intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của Tài chính vi mô đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định tác động của TCVM về các khía cạnh kinh tế (thu nhập, tài sản, chi tiêu…) ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện và hoàn thiện cho sự phát triển của các tổ chức cung cấp TCVM trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá tác động của Tài chính vi mô đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DUY TÙNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ ĐỐI VỚI THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN DUY TÙNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ ĐỐI VỚI THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS: LÊ NGỌC UYỂN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN - Tên đề tài: “Đánh giá tác động của Tài chính vi mô đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam” - Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Ngọc Uyển - Tên sinh viên: Nguyễn Duy Tùng - Địa chỉ sinh viên: Thành phố Hồ Chí Minh - Số điện thoại liên lạc: 0909975366 - Ngày nộp luận văn: .../06/2015 Lời cam đoan: “Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình do chính tôi nghiên cứu và soạn thảo. Tôi không sao chép từ bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kì một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 6 năm 2015 Nguyễn Duy Tùng
  4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Đề tài “Đánh giá tác động Tài chính vi mô đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam” được thực hiện trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2015. Đề tài sử dụng phương pháp DID kết hợp hồi quy bình phương bé nhất với dữ liệu bảng của Khảo sát nguồn lực hộ gia đình Việt Nam (VARHS) trong hai năm 2008 và 2012. Kết quả ước lượng mô hình đánh giá với dữ liệu nghiên cứu được quan sát trong thời gian dài, cung cấp một bằng chứng thuyết phục tác động tích cực giữa chương trình TCVM với việc thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại Việt Nam.
  5. MỤC LỤC TRANG BÌA LÓT LỜI CAM ĐOAN3 TÓM LƯỢC LUẬN VĂN 4 MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG 4 DANH MỤC HÌNH 5 DANH MỤC VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................................. 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2 2.1 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2 2.2 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 3 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................................... 4 6. Kết cấu đề tài ..................................................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN ............................................................ 6 1.1 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................. 6 1.1.1 Một số khái niệm .......................................................................................................... 6 1.1.1.1 Khái niệm về tài chính vi mô ..................................................................................... 6 1.1.1.2 Khái niệm về Tổ chức tài chính vi mô ..................................................................... 10 1.1.2 Vai trò của tài chính vi mô ......................................................................................... 13
  6. 1.1.2.1 Tài chính vi mô góp phần làm tăng thu nhập .......................................................... 13 1.1.2.2 Tài chính vi mô làm giảm đói nghèo ....................................................................... 14 1.1.2.3 Tài chính vi mô giúp nâng cao chất lượng nhà ở ..................................................... 15 1.1.2.4 Tài chính vi mô giúp nâng cao trình độ giáo dục .................................................... 15 1.1.2.5 Tài chính vi mô góp phần nâng cao dinh dưỡng và sức khỏe ................................. 15 1.1.2.6 Tài chính vi mô góp phần nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ ................................... 16 1.1.3 Tiết kiệm vi mô ........................................................................................................... 17 1.2 Các nghiên cứu liên quan .............................................................................................. 19 Chương 2: Thực trạng tài chính vi mô và tác động của tài chính vi mô ở Việt Nam .......... 29 2.1 Tổng quan về vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam .......................................... 29 2.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên............................................................................................. 29 2.1.2 Đặc điểm dân cư và văn hóa ....................................................................................... 29 2.2 Tổng quan về ngành TCVM Việt Nam cho khách hàng thu nhập thấp/nghèo .............. 31 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 35 3.1 Đánh giá tác động .......................................................................................................... 35 3.1.1 Tình huống phản thực: So sánh giữa có và không ...................................................... 35 3.1.2 Tình huống phản thực: So sánh trước và sau .............................................................. 36 3.1.3 Khung phân tích đánh giá tác động ............................................................................ 37 3.2 Phương pháp sai biệt kép ............................................................................................... 40 3.3 Đánh giá tác động chương trình TCVM ........................................................................ 42 3.3.1 Chiến lược đánh giá tác động ..................................................................................... 42 3.3.2 Định nghĩa các biến trong mô hình ............................................................................. 44 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................ 48 4.1 Tác động của TDVM lên thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình ......................................... 48 4.1.1 Mô tả dữ liệu ............................................................................................................... 48
  7. 4.1.2 Tác động của TDVM lên thu nhập của hộ gia đình .................................................... 52 4.1.3 Tác động của tín dụng vi mô TDVM đến chi tiêu hộ gia đình ................................... 56 4.2 Tác động của TKVM lên thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình ......................................... 60 4.2.1. Mô tả dữ liệu hộ tham gia tiết kiệm ........................................................................... 60 4.2.2 Tác động của tham gia TKVM lên thu nhập hộ gia đình nghèo ................................. 62 4.2.3 Tác động của tham gia TKVM đến chi tiêu hộ gia đình nghèo .................................. 66 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ........................................................... 69 5.1 Kết luận .......................................................................................................................... 69 5.2 Gợi ý chính sách ............................................................................................................ 70 5.3 Hạn chế và hướng phát triển đề tài ................................................................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC 79
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tóm tắt các nghiên cứu thực tế có liên quan ................................................. 24 Bảng 3.1 Các biến độc lập dự kiến đưa vào mô hình ................................................... 45 Bảng 4.1 Kiểm định thống kê T-test hai nhóm biến tham gia TDVM trong năm 2008 .............................................................................................................................. 49 Bảng 4.2 Kiểm định thống kê T-test hai nhóm biến tham gia TDVM trong năm 2012 ............................................................................................................................... 51 Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả ước lượng tác động TDVM đến thu nhập hộ gia đình ..... 54 Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả ước lượng tác động TDVM đến chi tiêu hộ gia đình. ...... 58 Bảng 4.5 Kiểm định thống kê T-test hai nhóm biến tham gia TKVM trong năm 2008 ............................................................................................................................... 60 Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả ước lượng tác động TKVM đến thu nhập hộ gia đình ..... 64 Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả ước lượng tác động TKVM đến chi tiêu hộ gia đình ....... 67
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Khung phân tích tác động của tài chính vi mô đến hộ gia đình ..................... 28 Hình 2.1 Các đơn vị cung cấp TCVM ở Việt Nam....................................................... 31 Hình 2.2 Các TCTCVM dẫn đầu trên thị trường Việt Nam đến 2010 ......................... 33 Hình 2.3 Các TCTCVM chính phục vụ khách hàng nghèo/thu nhập thấp ................... 33 Hình 3.1 Đánh giá tác động so sánh giữa có và không ................................................. 36 Hình 3.2 Đánh giá tác động so sánh trước và sau ......................................................... 37 Hình 3.3 Khung phân tích đánh giá tác động ................................................................ 38 Hình 3.4 Đồ thị sự khác biệt thu nhập trong DID ......................................................... 41
  10. DANH MỤC VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt DID Difference-in-Differences Khác biệt trong khác biệt GSO General statistic office Tổng cục thống kê International Fund for IFAD Agricultural Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế Development Vietnam Bank for Social Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt NHCSXH Policies Nam Vietnam Bank for Ngân hàng nông nghiệp và phát ARIBANK Agriculture and Rural triển nông thôn Việt Nam Development OLS Ordinary least squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất TCVM Microfinance Tài chính vi mô TDVM Microcredit Tín dụng vi mô TKVM Microsaving Tiết kiệm vi mô Vietnam Access to Khảo sát nguồn lực hộ gia đình Việt VARHS Resources Household Nam Survey WB World Bank Ngân hàng thế giới
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Vấn đề nghiên cứu Trong hai mươi năm qua, Tài chính vi mô (TCVM) đã trở thành một trong những chủ đề nóng nhất kinh tế phát triển. Trong năm 2007, hơn 100 triệu hộ gia đình nghèo nhất thế giới nhận được các khoản tín dụng vi mô (TDVM) (Daley - Harris 2009, 1). TCVM với chức năng của mình giúp cho những người tham gia vào đó thực hiện các công việc theo cách của mình tránh khỏi bẫy nghèo và các sự phụ thuộc từ các khoản viện trợ có điều kiện (Brannen 2010, 6; Legerwood, 1999; ADB, 2000; Morduch and Haley, 2002; Khandker, 2003). Tương tự (Chen & Snodgrass 2001, 13) cho rằng: “Các hộ gia đình tham gia vào TCVM thì thu thập sẽ cao hơn, đa dạng hóa nguồn tạo ra thu nhập, chi tiêu cho thực phẩm sẽ tăng cao, tăng mức độ sỡ hữu tài sản trong gia đình, chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn và đặc biệt cải thiện được mức độ đối diện với các cú sốc ”. Tầm quan trọng của TCVM đối với phát triển kinh tế - xã hội cũng đã được khẳng định trong thực tế thông qua việc Liên hiệp quốc chọn năm 2005 là Năm quốc tế về TCVM, và giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2006 đã được trao cho Giáo sư Mohamet Yunus- người sáng lập ra Grameen Bank - ngân hàng vi mô dành cho người nghèo nổi tiếng tại Băng- la-đét. Trải qua hơn 25 năm đổi mới với đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Trong những thành tựu quan trọng đó, có phần đóng góp đáng khích lệ của hoạt động TCVM. Thực tế đã chứng minh rằng, TCVM là hoạt động có ý nghĩa xã hội sâu sắc và ngày càng lớn mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nhà nước và Chính phủ đã có những động thái hết sức tích cực đối với sự phát triển tài chính vi mô ở Việt Nam. Luật tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua năm 2010 là cột mốc lịch sử khi công nhận TCTCVM là một Tổ chức tín dụng, với các quy định được luật hóa. Ngày 6/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020.
  12. 2 Có khá nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của chương trình TCVM đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình ở trên thế giới và Việt Nam. Phần lớn các nghiên cứu cung cấp bằng chứng tích cực về hiệu quả của các chương trình TCVM đến thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình (xem thêm Brannen, 2010; Augsburg và đồng sự., 2011; Barnes và đồng sự, 2001; Dunn and Arbuckle (2001); Nguyễn Kim Anh và đồng sự 2011). Tuy nhiên, TCVM không phải luôn luôn mang lại hiệu quả cải thiện phúc lợi cho hộ gia đình. Ví dụ, Dupas and Robinson (2011) không tìm thấy một tác động có ý nghĩa thống kê của chương trình tín dụng vi mô lên số giờ làm/ngày, cũng như thu nhập hộ gia đình ở Kenya. Tương tự, Chen and Snograss (2001) không tìm thấy bằng chứng cho thấy những hộ tham gia TCVM thì hiệu quả trong việc đa dạng hóa nguồn thu nhập ở Ấn Độ. Ngoài ra, các nghiên cứu này đa phần tập trung vào một khía cạnh của TCVM là tín dụng vi mô mà bỏ qua một bộ phận khác không kém phần quan trọng của TCVM là tiết kiệm vi mô (TKVM). Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: "Đánh giá tác động của Tài chính vi mô đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam", để thực hiện luận văn tốt nghiệp và tìm câu trả lời cho hiệu quả thực sự của chương trình TCVM (tín dụng và tiết kiệm) tác động đến thu nhập và chi tiêu của nông hộ như thế nào. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Xác định tác động của TCVM về các khia cạnh kinh tế (thu nhập, tài sản, chi tiêu…) ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện và hoàn thiện cho sự phát triển của các tổ chức cung cấp TCVM trong tương lai. Mục tiêu cụ thể: - Xác định mức độ tác động của TDVM đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại vùng núi trung du miền Bắc ở Việt Nam.
  13. 3 - Xác định mức độ tác động của TKVM đối với thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo ở Việt Nam. - Đề xuất cải thiện và hoàn thiện cho sự phát triển của các tổ chức cung cấp TCVM trong tương lai. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu - TDVM có giúp cải thiện thu nhập hay chi tiêu nông hộ hay không? - TKVM có giúp cải thiện thu nhập hay chi tiêu nông hộ hay không? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Mối liên hệ giữa TCVM và thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình tại vùng Trung du miền núi phía BắcViệt Nam. Trước khi tiến hành đánh giá, tác giả đã dự định phân tích tác động của TCVM đến vấn đề giảm nghèo đói. Tuy vậy, điều này khó thực hiện được vì vấn đề giảm nghèo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó TCVM chỉ là một trong các công cụ giúp người nghèo có thu nhập, cải thiện chi tiêu và nâng cao vị thế xã hội. Không thể tách biệt hoàn toàn tác động ròng của TCVM, định lượng hóa và tính toán mức độ đóng góp của TCVM. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Đề tài đi tìm hiểu mức độ tác động của TCVM đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại vùng trung du và miền núi phía BắcViệt Nam. Không gian: Đề tài sử dụng dữ liệu khảo sát VARHS của hộ gia đình tại 4 tỉnh: Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai đại diện cho các hộ gia đình tại vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Thời gian: Trong hai năm 2008 và 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Số liệu. Đề tài sử dụng dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư (VARHS) trong hai năm 2008 và 2012 để tiến hành phân tích. Các mẫu được lựa chọn trong nghiên cứu
  14. 4 là các hộ gia đình tham gia trả lời khảo sát liên tục trong 3 cuộc khảo sát (hai năm một lần) trong giai đoạn 2008 và 2012. Phân tích số liệu. Từ số liệu 2017 hộ gia đình tham gia khảo sát liên tục trong hai năm 2008 và 2012, đề tài tiến hành phân tách thành hai nhóm đối tượng phù hợp với nhu cầu nghiên cứu (Chi tiết được trình bày tại chương 4 của đề tài) Mô hình hồi quy tuyến tính bé nhất (OLS) kết hợp với phương pháp đánh giá sai biệt kép (DID) được sử dụng để xác định tác động của tham gia tín dụng chính thức đối với thu nhập và chi tiêu nông hộ. Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình là: thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người hàng tháng. Các biến độc lập được đưa vào mô hình kiểm soát bao gồm nhóm biến: Nhóm biến liên quan đến các yếu tố thị trường thuận lợi, nhóm các biến liên quan đến đặc trưng hộ gia đình và các biến liên quan đến năng lực sản xuất của hộ gia đình. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đóng góp vào tranh luận hiện tại về tác động của TCVM đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cung cấp một bằng chứng về tác động tích cực của chương trình TCVM đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo Đề tài nghiên cứu được chia làm 5 chương: Chương 1. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn: Trình bày các khái niệm; Các lý thuyết liên quan; Tổng quan về các nghiên cứu trước có liên quan. Chương 2: Thực trạng tài chính vi mô và tác động của tài chính vi mô ở Việt Nam Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp đánh giá tác động; Chiến lược đánh giá tác động TCVM đối với thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình; Xác định các biến trong mô hình.
  15. 5 Chương 4. Kết quả nghiên cứu: Mô tả dữ liệu và phân tích các tác động của TCVM lên thu nhập và chi tiêu hộ gia đình Chương 5. Kết luận và gợi ý chính sách: Đưa ra các kết luận tổng quát và các chính sách giúp nâng cao hiệu quả TCVM; Nêu ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai.
  16. 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý thuyết 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1 Khái niệm về tài chính vi mô Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất (CGAP), thì: “TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm...”. Theo J.Ledgerwood, “TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp”. Còn theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). “TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ của họ”. Thuật ngữ TCVM cũng được đề cập tương đối phổ biến ở Việt Nam, Nghị định 28/2005/NĐ-CP, đã dùng một khái niệm khác thay thế cho thuật ngữ này, đó là tài chính quy mô nhỏ và nó được định nghĩa “Tài chính quy mô nhỏ là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo”. Tổng hợp những khái niệm trên có thể hiểu TCVM là một hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư. Quan điểm này cũng đã được Chính phủ nhất trí, thông qua việc mở rộng từ một chương trình cho vay hộ nghèo khi thành lập NHCSXH thành 18
  17. 7 chương trình khác nhau để hỗ trợ những đối tượng có thu nhập thấp hoặc làm việc tại các vùng khó khăn1. Ủy ban Basel đưa ra 10 đặc điểm cơ bản của TCVM2 như sau: - Đối tượng khách hàng là những người có thu nhập thấp: Các tổ chức TCVM thường xuyên cung cấp tín dụng cho những khách hàng có thu nhập thấp (như lao động bán thất nghiệp và các hộ kinh doanh không chính thức như người bán hàng rong, các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ và vừa…). Các đối tượng khách hàng này có đặc điểm chung là sống tập trung trong một khu vực địa lý và cùng nhóm xã hội (hội phụ nữ, nông dân, đồng hương…). Vì đối tượng khách hàng là người có thu nhập thấp nên các khoản cho vay thường có giá trị rất nhỏ, thời hạn ngắn và không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, chu kỳ trả nợ của khoản vay lại thường xuyên so với các khoản vay thông thường. Tín dụng vi mô thường áp dụng mức lãi suất cao hơn so với cho vay thương mại do phải bù đắp chi phí hoạt động liên quan đến phương thức cho vay vi mô tập trung nhiều nhân lực. - Phân tích rủi ro tín dụng: Hồ sơ vay vốn TCVM thường rất lớn bởi cán bộ tín dụng phải thu thập rất nhiều thông tin về khách hàng thông qua những lần thăm gia đình hoặc địa điểm kinh doanh của họ. Người đi vay thường xuyên thiếu các báo cáo tài chính chính thức; do vậy cán bộ tín dụng phải giúp đỡ khách hàng chuẩn bị tài liệu để đánh giá các dòng tiền tương lai và giá trị ròng của các khoản tiền, qua đó xác định thời hạn và khối lượng của khoản vay. Các đặc điểm của người đi vay 1 Các chương trình chính hiện tại do NHCSXH cung cấp bao gồm: (1) Hộ nghèo; (2) Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn; (3) Cho vay giải quyết việc làm; (4) Cho vay xuất khẩu lao động; (5) Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; (6) Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường; (7) Cho vay mua nhà trả chậm, (8) và 11 chương trình khác. Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCSXH, www.vbsp.org.vn. 2 Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, ngày đăng nhập: 15/5/2015, đường dẫn http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1579:cac-nguyen-tc-c-bn-nhm- giam-sat-co-hiu-qu-hot-ng-tai-chinh-vi-mo-&catid=43:ao-to&Itemid=90
  18. 8 và sự sẵn sàng trả nợ của họ cần được cán bộ tín dụng đánh giá trong suốt quá trình viếng thăm khách hàng và xét duyệt khoản vay. Mặc dù trung tâm thông tin tín dụng thường không có sẵn các thông tin về các khách hàng có thu nhập thấp hoặc về tất cả các tổ chức TCVM hiện tại. Tuy nhiên, khi có các thông tin này tại trung tâm, các thông tin được xem là rất hữu ích và được sử dụng làm tài liệu phục vụ quá trình xét duyệt khoản vay. Đối với cho vay vi mô, xếp hạng tín dụng, nếu được sử dụng trong quá trình xét duyệt khoản vay, được coi là yếu tố bổ sung (điều kiện cần) hơn là yếu tố quyết định (điều kiện đủ). - Sử dụng tài sản ký quỹ: Khách hàng của TCVM thường không có tài sản ký quỹ - vật được các ngân hàng thương mại sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. Cũng có trường hợp khách hàng TCVM có tài sản ký quỹ, tuy nhiên giá trị của tài sản đó rất thấp (như tivi, đồ nội thất…). Trong trường hợp này, tài sản thế chấp được sử dụng như một phương pháp ràng buộc người đi vay phải trả nợ hơn là sử dụng để bù đắp các khoản lỗ. - Phê duyệt và kiểm soát tín dụng: Cho vay vi mô là một quá trình có độ phân tán cao, nên phê duyệt tín dụng phải dựa vào kỹ năng và “độ thâm nhập” của cán bộ tín dụng và các nhà quản lý để tìm ra các thông tin chính xác và kịp thời. - Kiểm soát các khoản nợ chậm trả: Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ chậm trả là cần thiết, vì các khoản cho vay TCVM có đặc điểm là không có tài sản đảm bảo, chu kỳ thanh toán nhanh (thường là hàng tuần hoặc hai tuần một lần) và có tác động lây lan. Thông thường, kiểm soát tín dụng TCVM hoàn toàn phụ thuộc cán bộ tín dụng, do họ là người nắm rõ nhất những thông tin về hoàn cảnh cá nhân của khách hàng - là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả công tác thu hồi nợ. - Cho vay lũy tiến: Những khách hàng TCVM thường bị hạn chế khả năng tiếp cận đối với các nguồn tài chính khác (do không có tài sản đảm bảo, quy mô sản xuất kinh doanh quá nhỏ bé…) nên họ phải phụ thuộc rất nhiều vào các tiếp cận tín dụng vi mô hiện tại. Cho vay TCVM sử dụng rất nhiều các chương trình khuyến khích
  19. 9 nhằm động viên, khen thưởng những người đi vay tốt (như tạo điều kiện cho vay dễ dàng đối với khoản vay kế tiếp, cung cấp khoản vay có giá trị lớn hơn, mức lãi suất thấp hơn, thời hạn trả nợ kéo dài hơn). Các chương trình như vậy được gọi là cho vay lũy tiến. Tuy nhiên, các chương trình này có thể làm gia tăng rủi ro mắc nợ quá lớn, đặc biệt trong trường hợp hệ thống thông tin tín dụng vi mô không có thông tin hoặc thông tin không đầy đủ. Đặc điểm này của TCVM cũng tạo ra ảnh hưởng đối với công tác quản lý rủi ro lãi suất, nhất là khi các khách hàng TCVM mong muốn lãi suất tín dụng sẽ giảm cùng với những thành tích của khách hàng ngày càng tăng mà không quan tâm gì đến mức lãi suất cho vay trung bình trên thị trường. - Cho vay theo nhóm: Một số tổ chức TCVM sử dụng phương thức cho vay theo nhóm, theo đó các khoản cho vay sẽ được giải ngân cho những nhóm khách hàng nhỏ - các cá nhân trong nhóm có cam kết cùng bảo đảm thanh toán cho nhau. Phương thức cho vay này được xây dựng dựa trên giả thiết áp lực nhóm sẽ nâng cao mức bảo đảm trả nợ, bởi vì sự chậm trả của một cá nhân trong nhóm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận tín dụng của các thành viên khác trong nhóm. - Hiệu ứng Domino: Thực tế đã chứng minh quản lý chặt chẽ các khoản nợ chậm trả và áp lực nhóm đã đem lại tỷ lệ trả nợ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của các khoản vay cá nhân có thể thay đổi rất nhanh bởi vì bản chất của các khoản vay vi mô là không có tài sản bảo đảm và có hiệu ứng domino. Hiệu ứng Domino xảy ra khi người đi vay có thể dừng việc trả nợ cho tổ chức TCVM vì họ cho rằng tổ chức TCVM đang rơi vào tình trạng gia tăng nợ quá hạn và như vậy thì tổ chức đó sẽ không có khả năng cung cấp các khoản cho vay vi mô tiếp theo cho mình. - Rủi ro tiền tệ: Thỉnh thoảng người đi vay sẽ vay loại tiền khác với loại tiền mà mình sẽ thu về. Trong trường hợp đó, sự thay đổi tỷ giá có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người đi vay.
  20. 10 - Các ảnh hưởng chính trị: TCVM tại nhiều quốc gia được coi là một công cụ chính trị. Các chính trị gia có thể công bố xóa nợ hoặc cấm cung cấp tín dụng vi mô cho người nghèo khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn trì trệ. 1.1.1.2 Khái niệm về Tổ chức TCVM Một cách đơn giản nhất, Tổ chức TCVM là tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính bao gồm: cho vay và nhận các khoản tiết kiệm rất nhỏ người vay (những người có thu nhập thấp) chứ không phải từ công chúng. Tổ chức TCVM có thể là bất kỳ tổ chức hợp nhất tín dụng, ngân hàng thương mại thu nhỏ, các tổ chức tài chính phi chính phủ hoặc liên kết tín dụng- với vai trò cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo (CGAP – Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo). Có bốn loại dịch vụ mà một Tổ chức TCVM có thể cung cấp cho khách hàng.Với phương pháp tiếp cận tối thiểu, Tổ chức TCVM thông thường chỉ cung cấp dịch vụ tài chính hoặc có thể cung cấp dịch vụ tài chính và một phần giới hạn dịch vụ trung gian xã hội. Thậm chí có Tổ chức TCVM chỉ cung cấp một hoặc một số các sản phẩm trong dịch vụ tài chính. Với cách tiếp cận tổng hợp, Tổ chức TCVM sẽ cung cấp nhiều hơn một loại dịch vụ. Trung gian Tài chính Bao gồm việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, thanh toán, thẻ tín dụng. - Dịch vụ tín dụng: có thể nói đây là dịch vụ cơ bản của hầu hết các Tổ chức TCVM, với việc cung cấp các khoản vay nhỏ đáp ứng nhu cầu của các hộ thu nhập thấp, đặc biệt là các hộ nghèo hoặc cũng có thể là các doanh nghiệp nhỏ. Hai phương pháp cung cấp tín dụng được áp dụng là cho vay cá thể và cho vay theo nhóm. Bền vững tài chính là mục tiêu quan trọng các Tổ chức TCVM luôn hướng tới với không ít khó khăn và thách thức trong việc cung cấp dịch cụ này. - Dịch vụ tiết kiệm: thường được coi là phần không thể thiếu với hầu hết các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0