Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích dự trên cơ sở lý thuyết đánh giá, thực tiễn biến đổi sinh động của ngành công nghiệp để đánh giá một cách xác đáng nhất chất lượng của tăng trưởng ngành công nghiệp trong 15 năm (1991 – 2005) đổi mới và đóng góp của ngành công nghiệp Việt Nam cho tăng trưởng và phát triển nền kinh tế (1991 – 2005) từ đó rút ra bài học kinh nghiệp cho tăng trưởng ngành công nghiệp trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------ VŨ ĐÌNH KHOA CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2008
- MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM TỐC ĐỘ VÀ CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG NGÀNH. 12 1.1.1. Hệ thống ngành kinh tế quốc dân theo hệ thống tài 12 khoản quốc gia (SNA_System of National Accounts) 1.1.2. Các nhóm ngành thuộc ngành công nghiệp theo 12 hệ thống tài khoản quốc gia Việt Nam. 1.1.3. Khái niệm tăng trƣởng và tốc độ tăng trƣởng 13 1.1.4. Khái niệm chất lƣợng tăng trƣởng. 13 1.2. ĐO LƢỜNG TỐC ĐỘ VÀ CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG NGÀNH 17 1.2.1. Thƣớc đo tốc độ tăng trƣởng ngành. 17 1.2.2. Thƣớc đo chất lƣợng tăng trƣởng ngành kinh tế 18 1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỐC ĐỘ VÀ CHẤT LƢỢNG 24 TĂNG TRƢỞNG. 1.3.1. Các nhân tố kinh tế. 24 1.3.2. Các nhân tố phi kinh tế. 25 1.4. VAI TRÒ CỦA CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG NGÀNH. 27 1.4.1. Các lý thuyết về quan hệ giữa tốc độ và chất lƣợng 27 tăng trƣởng. 1.4.2. Vai trò chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp 30 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (1991 - 2005) 2.1. THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 31 1
- GIAI ĐOẠN (1991 - 2005) 2.1.1. Quá trình phát triển ngành công nghiệp 31 Giai đoạn 1991 - 2005. 2.1.2. Các yếu tố đầu vào tác động đến tăng trƣởng 38 ngành công nghiệp 2.1.3. Nhân tố đầu ra tác động đến tăng trƣởng 41 ngành công nghiệp 2.1.4. Những hạn chế của tăng trƣởng ngành công nghiệp 41 2.1.5. Hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy xuất khẩu 41 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG 43 CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 - 2005 2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành 43 trong công nghiệp. 2.2.2. Hiệu quả kinh tế 49 2.2.3. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) 53 2.2.4. Phân tích chi phí trung gian 55 2.2.5. Sức cạnh tranh của ngành công nghiệp 58 2.2.6. Biến động môi trƣờng do phát triển công nghiệp 63 2.3. BÀI HỌC TĂNG TRƢỞNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 70 GIAI ĐOẠN 1991 - 2005. 2.3.1. Những rào cản nâng cao hiệu quả đầu tƣ. 70 2.3.2. Trình độ và tác phong ngƣời lao động 70 2.3.3. Trình độ khoa học công nghệ. 72 2.3.4. Công tác quy hoạch phát triển ngành. 73 2.3.5. Cải cách hành chính Nhà nƣớc. 73 2.3.6. Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng và 74 phát triển ngành. 2.3.7. Những bất cập về môi trƣờng. 75 2.3.8. Huy động vốn 75 2.3.9. Rào cản cho chính sách phát triển sản xuất trong nƣớc 78 2
- để thay thế hàng hoá nhập khẩu tiến tới xuất khẩu CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (2006 - 2020) 3.1. XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ẢNH HƢỞNG ĐẾN 81 CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG CÔNG NGHIỆP 3.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện nâng cao 81 chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp 3.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra thách thức 83 nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp 3.2. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG 86 TĂNG TRƢỞNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN (2006 - 2020) 3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG 87 CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN (2006 - 2020) 3.3.1. Tăng cƣờng huy động nguồn vốn cho 87 tăng trƣởng ngành 3.3.2. Nâng cao hiệu quả đầu tƣ. 90 3.3.3. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực 92 3.3.4. Phát triển khoa học công nghệ 93 3.3.5. Gắn tăng trƣởng công nghiệp với bảo vệ môi trƣờng 94 3.3.6. Cải thiện môi trƣờng chính sách, pháp luật, đầu tƣ 95 3.3.7. Giáo dục tính tự tôn dân tộc 96 3
- DANH MỤC BẢNG Bảng Trang Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp 39 phân theo hình thức sở hữu. Bảng 2.2: Cơ cấu sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) 44 phân theo ngành công nghiệp (1991 – 2005) Bảng 2.3: Cơ cấu sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) 45 phân theo ngành công nghiệp (1995 – 2005) Bảng 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) 46 phân theo hình thức sở hữu. Bảng 2. 5: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) 49 phân theo vùng kinh tế Bảng 2. 6: Năng suất lao động ngành công nghiệp giai đoạn (1995 - 2005) 50 Bảng 2. 7: Năng suất lao động theo ngành công nghiệp (1995 - 51 2005) Bảng 2. 8: Tỷ suất lợi nhuận 1 đồng vốn SXKD của doanh nghiệp 51 công nghiệp phân theo sở hữu (không gồm cá thể) Bảng 2. 9: Tỷ suất lợi nhuận của 1 đồng vốn SXKD của doanh nghiệp 52 công nghiệp phân theo ngành (không gồm cá thể) Bảng 2. 10: Các nguồn tăng trƣởng công nghiệp Việt Nam 1991 – 54 2004 Bảng 2.11: Tốc độ tăng trƣởng ngành công nghiệp 1991 – 2005 56 Bảng 2. 12: Cơ cấu chi phí trung gian ngành công nghiệp (theo giá thực tế) 57 Bảng 2. 13: Tỷ lệ chi phí trung gian trong giá trị sản xuất 57 ngành công nghiệp (theo giá thực tế) Bảng 2. 14: Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp 59 công nghiệp Việt Nam 1991 – 2005 B¶ng 2. 15: Møc trang bÞ vèn cho mét lao ®éng c«ng 60 4
- nghiệp Bảng 2. 16: Tỷ trọng công nghệ cao, trung bình, thấp tính theo giá trị 61 sản xuất (giá thực tế) của ngành công nghiệp chế biến Bảng 2. 17: Nhóm ngành công nghệ của một số nƣớc ASEAN 62 Bảng 2. 18: Tỷ lệ xuất khẩu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1996 – 62 2005 Bảng 2. 19: Bảng so sánh giá hàng hoá sản xuất trong nƣớc với 63 hàng hoá nhập khẩu tại cảng Việt Nam (năm 2005) Bảng 2. 20: Đánh giá chung về ô nhiễm môi trƣờng của các 66 ngành công nghiệp Việt Nam Bảng 2. 21: Chỉ tiêu thực tế sử dụng nƣớc của một số 67 ngành công nghiệp Việt Nam Bảng 2. 22: Chỉ tiêu thực tế tiêu hao năng lƣợng của một số 67 ngành công nghiệp Việt Nam 5
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Trang BIỂU ĐỒ 2.1: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 39 PHÂN THEO HÌNH THỨC SỞ HỮU, NĂM 1991 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp 39 phân theo sở hữu, năm 1995 BIỂU ĐỒ 2.3: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 40 PHÂN THEO SỞ HỮU, NĂM 2000 BIỂU ĐỒ 2.4: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 40 PHÂN THEO SỞ HỮU, NĂM 2005 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) 44 phân theo ngành công nghiệp, giai đoạn (1991 – 2005) BIỂU ĐỒ 2.6: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (THEO GIÁ CỐ ĐỊNH 1994) 47 PHÂN THEO HÌNH THỨC SỞ HỮU, NĂM 1991 BIỂU ĐỒ 2.7: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (THEO GIÁ CỐ ĐỊNH 1994) 47 PHÂN THEO HÌNH THỨC SỞ HỮU, NĂM 1994 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) 48 phân theo hình thức sở hữu, năm 2001 BIỂU ĐỒ 2.9: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (THEO GIÁ CỐ ĐỊNH 1994) 48 PHÂN THEO HÌNH THỨC SỞ HỮU, NĂM 2005 BIỂU ĐỒ 2.10: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA 1 ĐỒNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 52 CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO SỞ HỮU 6
- Biểu đồ 2.11: Tỷ suất lợi nhuận của 1 đồng vốn của doanh nghiệp 52 công nghiệp phân theo ngành BIỂU 2.12: TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP 57 (1991 – 2005) BIỂU 2.13: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU 59 Biểu 2.14: Tỷ lệ xuất khẩu Việt Nam (1996 – 2005) 63 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nghĩa đầy đủ CIEM VIỆN QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƢƠNG GO Tổng giá trị sản xuất (Gross Output) TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GROSS DOMESTIC GDP PRODUCT) ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FOREIGN DIRECT FDI INVESTMENT) FTA KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO (FREE TRADE AREA) NSLĐ Năng suất lao động HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA (SYSTEM OF NATIONAL SNA ACCOUNTS) TFP Năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity) XHCN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Tổ chức bảo vệ môi trƣờng của Liên hiệp quốc (United Nations UNEP Environment Programme) TỔ CHỨC CÁC NƢỚC CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN CỦA UNIDO LIÊN HIỆP QUỐC (UNITED NATIONS INDUSTRIAL DEVELOPMENT) USD Đơn vị tiền tệ Hoa kỳ (United States Dollar) 7
- VA GIÁ TRỊ GIA TĂNG (VALUE ADDED) WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization) I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong 15 năm (1991 - 2005) đổi mới, tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì mức cao, trung bình hàng năm giai đoạn này là 7,2%/năm, trong đó ngành công nghiệp có tốc độ tăng trƣởng bình quân 13,5%/năm với tốc độ tăng trƣởng này ngành công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Tốc độ tăng trƣởng Tốc độ tăng trƣởng Tỷ trọng công nghiệp Giai đoạn kinh tế bình quân công nghiệp bình trong GDP bình quân hàng năm quân hàng năm hàng năm 1991 - 1995 8,2% 11% 27% 1996 - 2000 7% 13,5% 32,6% 2001 - 2005 7,5% 16% 39,2% (Nguồn: Tổng cục thống kª) 8
- 45 39.2 40 Tèc ®é t¨ ng tr- ëng kinh 35 32.6 tÕb×nh qu©n hµng n¨ m 30 27 25 Tèc ®é t¨ ng tr- ëng c«ng % nghiÖp b×nh qu©n hµng 20 16 n¨ m 15 13.5 11 10 8.2 7 7.5 Tû träng c«ng nghiÖp trong GDP b×nh qu©n 5 hµng n¨ m 0 1991 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2005 Giai đoạn Vì vậy chất lƣợng tăng trƣởng của ngành công nghiệp có tác động to lớn đến chất lƣợng tăng trƣởng nền kinh tế nhƣ thế nào? Thực trạng nền công nghiệp đóng góp cho tốc độ tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế Việt Nam đƣợc bao nhiêu? Để đạt đƣợc mục tiêu mà đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam đặt ra “đến năm 2020, Việt Nam cơ bản là nƣớc công nghiệp” ngành công nghiệp phải đi đầu và là đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam, vậy ngành công nghiệp muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó trong thời gian tới cần phải làm gì? Chính vì những lý do trên đã thôi thúc tác giả nghiên cứu đề tài “Chất lƣợng tăng trƣởng ngành công nghiệp Việt Nam" giai đoạn 1991 - 2005. 2. Tình hình nghiên cứu. Để khẳng định sự lựa chọn con đƣờng „„Đổi mới‟‟ của Đảng và Nhà nƣớc ta là đúng đắn, thời gian vừa qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vai trò ngành công nghiệp Việt Nam trong 20 năm đổi mới: Bộ công nghiệp (2005), ‟‟60 năm công nghiệp Việt Nam‟‟, NXB Lao động – Xã hội, tác phẩm điểm lại quá trình phát triển nền công nghiệp Việt Nam từ ngày lập nƣớc và những thành tựu mà ngành công nghiệp Việt Nam đạt đƣợc trong nhƣng bối cảnh lịch sử hết sức khó khăn. Viện chiến lƣợc và chính sách công nghiệp „„Công nghiệp Việt Nam 1945 – 2010‟‟, NXB Thống kê, tác phẩm là tập hợp các bài viết của các chuyên gia 9
- trong ngành công nghiệp viết về những giai đoan đã qua của ngành công nghiệp và dự báo ngành công nghiêp Việt Nam đến năm 2010. Tổng cục thống kê „„Số liệu công nghiệp Việt Nam 1989 – 2005‟‟, NXB thống kê, tác phẩm là nguồn số liệu về các ngành công nghiệp phân theo thời gian, phân theo sở hữu và không gian địa lý. Bên cạnh những đóng góp của các tác phẩm trên, ngƣời đọc vẫn còn thấy những hạn chế nhƣ: tác phẩm mới chỉ mang tính chất thống kê, điểm lại những thành tựu và một vài những hạn chế phát triển. Vì vậy, trong đề tài này tác giả muốn tập trung nghiên cứu “Chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp Việt Nam‟‟ nhằm làm rõ hơn chất lƣợng của quá trình tăng trƣởng giai đoạn 1991 – 2005, đóng góp của chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp đối với chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam, bài học rút ra từ chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp giai đoạn 1991 – 2005, giải pháp để nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp giai đoạn tới. 3. Mục đích nghiên cứu. Lịch sử thế giới đã chứng minh không một quốc gia nào trở thành nƣớc công nghiệp phát triển mà không phát triển ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp là ngành quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản là nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu nhằm mục đích dự trên cơ sở lý thuyết đánh giá, thực tiễn biến đổi sinh động của ngành công nghiệp để đánh giá một cách xác đáng nhất chất lƣợng của tăng trƣởng ngành công nghiệp trong 15 năm (1991 – 2005) đổi mới và đóng góp của ngành công nghiệp Việt Nam cho tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế (1991 – 2005) từ đó rút ra bài học kinh nghiệp cho tăng trƣởng ngành công nghiệp trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu vào quá trình tăng trƣởng và phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1991 – 2005 và phân tích yếu tố tác 10
- động đến tăng trƣởng và phát triển, sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng của tăng trƣởng công nghiệp giai đoạn này. Vấn đề chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp do nhiều yếu tố tác động, nhiều quan điểm khác nhau về đánh giá chất lƣợng, nhƣng luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề này dƣới góc độ kinh tế chính trị nhƣ quan hệ sản xuất, phân phối trao đổi, sở hữu.... 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng để chứng minh tốc độ tăng trƣởng và chất lƣợng tăng trƣởng ngành công nghiệp có đƣợc là nằm ngoài ý muốn chủ quan quan của con ngƣời. Đồng thời xem xét tăng trƣởng và chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp trong mối quan hệ tác động với các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế, các trào lƣu phát triển công nghiệp trên thế giới. Phƣơng pháp trừu tƣợng hoá khoa học đƣợc sử dụng để gạt bỏ các yếu tố đơn giản, ngẫu nghiên, tạm thời tác động, giữ lại những yếu tố điển hình, ổn định, đại diện từ đó tìm ra bản chất của tốc độ tăng trƣởng và chất lƣợng tăng trƣởng ngành công nghiệp. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phƣơng khác nhƣ: Phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp mô hình toán, phƣơng pháp logic... 6. Đóng góp của luận văn. Hệ thống hoá lý thuyết tăng trƣởng, đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng ngành công nghiệp trên cơ sở đó ứng dụng đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp Việt Nam trong 15 năm (1991-2005) đổi mới. Từ những đánh giá đó rút ra bài học cho chiến lƣợc phát triển công nghiệp trong giai đoạn (2006 – 2020). Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn 11
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh muc tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng. CHƢƠNG 1: Những vấn đề lý luận về chất lƣợng tăng trƣởng ngành công nghiệp. CHƢƠNG 2: Thực trạng chất lƣợng tăng trƣởng ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn(1991 - 2005). CHƢƠNG 3: Giải pháp nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng công nghiệp Việt Nam giai đoạn (2006 - 2020). II. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN: CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM TỐC ĐỘ VÀ CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG NGÀNH. 1.1.1. Hệ thống ngành kinh tế quốc dân theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA_System of National Accounts). Ngành trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) phân theo hoạt động sản xuất. Ngành bao gồm tất cả các đơn vị cơ sở cùng một loại hoạt động sản xuất. 12
- Nhƣ vậy, ngành không phải bao gồm các đơn vị sản xuất mà bao gồm các đơn vị cơ sở giống nhau thuộc các đơn vị sản xuất khác nhau. Trong phân tích kinh tế vĩ mô ở mức độ gộp nhất ngƣời ta phân nền kinh tế thành ba ngành: Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ. Phân ngành hoạt động đƣợc sắp xếp theo thứ tự từ các sản phẩm khai thác trong tự nhiên (khu vực I), chế biến (khu vực II), hoạt động dịch vụ (khu vực III) Bảng phân ngành theo nghị định số 75/NĐ_CP ban hành ngày 27/10/21993 (có hiệu lực từ ngày 01/01/1994) Việt Nam có 20 ngành cấp I. Các ngành cấp I đƣợc chi tiết thành 60 ngành cấp II. Các ngành cấp II đƣợc chi tiết thành 159 ngành cấp III. Các ngành cấp III đƣợc chi tiết thành 299 ngành cấp IV. 1.1.2. Các nhóm ngành thuộc ngành công nghiệp theo hệ thống tài khoản quốc gia Việt Nam. Công nghiệp là ngành sản xuất của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân, có các hoạt động sản xuất chủ yếu là: khai thác; chế biến; sản xuất & cung ứng điện, nƣớc, khí đốt Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản nhằm khai thác các tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong tự nhiên để tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến hoặc tích luỹ tƣ bản cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Ngành công nghiệp chế biến là ngành mà thực chất hoạt động biến vật chất tự nhiên thành dạng vật chất có tính năng, tác dụng phù hợp với nhu cầu và khả năng sử dụng của con ngƣời, biến vật chất thành của cải vật chất. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nƣớc, khí đốt thuộc các ngành kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội cần thiết cho mọi ngành, mọi lĩnh vực của sản xuất, đời sống xã hội. 1.1.3. Khái niệm tăng trƣởng và tốc độ tăng trƣởng. Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lƣợng của nền kinh tế trong một kỳ nhất định (đơn vị thời gian thƣờng là một năm). Khi đo lƣờng tăng trƣởng ngƣời ta thƣờng hay dùng các số đo tuyệt đối và các số đo tƣơng đối: 13
- Mức tăng trưởng tuyệt đối: Y Yt 1 Yt Trong đó: Y: Tổng sản lƣợng tăng thêm. Yn : Tổng sản lƣợng của năm n. Y0 : Tổng sản lƣợng của năm gốc. Mức tăng trưởng tương đối (tốc độ tăng trưởng): là tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị sản lƣợng kỳ sau so với kỳ trƣớc. Yn Y0 g Y0 100 Y Y0 100 Trong đó: Y: Tổng sản lƣợng tăng thêm. Yn : Tổng sản lƣợng của năm n. Y0 : Tổng sản lƣợng của năm gốc. g : Tốc độ tăng trƣởng 1.1.4. Khái niệm chất lƣợng tăng trƣởng. Từ khi kinh tế học ra đời các trƣờng phái kinh tế cố gắng xây dựng cho mình lý thuyết hoặc mô hình kinh tế để giải thích nguồn gốc của tăng trƣởng, các yếu tố của tăng trƣởng, yếu tố quan trọng nhất, mối quan hệ giữa tăng trƣởng và giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, các mô hình này mới chủ yếu tập trung vào phân tích và đánh giá sự tăng trƣởng kinh tế vế số lƣợng còn về mặt chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế thì chƣa đƣợc nhắc đến nhiều. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về chất lƣợng tăng trƣởng. Có quan điểm cho rằng chất lƣợng tăng trƣởng đƣợc đánh giá ở đầu ra. Sự tăng trƣởng tạo ra cho con ngƣời có cuộc sống vật chất và tinh thần ngày một tốt hơn, tiến bộ trong bình đẳng thu nhập, bình đẳng giới, môi trƣờng sống ngày một tốt đẹp. Quan điểm cho rằng cùng đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng nhƣ nhau nhƣng nền kinh tế nào sử dụng ít các yếu tố đầu vào và đòi hỏi các yếu tố đầu vào dễ 14
- hơn thì nền kinh tế đó có hiệu suất sử dụng nguồn lực tốt hơn có chất lƣợng tăng trƣởng cao hơn. Quan điểm khác cho rằng với những nguồn lực tăng trƣởng kinh tế của nền kinh tế nào tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn thì có chất lƣợng tăng trƣởng tốt hơn. Tóm lại cho đến nay chƣa có một khái niệm chính thức về chất lƣợng tăng trƣởng, phần tiếp theo sẽ giới thiệu quan niệm về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của các nhà khoa học trong nƣớc và quốc tế. Quan niệm 1: Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế đồng nghĩa với cơ cấu kinh tế tiến bộ. Cơ cấu tăng trƣởng thể hiện ở chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm đóng góp của các ngành vào tăng trƣởng và tỷ trọng đóng góp các bộ phận trong 100% giá trị sản lƣợng. Ví dụ nhƣ tốc độ tăng trƣởng ngành công nghiệp và xây dựng Việt Nam năm 2005 là 10,6% trong đó công nghiệp khai thác đóng góp 3,5%; công nghiệp chế biến đóng góp 4,2%; công nghiệp điện, khí đối, nƣớc đóng góp 2,7%. Cơ cấu tăng trƣởng công nghiệp cụ thể: công nghiệp khai thác chiếm tỷ trọng 25,6%, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 50,5%, công nghiệp điện, khí đốt, nƣớc chiểm tỷ trọng 23,9%. Chất lƣợng tăng trƣởng ngành công nghiệp ngày càng cao khi mà cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, điều này có nghĩa là trong ngành công nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp điện, khí đốt, nƣớc xây dựng, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác. Bởi vì ngành công nghiệp khai thác có hàm lƣợng chất xám thấp nên giá trị gia tăng thấp và ngành này phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên. Quan niệm 2: Dùng thƣớc đo hiệu quả kinh tế để đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế. Tăng trƣởng kinh tế có hai phƣơng thức: Tăng trƣởng theo chiều rộng là sự gia tăng sản lƣợng nền kinh tế nhờ gia tăng các yếu tố đầu vào (vốn, lao động, tài nguyên, khoa học kỹ thuật). Tăng trƣởng theo chiều sâu là sự gia tăng sản lƣợng nhờ gia tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, tăng cƣờng sử dụng khoa học công nghệ. 15
- Hiện nay, trên thế giới tăng trƣởng theo chiều sâu rất phổ biến ở các nƣớc phát triển, tại những nƣớc này các nguồn lực cho tăng trƣởng theo chiều rộng đã đƣợc huy động gần hết nên muốn tăng trƣởng buộc phải phải tăng trƣởng theo chiều sâu ngoài ra không còn con đƣờng nào khác. Đối với các nƣớc đang phát triển thì tăng trƣởng theo chiều rộng vẫn là chủ đạo. Trong bối cảnh đi lên của nền kinh tế thế giới, con ngƣời sẽ đi qua nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, nền kinh tế tri thức có những ƣu điểm vƣợt trội so với nền kinh tế truyền thống, thƣớc đo sự vƣợt trội này là hiệu quả. Quan niệm 3: Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế phản ánh bởi khả năng cạnh tranh. Các nền kinh tế thế giới cạnh tranh với nhau để giành thị trƣờng xuất khẩu đầu tƣ nƣớc ngoài, họ cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục, sản xuất, dịch vụ, quốc phòng, thành công toàn diện là nền tảng cho phát triển và thịnh vƣợng của mỗi quốc gia. Tăng trƣởng kinh tế phải đi liền với việc nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá, doanh nghiệp, quốc gia có nhƣ vậy mới là tăng trƣởng chất lƣợng cao. Quan niệm 4: Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế góp phần giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội. Tăng trƣởng kinh tế là nguồn gốc gia tăng của cải xã hội, sự gia tăng đó chỉ có ý nghĩa khi đƣợc phân phối công bằng hiệu quả, tham gia tích cực giải quyết các vấn đề xã hội nhƣ nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, giảm thất nghiệp, bảo vệ môi trƣờng, xoá đói giảm nghèo... Quan niệm 5: Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế là phát triển bền vững. Theo UNEP: Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài ngƣời không đe doạ sự sống còn hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của các loài khác trên hành tinh. 16
- Thông qua kết quả thống kê của WB, mức độ ô nhiễm môi trƣờng tăng dần theo tốc độ tăng trƣởng kinh tế cho tới khi thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt tới 12.000USD/ngƣời/năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời tiếp tục tăng thì chất lƣợng môi trƣờng giai đoạn tiếp theo đƣợc cải thiện rõ rệt. Quan niệm 6: Một vấn đề kinh tế do càng nhiều yếu tố quyết định thì chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế càng cao và ngƣợc lại. Một số nhà kinh tế học đã đƣa ra những khái niệm đầy đủ hơn về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế: Theo quan điểm của Thoms, Dailami và Dhareshwar: chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế đƣợc thể hiện trên hai khía cạnh: tốc độ tăng trƣởng cao cần đƣợc duy trì trong dài hạn và tăng trƣởng cần phải đóng góp trực tiếp vào cải thiện một cách bền vững và xoá đói giảm nghèo. Theo quan điểm của một số nhà kinh tế học nổi tiếng gần đây nhƣ Lucas, Sen, Stiglitz, thì cùng với quá trình tăng trƣởng, chất lƣợng tăng trƣởng đƣợc biểu hiện tập trung ở các tiêu chuẩn chính sau: (1) yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cao, đảm bảo cho việc duy trì tốc độ tăng trƣởng dài hạn và tránh đƣợc những biến động bên ngoài; (2) tăng trƣởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; (3) tăng trƣởng đi kèm với phát triển môi trƣờng bền vững; (4) tăng trƣởng hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến lƣợt nó thúc đẩy tăng trƣởng ở tỷ lệ cao hơn; (5) tăng trƣởng phải đạt đƣợc mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm đói nghèo. Theo quan điểm của Lê Xuân Bá (Viện quản lý kinh tế trung ƣơng – CIEM), chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế thể hiện nhất quán và liên tục trong suốt quá trình tái sản xuất xã hội. Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế thể hiện cả ở yếu tố đầu vào nhƣ việc quản lý và phân bổ các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, lẫn kết quả đầu ra của quá trình sản xuất với chất lƣợng cuộc sống đƣợc cải thiện, phân phối sản phẩm đầu ra đảm bảo tính công bằng và góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế thể hiện sự bền vững của 17
- tăng trƣởng và mục tiêu tăng trƣởng dài hạn, mặc dù tốc độ tăng trƣởng cao trong ngắn hạn là những điều kiện rất cần thiết. Theo quan điểm của Lê Huy Đức (Giảng viên khoa Kế hoạch và phát triển - trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân): chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế là một khái niệm kinh tế dùng để chỉ tính ổn định của trạng thái bên trong vốn có của quá trình tăng trƣởng kinh tế là tổng hợp các thuộc tính cơ bản hay đặc tính tạo thành bản chất của tăng trƣởng kinh tế trong một hoàn cảnh và giai đoạn nhất định. Từ những quan điểm và khái niệm nêu trên, tác giả khái quát chất lƣợng tăng trƣởng nhƣ sau: Chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng bền vững dựa trên sự tăng năng suất nhân tố tổng hợp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng trưởng đi đôi với giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội, ô nhiễm môi trường. 1.2. ĐO LƢỜNG TỐC ĐỘ VÀ CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG NGÀNH. 1.2.1. Thƣớc đo tốc độ tăng trƣởng ngành. 1.2.1.1. Tổng giá trị sản xuất ngành (GO): Tổng giá trị sản xuất ngành là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ ngành tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Đây chính là doanh thu bán hàng thu đƣợc từ các đơn vị, ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân hoặc giá trị sản xuất có thể tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian và giá trị gia tăng từ sản phẩm và dịch vụ. GIÁ TRỊ SẢN XUẤT = DOANH THU BÁN HÀNG + GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ SỬ DỤNG KHÁC + GIÁ TRỊ THAY ĐỔI TỒN KHO. Hay: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT = GIÁ TRỊ GIA TĂNG + CHI PHÍ TRUNG GIAN. 1.2.1.2. Giá trị gia tăng (VA): 18
- Giá trị gia tăng là thƣớc đo quan trọng của ngành công nghiệp. Giá trị gia tăng phản ánh giá trị mới tạo ra thêm nhờ sự đóng góp chung của mọi ngƣời trong ngành. Giá trị gia tăng khác với giá trị sản lƣợng ở chỗ nó không bao gồm giá trị của cải do các ngành cung cấp đầu vào cho ngành công nghiệp tạo ra, vì thế, giá trị gia tăng đánh giá giá trị thực tế của ngành công nghiệp tạo ra. Giá trị gia tăng đƣợc tạo ra dùng để phân bổ cho những ngƣời đã đóng góp cho việc tạo ra nó dƣới dạng tiền lƣơng và phụ cấp lao động, lãi suất vay vốn, thuế, lợi tức, lợi nhuận. Giá trị gia tăng là chênh lệch giữa tổng đầu ra với nguyên liệu và dịch vụ mua vào, giá trị gia tăng đƣợc tạo ra trong sản xuất và trừ đi khấu hao hay tiêu dùng vốn cố định. Giá trị gia tăng đƣợc tính theo hai phƣơng pháp: Phương pháp trừ dần: Giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian. Phương pháp cộng dồn: Giá trị gia tăng = Lợi nhuận + Lãi suất + Thuế + Chi phí lao động + Khấu hao + tiền thuê đất. 1.2.2. Thƣớc đo chất lƣợng tăng trƣởng ngành kinh tế. Chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO), chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) là những chỉ tiêu tốt nhƣng không đủ để đánh giá ngành công nghiệp một cách toàn diện. Muốn đo chất lƣợng tăng trƣởng, cần xét đến nhiều chỉ số không nằm trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), để đánh giá nhiều mặt của nền công nghiệp. Tuy nhiên để đánh giá chất lƣợng tăng trƣởng, cũng cần phải giới hạn những tiêu chí trong một phạm vi. 1.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: Cơ cấu ngành công nghiệp thể hiện cấu trúc bên trong của ngành. Cơ cấu ngành biểu hiện qua tỷ trọng của các phần tử tạo nên cơ cấu và qua các quan hệ chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các phần tử hợp thành. Cơ cấu kinh tế ngành quyết 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 15 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn