Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM
lượt xem 5
download
Đề tài đã đánh giá được mức độ CBTTTN và tìm ra các nhân tố tác động đến mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM. Từ đó, tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM. Kết quả nghiên cứu chính thức này của tác giả là một gợi ý cho các doanh nghiệp trên sàn UPCoM trong việc lựa chọn thông tin tự nguyện để công bố cho các đối tượng liên quan sử dụng, nhằm nâng cao tính hữu ích của thông tin được công bố, tạo niềm tin với nhà đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỊNH THỊ HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN TRÊN BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN SÀN UPCOM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỊNH THỊ HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN TRÊN BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN SÀN UPCOM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Trịnh Thị Hợp
- MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Trang PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tích cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3 5. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 3 6. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ......................... 5 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................................. 5 1.2 Các nghiên cứu trong nước .............................................................................. 8 1.3 Khe hổng nghiên cứu ..................................................................................... 11 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................... 12 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................... 13 2.1 Những vấn đề chung về công bố thông tin tự nguyện ................................... 13 2.1.1 Khái niệm công bố thông tin và công bố thông tin tự nguyện .................... 13 2.1.2 Phương tiện công bố thông tin tự nguyện .................................................. 13 2.1.3 Nội dung thông tin tự nguyện công bố trên TTCK ..................................... 14 2.1.4 Đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện .......................................... 16
- 2.2 Những vấn đề chung về báo cáo thường niên ................................................ 17 2.2.1 Khái niệm và mục đích của BCTN ............................................................. 17 2.2.2 Thời điểm lập và công bố BCTN ................................................................ 18 2.2.3 Nội dung cơ bản của BCTN ........................................................................ 18 2.3 Các lý thuyết liên quan đến CBTT................................................................. 20 2.3.1 Lý thuyết chi phí ủy nhiệm ......................................................................... 20 2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng ................................................................ 21 2.3.3 Lý thuyết tín hiệu ........................................................................................ 22 2.3.4 Lý thuyết chi phí sở hữu ............................................................................. 23 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN ............................................. 23 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................... 25 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 26 3.1 Khung nghiên cứu .......................................................................................... 26 3.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 27 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................. 27 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................... 28 3.3 Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 29 3.3.1 Mô hình lý thuyết nghiên cứu ..................................................................... 29 3.3.2 Phát triển giả thuyết nghiên cứu.................................................................. 29 3.3.3 Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTTN................... 36 3.3.4 Đo lường biến .............................................................................................. 38 3.3.5 Chọn mẫu .................................................................................................... 40 3.3.6 Công cụ xử lý dữ liệu .................................................................................. 41 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................... 42
- CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................ 43 4.1 Giới thiệu về sàn GDCK UPCoM .................................................................. 43 4.1.1 Sơ lược về sự ra đời và phát triển của sàn GDCK UPCoM ....................... 43 4.1.2 Vấn đề về công bố thông tin trên thị trường UPCoM ................................ 44 4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu.................................................................................... 45 4.3 Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................... 46 4.4 Kết quả nghiên cứu định lượng ...................................................................... 46 4.4.1 Thống kê mô tả............................................................................................ 46 4.4.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu ................................................................... 52 4.5 Bàn luận về kết quả nghiên cứu ..................................................................... 57 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ................................................................................... 60 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 61 5.1 Kết luận .......................................................................................................... 61 5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 61 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Trang Bảng 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN kế thừa 22 của Dulacha G Barako (2007) Bảng 3.1 Mã hóa các biến đưa vào mô hình nghiên cứu 34 Bảng 3.2 Cách thức đo lường các biến độc lập trong mô hình 36 Bảng 4.1 Mô tả tóm tắt mẫu nghiên cứu 43 Bảng 4.2 Thống kê mô tả mức độ CBTTTN 44 Bảng 4.3 Phân loại mức độ CBTTTN 45 Bảng 4.4 Phân loại tình hình CBTTTN theo nhóm thông tin 45 Bảng 4.5 Thống kê mô tả các biến độc lập có thang đo tỷ lệ 47 Bảng 4.6 Thống kê mô tả các biến độc lập có thang đo định danh 48 Bảng 4.7 Tóm tắt kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 50 Bảng 4.8 Ma trận hệ số tương quan 51 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 52 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi 53 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 53 Bảng 4.12 Kết quả phương trình hồi quy 54 Hình 3.1 Khung nghiên cứu 24 Hình 3.3 Mô hình lý thuyết nghiên cứu 26
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên BGĐ Ban giám đốc BTC Bộ Tài Chính CBTT Công bố thông tin CBTTTN Công bố thông tin tự nguyện CT.HĐQT Chủ tịch hội đồng quản trị CTĐC Công ty đại chúng ĐBTC Đòn bẩy tài chính ĐKGD Đăng ký giao dịch DN Doanh nghiệp HĐQT Hội đồng quản trị KNSL Khả năng sinh lời KNTT Khả năng thanh toán LCTKT Loại công ty kiểm toán NĐT Nhà đầu tư QMHĐQT Quy mô hội đồng quản trị QSHNN Quyền sở hữu nước ngoài QSHTC Quyền sở hữu tổ chức QSHTT Quyền sở hữu tập trung QTCT Quản trị công ty SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TGĐ Tổng giám đốc TTCK Thị trường chứng khoán
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Theo Nguyễn Chí Đức và Hoàng Trọng (2012), trong thị trường chứng khoán (TTCK), thông tin là yếu tố nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của nhà đầu tư. Do vậy, công bố thông tin (CBTT) là trách nhiệm và cũng là nghĩa vụ rất quan trọng đối với các tổ chức khi tham gia thị trường, nhằm đảm bảo tính hiệu quả và công bằng của hoạt động tài chính, góp phần vào sự phát triển lành mạnh của TTCK. Ngày nay, yêu cầu của người sử dụng thông tin ngày càng cao, thông tin họ cần được cung cấp không chỉ là thông tin tài chính mà còn cả thông tin phi tài chính, không chỉ là thông tin bắt buộc mà cả thông tin tự nguyện, không chỉ là thông tin trên BCTC mà trên cả báo cáo thường niên (BCTN) hay các báo cáo quản trị khác. Những năm gần đây, vấn đề tự nguyện CBTT được quan tâm nhiều hơn do CBTT bắt buộc vẫn chưa đáp ứng hiệu quả cho người sử dụng thông tin. Cũng theo Nguyễn Chí Đức và Hoàng Trọng (2012) thì tự nguyện CBTT là một khái niệm khá trừu tượng, đó là việc ngoài các thông tin bắt buộc phải công bố theo quy định, thì người quản lý phải chủ động trong việc công bố rộng rãi các thông tin liên quan đến tình hình tài chính, các thông tin chiến lược cũng như các thông tin phi tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc CBTT của các công ty đại chúng (CTĐC), nhằm tăng cường mức độ và chất lượng thông tin công bố, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư, tạo sự minh bạch và ổn định cho thị trường, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã liên tục có những quy định thích hợp đối với hoạt động CBTT trên thị trường chứng khoán. Cụ thể từ 2007 đến 2015 BTC đã có tới 4 thông tư hướng dẫn về CBTT trên thị trường chứng khoán được ban hành thay thế cho nhau. Gần đây nhất là Thông tư 155/2015/TT-BTC được ban hành để thay thế thông tư 52/2012. Đặc biệt ngày 20/11/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 108/2008-QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán CTĐC chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HaSTC). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc triển khai thị trường UPCoM
- 2 (Thị trường giao dịch cổ phiếu của CTĐC chưa niêm yết). Thị trường UPCoM ra đời tạo tiền đề cho HaSTC xây dựng thị trường OTC có quản lý, góp phần thu hẹp thị trường tự do và hướng tới một thị trường OTC hiện đại. Đây cũng chính là sự mong đợi của nhiều nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý thị trường trong bối cảnh thị trường cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết còn thiếu minh bạch về thông tin DN, về cổ phiếu và đặc biệt là về môi trường đầu tư lành mạnh ẩn chứa nhiều tiềm năng lợi nhuận. Trong thời gian vừa qua, đã có rất nhiều nghiên cứu trong nước nghiên cứu về mức độ CBTT trên BCTN của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào mức độ CBTT nói chung, hoặc CBTT bắt buộc mà còn rất ít nghiên cứu về công bố thông tin tự nguyện (CBTTTN). Bên cạnh đó, cũng hầu hết các nghiên cứu đi vào nghiên cứu cho đối tượng là các công ty niêm yết trên HNX và HOSE, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về các công ty trên sàn UPCoM. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu trước đều cho thấy mức độ CBTTTN của các công ty niêm yết trên HOSE và HNX đều còn thấp. Qua đó đặt ra cho chúng ta câu hỏi rằng, các công ty niêm yết trên sàn chính thức, chuyên nghiệp như thế mà mức độ CBTTTN còn hạn chế, vậy các công ty trên sàn UPCoM thì mức độ CBTTTN sẽ như thế nào? Nhận thấy còn rất hạn chế đề tài nghiên cứu về nhóm đối tượng này và tình hình thực tiễn về nâng cao mức độ CBTTTN trên BCTN cho các công ty đại chúng là cấp bách và thiết yếu nên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM”. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu chung: Trọng tâm của đề tài là đi tìm các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN trên báo cáo thường niên (BCTN) của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá mức độ CBTTTN trên BCTN của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN trên BCTN của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM.
