intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

38
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NHTM; phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và thực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng giai đoạn 2010 – 2012, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Góp phần làm phong phú dữ liệu cho các đề tài về xử lý nợ xấu tại NHTM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------------- PHẠM THỊ THÚY AN GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------------- PHẠM THỊ THÚY AN GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG Chuyên ngành : Tài Chính - Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hƣơng TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS Trầm Thị Xuân Hƣơng. Số liệu trong luận văn đƣợc điều tra trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. Nếu phát hiện có điều gian dối, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Phạm Thị Thúy An
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình Trang Mở đầu ................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: Tổng quan về nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại ........................... 4 1.1. Nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại ................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm nợ xấu ...................................................................................... 4 1.1.2. Phân loại nợ xấu ........................................................................................ 5 1.1.2.1. Phân loại nợ của Ngân hàng thƣơng mại .......................................... 5 1.1.2.2. Phân loại nợ xấu................................................................................ 6 1.1.3. Chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu ............................................................ 6 1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ................................................................. 7 1.1.5. Tác động của nợ xấu ............................................................................. 10
  5. 1.2. Xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng ........................ 11 1.2.1. Khái niệm xử lý nợ xấu ........................................................................ 11 1.2.2. Ý nghĩa của việc xử lý nợ xấu có hiệu quả .......................................... 12 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến xử lý nợ xấu ............................................. 13 1.2.4. Phƣơng pháp xử lý nợ xấu .................................................................... 15 1.2.5. Chỉ tiêu đánh giá xử lý nợ xấu.............................................................. 16 1.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................................... 17 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................ 23 Chƣơng 2: Thực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng ..................................................... 24 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng ............................ 24 2.1.1. Sự ra đời ............................................................................................... 24 2.1.2. Kết quả kinh doanh ............................................................................... 26 2.2. Thực trạng nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng ............... 30 2.2.1. Dƣ nợ cho vay khách hàng ................................................................... 30 2.2.2. Thực trạng nợ xấu ................................................................................. 32 2.3. Xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng ........................ 34 2.3.1. Các giải pháp xử lý nợ xấu đã đƣợc thực hiện ..................................... 34 2.3.2. Quy trình xử lý nợ xấu.......................................................................... 36
  6. 2.3.3. Kết quả xử lý nợ xấu ............................................................................ 38 2.4. Khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng .................................................................... 39 2.5. Đánh giá chung về công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng .................................................................... 49 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................ 53 Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng .................................................... 54 3.1. Định hƣớng xử lý nợ xấu của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng ... 54 3.2. Giải pháp đối với ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng ...................... 55 3.2.1. Giải pháp xử lý nợ xấu hiện tại ............................................................ 55 3.2.2. Giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh trong tƣơng lai ............................. 57 3.3. Giải pháp đối với khách hàng vay vốn.......................................................... 58 3.4. Giải pháp đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nƣớc ................................ 60 3.4.1. Giải pháp đối với Chính phủ ................................................................ 60 3.4.2. Giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ............................................... 61 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................ 62 Kết luận ................................................................................................................ 63 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. Phụ lục 1: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 3: Kết quả nghiên cứu định lƣợng
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. DN : Doanh nghiệp 2. KH : Khách hàng 3. LN : Lợi nhuận 4. NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc 5. NHTM : Ngân hàng thƣơng mại 6. TCTD : Tổ chức tín dụng 7. TMCP : Thƣơng mại cổ phần 8. TS : Tài sản 9. TSBĐ : Tài sản bảo đảm 10. VPBank: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu tài chính tại VPBank 2010-2013 ................................... 26 Bảng 2.2 : Dƣ nợ cho vay khách hàng tại VPBank 2010-2013 .............................. 30 Bảng 2.3 : Nợ xấu tại VPBank 2010-2013 .............................................................. 32 Bảng 2.4 : Các nhân tố ảnh hƣởng đến xử lý nợ xấu .............................................. 40 Bảng 2. 5 : Hệ số Cronbach Alpha của các thành phần thang đo ............................. 43 Bảng 2.6 : Kết quả KMO and Bartlett's Test ........................................................... 45 Bảng 2.7 : Component Score Coefficient Matrix .................................................... 46 Bảng 2.8 : Phân tích phƣơng sai ANOVA ............................................................... 48 Bảng 2.9 : Kết quả hồi quy ..................................................................................... 48 Biểu đồ 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính tại VPBank 2010-2013 ................................ 26 Biểu đồ 2.2: Dƣ nợ cho vay khách hàng tại VPBank 2010-2013 ............................. 30 Biểu đồ 2.3: Nợ xấu tại VPBank 2010-2013 ........................................................... 32
  10. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 42 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh .................................................................. 4
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đặt trong bối cảnh hiện nay, nợ xấu đang trở thành vấn đề nóng bỏng và nhức nhối, nợ xấu tồn tại và gia tăng đã làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, tốc độ tăng trƣởng tín dụng bị thu hẹp khiến hoạt động sản xuất của nền kinh tế đình trệ, tốc độ tăng trƣởng kinh tế chậm chạp, ảnh hƣởng xấu tới quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc, an sinh xã hội. Vì vậy, xử lý nợ xấu đang là một nhiệm vụ cấp bách không chỉ với bản thân các tổ chức tín dụng mà còn của cả toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng, xử lý nợ xấu là vấn đề luôn đƣợc quan tâm và chú trọng hàng đầu. Thời gian qua, xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn nhiều nguyên nhân khiến xử lý nợ xấu chƣa đạt đƣợc kết quả tối ƣu, đặc biệt trong giai đoạn 2010 – 2012, nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng có xu hƣớng gia tăng. Nhằm làm rõ thực trạng nợ xấu và thực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng trong giai đoạn 2010 – 2012, đồng thời góp phần giúp việc xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng đạt kết quả tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và thực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng giai đoạn 2010 – 2012.
  12. 2 Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng. Phạm vi nghiên cứu:  Về nội dung + Cơ sở lý luận về xử lý nợ xấu tại NHTM. + Thực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng. + Giải pháp hoàn thiện xử lý nợ xấu có hiệu quả tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng.  Dữ liệu nghiên cứu: nghiên cứu thu thập dữ liệu liên quan đến nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng giai đoạn 2010 – 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính: tổng hợp, phân tích, so sánh các dữ liệu liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu định lƣợng: phân tích hệ số Cronbach Alpha kết hợp với phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính bội để khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NHTM.
  13. 3 Phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và thực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng giai đoạn 2010 – 2012, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng. Góp phần làm phong phú dữ liệu cho các đề tài về xử lý nợ xấu tại NHTM. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau: + Chƣơng 1: Tổng quan về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại. + Chƣơng 2: Thực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng. + Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng.
  14. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm nợ xấu Bản chất của kinh doanh tiền tệ chính là “kinh doanh rủi ro”, và nợ xấu vì vậy là một phần tất yếu trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Nợ xấu (viết tắt là NPL –Non-performing loans) có thể đƣợc thay thế bằng nợ khó đòi (Fofack, 2005), hoặc các khoản vay có vấn đề (Berger and De Young, 1997). Nợ xấu cũng có thể đƣợc định nghĩa là các khoản nợ không trả đƣợc - defaulted loans - mà ngân hàng không thể thu lợi từ nó (Ernst & Young, 2004). Nợ xấu đƣợc hiểu là những khoản cho vay có thể gây tổn hại cho các hoạt động tài chính của các tổ chức ngân hàng (Berger and De Young, 1997). Thông thƣờng, các khoản vay quá hạn gốc và lãi trong một thời gian dài trái với các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đƣợc coi là khoản nợ xấu (Bank of Ghana, 2008). Nợ xấu đƣợc mô tả là các khoản cho vay quá hạn thanh toán ít nhất 90 ngày (Alton and Hazen, 2001; Guy, 2011), là các khoản cho vay không thanh toán đầy đủ lãi và/hoặc gốc 90 ngày trở lên (Bexley and Nenninger, 2012). Tại Việt Nam Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493 thì Nợ xấu đƣợc hiểu nhƣ sau:
  15. 5 Nợ xấu là những khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 của Quyết định này. Theo đó, nợ xấu đƣợc xác định dựa trên 2 yếu tố: đã quá hạn một phần hoặc toàn bộ gốc và/hoặc lãi trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Có thể hiểu khái quát nợ xấu là những khoản nợ mang các đặc trƣng: + Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng khi các cam kết với ngân hàng đã hết hạn. + Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hƣớng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu đƣợc cả vốn gốc lẫn lãi. + Tài sản đảm bảo đƣợc đánh giá là giá trị phát mãi không đủ để thu hồi cả vốn gốc và lãi. + Về thời gian là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày. 1.1.2. Phân loại nợ xấu 1.1.2.1. Phân loại nợ của Ngân hàng thƣơng mại Nợ đƣợc phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (Current), nợ cần chú ý (Other loans especially mentioned - OLEM), nợ dƣới tiêu chuẩn (Substandard), nợ nghi ngờ (Doubtful), nợ có khả năng mất vốn (Loss) (Bank of Ghana, 2008). Một số nhà nghiên cứu lƣu ý rằng một số quốc gia sử dụng tiêu chí định lƣợng ví dụ nhƣ số ngày quá hạn thanh toán, trong khi nhiều quốc gia khác dựa trên tiêu chí chất lƣợng nhƣ thông tin về tình trạng tài chính của khách hàng và đánh giá mức độ thu hồi các khoản thanh toán trong tƣơng lai để phân loại nợ ( Bloem and Gorter, 2001).
  16. 6 Tại Việt Nam, nợ đƣợc phân loại theo phƣơng pháp định lƣợng và định tính, theo đó nợ đƣợc phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. 1.1.2.2. Phân loại nợ xấu Nợ xấu đƣợc phân vào ba nhóm với khả năng thu hồi giảm dần: + Nợ nhóm 3: nợ dƣới tiêu chuẩn + Nợ nhóm 4: nợ nghi ngờ + Nợ nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn 1.1.3. Chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu Tổng số nợ xấu: Đây là chỉ tiêu phản ánh giá trị tuyệt đối của toàn bộ khoản nợ xấu của ngân hàng thƣơng mại. Giá trị này càng lớn cho thấy ngân hàng có rủi ro mất vốn càng cao. Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ: Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng của NHTM, cho biết có bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này cao và có xu hƣớng tăng lên thể hiện ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lƣợng các khoản cho vay. Ngƣợc lại, tỷ lệ này thấp hơn so với những năm trƣớc thể hiện chất lƣợng các khoản tín dụng đƣợc cải thiện, hoặc có thể ngân hàng đang có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi cách phân loại nợ. Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ: Chỉ tiêu này phản ánh thực tế mức độ rủi ro tín dụng và nguy cơ mất vốn của ngân hàng theo từng nhóm nợ khác nhau. Nếu nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng nợ xấu thì nguy cơ mất vốn của ngân hàng càng cao.
  17. 7 1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu  Nguyên nhân chủ quan Năng lực thanh tra, giám sát, điều hành và quản trị rủi ro của NHTM chƣa tốt khiến cho việc quản lý nợ của ngân hàng thiếu chặt chẽ và góp phần làm nợ xấu phát sinh (Berger and De Young, 1997). Chính sách tín dụng của NHTM không phù hợp hoặc không đƣợc chấp hành nghiêm túc (Berger and De Young, 1997). Việc cho vay dễ dàng, thiếu kiểm soát cộng với những bất cập trong việc phân hạn mức phê duyệt cho vay đối với các cấp của NHTM tất yếu sẽ dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng. Công tác thẩm định và định giá tài sản bảo đảm chƣa hiệu quả (Bloem and Gorter, 2001). Điều này khiến giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay không đƣợc xác định đúng, thông tin về tài sản bảo đảm nhƣ thông tin quy hoạch, môi trƣờng xung quanh, tình trạng tranh chấp… không đƣợc thu thập đầy đủ dẫn đến nợ xấu phát sinh khi khách hàng không có khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo không đủ giá trị để thu hồi, hoặc xảy ra sự cố với tài sản bảo đảm trong quá trình khoản vay đã đƣợc giải ngân dẫn đến ngân hàng không còn đƣợc quyền quản lý tài sản bảo đảm đó nữa. Việc dự báo giá trị tƣơng lai của tài sản bảo đảm không sát thực tế cũng là nguyên nhân góp phần làm nợ xấu phát sinh. Công tác kiểm tra sau cho vay, quản lý và giám sát đối với tài sản đảm bảo chƣa đƣợc chú trọng (Bloem and Gorter, 2001). Việc thiếu chú trọng trong công tác kiểm tra sau cho vay làm tăng rủi ro nợ xấu cho ngân hàng vì những dấu hiệu phát sinh nợ xấu không đƣợc phát hiện và khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó việc thiếu giám sát và quản lý đối với tài sản đảm bảo nhƣ việc định giá lại tài sản bảo đảm theo định kỳ chƣa đƣợc tiến hành nghiêm túc, không cập nhật tình trạng tài sản đúng thực tế khiến ngân hàng không thu hồi đƣợc nợ trong trƣờng hợp tài sản đảm bảo xuống cấp, khách hàng bán tài sản đảm bảo không thông qua ngân hàng, giá thị trƣờng của tài sản bị sụt giảm nghiêm trọng …
  18. 8 Cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ nghiệp vụ (Rouse, 1989). Nguyên nhân này góp phần làm nợ xấu phát sinh và gia tăng do việc cán bộ ngân hàng cố tình cho vay sai quy định nhằm thu lợi ích riêng cho bản thân hoặc vì lợi ích riêng của một nhóm ngƣời có liên quan. Việc cán bộ ngân hàng yếu kém về trình độ nghiệp vụ thể hiện qua việc không phát hiện ra những bất ổn về tài chính hay dấu hiệu lừa đảo của khách hàng hoặc cán bộ ngân hàng thiếu am hiểu thị trƣờng, thiếu thông tin, phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến quyết định cho vay không hợp lý.  Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân từ phía khách hàng Khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích, thiếu thiện chí trả nợ, cố ý lừa đảo, bỏ trốn. Đây hành động có chủ ý của ngƣời vay, đƣợc tính toán chuẩn bị trƣớc nhằm mục đích chiếm đoạt tiền vay của ngân hàng. Khách hàng tìm cách làm giả mạo giấy tờ, chữ ký, con dấu, hoặc điều chỉnh các báo cáo tài chính, hay làm các hóa đơn, chứng từ mua bán khống…để vay đƣợc vốn của Ngân hàng sau đó sử dụng tiền vay không đúng mục đích, không trả nợ. Trƣờng hợp này không nhiều, tuy nhiên, khi vụ việc phát sinh lại ảnh hƣởng hết sức nặng nề, ngân hàng khó thu hồi đƣợc nợ, có nguy cơ bị mất vốn hoàn toàn hoặc chỉ thu hồi đƣợc một phần, làm liên quan đến uy tín của cán bộ, làm ảnh hƣởng xấu đến các doanh nghiệp khác. Khách hàng vay vốn thiếu năng lực điều hành, quản lý vốn không hợp lý, kinh doanh thua lỗ, hàng hóa không tiêu thụ đƣợc, công nợ của khách hàng vay vốn không thu hồi đƣợc. Do hạn chế về kiến thức kinh doanh nên khi lập các phƣơng án kinh doanh, các dự án đầu tƣ, doanh nghiệp đã không tính đến những biến động của thị trƣờng, đƣa ra những phƣơng án kinh doanh không hiệu quả, sản phẩm tạo ra không phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, quản lý vốn lỏng lẻo nên bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn quá nhiều, đầu tƣ dàn trải không hiệu quả, dẫn đến làm ăn thua lỗ, không trả đƣợc nợ cho ngân hàng.
  19. 9 Khách hàng gian lận báo cáo tài chính dẫn đến kết quả thẩm định của ngân hàng bị sai lệch. Nhiều khách hàng vay vốn chƣa tuân thủ quy định về việc cung cấp báo cáo tài chính trung thực, số liệu doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng chỉ mang tính hình thức, không phản ánh đúng tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp dẫn đến khi cán bộ ngân hàng phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp thƣờng thiếu tính thực tế và xác thực. Nguyên nhân liên quan đến môi trƣờng hoạt động kinh doanh Những biến đổi lớn về thời tiết, khí hậu, nhƣ tình trạng hạn hán, bão lụt, dịch bệnh (Goldstein and Turner, 1996). Nguyên nhân này ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp vay vốn, từ đó ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với khoản vay ngân hàng. Tình hình an ninh, chính trị trong nƣớc, trong khu vực không ổn định (Bloem and Gorter, 2001). Nguyên nhân này ảnh hƣởng không tốt đến môi trƣờng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của ngân hàng, từ đó khiến nợ xấu ngân hàng gia tăng. Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, tăng trƣởng GDP thấp, lạm phát tăng, lãi suất thị trƣờng tăng cao, mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thƣờng (Goldstein and Turner, 1996; Fofack, 2005; Bloem and Gorter, 2001). Những biến động xấu về kinh tế tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, từ đó góp phần làm nợ xấu gia tăng. Môi trƣờng pháp lý không thuận lợi, sự thay đổi và thiếu chặt chẽ trong quản lý vĩ mô (Bloem and Gorter, 2001 ). Điều này một mặt tạo ra nhiều kẽ hở cho những đối tƣợng xấu chiếm dụng vốn ngân hàng, mặt khác gây trở ngại cho nhiều doanh nghiệp trong việc hoạt động kinh doanh hiệu quả từ đó góp phần làm nợ xấu gia tăng.
  20. 10 Hệ thống thông tin chƣa hoàn thiện (Goldstein and Turner, 1996). Điều này gây khó khăn cho ngân hàng từ khâu quyết định cho vay đến khâu quản lý vốn vay hiệu quả, từ đó góp phần gây nên tình trạng nợ xấu ngân hàng gia tăng. 1.1.5. Tác động của nợ xấu  Tác động của nợ xấu đến hoạt động của NHTM Nợ xấu hạn chế khả năng mở rộng và tăng trƣởng tín dụng, khả năng kinh doanh của các NHTM, tạo ra chi phí rất lớn cho NHTM (Bloem and Gorter, 2001). Nợ xấu tồn tại và gia tăng buộc các ngân hàng phải tăng cƣờng trích lập dự phòng khiến vốn trong ngân hàng bị ứ đọng, không cho vay đƣợc. Ngân hàng khó thu đƣợc gốc và lãi vay từ các khoản nợ xấu trong khi đó vẫn phải trả gốc và lãi cho nguồn vốn huy động khiến ngân hàng dễ bị mất cân đối thu chi, khả năng thanh khoản giảm, lợi nhuận giảm sút. Không những thế, các NHTM còn phải tăng chi phí phát sinh để xử lý các khoản nợ. Nợ xấu tại NHTM cao sẽ ảnh hƣởng xấu đến thƣơng hiệu của ngân hàng, làm mất lòng tin của ngƣời gởi tiền, dẫn đến khó giữ đƣợc khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới, từ đó tạo nên áp lực trong việc huy động đƣợc nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Bloem and Gorter, 2001). Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của NHTM, từ đó ảnh hƣởng đến lợi tức của nhà đầu tƣ khiến nhà đầu tƣ hạn chế đầu tƣ vốn vào ngân hàng, từ đó NHTM gặp khó khăn trong việc huy động vốn (Fofack, 2005). Nếu tỷ trọng nợ xấu trong tổng dƣ nợ quá lớn có thể dẫn đến nguy cơ ngân hàng bị phá sản (Brownbridge, 1998).  Tác động của nợ xấu đến các tổ chức, cá nhân vay vốn Nợ xấu buộc các NHTM thận trọng hơn trong các quyết định cho vay nhƣ đƣa ra các tiêu chuẩn về điều kiện cấp tín dụng chặt chẽ hơn so với các quy định hiện hành, dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn cho vay của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2