Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm xác định ảnh hưởng của từng loại vốn xã hội, cũng như các yếu tố nhân khẩu học và đặc điểm gia đình đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên. Đề xuất chính sách nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm thiểu các hành vi tiêu cực cho sức khỏe của thanh thiếu niên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ HÀ MINH ẢNH HƢỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN SỨC KHỎE VÀ HÀNH VI SỨC KHỎE CỦA THANH THIẾU NIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ THỊ HÀ MINH ẢNH HƢỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN SỨC KHỎE VÀ HÀNH VI SỨC KHỎE CỦA THANH THIẾU NIÊN Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển (Kinh tế và Quản trị lĩnh vực sức khỏe) Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời Hƣớng Dẫn Khoa Học: PGS. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Ảnh hƣởng của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên” là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu và tài liệu trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Những tài liệu tham khảo và kế thừa đều đƣợc trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên. Ngƣời thực hiện luận văn Đỗ Thị Hà Minh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ABSTRACT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................3 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................4 1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................4 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................5 1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................5 1.6 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ...................................................................5 1.7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN....................................................................6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................8 2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ..................................................................8 2.1.1 Thanh thiếu niên ..................................................................................8 2.1.2 Sức khỏe ..............................................................................................9 2.1.3 Hành vi sức khỏe .................................................................................9 2.1.4 Vốn xã hội .........................................................................................12 2.2 MỐI LIÊN HỆ GIỮA VỐN XÃ HỘI VÀ SỨC KHỎE, HÀNH VI SỨC KHỎE .........................................................................................................17
- 2.3 MÔ HÌNH ĐO LƢỜNG VỐN XÃ HỘI THANH THIẾU NIÊN ..............21 2.4 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN ........................23 2.5 KHUNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ......................31 2.5.1 Khung phân tích.................................................................................31 2.5.2 Giả thuyết nghiên cứu........................................................................35 2.6 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ..............................................................................36 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................37 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................................37 3.2 THANG ĐO VỐN XÃ HỘI CỦA THANH THIẾU NIÊN .......................38 3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BIẾN ...............................................40 3.3.1 Mô hình nghiên cứu ...........................................................................40 3.3.2 Biến và đo lƣờng các biến trong mô hình .........................................43 3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................................48 3.4.1 Quy mô mẫu ......................................................................................48 3.4.2 Phƣơng pháp chọn mẫu .....................................................................48 3.4.3 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................49 3.5 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .................................................50 3.6 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ..............................................................................52 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................53 4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ....................................................................53 4.2 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO VỐN XÃ HỘI .................................................56 4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) ...........................................58 4.3.1 Vốn xã hội gia đình ...........................................................................59 4.3.2 Vốn xã hội trƣờng học .......................................................................59 4.3.3 Vốn xã hội khu phố ...........................................................................60 4.3.4 Vốn xã hội cộng đồng........................................................................61 4.4 HỒI QUY BINARY LOGISTIC.................................................................62 4.4.1 Mô hình 1: Hành vi sức khỏe ............................................................63
- 4.4.2 Mô hình 2: Sức khỏe .........................................................................73 4.5 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ..............................................................................82 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................83 5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................83 5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................85 5.3 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GỢI Ý NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................89 5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu.....................................................................89 5.3.2 Gợi ý nghiên cứu tiếp theo ................................................................ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ..................................... 27 Bảng 3.1: Thang đo vốn xã hội thanh thiếu niên ................................................... 38 Bảng 3.2: Tóm tắt mô tả và định nghĩa các biến .................................................... 46 Bảng 4.1: Tóm tắt đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................ 54 Bảng 4.2: Tóm tắt thống kê mô tả về hành vi tiêu cực cho sức khỏe của thanh thiếu niên...................................................................................... 55 Bảng 4.3: Tóm tắt thống kê mô tả về sức khỏe của thanh thiếu niên .................... 56 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo vốn xã hội .................. 58 Bảng 4.5: Thang đo điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá ................................................................... 62 Bảng 4.6: Các biến trong mô hình hành vi sức khỏe ............................................. 64 Bảng 4.7: Phân loại dự báo trong mô hình hành vi sức khỏe ................................ 65 Bảng 4.8: Mô phỏng xác suất thực hiện hành vi tiêu cực cho sức khỏe thay đổi .................................................................................................. 67 Bảng 4.9: Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên......................................................................................................... 70 Bảng 4.10: Kết quả hệ số hồi quy trong mô hình hành vi sức khỏe ........................ 71 Bảng 4.11: Dự báo theo kịch bản các yếu tố tác động trong mô hình hành vi sức khỏe .................................................................................... 73 Bảng 4.12: Các biến trong mô hình sức khỏe .......................................................... 75 Bảng 4.13: Phân loại dự báo trong mô hình sức khỏe ............................................. 76 Bảng 4.14: Mô phỏng xác suất có sức khỏe tốt thay đổi ......................................... 77 Bảng 4.15: Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe của thanh thiếu niên ..................... 79 Bảng 4.16: Kết quả hệ số hồi quy trong mô hình sức khỏe ..................................... 80 Bảng 4.17: Dự báo theo kịch bản các yếu tố tác động trong mô hình sức khỏe ........................................................................................................ 81
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Hai khía cạnh của vốn xã hội ................................................................. 14 Hình 2.2: Ảnh hƣởng của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe cá nhân ................................................................................................... 19 Hình 2.3: Mô hình đo lƣờng vốn xã hội của thanh thiếu niên ............................... 23 Hình 2.4: Khung phân tích ..................................................................................... 35
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT EFA: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) GDTX: Giáo dục thƣờng xuyên THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thong TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh VXH: Vốn xã hội WHO: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
- TÓM TẮT Khái niệm vốn xã hội mặc dù đã thu hút rất nhiều sự quan tâm trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau nhƣng lại rất ít nghiên cứu tìm hiểu vai trò của vốn xã hội đối với vấn đề sức khỏe, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên trong khi đây đƣợc xem là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng, có nhiều nguy cơ thực hiện hành vi tiêu cực cho sức khỏe. Cũng nhƣ, một tỷ lệ lớn tử vong sớm ở tuổi trƣởng thành đƣợc coi là có tiền đề từ tuổi thanh thiếu niên này. Bằng việc sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy Binary Logistic, nghiên cứu này tìm hiểu ảnh hƣởng của yếu tố vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên thông qua dữ liệu sơ cấp từ khảo sát 320 thanh thiếu niên (tuổi từ 10 – 24 tuổi) hiện đang theo học tại các trƣờng trên địa bàn phƣờng 12, quận Tân Bình, TP.HCM. Trong đó, yếu tố vốn xã hội của thanh thiếu niên đƣợc đánh thông qua 31 chỉ báo, phân thành 4 loại là: VXH Gia đình, VXH Trƣờng học, VXH Khu phố, và VXH Cộng đồng. Hành vi sức khỏe đƣợc tìm hiểu trong nghiên cứu này là những hành vi tiêu cực cho sức khỏe của thanh thiếu niên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá, từ thang đo vốn xã hội bao gồm 4 loại đƣợc xây dựng ban đầu, 1 thang đo mới đã hình thành bao gồm 30 biến quan sát, phân thành 5 loại là: VXH Gia đình, VXH Trƣờng học, VXH Khu phố, VXH Cộng đồng, và VXH Tham gia. Tiếp đó, mô hình hồi quy Binary Logistic đƣợc sử dụng để tìm hiểu ảnh hƣởng của từng loại vốn xã hội này đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên, bên cạnh các yếu tố nhân khẩu học và đặc điểm gia đình thanh thiếu niên. Kết quả cho thấy, cả 5 loại vốn xã hội đều có tƣơng quan có ý nghĩa thống kê với việc thực hiện hành vi tiêu cực cho sức khỏe của thanh thiếu niên. Trong khi đó, chỉ có 4 trong 5 loại vốn xã hội này đƣợc tìm thấy là có ảnh hƣởng tích cực đến sức khỏe của thanh thiếu niên; không tìm thấy mối tƣơng quan nào giữa yếu tố VXH Tham gia và sức khỏe thanh thiếu niên.
- ABSTRACT Although the concept of social capital has attracted a lot of researchers' attention in many different fields, there is very little research to understand the role of social capital in health, especially is in adolescents while they are considered vulnerable, and they have a high risk of performing dangerous behaviors for health. Likewise, a large proportion of premature death in adulthood is considered to have a premise from this adolescence. By using Exploratory Factor Analysis (EFA) and Binary Logistic regression model, this study explores the impact of social capital on health and health behavior of adolescents through primary data from directly surveying 320 adolescents (aged 10-24 years) currently enrolled in schools in Ward 12, Tan Binh District, Ho Chi Minh City. In particular, the social capital element of young people is assessed through 31 indicators, divided into 4 categories: Family social capital, School social capital, Neighborhood social capital, and Community social capital. Health behaviors found in this study are negative behaviors for the health of adolescents. The research results show that, after Cronbach's Alpha test and exploratory factor analysis, from the social capital scale including 4 types were originally built, 1 new scale was formed including 30 observed variables, classified into 5 categories: Family social capital, School social capital, Neighborhood social capital, Community social capital, and Participation social capital. Next, the Binary Logistic regression model is used to understand the impact of each type of social capital on the health and health behavior of adolescents, in addition to demographic factors and family characteristics. The results showed that all 5 types of social capital have a statistically significant correlation with the implementation of negative behaviors for the health of adolescents. Meanwhile, only 4 of the 5 types of social capital were found to have a positive effect on the health of adolescents. No correlation was found between Participation social capital and adolescent health.
- 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sức khỏe là một trong những vấn đề quan trọng đƣợc quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đầu tƣ cho sức khỏe là đầu tƣ cho sự phát triển, góp phần xây dựng nguồn lực có chất lƣợng để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao tầm vóc và thể lực ngƣời Việt Nam là vấn đề then chốt và cấp bách của nƣớc ta hiện nay, trong đó thanh thiếu niên là đối tƣợng cần lƣu tâm bởi Việt Nam đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ thanh thiếu niên cao nhất trong lịch sử khi chiếm khoảng 33% dân số và dự kiến thời kỳ này sẽ kéo dài cho đến năm 2040. Thanh niên đƣợc xem là lực lƣợng xã hội to lớn, là nguồn nhân lực quan trọng và là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tƣơng lai, sự phát triển của đất nƣớc. Mặt khác, thanh thiếu niên đƣợc xem là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng và có những hành vi nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, những kết quả sức khỏe hay hành vi sức khỏe trong giai đoạn phát triển này có thể dẫn đến thói quen thực hiện hành vi hay hệ lụy sức khỏe trong suốt phần đời còn lại của họ. Các nghiên cứu thực chứng cho thấy, sức khỏe kém ở tuổi trƣởng thành là kết cục hình thành từ các hành vi nguy cơ sức khỏe đƣợc thiết lập vào thời thơ ấu và tuổi vị thành niên. Một tỷ lệ đáng kể tử vong sớm ở ngƣời trƣởng thành đƣợc coi là có tiền đề từ tuổi thanh thiếu niên (WHO, 1998) Do đó, việc tìm hiểu và xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe cũng nhƣ hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên đƣợc xem là thiết yếu nhằm có những chính sách can thiệp từ sớm để đạt hiệu quả cao trong việc định hƣớng hành vi, nâng cao sức khỏe thanh thiếu niên; hƣớng đến phát triển kinh tế đất nƣớc thông qua phát triển chất lƣợng sức khỏe thể chất và tinh thần nguồn nhân lực cũng nhƣ giảm gánh nặng kinh tế thông qua giảm chi phí về y tế.
- 2 Vốn xã hội đã đƣợc xem nhƣ một nguồn lực to lớn cho xã hội, đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sức khỏe khi Putnam (2000) cho rằng trong các lĩnh vực mà ông từng nghiên cứu, không có lĩnh vực nào mà vốn xã hội lại đóng vai trò quan trọng nhƣ trong lĩnh vực sức khỏe. Xuất phát từ nghiên cứu của Durkheim (1897), ảnh hƣởng của vốn xã hội đối với sức khỏe đƣợc khẳng định thông qua những bằng chứng cho thấy việc hội nhập xã hội góp phần giảm tỷ lệ tử vong trong xã hội. Từ đó đến nay, chủ đề vốn xã hội và sức khỏe đã thu hút rất nhiều các nhà nghiên cứu; đặc biệt đa phần các nghiên cứu thực chứng đều tìm thấy tác động tích cực của vốn xã hội đối với sức khỏe và hành vi sức khỏe. Đối với sức khỏe, các tác dụng tích cực của vốn xã hội đã đƣợc tìm thấy qua các nghiên cứu trƣớc đây có thể kể đến nhƣ là: hạn chế sự gia tăng các bệnh tim mạch, HIV (Williams, Campbell, & MacPhail, 1999); giảm tỷ lệ tử vong (Lochner, Kawachi, Brennan, & Buka, 2003); cải thiện sức khỏe tinh thần (Takenoshita, 2015); giảm trầm cảm (Wu, Hall, Canham, & Lam, 2016). Đối với hành vi sức khỏe, vốn xã hội đƣợc tìm thấy nhƣ là nguồn lực góp phần cải thiện những hành vi nguy hại cho sức khỏe nhƣ hút thuốc, uống rƣợu bia, thiếu hoạt động thể chất, … (Folland, 2005; Danso, 2014), đồng thời thúc đẩy hành vi tích cực cho sức khỏe nhƣ lối sống lành mạnh, chia sẻ thông tin, … (Kawachi, Kennedy, & Glass, 1999; Deri, 2005). Tuy nhiên, ở Việt Nam, mặc dù khái niệm vốn xã hội đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau nhƣng lại có rất ít nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của vốn xã hội trong lĩnh vực sức khỏe. Hơn nữa, đa phần các nghiên cứu về chủ đề này ở Việt Nam lại chỉ tập trung vào đối tƣợng là ngƣời khuyết tật (Takahashi, Thuy, Poudel, Sakisaka, Jimba, & Yasuoka, 2011), phụ nữ (Thuy & Berry, 2013), và ngƣời di cƣ (Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên, 2018), đối tƣợng thanh thiếu niên chƣa đƣợc quan tâm. Từ những điểm nêu trên, có thể thấy yêu cầu cấp thiết đặt ra cho bối cảnh Việt Nam lúc này đó là xác định vai trò cũng nhƣ hƣớng tác động của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên, để từ đó có những chính
- 3 sách nhằm phát huy tối đa tác dụng của nguồn lực sẵn có này, nhằm mục tiêu phát triển đất nƣớc. Bên cạnh các tác động tích cực của vốn xã hội trong lĩnh vực sức khỏe đã đƣợc công bố, một số nghiên cứu khác trên thế giới về chủ đề này lại cho ra những kết quả trái chiều. Chẳng hạn, kết quả nghiên cứu ở Nga của Rose (2000) cho thấy, không tìm thấy mối tƣơng quan nào giữa việc tham gia vào các tổ chức và sức khỏe. Tƣơng tự, Bush & Baum (2001) cũng không tìm thấy liên hệ nào giữa hoạt động cộng dân và sức khỏe, nhƣng lại tìm thấy tác động tích cực của việc tham gia vào các câu lạc bộ, hội, nhóm đến sức khỏe. Việc cho ra các kết quả nghiên cứu khác nhau này chủ yếu do cách tiếp cận và đo lƣờng vốn xã hội khác nhau. Điều này đặt ra yêu cầu cho nghiên cứu là phải đánh giá tất cả các khía cạnh khác nhau của vốn xã hội để có thể đƣa ra kết luận về vai trò của vốn xã hội, thay vì chỉ xem xét 1 khía cạnh riêng lẻ nào đó nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây. Hơn nữa, khái niệm và khung đo lƣờng vốn xã hội trong các nghiên cứu truyền thống trƣớc đây đa phần đƣợc xây dựng và phát triển trong khuôn khổ ngƣời lớn, và đƣợc cho là không thể đầy đủ trong bối cảnh của ngƣời trẻ vì cuộc sống của những ngƣời trẻ tuổi có thể khác với ngƣời lớn về không gian và kết nối xã hội. Tóm lại, một nghiên cứu dành riêng cho thanh thiếu niên là rất cần thiết nhằm tìm hiểu làm thế nào để tận dụng nguồn lực vốn xã hội sẵn có trong việc định hƣớng điều chỉnh hành vi sức khỏe và cải thiện sức khỏe của họ trong bối cảnh nƣớc ta hiện nay. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Thanh thiếu niên đƣợc xem là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng và có những hành vi nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, những kết quả sức khỏe hay hành vi trong giai đoạn đang phát triển này có thể dẫn đến thói quen thực hiện hành vi hay hệ lụy sức khỏe trong suốt phần đời còn lại của họ. Cho đến nay, đã có nhiều lý thuyết đề cập đến vốn xã hội nhƣ là nguồn lực tiềm năng giúp định hƣớng hành vi sức khỏe cũng nhƣ cải thiện sức khỏe nhƣng thực tế có rất ít nghiên cứu hƣớng đến đối tƣợng
- 4 thanh thiếu niên. Mặt khác, các nghiên cứu thực nghiệm lại cho ra các kết quả khác nhau do thƣờng chỉ tập trung vào một khía cạnh của vốn xã hội, trong khi đây là biến đa chiều và phụ thuộc vào bối cảnh. Ngoài ra, bên cạnh vốn xã hội thì các yếu tố về nhân khẩu học cũng nhƣ đặc điểm gia đình cũng đƣợc chứng minh là có ảnh hƣởng đến sức khỏe và hành vi sức khỏe ở thanh thiếu niên. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm: 1. Xây dựng mô hình đo lƣờng vốn xã hội của thanh thiếu niên 2. Xác định ảnh hƣởng của từng loại vốn xã hội, cũng nhƣ các yếu tố nhân khẩu học và đặc điểm gia đình đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên 3. Đề xuất chính sách nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm thiểu các hành vi tiêu cực cho sức khỏe của thanh thiếu niên 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt đƣợc những mục tiêu kể trên, nghiên cứu này tập trung trả lời những câu hỏi sau: 1. Vốn xã hội của thanh thiếu niên bao gồm những loại nào và đo lƣờng ra sao? 2. Ảnh hƣởng của các loại vốn xã hội, cũng nhƣ các yếu tố nhân khẩu học và đặc điểm gia đình đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên? 3. Những giải pháp nào cho việc cải thiện sức khỏe và giảm thiểu hành vi tiêu cực cho sức khỏe của thanh thiếu niên? 1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng của nghiên cứu này là vốn xã hội và sức khỏe, hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên.
- 5 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, nghiên cứu này xem xét vốn xã hội cũng nhƣ sức khỏe và hành vi sức khỏe ở cấp độ cá nhân; trên cơ sở đó thực tế hóa vốn xã hội và vai trò của nó, cũng nhƣ các yếu tố nhân khẩu học và đặc điểm gia đình đối với sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên. Về không gian, nghiên cứu này đƣợc thực hiện và giới hạn trong phạm vi thông tin thu thập từ những thanh thiếu niên đang theo học tại các trƣờng trên địa bàn phƣờng 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh . Về thời gian, nghiên cứu dựa trên dữ liệu sơ cấp do tác giả thu thập trong năm 2018. 1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở lƣợc khảo lý thuyết cũng nhƣ nghiên cứu thực nghiệm liên quan, thang đo vốn xã hội thanh thiếu niên đƣợc xây dựng. Thang đo vừa xây dựng sẽ đƣợc đánh giá chất lƣợng thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha. Tiếp đó, phƣơng pháp phân tích nhân tố khám khá (EFA) đƣợc thực hiện nhằm khám phá cấu trúc biến tiền ẩn của thang đo vốn xã hội thanh thiếu niên. Đến đây, mục tiêu nghiên cứu đầu tiên đã hoàn thành. Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu thứ 2 là xác định ảnh hƣởng của các loại vốn xã hội cũng nhƣ các yếu tố nhân khẩu học và đặc điểm gia đình đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên, mô hình hồi quy Binary Logistic đƣợc áp dụng. 1.6 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này giúp cung cấp cái nhìn tổng quan về vốn xã hội thanh thiếu niên, là cơ sở cho các nghiên cứu vi mô về tác động của vốn xã hội thanh thiếu niên trong bối cảnh Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ ảnh hƣởng của các loại vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe trong thanh thiếu niên.
- 6 Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã đề xuất các chỉ báo đo lƣờng vốn xã hội thanh thiếu niên trong bối cảnh Việt Nam. Ngoài ra, dựa trên kết quả nghiên cứu, thanh thiếu niên sẽ có nhận thức về nguồn lực vốn xã hội của bản thân để có thể tận dụng nguồn lực này trong việc cải thiện sức khỏe. Đồng thời, cũng thông qua kết quả nghiên cứu, các nhà làm chính sách có thể đề ra những chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích từ vốn xã hội, nhằm định hƣớng hành vi, nâng cao sức khỏe thanh thiếu niên; hƣớng đến phát triển kinh tế đất nƣớc thông qua phát triển chất lƣợng thể chất, tinh thần nguồn nhân lực cũng nhƣ giảm gánh nặng kinh tế thông qua giảm chi phí về y tế. 1.7 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn có kết cấu 5 chƣơng, nội dung tóm tắt của từng chƣơng nhƣ sau: CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU Chƣơng này giới thiệu khái quát về vấn đề, mục tiêu, câu hỏi, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Cuối cùng tóm tắt những ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn của nghiên cứu này. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chƣơng này trƣớc hết trình bày các khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu, từ đó đề xuất khung đo lƣờng yếu tố vốn xã hội của thanh thiếu niên. Tiếp theo, trên cơ sở lƣợc khảo các lý thuyết nền và nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu về ảnh hƣởng của vốn xã hội đối với sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên đƣợc đề xuất. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong chƣơng này, sau khi tóm tắt sơ lƣợc quy trình thực hiện nghiên cứu, thang đo vốn xã hội của thanh thiếu niên đƣợc đề xuất; bên cạnh đó là mô hình
- 7 nghiên cứu cũng nhƣ các biến và đo lƣờng các biến trong mô hình. Ngoài ra, chƣơng này cũng trình bày những thông tin về quy mô mẫu, cách thức chọn mẫu, cách thức thu thập dữ liệu, cũng nhƣ phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu nhằm mục tiêu nghiên cứu. CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chƣơng này trƣớc hết trình bày kết quả kiểm định thang đo vốn xã hội của thanh thiếu niên đã xây dựng. Thang đo đạt chất lƣợng tiếp tục đƣợc đƣa vào mô hình hồi quy nhằm mục tiêu nghiên cứu chính là xác định ảnh hƣởng của vốn xã hội đến sức khỏe và hành vi sức khỏe của thanh thiếu niên. Tiếp theo, những kết quả thu đƣợc đƣợc đƣa ra trình bày và thảo luận. CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Chƣơng này trình bày tóm tắt lại những kết quả mà nghiên cứu đạt đƣợc. Trên cơ sở đó đề xuất những hàm ý về mặt chính sách nhằm cải thiện sức khỏe và định hƣớng hành vi sức khỏe theo hƣớng tích cực thông qua việc tận dụng nguồn lực vốn xã hội.
- 8 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chƣơng này trình bày những khái niệm chính đƣợc sử dụng trong đề tài, trên cơ sở đó đề xuất khung đo lƣờng vốn xã hội của thanh thiếu niên. Tiếp đó, các lý thuyết nền và nghiên cứu thực nghiệm có liên quan về mối liên hệ giữa vốn xã hội và hành vi sức khỏe cũng nhƣ sức khỏe của thanh thiếu niên đƣợc lƣợc khảo. Cuối cùng, khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe và hành vi sức khỏe thanh thiếu niên đƣợc trình bày. 2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2.1.1 Thanh thiếu niên Thanh thiếu niên đƣợc hiểu là sự kết hợp giữa hai nhóm tuổi, là thiếu niên và thanh niên. Đây là một giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em và ngƣời trƣởng thành trong sự phát triển của con ngƣời, đƣợc coi là giai đoạn phát triển nhanh nhất của con ngƣời. Con ngƣời trong giai đoạn chuyển tiếp này sẽ diễn ra những thay đổi lớn cả về thể chất lẫn tinh thần, nhận thức, tình cảm. Do đó, đây là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng, thƣờng nhầm lẫn giữa cái đúng và cái sai. Cho đến nay, chƣa có sự thống nhất hoàn toàn về giới hạn lứa tuổi của giai đoạn này. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì thiếu niên là độ tuổi từ 10 – 19 tuổi và thanh niên là từ 19 – 24 tuổi. Luật Thanh niên Việt Nam lại quy định, độ tuổi thanh niên là từ đủ 16 – 30 tuổi. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy, trong độ tuổi từ 16 – 30 tuổi có sự khác biệt tách nhóm ở mốc 24, 25 tuổi; đó là đa phần thanh niên từ 25 tuổi trở lên đã bắt đầu đi làm, có kinh tế độc lập và tách khỏi gia đình. Theo đó, nhóm thanh niên từ 25 tuổi trở lên sẽ mang tính chất độc lập, chủ động hơn và có môi trƣờng xã hội và sự kết nối xã hội tƣơng đối giống với ngƣời trƣởng thành hơn so với nhóm thanh niên từ 24 tuổi trở xuống. Nghiên cứu này nhắm đến tìm hiểu vốn xã hội của những đối tƣợng còn mang tính phụ thuộc lớn, do đó xác định thanh thiếu niên là đối tƣợng từ 10 đến 24 tuổi và còn đi học.
- 9 2.1.2 Sức khỏe Khái niệm sức khỏe thƣờng đƣợc đề cập đến ở hai cấp độ là vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mô, khái niệm sức khỏe đề cập đến sức khỏe dân số; còn ở cấp độ vi mô, vấn đề sức khỏe cá nhân đƣợc dùng để biểu thị sức khỏe. Nhằm mục đích nghiên cứu, luận văn này chỉ tập trung phân tích sức khỏe cá nhân. McDowell (2006) đã định nghĩa sức khỏe là khả năng sống sót và đo lƣờng bằng tỷ lệ tử vong. Bên cạnh đó, ông bổ sung thêm sức khỏe còn có nghĩa là “sự vắng mặt” của bệnh tật và sử dụng tỷ lệ bệnh tật để đo lƣờng. Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO (1948), sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải là không có bệnh hay thƣơng tật. Đây đƣợc xem là một định nghĩa khá bao quát và đƣợc chấp nhận rộng rãi vì bao gồm đầy đủ các phƣơng diện của sức khỏe là thể chất, tinh thần và xã hội. Đo lƣờng sức khỏe Luận văn này dựa theo các nghiên cứu liên quan trƣớc đó, đo lƣờng sức khỏe thông qua chỉ số sức khỏe tự định (hay sức khỏe tự đánh giá). Đây là một chỉ số sức khỏe khá phổ biến, đƣợc sử dụng trong phần lớn các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sức khỏe và vốn xã hội. Chỉ số này đo lƣờng sức khỏe dựa trên tình trạng sức khỏe do từng cá nhân tự đánh giá theo cảm nhận tổng quát về sức khỏe của mình (Fujiwara & Kawachi, 2008). Mặc dù mang tính chủ quan nhƣng chỉ số này có ƣu điểm là phản ánh đƣợc cả những bệnh mới phát và bệnh nặng, bao gồm cả tình trạng sức khỏe thể chất, tâm lý cũng nhƣ tinh thần. Ngoài ra, chỉ số này cũng có thể phản ánh cả tình trạng sức khỏe hiện tại lẫn những khả năng bị bệnh (Habibov & Afandi, 2011). 2.1.3 Hành vi sức khỏe Theo Conner & Norman (1996), hành vi sức khỏe là bất kỳ hành động nào đƣợc thực hiện nhằm mục đích phòng ngừa hay phát hiện bệnh tật, hoặc nhằm cải thiện sức khỏe và hạnh phúc. Tƣơng tự, trong cuốn cẩm nang nghiên cứu về hành vi sức khỏe của mình, Gochman (1997) cũng đã đƣa ra khái niệm hành vi sức khỏe
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn