intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện An Phú tỉnh An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những yếu tố tác động chủ yếu đến tình trạng đói nghèo tại huyện An Phú. Đó sẽ là cơ sở cần thiết để Huyện ủy, UBND và nhân dân huyện An Phú hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng đói nghèo ở địa phương đồng thời định hướng những giải pháp xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện An Phú tỉnh An Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________________ TRẦN KỲ VIỆT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHÈO Ở HUYỆN AN PHÚ TỈNH AN GIANG Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS Tiến sĩ Đinh Phi Hổ An Giang, tháng 3 năm 2009
  2. Tôi xin cam đoan rằng, đề tài này là công trình của chính bản thân tôi thực hiện, và xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này An Giang, ngày 26 tháng 3 năm 2009 Người thực hiện Trần Kỳ Việt
  3. i MỤC LỤC Tên …………………………………………………………………… trang Mục lục ……………………………………………………………………..i Danh mục các hình, sơ đồ và bảng trong luận văn .......................................iv Danh mục các bảng, biểu phần phụ lục ..........................................................v Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................vi Lời mở đầu ...................................................................................................vii Chương 1 : GIỚI THIỆU : ..........................................................................1 1.1 Vấn đề nghiên cứu ....................................................................................1 1.2 Lý do chọn đề tài …………......................................................................1 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................2 1.4 Các giả thiết nghiên cứu ...........................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................3 1.6 Cấu trúc luận văn ………………………………………………………..4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO 2.1 Khái niệm nghèo đói ...............................................................................6 2.2 Lý thuyết về phát triển kinh tế : ...............................................................6 2.3 Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói nông thôn...............6 2.4 Mô hình nghèo đói của Gillis – Perkins – Roemer – Snodgrass (1983) .........................................................................................................................8 2.2.4 Lý thuyết về nông nghiệp và phát triển kinh tế ...................................10 2.2.5 Lý thuyết về thay đổi và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp ..12
  4. ii 2.3 Các phương pháp xác định đối tượng nghèo ..........................................13 2.4 Nguyên nhân nghèo đói .........................................................................14 2.4.1 Nghề nghiệp và tình trạng việc làm .....................................................16 2.4.2 Trình độ học vấn thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin ...............16 2.4.3 Thiếu khả năng tiếp cận những nguồn lực ..........................................17 2.4.4 Bất bình đẳng giới ...............................................................................19 2.4.5 Tỷ lệ phụ thuộc cao .............................................................................19 2.4.6 Sự cách biệt xã hội ..............................................................................20 2.4.7 Những hạn chế về dân tộc thiểu số .....................................................20 2.4.8 Khả năng phát triển kinh tế biên giới ………………………………..20 2.5 Kết luận chương 1 ..................................................................................20 Chương 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................22 3.2 Tình hình xóa đói giảm nghèo tại tỉnh An Giang và huyện An Phú ......23 3.3 Phương pháp điều tra, chọn mẫu ............................................................24 3.4 Công thức đo lường mức độ nghèo ........................................................25 3.5 Mô hình hồi quy xác định những nhân tố tác động đến chi tiêu đầu người ở huyện An Phú ............................................................................................27 Chương 4 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 4.1 Mô tả dữ liệu điều tra .............................................................................30 4.2 Nghèo đói phân theo giới tính ................................................................31 4.3 Nghèo đói phân theo thành phần dân tộc ...............................................33 4.4 Đặc điểm về nhân khẩu học và nghèo đói .............................................36 4.5 Trình độ học vấn và tình trạng nghèo đói ..............................................39 4.6 Tình trạng nghề nghiệp và nghèo đói .....................................................41 4.7 Phát triển kinh tế biên giới và tình trạng nghèo đói ...............................45 4.8 Khả năng tiếp cận các nguồn lực ............................................................48
  5. iii 4.9 Mức độ phân hóa giàu nghèo .................................................................52 4.10 Kết quả phân tích hồi quy ....................................................................53 4.11 Kết luận chương 4 ................................................................................56 Chương 5 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ NÂNG CAO MỨC SỐNG DÂN CƯ Ở HUYỆN AN PHÚ 5.1 Phát triển nông nghiệp và nông thôn.......................................................58 5.2 Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp..............................................................61 5.3 Phát triển kinh tế biên giới .....................................................................64 5.4 Giáo dục .................................................................................................65 5.5 Nhóm giải pháp về nguồn lực phát triển ................................................68 5.6 Những giới hạn của đề tài nghiên cứu ....................................................70 Kết luận Phiếu phỏng vấn Tài liệu tham khảo Phụ lục
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Bảng 2.1 Số người nghèo đói phân theo vùng địa lý ................................9 Bảng 2.2 Số người nghèo đói phân theo vùng địa lý ở Việt Nam ........... 9 Hình 2.1 Vòng luẩn quẩn của nghèo đói .................................................11 Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện An Phú ............................................24 Hình 4.1 Tỉ lệ hộ nghèo phân theo địa phương ......................................30 Hình 4.2.1 Tỉ lệ hộ nghèo phân theo giới tính ........................................31 Hình 4.2.2 Trình độ học vấn phân theo giới tính ...................................32 Hình 4.2.3 Tình trạng nghề nghiệp phân theo giới tính ..........................33 Hình 4.3.1 Tỉ lệ hộ nghèo phân theo thành phần dân tộc ........................34 Hình 4.3.2 Trình độ học vấn phân theo dân tộc ......................................35 Hình 4.3.3 Trình độ học vấn phân theo giới tính của người Chăm .........35 Hình 4.3.4 Tình trạng nghề nghiệp phân theo dân tộc ...........................36 Hình 4.4.1 Tỉ lệ lệ hộ nghèo phân theo nhóm có cùng số con ...............37 Hình 4.4.2 Số con phân theo trình độ học vấn của chủ hộ ......................38 Hình 4.5.1 Tỉ lệ dân cư phân theo trình độ học vấn của chủ hộ ..............39 Hình 4.5.2 Tỉ lệ hộ nghèo phân theo trình độ học vấn ............................41 Hình 4.6.1 Tình trạng nghề nghiệp và nghèo đói ....................................42 Hình 4.6.2 Nông nghiệp đối với tình trạng nghèo đói ............................43 Hình 4.6,3 Phân bố loại nghề phi nông nghiệp .......................................44 Hình 4.4.4 Mối quan hệ giữa nghèo và các nghề phi nông nghiệp .........44 Hình 4.7.1 Hoạt động kinh tế biên giới đối với tình trạng đói nghèo .....46 Hình 4.7.2 Tỉ lệ hộ dân có hoạt động kinh tế biên giới phân theo thành phần dân tộc và địa phương ...................................................................47 Hình 4.8.1 Diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ gia đình .................49 Hình 4.8.2 Nghèo và sự tiếp cận các nguồn tín dụng ..............................51
  7. v Bảng 4.10.1 Mô hình Logit về nghèo đói ở huyện An Phú ....................53 Bảng 4.10.2 Ước lượng xác suất nghèo đói theo tác động biên của từng yếu tố ………………………………………………………………….54 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU PHẦN PHỤ LỤC Bảng 2.1.1 Tỉ lệ nghèo phân theo vùng địa lý ở Việt Nam năm 2004 (Theo tiêu chuẩn của World Bank) Bảng 3.2.1 Tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo 2007 tỉnh An Giang Bảng 3.2.2 Tổng hợp hộ nghèo năm 2007 huyện An Phú Bảng 4.4.1 Mối quan hệ giữa đông con và làm nghề nông Bảng 4.9.1 Khoảng cách thu nhập giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo Bảng 4.9.2 Khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ Bảng 4.9.3 Khoảng cách thu nhập giữa các nhóm dân tộc Bảng 4.7.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tại An Giang Bảng 4.10.1 Ước lượng tham số mô hình Logit tổng quát Bảng 4.10.2 Mô hình hồi quy sau khi đã khử các biến không có ý nghĩa thống kê Bảng 4.10.3 Kiểm định khả năng dự đoán của mô hình Logit Bảng 4.10.4 Hệ số tương quan cặp giữa các biến trong mô hình hồi quy
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á BVTV Bảo vệ thực vật CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ Công nghiệp CPC Vương quốc Campuchia ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long ĐTMSDC Điều tra mức sống dân cư của Việt Nam ĐTMSGD Điều tra mức sống hộ gia đình của Việt Nam LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội GSO Tổng cục Thống kê Việt Nam HTX Hợp tác xã KTXH Kinh tế xã hội LTTP Lương thực thực phẩm NXB Nhà xuất bản PL Ngưỡng nghèo PPA Đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân địa phương TP Thành phố TT Thị trấn UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc USD Đơn vị tiền tệ Mỹ VHLSS Điều tra mức sống dân cư của Việt Nam VNĐ Đơn vị tiền tệ Việt Nam WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới XĐGN Xóa đói giảm nghèo
  9. vii LỜI MỞ ĐẦU: Nghèo đói và cuộc chiến chống lại tình trạng nghèo đói vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ và nhân dân dù ở quốc gia nào hay theo thể chế chính trị gì. Nghiên cứu về nghèo đói sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc thực trạng vấn đề để từ đó đưa ra những quyết định, những định hướng phát triển kinh tế, thiết lập công bằng xã hội. Việc nghiên cứu về nghèo đói không chỉ tập trung ở tầm vóc một quốc gia hay một vùng, mà còn ở từng cấp địa phương cơ sở. Nghiên cứu về nghèo đói không chỉ bằng sự phát đoán, suy luận trên cơ sở những hiện tượng xã hội mà còn phải dựa trên những yếu tố định tính, những thực nghiệm ở mọi cấp độ địa phương. Riêng đối với tỉnh An Giang, xóa đói, giảm nghèo là một trong những mục tiêu hàng đầu của Lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, lãnh đạo các cấp các ngành và toàn thể người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay, những nghiên cứu về đói nghèo tại An Giang hoặc chỉ mang những yếu tố nhận xét chủ quan mang tính thống kê, định tính, hoặc nếu có những nghiên cứu thực nghiệm bằng những mô hình khoa học thì chỉ tập trung ở quy mô cấp tỉnh, hay xa hơn, nằm trong những nghiên cứu mang cấp ngành, khu vực. Với ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Các Nhân tố tác động đến nghèo đói ở huyện An Phú, tỉnh An Giang” nhằm xác định những nét tương đồng; và phát hiện những nét đặc trưng của tình trạng nghèo đói ở huyện An Phú so với cả tỉnh, hay khu vực để từ đó có những gợi ý chính sách phù hợp.
  10. viii Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn PGS Tiến sĩ Đinh Phi Hổ đã tận tình hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề tài này. Chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang, Lãnh đạo các Sở Lao động Thương binh & Xã hội, Sở Nông nghiệp & PTNT, Ban Quản lý Khu KTCK, Ủy Ban Dân tộc, Huyện ủy, UBND huyện An Phú, Phòng Thống kê huyện An Phú, Đảng ủy, UBND các xã Vĩnh Trường, xã Nhơn Hội và thị trấn Long Bình đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu cần thiết cho nghiên cứu này.
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Vấn đề nghiên cứu: Nghèo đói là một vấn đề lớn trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Theo ngân hàng thế giới, thế giới hiện nay có khoàng 1,2 tỷ người (1/5 dân số toàn cầu) lâm vào cảnh nghèo đói. Nghèo đói là một trong những nguyên nhân gây ra bùng nổ xung đột và làm chậm quá trình tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế thế giới. Cũng như các nước trên thế giới, Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đều hướng đến việc tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên nhằm thu ngắn khoảng cách giàu nghèo, tạo sự công bằng và phát triển bền vững. Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình, chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo trên phạm vi toàn quốc, điển hình là chương trình 135(Chương trình phát triển kinh tế xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi, vùng hải đảo, vùng sâu vùng xa) và Chương trình 134 hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. 1.2 Lý do chọn đề tài: An Giang là một trong 13 tỉnh thuộc khu vực (vùng) Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và là tỉnh biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc. An Giang cũng là một tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển. Tổng số hộ nghèo cuối năm 2007 là 41.298 hộ, chiếm tỷ lệ 8,93%. Trong đó tổng số hộ nghèo người dân tộc thiểu số ( Khmer, Chăm ) là 6.184 hộ, chiếm tỷ lệ 24,96% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.
  12. 2 Cho đến nay, tại An Giang, nghiên cứu về đói, nghèo hầu như chỉ tập trung ở cấp tỉnh và mang tính định tính, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện ở phạm vi cơ sở và mang tính chất định lượng. Vì vậy, chúng tôi đặt mục tiêu nghiên cứu tình trạng đói nghèo ở phạm vi một huyện điển hình nhằm tìm ra những nét tương đồng của tình trạng đói nghèo ở phạm vi cấp huyện so với thực trạng chung của tỉnh cũng như toàn khu vực. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu để tìm ra những nét đặc trưng của tình trạng nghèo đói của huyện đó để tìm ra những giải pháp riêng, mang tính cá biệt. Lý do chúng tôi chọn huyện An Phú làm mẫu để nghiên cứu vì An Phú là huyện biên giới mới thành lập, có xuất phát điểm rất thấp, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, nhiều vùng còn độc canh cây lúa và diện tích tăng vụ chưa đáng kể. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng thiếu thốn và xuống cấp; hệ thống giao thông đường bộ kém phát triển, lĩnh vực văn hoá xã hội còn nhiều khó khăn như quy mô giáo dục còn nhỏ bé; tốc độ tăng dân số cao và mức thu nhập của người dân còn thấp. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu: Theo đánh giá của chung, kết quả xóa đói giảm nghèo của huyện An Phú trong thời gian qua còn chậm, chưa bền vững. Các chính sách phát triển kinh tế của huyện chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có của địa phương. Vì vậy, chúng tôi xác định việc nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện An Phú tỉnh An Giang” sẽ nhằm tìm ra những yếu tố tác động chủ yếu đến tình trạng đói nghèo tại huyện An Phú. Đó sẽ là cơ sở cần thiết để Huyện ủy, UBND và nhân dân huyện An Phú hiểu rõ
  13. 3 nguyên nhân gây nên tình trạng đói nghèo ở địa phương đồng thời định hướng những giải pháp xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao. 1.4 Các giả thuyết nghiên cứu: Dựa vào những nét chung và những đặc điểm riêng của huyện An Phú, chúng tôi giả thuyết các yếu tố tác động đến xác suất nghèo đói của huyện An Phú gồm: (i) Nhóm yếu tố về hộ gia đình: gồm nghề nghiệp(phi nông nghiệp hay nông nghiệp, buôn bán biên giới hay không buôn bán qua biên giới), dân tộc, giới tính…. (ii) Nhóm yếu tố về chính sách : gồm cơ sở hạ tầng chính sách đất đai, các trợ giúp về tín dụng và hỗ trợ khác… 1.5 Phương pháp nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, ngoài việc tham khảo các hệ thống số liệu điều tra mức sống hộ dân cư của Tổng cục Thống kê như VLSS 1992- 1993, VLSS 1997-1998, VLSS 2002, VLSS 2004 và VLSS 2008, chúng tôi thu thập số liệu điều tra trực tiếp từ các hộ dân cư trong huyện An Phú. Đầu tiên chúng tôi xây dựng bảng câu hỏi dựa trên cơ sở những giả thuyết về các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện An Phú. Sau đó chúng tôi tổ chức thu thập mẫu điều tra tại từng hộ dân cư. Trên cơ sở các số liệu thu thập, chúng tôi xây dựng mô hình và nhập số liệu sơ cấp vào bảng tính Excell. Sau khi làm sạch dữ liệu và xây
  14. 4 dựng xong các biến trong mô hình, chúng tôi chuyển dữ liệu sang các phần mềm SPSS 15.0 và Eviews 4.1. Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để mô tả sự tác động qua lại giữa các nhóm yếu tố. Bên cạnh đó, chúng tôi áp dụng mô hình Logit để phân tích tác động của các yếu tố đến xác suất nghèo của một hộ gia đình ở huyện An Phú. Chúng tôi sử dụng phần mềm Eviews 4.1 để chạy mô mình hồi quy và thực hiện các kiểm định. Trên cơ sở các kết quả phân tích, chúng tôi sẽ đưa ra những gợi ý chính sách nhằm tác động vào các yếu tố có ý nghĩa trong mô hình. 1.6 Cấu trúc của luận văn: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về nghèo Trình bày các lý thuyết về nghèo đói, các phương pháp xác định nghèo, các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói để làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu nghèo đói cho huyện An Phú. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Mô tả địa bàn nghiên cứu và các cách thức nghiên cứu về nghèo ở huyện An Phú. Chương 4: Kết quả phân tích Chương 5: Một sô giải pháp xóa đói giảm nghèo và nâng mức sống dân cư tại huyện An Phú
  15. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO 2.1. Khái niệm nghèo đói: Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 1990 cho rằng nghèo đói bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Năm 2000-2001 bổ sung: “Xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng. Nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Nhưng đối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của Nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra bên lề xã hội nên không có tiếng nói và quyền lực trong các thể chế đó”.1 Một khái niệm khác nhưng cụ thể hơn về nghèo đói được đưa ra tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la (USD) một ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.” Ngày 27/8/2008, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tiêu chuẩn mới để xác định tình trạng nghèo khó ở châu Á, theo đó, một người được xác định là nghèo khi thu nhập dưới 1,35 USD/ngày(tương đương 680.000/đồng/người/tháng. Tiêu chuẩn 1,35 USD/ngày đã được ADB tính toán dựa trên trung bình cộng các mức nghèo tại 16 nước đang phát triển ở châu Á năm 2005. 1 Xem thêm tại bảng 2.1.1, Phần phụ lục
  16. 6 Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về nghèo đói, nhưng tổng quát đó là: người nghèo đói có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư, họ thiếu hụt các điều kiện vật chất, tinh thần và không đủ khả năng tham gia vào quá trình sinh hoạt và phát triển của cộng đồng. 2.2. Lý thuyết về phát triển kinh tế: Khái niệm phát triển kinh tế được lý giải như là một quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế trong một thời gian nhất định. Những mục tiêu cơ bản mà quá trình phát triển kinh tế hướng đến, trong đó có nêu: Phải duy trì được tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn. Đây là điều kiện tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác của quá trình phát triển. Nền kinh tế có tăng trưởng thì ngân sách nhà nước ngày càng mở rộng, thu nhập dân cư cũng nâng lên và như vậy có điều kiện nâng cao mức hưởng thụ về vật chất cũng như tinh thần cho người dân (thông qua tăng cường ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục, chăm sóc y tế, XĐGN …). Mặt trái của phát triển kinh tế có thể gặp phải đó là, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng sự tăng nhanh này lại được hưởng thụ chỉ bởi một bộ phận nhỏ dân cư trong khi phần lớn dân cư vẫn trong tình trạng thu nhập thấp và nghèo đói, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn. 2.3 Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói nông thôn. Rao CHH và Chopra K (1991) tranh luận về mối quan hệ này như sau: Trong quá trình tăng trưởng nông nghiệp, hai phương thức chủ yếu được thực hiện là quảng canh (tăng sản lượng do mở rộng diện tích) và
  17. 7 thâm dcanh (tăng năng suất trên đơn vị diện tích bằng cách tăng cường sử dụng các yếu tố đầu vào do ngành công nghiệp hóa chất sản xuất). - Phương thức quảng canh, do bóc lột chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất, mở rộng diện tích bởi phá rừng, tăng trưởng nông nghiệp có thể đạt trong ngắn hạn, nhưng khi môi trường tự nhiên bị suy thoái, sản lượng và thu nhập sẽ sụt giảm trong khi dân số tăng và hệ quả là thất nghiệp và sự nghèo đói xuất hiện. - Phương thức thâm canh, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh nông nghiệp, tình trạng lạm dụng các hóa chất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng làm suy thoái tài nguyên đất và nước. Khi sự suy thoái này bắt đầu gây ảnh hưởng thì năng suất và thu nhập giảm dần, trong khi dân số tăng, nông thôn không thu hút được việc làm và cũng có hệ quả là thất nghiệp và sự nghèo đói xuất hiện. Shepherd A (1998) cho rằng ngay cả việc đảm bảo không suy thoái tài nguyên môi trường bằng kỹ thuật tốt cũng xuất hiện sự nghèo đói, do đặc điểm tự nhiên khác nhau theo vùng, hiệu quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật cũng đem lại kết quả khác nhau. Giai đoạn đầu áp dụng kỹ thuật mới, do đòi hỏi tăng nhanh đầu tư về giống, phân bón, thuốc sâu, làm đất nên cũng gắn với rủi ro cao, và như vậy chỉ các hộ giàu ở vùng nông thôn mới có khả năng thực hiện và hưởng lợi ích lớn từ việc tiên phong. Sau khi tiên phong mô hình này sẽ được nhân rộng bởi sự hỗ trợ của nhà nước cho đến khi đại bộ phận nông dân được thực hiện mô hình này, sản lượng sẽ tăng nhanh và giá sẽ rớt xuống làm giảm hiệu quả đầu tư của nông dân với quy mô nhỏ. Nếu quá trình này tiếp tục họ sẽ bị rơi vào gánh nặng nợ nần, từ bỏ việc đầu tư, trong khi dân số tăng, làm tăng thất nghiệp và tình trạng nghèo đói sẽ trầm trọng.
  18. 8 Trong bối cảnh đó, những người nông dân sẽ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tự nhiên của bộ phận dân cư có thu nhập cao bằng cách khai thác nguồn lực tự nhiên (hàng hóa công) như săn bắn, phá rừng để tăng thu nhập. Hệ quả là môi trường tự nhiên vẫn suy thoái, thu nhập người dân giảm, và lại rơi vào vòng lẩn quẩn của nghèo đói. Như vậy, một hệ thống nông nghiệp mà không đảm bảo sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn thì không thể nào là hệ thống nông nghiệp bền vững được, hay phải đòi hỏi tăng trưởng nông nghiệp bằng phương thức sản xuất tiến bộ nhưng không làm suy thoái môi trường và mất cân bằng tự nhiên, đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho nông dân. Biểu hiện của nông nghiệp bền vững trên khía cạnh này có thể đo lường bởi các chỉ tiêu: tỷ lệ hộ nghèo đói; tỷ lệ lao động thất nghiệp ở nông thôn. 2.4 Mô hình nghèo đói của Gillis – Perkins – Roemer – Snodgrass(1983): Mối quan hệ giữa giảm nghèo đói và tăng trưởng kinh tế theo hướng khi GNP/người tăng, thu nhập trung bình của người nghèo sẽ tăng Y = f(YP), trong đó: - Y: Thu nhập trung bình trong năm của 40% hộ nghèo nhất của xã hội. - YP: GNP/người/năm. Dựa vào phương trình trên, các nhà kinh tế học đã tính toán cho số liệu thu thập được của 63 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1965 - 1988 cho kết quả: 97% sự thay đổi thu nhập trung bình trong năm của 40% hộ nghèo nhất của xã hội được giải thích bởi sự thay đổi GNP/người/năm.
  19. 9 Ngoài ra, có mối tương quan dương giữa tình trạng nghèo đói và vùng địa lý có GNP/người thấp. Hay số người nghèo đói tập trung phần lớn trong các vùng địa lý có GNP/người thấp. Bảng 2.1: Số người nghèo đói phân theo vùng địa lý Vùng Số người nghèo % của tổng số người (triệu người) nghèo trên thế giới Nam Á 520 47 Đông Á 280 25 Sa mạc Sahara 70 6 Châu Mỹ La tinh và vùng 180 16 Caribe Trung Đông và Bắc Phi 60 5 Đông Âu 6 1 Tổng số 1.116 100 (Nguồn: M. Gillis, D.H Perkins, M. Roemer and D.R. Snodgrass, 1983) Ở Việt Nam, số người nghèo tập trung tại vùng núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Bảng 2.2: Tỉ lệ nghèo phân theo vùng địa lý ở Việt Nam (theo tiêu chuẩn của World Bank) 2002 2004 2002 2004 Đồng bằng Sông Duyên Hải Nam Hồng Trung Bộ Nghèo chung 22,4 12,1 Nghèo chung 25,2 19,0 Nghèo lương thực 6,5 4,6 Nghèo lương thực 10,7 7,6 Đông Bắc Tây Nguyên Nghèo chung 38,4 29,4 Nghèo chung 51,8 33,1 Nghèo lương thực 14,1 9,4 Nghèo lương thực 17,0 12,3 Tây Bắc Đông Nam Bộ Nghèo chung 68,0 58,6 Nghèo chung 10,6 5,4
  20. 10 Nghèo lương thực 28,1 21,8 Nghèo lương thực 3,1 1,7 Bắc Trung Bộ Đồng bằng Sông Cửu Long Nghèo chung 43,9 31,9 Nghèo chung 23,4 19,5 Nghèo lương thực 17,3 12,2 Nghèo lương thực 7,6 5,2 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007) Mô hình trên cho thấy rằng tăng trưởng và phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng nâng cao thu thập cho người nghèo, như vậy, sẽ giảm số người nghèo. Do đó, sẽ ngộ nhận khi quá nhấn mạnh đến XĐGN mà không dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế. Mô hình vị trí nghèo đói cho thấy phần lớn người nghèo tập trung ở các vùng địa lý có thu nhập thấp như vùng nông thôn, miền núi. Do đó, cần quan tâm chính sách thu hút đầu tư phát triển và ưu tiên phân bổ nguồn lực nhằm XĐGN cho các vùng này. 2.5 Lý thuyết về nông nghiệp với phát triển kinh tế. Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp có từ lâu đời, nên còn được coi là lĩnh vực sản suất truyền thống. Hoạt động này không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn liền với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp xét theo đối tượng sản xuất của nó sẽ bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Vẫn còn một bộ phận lớn dân cư sống ở vùng nông thôn thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, công nghiệp chưa đủ sức để lôi kéo hết lao động thặng dư nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế còn bị ảnh hưởng đáng kể bởi tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp, thì nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước đang phát triển. Nông nghiệp có phát huy được vai trò tích
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2