intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này góp phần hệ thống hóa các lý thuyết nợ xấu, phân loại nợ xấu, phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay. Đồng thời xem xét trong các nguyên nhân ảnh hưởng lên nợ xấu, nhân tố nào có tác động tích cực và tiêu cực. Các kết quả nghiên cứu trong bài luận văn này có thể hỗ trợ cải thiện tình hình quản lý nợ xấu tại các ngân hàng, từ đó nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro vỡ nợ và gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM NGUYỄN HOÀNG LÂM CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM NGUYỄN HOÀNG LÂM CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Dữ liệu, thông tin trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tp.HCM, tháng 05 năm 2017 Tác giả NGUYỄN HOÀ NG LÂM
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀ I NGHIÊN CỨU ............................................ 1 1.1 Vấn đề nghiên cứu.................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................2 1.5 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2 1.6 Đóng góp của đề tài...............................................................................................3 1.7 Kế t cấ u đề tài .........................................................................................................3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NHTM VIỆT NAM ................................................................. 4 2.1 Khái niệm nợ xấu ..................................................................................................4 2.2 Phân loại và đo lường nợ xấu NHTM ...................................................................5 2.3 Tác động của nợ xấu .............................................................................................7 2.4 Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHTM ........................................................8 2.4.1 Các nhân tố đặc thù ngành ngân hàng................................................................8 2.4.2 Các nhân tố vĩ mô ............................................................................................12 2.5 Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. ............................................15 2.5.1 Nhân tố vĩ mô tác động đến nợ xấu hệ thống ngân hàng ở Hy Lạp, Louzis và Vouldis, 2010 ............................................................................................................15 2.5.2 Các nhân tố tác động đến nợ xấu: Trường hợp khu vực Châu Âu, Makri, 2012 ...................................................................................................................................16 2.5.3 Các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến nợ xấu, Messai, 2013.....................17 2.5.4 Nợ xấu: Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng như thế nào? Beck và Jakubik, 2013 .......17
  5. 2.5.5 Các nhân tố vĩ mô tác động đến nợ xấu: bằng chứng ngân hàng Ý. Bofondi và Ropele, 2011 .............................................................................................................18 2.5.6 Các yếu tố tác động đến nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam, Nguyễn Thị Hồng Vinh, 2015 .......................................................................................................19 Kết luận chương 2 .....................................................................................................20 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NHTMCP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2015 ..................................................................................................... 21 3.1 Phân tích thực trạng nợ xấu các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam .......21 3.1.1 Phân tích tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ...................................................................................................................................21 3.1.2 Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) ...........26 3.2 Các nhân tố đặc trưng của ngành ngân hàng.......................................................29 3.2.1 Tỷ suấ t sinh lơ ̣i .................................................................................................29 3.2.2 Quy mô ngân hàng ...........................................................................................31 3.2.3 Tỷ suất tự tài trợ ...............................................................................................35 3.2.4 Tăng trưởng tiń du ̣ng........................................................................................36 3.3 Các nhân tố vĩ mô ...............................................................................................39 3.3.1 Tăng trưởng kinh tế ..........................................................................................40 3.3.2 Nợ công ............................................................................................................41 3.3.3 Tỷ giá hối đoái .................................................................................................42 Kết luận chương 3 .....................................................................................................44 CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NHTMCP VIỆT NAM .......................................................................... 45 4.1 Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................45 4.2 Mô tả biến ...........................................................................................................45 4.2.1 Biến phụ thuộc .................................................................................................45 4.2.2 Biến độc lập......................................................................................................46 4.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................50 4.3.1 Phân tích thống kê mô tả ..................................................................................50 4.3.2 Phân tích ma trận tương quan ..........................................................................51 4.3.3 Phân tích hồi quy..............................................................................................51
  6. 4.3.4 Kiểm định vi phạm các giả định hồi quy .........................................................51 4.4 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................53 4.5 Phân tích thống kê mô tả .....................................................................................54 4.6 Phân tích ma trận tương quan .............................................................................55 4.7 Phân tích hồi quy.................................................................................................56 4.7.1 Kết quả hồi quy FE, RE ...................................................................................56 4.7.2 Kiểm định vi phạm các giả định hồi quy .........................................................57 4.7.3 Kết quản hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (GLS) ...58 4.8 Kết quả nghiên cứu và thảo luận .........................................................................59 Kết luận chương 4 .....................................................................................................66 CHƯƠNG 5. HÀM Ý GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NHTMCP VIỆT NAM ......................................................................................................................... 67 5.1 Kết luận chung về đề tài nghiên cứu ...................................................................67 5.2 Giải pháp hạn chế nợ xấu tại các NHTMCP .......................................................68 5.2.1 Giảm tỷ lê ̣ nơ ̣ xấ u quá khứ ...............................................................................68 5.2.2 Tăng tỷ suấ t sinh lơ ̣i .........................................................................................69 5.2.3 Tăng tỷ lê ̣ nơ ̣ công ............................................................................................70 5.2.4 Giảm tỷ giá hố i đoái .........................................................................................71 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 73 Danh mu ̣c tài liê ̣u tiếng Việt .....................................................................................73 Danh mu ̣c tài liê ̣u tiếng Anh .....................................................................................73 Một số trang web tham khảo .....................................................................................75
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Tiế ng Anh Tiế ng Việt 1 ADB Asian Development Ngân hàng phát triển Bank Châu Á 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 BSBC The Basel Committee on Ủy ban Basel về giám sát Banking Supervision ngân hàng 4 CĐKT Cân đối kế toán 5 EA Equity on asset Tỷ suất tự tài trợ 6 ER Echange rate Tỷ giá hối đoái 7 Eurozone Eurozone Khu vực đông tiền chung Châu Âu 8 FE Fixed effect Model Mô hiǹ h tác động cố đinh ̣ 9 GLS General Least Square Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát 10 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 11 GMM Generalized method of Phương pháp moments moment tổng quát 12 GPD Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 13 IABS International accounting Chuẩn mực kế toán và and banking standards ngân hàng quố c tế 14 IMF International Monetary Quỹ tiền tệ thế giới Fund 15 LOAN Dư nợ 16 NHNN Ngân hàng Nhà nước 17 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phẩn 18 NHTMCPVN Ngân hàng thương mại cổ
  8. phần Việt Nam 19 NPL Non-performing loan Nợ xấu 20 OLS Ordinary least squares Phương pháp bình phương bé nhất 21 PDEB Publict debt Nợ công 22 RE Random effect Model Mô hiǹ h tác đô ̣ng ngẫu nhiên 23 RMSE Root mean square Sai số toàn phương trung bình 24 ROA Return on Asset Tỷ suất sinh lợi trên tài sản 25 ROE Return on Equity Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 26 RRTD Rủi ro tín dụng 27 SIZE Kích cỡ 28 TPĐB Trái phiếu đặc biệt 32 UBGSTCQG Ủy ban giám sát tài chính quốc gia 29 VAMC Vietnam asset Công ty Quản lý tài sản management company 30 VCSH Vốn chủ sở hữu 31 VĐL Vốn điều lệ 33 VIF Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai 34 WB World Bank Ngân hàng thế giới 35 WTO World Trade Tổ chức Thương mại Thế Organization giới
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ lệ nợ xấu các NHTMCP VN giai đoạn 2008-2016 .............................21 Bảng 3.2. Nội dung nghị định 53/2013 và 34/2015 NHNN .....................................27 Bảng 3.3. Tổng tài sản của các NHTMCP VN giai đoạn 2008-2016 .......................33 Bảng 3.4. Tỷ suấ t tự tài trơ ̣ NHTMCP giai đoạn 2008-2016 ....................................35 Bảng 3.5. Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2008-2016 ..............................................37 Bảng 4.1. Tóm tắt hệ số hồi quy, dữ liệu, kỳ vọng ...................................................53 Bảng 4.2. Thống mô tả các biến trong mô hình hồi quy ...........................................54 Bảng 4.3. Ma trận tương quan các biến của mô hình ...............................................55 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy theo mô hình FE và RE ..................................................56 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định hệ số phóng đại phương sai (VIF) .............................57 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Wald ...........................................................................57 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Wooldridge ................................................................58 Bảng 4.8. Bình phương bé nhất tổng quát.................................................................59 Bảng 4.9. So sánh kỳ vọng và kết quả hồi quy .........................................................59
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1. Biể u đồ tổng nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu NHTMCP giai đoạn 2008-2016......21 Hình 3.2. Biể u đồ tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP giai đoạn 2011-2012 .................24 Hình 3.3. Biể u đồ nợ xấu VAMC đã mua và xử lý ..................................................28 Hình 3.4. Biể u đồ ROE NHTMCP giai đoạn 2008-2016 .........................................29 Hình 3.5. Biể u đồ lợi nhuận sau thuế và dự phòng RRTD .......................................30 Hình 3.6. Biể u đồ tổng tài sản và vốn chủ sở hữu NHTMCP giai đoạn 2008-2016 31 Hình 3.7. Biể u đồ trung bình tăng trưởng tổng tài sản của NHTMCP giai đoạn 2008-2016..................................................................................................................32 Hình 3.8. Biểu đồ tổng tài sản của NHTMCP giai đoạn 2008-2016 ........................33 Hình 3.9. Biể u đồ tỷ suấ t tự tài trơ ̣ NHTMCP giai đoạn 2008-2016 ........................35 Hình 3.10. Biều đồ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2008-2016 ................................37 Hình 3.11. Biể u đồ tốc động tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2016 ...................40 Hình 3.12. Biể u đồ tỷ lê ̣ nơ ̣ công giai đoạn 2008-2016 ............................................41 Hình 3.13. Biể u đồ tỷ giá hối đoái USD/VND bình quân liên ngân hàng giai đoạn 2008-2016..................................................................................................................42 Hình 4.1. Biể u đồ nợ nước ngoài Việt Nam giai đoạn 2008-2014 ...........................64
  11. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀ I NGHIÊN CỨU 1.1 Vấn đề nghiên cứu Sau thời gian tăng trưởng tín dụng cao và kéo dài, nền kinh tế bộc lộ nhiều hạn chế về khả năng kiểm soát rủi ro. Cũng trong giai đoạn này nền kinh kế phát sinh nhiều yếu tố vĩ mô bất lợi như lạm phát tăng cao, tăng trưởng kinh tế suy giảm, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn làm suy giảm khả năng tài chính của doanh nghiệp, hậu quả là ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó, nợ xấu của ngân hàng bắt đầu tăng cao, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, làm sụt giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, có khả năng đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản. Bản chất của nợ xấu của hệ thống ngân hàng là những tài sản không sinh lời của nền kinh tế được tài trợ bởi các khoản tín dụng của hệ thống ngân hàng. Do đó, xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ quan trọng của ngành Ngân hàng, đồng thời cần có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và xã hội nhằm khơi thông trở lại dòng vốn trong nền kinh tế đang bị đóng băng trong các khoản nợ xấu và lành mạnh hóa tài chính cho các ngân hàng. Xuất phát từ vấn đề trên, luận văn chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” để nghiên cứu, nhằm đánh giá các nguyên nhân tác động đến nợ xấu tại các NHTMCPVN và hàm ý một số giải pháp để xử lý, hạn chế và quản lý nợ xấu tại các NHTMCPVN. Các nghiên cứu về nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHTMCPVN chủ yếu thực hiện trên định tính về một ngân hàng hoặc nghiên cứu về định lượng với số lượng quan sát hạn chế, chưa cho thấy cái nhìn tổng quát về các nhân tố tác động đến nợ xấu của hệ thống NHTMCPVN. Mặt khác, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các nhân tố vĩ mô nợ công và tỷ giá hối đoái có tác động đến nợ xấu nhưng chưa có nghiên cứu nào kiểm định mối tương quan này với hệ thống NHTMCPVN. Bài nghiên cứu này tác giả sử dụng dữ liệu của 26/31 NHTMCPVN trong giai đoạn 2008-2016 để kiểm định các nhân tố tác động, nhằm mang đến một cái nhìn tổng quát hơn về các nhân tố động đến nợ xấu. Bên cạnh đó, bài viết kiểm định mối quan
  12. 2 hệ của nhân tố nợ công và tỷ giá hối đoái cũng được xem như điểm mới của đề tài. Thông thường với dữ liệu bảng, các nghiên cứu sử dụng phương pháp tác động ngẫu nhiên và tác động cố định để kiểm định mối tương quan giữa các biến. Tuy nhiên, sử dụng các phương pháp này dễ dẫn đến vi phạm các giả thuyết hồi quy, trong bài này tác giả sử dụng phương pháp bình phương tổng quát để khắc phục các nhược điểm trên. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tình hình về nợ xấu tại các NHTMCPVN năm 2008 -2016. Đo lường các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCPVN. Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế và xử lý nợ xấu tại các NHTMCPVN. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Tình hình nợ xấu tại các NHTMCPVN năm 2008 – 2016 như thế nào? Các nhân tố nào tác đô ̣ng đế n tỷ lệ nơ ̣ xấ u ta ̣i NHTMCPVN? Các nhân tố tác động và tỷ lê ̣ nợ xấ u có mố i tương quan âm hay dương? Giải pháp nào ha ̣n chế và xử lý nơ ̣ xấ u ta ̣i NHTMCPVN? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHTMCPVN. Phạm vi nghiên cứu: dữ liệu bảng thu thập từ 26 NHTMCPVN năm 2008 – 2016 (dữ liệu năm). 1.5 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh nhằm phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích các chỉ số nợ xấu của các NHTMCPVN năm 2008 – 2016. Luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, nhằm xây dựng mô hình hồi quy để phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCPVN, ước lượng xem yếu tố nào tác động mạnh đến tình hình nợ xấu của các NHTMCPVN bằng phần mềm Stata thông qua các dữ liệu thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các NHTMCPVN năm 2008 - 2016.
  13. 3 Dữ liệu: Dữ liệu ngân hàng lấy từ BankScope và bổ sung thêm từ BCTC các ngân hàng. Dữ liệu vĩ mô lấy từ IMF, WorldBank, NHNN. Gồm biến phục thuộc là tỷ lệ nợ xấu và hai nhóm biến độc lập: nhóm yếu tố đặc trưng ngân hàng như tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần, tăng trưởng tính dụng, quy mô ngân hàng, tỷ suất tự tài trợ và nhóm yếu tố vĩ mô: tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, nợ công quốc gia. Sử dụng mô hình panel data, chạy hồi quy bằng mô hình FE, RE và GLS với các nhân tố vĩ mô và các nhân tố đặc trưng ngân hàng. 1.6 Đóng góp của đề tài Luận văn này góp phần hệ thống hóa các lý thuyết nợ xấu, phân loại nợ xấu, phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay. Đồng thời xem xét trong các nguyên nhân ảnh hưởng lên nợ xấu, nhân tố nào có tác động tích cực và tiêu cực. Các kết quả nghiên cứu trong bài luận văn này có thể hỗ trợ cải thiện tình hình quản lý nợ xấu tại các ngân hàng, từ đó nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro vỡ nợ và gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. 1.7 Kết cấ u đề tài Chương 1: Giới thiê ̣u đề tài nghiên cứu Chương 2: Tổ ng quan về nơ ̣ xấ u và các nhân tố tác đô ̣ng đến nơ ̣ xấ u ta ̣i NHTMCPVN Chương 3: Thực tra ̣ng nơ ̣ xấ u ta ̣i NHTMCPVN giai đoa ̣n 2008-2016 Chương 4: Mô hiǹ h kiể m định các nhân tố tác động đế n nợ xấ u ta ̣i NHTMCPVN Chương 5: Hàm ý giải pháp ha ̣n chế nơ ̣ xấ u ta ̣i NHTMCPVN
  14. 4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NHTM VIỆT NAM 2.1 Khái niệm nợ xấu Chuẩn mực kế toán và ngân hàng quốc tế (IABS) cho rằng các khoản nợ bị giảm giá trị là không hiệu quả. Theo IAS 39, khi khoản nợ có dấu hiệu bị giảm giá trị, thì giá trị sổ sách của khoản nợ đó nên giảm xuống để giảm bớt thiệt hại. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BSBC) cho rằng “khoản nợ bị giảm giá trị khi không thu hồi được. Giá trị sụt giảm này được tổ chức lại bằng cách giảm giá trị sổ sách thông qua một khoản dự phòng giảm giá tài sản và sẽ được phản ánh trong báo cáo thu nhập của ngân hàng. Do đó, lãi vay sẽ không được cộng dồn và chỉ xuất hiện dưới dạng tiền mặt được nhận.” IMF định nghĩa: “Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (người vay phá sản). Sau khi các khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho đến thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế.” Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN quy định "Nợ xấu" là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tổ chức tín dụng quy định tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng. Tóm lại, có thể hiểu nợ xấu là khi đến hạn trả nợ khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng như cam kết ban đầu, dẫn đến ngân hàng có khả năng không thu hồi được cả gốc và lãi. Mặt khác, tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được phát mãi cũng không đủ thu hồi nợ gốc và lãi. Và các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên được tính là nợ xấu (Trần Huy Hoàng, 2011).
  15. 5 2.2 Phân loại và đo lường nợ xấu NHTM Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam, nợ xấu của các tổ chức tín dụng gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 được phân loại theo hai phương pháp định lượng và định tính. Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) - “Nhóm 3 gọi là nợ dưới tiêu chuẩn gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu; (iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; (iv) Nợ gồm các trường hợp sau đây: Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp; Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật; Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật; Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;”
  16. 6 - “Nhóm 4 gọi là nợ nghi ngờ gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; (iv) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.” - “Nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; (iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; (v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; (vi) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.” Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính - “Nhóm 3 là nợ dưới tiêu chuẩn gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.” - “Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.” - “Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.”
  17. 7 NHNN yêu cầu các TCTD trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Tỷ lệ trích lập dự phòng cho các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50%, 100% giá trị khoản nợ. Tỷ lệ trích lập dự phòng chung là 0.75% trên tổng giá trị khoản nợ đối với các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Khách hàng có các khoản nợ và cam kết ngoại bảng được phân vào nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn nhóm nợ được CIC cung cấp. Đối với khách hàng có từ hai khoản nợ này trở lên tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nếu bất kỳ khoản nợ nào bị phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn các khoản nợ khác thì TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có mức độ rủi ro cao nhất. Như vậy, việc đánh giá các khoản nợ xấu của khách hàng được thống nhất trong toàn bộ các TCTD, nếu có một khoản được đánh giá là nợ xấu thì tất cả các khoản nợ bị xem là nợ xấu. 2.3 Tác động của nợ xấu Không chỉ tác động tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng mà nợ xấu còn tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Nợ xấu sẽ làm giảm uy tín của ngân hàng đối với thị trường trong nước và quốc tế. Khi uy tín của ngân hàng suy giảm sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như giảm giá chứng khoán, khả năng huy động tiền gửi khó khăn, suy giảm thanh khoản… Trong khảo sát về uy tín của ngân hàng, nợ xấu là một trong những chỉ tiêu về tài chính được VietNam Report bình chọn. Các ngân hàng bị hạ mức tín nhiệm trên xếp hạn của Moody's và Fitch khi nợ xấu tăng cao. Việc hạ mức tín nhiệm này là một trong những khó khăn mà các ngân hàng phải đối mặt nếu muốn huy động vốn trên thị trường quốc tế. Khi ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi bắt buộc phải trích lập dự phòng và các chi phí liên quan, khoản tiền dùng để trích lập dự phòng được lấy từ lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, nợ xấu sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
  18. 8 Các ngân hàng bắt buộc phải sử dụng vốn chủ sở hữu để trích lập dự phòng rủi ro khi lợi nhuận không đủ. Khi nợ xấu quá lớn đến một mức nào đó thì vốn chủ sở hữu sẽ bị âm và hậu quả là các ngân hàng dẫn đến nguy cơ phá sản. NHNN đã chủ trung thực hiện sáp nhập hoặc mua lại các ngân hàng yếu kém trong thời gian qua để hạn chế nguy cơ phá sản ngân hàng. Đối với nền kinh tế, nợ xấu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Chi phí hữu hình và chi phí vô hình về xử lý nợ xấu càng lớn khi thời gian xử lý nợ xấu càng kéo dài. Chi phí hữu hiǹ h phát sinh khi tài các sản cầ m cố ta ̣i ngân hàng hao mòn, hư hỏng dẫn đến giá tri ̣và giá trị sử du ̣ng sẽ mấ t dầ n. Ngược lại, các tài sản này sẽ tạo nên giá trị thặng dư cho nền kinh tế nếu được mang ra sử dụng phục vụ sản xuất kinh doanh. Quá trình xử lý nơ ̣ xấ u kéo dài sẽ làm giảm tin ́ nhiê ̣m của nhà đầu tư đối với hệ thống NHTMCPVN và môi trường đầu tư tại Việt Nam, làm xuất hiện chi phí vô hình. Điề u này gây ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của hệ thống NHTMCPVN cũng như khả năng thu hút dòng vốn FDI quốc gia. Nợ xấu sẽ làm giảm tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế. Các ngân hàng sẽ thận trọng hơn trong các khoản cho vay để giảm thiểu rủi ro khi nợ xấu tăng cao, dẫn đến hậu quả là ngân hàng có vốn nhưng không được bơm vào nền kinh tế. Khi nợ xấu đến ngưỡng báo động, số lượng doanh nghiệp phá sản hoặc ngưng hoạt động sẽ tăng cao nếu NHTM và doanh nghiệp tự xử lý với nhau do doanh nghiệp không thể bán được hàng hóa để lấy tiền thanh toán nợ cho ngân hàng. Chính phủ buộc phải huy động nguồn lực để giải quyết nợ xấu thay vì dùng để thực hiện các mục tiêu khác của nền kinh tế như tăng trưởng, cải cách chính sách,… Do đó nợ xấu sẽ làm giảm nguồn lực của chính phủ. 2.4 Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHTM 2.4.1 Các nhân tố đặc thù ngành ngân hàng 2.4.1.1 Tỷ lệ nợ xấu quá khứ Thông thường, khoản vay bi ̣ quá ha ̣n thanh toán và tài sản đảm bảo không đủ để thu hồ i vố n và laĩ đươ ̣c xem là nơ ̣ xấ u. Quyế t đinh ̣ giải ngân cho mô ̣t khách hàng phải trải qua nhiề u quy trình thủ tu ̣c để giảm thiể u rủi ro. Do đó, các ngân hàng đầ u
  19. 9 tư rấ t nhiề u cho quy trình kiể m soát rủi ro tin ́ du ̣ng sao cho hiê ̣u quả nhấ t, đúng với vai trò và chức năng kiể m soát rủi ro tín du ̣ng. Cũng vì vâ ̣y, viê ̣c phát hiê ̣n ra mô ̣t lỗ hổng của quy triǹ h thường rấ t khó khăn và điề u chin̉ h nó cho toàn bô ̣ hê ̣ thố ng thì không phải thực hiê ̣n ngaay tức thời. Do đó, nơ ̣ xấ u quá khứ có thể sẽ có liên quan đế n nơ ̣ xấ u hiê ̣n ta ̣i thông qua lỗ hổng trong quy triǹ h kiể m soát tiń du ̣ng. Berger và DeYoung (1997) cho thấy có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng nợ và hiệu quả quản lý. Hiệu quả quản lý kém làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong tương lai. Điều này liên quan đến yếu kém trong hệ thống xếp hạn tín dụng, thẩm định tài sản và kiểm soát cho vay. Bofondi và Ropele (2011) ước lượng các nhân tố vĩ mô tác động đến nợ xấu thông qua bằng chứng các ngân hàng Ý trong giai đoạn 1990-2010 cho thấy tỷ lệ nợ xấu hiện tại bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ nợ xấu quá khứ. Nghiên cứu này thực hiện hồi quy tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp theo các yếu tố vĩ mô cho thấy tồn tại hiện tượng nội sinh, cho thấy có sự tương quan giữa tỷ lệ nợ xấu qua các thời kỳ. Kết quả kiểm định mô hình của Abid và cộng sự (2014) cũng cho thấy hệ số của biến trễ của biến nợ xấu có tương quan âm và có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ nợ xấu. Hàm ý rằng nợ xấu chắc chắn sẽ giảm khi nó đã tăng trong kỳ trước đó. Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) cũng cho kết quả tương tự khi nghiên cứu các nhân tố tác đô ̣ng đế n nơ ̣ xấ u tại các NHTMCPVN năm 2007-2015. 2.4.1.2 Tỷ suất sinh lơ ̣i Tỷ suất sinh lợi là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thường được các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá thời hạn, khả năng thu hồi vốn đầu tư. ROE có mối quan hệ chặt chẽ với nợ xấu và cho thấy tiềm năng phát triển trong tương lai của ngân hàng đó. Khi ngân hàng hoạt động không hiệu quả sẽ nắm giữ nhiều nợ xấu và gây ra thua lỗ, dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao sẽ nâng cao khả năng sinh lời, là cơ sở vững chắc để ngân hàng phát triển.
  20. 10 Tuy nhiên một ngân hàng có tỷ suất sinh lời cao chưa hẳn là tốt, để có mức lợi nhuận như vậy có thể ngân hàng này đã chấp nhận một cơ cấu tài sản có độ rủi ro cao. Phần lớn lợi nhuận của hệ thống ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng, vì vậy khi nợ xấu gia tăng, ngân hàng chẳng những mất nguồn thu nhập từ lãi vay mà còn có khả năng mất vốn gốc nên phải trích lập dự phòng rủi ro sau khi đánh giá phân loại nợ xấu qua từng giai đoạn. Việc trích lập dự phòng này cũng làm cho lợi luận của ngân hàng suy giảm. Do đó, các ngân hàng có tỷ suất sinh lời tương đối ổn định trong thời gian dài cho thấy rủi ro của ngân hàng được kiểm soát tốt, ít khả năng phát sinh nợ xấu. Theo Berber và Deyoung (1997) quản lý kém là một trong các nguyên nhân chính làm tăng rủi ro tín dụng dẫn đến gia tăng nợ xấu và làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Podpiera và Weill (2008) kiểm định quan hệ giữa hiệu quả và nợ xấu trong ngành ngân hàng tại Séc giai đoạn 1994-2005 cũng đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và nợ xấu là ngược chiều nhau. Louzis và Vouldis (2010) kiểm tra mối quan hệ này ở Hy Lạp và Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) kiểm tra thực nghiệm ở Việt Nam cũng cho kết quả tương tự. 2.4.1.3 Tỷ suất tài trợ Tỷ suất tài trợ phản ánh tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Việc xác định mức độ phù hợp về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong trong nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động và chính sách của từng doanh nghiệp cũng như từng ngành. Tỷ suất tự tài trợ cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ kiểm soát bao nhiêu tài sản trên một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra. Tỷ số này càng lớn thì rủi ro đối với chủ sở hữu càng lớn, do đó, chủ sở hữu càng phải cân nhắc và cẩn trọng trong các quyết định sử dụng nguồn vốn, cho vay của ngân hàng. Kentoon và Morris (1987) nghiên cứu dựa trên các ngân hàng thương mại Mỹ giai đoạn 1979- 1985 cho thấy nợ xấu gia tăng đối với các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản tương đối thấp. Nghiên cứu của Berger và DeYoung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2