Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa
lượt xem 7
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone; xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố; đề xuất giải pháp cho nhà sản xuất và nhà cung ứng sản phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ NGỌC TRÂM CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SMARTPHONE CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ NGỌC TRÂM CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SMARTPHONE CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA Chuyên ngành:Thống kê kinh tế Mã số: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN TRÃI Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn thạc sĩ: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong bài luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn chưa được công bố ở những nơi khác. Đồng thời, các nghiên cứu của các tác giả khác đều được trích dẫn theo đúng quy định. Tp.HCM, tháng 11 năm 2018 Tác giả Trần Thị Ngọc Trâm
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 1 1.1. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1 1.1.1.Bối cảnh thế giới ....................................................................................... 1 1.1.2.Bối cảnh Việt Nam .................................................................................... 2 1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4 1.3.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 4 1.3.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 5 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................. 5 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 5 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 6 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................... 6 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................................ 6 1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU. ......................................... 6 1.6.1. Về mặt lý thuyết ....................................................................................... 6
- 1.6.2. Về mặt thực tiễn ....................................................................................... 6 1.7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................... 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................... 8 2.1. LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG ........................................ 8 2.1.1. Lý luận về sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng .................................. 8 2.1.2. Mô hình hành vi của người tiêu dùng ...................................................... 9 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng ........................ 10 2.2. LÝ THUYẾT VỀ Ý ĐỊNH MUA CỦA KHÁCH HÀNG ........................ 10 2.2.1. Thuyết hành vi tiêu dùng của Philip Kotler (2007) ................................ 11 2.2.2. Thuyết lựa chọn hợp lý của George Homans 1961 và John Elster 1986.12 2.2.3. Thuyết hành động hợp lý ........................................................................ 14 2.2.4. Thuyết hành vi hoạch định ..................................................................... 14 2.2.5. Thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) ..................................................... 14 2.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA SMARTPHONE VÀ ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG MUA SMARTPHONE TẠI TP. BIÊN HÒA ........................................................... 17 2.3.1. Đặc điểm của smartphone ...................................................................... 17 2.3.2. Đặc điểm khách hàng mua smartphone tại thành phố Biên Hòa ........... 18 2.4. GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG SMARTPHONE TẠI VIỆT NAM VÀ TP.BIÊN HÒA .......................................................................................................... 19 2.4.1. Thị trường smartphone tại Việt Nam ..................................................... 19 2.4.2. Thị trường Smartphone tại thành phố Biên Hòa .................................... 21 2.5. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ................................. 21 2.5.1. Mô hình nghiên cứu nước ngoài............................................................. 23 2.5.2. Mô hình nghiên cứu trong nước ............................................................. 23
- 2.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ..................................................... 25 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 28 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 29 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................... 29 3.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .................................................................... 32 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính................................................................. 32 3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................. 33 3.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ................................................................ 34 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu ........................................................................ 34 3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi và quá trình thu thập dữ liệu ............................... 35 3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ............................................... 36 3.4.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ................. 36 3.4.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................. 37 3.4.3. Phân tích hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính.................. 38 3.4.4. Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua theo các đặc điểm cá nhân bằng T-test và One–Way Anova .................... 40 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................... 41 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 43 4.1. MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT ....................................................................... 43 4.2. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO QUA ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA46 4.3. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) ......................................... 48 4.3.1. Kết quả kiểm định EFA của biến độc lập............................................... 49 4.4.2. Mô hình hồi quy ..................................................................................... 55
- 4.5. DÒ TÌM VI PHẠM TRONG CÁC GIẢ ĐỊNH CỦA HỒI QUY TUYẾN TÍNH ......................................................................................................................... 58 4.5.1. Giả định phần dư có phân phối chuẩn .................................................... 58 4.5.2. Hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................................... 60 4.5.3. Giả định tương quan giữa các phần dư................................................... 61 4.5.4. Giả định liên hệ tuyến tính ..................................................................... 61 4.6. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ Ý ĐỊNH MUA SMARTPHONE CỦA NGƯỜI DÂN ............................................................................................................ 62 4.6.1. Kiểm định sự khác biệt về ý định mua smartphone của người dân khác nhau về giới tính. ....................................................................................................... 62 4.6.2. Kiểm định sự khác biệt ý định mua smartphone của người dân theo tình trạng hôn nhân. .......................................................................................................... 63 4.6.3. Kiểm định sự khác biệt ý định mua smartphone của người dân theo nghề nghiệp. ....................................................................................................................... 65 4.6.4. Kiểm định sự khác biệt ý định mua smartphone của người dân theo thu nhập. .......................................................................................................................... 66 4.6.5. Kiểm định sự khác biệt ý định mua smartphone của người dân theo Nhãn hiệu smartphone............................................................................................... 68 4.6.6. Kiểm định sự khác biệt ý định mua smartphone của người dân theo trình độ học vấn. ................................................................................................................ 70 4.7. THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU .................................................................. 72 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................... 74 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 75 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 75 5.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................... 75
- 5.2.1. Xã hội ..................................................................................................... 75 5.2.2. Thương hiệu ........................................................................................... 77 5.2.3. Chất lượng .............................................................................................. 78 5.2.4. Giá cả ...................................................................................................... 79 5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............................. 80
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANOVA : Analysis Variance CL : Chất lượng CPV : Consumer perceived value CX : Cảm xúc EFA : Exploratory factor analysis GI : Giá cả KMO : Kaiser – Meyer Olkin OLS : Ordinary Least Squares TH : Thương hiệu TP : Thành phố XH : Xã hội YD : Ý định
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng trong các nghiên cứu ........................................................................................ 25 Bảng 4.1. Cơ cấu mẫu khảo sát ........................................................................ 43 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của biến độc lập .................. 46 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc .............. 47 Bảng 4.4. Kết quả phân tích KMO và Bartlett's ............................................... 49 Bảng 4.5. Phân tích phương sai trích ............................................................... 49 Bảng 4.6. Ma trận nhân tố xoay EFA ............................................................... 51 Bảng 4.7. Kết quả phân tích KMO và Bartlett's biến phụ thuộc ...................... 52 Bảng 4.8. Phân tích phương sai trích ............................................................... 52 Bảng 4.9. Kết quả ma trận xoay của phân tích EFA cho biến phụ thuộc ........ 53 Bảng 4.10. Đặt tên đại diện trung bình các yếu tố ........................................... 54 Bảng 4.11. Bảng ma trận tương quan Pearson ................................................. 54 Bảng 4.12. Tóm tắt mô hình hồi quy................................................................ 56 Bảng 4.13. Bảng ANOVAa cho hồi quy .......................................................... 56 Bảng 4.14. Kết quả hồi quy .............................................................................. 57 Bảng 4.15. Kết quả phân tích các giả thuyết .................................................... 57 Bảng 4.16. Kết quả kiểm định Independent Sample T-test cho giới tính ........ 62 Bảng 4.17. Kết quả kiểm định Levene’s về tình trạng hôn nhân ..................... 63 Bảng 4.18. Kết quả kiểm định phương sai Oneway ANOVA về tình trạng hôn nhân ........................................................................................................................... 64 Bảng 4.19. Kết quả kiểm định Levene’s về nghề nghiệp ................................. 65
- Bảng 4.20. Kết quả kiểm định phương sai One-way ANOVA về nghề nghiệp65 Bảng 4.21. Kết quả kiểm định Levene’s về thu nhập ...................................... 67 Bảng 4.22. Kết quả kiểm định phương sai Oneway ANOVA về thu nhập...... 67 Bảng 4.23. Kết quả kiểm định Levene’s về nhãn hiệu ..................................... 68 Bảng 4.24. Kết quả kiểm định phương sai Oneway ANOVA về nhãn hiệu .... 69 Bảng 4.25. Kết quả kiểm định Levene’s về trình độ học vấn .......................... 71 Bảng 4.26. Kết quả kiểm định phương sai One-way ANOVA về trình độ học vấn ............................................................................................................................. 71 Bảng 5.1. Trung bình thang đo Xã hội ............................................................. 77 Bảng 5.2. Trung bình thang đo Thương hiệu ................................................... 76 Bảng 5.3. Trung bình thang đo Chất lượng ...................................................... 79 Bảng 5.4. Trung bình thang đo Giá cả ............................................................. 79
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình hành vi của người tiêu dùng ................................................ 9 Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng ........................ 11 Hình 2.3: Mô hình thuyết lựa chọn hợp lý của John Elster (1986) .................. 13 Hình 2.4: Thuyết hành động hợp lý (TRA) ...................................................... 15 Hình 2.5: Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991) .................................. 16 Hình 2.6: Mô hình khái niệm TAM (Davis 1989) ........................................... 17 Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa” ................................. 27 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu....................................................................... 29 Hình 4.1. Mô hình kết quả nghiên cứu ............................................................. 58 Hình 4.2. Tần số của phần dư chuẩn hóa ......................................................... 59 Hình 4.3. Biểu đồ tần số Q-Q Plot ................................................................... 60 Hình 4.4. Biểu đồ phân tán của phần dư .......................................................... 61
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1.1. Bối cảnh thế giới Công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint mới đây đã công bố dữ liệu về 5 thương hiệu đứng đầu thị phần điện thoại thông minh trên thế giới trong quý 1 năm 2018. Theo đó, thương hiệu đứng đầu danh sách này chính là Samsung. Thương hiệu lớn đến từ Hàn Quốc đã chiếm vị trí số 1 trong khi các OEM khác được đưa ra danh sách bao gồm Huawei, Apple, Xiaomi và OPPO. Dữ liệu cho thấy trong quý I của năm 2018, các lô hàng điện thoại thông minh toàn cầu đã giảm 3% xuống còn 360 triệu chiếc. Trong số đó, 3 thương hiệu smartphone dẫn đầu về thị phần là Samsung, Apple và Huawei (bao gồm cả Honor) lần lượt chiếm 22%, 15% và 11%. Tiếp theo là Xiaomi, OPPO, Vivo và LG lần lượt chiếm 8%, 7%, 5% và 3% thị phần. Và 29% thị phần còn lại thuộc về các thương hiệu điện thoại thông minh khác. Cụ thể, khoảng 3/4 thị trường điện thoại thông minh thuộc 10 thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu thế giới. Trong đó, các lô hàng điện thoại di động của Apple đạt 52,2 triệu chiếc, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng nói, phải kể đến thương hiệu Xiaomi tăng trưởng 109% so với cùng kỳ năm ngoái và đã trở thành một trong những thương hiệu điện thoại thông minh phát triển nhanh nhất trên thế giới. Ngoài thị phần smartphone trong quý I năm 2018, Counterpoint cũng đã cung cấp dữ liệu về điện thoại di động toàn cầu (bao gồm cả điện thoại thông minh và điện thoại phổ thông). Theo đó, Samsung dẫn đầu danh sách với 17%, tiếp theo là Apple, Huawei và Xiaomi, lần lượt chiếm 11%, 8% và 6% thị phần. Một nửa thị phần điện thoại di động toàn cầu thuộc về năm thương hiệu điện thoại di động hàng đầu trên thế giới.
- 2 Từ số liệu trên, có thể thấy rằng thị trường điện thoại di động (đặc biệt là thị trường của dòng smartphone) trên toàn cầu đang trong giai đoạn cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Do đó, các nhà sản xuất liên tục cải tiến sản phẩm thông qua việc nâng cấp cấu hình, tính năng, giá cả,… để cạnh tranh và thu hút khách hàng. 1.1.2. Bối cảnh Việt Nam Trong một bản báo cáo nghiên cứu gần đây, thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng, với tốc độ hàng năm khoảng 10%. Năm 2017, với trên 15 triệu sản phẩm giúp cho doanh thu từ thị trường này tăng hơn gấp đôi so với 2014. Năm 2012, vượt qua thương hiệu Apple, Oppo (Trung Quốc) đã gia nhập thị trường để trở thành nhà cung cấp smartphone lớn thứ hai tại Việt Nam chỉ sau 5 năm, nhờ vào công nghệ selfie trên điện thoại. Một nhà sản xuất khác là Xiaomi đã hợp tác với nhà bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng Digiworld của Việt Nam để mở rộng thị phần. Theo ước tính, thị trường điện thoại thông minh tại Việt Nam có khoảng 30 - 40 triệu sản phẩm đang được sử dụng. Chỉ riêng trong 2017, 15 triệu smartphone đã được bán ra. Samsung, công ty có nhà máy sản xuất smartphone đặt tại Việt Nam, chiếm 46,5% thị phần trong nước. Tiếp theo là Oppo của Trung Quốc với 19,4% và tiếp theo là Apple với 9,2%. Nhờ sự hiện diện của Samsung, các công ty Việt Nam đã có thể sản xuất điện thoại thông minh. Hãng điện tử khổng lồ Hàn Quốc đã bắt đầu sản xuất smartphone từ 2009 thông qua việc xây dựng nhà máy ở Bắc Ninh. Samsung cũng tạo ra một trung tâm sản xuất smartphone tại Việt Nam, bằng cách đưa các công ty Hàn Quốc, Nhật Bản và các nhà cung cấp khác vào đây. Một vài trong số này đã bắt đầu cung cấp linh kiện cho các công ty trong nước. Do vậy, các công nghệ cần thiết đang được tích lũy cho việc sản xuất smartphone, trong đó có việc phát triển kỹ sư. Smartphone giá rẻ chỉ là một thị trường ngách tại Việt Nam, với nhu cầu thấp. Do vậy, kể cả những công ty nổi tiếng cũng gặp rất nhiều khó khăn tại Việt Nam
- 3 bởi người tiêu dùng địa phương tương đối cẩn trọng trong việc mua sắm. Một ví dụ là smartphone của Nokia (Phần Lan) hay Sony (Nhật Bản) cũng ít phổ biến tại Việt Nam. Ông Lạc Huy - đại diện một hệ thống bán lẻ tại Hà Nội chia sẻ “Các thương hiệu mới nổi chưa đủ sức gặm nhấm vào thị phần của Samsung hay Apple nhưng đang đè chết nhiều hãng sản xuất tên tuổi khác. Họ nhanh nhạy, cập nhật xu hướng, lại đánh mạnh vào giá, thị hiếu người dùng, lại không tiếc tiền làm thương hiệu. Thứ duy nhất họ còn thiếu chính là danh tiếng. Trong khi đó, một số thương hiệu lớn tỏ ra nặng nề, cải tiến chậm chạp. Nhiều sản phẩm có giá bán còn không hợp lý nên doanh số đi xuống là điều không tránh khỏi”. Sự đi xuống của một số thương hiệu truyền thống tạo cơ hội cho các tên tuổi mới vươn lên. Thị trường di động Việt Nam có mức độ cạnh tranh khốc liệt, nhưng cách đua chen không giống các năm trước. 1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Theo báo cáo “hành vi người dùng điện thoại thông minh” của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh (smartphone) so với người dùng điện thoại phổ thông (feature phone) trong năm 2017 là 84%; tăng 6% so với năm 2016 (tỷ lệ 78%). Tỷ lệ người dùng smartphone so với điện thoại phổ thông ở các thành phố lớn có chiều hướng tăng đều trong vòng 15 năm nay (từ năm 2012 cho tới 2017). Theo “Báo cáo tổng quan thị trường di động Việt Nam đầu năm 2017” được công bố bởi Công ty Appota: “có 38 triệu người dùng mạng xã hội ở Việt Nam, trong đó có 94% người dùng sử dụng smartphone để truy cập mạng xã hội hàng ngày. Số lượng thuê bao di động đã đạt tới 131,9 triệu. Ngoài ra, với 49 triệu người kết nối với internet.Việt Nam ở trong top 20 nước có số người sử dụng internet cao nhất thế giới. Tỷ lệ người sử dụng smartphone để truy cập Internet so với người chỉ sử dụng máy vi tính hoặc sử dụng nhiều thiết bị khác nhau trong độ tuổi từ 18-34 tuổi rất cao.
- 4 Thị trường di động Việt năm 2017 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về doanh số. Để chiều lòng khách hàng, các nhà sản xuất liên tục cải tiến sản phẩm thông qua việc nâng cấp cấu hình và tính năng .Nếu như năm 2010, số lượng người dùng smartphone ở Việt Nam còn thấp, đến năm 2016 con số này vào khoảng 30 triệu và tới 2020 sẽ có khoảng 60 triệu người dùng, trong khi lượng người dùng máy tính vào internet chỉ khoảng 15 triệu. Mặt khác, Đồng Nai là tỉnh có dân số đông thứ nhì ở miền Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh). Đồng Nai có dân số đông thứ 5 cả nước và có dân số đô thị đứng thứ 4 (sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng). Dân cư tập trung phần lớn ở TP. Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành. Dân số trung bình toàn tỉnh ước tính năm 2017 là hơn 3 triệu người nên thị trường điện thoại rất lớn. Từ các số liệu thống kê trên, chúng ta có thể thấy được thị trường smartphone ở Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng là mảnh đất màu mỡ mang lại doanh thu rất lớn cho các doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này. Do trên thị trường các thương hiệu smartphone liên tục cho ra mắt các dòng sản phẩm mới với giá cả, cấu hình, tính năng, mẫu mã,… vô cùng hấp dẫn. Điều này dẫn tới tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường đa dạng như ở Việt Nam, đặc biệt là ở tỉnh có dân số đông như Đồng Nai nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng. Các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút những khách hàng tiềm năng, do đó vấn đề đặt ra là nên tập trung triển khai mạnh các dòng smartphone nào để đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của khách hàng. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa” với mong muốn giúp các doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về thị hiếu của khách hàng để cho ra mắt các dòng sản phẩm phù hợp. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1 Mục tiêu chung:
- 5 Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn thành phố Biên Hòa”. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố. - Đề xuất giải pháp cho nhà sản xuất và nhà cung ứng sản phẩm. Nội dung đề tài sẽ góp phần trả lời các câu hỏi sau: - Những yếu tố nào được xem là có ảnh hưởng đến ý định mua smartphone. - Xác định yếu tố ảnh hưởng nhất đến ý định mua smartphone. - Đề xuất một số giải pháp giúp nhà sản xuất nên sản xuất và cung ứng sản phẩm nào cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm của người Việt Nam nói chung và người dân Thành phố Biên Hòa nói riêng. 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn Thành phố Biên Hòa. Đối tượng khảo sát: người dân đã và đang có ý định mua smartphone trên địa bàn Thành phố Biên Hòa. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: nghiên cứu này được thực hiện trên địa bàn Thành phố Biên Hòa. Thương hiệu lựa chọn để nghiên cứu: Oppo, Samsung, Apple, Xiaomi, …. Phạm vi thời gian: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 11 năm 2018.
- 6 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Thông qua các nghiên cứu trước và trao đổi trực tiếp (làm việc nhóm) với 4 chuyên gia trong ngành và 15 đáp viên là người sử dụng smartphone lâu năm nhằm chọn lọc những nhân tố tác động đến ý định mua sản phẩm smartphone và loại những biến không cần thiết, từ đó xây dựng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng. 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng + Nghiên cứu sơ bộ: Tổ chức đi thu thập dữ liệu đối với 15 người để xem xét những vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ,…Từ đó hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức. + Nghiên cứu chính thức: nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu với kích cỡ mẫu là 250 đối tượng. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi được trực tiếp gửi đến người trả lời. Sau khi lọc và rà soát dữ liệu tác giả kiểm tra, đánh giá lại các phiếu khảo sát thu được, bỏ đi những phiếu trả lời thông tin không đầy đủ. Thang đo sẽ được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Anpha với độ tin cậy và đo giá trị bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được kiểm định bằng phương pháp hồi quy. Phần mềm SPSS 20.0 được dùng để xử lý dữ liệu. 1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU. 1.6.1. Về mặt lý thuyết Kết quả của nghiên cứu góp phần khám phá ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua smartphone của người dân trên địa bàn Thành phố Biên Hòa. Kiểm định lại lý thuyết ở không gian và thời gian khác nhau. Góp phần làm phong phú thêm hiểu biết về hành vi của người tiêu dùng trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- 7 Kết quả nghiên cứu bổ sung vào hệ thống thang đo và mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hướng đến ý định mua smartphone. 1.6.2. Về mặt thực tiễn Đề tài nghiên cứu đã đem lại một số ý nghĩa vô cùng quan trọng cho các doanh nghiệp sản xuất và phân phối sản phẩm smartphone trên địa bàn Thành phố Biên Hòa như sau: Thứ nhất, kết quả của việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất nắm được nhu cầu và xu hướng của người dân về sản phẩm smartphone. Từ đó, giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện hơn về cách tiếp cận và đo lường ý định mua sản phẩm của mình. Thứ hai, giúp doanh nghiệp nghiên cứu các sản phẩm smartphone phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Thứ ba, nghiên cứu này có thể là một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu các yếu tố ánh hưởng đến ý định mua smartphone. 1.7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Bố cục của đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Chương 2: Tổng quan và cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị
- 8 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 2.1.1. Lý luận về sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng Một số định nghĩa về hành vi tiêu dùng: - Theo Wayne D.Hoyer, Deborah J. Macinnis, 2008, “Hành vi người tiêu dùng được hiểu là một loạt các quyết định về việc mua cái gì, tại sao, khi nào, như thế nào, nơi nào, bao nhiêu, bao lâu một lần, liệu như thế thì sao mà mỗi cá nhân, nhóm người tiêu dùng phải có quyết định qua thời gian về việc chọn dùng sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc các hoạt động”. - Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, “Hành vi người tiêu dùng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Hay nói cách khác, hành vi người tiêu dùng trong quá trình tiêu dùng bao gồm những cảm nhận và suy nghĩ mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện. Những yếu tố tác động đến suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của người tiêu dùng như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bề ngoài sản phẩm, bao bì, v.v...” - Theo Kotler & Levy, “Hành vi tiêu dùng của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ các sản phẩm hay dịch vụ là những hành vi cụ thể”. - Theo Solomon R.Micheal (2006) cho rằng: “Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một các nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/dịch vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ”. Như vậy, hành vi tiêu dùng có thể được hiểu là: - Những cảm nhận và suy nghĩ của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn