intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

40
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên những luận cứ khoa học trong nước, ngoài nước và quan điểm của Nhà nước về khu kinh tế cửa khẩu để phân tích đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển của khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam, phát hiện những mặt hạn chế, bất cập trong phát triển khu kinh tế cửa khẩu, từ đó để xuất một số định hướng giải pháp đẩy mạnh phát triển khu kinh tế cửa khẩu trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam

  1. ®¹i häc quèc gia hµ néi tr-êng ®¹i häc kinh tÕ ---------------- NguyÔn Quèc Anh ph¸t triÓn khu kinh tÕ cöa khÈu ë viÖt nam Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ chÝnh trÞ M· sè: 60 31 01 luËn v¨n th¹c sü kinh tÕ chÝnh trÞ ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS Phan Huy §-êng Hµ néi - n¨m 2009
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn thạc sỹ với đề tài: "Phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam", tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và sự ủng hộ, động viên của gia đình. Qua đây, tác giả xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp, gia đình và đặc biệt xin gửi lời cảm ơn thầy giáo, PGS.TS Phan Huy Đường - giáo viên hướng dẫn, đã giúp đỡ để tác giả hoàn thành Luận văn này. Người thực hiện Nguyễn Quốc Anh 1
  3. MỤC LỤC Lêi c¶m ¬n ............................................................................................................. 1 Môc lôc ................................................................................................................... 2 Danh môc c¸c tõ viÕt t¾t .......................................................................................... 4 Danh môc c¸c b¶ng vµ h×nh..................................................................................... 5 Lêi më ®Çu............................................................................................................. 6 Ch-¬ng 1 C¬ së lý luËn vµ kinh nghiÖm quèc tÕ vÒ ph¸t triÓn khu kinh tÕ cöa khÈu .......................................................................................... 11 1.1 VÞ trÝ cña khu kinh tÕ cöa khÈu ®èi víi quèc gia .............................................. 11 1.1.1 Kh¸i niÖm..................................................................................................... 11 1.1.2 Lîi Ých cña viÖc ph¸t triÓn khu kinh tÕ cöa khÈu .......................................... 12 1.1.3 Sù cÇn thiÕt ph¶i h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn c¸c khu kinh tÕ cöa khÈu .............. 16 1.1.4 §iÒu kiÖn ph¸t triÓn khu kinh tÕ cöa khÈu ..................................................... 20 1.2 Kinh nghiÖm ph¸t triÓn kinh tÕ cöa khÈu ë mét sè n-íc vµ bµi häc cho ViÖt Nam ........................................................................................................ 25 1.2.1 ChÝnh s¸ch më cöa kinh tÕ g¾n víi thóc ®Èy kinh tÕ biªn mËu cña Trung Quèc ................................................................................................ 25 1.2.2. Linh ho¹t vµ ®¬n gi¶n hãa chÝnh s¸ch nh»m thóc ®Èy giao th-¬ng biªn giíi cña Th¸i Lan ........................................................................................ 29 1.2.3 Bµi häc kinh nghiÖm rót ra cho ViÖt Nam ..................................................... 33 Ch-¬ng 2 Thùc tr¹ng ph¸t triÓn khu kinh tÕ cöa khÈu ë ViÖt Nam thêi gian qua ............................................................................................ 37 2.1 LÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn khu kinh tÕ cöa khÈu ë ViÖt Nam................... 37 2.1.1 Qu¸ tr×nh h×nh thµnh..................................................................................... 37 2.1.2 C¸c giai ®o¹n ¸p dông c¬ chÕ chÝnh s¸ch ph¸t triÓn khu kinh tÕ cöa khÈu............................................................................................................ 38 2.1.3 T×nh h×nh ph©n bè......................................................................................... 39 2.2 Thùc tr¹ng ph¸t triÓn khu kinh tÕ cöa khÈu ë ViÖt Nam ................................... 43 2.2.1 ChÝnh s¸ch vÒ kinh tÕ cöa khÈu cña c¸c n-íc cã chung ®-êng biªn giíi víi ViÖt Nam .............................................................................................. 43 2.2.2 ChÝnh s¸ch ph¸t triÓn khu kinh tÕ cöa khÈu cña ViÖt Nam ............................ 50 2.2.3 T×nh h×nh ph¸t triÓn khu kinh tÕ cöa khÈu ë ViÖt Nam .................................. 61 2
  4. 2.3 §¸nh gi¸ thùc tr¹ng ph¸t triÓn khu kinh tÕ cöa khÈu ë ViÖt Nam ..................... 71 2.3.1 Thµnh tùu ..................................................................................................... 71 2.3.2 H¹n chÕ ........................................................................................................ 79 2.3.3 Nguyªn nh©n cña nh÷ng h¹n chÕ .................................................................. 82 Ch-¬ng 3 Quan ®iÓm vµ gi¶i ph¸p ®Èy m¹nh ph¸t triÓn khu kinh tÕ cöa khÈu ë ViÖt Nam trong thêi gian tíi ................................................ 85 3.1 Quan ®iÓm vµ môc tiªu ph¸t triÓn khu kinh tÕ cöa khÈu ë ViÖt Nam ................ 85 3.1.1 Bèi c¶nh ....................................................................................................... 85 3.1.2 Quan ®iÓm vµ vµ môc tiªu ph¸t triÓn khu kinh tÕ cöa khÈu............................ 90 3.2 C¸c gi¶i ph¸p nh»m ®Èy m¹nh ph¸t triÓn khu kinh tÕ cöa khÈu ........................ 92 3.2.1 Quy ho¹ch tæng thÓ khu kinh tÕ cöa khÈu ..................................................... 92 3.2.2 X©y dùng kÕt cÊu h¹ tÇng khu kinh tÕ cöa khÈu ............................................ 93 3.2.3 VËn ®éng xóc tiÕn ®Çu t- vµo khu kinh tÕ cöa khÈu ...................................... 95 3.2.4 ChÝnh s¸ch xuÊt nhËp khÈu hµng hãa dÞch vô ............................................... 96 3.2.5 Gi÷ g×n vµ b¶o vÖ an ninh quèc phßng .......................................................... 98 3.2.6 §µo t¹o nguån nh©n lùc .............................................................................. 100 KÕt luËn ............................................................................................................. 101 Tµi liÖu tham kh¶o............................................................................................... 103 Phô lôc ................................................................................................................ 108 3
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFTA Khu vực thương mại tự do của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á BOT Xây dựng, vận hành, chuyển giao BT Xây dựng, chuyển giao BTO Xây dựng, chuyển giao, vận hành CAFTA Khu thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc CK Cửa khẩu GMS Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng KTCK Kinh tế cửa khẩu ODA Hỗ trợ phát triển chính thức USD Đô la Mỹ VAT Thuế giá trị gia tăng WTO Tổ chức thương mại thế giới XNC Xuất nhập cảnh XNK Xuất nhập khẩu 4
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Số hiệu bảng/hình Tên bảng/hình Trang Bảng 2.1 Số khu KTCK được thành lập tính đến năm 2008 39 Bảng 2.2 Diện tích, dân số các khu KTCK năm 2008 69 Hình 2.1 Tỷ trọng kim ngạch XNK qua khu KTCK theo 70 tuyến biên giới năm 2008 Hình 2.2 Tỷ trọng lượt người xuất nhập cảnh qua khu 70 KTCK theo tuyến biên giới năm 2008 Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu chủ yếu của khu KTCK năm 2008 71 Hình 2.3 Tỷ trọng thu ngân sách qua khu KTCK theo tuyến 72 biên giới năm 2008 Bảng 2.4 Thu hút đầu tư vào khu KTCK năm 2008 72 5
  7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Mở cửa và hội nhập theo phương châm "đa dạng hoá, đa phương hoá” các quan hệ giao lưu kinh tế đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định như một trong những điều kiện quan trọng để đẩy nhanh phát triển kinh tế đất nước. Trong những điều kiện đặc thù của Việt Nam, với đường biên giới trải dài bao gồm nhiều cửa khẩu thông với các nước láng giềng, việc phát triển loại hình khu kinh tế cửa khẩu là việc làm hết sức cần thiết nhằm mục đích mở cửa nền kinh tế theo nhiều hướng, theo nhiều tầng nấc khác nhau. Việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu sẽ thúc đẩy giao thương qua cửa khẩu, trên cơ sở đó tạo tiền đề cho kinh tế của một vùng lớn cũng như kinh tế của cả quốc gia phát triển. Khu kinh tế cửa khẩu tạo ra một địa bàn để tăng cường giao thương giữa hai nước, khai thác tiềm năng du lịch, công nghiệp để phát triển du lịch và công nghiệp, tận dụng được các lợi thế tiềm năng của từng địa phương ở cả hai bên đường biên, huy động sự tham gia của nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như ngoại giao, sản xuất hàng xuất khẩu, nghiên cứu khoa học công nghệ, tài chính,...của các tỉnh, các vùng có biên giới với các nước láng giềng vào hoạt động kinh tế đối ngoại ở khu vực biên giới. Cùng với việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu sẽ kéo theo sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tổng hợp với mạng lưới giao thông nối liền giữa khu kinh tế cửa khẩu với nước bạn và nội địa của nước ta, tạo điều kiện lôi kéo và thúc đẩy hợp tác liên vùng về kinh tế - xã hội giữa các vùng của đất nước. Hình thành và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam là hình thành các đầu mối quan hệ liên vùng của hợp tác liên vùng hai Hành lang, một vành đai kinh tế ở khu vực phía Bắc; hợp tác phát triển Hành lang kinh tế Đông - Tây ở miền Trung và Hành lang kinh tế đường xuyên Á ở phía Nam. Các khu kinh tế cửa khẩu sẽ tạo lập quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng và vươn tới các nước khác. Thông qua việc hình thành và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu sẽ góp phần tăng cường, mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta với Trung 6
  8. Quốc, Lào, Campuchia và qua các nước đó tới các nước khác, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương hai bên biên giới và cùng nhau khai thác các tiềm năng và lợi thế của khu kinh tế cửa khẩu ở mỗi bên. Phát triển khu kinh tế cửa khẩu còn góp phần củng cố hoà bình và an ninh trong khu vực, gìn giữ an ninh, ổn định xã hội ở vùng biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng. Hoạt động giao lưu kinh tế tại khu vực các cửa khẩu biên giới không chỉ làm tăng tiềm lực kinh tế cho khu vực biên giới mà còn làm cho người dân vùng biên nhận thức được sự cần thiết phải giữ gìn môi trường hoà bình, hợp tác để làm ăn lâu dài. Điều đó càng khuyến khích người dân gắn bó với vùng biên, sẵn sàng bảo vệ biên giới khi cần thiết. Bên cạnh đó, giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu còn đòi hỏi phân bố lại dân cư và lao động trong vùng, tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng với nhân dân trên địa bàn. Đây là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa to lớn của giao lưu kinh tế cửa khẩu biên giới đối với nhiệm vụ giữ vững an ninh - quốc phòng và bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Phát triển kinh tế cửa khẩu là một xu hướng phát triển mới trong chính sách phát triển của nước ta theo xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế nhằm khai thác các tiềm năng và nguồn lực của yếu tố vị trí địa lý kinh tế và chính trị của dải biên giới mà tâm điểm là hình thành một khu vực đầu mối giao thông - cửa khẩu biên giới đất liền thông thoáng và có cơ sở pháp lý cùng hệ thống kết cấu hạ tầng với những chính sách phát triển phù hợp để tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa nước ta với các nước láng giềng và qua đó tới các nước khác trong khu vực. Với ý nghĩa trên, tác giả lựa chọn đề tài "Phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam" làm Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu Khu kinh tế cửa khẩu là một loại hình kinh tế mới mẻ tại Việt Nam và chỉ được Nhà nước cho áp dụng thí điểm các cơ chế chính sách từ năm 1996. Trải qua hơn 10 năm, hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu và cả các cơ chế chính sách của Nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu đang từng bước phát triển và hoàn thiện. Đã có một số đề tài nghiên cứu được công bố và một số bài viết trên các tạp chí 7
  9. kinh tế nhưng với số lượng không nhiều, đánh giá chung hoặc về những khía cạnh riêng lẻ của khu kinh tế cửa khẩu như tình hình hoạt động kinh doanh, một số cơ chế, chính sách của Nhà nước... Trong đó phải kể đến nghiên cứu: - Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Dung - Viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW năm 1999, chủ nhiệm đề tài "Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng cơ chế chính sách và các biện pháp quản lý kinh tế đặc thù đối với khu vực cửa khẩu trên bộ phía Bắc Việt Nam". Nội dung chính của Đề tài bao gồm: cơ sở lý luận về áp dụng cơ chế chính sách đặc thù phát triển khu vực các cửa khẩu biên giới đất liền; thực trạng giao lưu kinh tế khu vực các cửa khẩu biên giới đất liền phía Bắc Việt Nam; một số khuyến nghị về cơ chế chính sách và các phát triển giao lưu kinh tế tại khu vực các cửa khẩu biên giới đất liền phía Bắc. - Thạc sĩ Trần Kim Chung - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW năm 2001 - chủ nhiệm đề tài "Đánh giá việc áp dụng một số cơ chế, chính sách về khu kinh tế cửa khẩu trong những năm qua và định hướng cho giai đoạn tiếp theo". Nội dung chính của Đề tài gồm: sự phát triển nhận thức của việc hình thành khu kinh tế cửa khẩu; đánh giá việc áp dụng thí điểm một số chính sách đối với việc hình thành và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu; kiến nghị một số giải pháp cơ chế chính sách cho các khu kinh tế cửa khẩu. - Cử nhân Nguyễn Thị Mẫn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2007 - chủ nhiệm đề tài "Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các khu kinh tế cửa khẩu". Nội dung chính của đề tài gồm: đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh tại một số khu kinh tế cửa khẩu; đánh giá tác động của khu kinh tế cửa khẩu đến đời sống cư dân biên giới; một số vướng mắc trong hoạt động kinh doanh tại khác khu kinh tế cửa khẩu; quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đã thực hiện cách đây khá lâu hoặc giới hạn trong phạm vi hẹp hơn về đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam nói chung và khu kinh tế cửa khẩu cũng như các cơ chế chính sách liên quan nói riêng từ đó đến nay đã có nhiều thay đổi. Riêng về chủ đề phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, chưa có đề tài thực hiện. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn 8
  10. nghiên cứu về phát triển các khu kinh tế cửa khẩu nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển phù hợp với vai trò và vị trí của loại hình kinh tế này ở Việt Nam trong tình hình mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Dựa trên những luận cứ khoa học trong nước, ngoài nước và quan điểm của Nhà nước về khu kinh tế cửa khẩu để phân tích đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển của khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam, phát hiện những mặt hạn chế, bất cập trong phát triển khu kinh tế cửa khẩu, từ đó để xuất một số định hướng giải pháp đẩy mạnh phát triển khu kinh tế cửa khẩu trong thời gian tới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở khoa học của sự hình thành và phát triển của khu kinh tế cửa khẩu. - Phân tích, đánh giá thực trạng để phát hiện những hạn chế, bất cập của khu kinh tế cửa khẩu. - Luận chứng những quan điểm và đưa ra giải pháp cơ bản nhằm phát triển các khu kinh tế cửa khẩu trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu 4.2.1 Không gian Các khu kinh tế cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia. 4.2.2 Thời gian Từ năm 1996 đến thời điểm hiện tại, định hướng phát triển đến năm 2015, tầm nhìn 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp sau: phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh... 9
  11. 6. Những đóng góp mới của Luận văn Luận văn sẽ đóng góp trên một số mặt sau: - Hệ thống hóa các lý luận về khu kinh tế cửa khẩu. - Phân tích thực trạng, nguyên nhân thành công và hạn chế trong việc phát triển của khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển khu kinh tế cửa khẩu trong thời gian tới. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển khu kinh tế cửa khẩu Chương 2. Thực trạng phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam thời gian qua Chương 3. Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới Sau đây là nội dung nghiên cứu chi tiết của Luận văn. 10
  12. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU 1.1 Vị trí của khu kinh tế cửa khẩu đối với quốc gia 1.1.1 Khái niệm 1.1.1.1 Giao lưu kinh tế qua biên giới Từ trước đến nay, "giao lưu kinh tế qua biên giới" thường được hiểu theo nghĩa hẹp là các hoạt động trao đổi thương mại qua biên giới giữa hai nước, chủ yếu là những trao đổi về hàng hóa tiêu dùng của cư dân hai biên giới hoặc giữa các xí nghiệp nhỏ đóng tại các địa bàn biên giới, thuộc tỉnh có cửa khẩu biên giới. Tuy nhiên, cùng với sự tăng cường xu hướng mở cửa và hợp tác kinh tế ở nhiều nước, khái niệm này đã ngày càng được mở rộng, bao trùm lên nhiều dạng hoạt động mới, trước kia chưa từng được thực hiện ở khu vực biên giới. Vì vậy, theo nghĩa rộng, "giao lưu kinh tế qua biên giới" là các hoạt động trao đổi kinh tế, kỹ thuật qua các cửa khẩu biên giới, trong đó các hoạt động trao đổi thương mại có vai trò chủ yếu. Hoạt động giao lưu kinh tế không chỉ đơn thuần là việc buôn bán, trao đổi hàng hóa thông thường mà còn bao gồm cả hoạt động hợp tác kỹ thuật, xuất nhập khẩu dịch vụ, thực hiện các liên doanh, buôn bán trang thiết bị kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch... Có thể nói rằng giao lưu kinh tế qua biên giới đã phát triển từ hình thức trao đổi hàng hóa đơn giản thành các hoạt động hợp tác sản xuất kinh doanh. Trong nội dung của Luận văn được trình bày ở các phần tiếp theo dưới đây, giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới được sử dụng theo nghĩa rộng của khái niệm này. 1.1.1.2 Cửa khẩu Cửa khẩu là nơi người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa ra - vào qua biên giới đất liền. Cửa khẩu biên giới đất liền (cửa khẩu biên giới) bao gồm: cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (còn gọi là cửa khẩu quốc gia) và cửa khẩu phụ, được mở trên các tuyến đường bộ, đường sắt trong khu vực biên giới theo Hiệp định về Quy chế biên giới đã được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với 11
  13. Chính phủ nước láng giềng để thực hiện việc xuất, nhập và qua lại biên giới quốc gia [10]. Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện, hàng hóa của Việt Nam, nước láng giềng và nước thứ ba xuất, nhập qua biên giới quốc gia. Cửa khẩu chính (cửa khẩu quốc gia) được mở cho người, phương tiện, hàng hóa của Việt Nam, nước láng giềng xuất, nhập qua biên giới quốc gia. Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện, hàng hóa của Việt Nam và nước láng giềng ở khu vực biên giới, vùng biên giới qua lại biên giới quốc gia. 1.1.1.3 Khu kinh tế cửa khẩu Khu kinh tế cửa khẩu (sau đây viết tắt là khu KTCK) được hiểu là một địa bàn bao gồm một cửa khẩu biên giới (cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính) và một khu vực quan hệ mật thiết đối với toàn bộ hoạt động giao lưu kinh tế biên giới qua cửa khẩu này. Địa bàn này có thể là một xã hoặc một số xã của một huyện, có thể là một số xã liền kề của hai huyện. Trên địa bàn đó được áp dụng một số chính sách ưu đãi về xây dựng cơ sở hạ tầng, về đầu tư sản xuất, thương mại, thuế, đất đai, xuất nhập cảnh và du lịch... Thông qua các khu KTCK đó, các hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới được khuyến khích phát triển, nhằm góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương vùng biên giới theo hướng hướng về xuất khẩu, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc vùng có cửa khẩu... Tóm lại, khu KTCK là một địa bàn lấy cửa khẩu làm hạt nhân, trên đó áp dụng một số chính sách ưu đãi nhằm tăng cường giao lưu kinh tế biên giới qua cửa khẩu đó. 1.1.2 Lợi ích của việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu Việc phát triển khu KTCK có ý nghĩa gì và đem lại những lợi ích như thế nào. Sau đây là những lợi ích chính: (1) Việc phát triển các khu KTCK sẽ thúc đẩy giao thương qua cửa khẩu, trên cơ sở đó tạo tiền đề cho kinh tế của một vùng lớn cũng như kinh tế của cả quốc gia phát triển. Hình thành và phát triển khu KTCK sẽ tạo ra một địa bàn để tăng cường giao thương giữa hai nước, khai thác tiềm năng du lịch, công nghiệp để phát triển du lịch 12
  14. và công nghiệp, tận dụng được các lợi thế tiềm năng của từng địa phương ở cả hai bên đường biên, huy động sự tham gia của nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như ngoại giao, sản xuất hàng xuất khẩu, nghiên cứu khoa học công nghệ, tài chính,...của các tỉnh, các vùng có biên giới với các nước láng giềng vào họat động kinh tế đối ngoại ở khu vực biên giới. Cùng với việc hình thành khu KTCK sẽ hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng tổng hợp với mạng lưới giao thông nối liền giữa khu KTCK với nước bạn và nội địa của nước ta, tạo điều kiện lôi kéo và thúc đẩy hợp tác liên vùng về kinh tế - xã hội giữa các vùng của đất nước. Hình thành và phát triển các khu KTCK cũng chính là hình thành các đầu mối quan hệ liên vùng của hợp tác liên vùng hai Hành lang, một vành đai kinh tế ở khu vực phía Bắc; hợp tác phát triển Hành lang kinh tế Đông - Tây ở miền Trung và Hành lang kinh tế đường xuyên Á ở phía Nam. (2) Việc phát triển các khu KTCK sẽ tạo lập quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng và vươn tới các nước khác. Thông qua việc hình thành và phát triển các khu KTCK sẽ góp phần tăng cường, mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta với Trung Quốc, Lào, Campuchia và qua các nước đó tới các nước khác, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương hai bên biên giới và cùng nhau khai thác các tiềm năng và lợi thế của khu KTCK ở mỗi bên. Việc phát triển các khu KTCK ở mỗi khu vực biên giới sẽ tạo lập quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước mà nước ta có chung đường biên giới; góp phần tăng cường hơn tình hữu nghị thân thiện, hiểu biết lẫn nhau giữa 2 nước Việt Nam và Trung Quốc theo phương châm 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”; tạo điều kiện cho Việt Nam, Lào và Campuchia cùng hợp tác phát triển và gìn giữ biên giới hữu nghị, hợp tác và phát triển kinh tế vùng biên trong quy hoạch hợp tác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào và Campuchia và phát triển hợp tác theo Hành lang kinh tế Đông - Tây, tạo điều kiện cho Việt Nam, Lào và Campuchia hợp tác với nhau khai thác kinh tế vùng biên giới, xây dựng vùng biên giới hữu nghị và cùng hợp tác phát triển theo Hành lang kinh tế đường xuyên Á. 13
  15. Đây cũng là cách giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh có khu KTCK; gia tăng buôn bán và du lịch biên giới sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hóa, cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực. Cùng với phát triển du lịch, thương mại cửa khẩu sôi động sẽ là quá trình đô thị hóa để thu hút du khách, thương nhân,... trong vùng, khắp mọi miền đất nước, từ các nước láng giềng tham gia đi lại, vận chuyển hàng hóa, tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp cho dân cư các nơi có khu KTCK. Gắn liền với đó sẽ là các dự án hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước láng giềng, qua đó với nhiều nước khác. Thực tế trong những năm qua, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá qua biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia đã góp phần đẩy mạnh sản xuất trong nước phát triển, đồng thời tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế, phát huy các tiềm năng lợi thế của vùng giáp biên. Giao lưu kinh tế qua cửa khẩu là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao đời sống cho dân cư vùng biên giới Việt Nam giáp Trung Quốc - Lào - Campuchia, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền móng cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật tới vùng biên giới xa xôi hẻo lánh. Góp phần củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước láng giềng. (3) Góp phần củng cố hoà bình và an ninh trong khu vực, gìn giữ an ninh, ổn định xã hội ở vùng biên giới hai nước. Hoạt động giao lưu kinh tế tại khu vực các cửa khẩu biên giới không chỉ những làm tăng tiềm lực kinh tế cho khu vực biên giới mà còn làm cho người dân vùng biên nhận thức được sự cần thiết phải giữ gìn môi trường hoà bình, hợp tác để làm ăn lâu dài. Điều đó càng khuyến khích người dân gắn bó máu thịt với vùng biên, sẵn sàng bảo vệ biên giới khi cần thiết. Bên cạnh đó, giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu còn đòi hỏi phân bố lại dân cư và lao động trong vùng, tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng với nhân dân trên địa bàn. Đây là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa to lớn của giao lưu kinh tế cửa khẩu biên giới đối với nhiệm vụ giữ vững an ninh - quốc phòng và bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Phát triển giao lưu kinh tế nhờ các hoạt động thương mại qua biên giới sẽ làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau về văn hoá, từ đó cải thiện an ninh biên giới. 14
  16. Trên cơ sở mở rộng hoạt động kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm tạo ra thế vững mạnh về quốc phòng an ninh. Thực hiện phát triển kinh tế tại các khu vực cửa khẩu chính là tạo nền tảng cơ sở vật chất, thu hút nhân tài, vật lực từ trong nhân dân, góp phần giữ vững chủ quyền biên giới. Đây cũng chính là chủ trương của Đảng và Chính phủ về phát triển kinh tế vùng biên giới; đẩy nhanh qua trình hội nhập của các tỉnh biên giới, thực hiện Chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế vùng biên giới gắn với giữ gìn tình hữu nghị hợp tác vốn có truyền thống lâu đời giữa nước ta và các nước láng giềng. (4) Nâng cấp hoạt động buôn bán tiểu ngạch qua biên giới Trong hoạt động kinh doanh khu vực hành lang kinh tế, buôn bán tiểu ngạch qua biên giới tuy có mang lại lợi ích kinh tế trước mắt nhưng đây là hình thức trao đổi thương mại quốc tế cấp thấp, thiếu tính ổn định, chứa đựng nhiều yếu tố kinh tế ngầm, bất hợp pháp, gây ảnh hưởng bất lợi đối với an sinh xã hội. Buôn bán tiểu ngạch vùng biên giới thường mang tính tự phát; không được Nhà nước, tổ chức hay công ty lớn nào bảo đảm và không có bảo hiểm nên gặp nhiều rủi ro, làm nản lòng các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ở khu vực biên giới. Khi chính sách của nước láng giềng đột ngột thay đổi, các doanh nhân của ta chưa kịp thời nắm bắt thông tin nên dẫn đến tình trạng hàng đã đến biên giới sau khi trải qua hàng trăm, hàng nghìn cây số và rất nhiều khó khăn trong bảo quản, kiểm dịch,... lại bị cấm hoặc đánh thuế quá cao so với chi phí kinh doanh và vận chuyển. Việc hình thành các khu KTCK là nhằm đưa các hoạt động trao đổi thương mại vào tổ chức hoạt động đúng hướng, đúng tầm về quy mô và cấp độ, giám sát chặt chẽ (thuế quan, chất lượng, xuất xứ,...), cung cấp kịp thời thông tin (giá cả, chính sách, sự thay đổi chính sách của chính quyền sở tại hai bên đối với thị trường khu vực), tạo điều kiện xây dựng hệ thống dịch vụ bảo đảm về tài chính, tín dụng để khắc phục những tiêu cực trong buôn bán qua biên giới và giúp cho các hoạt động này đạt hiệu quả, đem lại niềm tin cho các doanh nghiệp. (5) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hoạt động thương mại, du lịch biên giới. 15
  17. Trong thời gian tới, khi các nước ASEAN đều phải thực hiện nghĩa vụ của AFTA, WTO,...theo các cam kết quốc tế và khu vực. Theo đó, việc xây dựng các hành lang hợp tác kinh tế là để tạo ra các cơ hội nâng cao năng lực cán bộ hoạt động thương mại biên giới, hiện đại hóa cơ sở vật chất, từ đó từng bước xóa bỏ những trở ngại trên trong quá trình hợp tác song phương và đa phương trên khu vực biên giới giữa các nước. Các cán bộ hoạt động thương mại và du lịch biên giới phải biết khai thác những lợi ích mà các nước lân cận dành cho nước ta trong quá trình hội nhập để phát triển nền kinh tế của mình. Trong quá trình đó, có thể họ sẽ gặp những vấp váp ban đầu, nhưng sau khi rút kinh nghiệm sẽ thu được nhiều lợi ích hơn là mất mát, nền kinh tế thương mại của nước ta sẽ trở nên thông thoáng hơn, gần với các chuẩn mực quốc tế hơn và do đó khả năng cạnh tranh cũng cao hơn. Phát triển kinh tế cửa khẩu và khu KTCK để tham gia hội nhập đòi hỏi các bên đối tác tham gia phải đẩy mạnh tự do hóa thương mại, việc mở cửa thị trường cho nhau đòi hỏi các bên phải luôn có tính chủ động, tính toán thiệt hơn và khẩn trương trong hành động để khỏi tuột mất cơ hội, đồng thời phải bảo đảm giữ vững độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia. Điều này buộc các cán bộ hoạt động thương mại biên giới luôn phải tự nâng cao năng lực để đáp ứng cơ chế quản lý mới này, đồng thời Nhà nước và chính quyền địa phương cũng phải tích cực hỗ trợ để họ có thể thực thi tốt nhiệm vụ của mình thông qua các khoá đào tạo bổ trợ kiến thức và quá trình nghiên cứu thực tế ở địa phương. 1.1.3 Sự cần thiết phải hình thành và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việc hình thành phát triển khu KTCK tại các tuyến biên giới đem lại lợi ích như trình bày ở trên. Vì vậy, phát triển khu KTCK là hết sức cần thiết, phù hợp quy luật kinh tế khách quan và phù hợp xu hướng phát triển thời đại - toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Điều này được thể hiện ở những mặt sau: 1.1.3.1 Giao lưu kinh tế qua biên giới là thể hiện xu thế hội nhập kinh tế giữa các nước gần nhau về địa lý Hợp tác kinh tế và hội nhập hiện đang là xu thế không thể đảo ngược của phát triển kinh tế thế giới hiện nay. Xu thế này đã được thúc đẩy mạnh mẽ từ giữa 16
  18. thập kỷ 80 của thế kỷ trước cùng với các quá trình cải cách kinh tế theo hướng tự do hóa và mở cửa kinh tế tại nhiều nước. Hội nhập kinh tế, nói theo nghĩa rộng là sự liên kết quốc tế ngày càng sâu sắc các quá trình sản xuất, kinh doanh và các loại hình thị trường giữa các nước. Quá trình này đẩy nhanh không chỉ thương mại hàng hóa, dịch vụ truyền thống, mà còn cả những giao dịch mới khác qua biên giới. Các lý thuyết kinh tế học phát triển đã chỉ rõ rằng quá trình hội nhập kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia phát huy lợi thế so sánh, giảm chi phí nhờ mở rộng quy mô, chuyển giao vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực, loại bỏ những hạn chế và lệch lạc của thị trường bị cát cứ, bó hẹp trong từng quốc gia. Về mặt dài hạn, hợp tác kinh tế cho phép các nước có thể tận dụng lợi thế so sánh của mình, thúc đẩy và duy trì tăng trưởng bền vững, nâng cao phúc lợi dân cư thông qua việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn. Về mặt ngắn hạn, hợp tác kinh tế đòi hỏi các nước phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế, xem xét lại để có quyết sách thích hợp đối với những ngành kém hiệu quả, thiếu tính cạnh tranh [45]. Giao lưu kinh tế qua biên giới với tư cách là một hình thức mở cửa kinh tế giữa các nước láng giềng có thể mang lại nhiều lợi thế: tận dụng được ưu thế liền núi, liền sông, liền đường giữa các nước láng giềng; bổ sung cho nhau giữa dân cư, doanh nghiệp hai nước láng giềng, do đó, mức cạnh tranh chưa gay gắt như các giao lưu kinh tế qua hàng không, đường biển; sản phẩm giao lưu kinh tế qua biên giới không quá chênh lệch về cơ cấu ngành nghề, sản phẩm, nguyên liệu, nhu cầu thị trường; có những hình thức đa dạng hơn so với buôn bán qua các cửa khẩu hàng không, hàng hải qua đó thúc đẩy phát triển đa dạng quan hệ, trao đổi chính thức ở cấp Nhà nước. Chính nhờ có những lợi thế đó mà giao lưu kinh tế qua khu vực cửa khẩu biên giới được coi là một trong những hình thức xúc tiến hội nhập kinh tế quốc tế đáng được quan tâm. 17
  19. 1.1.3.2 Giao lưu kinh tế tại khu vực các cửa khẩu biên giới là hình thức tiếp cận mới để thực hiện mục tiêu mở rộng hợp tác kinh tế giữa các nước láng giềng Ngày nay, những đổi thay trong đời sống kinh tế thế giới cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhu cầu về mở cửa và hợp tác giữa các nước láng giềng, trong đó quan trọng nhất phải kể đến các yếu tố như xu hướng hợp tác và hội nhập chung trên thế giới và khu vực và yếu tố địa lý, lịch sử, văn hóa. Những nước láng giềng là những nước gần gũi nhau về mặt địa lý, lại là những nước có nhiều đặc điểm chung về truyền thống, văn hóa, tập quán, nên thường có những điểm tương đồng về trình độ phát triển, cách tư duy kinh tế, thị hiếu tiêu dùng..vv. Những đặc điểm này chính là điều kiện tiên quyết để đi đến quyết định hợp tác trong kinh tế thương mại. Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng thương mại thường giữ vai trò chính yếu nhất trong các hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới các nước. Đẩy nhanh hoạt động thương mại tại khu vực các cửa khẩu biên giới sẽ là động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng xuất khẩu; đến lượt mình, xuất khẩu tăng sẽ làm tăng tổng năng suất các yếu tố. Đương nhiên, việc tăng cường các hoạt động giao lưu thương mại qua biên giới cũng sẽ đưa lại những ảnh hưởng không mong muốn nhất định. Song, các ảnh hưởng tiêu cực, nếu có, đều có thể kiểm soát và giảm thiểu được. 1.1.3.3 Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới cần được thực hiện những cơ chế chính sách riêng biệt Việc tạo ra những khu KTCK với những cơ chế chính sách đặc biệt nhằm tạo ra sức bật, nâng cao đời sống các đồng bào dân tộc, tạo cơ sở để ổn định sự đoàn kết dân tộc và ổn định vùng biên giới. Việc áp dụng những cơ chế chính sách hạn chế trên một địa bàn nhỏ, trước khi nhân rộng ra địa bàn cả nước là biểu hiện của các tiếp cận tiệm tiến về không gian, chẳng hạn như khu vực cửa khẩu. Những khu vực biên giới trên bộ, trừ một vài cửa khẩu quốc tế quan trọng của các nước, phần lớn là những khu vực chậm phát triển so với trình độ kinh tế và mặt bằng xã hội của quốc gia. Do vậy, việc áp dụng những cơ chế chính sách đặc biệt cho khu KTCK ngoài việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn này còn trực tiếp bù đắp lợi ích, thu nhập, giảm bớt những khó khăn của những người sinh sống làm việc tại các 18
  20. khu vực này. Hơn nữa, những người dân sống trên địa bàn biên giới thường là đồng bào dân tộc không chiếm đa số trong cộng đồng dân cư của quốc gia. Do đó, việc thực hiện các chính sách ưu đãi với các khu vực biên giới để kinh tế phát triển và cũng để nâng cao đời sống các dân tộc, hòa đồng các quan hệ dân tộc trong quốc gia. Việc thực hành những chính sách ưu đãi để phát triển kinh tế ven biên giới còn là một giải pháp quan trọng bảo đảm an ninh quốc phòng chủ quyền biên giới trên bộ. 1.1.3.4 Việc chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi phải có những thử nghiệm về cơ chế chính sách trên một địa bàn cụ thể Việc chuyển nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường tựu trung lại có hai cách tiếp cận: cách tiếp cận sốc và cách tiếp cận tiệm tiến. Lý luận của các nhà cải cách theo cách tiếp cận sốc chủ yếu dựa vào luận điểm cho rằng nền kinh tế thị trường chỉ có thể phát huy các ưu điểm của nó khi các cơ chế chính sách thị trường đồng loạt được thực hiện. Cách tiếp cận tiệm tiến hay từng bước, hay "dò đá qua sông" dựa trên cơ sở lý luận cho rằng mọi hoạt động của con người cũng như của các quá trình phát triển kinh tế, không thể một lúc có thể làm được. Do đó, cải cách kinh tế theo hướng thị trường rất cần có bước thử nghiệm. Cải cách của Việt Nam đã đi theo con đường tiệm tiến với những cú sốc nhỏ, đã có những thành công đáng kể về ổn định kinh tế vĩ mô và thiết lập cơ chế thị trường hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc thử nghiệm đồng bộ nhiều chính sách trên một địa bàn hạn chế trước khi nhân rộng ra cả vùng, cả nước lại là điều có thể và cần tiến hành với một sự lựa chọn thận trọng. Thực tế phát triển của một số nước trong thời gian qua cho thấy việc áp dụng này đem lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, đối với những vùng có lợi thế tương đối, việc áp dụng mội số cơ chế chính sách có thể giúp tăng cường tối đa các lợi thế này để đưa nhanh các khu vực đó trở thành "đầu tầu" so với những vùng còn lại của quốc gia. Thứ hai, đối với những vùng có những bất lợi tương đối so với những vùng khác trong quốc gia, việc áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi lại có tác dụng xóa đi những bất lợi tương đối đó. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2