1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Bảo hiểm Việt nam là một ngành còn rất non trẻ so với thế giới. Để theo kịp<br />
các doanh nghiệp bảo hiểm quốc tế đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước<br />
không phải là điều dễ dàng. Đặc biệt là với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,Việt<br />
nam đã chính thức gia nhập WTO,vấn đề cạnh tranh lại càng trở nên gây gắt<br />
hơn,nó mở ra những cơ hội và không kém phần thách thức cho các doanh nghiệp<br />
bảo hiểm Việt nam. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh là một trong những doanh<br />
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt nam.Sau hơn 10 năm họat động<br />
Bảo Minh đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm Việt nam luôn<br />
tăng trưởng và gia tăng thị phần.Tuy nhiên,năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006<br />
tình hình kinh doanh của Bảo Minh có phần khó khăn.Đứng trước những sự kiện<br />
và những biến động liên tục của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế,Bảo<br />
Minh phải có những thay đổi trong chính sách kinh doanh phù hợp với thực tế để<br />
có thể tăng trưởng và phát triển bền vững.Đặc biệt Bảo Minh còn có vai trò rất<br />
quan trọng trong ngành kinh doanh bảo hiểm,Chính Phủ Việt nam đã hy vọng Bảo<br />
Minh sẽ trở thành một trong những Tập Đòan Bảo Hiểm Việt Nam,Bảo Minh sẽ<br />
đóng vai trò chủ đạo trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt nam.<br />
Sự phát triển bền vững của Bảo Minh là mong muốn của Đảng,Nhà<br />
nước,của tất cả nhân viên Bảo Minh.Tôi mong muốn có thể xây dựng một chiến<br />
lược xác định mục tiêu kinh doanh,định hướng phát triển phù hợp cho Tổng công<br />
ty cổ phần Bảo Minh.Do đó,tôi chọn đề tài :”CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TỔNG<br />
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH ĐẾN NĂM 2015” để làm đề tài luận văn tốt<br />
nghiệp Thạc sĩ kinh tế.<br />
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />
Môi trường kinh doanh của Bảo Minh đang biến đổi rất nhanh và tình hình<br />
cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước<br />
và doanh nghiệp bảo hiểm nước ngòai.Việc chọn đề tài này,tác giả mong muốn đạt<br />
được những mục tiêu sau:<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
-<br />
<br />
Phân tích những yếu tố chính ảnh hưởng và có tính chất quyết định đến kết<br />
quả họat động kinh doanh của Bảo Minh trong hiện tại và tương lai.<br />
<br />
-<br />
<br />
Xây dựng chiến lược phát triển Bảo Minh đến năm 2015.<br />
<br />
-<br />
<br />
Đưa ra những giải pháp để thực hiện thành công các chiến lược đề xuất.<br />
<br />
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
Khi thực hiện đề tài này,tác giả chủ yếu nghiên cứu các họat động trong Tổng<br />
công ty cổ phần Bảo Minh,thu thập dữ liệu nội bộ và ngành bảo hiểm.<br />
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Để thực hiện đề tài này,tác giả đã thu thập cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ<br />
cấp.Trong đó giữ liệu thứ cấp đóng vai trò quan trọng.<br />
Dữ liệu thứ cấp được lấy từ những nguồn như : Tổng công ty cổ phần Bảo<br />
Minh,Tổng công ty bảo hiểm Việt nam (Bảo Việt Việt Nam),Công ty Bảo hiểm<br />
dầu khí Việt Nam(PV Insurance),Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex<br />
(PJICO),Hiệp hội bảo hiểm Việt nam,các báo,tạp chí và internet liên quan đến bảo<br />
hiểm.<br />
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
Tác giả nghiên cứu những lý luận liên quan đến chiến lược và mong muốn<br />
được vận dụng lý luận đó vào việc thực hiện các chiến lựơc của các công ty bảo<br />
hiểm.<br />
Từ thực trạng về họat động của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh,tác giả đưa<br />
ra những nhận định về những mặt mạnh,mặt yếu khi tổ chức kinh doanh và quá<br />
trình phát triển của Bảo Minh trong thời gian qua.<br />
Tác giả đề xuất chiến lược để phát triển Tổng công ty cổ phần Bảo Minh<br />
trong những năm tiếp theo để làm cơ sở cho công ty có những hướng phát triển<br />
phù hợp và đặc thù hiện nay.<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƯƠNG I<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN HỌACH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.TỔNG QUAN VỀ BẢO<br />
HIỂM VÀ TÌNH HÌNH HỌAT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÀNH BẢO<br />
HIỂM VIỆT NAM<br />
1.1<br />
<br />
Cơ sở lý luận của hoạch định chiến lược.<br />
<br />
1.1.1<br />
<br />
Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược.<br />
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là mục tiêu tổng thể,dài hạn để<br />
<br />
phát triển doanh nghiệp,giúp doanh nghiệp phát huy những điểm mạnh và cơ<br />
hội,khắc phục những điểm yếu và thách thức để từ đó giành thắng lợi trong cạnh<br />
tranh và đạt được mục tiêu đề ra.<br />
Theo Garry D.Smith, Danny R.Arnoid và Boby R.Bizzell, quản trị chiến<br />
lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch<br />
định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết<br />
định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai<br />
nhằm tăng khả năng phát triển của doanh nghiệp.<br />
Trong nền kinh tế thị trường,môi trường kinh doanh luôn biến động và sự<br />
cạnh tranh giữa các đối thủ ngày càng gay gắt.Nếu không có chiến lược đúng<br />
đắn,kịp thời đối phó với mọi tình huống xảy ra thì doanh nghiệp khó đứng vững<br />
trên thị trường.Vì vậy,việc nghiên cứu và vận dụng những lý luận liên quan đến<br />
chiến lược và quản trị chiến lược đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.<br />
1.1.2<br />
<br />
Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược:<br />
Chiến lược giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình.<br />
Chiến lược giúp các công ty có sự linh họat với những thay đổi quá nhanh<br />
<br />
của môi trường (bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngòai).<br />
Chiến lược giúp doanh nghiệp nắm bắt,tận dụng cơ hội và giảm bớt nguy<br />
cơ đối với doanh nghiệp.<br />
Chiến lược giúp các công ty tổ chức phân bố nguồn lực có hiệu quả nhất.<br />
Chiến lược là cơ sở để xác định các chỉ tiêu họat động sản xuất kinh<br />
doanh cụ thể và đo lường những kết quả đó.<br />
Chiến lược giúp các công ty cải thiện tình hình thông tin nội bộ qua việc<br />
theo dõi,kiểm tra tình hình họat động của doanh nghiệp.<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có vị trí quan trọng quyết định<br />
sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.<br />
Phân loại chiến lược:<br />
<br />
1.1.3<br />
<br />
Chiến lược tổng quát:<br />
<br />
1.1.3.1<br />
<br />
Chiến lược tổng quát là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vạch ra mục<br />
tiêu phát triển doanh nghiệp trong khỏang thời gian dài.<br />
Nội dung của chiến lược tổng quát bao gồm các nội dung sau:<br />
- Tăng khả năng sinh lợi và lợi nhuận: Trong trường hợp không có đối thủ<br />
cạnh tranh và kể cả có đối thủ cạnh tranh, mọi doanh nghiệp đều muốn tối đa hóa<br />
lợi nhuận với chi phí thấp nhất.Mục tiêu tỷ lệ sinh lợi của đồng vốn và lợi nhuận<br />
càng cao càng đạt được mục tiêu của mọi doanh nghiệp trong kinh doanh.<br />
- Tạo thế lực trên thị trường: Thế lực trên thị trường của doanh nghiệp<br />
thường được đo bằng thị phần mà doanh nghiệp kiểm sóat được,tỷ trọng hàng hóa<br />
hay dịch vụ của doanh nghiệp so với tổng lượng cung về hàng hóa,dịch vụ đó trên<br />
thị trường,khả năng tài chính,khả năng liên doanh liên kết trong,ngòai nước,mức<br />
độ phụ thuộc của các doanh nghiệp khác vào các mặt họat động của doanh nghiệp<br />
đối với khách hàng.<br />
- Bảo đảm an tòan trong kinh doanh: kinh doanh luôn gắn liền với quy luật<br />
họat động của thị trường.Chiến lược kinh doanh luôn gắn với cạnh tranh và khả<br />
năng thu lợi của doanh nghiệp.<br />
Rủi ro trong kinh doanh khó có thể lường trước được,xu hướng các nhà quản<br />
trị cần có chiến lược kinh doanh để hạn chế những rủi ro đó<br />
Chiến lược bộ phận:<br />
<br />
1.1.3.2<br />
<br />
Để đạt được mục tiêu chiến lược tổng quát doanh nghiệp cần vạch ra và tổ<br />
chức thực hiện các chiến lược bộ phận.<br />
•Dựa vào căn cứ xây dựng chiến lược có thể chia ra ba lọai chiến lược bộ<br />
phận là:<br />
-<br />
<br />
Chiến lược dựa vào khách hàng<br />
Chiến lược dựa vào đối thủ cạnh tranh<br />
Chiến lược dựa vào thế mạnh của công ty<br />
<br />
• Dựa vào nội dung của chiến lược có thể chia ra:<br />
- Chiến lược khai thác các khả năng tiềm tàng (chiến lược tìm kiếm các cơ<br />
hội thuận lợi của thị trường.)<br />
- Chiến lược tập trung vào các yếu tố then chốt<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
-<br />
<br />
Chiến lược tạo ra các ưu thế tương đối<br />
Chiến lược sáng tạo tấn công<br />
<br />
• Dựa vào các họat động tiếp thị có hệ thống có thể chia ra:<br />
-<br />
<br />
Chiến lược sản phẩm<br />
Chiến lược giá<br />
Chiến lược phân phối<br />
Chiến lược giao tiếp khuếch trương<br />
1.1.4 Quy trình quản trị chiến lược.<br />
Theo Fred R.David, quy trình quản trị chiến lược gồm 03 giai đoạn: hình<br />
thành chiến lược, thực thi chiến lược và đánh giá chiến lược.<br />
Thông<br />
tin phản hồi<br />
Nghiên cứu<br />
môi trường<br />
để xác định<br />
cơ hội và<br />
nguy cơ<br />
Xác định<br />
nhiệm vụ,<br />
mục tiêu và<br />
chiến lược<br />
hiện tại<br />
<br />
Thiết<br />
lập<br />
mục<br />
tiêu<br />
hàng<br />
năm<br />
<br />
Thiết<br />
lập<br />
mục<br />
tiêu<br />
dài<br />
hạn<br />
<br />
Phân<br />
phối các<br />
nguồn<br />
tài<br />
nguyên<br />
<br />
Xét<br />
lại<br />
nhiệm<br />
vụ<br />
kinh<br />
doanh<br />
Kiểm soát<br />
nội bộ để<br />
nhận diện<br />
những điểm<br />
mạnh, điểm<br />
yếu<br />
<br />
Xây<br />
dựng,<br />
lựa<br />
chọn<br />
chiến<br />
lược<br />
Thông<br />
phản hồi<br />
<br />
Đề ra<br />
các<br />
chính<br />
sách<br />
<br />
tin<br />
<br />
Thực<br />
Hình<br />
thi<br />
thành<br />
chiến<br />
chiến<br />
lược<br />
lược<br />
Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược toàn diện<br />
5<br />
<br />
Đo lường<br />
và<br />
đánhgiá<br />
thành tích<br />
<br />
Đánh<br />
giá<br />
chiến<br />
lược<br />
<br />