intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo đối với các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM nói riêng và các DN dệt may nói chung. Luận văn góp phần khám phá ra những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may hiện nay, giúp các DN dệt may có sự hiểu biết nhất định về KTTN như bản chất KTTN là gì và các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác tổ chức KTTN để từ đó xây dựng cho DN của mình một công cụ quản lý đắc lực, giúp hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----------0o0----------- ĐỖ THỊ PHƢƠNG HOA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----------0o0----------- ĐỖ THỊ PHƢƠNG HOA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM Chuyên ngành: Kế toán Mã ngành: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp ngành dệt may trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó. Những nội dung được kế thừa, tham khảo đều được trích dẫn và ghi nguồn cụ thể tại danh mục tài liệu tham khảo theo quy định. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2019 Tác giả luận văn Đỗ Thị Phƣơng Hoa
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 2 2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 4 7. Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ........................ 5 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................. 5 1.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................................. 8 1.3. Nhận xét các nghiên cứu liên quan .................................................................... 13 1.3.1. Nhận xét các nghiên cứu nước ngoài đã thực hiện .................................. 13 1.3.2 Nhận xét các nghiên cứu trong nước đã thực hiện .................................... 13 1.4. Khe hổng nghiên cứu ......................................................................................... 14
  5. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 16 2.1. Tổng quan về kế toán trách nhiệm ..................................................................... 16 2.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm ........................................................... 16 2.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm ............................................................... 18 2.1.3. Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ giữa phân cấp quản lý với kế toán trách nhiệm ......................................................................................................... 19 2.1.4. Nội dung của kế toán trách nhiệm ........................................................... 22 2.2. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 32 2.2.1. Lý thuyết bất định .................................................................................... 32 2.2.2. Lý thuyết đại diện..................................................................................... 34 2.2.3. Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí .......................................................... 34 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán trách nhiệm ............... 35 2.3.1. Phân cấp quản lý ...................................................................................... 35 2.3.2. Nhận thức của nhà quản trị ...................................................................... 36 2.3.3. Quy mô doanh nghiệp .............................................................................. 37 2.3.4. Trình độ của nhân viên kế toán ................................................................ 37 2.3.5. Công nghệ thông tin ................................................................................. 38 2.3.6. Chi phí tổ chức hệ thống KTTN .............................................................. 39 2.3.7. Đặc điểm của doanh nghiệp ..................................................................... 40 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................... 41 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 44 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 45 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 45 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................... 47 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ................................................................... 47 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính .................................................................... 51 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................................. 57 3.3.1. Thiết kế thang đo ...................................................................................... 57 3.3.2. Xác định kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu.............................. 57
  6. 3.3.3. Đối tượng khảo sát, phương pháp khảo sát và thu thập dữ liệu ............... 58 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................... 58 3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả .................................................................................58 3.4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Anpha............................................59 3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ..............59 3.4.4. Phân tích hồi quy đa biến.......................................................................................61 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 63 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 64 4.1. Giới thiệu về doanh nghiệp dệt may tại TP.Hồ Chí Minh ................................. 64 4.1.1. Giới thiệu chung ....................................................................................... 64 4.1.2. Thực trạng kế toán trách nhiệm tại các trung tâm trong các doanh nghiệp dệt may thuộc ngành dệt may TP. Hồ Chí Minh. .............................................. 65 4.1.3. Đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. HCM. ....................................................................................... 68 4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................ 89 4.2.1. Kết quả thống kê về mẫu nghiên cứu. ...................................................... 69 4.2.2. Kết quả thống kê tần số thang đo ............................................................. 71 4.2.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo ....................................................... 79 4.2.4 Kết quả phân tích các nhân tố khám phá EFA .......................................... 80 4.2.5 Kết quả phân tích hồi quy đa biến............................................................. 85 4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 89 4.3.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 89 4.3.2. So sánh với kết quả của các nghiên cứu trước ......................................... 92 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................ 95 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................. 96 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 96 5.2. Hàm ý chính sách ............................................................................................... 97 5.2.1. Đối với nhân tố Sự phân cấp quản lý ....................................................... 97 5.2.2. Đối với nhân tố Nhận thức của nhà quản trị ............................................ 98 5.2.3. Đối với nhân tố Chi phí tổ chức KTTN ................................................... 98
  7. 5.2.4. Đối với nhân tố Trình độ của nhân viên kế toán ...................................... 99 5.2.5. Đối với nhân tố Đặc điểm của doanh nghiệp ........................................... 99 5.2.6. Công nghệ thông tin ............................................................................... 100 5.3. Đóng góp, hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo ................................... 100 5.3.1. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ............................................................. 100 5.3.2. Những hạn chế của đề tài ....................................................................... 100 5.3.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................... 101 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5 ...................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung CNTT Công nghệ thông tin CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp CP SXC Chi phí sản xuất chung DN Doanh nghiệp GĐ Giám đốc KTQT Kế toán quản trị KTTN Kế toán trách nhiệm MTV Một thành viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTTN Trung tâm trách nhiệm
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1: Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí định mức 29 Bảng 2.2: Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí dự toán 30 Bảng 2.3: Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu 30 Bảng 2.4: Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 31 Bảng 2.5: Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư 32 Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo nghiên cứu nháp 48 Bảng 3.2: Tổng hợp thang đo nghiên cứu chính thức 55 Bảng 4.1: Thống kê độ tuổi và kinh nghiệm công tác của cá nhân được khảo sát 70 Bảng 4.2: Thống kê chức vụ của các cá nhân được khảo sát 70 Bảng 4.3: Thống kê trình độ học vấn của cá nhân được khảo sát 70 Bảng 4.4: Thống kê nhu cầu tổ chức KTTN 71 Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả thống kê tần số thang đo 72 Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả Cronbach’s Alpha 79 Bảng 4.7: Kết quả KMO và Barlett của biến độc lập 81 Bảng 4.8: Kết quả tổng phương sai trích được giải thích của biến độc lập 81 Bảng 4.9: Kết quả ma trận xoay các nhân tố của biến độc lập 83 Bảng 4.10: Kết quả KMO và Barlett của biến phụ thuộc 84 Bảng 4.11: Kết quả tổng phương sai trích được giải thích của biến phụ thuộc 85 Bảng 4.12: Kết quả hệ số hồi quy 86 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình 87 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định tính phù hợp của mô hình – Kiểm định F 88 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định phương sai phần dư không đổi 88 Bảng 4.16: Xác định tầm quan trọng của biến độc lập theo % 91
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình Trang Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 43 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu chi tiết 45 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức 53
  11. TÓM TẮT Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp ngành dệt may trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kế toán trách nhiệm (KTTN) là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị, nó là một trong những công cụ quản lý kinh tế tài chính có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. KTTN giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá hoạt động của những bộ phận trong doanh nghiệp, đồng thời đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý các cấp, từ đó, nhà quản trị các cấp có những thông tin hữu ích trong việc ra quyết định để đạt được mục tiêu chung. Đồng thời kế toán trách nhiệm cũng thúc đẩy, khuyến khích các nhà quản trị phát huy năng lực quản lý của mình, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Vai trò của KTTN rất quan trọng nhưng KTTN chưa được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Muốn tổ chức và vận hành tốt hệ thống KTTN, nhà quản trị cần hiểu rõ những nhân tố tác động tới tổ chức KTTN, do đó mà nội dung này cần được thảo luận. Bài luận văn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. HCM nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các doanh nghiệp này. Số liệu được thu thập từ 165 nhà quản lý, nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. HCM qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi khảo sát. Phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định Cronbach’Alpha và phân tích hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. HCM theo thứ tự tác động lớn nhất đến nhỏ nhất là: phân cấp quản lý, nhận thức của nhà quản trị, chi phí, quy mô doanh nghiệp, trình độ của nhân viên kế toán, đặc điểm của doanh nghiệp và công nghệ thông tin. Kết quả nghiên cứu giúp nhà quản trị của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn TP. HCM biết nên tập trung và đầu tư vào những nhân tố nào để công tác KTTN được tổ chức tốt nhất. Nghiên cứu này cũng sẽ giúp mở rộng các hướng
  12. nghiên cứu trong tương lai như nghiên cứu trên phạm vi khu vực phía Nam hoặc cả nước, hoặc cũng có thể nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức KTTN tại một doanh nghiệp dệt may cụ thể. Từ khóa: kế toán trách nhiệm, dệt may.
  13. ABSTRACT Title: Affecting factors to responsibility accounting operations in textile companies in Ho Chi Minh City. Responsibility accounting (RA) is one of the basic content of managerial accounting, is the very important financial tool to operate, manage and control business operations in a company. Responsibility accounting helps management levels not only control and assess functional activities in the organization but also evaluate the responsibilities of management levels, which provides useful information for making decisions, achieving company goals. In addition, responsibility accounting urges and encourages managers to perform and increase operational effectiveness. Responsibility accounting plays important role in an organisation. However, it is not popular in Viet Nam. In order to well establish and operate reponsibility accounting, managers shall fully understand affecting factor to business. That is the footfrint for our discussions. The thesis covers researches on affecting factors to organising responsible accounting in textile companies in HCMC, and then identify and evaluate those factors affecting to the companies. The data were collected from 165 managers and accounts in textile companies in HCMC by interviews. Researches use descriptive statistics, exploring factors EFA (exploring factor analysis), Cronbach’ Alpha and recurrent multi variables methods. Researches findings show affecting factors to responsible accounting organising in textile companies in HCMC respectively by order includes management delegations, managers perceptions, cost, company size, accountant level, companies characteristics and information technologies. Findings will help managers in textile companies in HCMC which factors to focus and invest on as such to perform responsible accounting the best. The researches is also the base to
  14. further future researches with expansion to the Southern or at nation wide level or even in-depth research within a specific organization. Keywords: responsibility accounting, textile companies.
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của Kế toán quản trị và là một công cụ hữu ích cần thiết cho việc thu thập, xử lý, báo cáo thông tin và đo lường thành quả hoạt động của các bộ phận cũng như trách nhiệm quản lý của nhà quản trị các cấp trong quá trình thực hiện mục tiêu chung của DN theo các chiến lược kinh doanh đã đề ra. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Các hiệp định kinh tế, hiệp định thương mại được ký kết và có hiệu lực như Hiệp định thương mại Việt Nam tự do (FTA) với EU, với liên minh kinh tế Á – Âu, với Hàn Quốc, với cộng đồng kinh tế ASEAN AEC đã chính thức hoạt động và đặc biệt gần đây nhất là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Xuất phát từ lợi thế thương mại trong chuỗi cung ứng toàn cầu mà trong tất cả các hiệp định đó, dệt may Việt Nam luôn được lựa chọn là lợi ích cốt lõi khi đàm phán và đều được các chuyên gia đánh giá là ngành có khả năng thu được lợi ích lớn nhất cho Việt Nam khi các hiệp định đi vào thực thi. Tuy nhiên, song hành với những lợi thế và cơ hội khi gia nhập nền kinh tế toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam cũng như ngành dệt may TP. Hồ Chí Minh cũng gặp không ít khó khăn và thách thức từ các đối thủ cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực, cũng như trình độ quản lý còn hạn chế, vật liệu cho sản xuất vẫn nhập khẩu với tỷ lệ khá cao, tư duy và thực hành chuỗi cung ứng trong ngành dệt may còn nhiều bất cập. Các khâu có giá trị cao như thiết kế, phân phối, thương hiệu, tỷ trọng sản xuất trọn gói bao gồm cả thiết kế (ODM) còn rất thấp. Tính liên kết, chia sẻ thị trường, phục vụ chung khách hàng, tạo mặt bằng chi phí tốt nhất cho sản xuất trong nước còn rất hạn chế. Chính vì lẽ đó, hơn lúc nào hết, để khai thác những lợi ích tiềm năng trở thành các thành quả kinh tế cụ thể, phát huy vai trò của ngành dệt may Việt Nam trong phát triển kinh tế quốc gia, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cũng như các yêu cầu bức thiết trong việc nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp thì các doanh nghiệp dệt may TP.HCM cần phải tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống kế toán
  16. 2 quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng. Tổ chức và vận hành tốt KTTN sẽ giải quyết được bài toán quản lý DN trong giai đoạn hiện nay. Trên thế giới, KTTN đã xuất hiện từ rất lâu và được áp dụng bài bản từ giữa thế kỷ XX, tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ thực sự được tìm hiểu vào đầu những năm 90, được nghiên cứu có hệ thống từ năm 1999. Do đó, việc tổ chức KTTN tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin để ra quyết định cho các nhà quản trị. Hơn nữa, hầu hết các DN ngành dệt may TP.HCM chưa khai thác công cụ quản lý này để đánh giá trách nhiệm cũng như kết quả hoạt động tại DN. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN Việt Nam nói chung và các DN dệt may trên địa bàn TP.HCM nói riêng là hết sức cần thiết. Với mong muốn giúp các nhà quản trị ngành dệt may TP. HCM hiểu rõ tầm quan trọng của KTTN để từ đó khai thác hiệu quả công cụ quản lý đắc lực này, tác giả thực hiện đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp ngành dệt may trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” nhằm cung cấp góc nhìn cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định và đo lường các nhân tổ ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM. - Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao công tác tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM.
  17. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu - Thứ nhất: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM ? - Thứ hai: Các nhân tố đã được xác định ở trên ảnh hưởng như thế nào đến công tác tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM ? - Thứ ba: Các hàm ý chính sách cần thiết nào để nâng cao công tác tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM ? 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện đối với các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM, không phân biệt loại hình DN. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 05/2018 đến tháng 03/2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây và cơ sở lý thuyết nền, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến và xây dựng thang đo nháp cho các biến trong mô hình nghiên cứu. Dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả tiến hành lấy ý kiến của chuyên gia bằng kỹ thuật thảo luận tay đôi về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM. Từ ý kiến của các chuyên gia, tác giả phân tích, tổng hợp và đưa ra mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức để phục vụ nghiên cứu định lượng. 5.2. Nghiên cứu định lƣợng Tác giả sử dụng mô hình phân tích các nhân tố khám phá EFA và sử dụng phần mềm SPSS. Đối với mô hình phân tích các nhân tố khám phá EFA, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo nhằm đảm bảo các thang đo đủ tiêu chuẩn để thực
  18. 4 hiện phân tích các bước tiếp theo. Sau đó, tác giả phân tích các nhân tố khám phá EFA, bao gồm kiểm định tính thích hợp của EFA, kiểm định mối tương quan giữa các biến quan sát, kiểm định phương sai trích và đặt lại tên cho các biến độc lập và biến phụ thuộc. Bước cuối cùng là phân tích hồi quy đa biến, bao gồm kiểm định hệ số hồi quy, kiểm định mức độ giải thích của mô hình, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình và kiểm định sự tương quan giữa các biến độc lập. Từ việc phân tích dữ liệu nêu trên, tác giả xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về mặt lý thuyết: Xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN, kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo đối với những nghiên cứu tiếp theo có cùng chủ đề. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo đối với các DN dệt may trên địa bàn TP. HCM nói riêng và các DN dệt may nói chung. Luận văn góp phần khám phá ra những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTTN tại các DN dệt may hiện nay, giúp các DN dệt may có sự hiểu biết nhất định về KTTN như bản chất KTTN là gì và các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác tổ chức KTTN để từ đó xây dựng cho DN của mình một công cụ quản lý đắc lực, giúp hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 7. Kết cấu của đề tài Đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu trước đây. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  19. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài Nhu cầu về kiểm soát và quản lý thông tin kế toán một cách liên tục đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển của KTTN. Chính vì vậy, KTTN luôn nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu: Năm 1962, tác giả Joseph P.Vogel đã thông qua công trình nghiên cứu “Rudiments of Responsibility Accounting in Public Ulilities”. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xây dựng và thiết lập KTTN trong DN tùy thuộc vào quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức và sự phân cấp quản lý của từng DN. KTTN phải được xây dựng trên cơ sở phân cấp quản lý nhằm thu thập thông tin cũng như kiểm soát thông tin tại các bộ phận, từ đó, thông tin cho nhà quản trị để ra quyết định một cách có hiệu quả. Năm 1963, tác giả N.J.Gordon thông qua công trình nghiên cứu: “Toward a Theory of Responsibility Accounting”. Công trình này đề cập đến lý thuyết KTTN, trong đó, phân cấp quản lý là một khía cạnh quan trọng. Cơ sở của KTTN là lý thuyết kinh tế về tổ chức. KTTN chỉ phát huy hiệu quả khi DN có phân cấp quản lý và có tổ chức. Lý thuyết tổ chức được nghiên cứu trong mối quan hệ với mức độ phân quyền trong DN. Tác giả cho rằng, khi nghiên cứu KTTN là nghiên cứu cả hai vấn đề kinh tế và xã hội, nếu bỏ quan một trong hai yếu tố trên thì việc thiết lập KTTN sẽ thất bại. Theo tác giả, tổ chức hiệu quả nhất có ứng dụng trong việc thiết kế và sử dụng một hệ thống KTTN, hệ thống đó bao gồm: một là trung tâm chi phí và trung tâm lợi nhuận, hai là thiết lập các quy tắc xác định giá hàng hóa và dịch vụ mỗi công ty con, ba là thiết lập quyền và trách nhiệm của người quản lý với mỗi công ty, bốn là cấu trúc một phần thưởng khuyến khích hoạt động của mỗi nhà quản lý. Năm 1981, tác giả Ahmed Riahi-Belkaoui công bố công trình nghiên cứu “The relationship between self-disclosure style and attitudes to responsibility accounting” đăng trên tạp chí “Organization and Society, Vol.6, No.4”. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu từ khái niệm, điều kiện thực hiện KTTN trong tổ chức, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với 55 bảng câu hỏi gửi cho các cá nhân như nhà quản trị các
  20. 6 cấp, nhân viên để đánh giá thái độ và trách nhiệm cá nhân trong công việc, đánh giá nhân tố con người ảnh hưởng đến hệ thống KTTN như thế nào? Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng nhân tố con người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của tổ chức KTTN vì nhà quản trị phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả của đơn vị mình. Năm 1992, ba tác giả Nahum Melumad, Dilip Mookherjee và Stefan Reichelstein đã công bố nghiên cứu“A theory of responsibility centers”. Nghiên cứu đã chỉ ra một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành KTTN là các trung tâm. Các TTTN được xây dựng phù hợp với cơ cấu hoạt động của từng tổ chức. Năm 2009, nhóm tác giả Joda và các cộng sự đã thông qua công trình nghiên cứu “The Extent of applying Responsibility Acounting in the Jordanian hotels”. Nghiên cứu được thực hiện tại Jordan về mức độ ứng dụng KTTN trong các khách sạn ở Jordan nhằm chỉ ra tầm quan trọng của việc áp dụng KTTN và xác định mức độ ứng dụng KTTN trong các khách sạn ở Jordan. Tác giả đã gửi bảng câu hỏi tới 12 khách sạn năm sao và 15 khách sạn bốn sao nằm ở Amani. Kết quả nghiên cứu cho thấy các khách sạn ở Jordan đã xác định các trung tâm trách nhiệm và thực hiện lập dự toán một cách rõ ràng và được liên kết với thành quả đã lập kế hoạch với thành quả thực tế. Cũng trong năm 2009, tác giả Fowzia Rehana đã công bố công trình nghiên cứu “Responsibility Acounting Practice of Non-banking Financial Institutions: Bangladesh Perspective” đăng trên tạp chí “Journal of Business and Technology Dhaka, Vol-2, Issure – 2, Northern University Bangladesh”. Nghiên cứu chỉ ra sự hài lòng về hệ thống KTTN của các ngân hàng tại Bangladesh được dUy trì ở mức độ thỏa đáng. Trong nghiên cứu khác của cùng tác giả năm 2011, công trình “Use of Responsibility Acounting and Measure the Satisfaction Levels of Service Organizations in Bangladesh” đăng trên tạp chí “International Review of Business Research Papers. Vol.7. No.5, September 2011.Pp 53-67”. Tác giả đã thực hiện điều tra 88 tổ chức dịch vụ trên cơ sở ngẫu nhiên, từ tháng bảy đến tháng chín năm 2010 tại Bangladesh, sau đó sử dụng phân tích hồi quy để kiểm tra mức độ tác động của các nhân tố đến công tác kế toán. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến công tác tổ chức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0