intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và chi phí đại diện của các công ty cổ phần tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chính của bài luận văn là để kiểm chứng về ảnh hưởng của đòn cân nợ và các nhân tố khác lên chi phí đại diện bằng cách sử dụng dữ liệu của các công ty cổ phần tại Việt Nam được niêm yết trên hai sàn chứng khoán lớn tại Việt Nam là sàn chứng khoán HOSE và sàn chứng khoán HNX trong giai đoạn 2009 - 2012.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và chi phí đại diện của các công ty cổ phần tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ------------ NGÔ THỊ HẠNH CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ------oOo------ NGÔ THỊ HẠNH CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ ĐẠI DIỆN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Thanh Loan TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng…… năm 2013 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. Họ và tên học viên: NGÔ THỊ HẠNH Khóa: K19 2. Mã ngành: 60340201 3. Đề tài nghiên cứu: Cấu trúc vốn và chi phí đại diện của các công ty cổ phần tại Việt Nam. 4. Họ tên Người hướng dẫn khoa học: TS. MAI THANH LOAN 5. Nhận xét: (Kết cấu luận văn, phương pháp nghiên cứu, những nội dung (đóng góp) của bài luận văn, thái độ làm việc của học viên). ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ 6. Kết luận: 7. Đánh giá: (điểm / 10).
  4. LỜI CẢM ƠN  Đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện đào tạo sau đại học Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt Quý Thầy Cô Khoa Tài chính Doanh nghiệp, đã hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian theo học tại trường. Tác giả gửi lời cảm ơn sâu sắc người hướng dẫn khoa học, TS. Mai Thanh Loan, về những ý kiến đóng góp và những chỉ dẫn có giá trị giúp tác giả hoàn thành bài luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã hết lòng ủng hộ và động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013 Học viên Ngô Thị Hạnh
  5. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự giúp đỡ của Cô hướng dẫn và những người mà tác giả đã cảm ơn. Số liệu thống kê được lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào có tới thời điểm hiện nay. Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Tác giả Ngô Thị Hạnh
  6. Danh mục bảng: Trang Bảng 3.1: Các biến nghiên cứu ...................................................................... 22 Bảng 3.2: Kết quả tính toán các biến phụ thuộc ............................................ 24 Bảng 3.3: Kết quả tính toán các biến độc lập ................................................. 26 Bảng 3.4: Các giả thuyết của mô hình ........................................................... 31 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình ........................................ 33 Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ......................... 35 Bảng 4.3: Kết quả mô hình hồi quy đa biến với chi phí đại diện đo lường bằng Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization) ........................... 37 Bảng 4.4: Kết quả mô hình hồi quy giới hạn sau khi loại bỏ biến giả ngành (Asset Utilization) .......................................................................................... 38 Bảng 4.5: Kết quả mô hình hồi quy đa biến với chi phí đại diện đo lường bằng Tổng chi phí hoạt động trên doanh thu (SG&A) ................................... 40 Bảng 4.6: Kết quả mô hình hồi quy giới hạn sau khi loại bỏ biến giả ngành (SG&A) .......................................................................................................... 41 Bảng 4.7: Kiểm định độ phù hợp (F) của mô hình với biến phụ thuộc là Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization) .................................... 43 Bảng 4.8: Kiểm định độ phù hợp (F) của mô hình với biến phụ thuộc là Tổng chi phí hoạt động trên doanh thu (SG&A) ..................................................... 44 Bảng 4.9: Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập trong mô hình ................................................................................................................. 45 Bảng 4.10: Kiểm định Durbin Waston d: các quy tắc kinh nghiệm .............. 46 Danh mục sơ đồ, biểu đồ: Biểu đồ 3.1: Biến phụ thuộc theo ngành ........................................................ 25 Biều đồ 3.2: Biến độc lập theo ngành ............................................................ 27
  7. Sơ đồ 3.3: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu .................................................... 28 Mục lục Trang TÓM TẮT ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU LUẬN VĂN 1.1. Sự cần thiết của đề tài............................................................................ 2 1.2. Mục tiêu của bài luận văn ..................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài luận văn .............................. 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4 1.5. Bố cục của bài luận văn......................................................................... 5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Tổng quan về mô hình của Jensen và Meckling ................................... 6 2.2. Các nghiên cứu là cơ sở cho bài luận văn ............................................. 7 2.2.1. He Zhang và Steven Li - The impact of capital Structure on Agency costs : Evidence from UK Public Companies (Tác động của cấu trúc vốn với chi phí đại diện – Bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường Anh)......................................................................... 7 2.2.2. Hongxia Li and Liming Cui - Empirical study of Capital structure on Agency costs in Chinese Listed Firms (Nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn và chi phí đại diện của các công ty niêm yết trên thị trường Trung Quốc) ................................................................. 9 2.3. Các bài nghiên cứu liên quan .............................................................. 12
  8. 2.3.1. Mazlina Mustapha, Ayoib Che Ahmad - Agency costs of debt and monitoring in Malaysia (Chi phí đại diện của nợ và chi phí giám sát bằng chứng thực nghiệm tại Malaysia) .......................................... 12 2.3.2. Ang J, Cole R, Lin J - Agency costs and ownership structure (Chi phí đại diện và cấu trúc sở hữu) ................................................. 15 2.3.3. Darren Henry - Agency costs, Corporate Governance and ownership structure; Evidence from Australia (Chi phí đại diện, quản trị doanh nghiệp và cấu trúc sở hữu – Bằng chứng từ các công ty tại Úc) ....................................................................................................... 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 20 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 3.1. Dữ liệu và Biến nghiên cứu ................................................................. 21 3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................... 21 3.1.2. Biến nghiên cứu ....................................................................... 22 3.2. Phương pháp và mô hình nghiên cứu .................................................. 28 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................... 28 3.2.2. Mô hình nghiên cứu ................................................................. 29 3.2.3. Các giả thuyết của mô hình ...................................................... 30 3.3. Phương pháp kiểm định ...................................................................... 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................ 32 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY THỰC NGHIỆM 4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy................................. 33 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ............................... 34 4.3. Các mô hình thực nghiệm ................................................................... 36
  9. 4.3.1. Mô hình hồi quy đo lường bằng biến Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization) ............................................................ 36 4.3.2. Mô hình hồi quy đo lường bằng biến Tổng chi phí hoạt động trên doanh thu (SG&A) ....................................................................... 39 4.3.3. Kiểm định độ phù hợp của các mô hình hồi quy ...................... 42 4.3.4. Kiểm định đa cộng tuyến .......................................................... 45 4.3.5 Kiểm định tự tương quan ........................................................... 45 4.4. Kết luận chung cho hai mô hình nghiên cứu ....................................... 47 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................ 49 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận ............................................................................................... 50 5.2. Hạn chế của bài luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ...... 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................ 52 Danh mục Tài liệu tham khảo ......................................................................... 54 A. Tài liệu tiếng Việt ................................................................................... 54 B. Tài liệu tiếng Anh ................................................................................... 54 Phụ lục ............................................................................................................. 56 Phụ lục 1: Danh sách mã ngành phân loại theo tiêu chí phân ngành các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE) . 56 Phụ lục 2: Danh sách các công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE) .................................................................. 57 Phụ lục 3: Danh sách các công ty cổ phần niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) ........................................................................ 66 Phụ lục 4: Kết quả Thống kê mô tả từ chương trình SPSS ......................... 79
  10. Phụ lục 5: Kết quả ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình từ chương trình SPSS ....................................................................................... 80 Phụ lục 6: Kết quả mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization)............................................................. 81 Phụ lục 7: Kết quả mô hình hồi quy giới hạn với biến phụ thuộc là Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization) ............................................ 83 Phụ lục 8: Kết quả mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu (SG&A) .................. 84 Phụ lục 9: Kết quả mô hình hồi quy giới hạn với biến phụ thuộc là Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu (SG&A) ..... 86 Phụ lục 10: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của các biến độc lập trong mô hình ........................................................................................................ 87
  11. 1 TÓM TẮT Hiện nay, chi phí đại diện đang là vấn đề rất được quan tâm và tồn tại trong tất cả các tổ chức, nhất là trong các công ty cổ phần. Nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Do đó, để nâng cao hiệu quả công ty cũng như để tối đa hóa giá trị công ty, cần phải kiểm soát và hạn chế chi phí đại diện bằng nhiều giải pháp, trong đó có thể giảm chi phí đại diện bằng cách sử dụng đòn cân nợ. Bài luận văn này sử dụng mô hình hồi quy đa biến đo lường chi phí đại diện thông qua hai biến phụ thuộc: Doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization) và Tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu (SG&A) lần lượt thay thế nhau. Các mô hình này kiểm định tác động của đòn cân nợ lên chi phí đại diện thông qua bằng chứng thực nghiệm, với các mẫu quan sát lấy từ các công ty cổ phần phi tài chính được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong 4 năm 2009 - 2012. Kết quả cho thấy các công ty có tỷ số nợ trên tài sản cao hay việc gia tăng đòn cân nợ, sẽ làm cho chủ nợ quan tâm nhiều hơn đến việc thanh toán lãi vay và trả nợ gốc, từ đó sẽ có động lực giám sát các công ty, làm giảm chi phí đại diện. Vì vậy cấu trúc vốn với nợ cao sẽ làm giảm chi phí đại diện, phù hợp với lý thuyết chi phí đại diện.
  12. 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU LUẬN VĂN 1.1. Sự cần thiết của của đề tài Các doanh nghiệp trên thị trường đều có mục tiêu chung là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí và tối thiểu hóa rủi ro. Nói về tối thiểu hóa chi phí, có nhiều loại chi phí khác nhau, bài nghiên cứu này muốn đề cập đến vấn đề chi phí đại diện – Chi phí đại diện là tổng các loại chi phí: chi phí giám sát; chi phí ràng buộc; và mất mát phụ trội hay chi phí cơ hội (theo học thuyết của Jensen và Meckling). Để hướng tới những mục tiêu trên, các doanh nghiệp phải thiết lập một cấu trúc vốn tối ưu liên quan đến việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp. Lý thuyết cấu trúc vốn dựa trên chi phí đại diện được đề cập đến đầu tiên trong một nghiên cứu của Fama và Miller năm 1972. Về sau, lý thuyết chi phí đại diện được phát triển sâu hơn trong nghiên cứu của Jensen và Meckling năm 1976. Và sau đó là nghiên cứu của Jensen 1986. Các lý thuyết này nhìn nhận sự tồn tại của một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp, bởi sự có mặt của chi phí đại diện. Chi phí đại diện bao gồm: chi phí đại diện của nợ và chi phí đại diện của vốn cổ phần. Trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về cơ cấu vốn và chi phí đại diện Trong đó, Jensen và Meckling (1976) nghiên cứu việc sử dụng đòn cân nợ để làm giảm chi phí đại diện. Theo tác giả, tăng tỷ suất nợ trên vốn cổ phần sẽ làm giảm sự lệ thuộc vào huy động vốn cổ phần, dẫn đến giảm mâu thuẫn giữa người điều hành và cổ đông. Việc vay nợ buộc công ty phải chi tiền mặt dưới dạng những khoản trả lãi và vốn gốc định trước cho tương lai. Điều này sẽ ngăn chặn các nhà quản lý sử dụng ngân lưu tự do để đầu tư vào những dự án có NPV âm, và do đó làm giảm chi phí đại diện. Grossman và Hart (1982); Williams (1987), chỉ ra rằng đòn cân nợ cao làm giảm chi phí
  13. 3 đại diện và gia tăng giá trị công ty bằng cách khuyến khích những người đại diện hành động vì lợi ích của cổ đông hơn. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn gia tăng vượt quá một mức nhất định, thì tác dụng ngược của đòn cân nợ lên chi phí đại diện có thể xảy ra. Khi đòn cân nợ tương đối cao, việc gia tăng thêm nữa có thể phát sinh ra chi phí đại diện. Như vậy xây dựng và duy trì cơ cấu vốn tối ưu là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược quản lý vốn của doanh nghiệp. Và đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở các nước như Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quốc,..Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề về chi phí đại diện chưa được quan tâm nhiều trong quản trị doanh nghiệp. Từ đó, bài luận văn muốn đưa ra cái nhìn khái quát hơn về chi phí đại diện và cấu trúc vốn của các các công ty cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán HOSE và HNX, để các nhà quản lý thấy được tầm quan trọng của chi phí đại diện trong việc xây dựng cơ cấu vốn tối ưu, nhằm tối thiểu hóa chi phí, gia tăng giá trị công ty; đặc biệt là khi các công ty này lựa chọn cấu trúc vốn bằng cách sử dụng đòn cân nợ. Do đó, tác giả quyết định chọn đề tài: “ Cấu trúc vốn và chi phí đại diện của các công ty cổ phần tại Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu của bài luận văn Mục đích chính của bài luận văn là để kiểm chứng về ảnh hưởng của đòn cân nợ và các nhân tố khác lên chi phí đại diện bằng cách sử dụng dữ liệu của các công ty cổ phần tại Việt Nam được niêm yết trên hai sàn chứng khoán lớn tại Việt Nam là sàn chứng khoán HOSE và sàn chứng khoán HNX trong giai đoạn 2009 - 2012. Câu hỏi nghiên cứu của bài luận văn là: 1. Lý thuyết chi phí đại diện có đúng với thực trạng của các công ty cổ phần tại Việt Nam: Liệu đòn cân nợ cao có thể làm giảm chi phí đại diện?
  14. 4 2. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chi phí đại diện và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chi phí đại diện của các công ty cổ phần tại VN. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Là các nhân tố ảnh hưởng lên chi phí đại diện của các công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và sàn chứng khoán HNX tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2012. Số liệu sử dụng trong bài luận văn bao gồm các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 596 công ty cổ phần niêm yết trên HOSE và HNX tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2012. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của bài luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu ở 596 công ty cổ phần phi tài chính niêm yết trên HOSE và HNX tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2012, không bao gồm các công ty cổ phần trên sàn chứng khoán UPCOM và sàn chứng khoán OTC. Các công ty này không bao gồm các công ty trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng và chứng khoán. Dựa trên những dữ liệu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để tính toán, đo lường và xem xét mức độ ảnh hưởng của đòn cân nợ và các nhân tố khác lên chi phí đại diện. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa nhân tố, với hai biến phụ thuộc lần lượt thay thế nhau để đo lường chi phí đại diện. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của bài luận văn là phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thu thập và xử lý dữ liệu từ nhiều nguồn. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa nhân tố để khảo sát mức độ tác động của đòn cân nợ và
  15. 5 các nhân tố khác đến chi phí đại diện, trên cơ sở phân tích các kết quả nghiên cứu của chi phí đại diện và các nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện ở các nước khác trên thế giới. Bài luận văn sử dụng 3 giả thuyết (H1, H2 và H3), và 2 mô hình kiểm định. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích thông tin định lượng từ các số liệu thứ cấp thu thập được. 1.5. Bố cục của bài luận văn Bài luận văn được trình bày thành 5 chương: Chương 1: Giới thiệu luận văn. Chương 2: Tổng quan về các nghiên cứu trước đây. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu. Chương 4: Kết quả mô hình hồi quy thực nghiệm. Chương 5: Kết luận và đề xuất của bài luận văn. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Tóm lại, chi phí đại diện - đặc biệt là chi phí đại diện của nợ, là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong lý thuyết cấu trúc vốn, thể hiện sự thành công của các nhà quản lý trong việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu, nhằm tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và gia tăng giá trị doanh nghiệp. Vậy thực tế ở đòn cân nợ tác động đến chi phí đại diện như thế nào? Ngoài nhân tố đòn cân nợ, còn các nhân tố khác cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí đại diện như thế nào? Các vấn đề này đã được các tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nước trên thế giới, và sẽ được trình bày trong Chương 2 Tổng quan về các nghiên cứu trước đây.
  16. 6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Tổng quan về mô hình của Jensen và Meckling Jensen và Meckling nổi tiếng với lý thuyết về người đại diện, một trong những lý thuyết sớm nhất và rất có giá trị về chi phí đại diện. Trong đó, tác giả đề cập đến mối quan hệ giữa chi phí đại diện và cấu trúc vốn của một công ty. Tác giả đưa ra mô hình và đồ thị về chi phí đại diện như sau: AT = A S + A B Trong đó:  AT : Tổng chi phí đại diện.  AS : Chi phí đại diện của vốn cổ phần.  AB : Chi phí đại diện của nợ Với trục x biểu diễn chỉ số đòn bẩy, trục y đo lương phần trăm (%) chi phí đại diện trên mỗi đơn vị đòn bẩy. Chỉ số đòn bẩy y AT AB AS x X
  17. 7 Đường AB biểu diễn chi phí đại diện của nợ và đường AS biểu diễn chi phí đại diện của vốn cổ phần. Có thể dễ dàng nhận thấy tỷ số B/(B+S) tỷ lệ thuận với chi phí đại diện của nợ và tỷ lệ nghịch với chi phí đại diện của vốn cổ phần. Đối với chi phí đại diện của nợ thì khi nợ (B) tăng thì tỷ số B/(B+S) tăng, chi phí đại diện của nợ (AB) tăng và ngược lại. Đối với chi phí đại diện của vốn cổ phần khi vốn cổ phần (S) tăng thì tỷ số B/(B+S) giảm, chi phí đại diện của vốn cổ phần (AS) sẽ tăng và ngược lại. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì khi ta tăng nợ hoặc vốn cổ phần thì chi phí đại diện của nợ hoặc vốn cổ phần tương ứng tăng lên. Đường gạch nối biểu diễn tổng chi phí đại diện và điểm X là cấu trúc vốn tối ưu của công ty khi mà tổng chi phí đại diện là nhỏ nhất. Kết quả rút ra từ mô hình của Jensen và Meckling đã trở thành cơ sở lý thuyết cho những nghiên cứu sau này. Các tác giả trên thế giới đã dựa vào cơ sở lý thuyết này để đưa ra bằng chứng rõ hơn về mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và chi phí đại diện. 2.2. Các bài nghiên cứu là cơ sở cho bài luận văn 2.2.1. He Zhang và Steven Li - The impact of capital Structure on Agency costs : Evidence from UK Public Companies (Tác động của cấu trúc vốn với chi phí đại diện – Bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường Anh) Nội dung nghiên cứu Bài nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về lý thuyết chi phí đại diện cho rằng việc gia tăng đòn bẩy nợ có thể làm giảm chi phí đại diện. Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu bao gồm 323 Công ty tại Anh Quốc được lựa chọn từ sàn FTSE. Tác giả sử dụng dữ liệu này với các lý do: Đầu tiên, Anh Quốc là nước có thị trường vốn và tiền hoàn thiện nơi các
  18. 8 khoản vay nợ tương đối dễ dàng để quản lý bởi các công ty. Thứ 2, tối đa hóa giá trị của các cổ đông là mục tiêu quan trọng của các nhà quản lý trong thế giới Anh-Mỹ, phù hợp với lý thuyết mà bài nghiên cứu này dựa vào. Thứ 3, dữ liệu của các công ty niêm yết có thể phản ánh tác động của đòn cân nợ lên chi phí đại diện một cách chính xác hơn và đặc biệt nhạy cảm hơn trong thị trường hiệu quả như nước Anh. Tác giả chọn biến OETS là biến phục thuộc và đo lường cho chi phí đại diện. Mô hình nghiên cứu OETS = α + γ1 DTAR + γ2 LOS + γ3 ROA + ∑ βkINDk + εi Biến phụ thuộc  OETS: Chi phí hoạt động trên doanh thu ( Operating expenses to sales) Biến độc lập  DTAR: Tỷ số nợ trên tài sản ( Debt to asset ratio )  LOS: Doanh thu thuần ( Log of sales )  ROA: Lợi nhuận trên tài sản ( Return on assets )  IND: Biến giả ngành ( industry dummy variables )  α là hệ số chặn  γ , β là hệ số  ε là sai số Kết quả nghiên cứu Thông qua mô hình kiểm định trên, tác giả cho thấy đòn cân nợ và chi phí đại diện là có mối quan hệ ngược chiều với mức ý nghĩa thống kê là 10%. Nghĩa là đòn cân nợ cao có thể làm giảm chi phí đại diện. Và quy mô của công
  19. 9 ty cũng có mối quan hệ ngược chiều với chi phí đại diện với mức ý nghĩa thông kê là 1% . Bên cạnh đó, tác giả cũng kiểm định về sự thay đổi của chi phí đại diện khi các công ty tiếp tục gia tăng đòn cân nợ, và dẫn đến kết quả ngược lại với lý thuyết chi phí đại diện. Tuy nhiên, kết quả ngược này lại không có ý nghĩa thống kê. Kết luận của bài nghiên cứu Tác giả cung cấp bằng chứng thực nghiệm cho lý thuyết chi phí đại diện dựa trên dữ liệu của các công ty niêm yết trên thị trường Anh Quốc. Các kết quả của mô hình kiểm định cho thấy đòn cân nợ có tác động ngược chiều với chi phí đại diện, tức là khi các công ty sử dụng đòn cân nợ cao có thể làm giảm chi phí đại diện. Ngoài ra, kết quả kiểm định cho rằng mối liên hệ ngược chiều này không còn đúng nữa khi mức độ đòn cân nợ tăng quá cao. Kết quả của bài nghiên cứu là bằng chứng hỗ trợ lý thuyết chi phí đại diện. 2.2.2. Hongxia Li and Liming Cui - Empirical study of Capital structure on Agency costs in Chinese Listed Firms (Nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn và chi phí đại diện của các công ty niêm yết trên thị trường Trung Quốc) Nội dung nghiên cứu Bài nghiên cứu này tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên chi phí đại diện của các công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2001. Với dữ liệu được lấy từ 211 công ty, đã loại trừ các công ty bảo hiểm và tài chính.
  20. 10 Mô hình nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, tác giả đo lường chi phí đại diện thông qua hai biến phụ thuộc lần lượt thay thế nhau (1) Tỷ số doanh thu thuần trên tổng tài sản (Asset Utilization) Asset Utilization=β0+β1capital structure+β2Conc+β3Size+β4Board +∑βjDumj và (2) Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). ROE= β0+β1capital structure+β2Conc+β3Size+β4Board +∑βj Dumj (Capital structure= β5+β6Conc +β7ROE+β8Val ) Biến phụ thuộc  Asset Utilization: Doanh thu thuần trên tổng tài sản.  ROE: Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Biến độc lập  Capital structure: Tỷ số nợ trên tổng tài sản  Conc: Tỷ lệ cổ phần của các cổ động lớn với tổng số cổ phần. Biến kiểm soát  Size: Quy mô doanh nghiệp  Board: số lượng thành viên hội đồng quản trị  Dumj: Biến giả ngành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2