intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

41
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân tích bản chất lợi ích kinh tế nói chung và lợi ích kinh tế của người lao động nói riêng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng việc đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tư nhân ở tỉnh Thái Bình trong những năm qua. Từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tư nhân ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------------- PHẠM THỊ LINH ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY Ở THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - Năm 2011
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------------- PHẠM THỊ LINH ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY Ở THÁI BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Giáo viên hướng dẫn: TS. Tạ Thị Đoàn Hà Nội - Năm 2011
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………….I DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………...II DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .....……………………………………….III MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ......................................................................... 8 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ ..................... 8 1.1.1 Các quan niệm về lợi ích kinh tế, bản chất, đặc trƣng và vai trò của lợi ích kinh tế ........................................................................................................... 8 1.1.2 Hệ thống lợi ích kinh tế ở Việt Nam hiện nay ........................................ 19 1.2 LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ................................................................................................................ 21 1.2.1 Các yếu tố cấu thành lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp .................................................................................................... 21 1.2.2 Cơ chế, chính sách hiện hành của Nhà nƣớc trong việc đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động .............................................................................. 27 1.3 QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ GIỮA NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ........................................ 36 1.3.1 Mối quan hệ giữa việc làm, thu nhập và lợi nhuận................................ 36 1.3.2 Mối quan hệ giữa đào tạo, bồi dƣỡng tay nghề cho ngƣời lao động với lợi nhuận........................................................................................................... 39 1.3.3 Mối quan hệ giữa điều kiện làm việc, thời gian làm việc, cƣờng độ lao động với năng suất lao động và lợi nhuận ...................................................... 40 1.4 KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ TRONG NƢỚC VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ........................... 42 1.4.1 Kinh nghiệm thế giới. .............................................................................. 42 1.4.2 Kinh nghiệm trong nƣớc ......................................................................... 45 1.4.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với việc giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế trong các doanh nghiệp ....................................................................... 48 Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................ 50 i
  4. Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VIỆC ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TƢ NHÂN Ở TỈNH THÁI BÌNH .......................................................................................... 51 2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI ÍCH NGƢỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY ............................................................................................................ 51 2.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY Ở TỈNH THÁI BÌNH .......................................................................... 53 2.2.1 Khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình .................................................................................................................. 53 2.2.2 Đặc điểm lao động và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình............................................................................................... 56 2.3 THỰC TRẠNG VIỆC ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TƢ NHÂN Ở TỈNH THÁI BÌNH..................................................................................................................... 62 2.3.1 Thực trạng việc đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong khâu tuyển dụng, kí kết hợp đồng và mức độ ổn định của việc làm ...................... 62 2.3.2 Thực trạng thu nhập của ngƣời lao động ............................................... 66 2.3.3 Thực trạng điều kiện làm việc, thời gian làm việc trong quá trình sử dụng lao động ................................................................................................... 73 2.3.4 Thực trạng vấn đề nhà ở của ngƣời lao động ........................................ 81 2.3.5 Thực trạng việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác cho ngƣời lao động .............................. 83 2.3.6 Thực trạng việc ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể ................................. 84 2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TƢ NHÂN Ở TỈNH THÁI BÌNH ................................................................................................ 86 2.4.1 Những thành tựu đạt đƣợc trong việc thực hiện lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình . 86 ii
  5. 2.4.2 Những tồn tại trong việc giải quyết vấn đề lợi ích kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình .......................................................................................................... 88 2.4.3 Nguyên nhân ............................................................................................ 96 Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................ 98 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TƢ NHÂN Ở TỈNH THÁI BÌNH .................................................... 99 3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY CỦA TỈNH THÁI BÌNH .............................................................................................................................. 99 3.2 NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN NHẰM ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TƢ NHÂN Ở TỈNH THÁI BÌNH .............................................................................. 100 3.2.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ...................................... 100 3.2.2 Xây dựng củng cố nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, kiểm tra giám sát của nhà nƣớc trong việc giải quyết mối quan hệ hài hòa về lợi ích kinh tế trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân .............................. 102 3.3 GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TƢ NHÂN Ở TỈNH THÁI BÌNH. ....................................................................................................... 105 3.3.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách bảo đảm lợi ích kinh tế của ngƣời lao động ................................................................................................ 105 3.3.2 Nhóm giải pháp về phía ngƣời lao động ............................................... 113 3.3.3 Nhóm giải pháp về ngƣời sử dụng lao động ......................................... 116 3.3.4 Nhóm giải pháp về nâng cao trách nhiệm vai trò của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội .................................................... 119 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 125 iii
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa 1 ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 5 BHLĐ Bảo hộ lao động 6 CNH Công nghiệp hoá 7 DN Doanh nghiệp 8 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc 9 DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân 10 DNDMTN Doanh nghiệp dệt may tƣ nhân 11 ĐH Đại học 12 HĐH Hiện đại hoá 13 LĐTBXH Lao động thƣơng binh xã hội 14 LĐ Lao động 15 NN Nƣớc ngoài 16 Nxb Nhà xuất bản 17 NUTC Liên đoàn Lao động Quốc gia Singgapo 18 TNLĐ Tai nạn lao động 19 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 20 TNHH-1TV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 21 UBND Uỷ ban Nhân dân I
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Tên bảng Trang 1 2.1 Giá trị xuất khẩu của một số doanh nghiệp dệt may ở tỉnh 55 Thái Bình năm 2010 2 2.2 Lao động ngành dệt may ở tỉnh Thái Bình 57 3 2.3 Quy mô sử dụng lao động trong các doanh nghiệp 58 Dệt may Thái Bình 4 2.4 Mức lƣơng bình quân của ngƣời lao động trong các loại 67 hình doanh nghiệp ở Thái Bình 5 2.5 Tiền lƣơng bình quân/tháng của ngƣời lao động trong 69 DNTN ở một số ngành nghề 6 2.6 Doanh nghiệp trả tiền làm thêm cho ngƣời lao động 70 7 2.7 So sánh điều kiện lao động vƣợt tiêu chuẩn cho phép trong 73 các loại hình doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình 8 2.8 Điều kiện chất lƣợng nhà xƣởng trong các doanh nghiệp 74 dệt may ở Thái Bình 9 2.9 Tình hình trang bị phƣơng tiện bảo hộ lao động cá nhân 75 cho ngƣời lao động trong các loại hình doanh nghiệp dệt may 10 2.10 Tỷ lệ lao động đƣợc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 76 năm 2010 11 2.11 Nguyên nhân gây tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh 2010 77 12 2.12 Tỷ lệ số giờ làm việc trung bình/ngày của công nhân lao 79 động trong một số doanh nghiệp ở Thái Bình II
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ STT Biểu Tên biểu Trang 1 2.1 Cơ cấu các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình phân theo 54 loại hình doanh nghiệp 2 2.2 Cơ cấu lao động trong ngành dệt may tỉnh Thái Bình theo 59 nhóm tuổi 3 2.3 Cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái 60 Bình phân theo trình độ chuyên môn 4 2.4 Mức lƣơng bình quân của ngƣời lao động trong các loại 68 hình doanh nghiệp ở Thái Bình 5 2.5 Số giờ làm việc trung bình/ngày của công nhân lao động 79 trong các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình STT Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1 2.1 Sơ đồ các bƣớc tuyển dụng của các doanh nghiệp 63 III
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thái Bình là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng, đặc biệt là ngành công nghiệp dệt may. Trong những năm qua ngành dệt may Thái Bình từng bƣớc trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra, doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình còn những hạn chế nhất định, đặc biệt là hạn chế trong vấn đề đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp dệt may. Điều này đã gây những ảnh hƣởng tiêu cực đến cuộc sống của ngƣời lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực tế cho thấy, vấn đề đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình những năm qua chƣa đƣợc quan tâm thích đáng. Điều này thể hiện qua thực trạng điều kiện lao động của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may, nhất là doanh nghiệp dệt may tƣ nhân: lao động thủ công nặng nhọc, chất lƣợng nhà xƣởng kém, chật hẹp, ẩm thấp, đại bộ phận ngƣời lao động không đƣợc trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, không đƣợc theo dõi, kiểm tra sức khỏe thƣờng xuyên, trên 80% ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp này không đƣợc đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… Chính những tồn tại này tiểm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột lợi ích trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình. Vì vậy đòi hỏi cần phải có sự lý giải khoa học để kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dệt may và đƣa ra các giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình. Xuất phát từ thực tế đó và bằng những kiến thức đã đƣợc tiếp thu trong quá trình học tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình” làm luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị của mình. 1
  10. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề lợi ích và lợi ích kinh tế bắt đầu thu hút đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam từ đầu những năm 1980, nhất là từ khi Đảng ta quyết định thực hiện đƣờng lối đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài có thể kể đến: “Bàn về các lợi ích kinh tế” do Đào Duy Tùng chủ biên (1982), Nhà xuất bản (Nxb) Sự thật, Hà Nội. Cuốn sách tập hợp một số công trình nghiên cứu bƣớc đầu đã đƣợc trình bày ở một số Hội nghị khoa học của các tác giả nhƣ Đào Duy Tùng, Phạm Thành, Vũ Hữu Ngoạn… Trong đó các tác giả nói về cơ cấu lợi ích kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cùng với sự kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế đó. Theo đó, cơ cấu lợi ích kinh tế dƣới chế độ xã hội chủ nghĩa bao gồm lợi ích kinh tế của xã hội, lợi ích kinh tế của nhà nƣớc và lợi ích kinh tế của cá nhân ngƣời lao động. Ba lợi ích này kết hợp hài hòa với nhau và trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội. Muốn có một nền kinh tế phát triển, muốn xây dựng đƣợc một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì vấn đề cốt lõi là giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa ba lợi ích kinh tế này. “Góp phần nghiên cứu quan hệ lợi ích” của tác giả Nguyễn Linh Khiếu (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách trình bày một số quan niệm về nhu cầu lợi ích và quan hệ lợi ích. Trong cuốn sách, tác giả cũng đi làm rõ mối quan hệ lợi ích trong pháp triển xã hội: quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, quan hệ giữa lợi ích riêng và lợi ích chung, giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài. Đặc biệt tác giả đã nghiên cứu về lợi ích kinh tế cùng những xu hƣớng vận động chủ yếu của xã hội hiện nay, những ảnh hƣởng của nó đối với việc thực hiện lợi ích kinh tế. Từ đây tác giả đã đƣa ra cơ sở để giải quyết vấn đề lợi ích của ngƣời lao động là phải đa dạng hóa vấn đề sở hữu, phải phát triển hài hòa các mối quan hệ lợi ích. 2
  11. “Lợi ích – Động lực phát triển xã hội” của tác giả Nguyễn Linh Khiếu (1999), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách nghiên cứu về lợi ích dƣới góc độ lý luận chung – lý luận triết học. Qua cuốn sách, tác giả trình bày nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa một số lợi ích chủ yếu với tính cách là động lực của sự phát triển xã hội và vấn đề sử dụng vai trò động lực của lợi ích kinh tế trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Từ đó tác giả đƣa ra những giải pháp để giải quyết mối quan hệ lợi ích sao cho lợi ích giữ đƣợc vai trò là động lực phát triển xã hội. “Cải cách và lợi ích” của tác giả Gatovskij do Nguyễn Ái Đoàn dịch (1996), tài liệu phục vụ nghiên cứu, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội. Tài liệu trình bày một số vấn đề cải cách ở nƣớc Nga những năm 90. Trong công cuộc cải cách ấy đặc biệt chú ý đến vấn đề lợi ích. Tác giả phân chia lợi ích kinh tế thành hai loại đối lập nhau: phù hợp và không phù hợp với mục tiêu cải cách; … “Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh”, Mai Đức Chính (2005), luận văn Thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã trình bày một cách khái quát những lý luận chung về vấn đề lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế. Trên cơ sở lý luận đó luận văn đã nghiên cứu thực trạng về giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh và những nguyên nhân cơ bản của việc tồn tại những bất đồng, mâu thuẫn và tranh chấp. Từ thực trạng đã phân tích, luận văn đã đƣa ra những phƣơng hƣớng cùng giải pháp về hoàn thiện luật pháp, về nâng cao vai trò của các tổ chức công đoàn, về giải quyết tranh chấp lao động ở doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài… để giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh “Vai trò động lực của lợi ích kinh tế đối với sự nghiệp xây dựng đất nước”, Đỗ Nhật Tân (1991), luận án Tiến sĩ, Học viện Nguyễn Ái Quốc. 3
  12. Luận văn nghiên cứu phạm trù lợi ích kinh tế dƣới khía cạnh là một động lực cơ bản nhất của hoạt động con ngƣời, là động lực của mọi sự phát triển và tiến bộ xã hội nói chung. Theo đó cần phải coi động lực lợi ích kinh tế là nhân tố cơ bản nhất của phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Luận văn cũng đƣa ra vấn đề: muốn sử dụng đƣợc động lực lợi ích kinh tế trong công cuộc xây dựng đất nƣớc thì cần giải quyết tổng hợp các mối quan hệ đa dạng phức tạp của lợi ích kinh tế. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân. Trong đó tập trung vào các giải pháp nhƣ giải quyết các quan hệ sở hữu tƣ liệu sản xuất, giải quyết vấn đề tiền lƣơng, chặn đứng và đẩy lùi nạn tham nhũng… Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu, bài báo có liên quan đến vấn đề lợi ích kinh tế của ngƣời lao động nhƣ “Lợi ích kinh tế - động lực thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Đào Duy Huân trên Tạp chí Phát triển kinh tế số 200 xuất bản năm 2007; “Vấn đề bảo vệ người lao động trong Bộ Luật lao động” của tác giả Nguyễn Văn Phần đăng trên Tạp chí Lao động và xã hội số 5 xuất bản năm 1994; “Lợi ích kinh tế - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của PTS Hồ Tấn Phong đăng trên Tạp chí Phát triển kinh tế số 27 xuất bản năm 1993,… Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã tiếp cận vấn đề lợi ích, lợi ích kinh tế, vai trò của lợi ích trong sự phát triển của xã hội, của con ngƣời và mối quan hệ giữa các lợi ích dƣới nhiều góc độ khác nhau, nhƣng mới chỉ đề cập đến vấn đề lợi ích một cách chung chung đặt trong tổng thể các mối quan hệ khác liên quan đến ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Nhìn chung chƣa có công trình nào nghiên cứu vấn đề lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam dƣới góc độ kinh tế chính trị, còn nghiên cứu vấn đề này trong phạm vi tỉnh Thái Bình thì cho đến nay chƣa có công trình nào đã công bố. Do đó, nghiên cứu đề tài này là cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn. 4
  13. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Phân tích bản chất lợi ích kinh tế nói chung và lợi ích kinh tế của ngƣời lao động nói riêng trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng việc đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình trong những năm qua. Từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và các giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. * Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Phân tích đặc trƣng, vai trò của lợi ích kinh tế; các yếu tố cấu thành lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp và mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp. -Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình những năm qua. - Đề xuất phƣơng hƣớng và hệ thống các giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2005 đến 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: trừu tƣợng hoá khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê so sánh, lô gíc và lịch sử. Gắn lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề. - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học. 5
  14. Trong luận văn, ngƣời viết sẽ sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu những cái đơn giản, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc, từ đó tìm ra bản chất các hiện tƣợng và quá trình, hình thành các phạm trù – khái niệm về lợi ích kinh tế, và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó. Qua đó xem xét vào vấn đề đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình -Phương pháp phân tích tổng hợp Phƣơng pháp phân tích tổng hợp đƣợc tiến hành thông qua các công đoạn: thu thập dữ liệu, kiểm tra dữ liệu, phân tích dữ liệu, và kiểm tra kết quả phân tích (Các số liệu đƣợc tổng hợp từ các báo cáo của Sở Lao động thƣơng binh xã hội tỉnh Thái Bình, Sở Kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Thái Bình, Liên đoàn lao động tỉnh ). Trên cơ sở kết quả phân tích, đề tài tổng hợp và đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của vấn đề đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình, tìm ra những nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu cũng nhƣ hạn chế của vấn đề, trên cơ sở đó đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình. - Phương pháp thống kê so sánh. Các tƣ liệu thu thập đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau sẽ đƣợc thống kê đầy đủ dựa trên sự phân tích, từ đó quy vào từng tiểu loại theo từng tiêu chí cụ thể. Đề tài sử dụng các số liệu liên quan đến các lợi ích kinh tế của ngƣời lao động, và việc thực hiện các lợi ích đó trong các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình chủ yếu từ năm 2005 đến 2010 qua đó so sánh, xử lý các số liệu để rút ra các kết luận. - Phương pháp lôgic – lịch sử. Phƣơng pháp lôgic – lịch sử đƣợc sử dụng để đề tài vừa mang tính liên tục vừa mang tính kế thừa các công trình nghiên cứu của các tác giả về vấn đề lợi ích kinh tế theo một chiều dọc của thời gian, vừa có tính quan hệ mật thiết giữa cái chung và cái riêng giữa các các công trình nghiên cứu và đề tài của tôi theo chiều 6
  15. ngang của không gian. Lịch sử không chỉ là các sự kiện mà còn là tính quan hệ tất yếu logic giữa các sự kiện mới quan trọng và có ý nghĩa hơn, bản chất hơn, quy luật hơn, và sâu sắc hơn. 6. Đóng góp mới của luận văn Một là; thông qua phân tích, đánh giá thực trạng việc đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình, luận văn chỉ ra những hạn chế còn tồn tại cũng nhƣ nguyên nhân của những hạn chế trong vấn đề đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Hai là; đề xuất phƣơng hƣớng và hệ thống giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động làm việc trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân nói riêng và trong ngành dệt may nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Ba là; kết quả nghiên cứu của luận văn giúp cho doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình có quan điểm và nhận thức sâu sắc về vai trò của lợi ích kinh tế đối với ngƣời lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó họ có thái độ cƣ xử đúng đắn, phù hợp với đạo đức, với quy ƣớc của pháp luật trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu với 3 chƣơng, 11 tiết. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về lợi ích kinh tế trong các doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng việc đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình. Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình. 7
  16. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỢI ÍCH KINH TẾ 1.1.1 Các quan niệm về lợi ích kinh tế, bản chất, đặc trƣng và vai trò của lợi ích kinh tế 1.1.1.1 Các quan niệm về lợi ích kinh tế Lợi ích theo tiếng la tinh là “interest” nghĩa là có ý nghĩa quan trọng, là nguyên nhân hiện thực của các hoạt động xã hội, các sự kiện, thành tựu ẩn dấu đằng sau những sự thúc đẩy trực tiếp động cơ, ý đồ, lý tƣởng…của các cá nhân, tập đoàn xã hội, giai cấp tham gia vào những hoạt động đó. Các nhà kinh tế học cổ điển Anh cho rằng, lợi ích kinh tế tƣ nhân là động lực đầu tiên của sự phát triển xã hội, trong hoạt động kinh tế, sự theo đuổi lợi ích tƣ nhân là nguồn gốc, nguyên nhân làm tăng của cải trong xã hội. Theo Adam Smith (1723-1790), trong quá trình hoạt động kinh tế, mỗi ngƣời đều theo đuổi lợi ích tƣ nhân, đều nỗ lực cải thiện hoàn cảnh của mình, nhƣ thế tất yếu sẽ dẫn đến làm tăng của cải xã hội. Nhƣng xuất phát từ tính vị kỷ của con ngƣời, lợi ích của cá nhân này bị hạn chế bởi lợi ích của cá nhân khác và trong quá trình thực hiện lợi ích kinh tế, tất cả các chủ thể đều có mối quan hệ với nhau. “Anh cho tôi thứ mà tôi thích, anh sẽ có thứ mà anh yêu cầu” [23, tr.65]. Trong quan điểm kinh tế của David Ricardo (1772-1823), lợi ích kinh tế của các giai cấp khác nhau đƣợc xây dựng trên cơ sở lý luận về giá trị. Ông coi tiền lƣơng và lợi nhuận chỉ là hai bộ phận của giá trị và cùng có một nguồn gốc là lao động. Cho nên việc tăng hay giảm tiền lƣơng sẽ không ảnh hƣởng đến giá cả của hàng hoá, mà chỉ ảnh hƣởng đến việc phân phối giá trị đó đƣợc tạo ra giữa công nhân và nhà tƣ bản, và do đó chỉ ảnh hƣởng đến lợi ích của họ về mặt số lƣợng. Nói cách khác, trong số giá trị mới đƣợc tạo ra, phần của công nhân nhỏ hơn, còn phần của những ngƣời đi thuê công nhân thì lớn hơn. Ricardo coi điều đó là do kết quả 8
  17. của các quy luật tự nhiên trong sự phát triển xã hội, là phù hợp với các nguyên tắc của kinh tế chính trị [22, tr.10]. Đến giữa thế kỷ XIX, Các Mác (1818-1883) và Ph.Angghen (1820-1895) là những ngƣời đƣa ra phƣơng pháp mới về nguyên tắc trong việc nghiên cứu lợi ích kinh tế. Chủ nghĩa Mác cho rằng, lợi ích không chỉ là biểu hiện cụ thể của quan hệ sản xuất, mà còn là “nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động của con ngƣời” [18, tr.346]. V.I.Lênin tiếp tục nghiên cứu cụ thể vấn đề lợi ích kinh tế và cho rằng cần phải thấy những lợi ích là khách quan khi nói: “Lợi ích thúc đẩy cuộc sống các dân tộc” [14, tr. 82]. Những năm gần đây, trên cơ sở những ý kiến tranh luận về vấn đề này từ những năm 60 của thế kỷ XX, một số tác giả đã đi sâu vạch ra những mặt cơ bản khác nhau của quan hệ lợi ích. Z.U.Sôraép (1986) cho rằng: Lợi ích là sự phản ánh những hệ thống quan hệ phức tạp của một số mặt hoạt động của con ngƣời thông qua một trong những mặt hoạt động khác nhau của họ trong quá trình thực tiễn tác động lẫn nhau của con ngƣời. Hay lợi ích là trạng thái quy định hoạt động, là sản phẩm tất yếu của các quan hệ xã hội hiện có, phản ánh nhận thức của chủ thể, và đƣợc xác định bởi môi trƣờng xã hội, là khả năng và mục đích của sự hoạt động của chủ thể theo sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và xã hội. Ông còn khẳng định, lợi ích xuất hiện trong quá trình hoạt động của cá nhân, nhóm, giai cấp với tƣ cách là mặt cơ bản của hoạt động thực tiễn. A.X.Điđcốpxki (1986) nói một cách cụ thể rằng: Lợi ích phản ánh mâu thuẫn giữa nhu cầu và việc thỏa mãn những nhu cầu, nó là sự định hƣớng hoạt động sản xuất của con ngƣời. Nhƣ vậy đa số các tác giả khẳng định lợi ích là cái phản ánh những quan hệ kinh tế, do các quan hệ kinh tế sinh ra và nó gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu của con ngƣời. Tùy theo cách tiếp cận, có thể phân biệt lợi ích theo lĩnh vực nhƣ lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị, lợi ích tinh thần; theo phạm vi cộng đồng nhƣ lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; theo tính chất chủ thể nhƣ lợi ích dân tộc, lợi ích nhà nƣớc, lợi ích của đảng... Ở đây, luận văn đề cập sâu tới vấn đề lợi ích kinh tế. 9
  18. Ở Việt Nam, tác giả Lê Xuân Tùng cho rằng: Lợi ích kinh tế là cái biểu hiện những động cơ, mục đích, những nhân tố kích thích khách quan thúc đẩy hoạt động lao động của con ngƣời. Lợi ích kinh tế gắn chặt với nhu cầu kinh tế, vì có nhu cầu mới có lợi ích. Nhƣng sẽ là không đúng nếu đồng nhất nhu cầu với lợi ích kinh tế… Lợi ích kinh tế không phải là nhu cầu nói chung (nhƣ nhu cầu về ăn, mặc, ở…) mà là việc thỏa mãn nhu cầu một cách tốt nhất, bao gồm cả nội dung của nhu cầu và phƣơng thức thỏa mãn nhu cầu. Vì suy cho cùng, cái thúc đẩy ngƣời ta hành động chính là nhằm thỏa mãn trên thực tế nhu cầu một cách tối ƣu…Có ngƣời hiểu lợi ích kinh tế nhƣ là sự thống nhất giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan. Theo chúng tôi, lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, nó phát sinh và tồn tại trên cơ sở một quan hệ sản xuất nhất định, không tùy thuộc vào ý muốn con ngƣời…Lợi ích kinh tế tồn tại không tùy thuộc ở chỗ ngƣời ta có nhận thức đƣợc nó hay không, mà do địa vị của họ trong hệ thống sản xuất xã hội quy định. Vì vậy, về bản chất, lợi ích kinh tế tồn tại khách quan [20, tr.94-96]. Trong bài viết đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế số 200, PGS.TS Đào Duy Huân viết: Lợi ích kinh tế là cái có ích, cái có lợi về mặt kinh tế. Đây là một phạm trù kinh tế biểu hiện tinh thần khách quan trong hoạt động kinh tế của con ngƣời tức biểu hiện quan hệ sản xuất. Vì vậy các quan hệ kinh tế của mỗi xã hội đƣợc biểu hiện trƣớc hết là lợi ích kinh tế [9]. Tác giả Vũ Hữu Ngoạn viết: Nguồn gốc sâu xa của các động cơ kinh tế là ở chỗ: cuộc sống của con ngƣời bao giờ cũng có nhu cầu và đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu. Dĩ nhiên không phải nhu cầu nào cũng làm cho con ngƣời theo đuổi, cũng trở thành động cơ. Có nhu cầu chƣa thể có sự chín muồi để thực hiện, có những nhu cầu mang tính hiện thực. Những nhu cầu mang tính hiện thực phụ thuộc vào trình độ của phƣơng thức sản xuất. Khi nhu cầu có điều kiện thực hiện thì trở thành lợi ích thiết thân của con ngƣời, thôi thúc con ngƣời vƣơn lên hành động giành cho kỳ đƣợc. 10
  19. Điều cần nhấn mạnh là không phải bản thân nhu cầu là lợi ích kinh tế, mà nhu cầu khi đƣợc xác định về mặt xã hội mới trở thành lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, là hình thức biểu hiện trƣớc hết các quan hệ sản xuất, nó không tùy thuộc vào ý chí, lòng ham muốn của con ngƣời [21, tr.61- 62]. Ở tất cả các khái niệm đƣợc tiếp cận theo các quan điểm khác nhau theo mức độ trừu tƣợng nông sâu khác nhau có thể thấy rõ hầu hết các tác giả khi đề cập đến khái niệm lợi ích kinh tế đều đề cập đến một phạm trù, đó là nhu cầu kinh tế. Vậy giữa lợi ích kinh tế và nhu cầu kinh tế có mối quan hệ nhƣ thế nào? Chúng có đồng nhất với nhau hay không? Để hiểu rõ thêm về lợi ích kinh tế ta đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và nhu cầu kinh tế. Một số tác giả cho rằng, lợi ích và nhu cầu là những phạm trù phản ánh sự khác biệt hoàn toàn về bản chất và sự tồn tại. Theo họ, cơ sở tác động của lợi ích là các quá trình lao động sản xuất xã hội, còn nhu cầu thì nảy sinh trong mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, giữa con ngƣời với con ngƣời mà trong đó hƣớng vào mục đích nhằm thỏa mãn “cơ thể sống chung”. Những tác giả khác lại đồng nhất nhu cầu và lợi ích. Họ cho rằng, lợi ích là nhu cầu đƣợc quyết định bởi xã hội, là nhu cầu khách quan đƣợc chế định bởi vị trí xã hội giữa các cá nhân, các giai cấp, các dân tộc, các nhóm xã hội, là sự phản ánh chủ quan các nhu cầu tồn tại khách quan. Từ những quan điểm nêu trên có thể thấy không thể tách rời lợi ích kinh tế ra khỏi nhu cầu kinh tế để xét nó nhƣ một hiện tƣợng riêng rẽ. Nhƣng cũng không thể đồng nhất nhu cầu kinh tế với lợi ích kinh tế. Giữa lợi ích kinh tế và nhu cầu kinh tế có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Nếu không có nhu cầu kinh tế thì cũng không có lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế chỉ có ý nghĩa khi nó đƣợc đặt trong mối quan hệ với nhu cầu kinh tế. Nhu cầu kinh tế thể hiện quan hệ chung của con ngƣời với hoàn cảnh kinh tế xung quanh còn lợi ích kinh tế chẳng những thể hiện mối quan hệ của con ngƣời với hoàn cảnh kinh tế xung quanh mà còn thể hiện mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời có cùng nhu cầu kinh tế và đối tƣợng thỏa mãn nhu cầu 11
  20. kinh tế với nhau trong việc thực hiện nhu cầu kinh tế ở các giai đoạn lịch sử nhất định. Giữa nhu cầu kinh tế và lợi ích kinh tế có cái chung. Cả hai đều chịu sự chi phối bởi sự phát triển của trình độ sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội, do đó chúng đều mang tính lịch sử. Cơ sở xuất hiện chúng, động cơ hành động của chúng đều là quá trình lao động, quá trình hoạt động của con ngƣời. Nhu cầu kinh tế và lợi ích kinh tế đều chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế nhƣng ở những mức độ khác nhau, chẳng hạn do địa vị khác nhau của những ngƣời trong hệ thống sản xuất, cho nên tuy họ có nhu cầu kinh tế nhƣ nhau nhƣng lợi ích kinh tế của họ lại khác nhau. Nhu cầu kinh tế thể hiện nội dung vật chất của lợi ích kinh tế và lợi ích kinh tế thể hiện quan hệ phân phối nhu cầu kinh tế của các quan hệ sản xuất. Tóm lại, nhu cầu kinh tế phản ánh những mối quan hệ tất yếu của xã hội, còn lợi ích kinh tế thì phản ánh những mối quan hệ trong phạm vi những mối quan hệ thực hiện nhu cầu kinh tế. Từ những phân tích trên có thể rút ra quan niệm chung nhất về lợi ích kinh tế nhƣ sau: “Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan biểu hiện của quan hệ sản xuất, được phản ánh trong ý thức trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn tối ưu nhu cầu kinh tế của chủ thể tham gia hoạt động đó”. Nhƣ vậy lợi ích kinh tế do quan hệ sản xuất quyết định. Ở đây ngƣời nào nắm các điều kiện vật chất của sản xuất ngƣời đó có thể chi phối lợi ích của các chủ thể khác. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, là động lực thúc đẩy hoạt động lao động sáng tạo của con ngƣời cho nên những thực thể kinh tế nắm giữ các điều kiện vật chất của sản xuất muốn thụ hƣởng đƣợc lợi ích tối đa (tức là tối đa hóa lợi nhuận) buộc phải đảm bảo lợi ích cho những ngƣời trực tiếp lao động sáng tạo ra lợi ích cho mình, giống nhƣ sự nuôi dƣỡng những động lực sáng tạo liên tục ra các lợi ích. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2