intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các hẻm, vỉa hè trên địa bàn Quận 3

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng về “các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè có sự tham gia của người dân trên địa bàn Quận 3”. Phân tích các yếu tố (nhân tố) ảnh hưởng đến “sự tham gia của người dân” đối với các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè trên địa bàn Quận 3. Đề xuất các hàm ý quản trị để “thu hút” người dân tham gia vào các dự án xây dựng duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè trên địa bàn Quận 3.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các hẻm, vỉa hè trên địa bàn Quận 3

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ____________ TRẦN HỮU TÀI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG, DUY TU NÂNG CẤP CÁC HẺM, VỈA HÈ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ____________ TRẦN HỮU TÀI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG, DUY TU NÂNG CẤP CÁC HẺM, VỈA HÈ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3 Chuyên ngành: Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp) Mã số: 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN DƢ Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của ngƣời dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các hẻm, vỉa hè trên địa bàn Quận 3” là công trình tìm hiểu, nghiên cứu riêng của tôi. Những nội dung trong Luận văn này là do tôi tự thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của thầy Tiến sĩ Nguyễn Văn Dƣ. Những tham khảo trong Luận văn đƣợc trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình. Những kết quả và số liệu nghiên cứu trong Luận văn này là do tôi tự thực hiện, trung thực. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Học viên thực hiện Trần Hữu Tài
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT – ABSTRACT Chƣơng 1. PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................4 1.4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................4 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................5 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................5 1.6. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu ......................................................................6 1.7. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................7 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................8 2.1. Các khái niệm ..........................................................................................................8 2.1.1. Dự án .................................................................................................................8 2.1.2. Các bên liên quan đến dự án ..............................................................................9 2.1.3. Cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng giao thông đƣờng bộ ...................11 2.1.4. Sự tham gia và sự tham gia của xã hội ............................................................12 2.1.5. Hành vi dự định và những nhân tố liên quan ..................................................13 2.2. Một số nghiên cứu trƣớc .......................................................................................14 2.2.1. Quản trị dự án (Trịnh Thùy Anh, 2008) ..........................................................14
  5. 2.2.2. Lý thuyết hành vi dự định (TPB).....................................................................17 2.2.3. Nghiên cứu của Heesup Hana và cộng sự (2010) ...........................................25 2.2.4. Nghiên cứu của Rebecca Cameron và cộng sự (2012) ....................................26 2.2.5. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cƣờng và cộng sự (2014)...............................27 2.2.6. Nghiên cứu của Chih – Hsuan Huang và cộng sự (2015) ..............................29 2.2.7. Nghiên cứu của Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ (2016) ......................29 2.2.8. Nghiên cứu của Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thƣ (2018) ...............30 2.2.9. Nghiên cứu của Ngô Đức Tuấn (2018) ...........................................................31 2.3. Những yếu tố tác động đến hành vi Tham gia ......................................................34 2.3.1. Mối quan hệ giữa Thái độ với hành vi Tham gia ............................................34 2.3.2. Mối quan hệ giữa Niềm tin với hành vi Tham gia ..........................................35 2.3.3. Mối quan hệ giữa Áp lực xã hội với hành vi Tham gia...................................37 2.3.4. Mối quan hệ giữa Nhận thức với hành vi Tham gia ........................................39 2.3.5. Ý định hành vi .................................................................................................39 2.3.6. Mối quan hệ giữa quản trị dự án và sự tham gia của ngƣời dân .....................40 2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu .................................................................................40 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................43 3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................43 3.2. Nghiên cứu sơ bộ...................................................................................................43 3.2.1. Phƣơng thức thực hiện .....................................................................................44 3.2.2. Kết quả .............................................................................................................45 3.2.3. Bảng câu hỏi ....................................................................................................46 3.2.4. Các thang đo ....................................................................................................46 3.3. Nghiên cứu chính thức ..........................................................................................51 3.3.1. Chọn mẫu .........................................................................................................52 3.3.2. Công cụ thu thập thông tin, bảng hỏi ..............................................................52 3.3.3. Quá trình thu thập thông tin .............................................................................53
  6. 3.4. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ..............................................................................53 3.4.1. Kiểm tra và các bƣớc xử lý dữ liệu .................................................................53 3.4.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo ....................................................................54 3.4.3. Phân tích các nhân tố và kiểm định mô hình ...................................................54 3.4.4. Sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố .......55 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................56 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ...........................................................................................56 4.1.1. Giới tính ...........................................................................................................56 4.1.2. Nghề nghiệp .....................................................................................................57 4.1.3. Trình độ học vấn, chuyên môn ........................................................................58 4.1.4. Mức thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình tính theo đầu ngƣời.....58 4.2. Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến sự tham gia ....................................59 4.2.1. Yếu tố Thái độ .................................................................................................59 4.2.2. Yếu tố Niềm tin ...............................................................................................60 4.2.3. Yếu tố Áp lực xã hội........................................................................................62 4.2.4. Yếu tố Nhận thức .............................................................................................63 4.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo ..........................................................................64 4.4. Phân tích Nhân tố khám phá (EFA) ......................................................................66 4.4.1. Phân tích Nhân tố khám phá (EFA) của biến độc lập .....................................67 4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) của biến phụ thuộc ..................................69 4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phƣơng pháp hồi quy .................................70 4.5.1. Kiểm định sự tƣơng quan tuyến tính giữa các biến .........................................70 4.5.2. Phân tích hồi quy .............................................................................................71 Chƣơng 5. KẾT LUẬN .................................................................................................74 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ...................................................................................74 5.2. Ý nghĩa nghiên cứu ...............................................................................................76 5.3. Hàm ý quản trị .......................................................................................................76
  7. 5.4. Những đóng góp và điểm mới của đề tài ..............................................................80 5.5. Những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp của đề tài ............................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến ý định hành vi Tham gia .................................33 Bảng 3.1. Thang đo thái độ đối với với hành vi Tham gia .............................................47 Bảng 3.2. Thang đo Niềm tin đối với hành vi Tham gia ................................................48 Bảng 3.3. Thang đo Áp lực xã hội đối với hành vi Tham gia .........................................49 Bảng 3.4. Thang đo Nhận thức đối với hành vi Tham gia ..............................................50 Bảng 3.5. Thang đo ý định hành vi Tham gia .................................................................51 Bảng 3.6. Tổng hợp số lƣợng thang đo các yếu tố..........................................................51 Bảng 4.1. Thống kê giá trị của yếu tố Thái độ ................................................................60 Bảng 4.2. Thống kê giá trị của yếu tố Niềm tin ..............................................................61 Bảng 4.3. Thống kê giá trị của yếu tố Áp lực xã hội ......................................................62 Bảng 4.4. Thống kê giá trị của yếu tố Nhận thức ...........................................................63 Bảng 4.5. Hệ số Cronbach’s alpha của các thang đo: TDO, NT, AL, NTH ...................65 Bảng 4.6. Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo TG ......................................................66 Bảng 4.7. Kiểm định KMO cho biến độc lập lần 1 .........................................................67 Bảng 4.8. Kiểm định KMO cho biến độc lập lần 2 .........................................................68 Bảng 4.9. Ma trận nhân tố xoay cho biến độc lập lần 2 ..................................................68 Bảng 4.10. Kiểm định KMO cho biến phụ thuộc ...........................................................69 Bảng 4.11. Tổng phƣơng sai trích trong phân tích biến phụ thuộc .................................69 Bảng 4.12. Ma trận nhân tố xoay cho biến phụ thuộc ....................................................70 Bảng 4.13. Ma trận tƣơng quan tuyến tính giữa các biến ...............................................71 Bảng 4.14. Độ phù hợp của mô hình các nhân tố tác động.............................................71 Bảng 4.15. Phân tích phƣơng sai.....................................................................................72 Bảng 4.16. Phân tích hồi qui ...........................................................................................72
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Trình tự một dự án có sự tham gia từ cộng đồng (Ủy ban dân tộc, 2018) ......09 Hình 2.2. Những bên liên quan đến dự án (Trịnh Thùy Anh, 2018) ..............................10 Hình 2.3. Những mục tiêu của quản trị dự án (Trịnh Thùy Anh, 2018) .........................14 Hình 2.4. Chu trình quản trị dự án (Trịnh Thùy Anh, 2018) ..........................................15 Hình 2.5. Các giai đoạn phát triển của chu kỳ dự án (Trịnh Thùy Anh, 2018) ..............16 Hình 2.6. Sơ đồ cấu trúc “Thuyết hành vi dự định” (Icek Ajzen, 1991) ........................17 Hình 2.7. Sơ đồ “Thuyết hành vi dự định” (Icek Ajzen, 1991) ......................................19 Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Heesup Hana và cộng sự (2010) .............................25 Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của Rebecca Cameron và cộng sự (2012) .....................27 Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cƣờng và cộng sự (2014) ..............28 Hình 2.11. Mô hình nghiên cứu của Chih – Hsuan Huang (2015) .................................29 Hình 2.12. Mô hình nghiên cứu của Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ (2016) ......30 Hình 2.13. MH nghiên cứu của Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thƣ (2018) ......31 Hình 2.14. Mô hình nghiên cứu của Ngô Đức Tuấn (2018) ...........................................32 Hình 2.15. Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................42 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................43 Hình 4.1. Biểu đồ giới tính của tổng mẫu .......................................................................56 Hình 4.2. Biểu đồ nghề nghiệp của tổng mẫu .................................................................57 Hình 4.3. Biểu đồ trình độ học vấn, chuyên môn của tổng mẫu .....................................58
  10. TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng về các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè có sự tham gia của ngƣời dân trên địa bàn Quận 3, và tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự tham gia của ngƣời dân, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm thu hút ngƣời dân tham gia vào các dự án. Trên cơ sở của Thuyết hành vi dự định (The Theory of Planned Behavior – TPB), của các kết quả nghiên cứu trƣớc đây về các yếu tố tác động đến ý định hành vi, và cơ sở nghiên cứu về sự tham gia của ngƣời dân, đề tài thực hiện nghiên cứu bằng phƣơng pháp định lƣợng kết hợp định tính thông qua việc thống kê mô tả và thảo luận nhóm, nhằm xác định các yếu tố có ảnh hƣởng đến sự tham gia của ngƣời dân, đƣa ra mô hình nghiên cứu, đồng thời thực hiện hiệu chỉnh thang đo để đƣa vào nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng trên số lƣợng 207 phiếu khảo sát hợp lệ. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định, đánh giá độ tin cậy của các thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha; kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) và phân tích hồi qui tuyến tính bội (Multiple Regression Analysis). Kết quả nghiên cứu cho thấy 04 yếu tố ảnh hƣởng đến ý định hành vi tham gia của ngƣời dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các hẻm, vỉa hè trên địa bàn Quận 3, là: Thái độ, Niềm tin, Áp lực xã hội và Nhận thức. Từ các kết quả đã đƣợc thực hiện, đề tài nghiên cứu đƣa ra các đóng góp về mặt học thuật cũng nhƣ đề xuất các giải pháp, khuyến nghị với các cơ quan của Quận 3 các giải pháp tốt nhất nhằm cải thiện, nâng cao và thu hút ngƣời dân tham gia vào các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè trên địa bàn Quận 3, góp phần đem lại hiệu quả cao nhất cho các dự án trong việc chỉnh trang phát triển đô thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân. Từ khóa: Nhân tố ảnh hƣởng, tham gia của ngƣời dân, địa bàn Quận 3, nâng cấp hẻm và vỉa hè
  11. ABSTRACT The research project is aimed at understanding the current situation of construction projects, maintenance and upgrading / flooding / alley expansion, maintenance and upgrading of sidewalks with the participation of people in the District. 3, and explore the factors affecting people's participation, thereby proposing solutions to attract people to participate in projects. On the basis of the Theory of Planned Behavior (TPB), the results of previous studies on the factors affecting behavior intent, and the basis of research on human participation People and topics carried out research by quantitative method combining qualitative through statistical description and group discussion, to determine the factors affecting the participation of the people, making models study, and make adjustments to the scale to be included in formal research. Official research was conducted by quantitative research method on the number of 207 valid survey forms. The author uses SPSS software to verify and evaluate the reliability of scales through the Cronbach’s alpha coefficient; testing research model by exploratory Factor Analysis (EFA) and Multiple Regression Analysis. The research results show that 04 factors affecting the intention of people to participate in the construction and upgrading of alleys and sidewalks in District 3 are: Attitude, Belief, Pressure social force and awareness. From the results made, the research topic offers academic contributions as well as suggestions and recommendations to District 3 agencies for the best solutions to improve and improve. and attracting people to participate in projects of construction, maintenance / upgrading / flooding / alley expansion, maintenance and upgrading of sidewalks in District 3, contributing to bring the highest efficiency for projects. in embellishing urban development, improving the material and spiritual life for people. Keywords: Influence factors, participation of people, District 3, upgrading alleys and sidewalks
  12. 1 Chƣơng 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, chủ trƣơng Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm trong đầu tƣ xây dựng cơ bản, đặc biệt là trong việc triển khai những dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè (có thể gọi chung là những dự án xây dựng, duy tu nâng cấp hẻm, vỉa hè) đƣợc thực hiện ở Quận 3, đã mang đến những kết quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, chỉnh trang phát triển đô thị, đảm bảo giao thông, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trƣờng... góp phần không nhỏ vào sự phát triển của các lỉnh vực khác, cũng nhƣ quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Quận. Sự thành công của các dự án là có sự phối hợp chặt chẽ, hợp tác và hỗ trợ giữa các bên liên quan nhƣ chính quyền địa phƣơng, nhà tài trợ, nhà cung ứng, ngƣời thụ hƣởng… mỗi bên có một vai trò nhất định. Trong những dự án xây dựng, duy tu nâng cấp hẻm, vỉa hè ngƣời dân đóng vai trò là nhà tài trợ, nhà cung ứng, ngƣời thụ hƣởng, vai trò của ngƣời dân là rất quan trọng, họ tham gia tự nguyện có thể bằng tiền, bằng hiện vật (đất, tài sản trên đất để mở mở rộng hẻm), công lao động, giám sát các hoạt động của quá trình đầu tƣ... Có một số nghiên cứu trƣớc đây về sự tham gia của ngƣời dân, nhƣ: “Sự tham gia của ngƣời dân trong việc xây dựng nông thôn mới trƣờng hợp nghiên cứu ở xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long” do Nguyễn Nguyệt Huế thực hiện năm 2015, “Sự tham gia của ngƣời dân trong việc xây dựng công trình giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” do Văng Thanh Cƣờng thực hiện năm 2018, “Phân tích hành vi của ngƣời dân trong hoạt động phân lại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn” do Ngô Đức Tuấn thực hiện năm 2018… Những nghiên cứu đã chỉ ra, “Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới” cần sử dụng nguồn lực rất lớn, vì vậy Nhà nƣớc không thể đơn phƣơng thực hiện mà cần sự tham gia phối hợp của ngƣời dân địa phƣơng; Chƣơng trình đã mang đến cho địa phƣơng và ngƣời dân sức sống mới, về cả vật chất lẫn tinh thần; Nghiên cứu giúp các cơ quan quản lý có những chính sách, giải pháp hiệu quả hơn đối với sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động quản lý rác thải đô thị. Tiến trình nghiên cứu,
  13. 2 các tác giả đã khẳng định vai trò tham gia của ngƣời dân trong tất cả các khâu, từ đóng góp ý kiến, đến trực tiếp thực hiện … đều rất quan trọng. Tƣơng tự Chƣơng trình nông thôn mới và hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, việc chỉnh trang phát triển đô thị, trong đó gắn liền với triển khai các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp các hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè thì vai trò, sự tham gia của ngƣời dân cũng rất quan trọng. Với điều kiện hạn chế của ngân sách Nhà nƣớc, sự tham gia đóng góp của ngƣời dân về tài lực, vật lực vào phát triển các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè là vô cùng quan trọng và cần thiết, phù hợp Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn. Cụ thể của sự tham gia là nguồn vốn đảm bảo chi phí cho những hoạt động xây dựng; là diện tích đất thuộc quyền quản lý, sử dụng để chỉnh trang, mở rộng các con hẻm; là sự tham gia công sức lao động trực tiếp trong việc khảo sát, thiết kế, giám sát, nghiệm thu, quản lý trong quá trình xây dựng và duy tu bảo dƣỡng trong quá trình sử dụng..., và chính những cƣ dân này là những ngƣời hƣởng lợi trực tiếp hiệu quả của dự án. Quận 3, là quận trung tâm, có nền kinh tế tăng trƣởng, trật tự xã hội ổn định và có một vị trí quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động của Thành phố. Quận 3 là nơi tập trung nhiều cơ sở văn hóa, tín ngƣỡng, y tế, giáo dục, thể dục thể thao lớn, đồng thời có nhiều trục đƣờng giao thông quan trọng đặc biệt là tuyến đƣờng sắt - Ga Sài Gòn là đầu mối giao thông của Thành phố và các tỉnh phía Nam đi cả nƣớc... Với những đặc điểm này, Quận 3 luôn thu hút nhân dân ở mọi miền đất nƣớc, và cả ngƣời ngoại quốc đến sinh sống, học tập và làm việc. Từ đó áp lực lên cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất lớn, trong đó có hẻm, vỉa hè. Vì vậy, việc chỉnh trang phát triển đô thị, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè đã đƣợc đƣa vào Nghị quyết, Quyết định để tổ chức thực hiện. Vấn đề thực hiện triển khai các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp các hẻm, vỉa hè trên địa bàn đã đƣợc tranh thủ các nguồn lực từ vốn đầu tƣ của Ngân sách Thành phố, Ngân sách Quận và phát động phong trào Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Hiện nay, hệ thống hẻm, vỉa hè tại Quận vẫn còn chƣa đồng bộ, một số hẻm, vỉa hè hƣ hỏng, xuống cấp, chật hẹp, không đảm
  14. 3 bảo giao thông, an toàn phòng cháy chữa cháy nhƣng chƣa triển khai kịp thời theo kế hoạch đề ra, và một thực tế là ở nhiều nơi công trình xuống cấp do việc quản lý trong xây dựng cũng nhƣ trong khai thác còn hạn chế, trong đó có phần do thiếu sự tham gia của ngƣời dân, sự tham gia của ngƣời dân chƣa thực sự hiệu quả và thiếu tính đồng bộ... Đồng hành với chủ trƣơng chung, trong thời gian vừa qua, Quận 3 đã tổ chức huy động tự nguyện đóng góp nguồn lực từ ngƣời dân để góp phần xây dựng, duy tu nâng cấp, chống ngập, duy tu nâng cấp các vỉa hè hƣ hỏng và đặc biệt là vận động ngƣời dân hiến đất mở rộng các con hẻm có chiều rộng nhỏ, không đảm bảo giao thông, không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng... Chỉ tính từ năm 2015 đến nay, kết quả đem lại là trên 40 dự án duy tu nâng cấp hẻm, vỉa hè có sự tham gia đóng góp của ngƣời dân đã hoàn thành đƣa vào sử dụng, mang lại kết quả thiết thực. Cụ thể, đã khởi công xây dựng và nghiệm thu hoàn thành trong năm 2015: 04 hẻm, 02 vỉa hè; năm 2016: 14 hẻm, 04 vỉa hè; năm 2017: 03 hẻm, 03 vỉa hè; năm 2018: 09 hẻm, 02 vỉa hè. Hầu hết các dự án này đều có ngƣời dân tham gia giám sát, đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện, đặc biệt trong đó có 12 hẻm đƣợc ngƣời dân hiến đất mở rộng hẻm. Tuy nhiên, bên cạnh đa số ngƣời dân tích cực hƣởng ứng thì vẫn còn một số ít chƣa hiểu hết đƣợc tầm quan trọng khi tham gia triển khai các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè; hoặc sự tham gia của ngƣời dân chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nếu có thì chỉ mang tính hình thức, qua loa do tác động theo kiểu huy động, áp đặt một chiều từ trên xuống; và vấn đề thu nhập, khả năng tiếp cận thông tin của ngƣời dân cũng làm hạn chế sự tham gia... nên hiện vẫn còn 35 dự án có kế hoạch nhƣng chƣa hoàn thành và chƣa đƣợc thực hiện. Đồng thời, các dự án tuy đã hoàn thành nhƣng trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện thƣờng gặp những vƣớng mắc từ các yếu tố liên quan đến sự tham gia của ngƣời dân. Từ đó, yêu cầu đặt ra là làm sao để tìm hiểu thực trạng về các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè có sự tham gia của ngƣời dân; tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự tham gia của ngƣời dân, từ đó đề xuất giải các pháp thu hút ngƣời dân tham gia vào những dự án xây dựng, duy tu nâng cấp hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè trên địa bàn Quận 3 (Xem danh sách dự án hạ tầng kỹ thuật có “sự tham gia của ngƣời dân” thực hiện giai đoạn 2015 – 2020 tại Phần B – Phụ lục 1).
  15. 4 Từ những yêu cầu thực tế trong việc triển khai các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè và sự tham gia của ngƣời dân; từ những trăn trở trong công tác, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các hẻm, vỉa hè trên địa bàn Quận 3” để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng về “các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè có sự tham gia của ngƣời dân trên địa bàn Quận 3”. - Phân tích các yếu tố (nhân tố) ảnh hƣởng đến “sự tham gia của ngƣời dân” đối với các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè trên địa bàn Quận 3. - Đề xuất các hàm ý quản trị để “thu hút” ngƣời dân tham gia vào các dự án xây dựng duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè trên địa bàn Quận 3. 1.3. Các câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng về việc triển khai các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè trên địa bàn Quận 3 có sự tham gia của ngƣời dân ra sao? - Những yếu tố (nhân tố) nào ảnh hƣởng và “mức độ” ảnh hƣởng của từng yếu tố đến sự tham gia của ngƣời dân đối với các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè trên địa bàn Quận 3? - Hàm ý quản trị nào cần thiết để thu hút ngƣời dân tham gia vào các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè trên địa bàn Quận 3? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu là các yếu tố (nhân tố) ảnh hƣởng đến sự tham gia của ngƣời dân đối với các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè trên địa bàn Quận 3.
  16. 5 - Đối tƣợng thảo luận, khảo sát là các tổ chức, cá nhân thuộc những cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan; ngƣời dân trong khu vực thực hiện các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Trên địa bàn Quận 3. - Phạm vi thời gian: Các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè có sự tham gia của ngƣời dân thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2020 và có tham khảo thêm các tồn tại của các dự án trong giai đoạn 2010 - 2015. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong đề tài là phân tích định lƣợng kết hợp với thống kê mô tả, thảo luận nhóm và phân tích nhân tố khám phá, xây dựng mô hình hồi quy để trả lời câu hỏi và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu và trả lời câu hỏi thứ 1, phƣơng pháp: thống kê mô tả và thảo luận nhóm đƣợc sử dụng. Dựa vào số liệu thu thập và một số nguồn dữ liệu đáng tin cậy khác, tác giả sẽ tổng hợp, phân tích và tìm ra những đặc tính cơ bản về thực trạng các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè có sự tham gia của ngƣời dân. Đối với mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi thứ 2, cũng dựa trên bộ dữ liệu thu thập và một số nguồn dữ liệu đáng tin cậy, tác giả phân tích nhân tố khám phá, sử dụng mô hình hồi quy để trả lời câu hỏi nghiên cứu, kiểm định giả thuyết nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tham gia của ngƣời dân đối với các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè. Căn cứ kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ tổng hợp, đề xuất và kiến nghị những giải pháp khả thi có tác động tích cực đến quá trình tham gia của ngƣời dân vào các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè trên địa bàn Quận 3. Đây cũng là mục tiêu thứ 3 mà tác giả đã đặt ra cho đề tài nghiên cứu này.
  17. 6 1.6. Những ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu Tiến hành thực hiện việc nghiên cứu Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của ngƣời dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các hẻm, vỉa hè trên địa bàn Quận 3, đề tài nghiên cứu đã đem lại kết quả cụ thể và một số đóng góp nhất định, nhƣ sau: - Giúp cho các cơ quan của Quận 3 nhận biết rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của ngƣời dân, cũng nhƣ cách thức đo lƣờng mức độ tác động mạnh hay yếu của các nhân tố này. - Trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý quản trị, tổ chức thực hiện phù hợp cho các cơ quan của Quận 3, để có thể xây dựng các giải pháp tốt nhất nhằm: cải thiện, nâng cao và thu hút ngƣời dân tham gia vào các dự án xây dựng, duy tu nâng cấp/ chống ngập/ mở rộng hẻm, duy tu nâng cấp vỉa hè trên địa bàn Quận 3, góp phần đem lại hiệu quả cao nhất cho các dự án. - Nghiên cứu có thể là một tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Quản lý công và những cá nhân muốn nghiên cứu sâu hơn về sự tham gia của ngƣời dân trong những dự án đầu tƣ công. 1.7. Cấu trúc của đề tài Chương 1. Phần mở đầu Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý thuyết Trình bày các khái niệm, các cơ sở lý thuyết có liên quan: dự án, các bên liên quan đến dự án, cơ sở hạ tầng - hạ tầng kỹ thuật - cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ, hẻm trong khu dân cƣ, vỉa hè; sự tham gia - sự tham gia của xã hội, các mối quan hệ của những yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của ngƣời dân, một vài nghiên cứu trƣớc; đề xuất mô hình nghiên cứu và phát biểu các giả thuyết. Chương 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Trình bày thiết kế nghiên cứu, cách chọn mẫu, xây dựng thang đo và phƣơng pháp phân tích dữ liệu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu
  18. 7 Trình bày kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo; phân tích khám phá các nhân tố; kết quả hồi quy tuyến tính để khẳng định mối quan hệ giữa các biến; phân tích thực trạng của các yếu tố tác động đến sự tham gia của ngƣời dân. Chương 5. Khuyến nghị các giải pháp Trình bày tóm tắt kết quả của nghiên cứu; các đóng góp của nghiên cứu về học thuật và thực tế; trình bày các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của ngƣời dân và các hạn chế cũng nhƣ hƣớng nghiên cứu mới của đề tài.
  19. 8 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Dự án Theo từ điển tiếng Anh Oxford, “Dự án là một phần của công việc hoặc là bất kỳ hoạt động đã đƣợc lên kế hoạch một cách cẩn thận, đƣợc thiết kế và tổ chức nhằm đạt đƣợc mục tiêu xác định”. Tiêu chuẩn của Australia (AS 1379 - 1991) chỉ ra, “Dự án là một dự kiến công việc có thể nhận biết đƣợc, có khởi đầu, có kết thúc bao hàm một số hoạt động có liên hệ mật thiết với nhau”. Định nghĩa của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO trong tiêu chuẩn ISO 9000 : 2005, thể hiện Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và đƣợc kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, đƣợc tiến hành để đạt đƣợc một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực. Nhƣ vậy, có thể nói: Dự án là một chuỗi hoạt động đƣợc đặt trong một quá trình đơn nhất, có giới hạn về các nguồn lực và thời gian, đƣợc lên kế hoạch cẩn thận nhằm đạt đƣợc một mục tiêu xác định. Đặc điểm của dự án: Dự án trên thực tế là sự đáp ứng một nhu cầu, là giải pháp cho một vấn đề cụ thể; Dự án bị khống chế bởi kỳ hạn bởi lẽ bất kỳ một sự cố trễ hạn nào dù dài hay ngắn cũng điều kéo theo một chuỗi nhiều biến cố bất lợi nhƣ: bội chi ngân sách, khó tổ chức lại nguồn lực, tiến độ cung ứng vật tƣ, thiết bị và tất nhiên nhu cầu về chất lƣợng sản phẩm cũng không đƣợc đáp ứng, thời điểm bàn giao công trình ... nhƣ dự kiến; Dự án là công việc duy nhất, một lần. Đặc tính này giúp phân biệt dự án với các hoạt động bình thƣờng bởi những hoạt động thì có thể lặp đi lặp lại; Dự án thƣờng bị ràng buộc về mặt nguồn lực bởi nó có ảnh hƣởng đến mức độ thành công và hiệu quả của dự án; Dự án luôn tồn tại trong môi trƣờng không chắc chắn, do đó việc phân tích, ƣớc lƣợng các rủi ro, chọn lựa giải pháp cho tƣơng lai, dự kiến các trƣờng hợp phòng thủ là cần thiết để bảo đảm tính thành công của dự án. Một chính sách khả thi và có ý nghĩa phải dựa trên mong
  20. 9 muốn của ngƣời dân sinh sống tại nơi mà nó thực hiện bởi mục đích của nó là cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân địa phƣơng; Cơ sở của lập luận này chính là ngƣời dân sẽ biết rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình, phƣơng tiện phát triển là tài nguyên đƣợc chính ngƣời dân quản lý và sử dụng; Kỹ năng, kiến thức và năng lực của cộng đồng là nguồn lực để phát triển; Trên hết, sự cam kết của ngƣời dân là yếu tố sống còn của phát triển bởi nếu một kế hoạch hoặc dự án không đƣợc cộng đồng ủng hộ thì rất khó đƣợc thực hiện (Dower và Michael, 1996). Để tăng hiệu quả của các dự án và phát huy tốt vai trò của cộng đồng, ngƣời dân cần tham gia vào tất cả các giai đoạn thực hiện một dự án với tƣ cách là đối tƣợng hƣởng lợi và cũng là ngƣời chủ thực sự. Sự tham gia đƣợc thể hiện từ việc xác định vấn đề và nhu cầu cần giải quyết của địa phƣơng, đƣa ra giải pháp và triển khai tổ chức thực hiện, đến kiểm tra, nghiệm thu công trình và đƣa vào sử dụng thành quả của dự án. 8. Quản lý, duy tu, sử dụng dự án 7. Nghiệm thu 6. Kiểm tra - giám sát, đánh giá chất lượng - tiến độ 5. Tổ chức thực hiện thi công 4. Thẩm định, phê duyệt kế hoạch 3. Lập kế hoạch có sự tham gia 2. Đưa ra giải pháp, chọn công trình 1. Xác định khó khăn, nhu cầu và vấn đề cần giải quyết Hình 2.1: Trình tự một dự án có sự tham gia của cộng đồng Nguồn: Ủy ban dân tộc, 2008. 2.1.2. Các bên liên quan đến dự án Một dự án thực hiện có nhiều đối tƣợng tham gia và mỗi đối tƣợng có ảnh hƣởng, vai trò, vị trí, quyền cũng nhƣ nghĩa vụ nhất định. Để dự án đảm bảo thành công, cần có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ và hợp tác giữa các bên liên quan. Các bên liên quan gồm có: Khách hàng, ngƣời đƣợc ủy quyền - ngƣời tiếp nhận dự án, bên cung ứng, các tổ chức tài trợ vốn, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc liên quan đến dự án, nhƣ:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2