Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp hoàn thiện văn hóa tổ chức nhằm nâng cao kết quả kinh doanh tại Agribank Bến Tre
lượt xem 5
download
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp Agribank Bến Tre nhận dạng được VHTC làm cơ sở cho Ban giám đốc điều chỉnh các nhân tố văn hóa ảnh hưởng đến KQKD của đơn vị tạo nên sự khác biệt hóa so với các đối thủ cạnh tranh góp phần phát triển và giữ vững, phát triển thị phần dẫn đầu ở tỉnh Bến Tre.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp hoàn thiện văn hóa tổ chức nhằm nâng cao kết quả kinh doanh tại Agribank Bến Tre
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM MINH TUẤN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA TỔ CHỨC NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI AGRIBANK BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM MINH TUẤN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA TỔ CHỨC NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI AGRIBANK BẾN TRE CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.HOÀNG LÂM TỊNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi có sự hỗ trợ của người hướng dẫn khoa học là TS. Hoàng Lâm Tịnh. Những số liệu nêu trong luận văn được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được trích dẫn từ các tài liệu, tạp chí ghi trong phần tài liệu tham khảo. Những nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và được rút ra từ thực tiễn quá trình nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng về kết quả luận văn của mình. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 03 năm 2015 Tác giả luận văn Phạm Minh Tuấn
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của các tập thể và cá nhân. Tác giả xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu và các quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, quý thầy cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến TS.Hoàng Lâm Tịnh – người trực tiếp hướng dẫn - đã tận tình chu đáo chỉ bảo, giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác giả trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn. Một lần nữa xin chân thành cám ơn! Tp.Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 03 năm 2015 Tác giả luận văn Phạm Minh Tuấn
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .........................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. ............................................................. 2 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................... 3 1.6. Kết cấu của đề tài. ........................................................................................... 3 CHƯƠNG 2 :CƠ SỞ LÝ THUYẾT VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA TỔ CHỨC .....4 2.1. Cơ sở lý thuyết................................................................................................. 4 2.1.1. Khái niệm về văn hóa. ............................................................................ 4 2.1.2. Khái niệm Văn hóa tổ chức ................................................................... 6 2.1.3. Cấu trúc VHTC ...................................................................................... 7 2.1.4. Những đặc tính của VHTC .................................................................... 9 2.1.5. Phân loại VHTC ................................................................................... 11 2.1.6. Ảnh hưởng của VHTC đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. .. 15 2.1.7. Các mô hình nghiên cứu liên quan ..................................................... 16 2.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị. ....................................................................... 18 2.2.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị. ............................................................... 18
- CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. .........................................................................................................................20 3.1. Quy trình và phương pháp nghiên cứu. ................................................ 20 3.1.3. Điều chỉnh thang đo likert .................................................................. 23 3.2. Cơ sở lý thuyết kiểm định thang đo ............................................................ 26 3.3. Kết quả nghiên cứu VHTC ảnh hưởng lên KQKD của Agribank Bến Tre. ........................................................................................................................ 28 3.3.2.1. Thống kê mô tả mẫu: ................................................................... 28 3.3.5. Điều chỉnh mô hình thực tế của Argibank chi nhánh Bến Tre ........ 35 3.3.6. Thảo luận kết quả và so sánh kết quả nghiên cứu .............................. 36 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HÓA TỔ CHỨC ẢNH HƯỞNG KẾT QỦA KINH DOANH TẠI AGRIBANK BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 ...............................................................................................................38 4.1. Tổng quan về Agribank................................................................................ 38 4.2. Giới thiệu về Agribank Bến Tre .................................................................. 38 4.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................ 38 4.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý. ........................................................................ 39 4.2.4. Các hoạt động kinh doanh. .................................................................. 41 4.3. Thực trang kinh doanh của Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 - 2014. .. 42 4.3.1. Hoạt động huy động vốn. ..................................................................... 42 4.3.2. Hoạt động sử dụng vốn. ....................................................................... 43 4.3.3. Hoạt động dịch vụ................................................................................. 43 4.3.4. Kết quả tài chính của Agribank Bến Tre giai đoạn 2010-2014 ........ 45 4.3.5. Thị phần của Agribank Bến Tre. ........................................................ 46 4.4. Thực trạng VHTC tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2014 ............. 48 4.4.1. Phân tích thực trang VHTC theo từng biến quan sát: ..................... 49 4.4.2. Thực trạng triển khai “Cẩm nang Văn hóa Agribank” tại Agribank Bến Tre ............................................................................................................ 55
- 4.4.3. Thực trạng một số chính sách tác động đến VHTC. ......................... 57 CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA TỔ CHỨC NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI AGRIBANK ...............................64 BẾN TRE .................................................................................................................64 5.1. Tầm nhìn và sứ mệnh ................................................................................... 64 5.1.1. Tầm nhìn: .............................................................................................. 64 5.1.2. Sứ mệnh:................................................................................................ 64 5.1.3. Mục tiêu đến năm 2020 ........................................................................ 64 5.1.3.1 Mục tiêu tổng quát: ............................................................................ 64 5.1.3.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................. 65 5.2. Các giải pháp hoàn thiện VHTC nhằm nâng cao KQKD. ........................ 66 5.2.1. Mục tiêu quan điểm xây dựng giải pháp. ........................................... 66 5.2.1.3. Văn hóa tổ chức định hướng của Agribank Bến Tre. .................... 66 5.2.2. Các giải pháp hoàn thiện VHTC mang canh tranh nhằm nâng cao KQKD. ............................................................................................................. 67 5.2.3. Giải pháp hoàn thiện VHTC mang tính doanh nhân nhằm nâng cao KQKD. ............................................................................................................. 72 5.2.4. Các giải pháp hoàn thiện VHTC mang tính hành chính nhằm nâng cao KQKD. ...................................................................................................... 74 5.2.5. Các giải pháp hoàn thiện VHTC mang tính tập thể nhằm nâng cao KQKD. ............................................................................................................. 76 KẾT LUẬN ..............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu AGRIBANK Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam DONGA Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á KIENLONG Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long KQKD Kết quả kinh doanh LIENVIET Ngân hàng thương mai cổ phần Bưu điện Liên Việt Ngân hàng thương mai cổ phần phát triển nhà đồng bằng Sông MHB Cửu Long NAMABANK Ngân hàng thương mại cồ phần Nam Á NHTM Ngân hàng thương mại SACOMBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín SCB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn SOUTHERN Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam VHTC Văn hóa tổ chức VIETTIN Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam VNCB Ngân hàng thương mai cổ phần Xây Dựng EFA Exploratory Factor Analysis: Phân tích nhân tố khám phá KMO Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin Sig Observed significance level: Mức ý nghĩa quan sát Statiscal Package for the Social Sciences: Phần mềm thống kê cho SPSS khoa học xã hội VIF Variance inflation factor: Hệ số nhân tố phóng đại phương sai
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1: Tỷ lệ loại hình VHTC theo nghiên cứu tại Malaysia .........................17 Bảng 3. 1: Thang đo VHTC và KQKD của Nguyễn Tấn Phong (2008) .............24 Bảng 3. 2: Thang đo, mã hóa VHTC và KQKD tại Agribank Bến Tre .............25 Bảng 3. 3: Hệ số Cronbach Alpha của các thang đo yếu tố VHTC và KQKD (N= 165) ....................................................................................................................31 Bảng 3. 4: Kết quả phân tích EFA và xoay nhân tố với các yếu tố VHTC ........33 Bảng 3. 5: Kết quả EFA và xoay nhân tố đối với yếu tố phụ thuộc KQKD ......35 Bảng 3. 6: So sánh trung bình và độ lệch chuẩn của hai nghiên cứu .................36 Bảng 4. 1: Bảng tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh Agribank Bến Tre qua 4 giai đoạn .........................................................................................................39 Bảng 4. 2: Bảng tổng hợp trình độ chuyên môn cán bộ nhân viên Agribank Bến Tre năm 2014 ...........................................................................................................40 Bảng 4. 3: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của Agribank Bến Tre giai đoạn 2010-2014 .................................................................................................42 Bảng 4. 4: Kinh doanh ngoại tệ của Agribank Bến Tre 2010-2014 ....................44 Bảng 4. 5: Tốc độ tăng trưởng kinh doanh ngoại tệ 2010-1014 .........................44 Bảng 4. 6 :Bảng tổng hợp dịch vụ thẻ Agribank Bến Tre 2010 - 2014 ...............45 Bảng 4. 7: Kết quả tài chính của Agribank Bến Tre 2010 - 2014 .......................45 Bảng 4. 8: Kết quả tài chính của Agribank Bến Tre 2010 - 2014 .......................47 Bảng 4. 9: Tổng hợp các biến theo nghiên cứu định tính và định lượng. ..........48 Bảng 4. 11: Giá trị bình quân một hệ số lương kinh doanh 2010-2014 .............59 Bảng 4. 12: Số lượng cán bộ lãnh đạo quản lý tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2011 – 2014 ...............................................................................................................60
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1: Các mức độ VHTC ..................................................................................7 Hình 2.2 : Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của VHTC đến KQKD của doanh nghiệp tại Malaysia………………………………………………………………17 Hình 2. 3: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của VHTC đến KQKD của doanh nghiệp .......................................................................................................................18 Hình 2. 4: Mô hình nghiên cứu đề nghị................................................................19 Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................20 Hình 4.1 : Sơ đồ tổ chức tại Agribank Bến Tre…………………………………40
- TÓM TẮT ĐỀ TÀI Nghiên cứu này được thực hiện nhằm : Áp dụng thang đo văn hóa tổ chức và thang đo KQKD dựa trên công trình nghiên cứu của Deshpande, Farley( 1993) và nghiên cứu của Md. Zabib Abdul Rashid, Murali Sambasivan and Juliana Johari (2003) đã được Nguyễn Tấn Phong(2008) kiểm định tại các doanh nghiệp TP. HCM. Từ đó tác giả kế thừa và áp dụng vào Agribank Bến Tre để tìm những nhân tố văn hóa tổ chức tác động đến KQKD tại Agribank Bến Tre. Từ kết quả nghiên cứu đưa ra “Các giải pháp hoàn thiện những yếu văn hóa nhằm nâng cao KQKD” của đơn vị. Mô hình nghiên cứu gồm 4 thành phần văn hóa tổ chức đó là : văn hóa tổ chức mang tính cạnh tranh, văn hóa tổ chức mang tính doanh nhân, văn hóa tổ chức mang tính hành chính, văn hóa tổ chức mang tính tập thể. Các yếu tố văn hóa này tác động đến KQKD theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tấn Phong(2008) thực hiện nghiên cứu tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM. Kế thừa kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính tại Agribank Bến Tre, thành lập bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ 80 mẫu tiến hành phân tích định lượng bằng phần mềm SPSS 22 nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát cho các thang đo phù hợp với tình hình của đơn vị. Sau đó tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức với 165 mẫu là các nhân viên làm việc toàn thời gian tại Agribank Bến Tre để đánh giá thang đo tìm mô hình đặc thù cho đơn vị trên phần mềm SPSS 22. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo văn hóa tổ chức và KQKD điều phù hợp trong nghiên cứu này. Thang đo văn hóa tổ chức gồm 4 thành phần như trên từ 12 biến quan sát phát triển thành thang đo văn hóa tổ chức gồm 21 biến quan sát; thang đo KQKD từ 1 thành phần 4 biến quan sát. Kết quả phân tích thử hồi quy cho thấy các yếu tố văn hóa đều tác động dương đến KQKD. Với những yếu tố văn hóa tìm được tác giả phân tích thực trạng VHTC tại Agribank Bến Tre trên các nội dung : Thực trạng triển khai “ Cẩm nang văn hóa Agribank”
- Phân tích thực trạng các yếu tố HVTC theo các biến quan sát. Phân tích các chính sách tác động đến các yếu tố VHTC. Phân tích việc thực hiện các chế độ tác động đến VHTC Từ kết quả nghiên cứu và phân tích thực trang VHTC, tác giả đưa ra 4 nhóm giải pháp gồm: các giải pháp hoàn thiện VHTC mang tính cạnh tranh; các giải pháp hoàn thiện VHTC mang tính doanh nhân; các giải pháp hoàn thiện VHTC mang tính hành chính; các giải pháp hoàn thiện VHTC mang tính tập thể theo những biến quan sát tìm được tại Agribank với mục tiêu phát triển và cải tiến phẩm dịch vụ nâng cao sự hài lòng của khách hàng nâng cao năng lực canh tranh, giữ vững và nâng cao thị phần nhằm nâng cao kết quả kinh doanh tại Agribank Bến Tre.
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay, VHTC có thể được coi là một loại tài sản vô hình trên cơ sở sự kết hợp hài hoà các yếu tố cần thiết trong mỗi doanh nghiệp, tạo sự gắn kết từng cá nhân trong tập thể doanh nghiệp, tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. VHTC còn tạo ra sự thống nhất và tuân thủ cao của mọi thành viên đối với tổ chức, mặt khác xây dựng VHTC là một yêu cầu tất yếu của chính sách phát triển thương hiệu vì VHTC góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. VHTC là nhằm tạo ra quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp mà không phải dùng tới chỉ đạo. VHTC không chỉ có tác dụng thúc đẩy cho doanh nghiệp thực hiện phương thức kinh doanh “lấy con người làm trung tâm”, mà còn làm cho năng lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết hiệp đồng tập thể của doanh nghiệp cao hơn, tăng thêm sự gắn bó của nhân viên với đơn vị, nâng cao hiệu quả kinh doanh. VHTC nhằm tiêu chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của mọi người. VHTC còn tạo nên sự khác biệt hóa với đối thủ cạnh tranh là cái mà đối thủ cạnh tranh không thể bắt chước được như chiến lược. Do đó VHTC tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt với đối thủ. Những năm gần đây, Agribank Bến Tre tổ chức, triển khai “Cẩm nang văn hóa Agriabank”, thực hiện đổi mới phong cách giao dịch, tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Cẩm nang văn hóa Agribank” do Hội đồng thành viên ban hành nhầm. - VHTC trở thành nguồn nội lực trong hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Tre. - VHTC trở thành những giải pháp quản trị điều hành cũng cố uy tín, vị thế của Agribank Bến Tre. - VHTC trở thành phẩm chất, đạo đức, nếp sinh hoạt và làm việc của cán bộ nhân viên, trở thành truyền thống của Agribank Bến Tre, cũng cố niềm tin
- 2 của khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng của các dịch vụ trên địa bàn Bến Tre. Với những lý do trên nên tác giả chọn đề tài “Các giải pháp hoàn thiện văn hóa tổ chức nhằm nâng cao kết quả kinh doanh tại Agribank Bến Tre” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình góp phần nâng cao hình ảnh và tính cạnh tranh Argibank Bến Tre trong điều kiện hội nhập ngày nay. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài gồm: - Xác định các yếu tố VHTC tác động đến KQKD của Agribank Bến Tre. - Khảo sát, phân tích thực trạng các yếu tố VHTC tác động đến KQKD tại Agribank Bến Tre. - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện văn hóa tổ chức nhằm nâng cao KQKD tại Agribank Bến Tre 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố văn hóa tổ chức tác động đến KQKD của Agribank Bến Tre. - Phạm vi nghiên cứu: Agribank Bến Tre, các chi nhánh trực thuộc, Phòng giao dịch trực thuộc. - Đối tượng khảo sát: Các cán bộ quản lý, và nhân viên tại Agribank Bến Tre các chi nhánh trực thuộc và các Phòng giao dịch trực thuộc. 1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp định tính: dựa trên mục tiêu nghiên cứu, lý thuyết về VHTC, lý thuyết KQKD, các thang đo đã được kiểm định nước ngoài và trong nước để hình thành mô hình nghiên cứu. Sau đó tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp 20 ý kiến, kế đến là phỏng vấn tay đôi, sau cùng là thảo luận nhóm chuyên gia + Phương pháp định lượng: dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát dựa trên bảng câu hỏi tổng hợp qua bước nghiên cứu định tính, tiến hành khảo sát sơ bộ và chính thức là các nhân viên làm việc tại Agribank Bến Tre. Mẫu điều tra trong
- 3 nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện nhân viên làm việc toàn thời gian tại Agribank Bến Tre. Sau đó dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22 để đánh giá thang đo, phân tích nhân tố khám phá. + Phương pháp phân tích tình huống: thông qua các thông tin thứ cấp bao gồm các quy định về tài liệu văn hóa của Agribank Bến Tre và “Cẩm nang văn hóa” do Hội đồng thành viên ban hành. 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Giúp Agribank Bến Tre nhận dạng được VHTC làm cơ sở cho Ban giám đốc điều chỉnh các nhân tố văn hóa ảnh hưởng đến KQKD của đơn vị tạo nên sự khác biệt hóa so với các đối thủ cạnh tranh góp phần phát triển và giữ vững, phát triển thị phần dẫn đầu ở tỉnh Bến Tre 1.6. Kết cấu của đề tài. Luận văn được kết cấu thành 5 chương Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về Văn hóa và Văn hóa tổ chức. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Chương 4: Thực trang văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến KQKD tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2010 – 2014. Chương 5: Các giải pháp hoàn thiện VHTC nhằm nâng cao KQKD tại Agribank Bến Tre giai đoạn 2015 – 2020. Kết luận Tài liệu kham khảo
- 4 CHƯƠNG 2 :CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm về văn hóa. Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, liên quan đến mọi mặt cuộc sống con người do vậy có nhiều cách hiểu. Trong cuộc sống hàng ngày văn hóa thường được hiểu là văn học, thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, phim ảnh. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ăn mặc, ăn uống, cư xử và cả đức tín, tri thức được tiếp nhận.Văn hóa được xem như một lĩnh vực đặc biệt của đời sống xã hội. Nó là trung tâm định hướng giá trị và điều tiết mọi hoạt động của con người, đồng thời còn là quá trình nhân hóa chính bản thân con người trong đời sống xã hội. Ngày nay, có hàng trăm cách tiếp cận về văn hóa trên các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo E.Heriôt thì “cái gì còn lại khi tất cả những cái khác quên đi – cái đó là văn hóa”. Theo nhà xã hội học Herskovist trong cuốn “Man and this work” cho rằng“ văn hóa là lối sống của một tập đoàn người và xã hội là tập thể được tổ chức bởi cá nhân tuân theo lối sống đó. Nói rõ hơn thì xã hội là tổ chức của con người, còn những hoạt động của họ là văn hóa”. Bên cạnh đó, V. Dobrianốp một nhà xã hội học Mácxít, người Bungari cũng nhận định rằng: Bất cứ xã hội nào cũng tồn tại bởi ba yếu tố hợp thành nên hệ tương tác xã hội, đó là hoạt động xã hội - chủ thể xã hội - quan hệ xã hội. Những hoạt động xã hội cơ bản là: Hoạt động tái sinh ra loài - Hoạt động sản xuất vật chất - Hoạt động sản xuất tinh thần - Hoạt động giao tiếp - Hoạt động điều tiết (quản lý) Chủ thể xã hội gồm: Cá nhân - Nhóm - Thể chế xã hội - Xã hội tổng thể. Quan hệ xã hội gồm có: Quan hệ sản xuất - Quan hệ tiêu dùng - Quan hệ trao đổi - Quan hệ phân tích. Văn hóa là sự kế thừa từ các kinh nghiệm và niềm tinh được đúc kết từ cuộc sống (Sapir,1911). Văn hóa là tổng hợp giá trị của hành động suy nghĩ, quá khứ và hiện tại của một xã hội. Nó là sự tổng hợp cả các truyền thống, thủ tục, phương
- 5 pháp được kế thừa ( Bogardus, 1934). Văn hóa là những mô hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên những biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người… Hệ thống văn hóa vừa là kết quả hành vi, vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp theo (Kroeber và Kluckhohn, 1952). Năm 2002, UNESCO đã đưa ra khái niệm văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Có thể thấy khái niệm văn hóa của UNESCO (2002) bao hàm đầy đủ ý nghĩa nhất: văn hóa bao gồm toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần, có tính kế thừa từ lịch sử, chủ thể là con người và các mối quan hệ, là những qui tắc, giá trị, quan điểm chung được xã hội thừa nhận. Do đó khi tiếp cận khái niệm văn hóa, tùy từng mục tiêu, mục đích khác nhau của người nghiên cứu mà dựa trên cách tiếp cận khác nhau và từ đó hình thành các định nghĩa khác nhau về khái niệm văn hóa. Xem xét mối tương quan giữa văn hóa và xã hội chúng ta có thể lựa chọn ra bốn cách tiếp cận chủ yếu sau, đó là : tiếp cận giá trị học, tiếp cận hoạt động, tiếp cận nhân cách và tiếp cận ký hiệu học. Cả bốn góc tiếp cận này tuy khác nhau nhưng chúng đều dựa trên những nguyên tắc chung đó là dựa trên mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, dựa trên hình thái kinh tế xã hội và những nguyên tắc hoạt động của triết học Mác như nguyên tắc thực tiễn… Tùy cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau mà có những định nghĩa khác nhau về khái niệm này. Mỗi định nghĩa đều có điểm mạnh, điểm yếu của nó. Có thể nó chỉ đề cập đến một khía cạnh này mà bỏ qua khía cạnh kia của khái niệm văn hóa. Nhiệm vụ của chúng ta là phải xuất phát từ đối tượng nghiên cứu mà chọn định nghĩa cho phù hợp, để qua định nghĩa nó sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ nội dung cần nghiên cứu và làm cho việc nghiên cứu thuận lợi và có hiệu quả hơn. Nhưng dù định nghĩa có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì bao giờ nó cũng có điểm chung đó là: văn hóa là cái do con người tạo ra, cái đặc hữu của con người. Mọi thứ văn hóa đều là văn hóa thuộc về con người, các thứ tự nhiên không thuộc
- 6 về khái niệm văn hóa. Văn hóa là đặc trưng căn bản, phân biệt con người với động vật, cũng là tiêu chí căn bản, phân biệt sản phẩm nhân tạo và sản phẩm tự nhiên (Trần Ngọc Thêm, 2009). 2.1.2. Khái niệm Văn hóa tổ chức Khái niệm VHTC thường được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau bởi nhiều nhà nghiên cứu.Tuy nhiên, VHTC là động lực thúc đẩy hành vi của nhân viên và là tài sản vô hình của tổ chức (Lismen, Chan, Margaret, Shaffer, v.v…2004). VHTC rất khó sao chép, bắt chước do tính đặc thù phức tạp tính tế nhị, và khéo léo của văn hóa. Có thể xem xét một số định nghĩa của một vài tác giả tiêu biểu sau. Tác giả Luthans (1992) định nghĩa VHTC bao gồm các chuẩn mực đạo đức, hệ thống giá trị niềm tin và bầu không khí tại môi trường làm việc của tổ chức. Theo quan điểm của Schein (1992) văn hóa là một hình thức của các giả thuyết cơ bản – được phát minh, khám phá, phát triển bởi một nhóm khi họ học cách đối phó với các vấn đề liên quan đến việc thích nghi với bên ngoài và hội nhập với bên trong – đã phát huy tác dụng và được coi như có hiệu lực và do đó được truyền đạt cho các thành viên mới thực hiện theo. Còn hai tác giả Recado và Jolloy (1997), khi nói đến VHTC, người ta thường nói về hệ thống giá trị và niềm tin đã được hiểu và chia sẻ bởi các thành viên trong một tổ chức. VHTC có thể giúp định hình và xác định các hành vi ứng xử của các thành viên và các chính sách tổ chức. Văn hóa thể hiện trình độ nhận thức của một tổ chức – có nghĩa là chúng chứa đựng những phẩm chất đặc thù có thể sử dụng để phân biệt với các tổ chức khác về một phương diện nào đó (Gold, 1982). VHTC là kết quả từ kinh nghiệm của nhóm và nó âm thầm ảnh hưởng một cách sâu sắc. VHTC bao gồm những gì có giá trị, sự chi phối của phong cách lãnh đạo, ngôn ngữ và các ký hiệu, các quy trình và thói quen, các khái niệm về thành công đặc trưng cho tổ chức (Schein, 2004). Tóm lại, các khái niệm VHTC mà các nhà nghiên cứu đưa ra có các đặc tính: Giải thích theo bản chất các mối quan hệ giữa con người: xem cá nhân như là thành phần của tổ chức, tổ chức như một phần của xã hội.
- 7 Các khái niệm liên quan đến kiểm soát hành vi: các chuẩn mực, kinh nghiệm, quy tắc ngầm, quy định buộc các thành viên phải tuân theo. Hệ thống các giá trị, niềm tin, cách nhận thức, phương pháp tư duy được thừa hưởng từ lịch sử và được tổ chức thừa nhận. Những nét đặc trưng của tổ chức. VHTC là yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động, là yếu tố giúp tổ chức thích nghi với môi trường. 2.1.3. Cấu trúc VHTC Theo Schien (2004), VHTC chia làm ba mức độ (level) khác nhau dựa trên mức độ cảm nhận các giá trị văn hóa trong tổ chức theo sơ đồ sau: Những quá trình và cấu trúc Mức độ thứ nhất hữu hình của doanh nghiệp (Artifacts) Mức độ thứ hai Những giá trị được chấp nhận ( Espoused Values) Những quan niện chung Mức độ thứ ba (Basic Underlying Assumptions) Hình 2. 1: Các mức độ VHTC (Nguồn : Đỗ Thị Phi Hoài, 2009, trang 20) 2.1.3.1. Mức độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của tổ chức: Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn thấy, nghe và cảm nhận khi tiếp xúc với tổ chức có nền văn hóa xa lạ như: - Kiến trúc, cách bày trí, công nghệ, sản phẩm. - Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp. - Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp. - Lễ nghi và lễ hội hàng năm. - Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp.
- 8 - Ngôn ngữ, cách ăn mặc, phương tiện đi lại, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thường thấy của các thành viên các nhóm làm việc trong doanh nghiệp. - Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức. - Hình thức mẫu mã sản phẩm. - Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp. Đây là cấp độ văn hóa có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên, nhất là các yếu tố vật chất như: kiến trúc, bài trí, đồng phục,… Cấp văn hóa này có đặc điểm chung là ảnh hưởng nhiều của tính chất công việc kinh doanh của doanh nghiệp, quan điểm của người lãnh đạo… Tuy nhiên, cấp độ văn hóa này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong VHTC. 2.1.3.2. Mức độ thứ hai (Espoused Values): Bao gồm những giá trị được tuyên bố là những quy định, triết lý, mục tiêu chiến lược và những mục tiêu riêng của doanh nghiệp, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và được doanh nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng. Những giá trị được công bố cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và và diễn đạt chúng một cách rõ ràng chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn các thành viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong tổ chức. 2.1.3.3. Mức độ thứ ba ( Basic underlying Assumptions) Đó là những quan niệm chung: những ý nghĩa niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp. Trong bất cứ cấp độ văn hóa nào (văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh, VHTC..) cũng đều có quan niệm chung, được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lý trong hầu hết các thành viên trong nền văn hóa đó. Để hình thành được các quan niệm chung một cộng đồng văn hóa phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý nhiều tình huống thực tiễn. Vì thế khi hình thành các quan niệm chung khó bị thay đổi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thương hiệu phân tích tình huống bia Saigon Special trong giai đoạn 2007-2010
153 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn