intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

54
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất những quan điểm và giải pháp để giải quyết vấn đề An sinh xã hội ở các huyện này trong thời gian tới. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ -------- ĐINH MẠNH TRƯỜNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ -------- ĐINH MẠNH TRƯỜNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS VŨ QUANG LỘC HÀ NỘI - 2014
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 11 1.1. Quan niệm về đảm bảo An sinh xã hội 11 1.2. Nội dung và vai trò của đảm bảo An sinh xã hội 22 Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI GIAN QUA 31 2.1. Một số đặc điểm các huyện nghèo tỉnh Điện Biên 31 2.2. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân 41 2.3. Những vấn đề đặt ra và cần giải quyết 70 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGHÈO TỈNH ĐIỆN BIÊN TRONG THỜI GIAN TỚI 74 3.1. Những quan điểm cơ bản chỉ đạo đảm bảo An sinh xã hội ở các huyện nghèo tỉnh Điện Biên 74 3.2. Giải pháp thực hiện đảm bảo An sinh xã hội các huyện nghèo tỉnh Điện Biên 78 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 105 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt An sinh xã hội ASXH
  4. Ngân hàng phát triển Châu Á ADB Bảo hiểm xã hội BHXH Bảo hiểm y tế BHYT Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Cộng hòa dân chủ nhân dân CHDCND Công nghiệp xây dựng CNXD Dân tộc nội trú DTNT Dân tộc thiểu số DTTS Giao thông nông thôn GTNT Kế hoạch hóa gia đình KHHGĐ Kinh tế xã hội KTXH Mặt trận tổ quốc MTTQ Ngân hàng thế giới WB Nông lâm nghiệp NLN Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF Thể dục thể thao TDTT Thương mại cổ phần TMCP Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thông THPT Trợ giúp xã hội TGXH Vật liệu xây dựng VLXD Xã hội chủ nghĩa XHCN Xóa đói giảm nghèo XĐGN Xây dựng cơ bản XDCB
  5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) là một bộ phận trong mô hình phát triển xã hội để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hoạt động của hệ thống ASXH là nơi thể hiện rõ nhất tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, trong đó con người luôn có được, bao gồm cả cảm nhận được, một cuộc sống yên ổn và an toàn, có khả năng phòng ngừa những cú sốc và có những “chiếc phao cứu sinh” khi gặp phải những biến cố, rủi ro bất thường. Dưới góc độ của khoa học kinh tế chính trị ASXH được xem như là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội: Phân phối lại thu nhập quốc dân để tái sản xuất sức lao động. Đảm bảo ASXH ở nước ta hiện nay có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển và ổn định đất nước, góp phần hiện thực hóa các quyền xã hội của mọi người dân; đặc biệt đối với các huyện nghèo tỉnh Điện Biên đảm bảo ASXH góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa những người có hoàn cảnh khó khăn… Với những chính sách đảm bảo ASXH của Chính phủ bằng nhiều nguồn vốn khác nhau từ trung ương các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân đã giúp người dân nơi đây từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giầu trên chính quê hương mình. Đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên chính là nền tảng của phát triển kinh tế - xã hội, nhằm điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các vùng kinh tế và các nhóm dân cư, có thể được coi như là một giá đỡ đảm bảo thu nhập cho người dân. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững tại các huyện nghèo ngang bằng với các huyện khác trong tỉnh Điện Biên. Điện Biên là một tỉnh mới được thành lập, tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Toàn tỉnh hiện có 5/10 huyện nghèo theo
  6. 4 chuẩn mới của Chính phủ. Nhưng với những chủ trương, chính sách đúng đắn, phát huy tốt nguồn lực tại chỗ và tận dụng tối đa nguồn lực hỗ trợ của Chính phủ, cũng như các tổ chức kinh tế, tổ chức nhân đạo, từ thiện trong và ngoài nước, tỉnh Điện Biên trong thời gian qua đã từng bước thực hiện tốt việc đảm bảo ASXH, đời sống của người dân được đảm bảo, kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng phát triển ổn định…Các chương trình, dự án đảm bảo ASXH ngày càng đồng bộ và hoàn thiện với số người dân tại các huyện nghèo được giải quyết việc làm ngày tăng; số người tham gia BHXH ngày càng lớn, diện bao phủ không ngừng được mở rộng; chính sách trợ giúp xã hội và hỗ trợ giảm nghèo được triển khai đạt hiệu quả cao, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo đã giảm đáng kể; đảm bảo mức tối thiểu một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, đặc biệt là người nghèo, dân tộc thiểu số và người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, trên thực tế việc đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên hiện còn phân tán, chồng chéo, hiê ̣u quả chưa cao, tạo việc làm và giảm nghèo chưa bền vững, tỉ lệ hộ cận nghèo, tái nghèo còn cao; mức trợ cấp xã hô ̣i còn thấp; giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế; tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao và giảm chậm; tỉ lệ người tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) còn thấp; đời sống của một bộ phận người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chưa bảo đảm được mức tối thiểu và có sự chênh lệch giữa miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mức trung bình chung của cả huyện. Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là sự thiếu thống nhất trong nhận thức về nô ̣i dung, vị trí và vai trò của đảm bảo ASXH trong mô hình phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực tại chỗ của các huyện nghèo trong thực hiện đảm bảo ASXH còn hạn chế, chủ yếu phải dựa vào
  7. 5 nguồn ngân sách của tỉnh, của Trung ương và sự hỗ trợ từ các tổ chức kinh tế, xã hội khác; chưa khuyến khích người dân và các đối tác xã hội tích cực chủ động tham gia, bởi vậy hệ thống ASXH chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Chính vì vậy, đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên nói riêng, các huyện nghèo trong cả nước nói chung là một sự nghiệp cao cả và còn phải nỗ lực phấn đấu lâu dài. Để làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn; thực trạng và những quan điểm, giải pháp trong đảm bảo ASXH đối với các huyện nghèo, tác giả xin lựa chọn vấn đề: “Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành kinh tế chính trị của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trong những năm qua, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển hệ thống ASXH nhằm bảo đảm quyền lợi của mọi người dân, đặc biệt chú ý đến người nghèo, người dân tộc, dân cư vùng nông thôn, dân cư vùng sâu, vùng xa. Đầu tư của Nhà nước cho ASXH ngày càng tăng, quản lý Nhà nước về ASXH từng bước được tăng cường, sự tham gia của doanh nghiệp, người dân và các tổ chức xã hội ngày càng nhiều. Nhờ vậy, tỷ lệ nghèo giảm nhanh, đối tượng tham gia và thụ hưởng các chính sách ASXH ngày càng mở rộng và tăng về số lượng; người dân, đặc biệt dân cư vùng nông thôn bước đầu đã chủ động phòng ngừa, đối phó, giảm thiểu và khắc phục có hiệu quả những rủi ro, để ổn định cuộc sống, hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng. Tuy nhiên, hệ thống ASXH còn nhiều bất cập, thể hiện ở mức độ bao phủ thấp, đối tượng hưởng lợi còn hạn chế, các khoản tiền trợ cấp ASXH chỉ bảo
  8. 6 đảm một phần trong tổng nhu cầu chi tiêu của hộ gia đình. Bởi vậy để làm rõ hơn kết quả thực hiện công tác ASXH ở nước ta trong thời gian qua đã có các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, trong đó đáng chú ý là công trình của các tác giả sau: * Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng Đề án chiến lược ASXH giai đoạn 2011-2020. Đề án đã đề cập trên góc độ lý luận về quá trình thực hiện công tác ASXH như: quan điểm, đối tượng, mục tiêu, định hướng giải pháp và kinh phí thực hiện ASXH. Gần đây nhất tháng 1 năm 2014, Viện khoa học Lao động và xã hôi thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam đã phát hành cuốn sách có nội dung đặc biệt quan trọng đến hệ thống các chính sách về ASXH của Việt Nam với tên sau: “Phát triển hệ thống ASXH ở Việt Nam đến năm 2020”. Cuốn sách đã nêu lên toàn bộ cơ sở lý luận, thực tiễn cũng như những nội dung, chính sách chủ yếu và thực trạng của hệ thống ASXH ở Việt Nam hiện nay; định hướng phát triển chính sách ASXH đến năm 2020; cuốn sách đã cung cấp đầy đủ những nội dung cơ bản về hệ thống ASXH của Việt Nam, nêu lên thực trạng công tác ASXH trong những năm qua, đồng thời đề ra những mục tiêu cụ thể cả trước mắt cũng như lâu dài, định hướng chính sách phát triển công tác ASXH trong thời gian tới. Cuốn sách của PGS.TS, Mai Ngọc Cường chủ biên, Chính sách xã hội nông thôn: kinh nghiệm CHLB Đức và thực tiễn Việt Nam. NXB lý luận chính trị, Hà nội 2006; và “Về an sinh xã hô ̣i ở Viêṭ Nam giai đoạn 2012- 2020 NXB chính trị Quốc gia (năm 2013). Đề tài cấp Bộ năm 2002 của các tác giả: Bùi Văn Hồng, nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với người lao động tự tạo việc làm và thu
  9. 7 nhập; Nguyễn Văn Định, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam trong nền kinh tế thị trường đề tài cấp Bộ (năm 2000); Nguyễn Tiệp, các giải pháp nhằm thực hiện xã hội hoá công tác trợ giúp xã hội, đề tài cấp Bộ năm 2002; Đặng Cảnh Khanh, vấn đề trợ giúp xã hội trong chính sách bảo đảm xã hội ở Việt nam đề tài KX. 04. 05 (năm 1994); * Công trình nghiên cứu cấp nhà nước mang mã số KX 04.05: “Luận cứ khoa học cho việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách bảo đảm xã hội trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, do Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, làm chủ đề tài. Kết quả nghiên cứu của đề tài đề cập đến một cách khá hệ thống vấn đề bảo đảm xã hội như: đã làm rõ khái niệm về đảm bảo xã hội; mối quan hệ giữa bảo đảm xã hội với các chính sách xã hội, vị trí, vai trò và sự cần thiết khách quan của bảo đảm xã hội trong nền kinh tế thị trường, khẳng định bảo đảm xã hội vừa là nhân tố ổn định, vừa là động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Đề tài đã nghiên cứu khá công phu về các bộ phận cấu thành quan trọng của bảo đảm xã hội là BHXH, trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội; đã đánh giá thực trạng của các bộ phận cấu thành này, chỉ ra những thành tựu, hạn chế của nó và chỉ ra quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển trong tương lai của hệ thống bảo đảm xã hội ở nước ta. * Luận văn Tiến sỹ của tác giả Mai Ngọc Anh – Chuyên ngành quản lý kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội với tên đề tài: “ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường; tổng kết kinh nghiệm
  10. 8 về xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân ở một số nước trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào việc xây dựng hệ thống ASXH đối với nông dân ở nước ta; khái quát thực trạng hệ thống ASXH ở nước ta hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của hệ thống ASXH hiện hành đối với nông dân. * Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Chương Phát – Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Trường đại học Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên với đề tài: "Ảnh hưởng của hệ thống ASXH tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái". Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện cho các cơ quan chính quyền, đoàn thể và nhân dân có thể nhận diện bức tranh toàn cảnh về ASXH và ảnh hưởng của hệ thống ASXH tới vùng nông thôn với một mức độ nhất định. Từ đó, giúp cho nhà nước có căn cứ xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách; phương hướng hoạt động phù hợp nhằm tăng cường ASXH; cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo và giảm thiểu rủi ro cho những người bị thiệt thòi trong xã hội; đưa đất nước phát triển bền vững đi lên trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã có những bài viết, công trình nghiên cứu bàn về hệ thống ASXH, cũng như đảm bảo ASXH ở nước ta hiện nay. Có thể nêu lên một số công trình nghiên cứu, bài viết của một số tác giả như sau: Nguyễn Hải Hữu, Phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Patricia Justino, khuôn khổ xây dựng tổng thể quốc gia về an sinh xã hội ở Việt Nam (UNDP); PGS, TS Vũ Văn Phúc – Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn; GS, TS Hoàng
  11. 9 Chí Bảo – Hội đồng lý luận Trung ương, An sinh xã hội với ổn định và phát triển bền vững ở Việt Nam (Tạp chí Tuyên giáo, năm 2014); ThS. Nguyễn Văn Chiều – khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ASXH và định hướng nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò của khoa học xã hội vào quá trình hoạch định chính sách ASXH ở Việt Nam; Cùng tác giả ThS. Nguyễn Văn Chiều có bài đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản, Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện an sinh xã hội trong thời kỳ đổi mới; ThS.Nguyễn Văn Hội, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tiếp tục thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và ASXH vùng đặc biệt khó khăn… Các nghiên cứu trên tuy đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học, lý luận thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH nói chung ở nước ta những năm qua. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đảm bảo ASXH dưới góc độ của môn kinh tế chính trị ở một tỉnh miền núi mới được tách ra có nhiều huyện nghèo vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, còn nhiều vấn đề đặt ra nóng bỏng, cấp bách cần giải quyết, đặc biệt những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn tại các huyện nghèo, xã nghèo 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên hiện nay trên góc độ của khoa học kinh tế chính trị. Trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp để giải quyết vấn đề ASXH ở các huyện này trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận về đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo
  12. 10 tỉnh Điện Biên hiện nay. - Đánh giá thực trạng của đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên thời gian qua và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới. - Đề xuất Quan điểm và giải pháp đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo cho thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đảm bảo ASXH tại các huyện nghèo tỉnh Điện Biên theo nghĩa rộng. * Phạm vi nghiên cứu Lựa chọn 05 huyện nghèo tỉnh Điện Biên (Mường Nhé, Mường Ảng, Điện Biên Đông, Tủa Chùa và Nậm Pồ); thời gian nghiên cứu từ năm 2011 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tái sản xuất sức lao động và nguồn lực con người trong phát triển kinh tế để làm rõ các vấn đề lý luận đảm bảo ASXH, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin (trừu tượng hoá khoa học) và các phương pháp khác như: kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa của luận văn - Góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảm
  13. 11 bảo ASXH ở các huyện nghèo nói riêng và cả nước ta nói chung. - Góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho các cơ quan chức năng và các huyện nghèo trong lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện công tác đảm bảo ASXH trong thời gian tới. - Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và học tập môn Kinh tế chính trị ở các nhà trường trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn kết cấu 3 chương (7 tiết).
  14. 12 Chương 1 ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Quan niệm về đảm bảo An sinh xã hội 1.1.1. An sinh xã hội và các nguyên tắc của nó * Khái niệm về An sinh xã hội ASXH là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Thực chất đây là hoạt động thuộc khâu phân phối, cụ thể là sự phân phối lại thu nhập quốc dân trong quá trình tái sản xuất để nhằm tái sản xuất sức lao động, chính vì vậy trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” C.Mác đặt vấn để phân phối trong sự liên hệ với trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. Mác cho rằng trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản cũng không thể bỏ được nhà nước và pháp luật và với sự phát triển của sức sản xuất đòi hỏi xã hội phải thực hiện phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” mặc dù ở giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản trình độ kinh tế còn có hạn nhưng con người đã được phát triển tự do, toàn diện được xã hội quan tâm đến mọi mặt của đời sống. Theo Lê nin, cách phân phối này là một “bước tiến vĩ đại” vì nó nói lên bọn bóc lột đã bị tiêu diệt, ai nấy đều tham gia lao động, mọi người đều có quyền làm việc và có quyền hưởng theo lao động của mình, được hưởng những thành quả của chủ nghĩa xã hôi. Nhưng khi chuyển sang giai đoạn của xã hội cộng sản, Mác nói rõ thêm: cùng với sự phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa, sức sản xuất xã hội được phát triển, trình độ văn hóa được nâng cao; sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa thành thị và nông thôn được xóa bỏ, lao động trở thành nhu cầu cần thiết bậc nhất cho sức sống của mọi người, và do đó, tất nhiên phải chuyển sang một giai đoạn mới, một nguyên tắc mới là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Đó là lúc xã hội có thể sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng dồi dào đến mức không cần dùng phân phối lợi ích vật chất để kích thích lao động nữa, con người khi đó được giải phóng một cách triệt để, được tự do phát triển theo những khả năng của mình.
  15. 13 Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người. Có thể coi hai câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới đây mang hàm ý rộng lớn, sâu xa, liên quan đến ASXH: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Và “Đảng cần có một kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [6, tr.23]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ASXH hình thành và phát triển từ rất sớm. Trong cuốn “Đường cách mệnh” xuất bản năm 1927, nói về công hội Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã viết: “Lại có bất thường phí như để dành lúc bãi công hoặc giúp những hội khác bãi công, hoặc giúp đỡ người mất việc làm, khi ốm đau, tai nạn, hoặc làm những việc công ích”. Đây là ý tưởng manh nha của BHXH, BHYT, ASXH. Ngay sau khi giành được chính quyền, năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đứng đầu Nhà nước ta xây dựng và ban hành Hiến pháp, trong đó quy định những người già, hoặc người tàn tật không việc làm thì được giúp đỡ. Trong giai đoạn từ năm 1947 đến những năm 50 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo, ban hành một loạt chính sách, chế độ liên quan đến cán bộ, công chức, người lao động như chế độ tiền lương, phụ phí, chế độ trợ cấp BHXH đối với cán bộ, công chức, viên chức; chế dộ đãi ngộ quân nhân. Trong những năm 60 của thế kỷ XX, khi tổ chức công đoàn phát triển, chế độ BHXH, chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu, tuất được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo, ban hành. Đây là những yếu tố nền tảng của ASXH.
  16. 14 Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, chăm lo đến toàn bộ các lĩnh vực đời sống, các giai cấp, tầng lớp với tầm nhân văn, nhân sinh rộng lớn. Hàng loạt bài nói, viết, chính sách chế độ được ban hành từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn còn nguyên tính chỉ đạo và giá trị thời đại như các tác phẩm, bài báo, bài nói, các chính sách về lao động, việc làm; về dân số - kế hoạch hóa gia đình; về y tế giáo dục; về tất cả các đối tượng, giai tầng, nghề nghiệp, các đối tượng đặc thù, khó khăn trong xã hội [6, tr.24]. Như vậy, theo cách nhìn nhận như trên, chúng ta có thể tìm tòi, khám phá, phát hiện và nhìn nhận những kía cạnh về ASXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định rằng cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như những tư tưởng xuyên suốt, quán xuyến trong tư tưởng của Người là tất cả vì dân, vì hòa bình, độc lập, tự do, ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Trong điều kiện hoàn cảnh nước nhà còn nhiều khó khăn, Bác Hồ đã quan tâm đến ASXH cụ thể: Các chính sách liên quan đến thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người đã phải chịu những hy sinh, mất mát vì nền độc lập, thống nhất của dân tộc. Bác đã nhiều lần nhắc nhở: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ là người có công với Tổ quốc với nhân dân cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu, giúp đỡ họ, để họ có cuộc sống ổn định, bớt đi những khó khăn của sự mất mát hy sinh”. Một trong những vẫn đề luôn được Bác quan tâm là vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Trong bài viết ngày 29/10/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Công đoàn có nhiệm vụ giữ gìn quyền lợi cho công nhân và giúp cho Chính phủ xây dựng đất nước. Chính phủ Việt Nam luôn là Chính phủ dân chủ vì vậy đã ban hành Bộ luật lao động ấn định giờ làm, tiền công, bảo vệ đàn bà, người già và trẻ em”. Khi nói đến quan điểm của Người về ASXH trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một đối tượng được Bác quan tâm là phụ nữ và vị trí gia đình trong xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh còn thể hiện, thấm đượm trong việc xây dựng, thực hiện chính sách xã hội đối
  17. 15 với nhiều đối tượng trong xã hội như người già, trẻ em, thanh niên, trí thức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, đồng bào các dân tộc thiểu số… Chăm sóc xây dựng và thực hiện tốt chính sách, chế độ cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp trong xã hội chính là ASXH [6, tr.24-25]. Toàn bộ cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh thắm đượm tư tưởng vì nhân dân, vì nhân loại. Lý tưởng, mục tiêu phấn đấu của Người là hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người Việt Nam và nhân dân lao động trên thế giới. Người quan tâm đến lợi ích thiết thân, hàng ngày của quần chúng nhân dân, người lao động. Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Hiện nay ASXH là một thuật ngữ được dịch ra từ cụm từ social security (Tiếng Anh) hoặc từ sécurites sociale (Tiếng Pháp). Đây là thuật ngữ xuất hiện trong một đạo luật của Mỹ năm 1935. Trong đạo luật này ASXH được hiểu là sự bảo đảm nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị cá nhân, đồng thời tạo lập cho mỗi con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát triển tài năng đến tột độ. An sinh xã hội có nội dung rất rộng và ngày càng hoàn thiện về nhận thức và thực tiễn thực hiện trên toàn thế giới. ASXH theo quan điểm của một số tổ chức quốc tế cũng có mức độ rộng, hẹp và đối tượng hướng tới khác nhau: Theo Liên hiệp quốc, ASXH tiếp cận trên quyền của người dân (Điều 25, Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1948): “…Mọi người dân và hộ gia đình đều có quyền có mức tối thiểu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế (bao gồm cả thai sản), dịch vụ xã hội thiết yếu và có quyền được an sinh khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa phụ, tuổi già… hoặc các trường hợp bất khả kháng khác…” [40, tr.11]. Theo Ngân hàng thế giới (WB) “ASXH là những biện pháp của chỉnh phủ nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiền
  18. 16 chế được nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp bênh thu nhập” [40, tr.11]. Thuật ngữ ASXH cũng được Tổ chức lao động quốc tế ILO ghi nhận: “ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con” [40, tr.11]. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng cho rằng “ASXH là các chính sách, chương trình giảm nghèo và giảm sự yếu thế bởi sự thúc đẩy có hiệu quả thị trường lao động giảm thiểu rủi ro của người dân và nâng cao năng lực của hộ để đối phó với rủi ro và suy giảm hoặc mất thu nhập”. ASXH có 5 hợp phần: (i) các chính sách và chương trình thị trường lao động; (ii) bảo hiểm xã hội; (iii) trợ giúp xã hội; (iv) quỹ hỗ trợ phát triển cộng đồng và (v) bảo vệ trẻ em [40, tr.12]. ASXH là một vấn đề phong phú, phức tạp, là một “khái niệm mở” nên có thể hiểu theo hai nghĩa: rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, ASXH bao trùm lên nhiều mặt cuộc sống của con người. Đó là các quan hệ hình thành trong nhiều lĩnh vực nhằm ổn định đời sống, nâng cao chất lượng sống của các thành viên xã hội, góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội. Theo nghĩa hẹp, ASXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình, trước hết và chủ yếu là những trường hợp bị giảm sút thu nhập đáng kể do gặp những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, nghỉ thai sản, về già cũng như các trường hợp bị thiên tai, dịch họa. Đồng thời, xã hội cũng ưu đãi những thành viên của mình đã có những hành động xả thân vì nước, vì dân, có những cống hiến đặc biệt cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
  19. 17 Ở Việt Nam, thuật ngữ ASXH được tiếp cận dưới nhiều tên gọi khác nhau như: bảo trợ xã hội, bảo tồn xã hội, bảo đảm xã hội, trật tự an toàn xã hội. Có quan điểm cho rằng ASXH trước hết là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình nhờ một loạt các biện pháp công cộng nhằm giúp đỡ chống lại sự thiếu hụt về kinh tế mà họ có thể gặp phải do mất đi hoặc bị giảm quá nhiều nguồn thu nhập bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới góc độ Kinh tế chính trị: ASXH là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (gồm các khâu sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng). Thực chất đây là hoạt động thuộc khâu phân phối, cụ thể là sự phân phối lại thu nhập quốc dân (v + m) trong quá trình tái sản xuất để nhằm tái sản xuất sức lao động và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, thực hiện định hướng XHCN và mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tiếp cận dưới góc độ quan hệ sản xuất: Đây là một hệ thống quan hệ giữa người với người trong quá trình tái sản xuất xã hội. Các quan hệ đó gắn người lao động cần được đảm bảo ASXH, các chủ thể kinh tế, các tổ chức kinh tế - xã hội và nhà nước trong quá trình tái sản xuất mà trực tiếp là tái sản xuất sức lao động thông qua các quan hệ phân phối và phân phối lại. Thu nhập quốc dân và các nguồn lực khác phục vụ cho đời sống con người, phục vụ cho tái sản xuất sức lao động, đồng thời thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, thể hiện bản chất chủ nghĩa xã hội. Mặc dù diễn đạt khác nhau, các quan niệm về ASXH đều có những điểm chung sau đây: Một là, ASXH là sự bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua hệ thống các chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn, bao gồm các rủi ro liên quan đến nhu cầu cơ bản nhất của con người: rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi già, trẻ em, tàn tật…dẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn so với mức tối thiểu đủ sống (được luật hóa hoặc quy định).
  20. 18 Hai là, ASXH là các chính sách do Nhà nước tổ chức thực hiện là chính, ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và thị trường trong việc tổ chức thực hiện và cung cấp dịch vụ ASXH. Các chính sách này hướng đến mọi thành viên trong xã hội, bảo đảm cho mọi thành viên được bình đẳng về tiếp cận và chất lượng dịch vụ, tuy nhiên, nhấn mạnh đến nhóm đối tượng yếu thế (lý dó chính để có sự tham gia của nhà nước). Ba là, ASXH là lưới an toàn cho mọi thành viên trong xã hội. Do đó, phạm vi của ASXH là bao phủ toàn dân và toàn diện (cơ bản đáp ứng được nhu cầu ASXH của người dân một cách toàn diện). * Các nguyên tắc của ASXH Thứ nhất: Nhà nước quản lý hoạt động ASXH + Nhà nước có trách nhiệm tổ chức các biện pháp bảo đảm xã hội đối với các đối tượng bị giảm hoặc mất thu nhập, ngay từ đầu Nhà nước đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các chính sách về ASXH + Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt động của ASXH; việc ban hành các văn bản, các chính sách, pháp luật về ASXH tạo sự đồng bộ, thống nhất thực hiện từ Trung ương đến địa phương. + Nhà nước thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của ASXH. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát là cách ngăn ngừa tốt nhất những vi phạm, sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện công tác ASXH, + Nhà nước tăng cường công tác thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về ASXH. + Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện hoạt động ASXH trong phạm vi cả nước. Thứ hai: Phải bảo đảm xã hội cho mọi người bị giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập do bị mất việc làm, do gặp thiên tai, hoả hoạn hoặc các rủi ro khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2