intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá sinh kế hộ nghèo, hộ cận nghèo trước chính sách chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

42
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu tập trung làm rõ các tác động của chính sách chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đến sinh kế của hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa bàn quận 1 thông qua việc đánh giá các loại tài sản sinh kế và tình trạng tổn thương của các hộ dân. Trên cơ sở phân tích thực trạng và tổng hợp ý kiến đa chiều, nghiên cứu đề xuất những thay đổi chính sách để cải thiện sinh kế của hộ nghèo và hộ cận nghèo đáp ứng yêu cầu lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè xây dựng mỹ quan đô thị trên địa bàn quận 1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá sinh kế hộ nghèo, hộ cận nghèo trước chính sách chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Kim Đức ĐÁNH GIÁ SINH KẾ HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TRƯỚC CHÍNH SÁCH CHẤN CHỈNH TRẬT TỰ LÕNG ĐƯỜNG, VỈA HÈ TẠI QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Nguyễn Kim Đức ĐÁNH GIÁ SINH KẾ HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO TRƯỚC CHÍNH SÁCH CHẤN CHỈNH TRẬT TỰ LÕNG ĐƯỜNG, VỈA HÈ TẠI QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Tiến Khai TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn: “Đánh giá sinh kế hộ nghèo, hộ cận nghèo trước chính sách chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của bản thân được thực hiện dựa trên lý thuyết, khảo sát thực tế, tham khảo tài liệu và viết nên dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Tiến Khai. Các nội dung được trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận văn đều có nguồn dẫn chính xác cao và hoàn toàn trung thực trong phạm vi hiểu biết của tôi. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2017 Tác giả Nguyễn Kim Đức
  4. 4 TÓM TẮT LUẬN VĂN Trên nhiều tuyến đường tại địa bàn quận 1, người đi bộ không thể sử dụng vỉa hè do tình trạng vỉa hè bị lấn chiếm buôn bán nhỏ, hàng rong, quán ăn uống, giải khát và làm nơi trông giữ xe… vấn đề vệ sinh môi trường, cũng bị ảnh hưởng bởi rác thải, nước thải của các đối tượng lấn chiếm vỉa hè. Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý trật tự đô thị, nhằm hướng đến thực hiện mục tiêu của Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, xây dựng thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình; ngày 10 tháng 3 năm 2017, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chỉ thị 11-CT/TU về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố; theo đó chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, sở, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông; kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè… Sau khi có Chỉ thị số 11-CT/TU, công tác quản lý trật tự đô thị đặc biệt là công tác chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè được triển khai thực hiện bước đầu tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân. Từ chủ trương này và cách làm quyết liệt của quận 1 đã tạo sức lan tỏa đến tất cả các quận, huyện trên phạm vi địa bàn thành phố và kể cả trên phạm vi cả nước trong việc ra quân lập lại trật tự, tạo mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện các giải pháp chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè cũng chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả cao. Chưa đảm bảo gắn kết giữa văn minh đô thị với an sinh xã hội. Một bộ phận hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn quận 1 đã chịu sự tác động, ảnh hưởng của chính sách này đến sinh kế bởi sinh kế chính của họ là mua bán trên vỉa hè, thậm chí còn là nguồn thu nhập chính, nguồn sống duy nhất của nhiều hộ gia đình. Trước thực trạng trên, đề tài: “Đánh giá sinh kế hộ nghèo, hộ cận nghèo trước chính sách chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh”
  5. 5 sử dụng Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID để nghiên cứu thực trạng sinh kế của hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa bàn quận 1. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy sống tại địa bàn quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh nhưng vẫn còn nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo không có sinh kế bền vững, ổn định; sinh kế vẫn chịu tác động lớn từ chính sách chấn chỉnh trật tự đô thị, khả năng thực hiện chiến lược sinh kế là hết sức khó khăn. Từ kết quả nghiên cứu thực tế, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu về chính sách trật tự đô thị và hỗ trợ để giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo có thể đảm bảo sinh kế bền vững và góp phần thoát nghèo bền vững đảm bảo mục tiêu chấn chỉnh trật tự đô thị hài hòa với an sinh xã hội.
  6. 6 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan 3 Tóm tắt luận văn 4 Mục lục 6 Danh mục bảng 9 Danh mục hình vẽ 10 Danh mục các phụ lục 11 Chương 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu 12 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 13 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 13 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 1.5. Cấu trúc luận văn 14 Chương 2. TỔNG QUAN C SỞ LÝ THU ẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Các khái niệm 16 2.1.1. Sinh kế 16 2.1.2. Sinh kế bền vững 16 2.1.3. Khung sinh kế bền vững 17 2.1.4. Tài sản sinh kế 18 2.1.5. Bối cảnh tổn thương 19 2.1.6. Hoạt động sinh kế 19 2.1.7. Chiến lược sinh kế 19 2.1.8. Kết quả sinh kế 19 2.1.9. Lòng đường, vỉa hè 19 2.1.10. Hộ nghèo, hộ cận nghèo 20 2.2. Các nghiên cứu liên quan 21
  7. 7 Chương 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Khung phân tích áp dụng 25 3.2. Phương pháp nghiên cứu 26 3.2.1. Chọn địa bàn nghiên cứu 26 3.2.2. Chọn mẫu điều tra 26 3.2.3. Thu thập số liệu 28 3.2.4. Phương pháp phân tích 28 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu 29 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 29 4.1.2. Vị trí địa lý 30 4.1.3. Dân số 30 4.1.4. Điều kiện kinh tế 30 4.1.5. Điều kiện văn hóa – xã hội 31 4.1.6. Hiện trạng vỉa hè trên địa bàn Quận 1 31 4.2. Phân tích các nguồn vốn và tài sản sinh kế 32 4.2.1. Vốn con người 32 4.2.2. Vốn tự nhiên 42 4.2.3. Vốn tài chính 43 4.3.4. Vốn vật chất 45 4.2.5. Vốn xã hội 46 4.3. Bối cảnh dễ gây tổn thương 48 4.3.1. Cú sốc do việc dọn vỉa hè lòng đường 48 4.3.2. Cú sốc về sức khỏe 48 4.3.3. Cú sốc giá cả tăng cao 49 4.3.4. Xu hướng 49 4.4. Mục tiêu và chiến lược sinh kế 50 4.5. Kết quả sinh kế 55
  8. 8 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận 57 5.2. Kiến nghị chính sách 58 5.2.1. Hỗ trợ nguồn vốn con người 58 5.2.2. Hỗ trợ nguồn vốn tài chính 59 5.2.3. Hỗ trợ nguồn vốn vật chất 59 5.2.4. Hỗ trợ nguồn vốn xã hội 60 5.2.5. Các chính sách quản lý nhà nước 60 5.3. Hạn chế của nghiên cứu 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 65
  9. 9 DANH MỤC BẢNG BẢNG TÊN BẢNG TRANG Bảng 3.1 Phân bổ mẫu điều tra theo đơn vị phường 26 Bảng 4.1 Kết quả khảo sát độ tuổi chủ hộ mua bán trên vỉa hè 32 Bảng 4.2 Kết quả khảo sát trình độ học vấn chủ hộ gia đình 33 Bảng 4.3 Phân tích trình độ học vấn theo độ tuổi 35 Bảng 4.4 Thành viên có việc làm 35 Bảng 4.5 Nghề nghiệp trước thời điểm mua bán trên vỉa hè 37 Bảng 4.6 Số năm mua bán trên vỉa hè 40 Bảng 4.7 Phân tích kinh nghiệm mua bán trên vỉa hè của các 40 diện hộ Bảng 4.8 Hình thức mua bán trên vỉa hè hiện nay 42 Bảng 4.9 Vị trí bán trên vỉa hè 42 Bảng 4.10 Tài sản phục vụ sinh hoạt, đời sống 46 Bảng 4.11 Cú sốc trong năm vừa qua 49 Bảng 4.12 Các hộ lựa chọn phương án khi chính quyền không cho 51 tiếp tục bán trên vỉa hè Bảng 4.13 Ý kiến hộ gia đình với việc sắp xếp mua bán tập trung 55 và có thu phí
  10. 10 DANH MỤC HÌNH VẼ HÌNH TÊN HÌNH TRANG Hình 2.1 Khung phân tích sinh kế bền vững 17 Hình 3.1 Khung phân tích sinh kế bền vững hộ nghèo, hộ cận 25 nghèo trước chính sách chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè Hình 3.2 Sơ đồ tiến trình khảo sát cơ sở, chọn mẫu 27 Hình 4.1 Vị trí quận 1 (Google Maps) 29 Hình 4.2 Vị trí quận 1 (Bản đồ online) 29 Hình 4.3 Thống kê giới tính chủ hộ 32 Hình 4.4 Phân tích trình độ học vấn của chủ hộ theo giới tính 34 Hình 4.5 Thống kê số lượng thành viên gia đình 35 Hình 4.6 Thống kê giới thiệu việc làm cho thành viên hộ gia 37 đình Hình 4.7 Sinh kế chính hiện nay của hộ gia đình 39 Hình 4.8 Sinh kế khác của hộ gia đình 39 Hình 4.9 Thời gian mua bán trên vỉa hè của các hộ 41 Hình 4.10 Cách thức để hộ gia đình có nguồn vốn tài chính 44 Hình 4.11 Mục đích vay vốn của hộ đang mua bán trên vỉa hè 45 Hình 4.12 Hộ gia đình tham gia các tổ chức chính trị - xã hội 47 Hình 4.13 Kênh thông tin hộ gia đình được tiếp cận 48 Hình 4.14 Lý do các hộ gia đình mua bán trên vỉa hè 52 Hình 4.15 Ý kiến hộ gia đình đối với phương án sắp xếp cho 53 mua bán trên vỉa hè có thu phí và không thu phí Hình 4.16 Ý kiến hộ gia đình với phương án mua bán tập 54 trung theo giờ
  11. 11 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC TÊN PHỤ LỤC TRANG Phụ lục 1 Quyết định ban hành quy định về quản lý và 65 sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Phụ lục 2 Quyết định về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, 82 hộ cận nghèo thành phố áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 Phụ lục 3 Phiếu phỏng vấn người dân 86
  12. 12 CHƯ NG I GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 2.271 tuyến đường có vỉa hè (dài gần 2 triệu km), số tuyến đường có vỉa hè lớn hơn 3m chiếm 772 tuyến với chiều dài 541km. Riêng quận 1 có 134 tuyến đường. Từ năm 2008 đến nay, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chỉ đạo liên quan đến vấn đề trật tự lòng lề đường như: - Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2008, của Ủy ban nhân dân thành phố về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố; - Quyết định số 700 /QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành danh mục các tuyến đường cấm đỗ xe trên địa bàn quận 1 và quận 3 trong đó nêu rõ 117 tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe công có thu phí; danh mục 13 tuyến đường cho phép sử dụng tạm một phần vỉa hè phục vụ kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa và danh mục 42 tuyến đường cho phép đậu xe dưới lòng đường có thu phí. - Chỉ thị số 04/2014/CT-UBND ngày 11 tháng 03 năm 2014, của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Chỉ thị số 22/CT-UBND, ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện công tác quản lý, sử dụng lòng lề đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố; Đồng thời, Thành ủy cũng có Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 10 tháng 3 năm 2017 về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố; Điều đó thể hiện chủ trương, và quyết tâm của thành phố là chấn chỉnh và giữ gìn trật tự đô thị nói chung và trật tự lòng đường, vỉa hè nói riêng. Trong năm 2017, những hành động quyết liệt của chính quyền quận 1 trong việc kiểm tra, xử phạt vi phạm trật tự lòng đường, vỉa hè đã được dư luận đánh giá
  13. 13 cao, các đợt ra quân chấn chỉnh trật tự lòng đường vỉa hè của quận đã tạo sức lan tỏa trong đời sống xã hội, cơ bản tạo được sự đồng thuận của người dân trong và ngoài quận 1 với chủ trương lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè. Nhiều tuyến vỉa hè đã chuyển biến đáng kể so với trước đây, tạo sự thông thoáng, trật tự, khang trang, sạch đẹp trên các tuyến đường, tình hình mua bán lấn chiếm một số nơi đã được sắp xếp tương đối ổn định. Ý thức của người dân được nâng lên rõ rệt thông qua việc tự giác chấp hành tháo dỡ các công trình lấn chiếm và chấm dứt hoạt động kinh doanh, mua bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Tuy nhiên điều mà người dân vẫn đang băn khoăn, rất quan tâm đó chính là liệu tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè có tái diễn như những lần ra quân rầm rộ trước đây rồi sau đó lại diễn ra tình trạng tái lấn chiếm, đồng thời sinh kế của người dân đặc biệt là những hộ nghèo, hộ cận nghèo bị tác động thế nào bởi chính sách chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè. Một chính sách ban hành ngoài đạt mục tiêu đề ra còn phải đảm bảo các đối tượng liên quan không bị ảnh hưởng đáng kể theo chiều hướng bất lợi. Câu hỏi đặt ra là sau khi lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, sinh kế của những người vốn lâu nay mưu sinh nhờ vỉa hè sẽ ảnh hưởng như thế nào và giải pháp cụ thể để hỗ trợ sinh kế cho những người dân bị ảnh hưởng bởi chính sách này, đặc biệt là người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung làm rõ các tác động của chính sách chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đến sinh kế của hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa bàn quận 1 thông qua việc đánh giá các loại tài sản sinh kế và tình trạng tổn thương của các hộ dân. Trên cơ sở phân tích thực trạng và tổng hợp ý kiến đa chiều, nghiên cứu đề xuất những thay đổi chính sách để cải thiện sinh kế của hộ nghèo và hộ cận nghèo đáp ứng yêu cầu lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè xây dựng mỹ quan đô thị trên địa bàn quận 1. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Hiện trạng sinh kế của hộ nghèo, hộ cận nghèo buôn bán vỉa hè thể hiện như thế nào thông qua các loại tài sản sinh kế và tình trạng dễ bị tổn thương?
  14. 14 1.3.2. Các chính sách hiện hành tác động như thế nào đến sinh kế của hộ nghèo, hộ cận nghèo buôn bán vỉa hè trên địa bàn quận 1 thông qua việc ảnh hưởng lên các loại tài sản sinh kế và tình trạng dễ bị tổn thương? 1.3.3. Những thay đổi chính sách nào là cần thiết để cải thiện sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong yêu cầu lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường, xây dựng văn minh đô thị? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: là sinh kế của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, bối cảnh dễ bị tổn thương và các chính sách có liên quan. Khách thể nghiên cứu là các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn quận 1. Đối tượng khảo sát là một số hộ nghèo, hộ cận nghèo quận 1 chịu tác động bởi chính sách chấn chỉnh trật tự vỉa hè, lòng đường. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: thực hiện tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. + Phạm vi thời gian: thực hiện trong vòng bốn tháng từ tháng 7/2017 đến tháng 10/2017. + Phạm vi chính sách: Nghiên cứu tập trung vào các chính sách liên quan đến chủ trương lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè xây dựng văn minh đô thị và phát triển sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn quận 1. 1.5. Cấu trúc luận văn Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương, bao gồm: Chương 1: trình bày bối cảnh vấn đề chính sách trật tự lòng đường, vỉa hè, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu. Chương 2: trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết, kết quả những nghiên cứu liên quan. Chương 3: trình bày thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu chương 4: trình bày kết quả nghiên cứu, khảo sát từ thực tế, phân tích, thảo luận đánh giá kết quả nhằm phát hiện ra nguyên nhân tiềm ẩn của vấn đề nghiên cứu và giải đáp các câu hỏi nghiên cứu.
  15. 15 Chương 5: trình bày ý kiến kết luận và các khuyến nghị những giải pháp khả thi để giải quyết chính sách.
  16. 16 CHƯ NG 2 TỔNG QUAN C SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Các khái niệm: 2.1.1. Sinh kế (livelihood): là khái niệm phổ biến được nghiên cứu và sử dụng theo nhiều cách và những cấp độ khác nhau. Theo Robert Champers: “sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống” (Chambers, Robert (1983), Rural development: Putting the last first, Longman Scientific & Technical, co-published in the United States with John Wiley & Sons, Inc., New York). Trong khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) thì “Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” (DFID’s Sustainable Livelihoods Guidance Sheets: 4). Trong Từ điển Tiếng Việt giải thích sinh kế như sau: “sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống”. Trên thực tế khái niệm “sinh kế”, hay “hoạt động mưu sinh”, “phương cách kiếm sống” được các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều trong các nghiên cứu của mình gắn với chuyên ngành dân tộc học, kinh tế học hay nhân học kinh tế... Trong nghiên cứu này thuật ngữ “sinh kế” được sử dụng với ý nghĩa là phương cách kiếm sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo quận 1. 2.1.2. Sinh kế bền vững Sinh kế chỉ bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con người để sản xuất và duy trì phương tiện sống của họ. Sinh kế bền vững là những sinh kế có thể ứng phó và hồi phục ngay sau những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường khả năng, tài sản và quyền, trong khi không tổn hại nền tảng tài nguyên thiên nhiên (Chambers & Conway, 1992). Sinh kế được xem là bền vững khi nó có khả năng đương đầu với những tổn thương mà không cần sự hỗ trợ nhất thời từ bên ngoài, đồng thời không gây tác
  17. 17 động bất lợi đến sinh kế của người khác và không làm giảm sút nguồn tài nguyên có thể khai thác của các thế hệ tiếp theo (DFID, 2001). 2.1.3. Khung sinh kế bền vững Khung sinh kế bền vững do Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development – DFID) được các học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi trong phân tích về sinh kế và đói nghèo. Khung sinh kế bền vững đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế, đó là: + Các ưu tiên mà con người có thể nhận biết được; + Các chiến lược mà họ lựa chọn để theo đuổi các ưu tiên đó; + Các thể chế, chính sách và tổ chức quyết định đến sự tiếp cận của họ đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả mà họ thu được; + Các tiếp cận của họ đối với năm loại vốn và khả năng sử dụng hiệu quả các loại vốn mình có; + Bối cảnh sống của con người, bao gồm các xu hướng kinh tế, công nghệ, dân số, các cú sốc và mùa vụ (Ashley and Carney, 1999, tr.6). Khung sinh kế bền vững lấy con người và sinh kế của họ làm trung tâm của sự phân tích, nghĩa là đặt con người ở trung tâm của sự phát triển. Sinh kế của con người được phân tích dưới góc độ sở hữu và tiếp cận các loại vốn, hay tài sản vốn. Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững Ghi chú: H: Nguồn vốn con người S: Nguồn vốn xã hội N: Nguồn vốn tự nhiên P: Nguồn vốn vật chất F: Nguồn vốn tài chính TÀI SẢN SINH KẾ H CÁC CHIẾN Ảnh Cấu trúc và quy LƯỢC SINH Kết quả sinh kết Bối cảnh dễ N hưởng và trình tổ chức KẾ S bị tổn các nguồn thương tiếp cận P F Nguồn: DFID,sustainable livelihoods guidance sheets, 1999
  18. 18 2.1.4. Tài sản sinh kế: bao gồm năm loại là vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội. Sự kết hợp của các loại tài sản sinh kế sẽ cho ra ngũ giác có hình dạng, kích thước khác nhau tùy từng hộ gia đình (DFID, 2001). -Nguồn vốn con người: gồm các năng lực cụ thể (kiến thức, kĩ năng) và năng lực tiềm tàng để giúp họ tạo ra phúc lợi cho bản thân và cho xã hội (OECD, 2001, tr.18). Khảo sát ở cấp độ hộ gia đình, vốn nhân lực được cụ thể hóa gồm năm yếu tố: số nhân khẩu trong hộ, số lao động tạo thu nhập cho gia đình, trình độ giáo dục, kiến thức và kĩ năng, sức khỏe của các thành viên hộ (FAO, 2005, tr.3), nó ảnh hưởng đến cách mà hộ gia đình thực hiện các chiến lược sinh kế để đạt kết quả sinh kế. - Nguồn vốn tự nhiên: bao gồm nguồn nước, đất đai và các nguồn tài nguyên sinh học được sử dụng bởi con người để tạo ra phương tiện cho sự tồn tại (Ellis, 2000), gồm cả tài nguyên có thể tái sinh và không thể tái sinh, là những yếu tố tài nguyên thiên nhiên con người có thể khai thác, sử dụng để trực tiếp hay gián tiếp tạo ra giá trị (Natural Capital -14- Committee, 2013, tr.10). - Nguồn vốn tài chính được hiểu đơn giản là tiền và các khoản tương đương tiền hay dễ dàng quy đổi thành tiền để phục vụ cho việc đạt được các mục tiêu sinh kế. Vốn tài chính thể hiện dưới dạng tiền mặt, tiền tiết kiệm, các khoản tín dụng, bảo hiểm, trang sức, trợ cấp… - Nguồn vốn vật chất bao gồm tài sản công cộng (đường sá, phương tiện giao thông công cộng, nguồn nước sạch, hệ thống điện, hệ thống truyền thông tin, trường học, cơ sở y tế) và tài sản sở hữu tư nhân (phương tiện phục vụ sinh hoạt và sản xuất của cá nhân). - Nguồn vốn xã hội: là mối quan hệ kết nối con người trong xã hội để phối hợp hoạt động có hiệu quả dựa trên cơ sở của niềm tin, sự hiểu biết lẫn nhau và các giá trị chia sẻ cho nhau (Don Cohen & Laurence Prusak, 2001, tr.3). Người nghèo thường tìm đến sự hỗ trợ từ vốn xã hội vì sự an toàn phi chính thức mà vốn xã hội mang lại. Đó chính là các kết nối trong xã hội theo chiều dọc hoặc chiều ngang,
  19. 19 cùng với sự thỏa thuận về việc tuân thủ nguyên tắc đã giảm thiểu chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả trong các hoạt động giao dịch của nhóm hộ (DFID, 2001). 2.1.5. Bối cảnh tổn thương: là những tình huống bất lợi xảy ra mà con người không đủ khả năng đối phó (GLOPP, 2008, tr.3). DFID phân chia tổn thương làm ba loại: - Các cú sốc - Các xu hướng - Tính mùa vụ 2.1.6. Hoạt động sinh kế Là toàn bộ các hoạt động nhằm đạt mục đích duy trì và phát triển các nguồn tài sản sinh kế. Chủ yếu là các hoạt động tạo ra thu nhập trên các lĩnh vực: sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng, thương mại, dịch vụ… 2.1.7. Chiến lược sinh kế Chiến lược sinh kế là những quyết định của con người trong việc kết hợp những lựa chọn và sử dụng các nguồn vốn, tài sản sinh kế để tạo ra thu nhập nâng cao đời sống (Ellis, 2000). Nó bao gồm các hoạt động, sự kết hợp các hoạt động này cùng các lựa chọn mà các chủ thể phải tiến hành để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Khi môi trường bên ngoài thay đổi hay có các cú sốc thì người dân phải lựa chọn các chiến lược sinh kế phù hợp với bản thân mình để thích nghi với hoàn cảnh mới theo ba dạng: phát triển hoạt động sản xuất, đa dạng hoạt động sinh kế và thay đổi nơi sinh sống để có kết quả sinh kế tốt nhất. 2.1.8. Kết quả sinh kế Là kết quả mà thông qua các chiến lược sinh kế con người đạt được bao gồm nhiều chỉ số khác nhau như việc làm và thu nhập, y tế, kiến thức và xóa đói giảm nghèo. Năm yếu tố quan trọng của sinh kế bền vững cần được đưa vào tiêu chí để đánh giá các chiến lược sinh kế và kết quả. 2.1.9. Lòng đường, vỉa hè: Theo Luật Giao thông đường bộ (Luật số 26/2001/QH10) có quy định đường phố là đường bộ trong đô thị gồm lòng đường và vỉa hè.
  20. 20 Hiện nay, chưa có một định nghĩa nào chính thức về vỉa hè, tuy nhiên tại Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có giải thích khái niệm lòng đường, vỉa hè như sau: - Lòng đường là bộ phận của đường đô thị, được giới hạn bởi phía trong hai bên bó vỉa, có thể bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến khi cần thiết. - Vỉa hè (còn được gọi là hè, hè phố, hè đường) là bộ phận của đường đô thị dành cho người đi bộ trong đô thị và là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến (như trụ điện, tủ điện, biển báo giao thông, trồng cây xanh và mảng xanh). Lòng đường và vỉa hè là hai yếu tố cơ bản nhất của một con đường, trong đó lòng đường dành cho các phương tiện tham gia giao thông và vỉa hè dành riêng cho người đi bộ. Như vậy, chúng ta có thể hiểu vỉa hè là một thành phần bên trong không gian công cộng của đô thị, là khoảng không gian công cộng dành cho người đi bộ và tô điểm vẻ đẹp đô thị. Vỉa hè có 4 chức năng, bao gồm: - Làm lối đi riêng cho người đi bộ (tối thiểu là 1,5 m); - Chứa đựng kết cấu hạ tầng, bố trí hệ thống cấp điện, đường cáp quang, đường ống cấp nước, cống thoát nước, đặt cột điện, cột chiếu sáng công cộng, các biển quảng cáo và trồng cây xanh; - Làm lối ra vào các công trình ở dọc phố và phải bảo đảm bố trí được vào các điểm tiếp cận các công trình giao thông khác như cầu bộ hành và hầm chui dành cho người đi bộ. - Chức năng không gian công cộng đô thị, là nơi để mọi người có thể sinh hoạt không làm ảnh hưởng trật tự, an toàn giao thông. 2.1.10. Hộ nghèo, hộ cận nghèo: Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0