Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình
lượt xem 6
download
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TGXH thƣờng xuyên tại tỉnh Quảng Bình từ năm 2008 đến năm 2014, luận văn chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả TGXH thƣờng xuyên cho các đối tƣợng yếu thế trên địa bàn tỉnh trong thời gian tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHAN THỊ HỒNG HOA HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội - 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHAN THỊ HỒNG HOA HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI THỊ THANH XUÂN Hà Nội – 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của riêng tôi. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sƣ - Tiến sĩ Mai Thị Thanh Xuân, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hƣớng dẫn và những lời động viên của Cô đã giúp tôi vƣợt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Quý thầy cô giảng dạy chƣơng trình cao học “Kinh tế chính trị” đã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu ích và giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu và Quý thầy, cô công tác tại Trƣờng đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học và thực hiện tốt luận văn. Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị phòng Bảo trợ xã hội - Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Bình, Hội Bảo trợ ngƣời tàn tật và trẻ mồ côi, Hội ngƣời cao tuổi tỉnh Quảng Bình, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Quảng Bình đã hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình tôi tham gia khóa học và thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những ngƣời đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn !
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên đề tài: Hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên ở tỉnh Quảng Bình Số trang: 118 trang Trƣờng: Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa: Kinh tế Chính trị Thời gian: 2014 Bằng cấp: Thạc Sỹ Ngƣời nghiên cứu: Phan Thị Hồng Hoa Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân Trợ giúp xã hội (TGXH) là một trong những chính sách xã hội thể hiện tính ƣu việt và là một trong những trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội (ASXH) ở nƣớc ta hiện nay. Trong quá trình đổi mới đất nƣớc, xây dựng kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế vận hành theo các quy luật khách quan của thị trƣờng sẽ phân bố và sử dụng hiểu quả các nguồn lực cho tăng trƣởng cao, thu đƣợc những thành quả lớn về kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trƣờng: phân hoá giàu nghèo, chạy theo lối sống thực dụng suy giảm đạo đức, lối sống, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng… là những nguyên nhân làm tăng đối tƣợng yếu thế. Đây là nhóm đối tƣợng cần có sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của Nhà nƣớc và xã hội. Những năm qua, hoạt động trợ giúp xã hội ở tỉnh Quảng Bình đã quan tâm, chăm lo và tạo điều kiện kiện tốt nhất cho các đối tƣợng yếu thế trên địa bàn tỉnh có cuộc sống ổn định và hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng. Tuy nhiên, công tác TGXH thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế, có nơi, có lúc những đối tƣợng yếu thế trong tỉnh vẫn chƣa đƣợc quan tâm chăm sóc một cách đúng mức, chƣa tạo điều kiện để họ có thể tự tin vƣơn lên và hòa nhập cộng đồng. Từ các yêu cầu đặt ra đối với hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên ở tỉnh Quảng Bình, tiếp cận dƣới góc độ kinh tế chính trị, luận văn sử dụng phƣơng pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phƣơng
- pháp trừu tƣợng hoá khoa học và các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: phƣơng pháp loogic - lịch sử để xem xét và trình bày quá trình phát triển của hoạt động trợ giúp xã hội theo một trình tự liên tục và nhiều mặt; phƣơng pháp thống kê - so sánh để thống kê về thực trạng và so sánh số đối tƣợng yếu thế đƣợc trợ giúp, kinh phí trợ giúp qua các năm, từ đó để có những giải pháp trong việc thực hiện hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên có hiệu quả; phƣơng pháp phân tích-tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát và cụ thể nhất về thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên ở tỉnh Quảng Bình. Sau khi nghiên cứu, luận văn đã phân tích rõ, đánh giá đúng thực trạng và những vấn đề đặt ra, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động TGXH thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Qua đó tác giả đã tập trung đƣa ra các nhóm giải pháp: Hoàn thiện chính sách tài trợ cho hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên, mở rộng nguồn tài trợ cho hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên bằng cách huy động cả cộng đồng tham gia vào hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên; mở rộng đối tƣợng đƣợc nhận trợ giúp xã hội thƣờng xuyên, tổ chức tổng điều tra đối tƣợng yếu thế, định kỳ thống kê, rà soát có sự tham gia của cộng đồng, góp phần đơn giản hóa các thủ tục hành chính để các đối tƣợng dễ dàng tiếp cận hơn với các chính sách trợ giúp; đa dạng hóa các hình thức chăm sóc các đối tƣợng yếu thế, trong đó ƣu tiên trợ giúp tại cộng đồng, gia đình; nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về chính sách TGXH thƣờng xuyên đi đôi với thực hiện chính sách có hiệu quả, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra; làm tốt công tác thi đua, khen thƣởng, tăng cƣờng hƣớng dẫn, triển khai thực hiện các chính sách có hiệu quả nhất là các chính sách mới ban hành, thiết lập kênh thông tin đa chiều để tiếp nhận và phản hồi ý kiến của ngƣời dân về các vấn đề liên quan đến TGXH thƣờng xuyên. Kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đƣa ra các giải pháp này là đồng nhất với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
- MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ i Danh mục các bảng ..................................................................................................... ii Danh mục biểu đồ ....................................................................................................... ii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN ...................................... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 6 1.1.1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài ................... 6 1.1.2. Nhận xét về các công trình trên và khoảng trống cần được luận văn tiếp tục nghiên cứu ....................................................................................................... 14 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về trợ giúp xã hội thƣờng xuyên. ........................ 16 1.2.1. Một số vấn đề chung về trợ giúp xã hội ...................................................... 16 1.2.2. Trợ giúp xã hội thường xuyên ..................................................................... 22 1.3. Kinh nghiệm hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên của một số địa phƣơng 37 1.3.1. Khái quát hoạt động TGXH của một số tỉnh, thành phố ........................... 37 1.3.2. Bài học rút ra cho tỉnh Quảng Bình ........................................................... 42 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 45 2.1. Phƣơng pháp luận ............................................................................................... 45 2.2. Phƣơng pháp cụ thể ............................................................................................ 47 2.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ....................................................... 47 2.2.2. Phương pháp thống kê – so sánh ................................................................ 49 2.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp ............................................................. 49 2.2.4. Phương pháp lôgic - lịch sử....................................................................... 50 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2008-2014.................................... 51 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình ảnh hƣởng đến công tác trợ giúp xã hội thƣờng xuyên trên địa bàn.................................................. 51
- 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 51 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................ 51 3.2. Tình hình thực hiện TGXH thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2008 - 2014 ....................................................................................................... 53 3.2.1. Xác định đối tượng cần được trợ giúp xã hội ............................................. 53 3.2.2. Huy động nguồn tài chính cho hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên .. 61 3.2.3. Kết quả thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên ........................................ 65 3.3. Đánh giá chung .................................................................................................. 75 3.3.1 Những thành tựu cơ bản .............................................................................. 75 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 77 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 .... 83 4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thƣờng xuyên ......................................................................................................................... 83 4.1.1. Ảnh hưởng tích cực ..................................................................................... 83 4.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực ..................................................................................... 85 4.2. Quan điểm, định hƣớng thúc đẩy hoạt động TGXH thƣờng xuyên ................... 86 4.2.1. Quan điểm đẩy mạnh hoạt động TGXH thường xuyên ............................... 86 4.2.2. Định hướng hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở Quảng Bình đến năm 2020. .............................................................................................. 88 4.3. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động TGXH thƣờng xuyên ở tỉnh Quảng Bình ............................................................................................................... 91 4.3.1. Hoàn thiện chính sách tài trợ cho hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ..... 91 4.3.2. Mở rộng nguồn tài trợ cho hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ......... 94 4.3.3. Mở rộng đối tượng được nhận trợ giúp xã hội thường xuyên .................... 97 4.3.4. Đa dạng hóa các hình thức chăm sóc các đối tượng yếu thế, trong đó ưu tiên trợ giúp tại cộng đồng, gia đình. ................................................................... 98 4.3.5. Nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về chính sách TGXH thường xuyên đi đôi với thực hiện chính sách có hiệu quả. .............................................. 99
- 4.3.6. Mở rộng mạng lưới hoạt động trợ giúp xã hội ......................................... 101 4.3.7. Hoàn thiện, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy, cán bộ thực hiện chính sách ..................................................................................................................... 102 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 105
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ASXH An sinh xã hội 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 CP Chính phủ 5 NSNN Ngân sách nhà nƣớc Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc 6 HIV/AIDS phải 7 NĐ Nghị định 8 TGXH Trợ giúp xã hội 9 UBND Uỷ ban nhân dân 10 XHCN Xã hội chủ nghĩa i
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Số ngƣời đƣợc nhận TGXHTX ở tỉnh Quảng 1 Bảng 3.1 53 Bình giai đoạn 2008-2014 Nguồn lực tài chính cho hoạt động trợ giúp xã 2 Bảng 3.2 61 hội thƣờng xuyên giai đoạn 2008-2014 Cơ cấu nguồn tài chính trợ giúp xã hội thƣờng 3 Bảng 3.3 63 xuyên giai đoạn 2008-2014 Kết quả TGXHTX phân theo đối tƣợng 4 Bảng 3.4 67 hƣởng giai đoạn 2008-2014 Số đối tƣợng đƣợc cấp thẻ BHYT giai đoạn 5 Bảng 3.5 68 2008-2014 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT BIỂU ĐỒ Trang Số ngƣời đƣợc nhận trợ giúp xã hội thƣờng xuyên giai 3.1 54 đoạn 2008-2014 ii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cuộc sống, các cá nhân, gia đình và nhiều khi cả cộng đồng không may gặp phải những rủi ro do thiên tai hay những biến động do đời sống kinh tế, xã hội gây ra hoặc những lý do bất khả kháng khác mà bản thân họ cũng nhƣ những ngƣời thân của họ không thể tự khắc phục đƣợc; cũng có một số ngƣời bị thiệt thòi, yếu thế bởi nhiều lý do khác nhau nhƣ ngƣời già cô đơn không nơi nƣơng tựa, trẻ mồ côi, ngƣời tàn tật, trẻ bị nhiễm HIV/AISD. . . Những đối tƣợng này cần sự trợ giúp của Nhà nƣớc, của xã hội, cộng đồng để vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống, có điều kiện để tồn tại và có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng. Vì vậy trên thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng đều có các hoạt động với nhiều cách thức khác nhau nhằm che chở, bảo vệ các thành viên yếu thế trong xã hội của mình. Trợ giúp xã hội (TGXH) là một trong những chính sách xã hội thể hiện tính ƣu việt và là một trong những trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh xã hội (ASXH) ở nƣớc ta hiện nay. TGXH bao gồm các hợp phần chính sách là trợ giúp đột xuất và trợ giúp thƣờng xuyên. Trợ giúp xã hội cho đối tƣợng bảo trợ xã hội ở nƣớc ta đƣợc hình thành từ sau cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, với mục tiêu là cứu đói cho những ngƣời chịu hậu quả của chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Đến nay, mặc dù chiến tranh đã qua đi từ lâu, hậu quả kinh tế đã và đang từng bƣớc đƣợc khắc phục, nhƣng hậu quả về mặt xã hội và tinh thần vẫn còn rất nặng nề. Cuộc chiến tranh đã để lại hậu quả cho hàng triệu ngƣời, trong đó phần lớn là ngƣời tàn tật, trẻ em mồ côi không ngƣời nuôi dƣỡng, ngƣời già cả không nơi nƣơng tựa, ngƣời bị nhiễm chất độc da cam… Các đối tƣợng này rất cần sự trợ giúp của nhà nƣớc và cộng đồng để ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. 1
- Trong quá trình đổi mới đất nƣớc, xây dựng kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế vận hành theo các quy luật khách quan của thị trƣờng sẽ phân bố và sử dụng hiểu quả các nguồn lực cho tăng trƣởng cao, thu đƣợc những thành quả lớn về kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, nƣớc ta là nƣớc nghèo, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, thiên tai (bão lụt, hạn hán…) thƣờng xuyên xảy ra gây thiệt hại không nhỏ về ngƣời và tài sản, ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và điều kiện phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Mặt trái của kinh tế thị trƣờng: phân hoá giàu nghèo, chạy theo lối sống thực dụng, suy giảm đạo đức, lối sống, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng… Hơn nữa vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam là vấn đề cấp thiết đang là những nguyên nhân làm tăng đối tƣợng xã hội: Ngƣời già cô đơn, ngƣời lang thang, ngƣời tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, … Đây là nhóm đối tƣợng cần có sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của Nhà nƣớc và xã hội. Trợ giúp xã hội là một hoạt động nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của con ngƣời, đồng thời cũng mang tính chất nhân đạo, nhân văn, tƣơng thân tƣơng ái giúp đỡ nhau của con ngƣời trong cộng đồng, xã hội. Quảng Bình là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, từng là một trong những tâm điểm phá hoại của đế quốc Mỹ, vì vậy hậu quả cuộc chiến để lại cũng nặng nề hơn và lâu dài hơn. Điều đó gây áp lực không nhỏ cho Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, trong khi đó, nền kinh tế Quảng Bình lại kém phát triển (do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt). Hiện nay, trong tỉnh vẫn còn một bộ phận khá lớn dân cƣ không tự nuôi sống mình, họ rất cần đƣợc trợ giúp của xã hội. Những năm qua, hoạt động trợ giúp xã hội ở tỉnh Quảng Bình đã quan tâm, chăm lo và tạo điều kiện kiện tốt nhất cho các đối tƣợng yếu thế trên địa bàn tỉnh có cuộc sống ổn định và hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng. Tuy nhiên, công tác TGXH thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế, có nơi, có lúc những đối tƣợng yếu thế trong tỉnh vẫn chƣa đƣợc 2
- quan tâm chăm sóc một cách đúng mức, chƣa tạo điều kiện để họ có thể tự tin vƣơn lên và hòa nhập cộng đồng. Vì vậy, để công tác TGXH thƣờng xuyên của tỉnh thực sự trở thành hoạt động hữu ích nhằm giúp đỡ, bù đắp phần nào những thiệt thòi của các đối tƣợng yếu thế, góp phần đảm bảo ASXH, tiến tới sự công bằng về mọi mặt trong đời sống xã hội của địa phƣơng thì việc nghiên cứu chính sách và hoạt động TGXH thƣờng xuyên, để tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động TGXH từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động TGXH trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là đòi hỏi khách quan và cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị của mình là “Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên ở tỉnh Quảng Bình" Câu hỏi nghiên cứu đề tài là: Tại sao phải thực hiện TGXH thường xuyên đối với các đối tượng yếu thế? Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Bình đã và sẽ phải làm gì để hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên đạt hiệu quả cao hơn và có ý nghĩa thiết thực hơn? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2. 1. Mục đích Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TGXH thƣờng xuyên tại tỉnh Quảng Bình từ năm 2008 đến năm 2014, luận văn chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả TGXH thƣờng xuyên cho các đối tƣợng yếu thế trên địa bàn tỉnh trong thời gian tiếp theo. 2. 2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên 3
- - Đánh giá, phân tích thực trạng tổ chức thực hiện chính sách TGXH thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 2008 đến năm 2014 trên cả hai mặt kết quả đạt đƣợc và hạn chế, tìm ra nguyên nhân của hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách và đẩy mạnh các hoạt động TGXH thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3. 1 Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là chính sách và các hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên đối với các đối tƣợng trong diện đƣợc hƣởng trợ giúp xã hội thƣờng xuyên theo quy định. 3. 2 Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nội dung: trợ giúp xã hội là hoạt động có nội dung rộng, bao gồm nhiều hợp phần, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên đối với 3 nhóm đối tƣợng chính: nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhóm ngƣời cao tuổi và nhóm ngƣời khuyết tật nặng. + Phạm vi không gian: luận văn nghiên cứu hoạt động TGXH thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, luận văn cũng nghiên cứu hoạt động này tại một số địa phƣơng khác để rút ra bài học kinh nghiệm. + Phạm vi thời gian: từ năm 2008 – 2014. 4. Những đóng góp khoa học của luận văn - Hệ thống hoá và làm rõ hơn cở sở lý luận về TGXH thuờng xuyên. - Đánh giá thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên ở Quảng Bình và chỉ rõ các vấn đề đặt ra cần giải quyết. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 4
- 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về trợ giúp xã hội thƣờng xuyên. Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên ở tỉnh Quảng Bình Chương 4: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh hoạt động trợ giúp xã hội thƣờng xuyên ở tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 5
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƢỜNG XUYÊN 1. 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1. 1. 1. Những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết về ASXH, trong đó có đề cập đến công tác TGXH thƣờng xuyên ở góc độ lý luận, chính sách, thực tiễn… Cũng có những công trình bài viết riêng về TGXH ở những góc độ, khía cạnh khác nhau. Một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 gồm những công trình nghiên cứu về ASXH: “Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam”, của Lê Bạch Dƣơng và các tác giả, NXB Thế giới, Hà Nội, 2005. Cuốn sách trình bày kết quả khảo sát các nhu cầu và những vấn đề có liên quan đến các nhóm thiệt thòi ở Việt Nam đó là các hộ gia đình nghèo ở nông thôn, lao động di cƣ từ nông thôn ra thành thị và những ngƣời khuyết tật kể cả ngƣời nhiễm HIV/AIDS nhƣ: vấn đề nghèo đói ở nông thôn và nhu cầu trợ giúp xã hội của các hộ nông dân nghèo, nhu cầu trợ giúp xã hội của lao động di cƣ từ nông thôn ra thành thị, những vấn đề mà ngƣời khuyết tật, ngƣời nhiễm HIV/AISD đang phải đối mặt. Nhìn nhận chức năng trợ giúp xã hội thƣờng xuyên nhƣ hệ thống bảo trợ xã hội. Đồng thời các tác giả đƣa ra những dẫn chứng về số liệu, văn bản, nguồn lực, kết quả thực hiện, điểm mạnh, điểm hạn chế của hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam đối với các nhóm đối tƣợng yếu thế, thiệt thòi. từ đó định hƣớng bảo trợ xã hội cho các nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thƣơng ở Việt Nam trong những năm tới. “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam”, Mai Ngọc Cƣờng, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. 6
- Thông qua những số liệu đƣợc cập nhật, phân tích cặn kẽ, cuốn sách đã cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng hệ thống ASXH Việt Nam hiện nay trên khía cạnh các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ƣu đãi xã hội và trợ giúp xã hội. Tác giả đã đánh giá chính sách trợ giúp xã hội thƣờng xuyên hiện hành, đặc biệt đã phân tích chỉ rõ những hạn chế, yếu kém của hệ thống chính sách ASXH từ đó đề xuất một số phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách ASXH, tiến tới xây dựng mô hình ASXH phù hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cuốn sách này là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực an sinh xã hội. ”Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta trong quá trình hội nhập”, Nguyễn Hữu Dũng, tạp chí lao động xã hội (số 332), 4/2008. Tác giả đã làm rõ kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nêu rõ các chính sách ASXH ở nƣớc ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế toàn cầu. Dựa vào kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Thụy Điển, Đức và thực trạng chính sách ASXH Việt Nam, tác giả phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách ASXH ở nƣớc ta trong quá trình hội nhập từ đó đƣa ra những kiến nghị cần xây dựng mức chuẩn trợ cấp chung và từ mức chuẩn trợ cấp này xác định mức trợ cấp cho mỗi loại chính sách cụ thể của hệ thống ASXH. Mức chuẩn này đƣợc xác định trên cơ sở mức chi tiêu bình quân để bảo đảm mức sống tối thiểu. Từ mức chuẩn trợ cấp này, xác định mức cho mỗi loại chính sách, bộ phận của chính sách ASXH. Tác giả còn cho rằng TGXH là một bộ phận hợp thành của hệ thống ASXH và phải đƣợc xây dựng trên cơ sở quan điểm gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế và phát triển hệ thống ASXH của Quốc gia. ”An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020” của Vũ Văn Phúc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2012. Cuốn sách này tập hợp các bài viết trình bày về 7
- những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm thế giới về ASXH; Những vấn đề về thực tiễn ASXH ở nƣớc ta. Trong bài ”ASXH ở nƣớc ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” tác giả Vũ Văn Phúc nhấn mạnh ”bảo đảm ASXH trở thành vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước, bởi việc chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng XHCN ở Việt Nam” [25, tr. 13-14]. Để thực hiện mục tiêu đó, một số tác giả cho rằng Nhà nƣớc cần phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau nhƣ: Tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng tốt hơn quan điểm kết hợp hài hòa giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội với bảo đảm ASXH ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển [25, tr. 142]; phát triển mạnh và đa dạng hóa hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàn dân [25, tr. 230]. Có thể nói, mỗi bài viết dù có cách tiếp cận khác nhau nhƣng đều đƣa ra giải pháp nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay. ”Việt Nam đang hướng tới hệ thống an sinh xã hội năng động, hiệu quả”, Đàm Hữu Đắc, 2009, Tạp chí cộng sản, 13/2009. Bài viết đã nói rõ và mở rộng hơn về khái niệm ASXH và nêu rõ thế nào là hệ thống an sinh xã hội năng động đó là “an sinh xã hội là phƣơng tiện phòng tránh và bảo vệ từng cá nhân trƣớc những rủi ro và sự yếu thế. Phƣơng pháp tiếp cận mang tính đổi mới đó đƣợc gọi là “Hệ thống an sinh xã hội năng động”. Ngoài ra bài viết còn nêu rõ vai trò của an sinh xã hội không chỉ đơn thuần là phƣơng tiện bồi thƣờng và khắc phục khó khăn cho đối tƣợng, mà là sự đầu tƣ vào yếu tố con ngƣời “vốn con ngƣời”. Đƣa ra mục tiêu chính của hệ thống an sinh xã hội năng động là phát triển dịch vụ xã hội bền vững và dễ tiếp cận hơn, không chỉ chú trọng đến dịch vụ bảo trợ mà còn tăng cƣờng các biện pháp phòng tránh và hỗ trợ hòa nhập việc làm, nhằm xây dựng xã hội hiệu quả về kinh tế, xã 8
- hội và hoà nhập cộng đồng tốt hơn. Để thực hiện đƣợc mục tiêu chính đó thì trong bài viết cũng đã đƣa ra đƣợc một số vấn đề cần tập trung giải quyết nhƣ: Bảo đảm thu nhập, ổn định cuộc sống cho ngƣời già; tăng ý nghĩa bảo vệ và giảm thiểu chi phí của bảo hiểm thất nghiệp; tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; giải quyết tốt thách thức bệnh nghề nghiệp. Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đang hƣớng tới bảo đảm công bằng trong các chính sách hỗ trợ, không để sót đối tƣợng, nhằm bảo đảm cho mọi thành viên trong xã hội đƣợc bảo vệ về cuộc sống. Đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đối tƣợng trên cơ sở mở rộng sự tham gia của các đối tƣợng vào các hoạt động trợ giúp. Từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam nói chung và hoạt động TGXH nói riêng. “Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020”, Nguyễn Thị Lan Hƣơng, 2013, Viện khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách này đã giới thiệu một cách có hệ thống và logich những vấn đề chung của an sinh xã hội, nội dung cơ bản của Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 1/6/2012 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng về “Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” khẳng định: đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân với các yêu cầu: bảo đảm để ngƣời dân có việc làm, thu nhập tối thiểu; tham gia bảo hiểm xã hội, bảo đảm hỗ trợ những ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngƣời cao tuổi thu nhập thấp, ngƣời khuyết tật nặng, ngƣời nghèo…); bảo đảm cho ngƣời dân tiếp cận đƣợc các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu (y tế, giáo dục, nhà ở, nƣớc sạch, thông tin), góp phần từng bƣớc nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Cuốn sách cũng nêu lên những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại của chính sách an sinh xã hội hiện hành và các định hƣớng chính sách cho giai đoạn từ nay đến năm 2020. Cuốn sách đã nêu lên những khái niệm về an sinh xã hội 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn