Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 69
download
Trên cơ sở nhận thức lý luận, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm và đánh giá thực trạng việc làm, giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc, luận văn đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk
- Häc viÖn chÝnh trÞ - hµnh chÝnh quèc gia hå chÝ minh Vu THỊ VIỆT ANH Gi¶i quyÕt viÖc lµm cho Ng−êi lao ®éng d©n téc thiÓu sè ë tØnh ®¾c l¾c LuËn v¨n th¹c sÜ KINH TẾ Hµ Néi - 2011
- Häc viÖn chÝnh trÞ - hµnh chÝnh quèc gia hå chÝ minh VU THỊ VIỆT ANH Gi¶i quyÕt viÖc lµm cho Ng−êi lao ®éng d©n téc thiÓu sè ë tØnh ®¾c l¾c Chuyªn ngµnh: Kinh tế chính trị M· sè: 60 31 01 LuËn v¨n th¹c sÜ KINH TẾ Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: TS Vũ Thị Thoa Hµ Néi - 2011
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng ñược công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ Vũ Thị Việt Anh
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của ñề tài Đối với tất cả các quốc gia, ñể thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thì vấn ñề việc làm luôn là một trong những mối quan tâm hàng ñầu. Việc làm không chỉ là vấn ñề kinh tế mà còn là vấn ñề xã hội có tính chất toàn cầu. Giải quyết việc làm ñang là một vấn ñề cấp thiết của xã hội nhưng cũng là yếu tố quyết ñịnh ñể phát huy nhân tố con người, ổn ñịnh và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, ñáp ứng nguyện vọng chính ñáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Đắc Lắc là là nơi sinh sống của khoảng 1.750.000 người bao gồm các dân tộc: Kinh, Ê Đê, Gia rai, M’nông, Tày, Nùng ... Đây là tỉnh có nhiều tiềm năng kinh tế với diện tích tự nhiên khoảng 13.000km2. Là một tỉnh ñược coi là trung tâm của Tây Nguyên và giàu tài nguyên thiên nhiên nên nhiều con ñường ñược mở ra tạo thuận lợi cho các tỉnh bạn giao lưu, khai thác, phát triển kinh tế - xã hội. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh trên 13 ngàn km2. Rừng núi chiếm khoảng 35% diện tích tự nhiên. Nhiều vườn quốc gia trong thảm thiên nhiên của rừng núi Đắc Lắc, trong ñó Yok Đôn là vườn quốc gia lớn nhất tỉnh cũng là vườn quốc gia lớn nhất của Việt Nam. Với hơn 700.000 ha ñất ñỏ ba dan, Đắc Lắc ñã có ñược một lợi thế tự nhiên to lớn trong việc phát triển các loại cây công nghiệp ñặc biệt là cà phê và cao su. Là một trong những ñịa bàn chiến lược ñặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái của ñất nước, giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số góp phần xóa ñói giảm nghèo là nhân tố quan trọng góp phần ổn ñịnh và phát triển kinh tế Đắc Lắc, tạo nên sự ổn ñịnh và phát triên chung của ñất nước. Để giúp ñồng bào dân tộc có ñất sản xuất, tạo tư liệu sản xuất, góp phần ổn ñịnh ñời sống, Thủ tướng Chính phủ ñã ban hành các quyết ñịnh như Quyết ñịnh 134/2004/ QĐ - TTg; Chính sách giải quyết ñất cho
- 2 ñồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết ñịnh 132; Quyết ñịnh 304/2006/QĐ- TTg; Chương trình 135 giai ñoạn I,II…Ngày 29/11/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết ñịnh số 75/2010/QĐ- TTg về hỗ trợ tổ chức, ñơn vị sử dụng lao ñộng là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên. Với sự quan tâm, ñầu tư của Trung ương và nỗ lực của Tỉnh, trong những năm qua vấn ñề giải quyết việc làm, xóa ñói, giảm nghèo của tỉnh ñã ñạt ñược nhiều thành tựu rất ñáng tự hào. Riêng trong năm 2010 tỉnh ñã giải quyết ñược việc làm cho khoảng 24.850 lao ñộng trong ñó khoảng 30% là lao ñộng dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm xuống chỉ còn dưới 10%... Trong những thành tựu ấy có vai trò và sự ñóng góp to lớn của ñồng bào các dân tộc thiểu số và chính ñồng bào ñã và ñang ñược thụ hưởng những thành quả do sự nghiệp ñổi mới mang lại. Bên cạnh những thành tựu ñã ñạt ñược, hiện nay ở Đắc Lắc vẫn còn tồn tại nhiều vấn ñề kinh tế, chính trị, xã hội bức xúc như vấn ñề môi trường, chênh lệch giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư, vấn ñề ñất ñai và việc làm không ổn ñịnh của lao ñộng người dân tộc thiểu số... Các thế lực thù ñịch vẫn tiếp tục lợi dụng những vấn ñề dân tộc, tôn giáo ñể kích ñộng bạo loạn gây mất ổn ñịnh chính trị. Những nguyện vọng chính ñáng của người lao ñộng dân tộc thiểu số về những vấn ñề như ñất ñai, việc làm... nếu không ñược giải quyết tốt sẽ tác ñộng xấu ñến khối ñại ñoàn kết dân tộc và gây mất ổn ñịnh xã hội. Từ những lý do trên, học viên lựa chọn ñề tài “Giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắc Lắc” làm luận văn thạc sĩ, hy vọng góp phần tìm ra giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan ñến ñề tài Những nội dung liên quan ñến ñề tài giải quyết việc làm cho người lao ñộng trong nền kinh tế thị trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa ñã có một số công trình nghiên cứu ñó là:
- 3 - Nolwen.HenaffJean-Yves (Biên tập khoa học): Lao ñộng, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm ñổi mới (Nxb Thế giới Hà Nội năm 2001). Trong các bài viết này, các tác giả ñã trình bày tổng quát về các giải pháp ñể giải quyết việc làm như: chính sách giáo dục - ñào tạo, tổ chức lại nền kinh tế chiến lược của cá nhân, gia ñình và của các doanh nghiệp. - TS Nguyễn Hữu Dũng: Giải quyết vấn ñề lao ñộng và việc làm trong quá trình ñô thị hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn (Tạp chí Lao ñộng - xã hội số 246, từ ngày 1-15/9/2004). Nội dung bài viết, tác giả nêu lên thực trạng về lao ñộng và việc làm ở nông thôn trong quá trình ñô thị hoá và ñưa ra các giải pháp cơ bản ñể giải quyết vấn ñề lao ñộng và việc làm. - Đinh Khắc Đính: Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá và hiện ñại hoá ở tỉnh Đắc Nông, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2007, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Thạc sỹ Nguyễn Thị Lan Hương: Thị trường lao ñộng ở Việt Nam: Định hướng và phát triển, NXB Lao ñộng, Hà nội 2002. - Đề tài khoa học cấp Bộ do PGS.TS Trần Văn Chử làm chủ biên: Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao ñộng với giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước. Hà Nội, 2001 Ngoài ra, trên nhiều tạp cũng có ñăng những bài viết ñề cập ñến vấn ñề việc làm, nhưng nhìn chung, ở các công trình nghiên cứu ñó chủ yếu chỉ ñề cập ñến nguồn nhân lực cao cho các khu công nghiệp, các thành phố lớn, việc làm cho lao ñộng nói chung. Do vậy, “Giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắc Lắc " là không trùng lắp với các ñề tài ñã nghiên cứu. 3. Mục ñích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục ñích nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở nhận thức lý luận, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm và ñánh giá thực trạng việc làm, giải quyết việc làm cho lao ñộng dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc, luận văn ñề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc.
- 4 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Khái quát những vấn ñề cơ bản về việc làm, giải quyết việc làm và các nhân tố ảnh hưởng ñến vấn ñề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc. - Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm và rút ra những vấn ñề cần tiếp tục tháo gỡ về giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc. - Trên cơ sở thực trạng, luận văn ñề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là vấn ñề giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc. - Luận văn nghiên cứu vấn ñề giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số trên ñịa bàn tỉnh Đắc Lắc thời gian từ 2005 – 2010 và ñưa ra giải pháp chủ yếu cho giai ñoạn 2011 – 2020. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở lý luận - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, lý thuyết về lao ñộng, việc làm và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan ñến ñề tài. - Luận văn còn dựa trên cơ sở kế thừa những Nghị quyết, Chỉ thị về lao ñộng, việc làm của Tỉnh uỷ, Hội ñồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc và Ban chỉ ñạo Tây Nguyên ñể nghiên cứu.
- 5 Phương pháp nghiên cứu - Luận văn ñược thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, phương pháp chuyên gia và tổng hợp, dựa trên những tài liệu thực tiễn của các ngành có liên quan ñến phạm vi nghiên cứu ñể làm rõ vấn ñề mà ñề tài ñề cập. 6. Đóng góp về khoa học của luận văn - Làm rõ cơ sở lý luận về về việc làm và giải quyết việc làm, các nhân tố ảnh hưởng ñến vấn ñề giải quyết việc làm ở nước ta nói chung và giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc nói riêng. - Phân tích, ñánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc. - Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc. - Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng, sở, ban, ngành có liên quan ñến việc hoạch ñịnh chính sách, chiến lược giải quyết việc làm cho làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số ở Đắc Lắc cũng như các ñịa phương khác có ñiều kiện kinh tế - xã hội tương ñồng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở ñầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
- 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1.1. Một số khái niệm về việc làm, giải quyết việc làm 1.1.1.1. Khái niệm việc làm Quan niệm về việc làm không phải là bất biến, cố ñịnh mà có sự thay ñổi. Nó luôn ñược xem xét trên nền tảng của một chế ñộ chính trị, gắn với trình ñộ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của mỗi quốc gia, mỗi thời ñại. Khi trình ñộ phát triển mọi mặt, ñặc biệt là ñịnh hướng chính trị của một quốc gia thay ñổi, quan niệm việc làm cũng biến ñổi. Ở những thời kỳ khác nhau quan niệm về việc làm cũng có sự khác nhau nhất ñịnh. Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13 năm 1983, Tổ chức Lao ñộng quốc tế (ILO) ñã ñưa ra quan niệm về người có việc làm như sau: "Người có việc làm là những người làm một việc gì ñó, có ñược trả tiền công, lợi nhuận hoặc ñược thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt ñộng mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia ñình, không nhận ñược tiền công hay hiện vật" [ 5, tr.47]. Ở Việt Nam, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, người lao ñộng ñược coi là có việc làm và ñược xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, còn người làm kinh tế gia ñình, kinh doanh, hành nghề cá thể thì chưa thực sự ñược xem là có việc làm. Quan ñiểm ñó dẫn ñến tình trạng mọi người chen chân nhau tìm việc làm trong khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho số
- 7 người làm việc trong khu vực kinh tế quốc doanh tăng lên quá mức so với khối lượng sản xuất, công tác ñảm nhận; kinh tế tập thể phát triển nhanh về số lượng nhưng thiếu vững chắc; còn kinh tế gia ñình thì teo ñi; kinh tế tư nhân, cá thể không phát triển ñược.Tình hình ñó gây tác hại không nhỏ ñến sự phát triển kinh tế - xã hội của ñất nước, làm mai một khá nhiều nguồn công việc làm trong xã hội, ñưa vấn ñề giải quyết việc làm ñến chỗ khó khăn, bế tắc. Từ khi thực hiện ñường lối ñổi mới, quan niệm về việc làm ñã có sự thay ñổi. Trên cơ sở vận dụng khái niệm việc làm của ILO và nghiên cứu ñiều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng ta ñã có khái niệm thống nhất về việc làm ñược khẳng ñịnh trong ñiều 13 chương II Bộ luật Lao ñộng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Mọi hoạt ñộng lao ñộng tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm ñều ñược thừa nhận là việc làm" [12, tr.163]. Từ những quan niệm trên ta thấy: Khái niệm việc làm bao hàm các nội dung sau: + Là hoạt ñộng lao ñộng của con người. + Hoạt ñộng lao ñộng nhằm mục ñích tạo ra thu nhập. + Hoạt ñộng lao ñộng ñó không bị pháp luật cấm. Với khái niệm việc làm như trên ñã xoá bỏ ñược quan niệm cứng nhắc trước ñây là chỉ những người "trong biên chế nhà nước" mới là người có việc làm. Việc làm không chỉ trong biên chế, mà còn ngoài biên chế, không chỉ ngoài xã hội, mà còn tại gia ñình. Với khái niệm việc làm như vậy, tất cả những ai ñang làm việc trong các thành phần kinh tế, trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, xí nghiệp, trường học hoặc tại gia ñình (kể cả nội trợ) ñều ñược coi là có việc làm. Những nội dung trong khái niệm việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau, và là ñiều kiện cần và ñủ của một hoạt ñộng ñược thừa nhận là việc làm. Nếu
- 8 một hoạt ñộng lao ñộng chỉ tạo ra thu nhập nhưng vi phạm luật pháp như: trộm cắp, buôn bán hêrôin, mại dâm,... Không thể ñược công nhận là việc làm. Mặt khác, một hoạt ñộng dù là hợp pháp, có ích nhưng không tạo ra thu nhập cũng không ñược thừa nhận là việc làm - chẳng hạn như việc bà trông cháu hoặc làm những công việc nội trợ hàng ngày giúp cho gia ñình con gái: ñi chợ, nấu cơm, giặt giũ quần áo,... Nhưng nếu người phụ nữ ñó cũng thực hiện các công việc nội trợ tương tự cho gia ñình người khác và ñược trả công thì hoạt ñộng của họ lại ñược thừa nhận là việc làm. Điểm ñáng lưu ý là tùy theo phong tục, tập quán của mỗi dân tộc và pháp luật của các quốc gia, các thời kỳ khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về việc làm: Ví dụ: mại dâm của phụ nữ ñược coi là việc làm của phụ nữ ở Thái Lan, Philippin vì ñược pháp luật bảo hộ và quản lý; nhưng ở Việt Nam hoạt ñộng ñó ñược coi là hoạt ñộng phi pháp, vi phạm pháp luật và không ñược thừa nhận là việc làm. Hoặc ở Việt Nam sản xuất và buôn bán pháo nổ trước ñây là việc làm nhưng từ năm 1993 sản xuất và buôn bán pháo nổ không phải là việc làm vì bị cấm chính thức theo Nghị quyết 05/CP và 06/CP. Như vậy, khái niệm việc làm ñược mở rộng về nội hàm và tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng lao ñộng, giải quyết việc làm cho nhiều người. Việc chuẩn và lượng hoá khái niệm việc làm tạo ra cơ sở thống nhất trong lĩnh vực ñiều tra, nghiên cứu và hoạch ñịnh các chính sách về việc làm. * Người có việc làm: là người ñủ 15 tuổi trở lên ñang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, với thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy ñịnh cho người có việc làm trong tuần lễ tham khảo. Mức chuẩn ở Việt Nam: Làm việc ít nhất 16 giờ trong một tuần. * Người thiếu việc làm: Theo Tổ chức Lao ñộng quốc tế (ILO) thì người thiếu việc làm là người trong tuần lễ tham khảo có số giờ làm việc dưới mức quy ñịnh chuẩn cho người có ñủ việc làm và có nhu cầu làm thêm.
- 9 Ở Việt Nam hiện nay, mức chuẩn về thời gian làm việc cho người thiếu việc làm là làm việc dưới 40 giờ (5 công) trong tuần lễ tham khảo hoặc trong tuần lễ tham khảo không làm việc vì lý do bất khả kháng, nhưng 4 tuần trước ñó làm việc dưới 160 giờ (20 công) và có nhu cầu làm thêm. * Người ñủ việc làm: Là những người có việc làm với thời gian làm việc không ít hơn mức giờ chuẩn quy ñịnh cho người ñủ việc làm trong tuần lễ tham khảo hoặc là những người làm việc dưới giờ chuẩn quy ñịnh cho người ñủ việc làm, nhưng không có nhu cầu làm thêm. Mức chuẩn: Làm việc 40 giờ trở lên trong tuần lễ tham khảo. * Thất nghiệp: Đối lập với việc làm, thất nghiệp là một tình trạng có tính quy luật của các nền kinh tế thị trường. Có nhiều khái niệm khác nhau về thất nghiệp. Theo quan niệm của ILO: "Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao ñộng muốn làm việc, nhưng không thể tìm ñược việc làm ở mức tiền công ñang thịnh hành" . 1.1.1.2. Khái niệm dân số Dân số là cơ sở ñể hình thành lực lượng lao ñộng. Dân số biến ñộng có tác ñộng trực tiếp hoặc gián tiếp ñến quy mô, cơ cấu cũng như sự phân bố theo không gian của dân số trong ñộ tuổi lao ñộng. Theo nghĩa rộng: Dân số là tập hợp những người cư trú thường xuyên và sống trên một lãnh thổ nhất ñịnh (một quốc gia, một vùng lãnh thổ kinh tế, một ñơn vị hành chính). Theo nghĩa hẹp: Dân số là một tập hợp người hạn ñịnh trong phạm vi nào ñó (về lãnh thổ và xã hội có tính chất gắn liền với sự tái sản xuất liên tục của nó). Dân số trong ñộ tuổi lao ñộng: Là những người ở trong ñộ tuổi lao ñộng
- 10 theo quy ñịnh của pháp luật nước ñó. ở nước ta hiện nay, theo Bộ Luật Lao ñộng quy ñịnh ñộ tuổi lao ñộng là những người ñủ 15 tuổi ñến 60 tuổi (ñối với nam) và ñủ 15 tuổi ñến 55 tuổi (ñối với nữ). 1.1.1.3. Khái niệm nguồn lao ñộng và lực lượng lao ñộng Nguồn lao ñộng và lực lượng lao ñộng là những khái niệm có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán cân ñối lao ñộng, việc làm trong xã hội. * Khái niệm nguồn lao ñộng: Theo giáo trình Kinh tế phát triển của trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005) ñưa ra khái niệm “Nguồn lao ñộng là bộ phận dân số trong ñộ tuổi lao ñộng theo quy ñịnh của pháp luật có khả năng lao ñộng, có nguyện vọng tham gia lao ñộng và những người ngoài ñộ tuổi lao ñộng (trên ñộ tuổi lao ñộng) ñang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân” Việc quy ñịnh ñộ tuổi lao ñộng tuỳ mỗi nước có quy ñịnh khác nhau, thậm chí khác nhau ở các giai ñoạn của mỗi nước. Điều ñó tuỳ thuộc vào trình ñộ phát triển kinh tế. ở nước ta, theo quy ñịnh của Bộ Luật lao ñộng (2002) ñộ tuổi lao ñộng ñối với nam từ 15-60 tuổi và nữ là từ 15-55 tuổi. Nguồn lao ñộng luôn ñược xem xét trên hai mặt, biểu hiện ñó là số lượng và chất lượng. * Khái niệm lực lượng lao ñộng: Theo quan niệm của tổ chức lao ñộng Quốc tế (ILO) là bộ phận dân số trong ñộ tuổi lao ñộng. Theo thực tế ñang có có việc làm và những người thất nghiệp. Theo tổ chức lao ñộng của (ILO): Lực lượng lao ñộng là một bộ phận dân số trong ñộ tuổi quy ñịnh, thực tế có tham gia lao ñộng và những người không có việc làm ñang tích cực tìm kiếm việc làm.
- 11 Sơ ñồ 1.1: Cơ cấu lực lượng lao ñộng D©n sè trong tuæi lao ®éng quy ®Þnh (a) Có việc làm (b) Không có việc làm Muốn làm việc Không muốn làm việc viẹc E - Chủ ñộng tìm việc Không chủ ñộng tìm N - Sẵn sàng làm việc việc U N Không thuộc lực lượng Lực lượng lao ñộng lao ñộng E: Người có việc làm Ư: Người thất nghiệp N: Người không tham gia hoạt ñộng kinh tế Theo thuật ngữ về lĩnh vực lao ñộng của Bộ Lao ñộng Thương binh và Xã hội thì lực lượng lao ñộng là những người ñủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Lực lượng lao ñộng ñồng nghĩa với dân số hoạt ñộng kinh tế; lực lượng lao ñộng là bộ phận hoạt ñộng của nguồn lao ñộng . Từ những quan niệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, chúng tôi ñưa ra quan niệm về lực lượng lao ñộng như sau: Lực lượng lao ñộng bao gồm toàn bộ những người từ ñủ 15 tuổi trở lên ñang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc.
- 12 Khái niệm việc làm và khái niệm lao ñộng không giống nhau, nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau. Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những chỗ làm việc cụ thể, là những giới hạn xã hội cần thiết trong ñó lao ñộng diễn ra, ñồng thời nó là ñiều kiện cần thiết ñể thoả mãn nhu cầu xã hội về lao ñộng, là nội dung chính của hoạt ñộng con người. Về góc ñộ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao ñộng và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất. 1.1.1.4. Khái niệm về giải quyết việc làm Vấn ñề giải quyết việc làm cho người lao ñộng là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, ñược toàn thế giới cam kết trong tuyên bố về chương trình hành ñộng toàn cầu tại thủ ñô Cô - pen - ha - ghen Đan Mạch vào tháng 3/1995. Giải quyết việc làm cho người lao ñộng ñược hiểu là tổng thể các quá trình tạo ra ñiều kiện và môi trường bảo ñảm cho mọi người có khả năng lao ñộng có cơ hội làm việc với chất lượng việc làm và thu nhập ngày càng cao. Quan niệm này cho thấy, giải quyết việc làm chính là ñể khai thác triệt ñể tiềm năng của người lao ñộng, nhằm ñạt ñược việc làm hợp lý và việc làm có hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu ñể ñề ra các chính sách giải quyết việc làm phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng ñối với người lao ñộng ở chỗ: tạo cơ hội cho họ thực hiện ñược quyền và nghĩa vụ của mình, trong ñó có quyền cơ bản nhất là quyền ñược làm việc ñể tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia ñình, góp phần vào xây dựng quê hương ñất nước. * Người ñược giải quyết việc làm: là những người trong ñộ tuổi lao ñộng mà trong 12 tháng qua kể từ thời ñiểm ñiều tra ñã ký ñược hợp ñồng lao ñộng theo Bộ luật Lao ñộng và những người tự tạo việc làm. Giải quyết việc làm là một trong những vấn ñề quan trọng cần phải giải quyết của mỗi quốc gia.
- 13 * Chính sách việc làm: là một hệ thống các chính sách chung có quan hệ và tác ñộng ñến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lực lượng lao ñộng của toàn xã hội, như các chính sách: Khuyến khích phát triển các lĩnh vực, những ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao ñộng; chính sách tạo việc làm cho những ñối tượng ñặc biệt (người tàn tật, ñối tượng tệ nạn xã hội, người hồi hương... ); chính sách hợp tác và xuất khẩu lao ñộng ñi nước ngoài... Chính sách việc làm tác ñộng ñến một vấn ñề nhạy cảm, vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị và xã hội. Việc hoạch ñịnh và thực hiện không tốt chính sách việc làm sẽ dẫn ñến những hậu quả, những thiệt hại trực tiếp cả về kinh tế (không sử dụng hết tiềm năng lao ñộng ñể phát triển kinh tế xã hội) và cả về chính trị, xã hội cho ñất nước (Ví dụ: Thất nghiệp tăng thì tệ nạn xã hội cũng tăng; thất nghiệp ñồng hành với ñói nghèo...). 1.1.2. Đặc ñiểm việc làm và giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số Việt Nam là một quốc gia ña dân tộc, trong ñó, dân tộc Kinh là dân tộc ña số, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư nước ta, có trình ñộ phát triển cao hơn, là lực lượng ñoàn kết, ñóng vai trò chủ lực và ñi ñầu trong quá trình ñấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển cộng ñồng dân tộc Việt Nam. Ngoài dân tộc Kinh, cả nước có 53 dân tộc thiểu số ñang sinh sống rải rác khắp ñất nước. Ở một số vùng nhất ñịnh có dân tộc cư trú tương ñối tập trung. Song nhìn chung các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không có lãnh thổ riêng biệt như một số nước trên thế giới. Ðịa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở ñồng bằng, ven biển và trung du; còn các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số dân tộc như Khơ me, Hoa, sống ở ñồng bằng. Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản
- 14 mường. Phần lớn các dân tộc ít người ở nước ta cư trú ở miền núi, chiếm 3/4 diện tích cả nước. Ðây là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn mà trước hết là tiềm lực về tài nguyên rừng và ñất rừng. Do những nguyên nhân lịch sử, xã hội và hoàn cảnh tự nhiên nên các dân tộc ở Việt Nam có trình ñộ phát triển kinh tế - xã hội không ñều nhau và vì thế ñặc ñiểm việc làm và giải quyết việc làm cho các dân tộc thiểu số cũng không hoàn toàn giống với người Kinh. Có thể khái quát một số ñặc ñiểm cơ bản trong vấn ñề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số như sau: 1.1.2.1. Đặc ñiểm việc làm của người lao ñộng dân tộc thiểu số Thứ nhất, việc làm của lao ñộng dân tộc thiểu số chủ yếu là việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Lao ñộng dân tộc thiểu số chậm thích nghi hơn với việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp so với lao ñộng người Kinh. Những việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của lao ñộng dân tộc thiểu số cũng chủ yếu là trên những ngành nghề truyền thống và du lịch trên cơ sở khai thác bản sác văn hóa dân tộc. Người lao ñộng dân tộc thiểu số thường làm việc trong những ngành nông, lâm nghiệp - những loại việc làm có thể khai thác tài nguyên tự nhiên chính nơi họ sinh sống. Việc làm của họ phần nhiều phụ thuộc vào ñiều kiện tự nhiên và sức lao ñộng của chính mình. Trong ñiều kiện nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu việc làm của người lao ñộng dân tộc thiểu số càng mang tính thủ công, nặng nhọc và có thu nhập thấp và ẩn chứa nhiều nguy cơ thiếu việc làm hữu hình. Thứ hai, việc làm của lao ñộng dân tộc thiểu số mang tính cộng ñồng cao. Đồng bào các dân tộc thiểu số có ñặc ñiểm là tính cộng ñồng của họ rất cao, họ luôn tôn trọng già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, tôn trọng cán bộ cuộc sống luôn dựa vào cộng ñồng. Tính cộng ñồng của ñồng bào các dân tộc thiểu số ñược thể hiện không chỉ ở trong các hoạt ñộng văn hóa hay sinh hoạt
- 15 hàng ngày mà còn ở cả trong các hoạt ñộng sản xuất. Con người trong cộng ñồng các dân tộc thiểu số cùng gắn bó với nhau trong các quyền lợi về sở hữu tư liệu sản xuất và phân phối sản phẩm. Việc quyết ñịnh sản xuất như thế nào, chọn những hình thức việc làm nào ñể tạo thu nhập của người lao ñộng dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng nhiều từ tính cố kết cộng ñồng. Một hộ gia ñình người Kinh có thể dễ dàng khi quyết ñịnh lựa chọn một ngành nghề mới chưa phổ biến ở xóm làng, ñịa phương mình. Tuy nhiên, ñối với một hộ gia ñình người dân tộc thiểu số thì việc lựa chọn ngành nghề cho gia ñình mình thường chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ cộng ñồng buôn, bản. Việc quản lý tư liệu sản xuất ñể tạo việc làm (ñặc biệt là ñất, rừng) thường ñược thực hiện trên cơ sở cộng ñồng buôn, bản. Thứ ba, việc làm của ñồng bào dân tộc thiếu số có ñặc ñiểm chủ yếu là làm theo kinh nghiệm. Đối với ña số lao ñộng dân tộc thiểu số, khi thực hiện quá trình sản xuất họ thường chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.Trình ñộ sản xuất nông nghiệp còn rất thấp, tập quán canh tác chính vẫn là phát ñốt cốt trỉa. Khi thực hiện quá trình sản xuất, ñồng bào dân tộc thiểu số thường căn cứ vào kinh nghiệm quan sát bầu trời, cây cỏ ñể dự báo thời tiết, trong chọn giống cây trồng, vật nuôi (qua các ñặc ñiểm về hình dáng và màu sắc), trong chăm sóc bảo vệ và chữa bệnh cho cây, con và các kinh nghiệm trong luân canh, xen canh, .... Sự tiếp cận của người dân với các phương thức sản xuất mới và các tiến bộ kỹ thuật còn rất ít. Do trình ñộ học vấn thấp, tỷ lệ mù chữ và tái mù cao, thiếu kiến thức về các kỹ thuật mới, chỉ quen làm ăn theo kinh nghiệm là chính, ... sẽ gặp khó khăn khi tiếp nhận các hoạt ñộng sinh kế mới. Thứ tư, việc làm của lao ñộng dân tộc thiểu số mang tính chất tự cung tự cấp cao.
- 16 Lối canh tác của ñồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu dựa vào tự nhiên (trồng trọt không bón phân, tưới nước, chăn nuôi không cần chuồng trại,...). Trong quá trình sản xuất cũng như tìm kiếm, tạo việc làm, ñồng bào dân tộc thiểu số thường thể hiện tính bảo thủ, bình quân, tự cung tự cấp, khép kín. tính thụ ñộng và thực dụng chỉ quen sống dựa vào tự nhiên ñể khai thác, chậm thích nghi với sự biến ñổi của thị trường. Vấn ñề tạo những việc làm mới cho lao ñộng dân tộc thiểu số thường phải có sự tham gia hỗ trợ của các cấp chính quyền, các ñơn vị kinh tế quốc phòng. Bản thân người lao ñộng dân tộc thiểu số thường thụ ñộng trong việc tìm kiếm, phát triển những hình thức việc làm mới. 1.1.2.2. Đặc ñiểm giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số Những ñặc ñiểm về việc làm của ñồng bào dân tộc thiểu số ñã như ñã nêu ở trên ñòi hỏi giải quyết việc làm cho họ cũng phải có những ñặc thù riêng, Theo chúng tôi, ñặc ñiểm giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số thể hiện ở chỗ: Một là, giải quyết việc làm cho lao ñộng dân tộc thiểu số phải gắn liền với việc giải quyết vấn ñề ñất sản xuất, ñất rừng, hỗ trợ cây, con giống. Như chúng ta ñã phân tích ở trên, việc làm của người lao ñộng dân tộc thiểu số chủ yếu là việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì thế ñất, rừng là những tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng ñối với vấn ñề giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số. Thực tế những năm qua cho thấy trong hầu hết những chương trình liên quan ñến vấn ñề việc làm, phát triển kinh tế cho người dân tộc thiểu số thường gắn với vấn ñề giao ñất, giao rừng và hỗ trợ cây, con giống cho ñồng bào (chương trình 132, 134, 135). Bên cạnh ñó, cùng với những chính sách quan tâm phát triển nông nghiệp, ñể tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao năng suất lao ñộng cho lao ñộng dân tộc thiểu số phải thúc ñẩy phát triển các ngành nghề truyền thống. Do lao ñộng dân tộc thiểu số thường chậm thích nghi với việc làm trong lĩnh vực
- 17 phi nông nghiệp nên muốn thúc ñẩy chuyển dịch cơ cấu lao ñộng trong vùng dân tộc thiểu số phải dựa vào những yếu tố văn hóa, tập quán canh tác của ñồng bào. Thúc ñẩy tăng việc làm phi nông nghiệp cho lao ñộng dân tộc thiểu số bằng cách phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với việc khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ cho hoạt ñộng du lịch, dịch vụ như dệt thổ cẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, chế tác nhạc cụ…. Hai là, giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số phải dựa vào tính cộng ñồng. Việc làm của lao ñộng dân tộc thiểu số mang tính cộng ñồng rất cao nên việc giải quyết việc làm cho ñồng bào phải biết khơi dậy tính cộng ñồng. Tính cộng ñồng trong giải quyết việc làm thể hiện ở chỗ: ñề cao vai trò của cộng ñồng, dựa vào cộng ñồng ñể thực hiện các chính sách, trương trình giải quyết việc làm và giải quyết việc làm phải hướng ñến ñảm bảo lợi ích cộng ñồng của ñồng bào dân tộc thiểu số. Ví dụ, dựa trên cơ sở sở hữu cộng ñồng về ñất, rừng ñể thực hiện cách thức quản lý ñất ñai theo thôn làng và cách bảo vệ rừng ñầu nguồn, rừng ma, rừng thiêng, giao rừng cho cộng ñồng quản lý ví dụ giao rừng cho thôn, bản…cộng ñồng với tư cách như một chủ rừng. Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong việc thực hiện những chương trình về giải quyết việc làm, phát triển kinh tế , thay ñổi tập quán canh tác. Ba là, giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số phải theo cách “Cầm tay chỉ việc”. “Cầm tay chỉ việc” là một ñặc trưng cơ bản trong giải quyết việc làm cho người lao ñộng dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc thiểu số thường làm theo kinh nghiệm, tập quán người ñồng bào dân tộc thường ngại những cái mới. Vì thế ñể giải quyết việc làm cho lao ñộng dân tộc thiểu số phải tận dụng triệt ñể “mô hình trình diễn”, làm mẫu với những phương pháp cụ thể, trực quan. Nông hộ ñồng bào dân tộc chỉ làm theo khi họ thấy ñược kết quả, và có lợi ích kinh tế cụ thể. Thông qua việc thiết lập mô hình trình diễn và các bước tổ chức thực
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn