp với dự đoán này trong phân tích dữ liệu từ 91 quốc gia trong khoảng thời gian 1985-2004. Tác động mở cửa thương mại đến tỷ lệ đánh đổi có giống nhau ở các nước? Daniels và VanHoose chỉ ra rằng tác động của tăng cường mở cửa thương mại đến tỷ lệ đánh đổi có thể khác nhau giữa các nước bởi những yếu tố cấu trúc khác nhau. Các yếu tố đó có thể là: chế độ chính trị (Caporale và Caporale, 2008), thuế thu nhập lũy tiến (Daniels và VanHoose, 2009a), chu chuyển vốn (Daniels và VanHoose, 2009b ), cấu trúc thị trường lao động (Bowdler và Nunziata, 2010), hay dựa vào các mặt hàng nhập khẩu trong sản xuất (Pickering và Valle, 2012). Bowdler (2009) kiểm định mối quan hệ giữa sự mở cửa và tỷ lệ đánh đổi khi có sự ảnh hưởng của chế độ tỷ gía. Tác giả sử dụng dữ liệu từ năm 1980-1990 và tìm ra một mối quan hệ ngược chiều giữa độ mở cửa và tỷ lệ đánh đổi, điều này tương phản với nghiên cứu của Daniels và cộng sự (2005). Lý do tác giả giải thích cho sự trái ngược này là đối với giai đoạn sau 1980 bên cạnh chính sách tiền tệ thì các nước đã quan tâm đến chiến lược chống lạm phát, do đó trong thời kỳ nhà nước giảm lạm phát thường kết hợp với tăng tỷ giá hối đoái thực và chính điều này đã
  16. 7 dẫn đến một tác động âm giữa độ mở cửa và tỷ lệ đánh đổi. Tác giả còn thấy rằng tác động âm này càng mạnh mẽ hơn khi nhà nước sử dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt. Cavelaars (2009) thì thấy rằng bản chất của mối quan hệ giữa độ mở cửa và tỷ lệ đánh đổi có khả năng bị ảnh hưởng bởi chi phí thương mại và mức độ cạnh tranh trên thị trường hàng hóa, nhưng ông chưa tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ cho chiều của mối quan hệ trên. Có thể thấy trên đây đã có nhiều quan điểm trái ngược nhau làm cho mối quan hệ giữa độ mở cửa và tỷ lệ đánh đổi trở nên khó xác định. Nghiên cứu mới đây của Daniels và VanHoose (2013) cung cấp một động lực mới cho lý do tại sao tác động của độ mở cửa đến tỷ lệ đánh đổi bị mơ hồ về mặt lý thuyết. Tác giả cho rằng yếu tố truyền dẫn tỷ giá có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ trên, nên họ tập trung vào nghiên cứu trên cả lý thuyết và thực nghiệm sự tương tác giữa mức độ mở cửa và mức độ truyền dẫn tỷ giá đến tỷ lệ đánh đổi. Về mặt lý thuyết Daniels và VanHoose lập luận dựa trên ảnh hưởng của truyền dẫn qua 2 kênh: trực tiếp thông qua mức giá cả và gián tiếp thông qua tỷ giá hối đoái. Kết quả mô hình lý thuyết vẫn chưa thể xác định khi các tác động là ngược chiều nhau đối với 2 kênh trên. Họ tiếp tục kiểm định thực nghiệm với mô hình dữ liệu bảng gồm 20 nước từ 1971 đến 2004. Và kết quả thực nghiệm của họ cho thấy độ mở cửa có tác động ngược chiều với tỷ lệ đánh đổi (phù hợp với Bowdler (2009)), mức độ truyền dẫn tỷ giá có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ đánh đổi, trong khi tác động tổng hợp của 2 yếu tố này thì cùng chiều với tỷ lệ đánh đổi. 2.3. Các nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá Vì bài nghiên cứu này đang tập trung vào nghiên cứu tác động tổng hợp của 2 yếu tố độ mở cửa thương mại và mức độ truyền dẫn tỷ giá đến tỷ lệ đánh đổi nên trong Chương 2 này cũng sẽ đi qua sơ lược một số nghiên cứu trước đây về truyền dẫn tỷ giá. Câu hỏi đặt ra là “Truyền dẫn tỷ giá là gì? Và làm cách nào để xác định được mức độ truyền dẫn tỷ giá, truyền dẫn tỷ giá ảnh hưởng đến lạm phát của một quốc gia như thế nào?”
  17. 8 Truyền dẫn tỷ giá được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau: nghiên cứu của Goldberg và Knetter (1996) hay Olivei (2002): nó được định nghĩa là phần trăm thay đổi trong giá nhập khẩu do 1% thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa gây ra. Nghiên cứu của tác giả Mc.Carthy, J. (2000) thì xem xét dưới góc độ là mức chuyển của tỷ giá và giá nhập khẩu đến giá cả sản xuất nội địa PPI và giá tiêu dùng CPI. Một số bài nghiên cứu khác như Lian (2006) và Nkunde Mwase (2006), khái niệm về truyền dẫn tỷ giá hối đoái thường được hiểu rộng hơn, đó là mức chuyển của cú sốc tỷ giá vào trong các chỉ số giá, bao gồm chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng, theo đó “truyền dẫn tỷ giá hối đoái là phần trăm thay đổi của các chỉ số giá trong nước khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa thay đổi 1%”. Taylor (2000) cho rằng mức truyền dẫn tỷ giá là nhân tố ngoại sinh tác động đến chính sách tiền tệ và sự ổn định tiền tệ của một quốc gia. Chính sách tiền tệ của một quốc gia càng ổn định và lạm phát càng thấp thì độ mở rộng của truyền dẫn tỷ giá càng nhỏ. Gagnon và Ihrig (2004) cũng đồng tình với quan điểm trên khi lập luận rằng cơ quan hoạch định chính sách ngày càng tập trung nhiều hơn vào ổn định lạm phát dẫn đến lạm phát trung bình thấp hơn và mức độ truyền dẫn cũng giảm. Để ước tính mức độ truyền dẫn, Campa và Goldberg (2005) sử dụng ước lượng dữ liệu bảng và lập luận giải thích sự khác nhau cũng như sự thay đổi theo thời gian của truyền dẫn tỷ giá giữa các quốc gia. Họ cho rằng lạm phát, biến động tỷ giá danh nghĩa, và các yếu tố vĩ mô khác như sản lượng… đóng một vai trò quan trọng việc ước tính truyền dẫn. Và họ cũng tìm thấy rằng những thay đổi trong cơ cấu thương mại đặc biệt là sự dịch chuyển sản xuất lớn hơn so với nhập khẩu của một quốc gia góp phần làm cho mức độ truyền dẫn thấp hơn. Ngoài ra, Marazzi et al. (2005) có một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy ngoài sự thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu, thì sự phát triển thương mại của Trung Quốc có thể làm giảm mức độ truyền dẫn tỷ giá của Mỹ. Họ cho rằng các nước mà truyền dẫn tỷ giá bị giảm lớn nhất là những nước trong đó có giao dịch thương mại phần lớn với Trung Quốc. Sau đó ở một mức độ vĩ mô, Flamini (2007) và Adolfson
  18. 9 (2007) tập trung vào việc thiết kế các chính sách tiền tệ tối ưu và cho thấy mức độ truyền dẫn tỷ giá có thể quy định sự hiệu quả của chính sách tiền tệ. Do đó, kiểm soát mức độ truyền dẫn có thể cải thiện chính sách tiền tệ và do đó làm giảm lạm phát trung bình. Theo lý thuyết thì những thay đổi trong tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát qua các chỉ số giá theo hai kênh là trực tiếp và gián tiếp: Kênh truyền dẫn trực tiếp: theo Nicoleta (2007), có thể nhìn thấy khi một cú sốc trong tỷ giá làm giảm giá đồng nội tệ. Điều này khiến giá cả hàng hóa nhập khẩu trở nên mắc hơn, tức ảnh hưởng đến chỉ số giá nhập khẩu. Nếu hàng hóa đó được dùng cho mục đích tiêu dùng cuối cùng, giá nhập khẩu sẽ ảnh hưởng lên chỉ số giá tiêu dùng; hoặc nếu hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhiên vật liệu dùng cho quá trình sản xuất, sẽ khiến chi phí sản xuất tăng cao, và như một hệ quả đẩy giá tiêu dùng tăng, gây ra áp lực lạm phát. Kênh truyền dẫn gián tiếp: hàm ý khi có sự mất giá của đồng nội tệ, sẽ khiến hàng hóa trong nước rẻ hơn, dẫn đến cầu xuất khẩu của quốc gia tăng. Điều này sẽ gây ra một gia tăng trong cầu lao động, tiền lương và sau đó là tổng cầu, như một hệ quả, có thể khiến lạm phát tăng. Tuy nhiên, ảnh hưởng này chỉ có thể diễn ra trong dài hạn, vì tính chất cứng nhắc của giá cả trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, tình trạng đô la hóa ngày càng tăng trong nền kinh tế có thể là một nhân tố làm khuếch đại hiệu ứng truyền dẫn gián tiếp này. Một khi tỷ giá biến động tăng, đồng nội tệ mất giá sẽ khiến cho giá cả các tài sản được định giá bằng đồng ngoại tệ (như bất động sản, hàng hóa xa xỉ như ô tô…) sẽ tăng lên. Và đây là nguyên nhân khiến giá cả tiêu dùng tăng. Cơ chế truyền dẫn tỷ giá có thể diễn ra một cách hoàn hảo, không hoàn hảo hoặc không xảy ra tùy vào đặc điểm kinh tế của từng quốc gia. Khi cơ chế này xảy ra hoàn hảo, 1% phá giá nội tệ sẽ làm tăng 1% giá cả nội địa và ngược lại. Nếu đồng nội tệ phá giá nhưng không làm thay đổi giá cả tính bằng nội tệ, ta nói rằng cơ chế
  19. 10 truyền dẫn tỷ giá đã không xảy ra. Trường hợp 1% phá giá làm tăng giá cả ít hơn 1% khi cơ chế truyền dẫn tỷ giá diễn ra không hoàn hảo. Trên đây là tóm tắt sơ lược các nghiên cứu trước đây về truyền dẫn tỷ giá, độ mở cửa thương mại, tỷ lệ đánh đổi và các mối liên hệ giữa chúng. Phần tiếp theo bài viết sẽ trình bày về các nền tảng lý thuyết, sau đó là cách ước lượng tỷ lệ đánh đổi, mức độ truyền dẫn… cũng như kiểm định thực nghiệm cho các ảnh hưởng của độ mở cửa thương mại, mức độ truyền dẫn tỷ giá đến tỷ lệ đánh đổi lạm phát-sản lượng. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nền tảng lý thuyết 3.1.1. Nền tảng vi mô của truyền dẫn tỷ giá Đầu tiên, Campa và Goldberg (2005) đã đề cập một mô hình lý thuyết về truyền dẫn tỷ giá như sau: ký hiệu pM là chỉ số giá tính bởi các nhà sản xuất nước ngoài tại thị trường trong nước (đo bằng đơn vị tiền tệ nước ngoài) được xác định bằng phần mu* cộng với chi phí biên của nhà sản xuất nước ngoài, mc*, như vậy 𝐩𝐌 = 𝐦𝐮∗ (𝛄) + 𝛄𝐦𝐜 ∗ (𝟏) trong đó γ là tham số đo lường mức độ truyền dẫn (từ 0 đến 1), bằng 1 nếu truyền dẫn hoàn toàn, bằng 0 nếu không truyền dẫn. Phần mu* được giả định là một hàm số của giá cả (tính bằng đơn vị tiền tệ nước ngoài) xác định bằng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước (𝐩 − 𝐬) và một chỉ số cố định trong nền kinh tế tổng hợp, 𝛟: 𝐦𝐮∗ (𝛄) = 𝛟 + (𝟏 − 𝛄)(𝐩 − 𝐬) (𝟐) Các chi phí biên của nhà sản xuất nước ngoài được tính bằng giá tính bởi các nhà sản xuất nước ngoài tại thị trường nước ngoài và ký hiệu là p*. Giá này phụ thuộc tiền lương tại thị trường nước ngoài w* và nguồn cầu tại các thị trường nước ngoài
  20. 11 cũng chính là thu nhập nước ngoài, y*. Chi phí biên của các nhà sản xuất nước ngoài, do đó, được thể hiện như 𝐦𝐜 ∗ = 𝛗𝐰 ∗ + 𝛗𝐲 ∗ = 𝐩∗ (𝟑) Do đó, chỉ số giá tính bởi các nhà sản xuất nước ngoài tại thị trường trong nước là 𝐩𝐌 = 𝛟 + (𝟏 − 𝛄)(𝐩 − 𝐬) + 𝛄(𝛗𝐰 ∗ + 𝛗𝐲 ∗ ) (𝟒) Với chỉ số cố định 𝛟 được chuẩn hóa để thống nhất (vì vậy mà log của chỉ số này, ϕ, bằng không), và thay p* vào phương trình (4), chỉ số giá tính bởi các nhà sản xuất nước ngoài tại thị trường trong nước có thể được thể hiện ngắn gọn hơn như sau 𝐩𝐌 = (𝟏 − 𝛄)(𝐩 − 𝐬) + 𝛄𝐩∗ (𝟓) Chỉ số này chỉ ra rằng:  Không truyền dẫn khi γ = 0 và pM = p – s, tức là chỉ số giá trong nước chỉ phụ thuộc vào sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.  Truyền dẫn hoàn toàn khi γ = 1 và pM = p*, tức là chỉ số giá trong nước phụ thuộc hoàn toàn vào chi phí biên của nhà sản xuất nước ngoài.  Còn truyền dẫn không đầy đủ khi, 0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0