- 3 Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn này cần đi vào trả lời cho các câu hỏi sau: Thứ nhất, mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM như thế nào? Thứ hai, những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN và tác động của từng nhân tố đến mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: BCTN của các doanh nghiệp đăng ký giao dịch chứng khoán trên sàn UPCoM. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chọn nhóm các các doanh nghiệp trên sàn UPCoM sau khi loại trừ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư. Dữ liệu dùng trong nghiên cứu được tác giả thu thập từ BCTN và BCTC năm 2015 của các doanh nghiệp nêu trên. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Tác giả kết hợp cả nghiên cứu định tính và định lượng: - Nghiên cứu định tính: Sau khi lựa chọn các biến độc lập từ kế thừa nghiên cứu trước, tác giả khảo sát ý kiến của chuyên gia để đưa ra các biến độc lập chính thức vào mô hình nghiên cứu. - Nghiên cứu định lượng: Tác giả dùng phương pháp đo lường chỉ số CBTT để đo lường mức độ CBTT tự nguyện của các doanh nghiệp và dùng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá mức độ CBTTTN. Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu về biến phụ thuộc và các biến độc lập, tác giả sử dụng phần mềm Stata để kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM. 5. Đóng góp của đề tài: - Thứ nhất đề tài đã tổng kết được các nghiên cứu có liên quan được công bố trước đó. Qua đó giúp người đọc thấy được vấn đề này là quan trọng và được nhiều người quan tâm, nghiên cứu.
- 4 - Thứ hai, đề tài đã đánh giá được mức độ CBTTTN và tìm ra các nhân tố tác động đến mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM. Từ đó, tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM. Kết quả nghiên cứu chính thức này của tác giả là một gợi ý cho các doanh nghiệp trên sàn UPCoM trong việc lựa chọn thông tin tự nguyện để công bố cho các đối tượng liên quan sử dụng, nhằm nâng cao tính hữu ích của thông tin được công bố, tạo niềm tin với nhà đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của tác giả có thể giúp các nhà đầu tư cũng như các đối tượng sử dụng thông tin tài chính từ các công ty đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM đưa ra được quyết định phù hợp hơn, hiệu quả hơn; giúp các nhà ban hành luật đưa ra các chính sách, quy định để có thể nâng cao mức độ CBTT nói chung và CBTTTN nói riêng của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM. 6. Bố cục của đề tài: Ngoài phần mở đầu thì luận văn gồm có 5 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
- 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC Qua tìm hiểu tác giả nhận thấy có nhiều nghiên cứu liên quan về mức độ CBTTTN cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên ở đây tác giả chỉ đi vào lược khảo một số nghiên cứu có liên quan trực diện đến nghiên cứu của tác giả. 1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài Các nghiên cứu nước ngoài được tác giả lựa chọn lược khảo sau đây hầu hết là những nghiên cứu tại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển tương tự như Việt Nam. Hơn thế nữa, các nghiên cứu này cũng được đăng trên các tạp chí uy tín và có số lượt trích dẫn khá cao. Cụ thể nghiên cứu của Barako (2007) đăng trên Tạp Chí QTKD châu Phi, tính đến nay có 144 lượt trích dẫn; Nghiên cứu Yang Lan, Lili Wang, Xueyong Zhang (2013) được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Kế toán Trung quốc, cũng đã có 19 lượt trích dẫn; Sweiti and Attayah (2013) được đăng trên Tạp chí quản trị và nghiên cứu tài chính kinh doanh toàn cầu; Juhmani (2013) được đăng trên Tạp chí kế toán và BCTC quốc tế; Silmi and M. Adous (2014) được đăng trên Tạp Chí nghiên cứu tài chính kế toán. Barako (2007): “Determinants of voluntary disclosures in Kenyan companies annual reports”. Nghiên cứu này có hai mục tiêu chính, đầu tiên là để kiểm tra mức độ CBTTTN qua các báo cáo thường niên của các công ty ở Kenya niêm yết trên sàn chứng khoán trong khoảng thời gian mười năm (1992 – 2001). Thứ hai, kiểm tra các yếu tố quyết định mức độ CBTT tự nguyện của các công ty này. Với thông tin tự nguyện được chia làm 4 loại: thông tin chung và chiến lược, tài chính, hoạch định tương lai và thông tin xã hội. Các yêu tố được cho là quyết định đến mức độ CBTTTN tác giả chia làm 3 nhóm: Đặc điểm công ty, đặc điểm hội đồng quản trị (HĐQT), cấu trúc sở hữu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ CBTTTN còn thấp, mặc dù có cải thiện qua các năm. Trong đó, thông tin chung và chiến lược có mức độ công bố cao hơn các thông tin còn lại. Kết quả cũng chỉ ra rằng các biến độc lập như cơ cấu ban lãnh đạo, quyền sở hữu nước ngoài, quyền sở hữu tổ chức và quy mô doanh nghiệp là rất quan trọng cho tất cả bốn loại thông tin công bố. Biến thành phần HĐQT có quan hệ tiêu cực với mức độ CBTTTN. Các
- 6 biến ủy ban kiểm toán, quyền sở hữu tập trung và loại công ty kiểm toán độc lập không có ý nghĩa đối với thông tin hoạch định tương lai, có ý nghĩa với ba loại thông tin còn lại. Các biến thuộc thành phần (HĐQT), và lợi nhuận chỉ có ý nghĩa đối với hai loại thông tin tiết lộ. Biến đòn bẩy tài chính và tính thanh khoản chỉ có ý nghĩa với mức độ CBTT hoạch định tương lai. Yang Lan, Lili Wang, Xueyong Zhang (2013) : “Determinants and features of voluntary disclosure in the Chinese stock market”. Bài viết này cung cấp các phân tích chuyên sâu về các yếu tố quyết định đến mức độ CBTTTN của các công ty niêm yết tại Trung Quốc. Với quy mô mẫu được các tác giả chọn là rất lớn, 80% công ty niêm yết trên hai sàn Thượng Hải và Thâm Quyến. Dữ liệu được dùng cho nghiên cứu là báo cáo thường niên năm 2006 của các công ty này. Mức độ CBTTTN được đo lường bằng chỉ số CBTT với một danh sách rất quy mô là 119 khoản mục. Các biến độc lập được đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm: Đòn bẩy, tài sản cố định, tính thanh khoản, loại công ty kiểm toán, ROE, quyền sở hữu khuếch tán, tỷ lệ HĐQT không điều hành, quyền sở hữu nhà nước, môi trường pháp lý, quy mô doanh nghiệp, chí phí vốn chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy, tài sản cố định, ROE, và quyền sở hữu khuếch tán có tác động tích cực lên CBTTTN. Loại kiểm toán viên và môi trường pháp lý có tác động tiêu cực đến mức độ CBTTTN. Chi phí vốn chủ sở hữu không có mối quan hệ với mức độ CBTTTN. Sweiti and Attayah (2013): Critical Factors Influencing Voluntary Disclosure: The Palestine Exchange “PEX”. Nghiên cứu này xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến việc CBTTTN trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên PEX. Nghiên cứu phân tích các công ty niêm yết tại Palestine Exchange “PEX”, mẫu được chọn là 48 công ty cho năm 2011, và 35 công ty cho năm 2007. Nghiên cứu xem xét mức độ mà các yếu tố quan trọng như tỷ lệ HĐQT không điều hành, ủy ban kiểm toán, quy mô hội đồng quản trị, hoạt động của hội đồng quản trị, số lượng cổ đông ảnh hưởng đến việc CBTTTN. Biến phụ thuộc là mức độ CBTTTN được đo lường bằng chỉ số công bố thông tin với danh sách các khoản
- 7 mục CBTT được phát triển bởi Meek et al. (1995), sau đó nó được đối chiếu với yêu cầu CBTT trên thị trường chứng khoán Palestine, và danh sách cuối cùng được thiết lập với 79 mục thông tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTTTN của các công ty này còn thấp, mặc dù có cải thiện từ 2007 so với 2011. Các phân tích cũng cho thấy những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiết lộ tự nguyện; tỷ lệ HĐQT không điều hành, quy mô hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán, số lượng cổ đông. Yếu tố không ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN của công ty là hoạt động của HĐQT. Juhmani (2013): “Ownership Structure and Corporate Voluntary Disclosure: Evidence from Bahrain”. Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố và mức độ các tiết lộ thông tin tự nguyện của các công ty Bahrain niêm yết trên sàn chứng khoán BSE. Mẫu nghiễn cứu chính thức là 41 công ty niêm yết, dữ liệu được thu thập trên BCTN của các công ty này năm 2010. Để đo lường mức độ CBTTTN tác giả sử dụng một thủ tục phân đôi, trong đó mỗi mục tiết lộ trên danh sách kiểm tra được chỉ định nhận giá trị “1” nếu nó không được tiết lộ là “0”, danh sách các mục công bố thông tin tự nguyện gồm 34 khoản mục được xây dựng dựa trên Luật công ty Bahrain và IFRS. Các biến độc lập được tác giả đưa vào mô hình gồm: Quyền sở hữu của cổ đông không kiểm soát, quyền sở hữu của nhà quản lý, quyền sở hữu của nhà nước, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời. Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng là thống kế mô tả, phân tích hồi quy đơn biến và đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng đến công CBTTTN là: Quyền sở hữu của cổ đông không kiểm soát, quy mô công ty và đòn bẩy tài chính; các biến còn lại có ảnh hưởng không đáng kể đến CBTTTN. Silmi and M. Adous (2014): “Factors Affecting the Level of Voluntary Accounting Disclosure on Annual Financial Statements: Applied Study on Jordanian Industrial Shareholding Companies”. Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ CBTTTN trong các lĩnh vực công nghiệp cho các công ty niêm yết của Jordan, và kiểm tra một số yếu tố như: Quy mô công
- 8 ty, tuổi công ty, giá trị giao dịch (VT), đòn bẩy tài chính, thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), ROE, dòng tiền từ hoạt động (CFFO), cổ tức trên mỗi cổ phần (DPS) có tác động tới mức độ CBTTTN hay không. Để đạt được nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phát triển một danh sách các chỉ số CBTTTN bao gồm 30 khoản mục được áp dụng. Mẫu nghiên cứu là 56 công ty cổ phần công nghiệp Jordan được niêm yết trên sàn chứng khoán Amman vào năm 2013. Kết quả cho thấy các công ty công nghiệp tiết lộ các thông tin kế toán tự nguyện ở mức độ còn thấp (46%), trong đó các ngành giấy và các tông là có mức độ CBTTTN cao nhất. Trong khi lĩnh vực in ấn và bao bì, là một trong những ngành công nghiệp tiết lộ ít nhất. Kết quả cũng cho thấy ROE là yếu tố có ảnh hưởng tích cực nhất tới mức độ CBTTTN, và yếu tố VT, đòn bẩy tài chính cũng có ảnh hưởng tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Trong khi đó EPS, DPS có tác động tiêu cực đến mức độ CBTTTN, các yếu tố tuổi của công ty, dòng tiền hoạt động và quy mô của công ty không có ý nghĩa tương quan thống kê. Ngoài những nghiên cứu được lược khảo trên đây thì tác giả xin được cung cấp thêm bảng danh sách các nghiên cứu nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ CBTTTN. Danh sách này được thống kê bởi Shehata (2014) và được tác giả đính kèm phụ lục 01. 1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc Qua tìm hiểu tác giả nhận thấy các nghiên cứu trong nước về CBTTTN chưa nhiều, do vậy việc thống kê và lược khảo các nghiên cứu trước về CBTTTN tác giả cũng đã cố gắng tìm và chọn các bài được đăng trên các tạp chí uy tín như nghiên cứu của Nguyễn Chí Đức và Hoàng Trọng (2012) đăng trên Tạp chí Khoa học và Ứng dụng, Nguyễn Thị Thu Hảo (2014) đăng trên Tạp chí Phát triển Kinh tế hay Võ Thị Thùy Trang & Nguyễn Công Phương (2015) đăng trên tạp chí Kinh doanh và Khoa học Xã hội quốc tế…Và một số Luận văn thạc sĩ đã bảo vệ và công bố. Nguyễn Chí Đức và Hoàng Trọng (2012): “CEO và tự nguyện công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết”. Nghiên cứu này, vận dụng số liệu của 135 doanh nghiệp niêm yết trên Sàn GDCK TP.HCM năm 2010, nhằm xác định
- 9 mức độ CBTTTN và xác định các đặc điểm của CEO (Chief Executive Officer) có ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN của doanh nghiệp niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM hay không. Kết quả phân tích cho thấy, mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp khá thấp. Các đặc điểm của CEO như tuổi, giới tính, bằng cấp, chuyên môn đều không có ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN. Từ kết quả phân tích trên, tác giả đưa ra một số kết luận về tình hình CBTTTN thực tế tại Việt Nam hiện nay. Nguyễn Thị Thu Hảo (2014): “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE”. Mục đích nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CBTTTN của các doanh nghiệp (DN) niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng khảo sát trên báo cáo thường niên của 106 DN niêm yết trên HOSE. Mức độ CBTTTN được tác giả đo lường bằng chỉ số CBTT không trọng số. Danh sách các mục thông tin tự nguyện được thiết lập ban đầu gồm 69 mục, sau đó tác giả đối chiếu với TT52/2012/TT-BTC và cuối cùng là khảo sát chuyên gia để đưa ra danh sách cuối cùng gồm 34 mục. Các nhân tố tác giả dự đoán là có ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN được đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm: Quy mô công ty, loại công ty kiểm toán, loại hình sở hữu, quy mô HĐQT, tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận. Kết quả phân tích chỉ ra 3 nhân tố: (1) Quy mô cty; (2) Loại hình sở hữu có yếu tố nước ngoài; (3) Lợi nhuận có ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN của các DN niêm yết trên thị trường HOSE. Tác giả cũng đưa ra các hàm ý chính sách và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao mức độ CBTTTN của các DN trên thị trường HOSE. Phan Tôn Nữ Nguyên Hồng (2014): “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong BCTC của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Mục tiêu của nghiên cứu này đó là đánh giá mức độ CBTT trên BCTC của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vận tải và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các doanh nghiệp này. Các biến độc lập được tác giả lựa chọn đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm: Quy mô HĐQT, tách biệt chức danh CT.HĐQT và GĐ điều
- 10 hành, quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, loại hình kinh doanh, công ty kiểm toán, tài sản thế chấp, hiệu quả sử dụng tài sản, thời gian hoạt động, tình trạng niêm yết. Biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu của tác giả gồm: mức độ CBTT chung, mức độ CBTT bắt buộc và mức độ CBTTTN. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độc CBTT chung của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam đạt khoảng 78,23%. Bên cạnh đó, kết quả cũng cho thấy mức độ CBTT tính theo chỉ mục CBTTTN thì mô hình không có ý nghĩa, trong khi đó 2 mô hình còn lại là đo lường chỉ số CBTT chung và chỉ số CBTT bắt buộc thì có ý nghĩa. Các biến quy mô doanh nghiệp, chủ thể kiểm toán và khả năng thanh toán có ý nghĩa thống kê. Võ Thị Thùy Trang và Nguyễn Công Phương (2015): “Các công bố trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM”. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là kiểm tra mức độ CBTT trên BCTN của các công ty niêm yết trên HOSE, bao gồm cả thông tin bắt buộc và thông tin tự nguyện, nhưng trọng tâm là thông tin tự nguyện. Trong bài nghiên cứu này, danh mục các thông tin cần công bố được xây dựng dựa trên rất nhiều tài liệu: Sổ tay các nguyên tắc của quản trị công ty của OECD của các tổ chức tài chính quốc tế IFC,chương trình tư vấn tài chính ở châu Á – Thái Bình Dương (2010), Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật Chứng khoán 27/2013/QH11 ban hành ngày 18/12/2013, Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 04/05/2012 hướng dẫn về CBTT trên TTCK, văn bản số 50/2013/SGDHCM-NY ngày 01/11/2013…và các nghiên cứu có liên quan ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Kết quả là một danh sách gồm 92 các khoản mục thông tin cần công bố được thiết lập và dùng để đo lường mức độ CBTT của các công ty niêm yết trên HOSE. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu gồm 260 BCTN của 260 công ty niêm yết trên HOSE năm 2013. Kết quả cho thấy rằng mức độ của việc tiết lộ thông tin tự nguyện trong BCTN của các công ty niêm yết là thấp, chỉ có 23,9%. Các kết quả của nghiên cứu này cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan Nhà nước xem xét, sửa đổi và xây dựng quy chế CBTT trong tương lai.
- 11 Nguyễn Thị Hồng Em (2015): “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam – nghiên cứu ở ba nhóm ngành: Công nghiệp, xây dựng và tài chính”. Mức độ CBTTTN được tác giả đo lường bằng chỉ số CBTT, danh mục chỉ số CBTTTN được xây dựng và phát triển dựa trên nghiên cứu của Meek (1995) và bổ sung bởi Chau và Gray, sau đó tác giả đối chiếu với TT 52/2012/TT-BTC để đưa ra một danh mục chỉ số CBTTTN chính thức. Các biến độc lập được tác giả lựa chọn đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm: Quy mô doanh nghiệp, tách biệt vai trò chủ tịch HĐQT và GĐ, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài, tỷ lệ sở hữu của nhà nước, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn, lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản, tỷ số nợ/ tổng tài sản. Mẫu nghiên cứu gồm 210 công ty trong đó: ngành công nghiệp 114 công ty, ngành xây dựng 61 công ty, ngành tài chính 35 công ty. Dữ liệu được tác giả thu thập từ BCTN năm 2014 của các công ty trong mẫu nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng bao gồm cả định tính và định lượng, nhưng chủ yếu là phương pháp định lượng. Cụ thể, tác giả dùng phương pháp thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến độc lập, tiếp đến là thực hiện một loạt các kiểm định: mức ý nghĩa của hệ số hồi quy, độ phù hợp của mô hình, hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai phần dư không đổi và cuối cùng là kiểm định mô hình hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với nhóm ngành công nghiệp thì quy mô công ty và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có tác động cùng chiều đến mức độ CBTTTN. Trong khi đó đối với nhóm ngành xây dựng thì chỉ có quy mô công ty tác động cùng chiều đến mức độ CBTTTN, còn nhóm ngành tài chính chỉ có tỉ số nợ phải trả/tổng tài sản tác động cùng chiều đến mức độ CBTTTN. Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. 1.3 Khe hổng nghiên cứu Qua tìm hiểu các nghiên cứu trước có liên quan tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có hai dòng nghiên cứu: Thứ nhất là các nghiên cứu về đánh giá mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp niêm yết, thứ hai là các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến mức độ CBTTTN. Bên cạnh đó tác giả
- 12 nhận thấy hầu hết các nghiên cứu trước đều đi tìm các yếu tố tác động đến mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán chính thức, tại Việt Nam thì đó là HOSE và HNX. Trong phạm vi tìm hiểu của tác giả chưa thấy có đề tài nào nghiên cứu các yếu tố tác động mức độ CBTT tự nguyện của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM trong thời gian năm 2015. Do đó, tác giả đã chọn nhóm các doanh nghiệp này trong mẫu nghiên cứu của mình để lấp đầy khe hổng nghiên cứu như đã nêu. Như vậy, qua việc lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan ngoài việc giúp tác giả tìm ra khe hổng nghiên cứu đồng thời xác định vấn đề cần nghiên cứu cho đề tài, thì công việc này còn giúp tác giả học hỏi và kế thừa được các phương pháp nghiên cứu của các tác giả đi trước cả trong và ngoài nước. Theo đó, để lấp đầy cho khe hổng nghiên cứu thì đề tài này đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: Thứ nhất mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM như thế nào? Thứ hai những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN và tác động của từng nhân tố đến mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM? KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Nội dung của chương này tác giả muốn lược khảo một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Thông qua đó, giúp tác giả nhìn nhận lại định hướng nghiên cứu của mình, tìm ra khe hổng nghiên cứu. Ngoài ra qua việc lược khảo các nghiên cứu trước còn giúp tác giả kế thừa các phương pháp nghiên cứu phù hợp, đúng đắn cho bài nghiên cứu của mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn