intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp cho đối tượng sử dụng BCTC giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc điều chỉnh BCTC thông qua việc lựa chọn chính sách kế toán của DN và giúp cho các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nâng cao hiệu quả trong việc lựa chọn chính sách kế toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ THU LAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ T.P Hồ Chí Minh - Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ THU LAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thanh Hải T.P Hồ Chí Minh - Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu chính trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Bùi Thị Thu Lan
  4. MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỄU ĐỒ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .......... 4 1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................................... 4 1.1.1. Nghiên cứu của Healy (1985) ................................................................. 4 1.1.2. Nghiên cứu của Whittred (1987) ............................................................ 5 1.1.3. Nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1990) ........................................ 6 1.1.4. Nghiên cứu của Colin R.Dey và cộng sự (2007) .................................... 7 1.1.5. Nghiên cứu của Cudia, Cynthia (2008) .................................................. 7 1.1.6. Nghiên cứu của Szilveszter Fekete và các cộng sự (2010) ...................... 8 1.1.7. Nghiên cứu của Christos Tzovas (2006) ................................................. 9 1.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 11 1.2.1. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng và Nguyễn Thị Kim Oanh (2014) ............................................................................................................ 11 1.2.2. Nghiên cứu của Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2015) ................................... 12 1.2.3. Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà (2015)............................................. 13 1.2.4. Nghiên cứu của Phạm Thị Bích Vân (2012) ....................................... 13 1.3. Nhận xét các nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận văn........................... 18 1.3.1. Nhận xét về các nghiên cứu.................................................................. 18 1.3.2. Hướng nghiên cứu của luận văn ........................................................... 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 19 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................... 20 2.1. Chính sách kế toán .......................................................................................... 20
  5. 2.1.1. Khái niệm chính sách kế toán ............................................................... 20 2.1.2. Vai trò của chính sách kế toán .............................................................. 20 2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến chính sách kế toán hiện hành ở Việt Nam ............................................................................................................... 20 2.2. Lựa chọn chính sách kế toán ........................................................................... 22 2.2.1. Khái niệm lựa chọn chính sách kế toán ................................................ 22 2.2.2. Mục tiêu của lựa chọn chính sách kế toán ............................................ 22 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán ......................... 24 2.3.1. Nhân tố kế hoạch tiền thưởng cho nhà quản lý ..................................... 24 2.3.2. Nhân tố mức vay nợ ............................................................................. 25 2.3.3. Nhân tố khả năng vi phạm hợp đống vay nợ......................................... 25 2.3.4. Nhân tố thuế......................................................................................... 26 2.3.5. Nhân tố quy mô của doanh nghiệp ....................................................... 27 2.3.6. Nhân tố nhu cầu thông tin của người sử dụng ....................................... 27 2.3.7. Nhân tố trình độ của kế toán viên ......................................................... 28 2.4. Lý thuyết cơ bản về lựa chọn chính sách kế toán ............................................ 31 2.4.1. Lý thuyết bất cân xứng thông tin .......................................................... 31 2.4.2. Lý thuyết ủy nhiệm .............................................................................. 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 34 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 35 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 35 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và xây dựng thang đo ......................................... 35 3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................. 37 3.2.2. Xây dựng thang đo ............................................................................... 38 3.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 41 3.3.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................... 41 3.3.2. Nghiên cứu định lượng........................................................................ 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 45
  6. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 46 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................... 47 4.1.1. Tổng quan về các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu .... 47 4.1.2. Đánh giá việc áp dụng chính sách kế toán của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu .............................................................................. 48 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ....................................................................... 50 4.2.1. Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát ................................................... 50 4.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ....................................................... 51 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................... 54 4.2.4. Phân tích hồi quy ................................................................................. 63 4.2.5. Bàn luận ............................................................................................... 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 76 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 77 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 77 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 78 5.2.1. Giúp các đối tượng sử dụng BCTC giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc điều chỉnh BCTC thông qua việc lựa chọn chính sách kế toán của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ........................................................................ 78 5.2.2. Giúp các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nâng cao hiệu quả trong việc lựa chọn chính sách kế toán ........................................................... 82 5.3. Hạn chế đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC: Báo cáo tài chính BTC: Bộ tài chính CSKT: Chính sách kế toán DN: Doanh nghiệp DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa NQL: Nhà quản lý QĐ: Quyết định TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TT: Thông tư
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây ....................................................... 14 Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán từ các nghiên cứu trước.................................................................................................... 28 Bảng 3.1. Thang đo hiệu chỉnh sau nghiên cứu định tính ....................................... 38 Bảng 4.1. Thống kê vị trí công việc và lĩnh vực hoạt động của mẫu khảo sát ......... 50 Bảng 4.2. Thống kê trình độ chuyên môn của mẫu khảo sát................................... 50 Bảng 4.3. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha ................................... 52 Bảng 4.4. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test khi phân tích lần thứ nhất ................ 55 Bảng 4.5. Ma trận sau khi xoay nhân tố lần thứ nhất.............................................. 56 Bảng 4.6. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test khi phân tích lần thứ hai .................. 57 Bảng 4.7. Ma trận sau khi xoay nhân tố lần thứ hai ............................................... 58 Bảng 4.8. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test cho nhân tố phụ thuốc ..................... 59 Bảng 4.9. Ma trận sau khi xoay nhân tố phụ thuộc................................................. 60 Bảng 4.10. Diễn giải các biến quan sát sau khi xoay nhân tố ................................ 61 Bảng 4.11. Ma trận tương quan giữa các nhân tố ................................................... 64 Bảng 4.12. Tóm tắt mô hình .................................................................................. 65 Bảng 4.13. Phân tích phương sai (ANOVA) .......................................................... 66 Bảng 4.14. Trọng số hồi quy.................................................................................. 66
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu của Cudia, Cynthia P (2008)Error! Bookmark not defined.8 Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu của Szilveszter Fekete và cộng sự (2010)................. 9 Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu của Christos Tzovas (2006) ................................... 10 Hình 1.4. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng và Nguyễn Thị Kim Oanh (2014) .......................................................................................................... 11 Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu của Huỳnh Thị Cẫm Nhung (2015) ........................ 12 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn ....... Error! Bookmark not defined.36 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ................ Error! Bookmark not defined.37 Hình 4.1. Đồ thị phân tán giá trị của nhân tố lựa chọn chính sách kế toán.............. 68 Hình 4.2. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa của nhân tố lựa chọn chính sách kế toán ....................................................................................................................... 69 Hình 4.3. Biểu đồ dự báo giá trị của nhân tố lựa chọn chính sách kế toán .............. 70 Hình 4.4. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu từ kết quả hồi quy bội ........................ 72
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế hiện nay đang phát triển sâu rộng vì thế vai trò của ngành kế toán ngày càng được quan tâm. Hoạt động của ngành kế toán đã cung cấp các báo cáo tài chính thể hiện thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó sẽ tác động đến nhiều đối tượng khác nhau không chỉ trong phạm vi quốc gia mà nó còn mang tính toàn cầu. Ngoài ra báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán là mục tiêu của bộ phận kế toán để cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như cơ quan thuế, nhà đầu tư và ngân hàng… Do tính đa dạng của đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC vì thế thông tin trên BCTC có vai trò rất quan trọng đối với đối tượng sử dụng. Nhưng trên thực tế trong một số trường hợp người lập BCTC sử dụng chính sách kế toán để che dấu những thông tin quan trọng nếu những thông tin đó ảnh hưởng không tốt đến lợi ích của họ. Vì thế việc sử dụng chính sách kế toán khác nhau sẽ cho ra kết quả thông tin trình bày trên BCTC là khác nhau và theo ý muốn của chủ doanh nghiệp. Chính sách kế toán là việc thiết lập các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng để lập và trình bày BCTC (VAS 29, 2005). Như vậy chính sách kế toán của mỗi doanh nghiệp bị chi phối bởi nhiều nhân tố chủ quan của doanh nghiệp đó. Bạc Liêu là một tỉnh nhỏ thuộc duyên hải vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các doanh nghiệp thủy sản chiếm số đông trong tổng số các DN ở Bạc Liêu. Vì thế việc lựa chọn chính sách kế toán sao cho phù hợp với đặc thù của các DN này là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên tác giả thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn Tỉnh Bạc Liêu” nhằm khám phá và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn chính sách kế toán tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp cho đối tượng sử dụng BCTC giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc điều chỉnh BCTC thông qua việc lựa
  11. 2 chọn chính sách kế toán của DN và giúp cho các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nâng cao hiệu quả trong việc lựa chọn chính sách kế toán 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn thực hiện nhằm đạt được 3 mục tiêu sau: Thứ nhất: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các DN thủy sản trên địa bàn Tỉnh Bạc Liêu. Thứ hai: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các DN thủy sản trên địa bàn Tỉnh Bạc Liêu. Thứ ba: Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp cho đối tượng sử dụng BCTC giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc điều chỉnh BCTC thông qua việc lựa chọn chính sách kế toán của DN. Giúp cho các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nâng cao hiệu quả trong việc lựa chọn chính sách kế toán 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các DN thủy sản. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đối tượng khảo sát, các thang đo và mô hình nghiên cứu được kiểm định trên mẫu là các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Phạm vi thời gian: Việc thực hiện nghiên cứu, tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng. Phương pháp định tính: Trước hết tác giả thực hiện nghiên cứu tại bàn để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán sau đó thảo luận tay đôi với các chuyên gia để khám phá, điều chỉnh và bổ sung thang đo lựa
  12. 3 chọn chính sách kế toán, và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính kế toán của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận văn sử dụng mô hình hồi quy bội để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các DN thủy sản trên địa bàn Tỉnh Bạc Liêu. 5. Đóng góp mới của luận văn Các nghiên cứu đã công bố ở Việt Nam đều tập trung vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các DN ở Việt Nam hoặc trên một địa bàn cụ thể. Hiện nay có rất ít nghiên cứu về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán ở một lĩnh vực kinh doanh cụ thể, đặc biệt là lĩnh vực thủy sản thì chưa có nghiên cứu nào thực hiện. Do đó, đóng góp mới của luận văn là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp cho đối tượng sử dụng BCTC giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc điều chỉnh BCTC thông qua việc lựa chọn chính sách kế toán của DN và giúp cho các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nâng cao hiệu quả trong việc lựa chọn chính sách kế toán. 6. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 5 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  13. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Việc lựa chọn CSKT bị chi phối bởi nhiều nhân tố và nhìn chung được xem xét dựa trên các ảnh hưởng kinh tế mà các chính sách này mang lại (Dhaliwal et al., 1982). Ảnh hưởng kinh tế ở đây, theo Holthausen và Leftwich (1983), là một sự thay đổi trong CSKT sẽ làm thay đổi cách thức tính toán, do đó sẽ làm thay đổi các chỉ tiêu kinh tế của DN như sự phân phối dòng tiền hoặc quyền lợi của các bên sử dụng những thông tin này cho việc ký kết hợp đồng hay ra quyết định. Để thực hiện đề tài này, tác giả đã tiến hành lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến việc lựa chọn chính sách kế toán để tìm ra khe hổng nghiên cứu. Với cơ sở dữ liệu hiện có, tác giả đã tìm hiểu một số nghiên cứu về vấn đề này như sau: 1.1.Các nghiên cứu ngoài nước 1.1.1. Nghiên cứu của Healy (1985) Effect of bonus schemes on accounting decision (ảnh hưởng của kế hoạch tiền thưởng đến lựa chọn chính sách kế toán) Healy đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của kế hoạch tiền thưởng đối với người quản lý đến số liệu kế toán trên BCTC nhằm thu thập bằng chứng rằng liệu các kế hoạch này có ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của người quản lý không. Trước hết, Healy đã khảo sát cách thức tính khoản thưởng trên lợi nhuận của doanh nghiệp và đưa ra mô hình tính như sau: Pt{ max[Et – Lt]} hoặc Pt(min{Ut,max[Et-Lt],0) Trong đó Pt: Tỷ lệ phần trăm tối đa Et: Lợi nhuận trong kỳ Lt: Lợi nhuận tối thiểu Ut: Lợi nhuận tối đa Các tính này được Healy giải thích như sau Khi lợi nhuận trong kỳ (Et) nhỏ hơn mức tối thiểu (Lt), hiệu số (Et-Lt) nhỏ hơn 0 nên khoản tiền thưởng sẽ là 0. Khi lợi nhuận trong kỳ cao hơn mức tối thiểu phần chênh lệch sẽ được nhân tỷ lệ phần trăm Pt để tính ra khoản thưởng. Quy định
  14. 5 này khuyến khích các nhà quản lý nâng lợi nhuận cao hơn mức tối thiểu; nhằm khắc phục tâm lý sợ rủi ro của nhà quản lý Tuy nhiên, khi khoản chênh lệch (Et-Lt) quá lớn, vượt khỏi mức Ut nhất định thì nhà quản lý chỉ tính tiền thưởng trên Ut. Cách tính này nhằm hạn chế người quản lý chạy theo con số lợi nhuận quá mức, mang lại rủi ro quá cao cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh trên, người quản lý sẽ tìm cách ảnh hưởng đến số liệu kế toán để mang lại lợi ích cho mình. Ngoài ra Healy cũng xem xét vấn đề lựa chọn chính sách kế toán bằng cách khảo sát tổng dồn tích của doanh nghiệp. Tổng dồn tích là chênh lệch giữa lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bao gồm khấu hao, chênh lệch hàng tồn kho, các khoản phải thu và phải trả của DN. Các khoản dồn tích sẽ tăng lên khi nhà quản lý muốn tăng lợi nhuận và ngược lại. Healy sử dụng danh sách năm 1980 của 250 công ty niệm yết thuộc lĩnh vực công nghiệp lớn nhất, sau đó chọn lọc 94 công ty có đầy đủ kế hoạch khen thưởng. Healy đã chia các công ty thành 3 nhóm: + Nhóm UPP bao gồm các công ty – năm có lợi nhuận cao hơn mức tối thiểu + Nhóm LOW bao gồm các công ty – năm có lợi nhuận thấp hơn mức tối thiểu + Nhóm MID bao gồm các công ty – năm không thuộc hai nhóm trên Kết quả được mong đợi là tổng dồn tích hầu hết sẽ âm ở nhóm LOW và nhóm UPP, nghĩa là người quản lý sẽ giảm dồn tích để giảm lợi nhuận trong thời kỳ lợi nhuận thấp hơn mức tối thiểu và cao hơn mức tối đa. Đối với nhóm MID, kết quả mong đợi là tổng dồn tích hầu hết sẽ dương nhằm tăng lợi nhuận trong giai đoạn lợi nhuận nằm gữa mức tối thiểu và mức tối đa. Kết quả phân tích thống kê của Healy cho kết quả như mong đợi tức là kế hoạch tiền thưởng đối với nhà quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp. 1.1.2. Nghiên cứu của Whittred (1987) The derived demand for consoliadated financial reporting (Nhu cầu xuất phát cho các báo cáo tài chính hợp nhất)
  15. 6 Nghiên cứu cung cấp bằng chứng về việc nhà quản lý đã tự nguyện hợp nhất BCTC nhằm thỏa mãn các yêu cầu của chủ nợ và nâng cao các khoản khen thưởng cho nhà quản lý. Whittred quay lại thời kỳ 1930 – 1950 khi BCTC hợp nhất chưa bắt buộc phải thực hiện ở Australia. Trong giai đoạn này, luật thuế yêu cầu các công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất lũy tiến, khiến nhiều công ty đã thành lập các công ty con để tránh phải nộp thuế lũy tiến. Khi cơ cấu công ty ngày càng phức tạp, xuất hiện nhiều khả năng các công ty trong cùng tập đoàn chuyển nợ lẫn nhau dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Để đối phó các ngân hàng yêu cầu một khoản bảo lãnh liên công ty trong tập đoàn cho một khoản vay cho bất kỳ công ty nào trong tập đoàn. Để có thể giám sát con số tài sản cũng như công nợ của tập đoàn, ngân hàng sử dụng BCTC hợp nhất. Whittred đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các khoản bảo lãnh liên công ty với các khoản thưởng cổ phần với việc tự nguyện hợp nhất BCTC trên thị trường chứng khoán Australia. Kết quả thực nghiệm chứng minh có quan hệ: Nghĩa là các công ty có quan hệ bảo đảm liên công ty có khuynh hướng lập BCTC hợp nhất tự nguyện với mục đích làm tăng độ tin cậy chi chủ nợ, giảm bớt chi phí giám sát và qua đó giảm bớt chi phí ủy nhiệm. Qua nghiên cứu của Whittred cho ta thấy yêu cầu của chủ nợ và các khoản khen thưởng cho nhà quản lý dẫn tới các công ty lựa chọn chính sách kế toán đó là lập BCTC hợp nhất để thỏa mãn yêu cầu của chủ nợ và nâng cao khoản khen thưởng cho nhà quản lý. 1.1.3. Nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1990) Positive Accounting Theory. A Ten Year Perspective (Lý thuyết kế toán thực chứng) Nghiên cứu đã xem xét lại các nghiên cứu lý thuyết kế toán thực chứng trong những năm 1980 và cũng đề xuất cách để cải thiện nghiên cứu thực chứng trong lựa chọn kế toán. Ba giả thuyết chính được sử dụng để giải thích và dự đoán mối tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương pháp kế toán trong nghiên cứu là:
  16. 7 - Giả thuyết kế hoạch tiền thưởng: Nhà quản lý của các DN mà có chi trả tiền thưởng theo lợi nhuận thì có nhiều khả năng sẽ sử dụng phương pháp kế toán làm tăng lợi nhuận trong kỳ báo cáo đề tăng giá trị khoản tiền thưởng trả cho mình - Giả thuyết nợ: Nếu tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của DN càng cao thì nhà quản lý có nhiều khả năng sử dụng phương pháp kế toán làm tăng lợi nhuận để tránh vi phạm những hạn chế trong cam kết vay vốn. - Giả thuyết chi phí chính trị: DN lớn có nhiều khả năng lựa chọn chính sách kế toán làm giảm lợi nhuận báo cáo hơn là các DNVVV để giảm thiểu chi phí chính trị Kết quả nghiên cứu thử nghiệm cho thấy giả thuyết tiền thưởng không thích hợp trong nhiều trường hợp. Bằng chứng thực nghiệm thu được nói chung phù hợp với giả thuyết nợ và giả thuyết chi phí chính trị đến sự lựa chọn chính sách kế toán. 1.1.4. Nghiên cứu của Colin R.Dey và cộng sự (2007) Determinants of Accouning Choices in Egypt ( Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán ở Ai Cập) Colin R.Dey và cộng sự đã nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán ở Ai Cập. Nghiên cứu đã thêm một giả thuyết mới vào ba giả thuyết trong nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1990) đó là giả thuyết thuế. Vì vậy trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã đưa ra bốn giả thuyết nghiên cứu đó là - Giả thuyết kế hoạch tiền thưởng: - Giả thuyết nợ - Giả thuyết chi phí chính trị - Giả thuyết thuế Kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết tiền thưởng, giả thuyết nợ, giả thuyết thuế có tác động đến lựa chọn chính sách kế toán đó là sự tồn tại của kế hoạch tiền thưởng luôn khuyến khích nhà quản lý, phương pháp khấu hao, phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho không làm tăng các khoản nghĩa vụ thuế phải nộp, mức vay nợ càng cao thì nhà quản lý có nhiều khả năng lựa chọn chính sách kế toán để tăng lợi nhuận.
  17. 8 1.1.5. Nghiên cứu của Cudia và Cynthia P (2008) Factors that influence small and medium enterprises in Metro Manila to choose between accrual and cash accounting (các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn giữa cơ sở kế toán dồn tích và cơ sở kế toán tiền ở Metro Manila) Thông qua quá trình khảo sát và thu thập dữ liệu từ các kiểm toán viên thực hiện kiểm toán cho 163 DNNVV ở Metro Manila là trung tâm của đảo Luzon của Philippines nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn giữa cơ sở kế toán dồn tích và cơ sở kế toán tiền ở các DDNVV tại vùng này. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng. Nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu với 6 nhân tố tác động như sau: 6 nhân tố: - Bản chất của kinh doanh Lựa chọn giữa cơ sở kế toán - Thuận tiện trong lưu trữ hồ sơ dồn tích và cơ sở kế toán tiền - Sự phức tạp trong yêu cầu kế toán và ở các DDNVV tại Metro công bố thông tin - Yêu cầu tuân thủ thuế Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu của Cudia, Cynthia P (2008) Kết quả nghiên cứu đã tìm ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn giữa hai cơ sở kế toán trên đó là: Bản chất của việc kinh doanh, sự thuận tiện trong lưu trữ hồ sơ, sự phức tạp trong yêu cầu kế toán và công bố thông tin, chi phí lập báo cáo tài chính, tính hữu dụng trong việc ra quyết định. Trong đó nhân tố bản chất của việc kinh doanh là có tác động mạnh nhất đến việc lựa chọn giữa cơ sở kế toán dồn tích và cơ sở kế toán tiền ở các DDNVV tại Metro Manila. 1.1.6. Nghiên cứu của Szilveszter Fekete và các cộng sự (2010)
  18. 9 Explaining Accounting Policy Choices of SME: An Empirical Research on the Evaluation Mothods (Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các DNNVV ở Romania) Nghiên cứu điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các DNNVV ở Romania. Các đối tượng trong nghiên cứu này đã được lựa chọn bằng cách lấy mẫu phân tầng bao gồm 562 DNNVV ở Romania. Việc phân tích các dữ liệu được thực hiện bằng kỹ thuật phân tích nhân tố. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát yêu cầu người trả lời chỉ ra mức độ mà mỗi nhân tố liệt kê trong bảng câu hỏi ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiêp. Nhóm tác giả đã tìm một số mô hình mẫu từ trong các quyết định phương pháp kế toán và xác định nhân tố chính tác động đến các quyết định đó. Nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu với 6 nhân tố tác động như sau đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các DNNVV ở Romania như sau: 6 nhân tố: - Nhu cầu thông tin của người sử dụng Lựa chọn chính sách kế toán - Thuế của các DNNVV ở Romania - Hình ảnh của DN đối với bên thứ ba - Hình ảnh của DN đối với cổ đông - Kinh tế Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu của Szilveszter Fekete và cộng sự (2010) Kết quả Nghiên cứu đã tìm ra các nhân tố tác động đến sự lựa chọn chính sách kế toán của DNNVV và mức độ tác động của các nhân tố này. Theo đó các nhân tố chủ yếu tác động theo thứ tự mức độ ảnh hưởng là: nhu cầu thông tin của người sử dụng, ảnh hưởng của thuế, hình ảnh của doanh nghiệp đối với bên thứ 3,
  19. 10 hình ảnh của DN đối với cổ đông, quan điểm trung thực hợp lý, nhân tố kinh tế có ảnh hưởng rất ít đến việc lựa chọn chính sách kế toán. 1.1.7. Nghiên cứu của Christos Tzovas (2006) Factors influencing a firm’s accounting policy decisions when tax accounting and financial accounting coincide (Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp khi kế toán thuế và kế toán tài chính trùng nhau) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp khi kế toán thuế và kế toán tài chính trùng nhau thông qua cuộc khảo sát các nhà quản lý tài chính của 200 doanh nghiệp lớn ở Hi Lạp. Nghiên cứu đã đưa ra mô hình nghiên cứu như sau: 6 nhân tố: - Nhận thức các bên liên quan Lựa chọn chính sách kế toán của các DN ở Hi Lạp - Mục tiêu lợi nhuận - Tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu của Christos Tzovas (2006) Kết quả nghiên cứu cho thấy việc lựa chọn chính sách kế toán chịu ảnh hưởng bởi nhận thức các bên liên quan, mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Đối với mục tiêu lợi nhuận Christos Tzovas đã ghi lại bằng chứng về việc mà DN muốn báo cáo lợi nhuận giảm để giảm nghĩa vụ thuế và việc DN muốn báo cáo tăng lợi nhuận để tác động đến quyết định cho vay của chủ nợ, tránh vi phạm cam kết hay tăng giá trị cổ phiếu của DN. Đối với mục tiêu tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của DN có sự mâu thuẫn bởi vì giảm thuế có khả năng phát sinh chi phí ngoài thuế mà những chi phí này có thể làm giảm lợi ích của DN.
  20. 11 1.2. Các nghiên cứu trong nước 1.2.1. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng và Nguyễn Thị Kim Oanh (2014) Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Dựa theo các công trình nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1990), Cloyd et al. (1996), Steven Young (1998), Steven và Laurie S. Swinney (2004), Christos Tzovas (2006), nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và kiểm định mô hình này tại Việt Nam gồm 7 nhân tố như sau: 7 nhân tố: - Chi phí thuế TNDN - Mức vay nợ Lựa chọn chính sách kế toán - Khả năng vi phạm các hợp đồng vay nợ của các doanh nghiệp Việt - Chính sách thưởng dành cho nhà quản trị Nam hiện nay - Sự ổn định giữa các mức lợi nhuận - Tình trạng niêm yết của DN Hình 1.4. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng và Nguyễn Thị Kim Oanh (2014) Để kiểm định mô hình này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu đã xây dựng bảng câu hỏi nhằm khảo sát các đối tượng là kế toán viên (người có am hiểu nhiều về việc lựa chọn CSKT để lập BCTC) và kiểm toán viên (người thực hiện kiểm tra BCTC nói chung và kiểm tra việc áp dụng CSKT của DN nói riêng). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT của DN tại Việt Nam, đó là: chi phí thuế TNDN, mức vay nợ, tình trạng niêm yết của DN, và sự ổn định giữa các mức LN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2