intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

44
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn Quận 9, TP HCM; đề xuất một số hàm ý quản trị từ kết quả nghiên cứu nhằm thúc đẩy việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động, làm tăng số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn Quận 9 trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- NGUYỄN THỊ KIM NGỌC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Thống kê kinh tế Mã ngành: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN SĨ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của ngƣời lao động trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh” do PGS. TS Nguyễn Văn Sĩ hướng dẫn, là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngọc
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3 1.3. C u h i nghiên cứu.................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3 1.4.2. Đối tượng khảo sát ...................................................................................4 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 1.6. Những đóng góp của đề tài ........................................................................ 4 1.7. Kết cấu của luận văn.................................................................................. 5 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................6 2.1 Cơ sở lý thuyết .................................................................................................6 2.1.1. Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow (1943).............................................6 2.1.2. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) ..............8 2.1.3. Thuyết hành vi dự định – TPB ..................................................................9 2.2 Các khái niệm liên quan đến nghiên cứu .......................................................11 2.2.1. Khái niệm về “BHXH” ...........................................................................11 2.2.2. Các loại hình BHXH ...............................................................................11 2.2.3. Khái niệm “BHXH tự nguyện” và các vấn đề liên quan ........................12 2.2.4. Những quy định cơ bản của Việt Nam về chế độ BHXH tự nguyện ......12 2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan .................................................................14 2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu ..........................................................................16 CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................. 20
  4. 3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................20 3.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................21 3.2.1. Nguồn dữ liệu thu thập ...........................................................................21 3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ..............................................21 3.3. Mô hình logit .................................................................................................22 3.4. Thông tin dữ liệu thứ cấp ...............................................................................25 3.4.1. Về giới tính.............................................................................................. 26 3.4.2. Về độ tuổi ................................................................................................ 26 3.4.3. Về tình hình việc làm ..............................................................................27 3.4.4. Về thu nhập ...........................................................................................278 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 29 4.1. Khái quát về chính sách BHXH tự nguyện tại Quận 9, TP HCM .................29 4.1.1. Khái quát tình hình về Quận 9 ................................................................ 29 4.1.2. Tổ chức bộ máy thực hiện BHXH tại Quận 9 .........................................32 4.1.3. Kết quả đạt được khi thực thi chính sách ...............................................34 4.1.4. Ưu khuyết điểm .......................................................................................34 4.2. Định hướng phát triển BHXH tự nguyện tại Quận 9, TP HCM ....................35 4.3. Kết quả hồi quy và thảo luận..........................................................................36 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................42 5.1 Kết quả chính của nghiên cứu ...................................................................42 5.2. Giải pháp ........................................................................................................45 5.2.1.Giải pháp 1: Thực hiện theo sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền ..............................................................................................................45 5.2.1.1 Mục đích của giải pháp ..................................................................45 5.2.1.2 Nội dung giải pháp .......................................................................46 5.2.1.3 Cách thức thực hiện ......................................................................46 5.2.1.4 Vai trò của giải pháp ....................................................................47 5.2.2 Giải pháp 2: N ng cao nhận thức của người lao động về sự cần thiết khi tham gia BHXH tự nguyện ............................................................................47 5.2.2.1 Mục đích .......................................................................................47 5.2.2.2 Nội dung giải pháp .......................................................................47 5.2.2.3 Cách thức thực hiện ......................................................................48
  5. 5.2.2.4 Vai trò của giải pháp.....................................................................49 5.2.3 Giải pháp 3: Đổi mới công tác dịch vụ tại cơ quan BHXH ..................49 5.2.3.1 Mục đích .......................................................................................49 5.2.3.2 Nội dung giải pháp .......................................................................49 5.2.3.3 Cách thức thực hiện ......................................................................50 5.2.3.4 Vai trò của giải pháp.....................................................................51 5.2.4 Giải pháp 4: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin .....................51 5.2.4.1 Mục đích .......................................................................................51 5.2.4.2 Nội dung giải pháp .......................................................................51 5.2.4.3 Cách thức thực hiện ......................................................................52 5.2.4.4 Vai trò của giải pháp.....................................................................52 5.2.5 Giải pháp 5: Chính sách hỗ trợ cho đối tượng lao động có thu nhập thấp .............................................................................................................................53 5.2.5.1 Mục đích .......................................................................................53 5.2.5.2 Nội dung giải pháp .......................................................................54 5.2.5.3 Cách thức thực hiện ......................................................................54 5.2.5.4 Vai trò của giải pháp.....................................................................54 5.3. Kiến nghị ........................................................................................................55 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Nghĩa tiếng anh Nghĩa tiếng việt TRA Theory of Reasoned Action Thuyết hành động hợp lý TPB Theory of Planned Behavior Thuyết hành vi dự định ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tổng hợp các kết quả những nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................16
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Tháp nhu cầu của Maslow (1943) .......................................................... 6 Hình 2.2. Thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) ........................8 Hình 2.4. Thuyết hành vi dự định –TPB (Ajzen, 1991)............................................10 Hình 2.4. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH ........................17 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 20 Hình 3.2. Thông tin về giới tính của người khảo sát ................................................26 Hình 3.3. Thông tin về độ tuổi của người khảo sát ...................................................27 Hình 3.4. Thông tin về tình hình việc làm của người khảo sát .................................27 Hình 3.5. Thông tin về thu nhập của người khảo sát ................................................28
  9. TÓM TẮT LUẬN VĂN Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một chính sách an sinh xã hội của Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ người lao động trên địa bàn Quận 9 tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thấp. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu nguyên nh n các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động. Qua đó, đề xuất giải pháp nhằm gia tăng số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở địa phương. Đề tài này được thực hiện thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và dữ liệu của cơ quan bảo hiểm xã hội Quận 9. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người lao động trên địa bàn Quận 9 tham gia BHXH tự nguyện còn thấp và phụ thuộc vào các yếu tố chính là: độ tuổi, thu nhập, tình hình việc làm. Do đó, tác giả đã đề xuất 05 giải pháp nhằm n ng cao số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Từ khóa: Bảo hiểm xã hội tự nguyện; tham gia bảo hiểm xã hội; người lao động.
  10. 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Vấn đề an sinh xã hội (ASXH) được xem là một trong những nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới. Với tư cách là một trụ cột trong hệ thống chính sách ASXH, bảo hiểm xã hội (BHXH) thực sự đã trở thành một công cụ đắc lực và hiệu quả. Do BHXH đã giúp cho Nhà nước điều tiết xã hội trong nền kinh tế thị trường. Không những thế, BHXH là một trong những chính sách ASXH rất quan trọng; là tiêu chí của tiến bộ, bình đẳng và công bằng xã hội; thể hiện sự văn minh, phát triển của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan t m x y dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH nhằm hướng tới con người, xem đ y vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng ngày càng đòi h i cao hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời, những rủi ro xã hội có chiều hướng ngày một gia tăng và nhu cầu về bảo hiểm an toàn cho cá nh n cũng tăng theo. Do đó, để người lao động tiếp cận tới mạng lưới ASXH thông qua việc tham gia BHXH tự nguyện là vấn đề rất cần thiết. Có thể nói, BHXH tự nguyện là một chính sách mang tính nh n văn cao, mở ra cho người lao động cơ hội tiếp cận vấn đề ASXH, giúp cho người d n giảm bớt gánh nặng khi đau ốm, thất nghiệp, tuổi già không còn sức lao động, tử tuất. BHXH tự nguyện là một chính sách có quy mô lớn của Nhà nước, nhằm đảm bảo cho người lao động không hoặc chưa có cơ hội tham gia BHXH bắt buộc được tiếp cận với hệ thống BHXH. Trong điều kiện hiện nay, có rất nhiều lao động không được tham gia BHXH bắt buộc vì họ là những lao động tự do, tự tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đối tượng có thể kể đến như nông d n, lao động tự tạo việc làm, hộ hoặc cá thể kinh doanh buôn bán nh lẻ, người lao động trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở những nơi không có quan hệ lao động, theo quy định
  11. 2 của pháp luật, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (Mạc Văn Tiến, 2005). Nước ta hiện nay là một nước đang phát triển, lực lượng lao động tự do chiếm tỷ lệ khá nhiều. Chính đội ngũ này đã đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy, việc thực hiện tốt chính sách BHXH tự nguyện sẽ góp phần quan trọng vào việc mở rộng hơn nữa quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH cho người lao động và tạo sự bình đẳng cho mọi thành phần lao động trong xã hội. Việc tham gia BHXH tự nguyện sẽ giúp cho những lao động tự do, lao động có thu nhập thấp, không ổn định có thể hưởng được lương hưu, góp phần bảo đảm cuộc sống khi về già. Trên thực tế, sau một thời gian triển khai, vẫn còn rất ít người lao động thực sự quan t m và tham gia loại hình bảo hiểm này. Điều này về l u dài sẽ g y nên gánh nặng lớn cho các chính sách ASXH, bởi hàng trăm nghìn người lao động đến tuổi về hưu mà không có lương hưu. Do đó, việc đánh giá tình hình triển khai BHXH tự nguyện để khắc phục những điểm yếu, phát huy những yếu tố có lợi, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm cải thiện tình hình, thu hút được người lao động tham gia là cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội nước ta. Triển khai thực hiện chính sách BHXH tự nguyện mang nhiều ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội to lớn. Chính sách này thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào việc ổn định đời sống cho hàng triệu người lao động, ổn định xã hội, là một bước tiến mới trong việc thực hiện xã hội công bằng, d n chủ, văn minh. Chính sách BHXH tự nguyện còn là giải pháp cần thiết để quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được vững chắc, hạn chế sự ph n hóa xã hội trong nền kinh tế thị trường. Từ lúc Luật BHXH ra đời và có hiệu lực từ năm 2007, trong đó BHXH tự nguyện được áp dụng từ năm 2008 cho đến nay, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) vẫn còn rất thấp. Nguyên nh n là do người d n có thu nhập thấp, người lao động tự do chưa xem BHXH là nhu cầu cấp thiết trong cuộc sống, không có thói quen với việc tích lũy thông qua hình thức đóng
  12. 3 BHXH, chưa quen dự phòng cho tương lai xa, chưa có điều kiện tiếp cận với những thông tin cần thiết liên quan đến BHXH… Xuất phát từ những lý do được nêu như trên, việc tiến hành nghiên cứu nhằm xác định, ph n tích và đánh giá “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh” là vấn đề cấp thiết đặt ra. Với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ giúp cơ quan BHXH đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy người lao động trên địa bàn Quận 9 tham gia BHXH tự nguyện ở mức cao hơn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH tự nguyện; ph n tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện. Mục tiêu cụ thể:  Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn Quận 9, TP HCM;  Đề xuất một số hàm ý quản trị từ kết quả nghiên cứu nhằm thúc đẩy việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động, làm tăng số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn Quận 9 trong thời gian tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả đề xuất các c u h i nghiên cứu như sau: C u h i 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động? C u h i 2: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn Quận 9? C u h i 3: Các giải pháp nào nhằm n ng cao việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn Quận 9? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động.
  13. 4 1.4.2. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát là người lao động đã tham gia và chưa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn Quận 9, TP.HCM. 1.4.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện. Chủ yếu tập trung vào các nhóm đối tượng là lao động tự tạo việc làm, lao động tự do. Phạm vi về không gian nghiên cứu: người lao động tại 13 phường trên địa bàn Quận 9 đã tham gia hoặc chưa tham gia BHXH tự nguyện. Thời gian thực hiện nghiên cứu: được tiến hành trong 03 tháng, từ tháng 09/2018 đến tháng 11/2018. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính trong hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức: - Nghiên cứu sơ bộ tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia trong lĩnh vực BHXH tự nguyện để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động tại đ y. - Nghiên cứu chính thức tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn Quận 9, TP HCM. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. 1.6. Những đóng góp của đề tài Luận văn tổng quan các nghiên cứu và các vấn đề lý luận có liên quan để đề xuất mô hình nghiên cứu việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động trên địa bàn Quận 9, TP HCM. Từ đó, có thể được dùng để tham khảo cho các nghiên cứu tương tự ở khu vực khác. Kết quả nghiên cứu luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đưa những chính sách BHXH tự nguyện đến với người lao động. Phát triển số lượng người lao
  14. 5 động tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn Quận 9; phát triển về chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện; phát triển cơ chế chính sách BHXH tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn Quận 9 nói riêng và cũng có thể là tài liệu tham khảo đối với các quận, huyện có đặc điểm phù hợp, tương đồng với Quận 9. 1.7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có 5 chương như sau: Chương 1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu; Chương 2. Tổng quan và cơ sở lý thuyết; Chương 3. Thiết kế nghiên cứu; Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận; Chương 5. Kết luận và kiến nghị.
  15. 6 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow (1943) Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow (1943) cho rằng mọi hành vi của con người đều bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Nhu cầu của con người được chia thành nhiều cấp bậc, các cấp bậc khác nhau về mức độ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người với tư cách vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Nhu cầu ở bậc cao sẽ mạnh mẽ hơn khi các nhu cầu ở bậc thấp được đáp ứng hay nói cách khác, khi một nhu cầu tương đối được th a mãn thì sẽ phát sinh một nhu cầu mới cao hơn. Những hoạt động của con người phần lớn đều dựa trên nhu cầu. Nguồn: Maslow (1943) Hình 2.1. Tháp nhu cầu của Maslow (1943)
  16. 7 Theo Maslow nhu cầu được chia làm hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Cấp thấp là nhu cầu sinh học và nhu cầu an toàn. Cấp cao gồm nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu thể hiện, khẳng định bản thân. Sự khác biệt giữa hai cấp là sự th a mãn từ bên trong và bên ngoài của con người. Maslow cho rằng khi nhu cầu bậc dưới của con người được th a mãn đến một mức độ nhất định thì tự nó nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn. Các nhu cầu này được sắp xếp và chia thành năm bậc như sau: Bậc 1. Nhu cầu sinh học: Là những nhu cầu tối thiểu để con người tồn tại. Nhu cầu này còn được gọi là nhu sinh lý gồm những nhu cầu cơ bản nhất của con người như: ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục,... Đ y là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Bậc 2. Nhu cầu an toàn: Khi những nhu cầu cơ bản như nhu cầu sinh học tương đối được th a mãn thì nhu cầu cần được an toàn phát sinh và trở nên mạnh mẽ tác động và chi phối hành vi của con người. Nhu cầu an toàn là nhu cầu bảo vệ cho cuộc sống của mình tránh kh i các nguy hiểm, đảm bảo an toàn đối với tài sản, công việc, sức kh e, tính mạng và gia đình... Nhu cầu an toàn phát sinh trong cả thể chất và tinh thần và là động cơ hành động trong những tình huống khẩn cấp, nguy hiểm đến tính mạng như thiên tai, tai nạn, chiến tranh... Bậc 3. Nhu cầu xã hội: Là nhu cầu có được tình bạn, tình yêu, được tham gia vào tổ chức, cộng đồng, hội nhóm trong xã hội, được xã hội chấp nhận. Con người là một thành phần trong xã hội và luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Nhu cầu này là động lực để thực hiện các hành vi giao tiếp, gặp gỡ, hợp tác… của con người. Bậc 4. Nhu cầu tôn trọng: Khi tham gia và được chấp nhận là thành viên của xã hội, tổ chức, đoàn thể, hội nhóm, con người cần được những thành viên khác tôn trọng. Nhu cầu tôn trọng sẽ tạo sự th a mãn về quyền lực, địa vị, là mong muốn nhận được sự quan t m và tôn trọng từ mọi người. Mong muốn được tôn trọng cho thấy mỗi cá nh n đều mong muốn trở thành một phần quan trọng đối với tổ chức, xã
  17. 8 hội, đ y là động lực để các cá nh n chứng minh bản th n có ích, có giá trị đối với tổ chức, xã hội. Bậc 5. Nhu cầu thể hiện bản th n: Thể hiện bản th n là mong muốn sử dụng tài năng của mình đóng góp và cống hiến cho sự phát triển xã hội. Tại cấp độ này, con người sẽ tìm hiểu và trải nghiệm về tri thức, văn hóa, thẩm mỹ,… trước khi thăng hoa, nghệ thuật hóa, sáng tạo ra nhiều giá trị về nghệ thuật, văn hóa, khoa học. Cấp độ này là cấp độ cao nhất khi con người phát huy được những khả năng tiềm ẩn. Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow đã giải thích về hành vi trên cơ sở nhu cầu và hệ thống các nhu cầu của con người thành 5 nhóm cơ bản và sắp xếp các nhóm theo thứ tự tăng dần về mức độ quan trọng đối với sự tồn tại của con người, tuy nhiên đối với mỗi cá nh n vẫn có sự khác biệt rất lớn đối với các nhu cầu, cấp bậc nhu cầu càng cao thì sự khác biệt càng lớn vì còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tác động đến nhu cầu như: tính cách, trình độ, nghề nghiệp, môi trường, văn hóa, thu nhập,… 2.1.2. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) Mô hình của Thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein (1975) Niềm tin đối với các thuộc tính của sản phẩm/dịch vụ Thái độ Đo lường niềm tin đối với những thuộc tính của sản phẩm/dịch vụ Ý định hành vi Hành vi Niềm tin của những người ảnh hưởng về sản phẩm/dịch vụ Chuẩn chủ Sự thúc đẩy làm theo ý muốn quan của người bị ảnh hưởng Nguồn: Thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) Hình 2.2. Thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) Ajzen và Fishbein đưa ra thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) năm 1975, cho rằng ý định hành vi là yếu tố quan trọng nhất dự
  18. 9 đoán hành vi. Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ và chuẩn mực chủ quan. - Thái độ là biểu hiện yếu tố cá nhân thể hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực của người tiêu dùng đối với sản phẩm. - Chuẩn chủ quan thể hiện ảnh hưởng của quan hệ xã hội (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) lên cá nh n người tiêu dùng. Yếu tố quyết định đến hành vi cuối cùng không phải là thái độ mà là ý định hành vi. Ý định bị tác động bởi thái độ và quy chuẩn chủ quan. Trong mô hình của TRA thì niềm tin của cá nhân về sản phẩm/dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến thái độ và thái độ sẽ ảnh hưởng đến ý định hành vi chứ không trực tiếp ảnh hưởng đến hành vi. Do đó, thái độ sẽ giải thích được lý do dẫn đến ý định hành vi, còn ý định hành vi là yếu tố giải thích hành vi. TRA được sử dụng để giải thích và dự đoán hầu hết các hành vi, tuy nhiên TRA không thể dự đoán các hành vi của người tiêu dùng mà họ không thể kiểm soát được. Bởi vì mô hình này b qua tầm quan trọng của yếu tố xã hội mà trong thực tế có thể là một yếu tố quyết định đối với hành vi cá nhân (Werner, 2004). Yếu tố xã hội là những ảnh hưởng của môi trường xung quanh cá nhân có thể ảnh hưởng đến hành vi cá nhân (Ajzen, 1991) yếu tố về thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan không đủ để giải thích cho hành động của người tiêu dùng. 2.1.3. Thuyết hành vi dự định – TPB Thuyết hành vi dự định (Theory Plan of Behavior – TPB) được phát triển dựa trên TRA bằng cách thêm vào yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi (Ajzen, 1991). Thuyết TPB cho rằng ý định được giả sử bao gồm các yếu tố động cơ và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực cá nh n để thực hiện hành vi, ý định là tiền đề của hành vi và được dự đoán bởi thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. TPB bổ sung giả định kỳ vọng về nhận thức kiểm soát hành vi về những hạn chế bên ngoài và bên trong của hành vi (Taylor & Todd, 1995), nhận thức về sự dễ dàng và khó khăn trong việc thực hiện hành vi (Fishbein & Ajzen, 1975). Ajzen (1991) khẳng định rằng những kỳ vọng này là những thông tin nền tảng của hành vi và
  19. 10 nguyên nhân của hành vi một cách cơ bản là bởi những kỳ vọng này. Vì thế, sự thay đổi trong những kỳ vọng dẫn đến sự thay đổi trong hành vi. Thuyết hành vi dự định –TPB của Ajzen (1991) được khái quát qua hình sau: Niềm tin về hành vi Thái độ & đánh giá kết quả Bảng quy phạm về Chuẩn mực chủ Ý định niềm tin & động lưc Hành vi quan hành vi thực hiện Kiểm soát niềm tin & tạo thuận lợi cho Nhận thức kiểm nhận thức soát hành vi Nguồn: Thuyết hành vi dự định –TPB (Ajzen, 1991) Hình 2.3. Thuyết hành vi dự định –TPB (Ajzen, 1991) Ưu điểm TPB là yếu tố sự ảnh hưởng của xã hội và kiểm soát hành vi nhận thức. Nó đại diện cho các nguồn lực cần thiết của một người nào đó để thực hiện một công việc bất kỳ. Thuyết TPB được xem như tối ưu hơn đối với TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu. Thành phần nhận thức kiểm soát hành vi là sự thuận lợi hay khó khăn để thực hiện hành vi, thành phần này thay đổi dựa trên sự sẵn có của các nguồn lực để thực hiện hành vi và ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi. Tuy nhiên, mô hình TPB vẫn còn một số hạn chế. Ngoài các yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi vẫn còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến ý định hành vi Werner (2004) dựa trên nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra khi sử dụng TPB chỉ có thể giải thích 40% sự biến động của hành vi. Mặt khác, trong thời gian để chuyển từ ý định đến hành vi, ý định có thể thay đổi làm cho việc giải thích, dự báo hành vi không chính xác. Ngoài ra, mô hình TPB dựa trên các tiêu chí cụ thể để dự báo hành vi, tuy nhiên hành vi không phải lúc nào cũng được thực hiện trên cở sở của các tiêu chí (Werner 2004).
  20. 11 2.2 Các khái niệm liên quan đến nghiên cứu 2.2.1. Khái niệm về “BHXH” Có nhiều khái niệm về BHXH theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization) năm 1999. “BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và sự bảo trợ của Nhà nước, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội”. Theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật BHXH (2006) “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. Tóm lại, BHXH có thể được hiểu là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở sử dụng quỹ BHXH do sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và sự bảo trợ của Nhà nước, nhằm đảm bảo an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. 2.2.2. Các loại hình BHXH Theo quy định tại khoản 1,2,3 Điều 4 Luật BHXH (2006) tại Việt Nam, BHXH có 3 loại hình chính (BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp) với các chế độ như sau: - BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ sau đ y: a) Ốm đau; b) Thai sản; c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; d) Hưu trí;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0