Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lời của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định được các nhân tố nội tại bên trong QTDND gồm vốn, chi phí hoạt động và huy động vốn và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế gồm lãi suất và tỷ lệ lạm phát sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các QTD như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lời của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành:60 34 02 01 Đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG HVTH: Phạm Ngọc Ninh MSHV: 020115130067 GVHD:TS. Phạm Phú Quốc TP. HCM, tháng 10 năm 2015
- MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ...................................................................................... iv CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ..............................................................................................1 1.1. GIỚI THIỆU.............................................................................................................1 1.2. Ý TƯỞNG THỰC HIỆN KHÓA LUẬN.................................................................1 1.2.1. Biến động về kinh tế trong thời gian gần đây ...................................................1 1.2.2. Chính sách lãi suất và mục tiêu kiềm chế lạm phát...........................................3 1.2.3. Hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ...............................................4 1.2.4. Kết quả các công trình nghiên cứu liên quan trước đây....................................4 1.3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..........5 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................................5 1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu:.........................................................................................6 1.4. PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU .....................................................6 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................6 1.4.2. Số liệu sử dụng trong khoá luận: .......................................................................6 1.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................................6 1.6. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN...................................6 CHƯƠNG II. ĐIỂM QUA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT .................................................................................................................8 2.1. GIỚI THIỆU.............................................................................................................8 2.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI VÀ TỶ SUẤT SINH LỜI......8 2.2.1. Tác động của vốn chủ sở hữu đến tỷ suất sinh lời ..........................................10 2.2.2. Tác động của nguồn vốn huy động đến tỷ suất sinh lời ..................................11 2.2.3. Tác động của chi phí hoạt động đến tỷ suất sinh lời .......................................11 2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI ....13 2.3.1. Tác động của lãi suất đến tỷ suất sinh lời........................................................13 2.3.2. Tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lời .....................................................13 2.4. TÓM TẮT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ..............15 2.5. GIẢ THUYẾT CHO CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................18 2.5.1. Giả thuyết cho câu hỏi thứ nhất.......................................................................18 2.5.2. Giả thuyết cho câu hỏi thứ hai:........................................................................19 2.5.3. Giả thuyết cho câu hỏi thứ ba..........................................................................20 2.5.4. Giả thuyết cho câu hỏi thứ tư ..........................................................................21 2.5.5. Giả thuyết cho câu hỏi thứ năm.......................................................................21 CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU..................................24
- 3.1. GIỚI THIỆU...........................................................................................................24 3.2. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................24 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................24 3.2.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến............................................................................26 3.3. GIẢI THÍCH CÁC BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH...................................29 3.3.1. Biến đo lường tỷ suất sinh lời ngân hàng ........................................................29 3.3.2. Tỷ lệ huy động vốn/Tổng tài sản (Total Deposit to Total Assets) ..................29 3.3.3. Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (Equity to Total Assets) ..........................29 3.3.4. Chi phí hoạt động/Tổng tài sản (Operation Expense to Total Assets) ............30 3.3.5. Tỷ lệ dư nợ ròng/tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ: ..............................30 3.3.6. Lạm phát ..........................................................................................................31 3.3.7. Lãi suất ............................................................................................................31 3.5. SỐ LIỆU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU .....................................................31 3.6. THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ MA TRẬN TƯƠNG QUAN ........................................32 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................36 4.1. GIỚI THIỆU...........................................................................................................36 4.2. KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP POOLED OLS ........36 4.3. HỒI QUY THEO PHƯƠNG PHÁP ẢNH HƯỞNG CỐ ĐỊNH (FEM)................38 4.3.1. Kêt quả hồi quy ...............................................................................................38 4.3.2. Lựa chọn giữa mô hình OLS và FEM .............................................................39 4.4. HỒI QUY MÔ HÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP ẢNH HƯỞNG NGẪU NHIÊN (REM) ............................................................................................................................40 4.4.1. Kêt quả hồi quy ...............................................................................................40 4.4.2. Lựa chọn giữa mô hình OLS và REM.............................................................42 4.4.3. Lựa chọn giữa mô hình theo phương pháp FEM và REM ..............................42 4.4.4. Phân tích kết quả .............................................................................................43 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN .............................................................................................47 5.1. GIỚI THIỆU...........................................................................................................47 5.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................47 5.3. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN .........................................................................48 5.3.1. Thực tiễn..........................................................................................................49 5.3.2. Học thuật..........................................................................................................50 5.4. HẠN CHẾ CỦA KHÓA LUẬN ............................................................................50 5.5. GỢI Ý NGHIÊN CỨU ...........................................................................................50 ii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tác động của vốn chủ sở hữu đến tỷ suất sinh lời………………. 13 Bảng 2.2. Tác động của nguồn vốn huy động đến tỷ suất sinh lời………… 13 Bảng 2.3. Tác động của chi phí hoạt động đến tỷ suất sinh lời……………. 14 Bảng 2.4. Tác động của lãi suất thực đến tỷ suất sinh lời………………….. 15 Bảng 2.5. Tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lời……………………... 17 Bảng 2.6. Thống kê kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên có liên quan... 18 Bảng 2.7. Tóm tắt các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu…………... 22 Bảng 3.1. Các biến sử dụng trong mô hình……………………………………... 26 Bảng 3.2. Tóm tắt kì vọng về dấu của các biến trong mô hình………………… 31 Bảng 3.3. Tóm tắt mô tả các biến………………………………………………. 32 Bảng 3.4. Tỷ suất sinh lời của ngành ngân hàng qua các năm……………... 32 Bảng 3.5. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập…………………………... 33 Bảng 4.1. Kết quả hồi quy OLS mô hình 3.6a, 3.6b, 3.6c, 3.6d đối với biến phụ thuộc ROA và ROE........................................................................................... 35 Bảng 4.2. Kết quả hồi quy ảnh hưởng cố định mô hình 3.6a, 3.6b, 3.6c, 3.6d đối với biến phụ thuộc ROA và ROE ............................................................... 38 Bảng 4.3. Kết quả hồi quy mô ảnh hưởng ngẫu nhiên hình 3.6a, 3.6b, 3.6c, 3.6d đối với biến phụ thuộc ROA và ROE......................................................... 40 Bảng 4.4 Tóm tắt kêt quả ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến giải thích của các mô hình.......................................................................................... 45 Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu.................................................................. 47 Bảng 6. Kết quả hồi quy mô hình 3.6a và 3.6b đối với biến phụ thuộc ROA...... 63 Bảng 7. Kết quả hồi quy mô hình 3.6a và 3.6b đối với biến phụ thuộc ROE....... 64 Bảng 8. Kết quả kiểm định Bruesch-Pagan đối với mô hình 3.6a và 3.6b........... 65 Bảng 9. Kết quả Kiểm định Bruesch-Pagan đối với mô hình 3.6c và 3.6d.......... 65 Bảng 10. Kết quả Redundant Fixed Effects Tests mô hình 3.6a.......................... 67 Bảng 11. Lãi suất và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm.......................... 66 iii
- DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục A. Tỷ suất sinh lời................................................................................. 51 Phụ lục B. Quỹ tín dụng nhân dân...................................................................... 52 Phụ lục C. Thông tin và một số chỉ tiêu hoạt động cơ bản của 21 QTDND trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng................................................................................ 56 Phụ lục D. Cơ cấu vốn điều lệ trong nguồn vốn chủ sở hữu của các QTDND 57 đến thời điểm 31/12/2014................................................................................... Phụ lục E. Cơ sở lý luận về mô hình OLS.......................................................... 58 Phụ lục G. Cơ sở lý luận mô hình REM............................................................. 59 Phụ lục H. Cơ sở lý luận mô hình FEM............................................................. 62 iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt NHNN State Bank of Viet Nam Ngân hàng Nhà nước QTDND People’s Credit Funds Quỹ tín dụng nhân dân hoặc QTD ROA Return On Assets Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản RQ Research Question Câu hỏi nghiên cứu H Hypothesis Giả thuyết REM Random Effects Model Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên FEM Fix Effects Model Mô hình ảnh hưởng cố định Ratio of Total Deposit to Tỷ lệ giữa tổng tiền huy động và tổng TDA Total Assets tài sản NIM Net interest margin Thu nhập lãi ròng Net noninterest margin Thu nhập phi lãi ròng NOM Net operating margin Thu nhập hoạt động ròng v
- TÓM TẮT Một tổ chức tín dụng kinh doanh có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận lớn sẽ có thể chịu đựng được tốt hơn trước những cú sốc tiêu cực và đóng góp vào sự ổn định của hệ thống tài chính. Lợi nhuận hay hiệu quả của một tổ chức tài chính bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Những yếu tố này bao gồm các yếu tố nội tại của mỗi tổ chức tài chính và các yếu tố bên ngoài, vĩ mô của nền kinh tế, tất cả sẽ tác động, ảnh hưởng đến hiệu suất tạo ra lợi nhuận. Dựa trên số liệu hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014, thông qua việc ước lượng mô hình hồi quy theo các phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM), hồi quy tác động cố định (FEM) đối với dữ liệu bảng (Panel), khóa luận này sẽ nghiên cứu, đánh giá và đi đến kết luận rằng có hay không việc ảnh hưởng của các nhân tố nội tại của QTDND gồm vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, số dư huy động vốn và một số nhân tố đại diện cho nền kinh tế vĩ mô gồm lãi suất và tỷ lệ lạm phát đến tỷ suất sinh lời của các QTDND được đo bằng chỉ số mức sinh lời trên tổng tài sản ROA và chỉ số mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE. Kết quả nghiên cứu đạt được là việc tăng vốn chủ sở hữu tác động tích cực đến ROA nhưng lại tác động tiêu cực đến chỉ số ROE; Chi phí hoạt động là biến số không có ý nghĩa giải thích đối với tỷ suất sinh lời trong khi việc tăng huy động vốn lại làm gia tăng tỷ suất sinh lời; các biến đại diện cho nền kinh tế như lạm phát và lãi suất tác động rất ít đến tỷ suất sinh lời của các Quỹ tín dụng nhân dân. Khóa luận này vừa có ý nghĩa đóng góp cho thực tiễn, vừa đóng góp cho học thuật. Về thực tiễn, nó cho thấy đối với mô hình tổ chức tài chính vi mô như các Quỹ tín dụng nhân dân, tỷ suất sinh lời sẽ bị tác động chính bởi các nhân tố nào, đây sẽ là cơ sở để các Quỹ tín dụng chú trọng hơn trong công tác quản trị, điều hành, tùy mục tiêu đề ra mà có những biện pháp hữu hiệu nhằm làm tăng hiệu quả kinh doanh. Đồng thời về phía học thuật, nó đưa ra kết luận cụ thể của các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài của nền kinh tế sẽ tác động như thế nào đến hiệu quả của các QTDND, đối tượng mà trước đây chưa được nghiên cứu cũng như kết quả các các nghiên cứu được thực nghiệm với đối tượng là ngân hàng vốn không thống nhất. vi
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu trong khoá luận này là trung thực và là công trình nghiên cứu của chính tôi. Trừ những nội dung đã đuợc trích dẫn một cách thích hợp. Nghiên cứu này cũng chưa được dùng để tôi tốt nghiệp bất cứ bậc học nào trước đây. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi hoàn toàn chịu trách nghiệm trước Hộiđồng đánh giá khoá luận cũng như kết quả tốt nghiệp của mình. Học viên Phạm Ngọc Ninh vii
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phạm Phú Quốc, đã huớng dẫn tận tình và luôn động viên tôi khi thực hiện khoá luận. Xin cảm ơn Khoa Ngân hàng, Trường Ðại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, đã tạo cho tôi những điều kiện thuận lợi nhất, trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện khoá luận. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh cổ vũ, động viên tôi để vượt qua khó khăn, giúp tôi hoàn thành tốt khoá luận này. Tất cả những thiếu xót có thể có trên khoá luận này đều thuộc trách nhiệm của tôi và tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp. viii
- CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU 1.1. GIỚI THIỆU Tỷ suất sinh lời1 của một ngân hàng thường bị tác động bởi nhiều yếu tố. Những yếu tố này được chia thành hai nhóm chính gồm những yếu tốnằm bên trong mỗi ngân hàng và những yếu tố tác động từ bên ngoài (Dieu, 2002). Những yếu tố bên ngoài gồm sự thay đổi chính sách, pháp luật của nhà nước; môi trường kinh tế và tài chính quốc tế; những thay đổi về công nghệ hoặc môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng,…Những yếu tố bên trong của mỗi ngân hàng như nguồn nhân lực, các khoản biến phí, nguồn vốn hoạt động,…Nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xác định và định lượng mức độ tác động của các nhân tố đến tỷ suất sinh lời của các định chế tài chính là ngân hàng từ đó đưa ra những khuyến cáo và giúp các nhà quản trị có những cơ sở tương đối vững chắc trong điều hành, điều chỉnh hoạt động của tổ chức làm gia tăng lợi nhuận. Qua kết quả thực nghiệm, khóa luận này nhằm xác định các yếu tố gồm vốn điều lệ, nguồn vốn huy động, chi phí hoạt động, lãi suất và lạm phát liệu có tác động đến tỷ suất sinh lời của các QTDND2 tại tỉnh Lâm Đồng hay không. Chương 1 sẽ giới thiệu chung về khóa luận, trong đó mục 1.2 sẽ trình bày về ý tưởng thực hiện khóa luận; mục 1.3 trình bày về Đối tượng, mục tiêu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu; mục 1.4 trình bày phương pháp và số liệu nghiên cứu; mục 1.5 sẽ đề cập vềkết quả nghiên cứu và mục 1.6 sẽ giới thiệu chung về kết cấu khóa luận. 1.2. Ý TƯỞNG THỰC HIỆN KHÓA LUẬN Ý tưởng thực hiện khóa luận này dựa trên nhiều biến động lớn về kinh tế của các quốc gia trong khu vực trong thời gian gần đây (trình bày tại mục 1.2.1); việc thực thi chính sách tiền tệ ngân hàng trước tình hình biến động kinh tế vừa qua (trình bày tại mục 1.2.2); một số nét cơ bản về hoạt động của hệ thống QTDND tại Việt Nam hiện nay (trình bày tại mục 1.2.3); sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ, ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và các nhân tố của nền kinh tế đến tỷ suất sinh lời của các Quỹ tín dụng nhân dân (trình bày tại mục 1.2.4). 1.2.1. Biến động về kinh tế trong thời gian gần đây 1 Khái niệm tỷ suất sinh lời được trình bày tại Phụ lục A. 2 Khái niệm, đặc điểm, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân sẽ được trình bày ở Phụ lục B. 1
- Hoạt động của ngành Ngân hàng 6 tháng đầu năm đã đạt nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước3: Tính đến thời điểm 19/6/2015, tăng trưởng tín dụng đạt 6,28% so với tháng 12 năm trước, huy động vốn của các NHTM tăng 4,58%, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,09%, thanh khoản của hệ thống tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, trước những biến động lớn của nền kinh tế thế giới và trong khu vực như việc phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc trong thời gian gần đây sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế của Việt Nam (cán cân thương mại, thị trường ngoại hối ,…). Trước tình hình trên, Chính phủ cùng với các bộ ngành đã đề ra nhiều biện pháp (điều chỉnh biên độ tỷ giá,…) nhằm đảm bảo cho nền kinh tế thích ứng với các biến động, hạn chế thiệt hại cho quốc gia, liệu những điều chỉnh của nền kinh tế thông qua những biến sốnhư lãi suất, tỷ lệ lạm phát(yếu tố bên ngoài)sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ là các ngân hàng nói chung và các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói riêng ? Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác, không thể nào kiểm soát được hết những yếu tố tác động đến nó, tuy nhiên, trước áp lực, khó khăn tác động từ bên ngoài đến hoạt động thì những người làm công tác quản trị có thể thay đổi các yếu tố bên trong để thích ứng với môi trường, qua đó sẽhạn chế rủi ro, đồng thời có thể đạt được các kỳ vọng kinh doanh đã đề ra (Dieu, 2002).Để làm được điều này, đối với các tổ chức tín dụng là Quỹ tín dụng nhân dân, cần phải xác định các nhân tố bên trong như: nguồn vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, nguồn vốn huy động từ thành viên,…có tác động hay không đến hiệu suất sinh lời của đơn vị để có cơ sở đưa ra những điều chỉnh hoạt động cho phù hợp trong từng thời kỳ. Mặt khác, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu để xem xét, kết luận về tác động của các nhân tố bên trong ngân hàng và các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng, tuy nhiên kết quả thu được từ việc tính toán của các công trình lại không thống nhất nhau và cũng chưa có khảo sát nào được thực hiện đối với các đối tượng là các Quỹ tín dụng nhân dân, do vậy, đặt ra vấn đề cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu quan hệ, tác động giữa các yếu tố nội tại bên trong QTDND, 3 Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 (truy cập tại http://www.sbv.gov.vn/portal); Báo cáo số 73/BC-TCTK ngày 26/6/2015 về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015 của Tổng cục Thông kế) 2
- gồm: Vốn điều lệ, huy động vốn,chi phí hoạt động và các yếu tố vĩ mô bên ngoài gồm: Lãi suất, tỷ lệ lạm phát đến tỷ suất sinh lời mà trong học thuật chưa có câu trả lời thống nhất. 1.2.2. Chính sách lãi suất và mục tiêu kiềm chế lạm phát Chính sách lãi suất của Việt Nam từ khi đổi mới (1988) đến nay đã có nhiều thay đổi: Từ chính sách lãi suất cố định giai đoạn 1988-1992, lãi suất trần cho vay và sàn lãi suất huy động có linh hoạt trong giai đoạn 1993- 2000, lãi suất cơ bản kèm biên độ dao động giai đoạn 2000-2001 với ngoại tệ và với nội tệ trong giai đoạn 2000- 2002, lãi suất thỏa thuận từ năm 2002 đến năm 20104. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, với chính sách tiền tệ thắt chặt, chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã có những thay đổi theo hướng kiểm soát chặt chẽ hơn, khởi nguồn bằng chính sách lãi suất trần huy động theo Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03/3/2011. Từ đó đến nay, việc áp dụng lãi suất trần huy động vẫn được thực hiện đối với tiền gửi huy động ngắn hạn (hiện nay áp dụng mức lãi suất huy động trần đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng).Ngoài ra NHNN còn áp dụng mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn của một số ngành, lĩnh vực ưu tiên5. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước vẫn đánh giá hệ thống tổ chức tín dụng tại Việt Nam chưa thực sự hoạt động trở lại bình thường, cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính an toàn đồng thời thông qua hệ đó để thực thi một số mục tiêu của nền kinh tế. Lãi suất chịu tác động bởi nhiều yếu tố, đồng thời sự chuyển động của lãi suất cũng có tác động ngược trở lại, cụ thể: Đối với doanh nghiệp sản xuất, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến đầu tư; đối với xã hội, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu và tiêu dùng và đối với nền kinh tế lãi suất sẽ tác động đến xuất khẩu ròng (Le, 2011). Đối với tổ chức tín dụng, những thay đổi trong lãi suất sẽ gây rủi ro cho hoạt động đầu tư của ngân hàng (Rose, 2001) ảnh hưởng đến giá trị tài sản “Có” là những khoản cho vay, đầu tư tài chính. Đối với QTDND, việc NHNN thay đổi mức lãi suất sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí đầu vào (lãi phải trả cho tiền gửi từ thành viên, lãi suất vay vốn điều hòa từ Ngân hàng Hợp tác xã,…) cũng như sẽ ảnh hưởng đến lãi suất đầu ra (lãi suất cho vay, 4 http://smartfinance.vn/chinh-sach-lai-suat-cua-viet-nam-hien-nay/ 5 Quyết định 2174/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư 08/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014 3
- lãi suất tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác,…). Tuy nhiên, ảnh hưởng và mức độ tác động của nó đến tỷ suất sinh lời của QTDND là chưa thể xác định được. 1.2.3. Hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình tổ chức tín dụng được thành lập trên cơ sở các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, đồng thời là một loại hình hợp tác xã, do đó hoạt động chịu sự điều chỉnh một phần của Luật Hợp tác xã. QTDND được thành lập chủ yếu ở những vùng nông thôn, kinh tế còn khó khăn, mạng lưới của các ngân hàng thương mại ít với tới. QTDND hoạt động với mục đích tương trợ thành viên trong địa bàn, hoạt động chính là nghiệp vụ huy động vốn và cho vay. Hiện nay, QTDND có quy mô lớn nhất toàn quốc có tổng nguồn vốn hoạt động khoản 700 tỷ đồng, con số này là khá nhỏ bé so với nguồn vốn hoạt động của một ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống QTDND tại Việt Nam lại được đánh giá là mang lại hiệu quả không nhỏ cho xã hội, điều này thể hiện ở việc toàn hệ thống đã có gần 02 triệu thành viên; hoạt động của QTDND đã giải quyết, hỗ trợ cho rất nhiều thành viên ở những khu vực nông thôn tiếp cận một số dịch vụ ngân hàng, giải quyết nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo thu nhập, công ăn việc làm; hạn chế nạn cho vay nặng lãi tại những khu vực mà hoạt động của các ngân hàng thương mại ít quan tâm đầu tư. Cũng như các loại hình tổ chức tín dụng khác, hoạt động của các QTDND cũng tìm ẩn những rủi ro khi chịu tác động từ các yếu tố của nền kinh tế, nguồn lực hoạt động của chính đơn vị. Việc nghiên cứu, đánh giá tác động của các nhân tố đến hoạt động của QTDND là rất cần thiết cho những người làm công tác quản trị, điều hành của chính tổ chức đó và điều này cũng là rất quan trọng đối với những người xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan đến QTDND. 1.2.4. Kết quả các công trình nghiên cứu liên quan trước đây Có nhiều nghiên cứu cho thấy ngân hàng có vốn lớn thì tỷ suất sinh lời sẽ cao hơn ngân hàng có mức vốn thấp (Athanasolou, Brissimis and Delis, 2005). Một số khác lại cho rằng, nguồn vốn của ngân hàng lại tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời (Hassan and Bashir, 2003). Huy động vốn tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng (Owoputi, Kayode and Adeyefa, 2014). Một nghiên cứu khác lại cho rằng huy động không có ý nghĩa, không ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng 4
- (Ali, Akhtar and Ahmed, 2011). Chi phí hoạt động tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời (Mamatzakis and Remoundos, 2003). Chi phí hoạt động không ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời (Hassan and Bashir, 2003) và một số kết quả lại cho rằng chi phí hoạt động tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng (Mirzaei, 2011). Đa số các công trình nghiên cứu liên quan đến tác động của các nhân tố của nền kinh tế đến tỷ suất sinh lời ngân hàng đều có chung kết luận rằng việc tăng lãi suất thị trường sẽ làm tăng tỷ suất sinh lời (Molyneux and Thorton, 1992; Demirguc-Kunt and Huizinga, 2012), tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu lại đi đến kết luận trái ngược (Ayadi and Boujelbene, 2012). Nghiên cứu của Athanasoglou et al, 2005 và 2006 đều đi đến kết luận rằng lạm phát làm tăng tỷ suất sinh lời đối với các ngân hàng tại Nam Đông Âu trong giai đoạn 1998-2002, tuy nhiên lạm phát lại có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời đối với trường hợp nghiên cứu của Ayadi and Boujelbene (2012) khi đối tượng nghiên cứu là 12 ngân hàng có thị phần lớn tại Tunisian và số liệu được thu thập trong khoản thời gian từ năm 1995 đến năm 2005. 1.2.5. Ý tưởng thực hiện khóa luận: Đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả nhằm xem xét, đánh giá tác động của các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài đến tỷ suất sinh lời của các tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại mà chưa có công trình nào tiến hành khảo sát với đối tượng tổ chức tín dụng là Quỹ tín dụng nhân dân; mặc khác, các kết quả cho thấy mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến tỷ suất sinh lời của TCTD là không thống nhất. Do vậy, luận văn này nhằm xem xét, đánh giá tác động của các nhóm nhân tố sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất sinh lời của các QTDND trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 1.3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Phần này sẽ trình bày về đối tượng nghiên cứu của khóa luận (mục 1.3.1), mục tiêu nghiên cứu của khóa luận (mục 1.3.2), các câu hỏi nghiên cứu sẽ được trình bày ở mục 1.3.3 và phần giả thuyết cho câu hỏi nghiên cứu sẽ được trình bày ở mục 1.3.4. 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận thực hiện khảo sát dựa trên số liệu hoạt động của18 QTDND trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang hoạt động và các QTD này đềuđược thành lập từ trước năm 2008. 5
- 1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được các nhân tố nội tại bên trong QTDND gồm vốn, chi phí hoạt động và huy động vốn và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế gồm lãi suất và tỷ lệ lạm phát sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các QTD như thế nào. 1.4. PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU Mục này trình bày về phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu của khoá luận (ở mục 1.4.1) và cơ sở dữ liệu được sử dụng trong khóa luận (mục 1.4.2). 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu là thực hiện hồi quy tuyến tính đa biến đối với dữ liệu bảng6theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), tác động cố định (FEM), tác động ngẫu nhiên (REM). Dùng các kiểm định để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất giữa các phương pháp trên; xác định mức ý nghĩa của các biến giải thích là nhân tố bên trong và bên ngoài, nhằm tìm ra kết quả về ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu, vốn huy động, chi phí hoạt động, lãi suất và tỷ lệ lạm phát đến tỷ suất sinh lời của các QTDND. Phương pháp nghiên cứu này sẽ được nêu một cách cụ thể ở Chương 3. 1.4.2. Số liệu sử dụng trong khoá luận: Số liệu chính sử dụng trong nghiên cứu được tập hợp từ bảng cân đối tài khoản kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm của 18 QTDND trên địa bàn. Số liệu được lấy trong khoản thời gian từ năm 2008 đến 2014. 1.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Dựa trên kết quả kiểm định giả thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong, gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động,chi phí hoạt độngvà các nhân tố của nền kinh tế, gồm: Lạm phát, lãi suất đến tỷ suất sinh lời, bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến đối với dữ liệu bảng, sau khi kiểm định các giả thuyết sẽ đi đến kết luận các nhân tố trên sẽ tác động tích cực, tiêu cực hoặc không có ý nghĩa giải thích đối với biến số tỷ suất sinh lời (ROA, ROE). Đồng thời kết quả thu được sẽ bổ sung vào các kết quả nghiên cứu trước đây. 1.6. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN Các Chương tiếp theo được trình bày theo thứ tự Chương 2 – Điểm qua các công 6 Dữ liệu bảng (Panel Data) là sự kết hợp giữa dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo. Kỹ thuật ước lượng dựa trên dữ liệu bảng có thể tính đến tính không đồng nhất giữa các đơn vị (Damodar N.Guragati, 2008). 6
- trình nghiên cứu trước đây và phát triển các giả thuyết nghiên cứu; Chương 3 – Phương pháp và số liệu nghiên cứu; Chương 4 – Thảo luận kết quả nghiên cứu; Chương 5 – Kết luận. 7
- CHƯƠNG II. ĐIỂM QUA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT 2.1. GIỚI THIỆU Chương 2 điểm qua những công trình nghiên cứu trước đây về mối liên hệ giữa vốn chủ sở hữu, huy động vốn, chi phí hoạt động, lãi suất thị trường và lạm phát đến tỷ suất sinh lời ngân hàng, đồng thời phát triển giả thuyết nghiên cứu, cụ thể: Mục 2.2 sẽ đề cập đến kết quả các công trình nghiên cứu trước đây về mối liên hệ giữa tỷ suất sinh lời và các nhân tố bên trong. Mục 2.3 sẽ đề cập đến mối liên hệ giữa tỷ suất sinh lời và các nhân tố của nền kinh tế vĩ mô. Mục 2.4 sẽ tóm tắt các công trình nghiên cứu và mục 2.5 sẽ phát triển các giả thuyết nghiên cứu của khóa luận này. 2.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI VÀ TỶ SUẤT SINH LỜI Lợi nhuận của ngân hàng được tạo ra từ bởi các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Yếu tố bên trong được xác định bởi những biến số đặt biệt có được từ hoạt động ngân hàng và bị ảnh hưởng bởi trình độ quản trị, như: Mức độ an toàn vốn (Capital adequacy), tỷ lệ thanh khoản (liquidity ratio), chất lượng tài sản (asset quality), chi phí hiệu quả (cost efficiency), quy mô và quản trị rủi ro (size and risk management). Yếu tố bên ngoài được xác định theo một cách khác, nó không liên quan trực tiếp đến các hoạt động quản trị ngân hàng. Một số trường phái cho rằng tổng sản phẩm của xã hội (products of social), nền kinh tế và môi trường pháp lý (economic and legal environment) là những yếu tố sẽ tác động đến hoạt động và hiệu suất của ngành ngân hàng, ví dụ như tính chất sở hữu và mức độ tập trung7 (Athanasoglou, Brissis and Delis, 2005). Trong khi một số trường phái khác lại cho rằng các nhân tố mang tính chất vĩmô đặc trưng của nền công nghiệp sẽ tác động đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng như: Lạm phát, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và lãi suất thị trường (Alper and Anbar, 2011). Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều quốc gia nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Những học giả đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này như Haslem (1968), Short (1979), Berger, Hanweck and HumPhrey (1987), Bourke (1989). Các nghiên cứu thực nghiệm lại được thực hiện 7 Mức độ tập trung là mức độ đóng góp của một doanh nghiệp, lĩnh vực kinh tế vào toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia (http://www.econlib.org/library/Enc/IndustrialConcentration.html) 8
- trên một quốc gia cụ thể hoặc được thực hiện trên số liệu của nhiều quốc gia. Điển hình cho những nghiên cứu đối với các ngân hàng nằm trong một quốc gia cụ thể như Neely and Wheelock (1997), Mamatzakis and Remoundos (2003), Lui and Wilson, (2010) hay Deger and Adem (2011). Trong khi đó, các nghiên cứu liên quan đến nhiều quốc gia được thực hiện bởi Bourke (1989), Hassan and Bashir (2003) hay Pasiouras and Kosmidou (2007). Mamatzakis and Remoundos (2003) đã nghiên cứu dựa trên số liệu của các ngân hàng của Hy Lạp để kiểm chứng sự tác động của các nhân tố đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Biến số mà các nhà nghiên cứu này sử dụng là tỷ lệ giữa dư nợ cho vay/tổng tài sản (Loans to assets ratio), vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (Equity to asset ratio) và chi phí nhân sự là những nhân tố chính tác động đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Họ cũng nhấn mạnh rằng tính kinh tế nhờ quy mô (economic of scale) đóng vai trò quan trọng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu của Athanasoglou, Brissimis and Delis (2005) đã chia các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời các ngân hàng thành ba nhóm tương ứng với ba giả thuyết cần kiểm định, cụ thể: - Nhóm thứ nhất gồm các biến số nội tại từ các ngân hàng như vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và kết quả thu được là sự tác động tích cực giữa vốn đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Điều này có thể được giải thích như sau: Trong điều kiện thị trường hoàn hảo cho phép việc tăng vốn sẽ làm tăng lợi nhuận thu được. Tác động tích cực có được do nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn quỹ riêng và sẵn có để hỗ trợ cho hoạt động của ngân hàng, do vậy, trong trườnghợp xấu xảy ra ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn vốn này để xử lý. Mặt khác có thể dễ dàng giải thích được vấn đề trên từ quan hệ nhân quả, khi một ngân hàng có lợi nhuận cao thì tỷ lệ trích lại để tăng vốn chủ sở hữu sẽ cao theo. Một biến số khác được sử dụng để thực nghiệm là chi phí hoạt động và kết quả thu được là một tác động tiêu cực do đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng ở Hy Lạp – nơi chi phí nhân viên cao không làm tăng hiệu suất lao động do năng lực dư thừa ở các ngân hàng có tính sở hữu nhà nước. - Nhóm thứ hai gồm các yếu tố quyết định khả năng sinh lời của ngành như tính chất sở hữu, mức độ tập trung. - Nhóm thứ ba gồm các biến số vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, lãi suất dài hạn hoặc mức tăng trưởng của cung tiền. Đối với các ngân hàng khi có cơ sở xác định được tỷ lệ 9
- lạm phát dự tính, có thể tự điều chỉnh mức lãi suất hoạt động của chính ngân hàng, từ đó có thể đạt được lợi nhuận cao hơn. Hầu hết các nghiên cứu có liên quan đều chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa lạm phát và lãi suất dài hạn đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Trong phần tiếp theo, điểm 2.2.1. sẽ trình bày về tác động giữa vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời, điểm 2.2.2 trình bày về tác động của nguồn vốn huy động đến tỷ suất sinh lời và điểm 2.2.3 sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng giữa chi phí hoạt động đến hiệu quả. 2.2.1. Tác động của vốn chủ sở hữu đến tỷ suất sinh lời Trong tài liệu nghiên cứu của Owoputi, Kayode and Adeyefa, 2014 đã thực nghiệm điều tra tác động của các nhân tố bên trong ngân hàng như mức độ an toàn vốn, quy mô của ngân hàng, mức độ tăng trưởng của sản phẩm dịch vụ, số dư huy động vốn đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng được đại diện bởi chỉ số lợi nhuận/tổng tài sản (ROA), lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) hay lãi biên ròng (Net interest margin – NIM); đánh giá tác động của các yếu tố mang tính chất ngành và tác động của các yếu tố của nền kinh tế như tỷ lệ lạm phát, lãi suất đến lợi nhuận của ngân hàng. Với đối tượng nghiên cứu là 10 ngân hàng của Nigeria và số liệu trong khoản thời gian từ 1998 đến 2012, bằng phương pháp ước lượng mô hình hồi quy đối với dữ liệu bảng ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) kết quả thu được là các ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ có hiệu quả hơn, số dư tiền gửi tác động tích cực và có ý nghĩa cao đối với lợi nhuận của ngân hàng, trong khi chi phí hoạt động lại có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời và ngụ ý rằng sự tăng trưởng trong huy động vốn cùng với sự quản lý có hiệu quả về chi phí là nhân tố cần thiết để tăng lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, theo nghiên cứu của Ali, Akhtar and Ahmed, 2011, tỷ suất sinh lời lại bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự tăng vốn. Kết quả này có được sau khi tác giả thực nghiệm với số liệu của các ngân hàng thương mại và quốc doanh của Pakistan trong giai đoạn 2006 đến năm 2009. Bảng 2.1: Tác động của vốn chủ sở hữu đến tỷ suất sinh lời Ảnh hưởng Tác giả ROA ROE Athanasolou, Brissimis and Delis (2005) + insignificance 10
- Owoputi, Kayode and Adeyefa (2014) insignificance + Hassan and Bashir (2003) insignificance - Ali, Akhtar and Ahmed (2011) - insignificance Mamatzakis and Remoundos (2003) + + Ali and Zeynab Mirzaei (2011) + insignificance Abreu and Mendes (2001) + + Athanasoglou, Delis and Staikouas (2006) + + * Insignificance: Không ảnh hưởng 2.2.2. Tác động của nguồn vốn huy động đến tỷ suất sinh lời Javaid et al, 2011 đã nghiên cứu tác động của các nhân tố nội tại đối với 10 ngân hàng tại Pakistan trong khoản thời gian từ năm 2004 đến 2008 và đã kết luận rằng tỷ lệ huy động vốn/tổng tài sản là biến giải thích có ý nghĩa đến lợi nhuận của ngân hàng và đó là một tác động tích cực. Trong khi đó, một số nghiên cứu lại đi đến kết quả rằng huy động vốn/tổng tài sản không có ý nghĩa giải thích đối với việc tạo ra lợi nhuận của các ngân hàng (Dawood, 2014). Bảng 2.2: Tác động của nguồn vốn huy động đến tỷ suất sinh lời Ảnh hưởng Tác giả ROA ROE Owoputi, Kayode and Adeyefa (2014) + insignificance Dawood (2014) insignificance insignificance Ameur and Mhiri (2013) insignificance insignificance Ali, Akhtar and Ahmed (2011) + + Javaid et al (2011) + 2.2.3. Tác động của chi phí hoạt động đến tỷ suất sinh lời Chi phi hoạt động bao gồm tổng chi phí tiền lương, tiền công, nó được hiểu như là khoản chi phí dùng để vận hành hệ thống. Chi phí hoạt động cao sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả của hoạt động ngân hàng bởi lẽ các ngân hàng hoạt động hiệu quả sẽ được vận hành với một chi phí thấp hơn (Mamatzakis and Remoundos, 2003).Chi phí 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn