intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuất phát từ những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại Cà Mau, tác giả đưa ra gợi ý các chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các DNNVV, nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phồn thịnh hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HIỀN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HIỀN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÀ MAU CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN GS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cà Mau “là do bản thân tôi tự nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực. Cà Mau, tháng 06 năm 2016 Người thực hiện Nguyễn Thị Thu Hiền
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU…………………………….…….…….1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU , CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................................... 5 1.2.1 Mục tiêu: ................................................................................................................. 5 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 5 1.3 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................... 6 1.3.1Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 6 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 6 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 6 1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................. 7 1.6 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU : ......................................................................... 7 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ LUẬN ....................................................................... 8 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................ 8 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................ 8 2.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................... 8 2.1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................. 9 2.1.1.3 Vai trò của DNNVV .......................................................................................... 11
  5. 2.1.2 Lý thuyết về tiếp cận tín dụng ............................................................................... 12 2.1.3 Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng ........................................................ 13 2.1.3.1.Khái niệm về tín dụng ngân hàng ...................................................................... 13 2.1.3.2.Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ..................................................................... 14 2.1.4 Ý nghĩa, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.......... 14 2.1.4.1.Ý nghĩa của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .................. 14 2.1.4.2.Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.................... 15 2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DNNVV ..................................................................................... 16 2.2.1 Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ........................................................................ 16 2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp...................................................................... 17 2.2.3 Tài sản bảo đảm .................................................................................................... 17 2.2.4 Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản....................................................................................... 19 2.2.5 Tuổi doanh nghiệp ................................................................................................ 19 2.2.6 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng ..................................................... 20 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÂY .......................................... 21 2.3.1 Một số mô hình nghiên cứu liên quan trong nước ................................................ 21 2.3.2 Một số mô hình nghiên cứu liên quan trên thế giới .............................................. 23 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 24 CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................... 25 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 25 3.1.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................................. 25 3.1.1.1.Thiết kế nghiên cứu định tính ............................................................................ 25 3.1.1.2.Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................ 26 3.1.2 Nghiên cứu định lượng.......................................................................................... 26
  6. 3.2 MẪU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 27 3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ....................................................... 27 3.4 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................................ 28 3.4.1 Vốn chủ sở hữu ..................................................................................................... 28 3.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ........................................................................ 29 3.4.3 Tài sản bảo đảm .................................................................................................... 30 3.4.4 Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản....................................................................................... 31 3.4.5 Tuổi doanh nghiệp ................................................................................................ 32 3.4.6 Mối quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng ........................................................... 33 3.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................. 34 3.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................................. 34 3.5.2 Mô hình hồi quy Binary Logistic .......................................................................... 36 3.6 PHƯƠNG PHÁP ĐƯA BIẾN ĐỘC LẬP VÀO MÔ HÌNH HỒI QUY BINARY LOGISTIC................................................................................................... 39 3.7 CÁC KIỂM ĐỊNH TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY BINARY LOGISTIC ... 39 3.7.1 Phân tích tương quan Pearson để kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình ................................................................................................................ 39 3.7.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình .................................................................... 400 3.7.3 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số .......................................................... 400 3.7.4 Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát................................................................. 411 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 41 CHƯƠNG4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH ...................................... 42 4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 42 4.1.1 Phân tích thống kê mô tả .................................................................................... 42 4.1.1.1.Thống kê mô tả thông tin chung về mẫu nghiên cứu ........................................ 42 4.1.1.2 Thông tin chung về kết quả nghiên cứu ............................................................ 43
  7. 4.1.2 Phân tích tương quan: ........................................................................................... 45 4.1.3 Phân tích hồi quy Logistic : .................................................................................. 47 4.1.3.1. Kiểm định Chi Square ...................................................................................... 48 4.1.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình (Model Summary)..................................... 49 4.1.3.3 Kiểm định ý nghĩa hồi quy của các hệ số hồi quy tổng thể Wald Chi- square 500 4.1.3.4 Kết quả kiểm định giả thuyết: ........................................................................... 53 4.2 THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 54 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 56 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CÁC GIẢI PHÁP....................................... 577 5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 577 5.2 CÁC GỢI Ý GIẢI PHÁP ................................................................................. 588 5.2.1. Giải pháp đối với tỷ suất lợi nhuận ..................................................................... 58 5.2.2. Giải pháp với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản ............................................................... 59 5.2.3. Giải pháp đối với mối quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng ............................. 59 5.2.4. Giải pháp đối với tài sản bảo đảm ....................................................................... 60 5.2.5. Giải pháp đối với tuổi doanh nghiệp ................................................................... 61 5.2.6 Giải pháp mang tính bổ trợ đối với DNNVV .................................................. 622 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .......... 64 Tóm tắt chương 5 ...................................................................................................... 644 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC A: PHIẾU THAM VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA (Định tính) PHỤ LỤC B: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN KHÁCH HÀNG PHỤ LỤC C: THỐNG KÊ MÔ TẢ PHỤ LUC D: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN, HỒI QUY
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP Chính phủ DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa KNTCV Khả năng tiếp cận vốn LNR Lợi nhuận ròng MQH Mối quan hệ NĐ Nghị định NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NQ Nghị quyết ROA Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản SXKD Sản xuất kinh doanh TDN Tuổi doanh nghiệp TN_TTS Tổng nợ trên tổng tài sản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSBD Tài sản bảo đảm TSCDHH Tài sản cố định hữu hình TT Thông tư TTS Tổng tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu
  9. DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1 Phân loại doanh nghiệp theo quy mô vốn đầu tư ....................................... 2 Bảng 1.2 Dư nợ cho vay và huy động vốn của các NHTM ....................................... 2 Bảng 1.3 Dư nợ cho vay theo quy mô doan nghiệp ................................................... 3 Bảng 2.1 Phân loại DNNVV theo ngành hoạt động ở Việt Nam .............................. 9 Bảng 3.1 Các giả thuyết nghiên cứu và dấu kỳ vọng ............................................... 34 Bảng 4.1 Cơ cấu mẫu phân theo ngành nghề kinh doanh ........................................ 42 Bảng 4.2 Cơ câu mẫu theo mục đích sử dụng vốn................................................... 43 Bảng 4.3 kết quả khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng củaDNNVV..................... 43 Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến độc lập và phụ thuộc ........................................ 44 Bảng 4.5 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ................................................... 45 Bảng 4.6 Kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp tổng quát của mô hình ............ 48 Bảng 4.7 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình tổng thể ................................... 49 Bảng 4.8 Mức độ dự đoán của mô hình ................................................................... 50 Bảng 4.9 Kiểm định mô hình lần 1 .......................................................................... 51 Bảng 4.10 Kiểm định mô hình lần 2 ........................................................................ 51 Bảng 4.11 Mô tả kết quả giả thuyết từ SPSS ........................................................... 51
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu được đề xuất............................................................. 36 Hình 4.1 Mô hình đã điều chỉnh chính thức ............................................................ 53
  11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa ( DNNVV ) ngày càng khẳng định rõ vị thế và vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng. Loại hình doanh nghiệp này đã phát triển rộng khắp tại tất cả các vùng miền trong cả nước và tham gia vào hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng DNNVV lại là mắt xích yếu và dễ tổn thương nhất khi nền kinh tế có sự biến động do hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn đi vay. Theo khảo sát DNNVV toàn cầu của Ngân hàng Thế giới, dù chiếm số lượng lớn trong bất kỳ nền kinh tế nào, nhưng DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, mà trong đó, đói vốn luôn là rào cản lớn nhất. Ngân hàng thương mại được các doanh nghiệp chọn tiếp cận vốn, song vay vốn từ ngân hàng không hề dễ dàng. Cà Mau đã triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn thử thách. Tuy vậy tỉnh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với tốc độ tăng trưởng bình quân 8,3 %/ năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng tích cực. Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh không ngừng cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp gia nhập thị trường. Do ảnh hưởng chung của nền kinh tế quốc tế và trong nước, số lượng doanh nghiệp từng thời điểm cũng có những thay đổi theo. Tuy nhiên, DNNVV luôn chiếm tỷ trọng lớn,, chủ yếu phân bổ trên địa bàn thành phố Cà Mau, chiếm đến 62.91% năm 2015, và hơn 50% là ngành thương mại dịch vụ , góp phần quan trọng vào nguồn thu ngân sách nhà nước, đảm bảo an sinh xã hội, tạo thu nhập và việc làm cho người lao động.
  12. 2 Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô vốn đầu tư ĐVT: Doanh ngiệp Quy mô vốn đầu tư/vốn Năm Năm Năm Năm Năm TT điều lệ 2011 2012 2013 2014 2015 1 Từ 20 tỷ đồng trở xuống 3.532 3.425 3.762 3.819 4.324 2 Từ trên 20 tỷ đồng đến 112 83 91 87 96 100 tỷ đồng 3 Từ trên 100 tỷ đồng 32 29 30 31 32 Tổng cộng 3.676 3.537 3.883 3. 937 4.452 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau Nói đến DN thì phải nói đến ngân hàng, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 30 TCTD và chi nhánh TCTD. Trong đó: có 26 chi nhánh NHTM (05 chi nhánh NHTM Nhà nước, 19 chi nhánh NHTM cổ phần, 02 chi nhánh NHTM TNHH MTV), 02 chi nhánh ngân hàng chính sách và 02 quỹ tín dụng nhân dân. Bảng 1.2 : Dư nợ cho vay và huy động vốn của các NHTM ĐVT: tỷ đồng Tiêu chí Năm Năm Năm Năm Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Dư nợ cho vay 21.607 24.396 27.500 28.392 27.759 Huy động vốn 9.871 14.665 15.470 19.871 20.721 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Cà Mau - Nguồn huy động vốn của các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn tỉnh có tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, vẫn không tự cân đối được vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng. Do đó các NHTM thường sử dụng vốn từ ngân hàng cấp trên để cho vay.
  13. 3 Trong đó dư nợ của DNVVN chiếm tỷ trọng lớn. Điều này phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh là số lượng DNVVN chiếm tỷ lệ lớn, Bảng 1.3 : Dư nợ theo quy mô DN ĐVT: tỷ đồng Tiêu chí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dư nợ cho vay 21.607 24.396 27.500 28.392 27.759 Dư nợ cho vay 15.680 18.229 20.227 19.154 19.484 DNNVV Dư nợ cho vay 72.57 74.72 73.55 67.46 70.19 DNNVV/tổng dư nợ ( %) Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Cà Mau Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, trong đó thiếu vốn đang là một trong những vấn đề “nan giải” nhất, và khó khăn lớn nhất vẫn là việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Điều này cũng được thể hiện 1 phần trong việc tín dụng của tỉnh luôn tăng trưởng thấp trong suốt 5 năm từ 2011 đến 2015 Thực tế cho thấy, vẫn còn một số khó khăn, thách thức trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của DNNVV: - Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là DNNVV, tiềm lực tài chính yếu, các dự án quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ thấp, khả năng đáp ứng các yêu cầu về tài sản đảm bảo còn hạn chế. Điều đó gây nên hệ quả là doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại. - Lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do những năm qua chi phí liên tục bị cắt giảm, đầu tư công bị hạn chế,
  14. 4 - Thị trường luôn biến động, phần lớn hàng hóa được tiêu thụ nội tỉnh; quy mô kinh doanh của doanh nghiệp còn theo kiểu truyền thống hộ gia đình, trình độ quản trị doanh nghiệp và áp dụng khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay. Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đang đối mặt với tình trạng nợ phải thu lớn, dẫn đến đình trệ sản xuất kinh doanh, năng suất giảm, hàng hóa không nơi tiêu thụ… kéo theo hệ lụy là nợ vay ngân hàng càng tăng. Chi phí sản xuất tăng. Các dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong các khu công nghiệp triển khai chậm, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc. - Mặc dù nợ xấu 2015 có giảm so 2014 , nhưng nợ xấu, nợ dây chuyền giữa các DN đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của DN, việc mua bán, giao thương giữa các DN chủ yếu bằng tiền vốn “thực” nên DN càng khó khăn hơn khi kinh doanh. Mặc dù mong muốn cơ cấu lại DN, nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển kinh doanh bền vững, nhưng với khả năng tiếp cận vốn khó khăn, dòng tiền yếu, chi phí cao, cùng với nhiều khó khăn và rủi ro kéo dài đã làm DNNVV suy kiệt và chết dần... - Bên cạnh đó, các NHTM đã siết chặt cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ- CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội với lãi suất cao và duy trì liên tục trong năm 2012, kèm với việc tín dụng tăng trưởng thấp, thủ tục chặt chẽ hơn đã khiến hầu hết DN vô cùng khó khăn. Hầu hết DN không tiếp cận được vốn, dòng tiền chậm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN. Nhiều DN phá sản và thua lỗ, khó khăn tiếp tục kéo dài. Bên cạnh đó, Thông tư 09/2014/TT-NHNN của NHNN ban hành ngày 18/3/2014 có xu hướng xiết chặt phân loại nhóm nợ và cơ cấu nợ khiến tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh hơn, càng khó khăn cho DN có nợ quá hạn cần vay mới... Thực tế này đặt ra bài toán cần những giải pháp căn cơ để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhất là trong điều kiện hội nhập thị trường ASEAN
  15. 5 Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CÀ MAU ” đã được chọn để nghiên cứu. Qua sưu tầm, tham khảo các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, các nghiên cứu về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên nhiều khía cạnh khác nhau như về sản phẩm tín dụng, về loại hình tín dụng, về tiếp cận tín dụng, về hiệu quả tín dụng,…các nghiên cứu này ở các điều kiện và khía cạnh khác nhau. Đây cũng là nguồn tư liệu hữu ích cho việc nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa có đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV, cho thấy đây là một nghiên cứu hoàn toàn mới, không có sự trùng lập. 1.2 MỤC TIÊU , CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu: - Xác định các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của của DNNVV tại Cà Mau. - Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố. - Đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho các DNNVV tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng tại Cà Mau. 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu - Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Cà Mau trong thời gian qua tiếp cận tín dụng ngân hàng như thế nào? - Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Cà Mau ? - Để các DNNVV trên đại bàn Cà Mau có điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng, cần có các gợi ý chính sách nào .
  16. 6 1.3 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu: trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Phạm vi về thời gian: dữ liệu để thực hiện đề tài được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015. - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: nội dung nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV tại Cà Mau và phân tích các yếu tố đó. 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV đang hoạt động trên địa bàn Cà Mau 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối với mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo của ngân hàng nhà nước tỉnh Cà Mau, số liệu từ Sở Kế Hoạch Đầu tư, cục thuế, tạp chí chuyên ngành để phân tích. Phương pháp diễn dịch để trình bày lý thuyết cơ bản về tín dụng và đặc điểm của DNNVV, các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu, làm cơ sở lý thuyết cho việc xác định các biến nghiên cứu. Đối với mục tiêu 2: Đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp sở kế hoạch đầu tư, ngân hàng nhà nước, hồ sơ vay vốn của các DNNVV tại các ngân hàng thương mại, báo cáo tài chính của DNNVV tại cục thuế tỉnh Cà Mau Trên cơ sở dữ liệu thu thập được với sự hỗ trợ của Excell và phần mềm SPSS phiên bản, tác giả phân tích quy nạp, phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy thông qua mô hình kinh tế lượng với mô hình Binary Logistic để kiểm tra các giả thuyết dựa trên mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu này là khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại Cà Mau.
  17. 7 Đối với mục tiêu 3: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng quan, thống kê suy luận dựa vào các kết quả đạt được ở các phần trên để đánh giá tình hình tiếp cận vốn tín dụng của DNNVV, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cho các DNNVV tại Cà Mau 1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Với đề tài “ Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cà Mau ” tác giả kỳ vọng sẽ mang lại các ý nghĩa thực tiễn cho các DNNVV và NHTM tại Cà Mau như: Trên cơ sở, tổng quan cơ sở lý luận về DNNVV, về tín dụng ngân hàng đối với DNNVV qua sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giúp cho người đọc thấy được tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV. Xuất phát từ những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại Cà Mau, tác giả đưa ra gợi ý các chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các DNNVV, nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phồn thịnh hơn. 1.6 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU : nghiên cứu gồm 5 chương - Chương 1: giới thiệu nghiên cứu - Chương 2: tổng quan lý luận - Chương 3: mô hình nghiên cứu - Chương 4: kết quả nghiên cứu và phân tích - Chương 5: kết luận và gợi ý các giải pháp
  18. 8 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ LUẬN 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Ở nhiều quốc gia khác nhau, tiêu chí xác định doanh nghiệp cũng khác nhau điển hình: Theo quan niệm của Ngân hàng Thế giới (WB) Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về phương diện vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Trong đó, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Theo Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (FASB) định nghĩa DNNVV có khoảng 50 nhân viên và doanh thu hàng năm khoảng 10 triệu euro, thực tế trên dưới 10 nhân viên, không có bộ phận theo dõi tuân thủ chuẩn mực báo cáo tài chính. Ở Việt Nam theo Khoản 1 Điều 3, Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm(tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên ). Theo Nghị định trên, DNNVV phải đáp ứng các tiêu chí sau: - Về mặt pháp lý: phải là cơ sở kinh doanh đã kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Về quy mô: được phân thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo tổng nguồn vốn.
  19. 9 - Về vốn đăng ký: phụ thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp. - Về số lượng lao động trung bình hằng năm: phụ thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp. Bảng 2.1 Phân loại DNNVV theo ngành hoạt động ở Việt Nam DN siêu DN nhỏ DN vừa Quy mô Khu vực nhỏ Số Tổng Số Tổng Số lao động nguồn vốn lao động nguồn vốn lao động I. Nông lâm nghiệp 10 người 20 tỷ đồng từ trên 10 Từ trên 20 tỷ Từ trên 200 và thủy sản trở xuống trở xuống người đến đồng đến 100 người đến 200 người tỷ đồng 300 người II.Công nghiệp và 10 người 20 tỷ đồng Từ trên 10 Từ trên 20 tỷ Từ trên 200 xây dựng trở xuống trở xuống người đến đồng đến 100 người đến 200 người tỷ đồng 300 người III.Thương mại và 10 người 10 tỷ đồng Từ trên 10 Từ trên 10 tỷ Từ trên 50 dịch vụ trở xuống trở xuống người đến đồng đến 50 người đến 50 người tỷ đồng 100 người (Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP) 2.1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Nghiên cứu về mô hình các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới, có thể nêu lên những nét điển hình như sau:
  20. 10 - Đặc điểm về hình thức sở hữu: Doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển ở mọi loại hình khác nhau: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, DNNN, DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã. - Đặc điểm về vốn: DNNVV khởi sự với vốn đầu tư ban đầu ít, hoạt động kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân là chủ yếu. Việc mở rộng qui mô đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị được thực hiện chủ yếu bằng một phần vốn tự có và tín dụng không chính thức như: vay, mượn bạn bè, người thân hay từ các tổ chức tài chính và phi tài chính trong xã hội. - Năng lực quản lý lao động: Phần lớn các DNNVV có quy mô hoạt động nhỏ, vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh thấp, chủ yếu được thành lập dựa trên năng lực, kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp. Vì vậy, đội ngũ quản lý còn thiếu trình độ, kỹ năng quản lý, sử dụng kinh nghiệm là chủ yếu chưa có đào tạo chuyên môn, và cũng là những người vừa quản lý vừa tham gia sản xuất, phần lớn họ không qua các lớp đào tạo chính quy, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế nên họ ít quan tâm đến việc đào tạo nâng cao năng lực của mình. - Đặc điểm về lao động:DNNVV Việt Nam phần lớn sử dụng lao động giản đơn, trình độ tay nghề chưa cao, đa số là sử dụng lao động hộ gia đình. Vì vậy, có thể nói chính các DNNVV cũng là nơi đào tạo nguồn lao động ít tốn kém chi phí nhất. - Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị: DNNVV lựa chọn kỹ thuật phù hợp với khả năng về vốn và trình độ lao động, ứng dụng kỹ thuật trong các DNNVV rất đa dạng, phong phú, từ thủ công đến cơ khí hóa, tự động hóa, từ truyền thống đến tiên tiến, hiện đại và họ thường đổi mới công nghệ phù hợp với qui mô của mình. Điều này thể hiện tính linh hoạt trong đổi mới công nghệ, kỹ thuật và tạo nên sự khác biệt về sản phẩm để các DNNVV tồn tại trên thị trường. Tuy nhiên, do không đủ tiềm lực về tài chính nên hạn chế trong việc nghiên cứu, triển khai các công nghệ mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2