Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu
lượt xem 3
download
Mục tiêu tổng quát của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về vốn, tạo nguồn vốn và hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn của ngân hàng thương mại; tìm hiểu về hoạt động tạo nguồn vốn của một số quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng, xác định những nguyên nhân, hạn chế đối với hoạt động tạo nguồn vốn và hiệu quả tạo nguồn vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Vũ Đức Khoan; sinh ngày 18/5/1967; giới tính: Nam. Quê quán: xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Là học viên lớp cao học khóa XV - Tây Nam Bộ của Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Mã học viên: 020101140020. Cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bạc Liêu”. Mã số luận văn: 60 34 02 01. Người hướng dẫn khoa học: NGƯT., PGS., TS. Lý Hoàng Ánh. Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM. Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu là độc lập, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố ở bất kỳ đâu. Các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 8 năm 2015 Tác giả Vũ Đức Khoan
- MỤC LỤC Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ NGUỒN VỐN CỦA NHTM ................................. 1 1.1.1. Khái niệm NHTM .......................................................................................................... 1 1.1.2. Nguồn vốn của NHTM .................................................................................................. 1 1.1.2.1. Nguồn vốn tự có……………………………………………………………………..1 1.1.2.2. Nguồn vốn đi vay……………………………………………………….…..……….2 1.1.2.3. Nguồn vốn huy động……………………………………………………….……..…3 1.1.2.4. Nguồn vốn khác……………………………………………………………….…….3 1.2. HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN VỐN CỦA NHTM .......................................................... 4 1.2.1. Vai trò hoạt động tạo nguồn vốn của NHTM ................................................................ 4 1.2.1.1. Đối với nền kinh tế ...................................................................................................... 4 1.2.1.2. Đối với ngân hàng ...................................................................................................... 5 1.2.1.3. Đối với khách hàng ..................................................................................................... 6 1.2.2. Các hình thức tạo nguồn vốn cơ bản ............................................................................. 7 1.2.2.1. Nhận tiền gửi .............................................................................................................. 7 1.2.2.2. Phát hành giấy tờ có giá ........................................................................................... 10 1.2.2.3. Vay vốn trên thị trường liên ngân hàng.................................................................... 10 1.2.2.4. Vốn khác……………………………………………………………...……………11 1.3. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN VỐN CỦA NHTM .................................... 11 1.3.1. Hiệu quả tạo nguồn vốn ............................................................................................... 11 1.3.1.1. Khái niệm…………………………………………………………………………..11 1.3.1.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả tạo nguồn vốn ............................................................... 12 1.3.1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tạo nguồn vốn của NHTM ............................................ 15
- 1.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tạo nguồn vốn ................................................... 17 1.3.2.1. Các nhân tố khách quan ........................................................................................... 17 1.3.2.2. Các nhân tố chủ quan ............................................................................................... 20 1.4. NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN VỐN TỪ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI ..................................................................................................... 22 1.4.1. Những kinh nghiệm .................................................................................................... 22 1.4.1.1. Indonesia…………………………………………………………………………...22 1.4.1.2. Thái Lan……………………………………………………………………………23 1.4.1.3. Đài Loan……………………………………………………………….…………..24 1.4.1.4. Hàn Quốc……………………………………………………………………..……25 1.4.1.5. Malaysia……………………………………………………………………………26 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................................ 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...................................................................................................... 28 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TẠO NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM-CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẠC LIÊU ....................................................... 29 2.1.1. Về tăng trƣởng kinh tế ................................................................................................. 29 2.1.2. Kết quả thực hiện trên một số ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu .................................. 29 2.2. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU ................................ 30 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................................. 30 2.2.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự………………………………………………………………31 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2014 ....................................................................................................................................... 32 2.2.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn……………………………………...…………………… 33 2.2.3.2. Nghiệp vụ cấp tín dụng…………………………………………………………….34 2.2.3.3. Nghiệp vụ ngoại hối……………………………………………..…………………35 2.2.3.4. Dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác……………………...…………………36
- 2.2.3.5. Kết quả tài chính……………………...……………………………………………36 2.2.3.6. Thị phần, năng suất lao động bình quân 31/12/2014 ……………………………..37 2.3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TẠO NGUỒN VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU .................................................................................................................. 39 2.3.1. Thực trạng hiệu quả tạo nguồn vốn ............................................................................. 39 2.3.1.1. Các phương thức tạo nguồn vốn đang áp dụng ....................................................... 39 2.3.1.2. Các sản phẩm huy động vốn đang áp dụng .............................................................. 43 2.3.1.3. Quy mô nguồn vốn ................................................................................................... 45 2.3.1.4. Nguồn vốn huy động so với tổng dư nợ và các khoản đầu tư .................................. 46 2.3.1.5. Thị phần huy động vốn ............................................................................................. 47 2.3.1.6. Cơ cấu nguồn vốn .................................................................................................... 49 2.3.1.7. Năng suất lao động trong công tác huy động vốn…………………………….….. 55 2.3.1.8. Phân tích Swot trong huy đông vốn …………..………………………………….. 56 2.3.2. Điều hành lãi suất huy động vốn ................................................................................. 58 2.3.3. Các công cụ bổ trợ thúc đẩy hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu ............................................................................................................... 61 2.3.3.1. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tạo nguồn vốn………………...…………….61 2.3.3.2. Chất lượng nguồn nhân lực………………………………………………………..62 2.3.3.3. Khảo sát, phân tích, đánh giá phân đoạn thị trường, phân khúc khách hàng….…62 2.3.3.4. Chăm sóc khách hàng, hội nghị khách hàng……………………………………....62 2.3.3.5. Chính sách khách hàng…………………………………………………………….63 2.4. KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU ............................. 63 2.4.1. Phƣơng pháp thực hiện ................................................................................................ 63 2.4.2. Kết quả ......................................................................................................................... 64 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ TẠO NGUỒN VỐN CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU ........................................ 65
- 2.5.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân .................................................................... 65 2.5.1.1. Kết quả đạt được……………………………………...……………………………65 2.5.1.2. Nguyên nhân……………………………………………….………………………68 2.5.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân ....................................................................... 69 2.5.2.1. Những hạn chế tồn tại…………………………….……………..…………………69 2.5.2.2. Nguyên nhân……………………………….………………………………………72 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................................... 79 Chƣơng 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẠO NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 ............................................................................................................................ 80 3.2. ĐỊNH HƢỚNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2015-2020 .................................................. 80 3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẠO NGUỒN VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU ..................................................................... 81 3.3.1. Phát triển nguồn vốn huy động có quy mô và cơ cấu hợp lý ...................................... 81 3.3.2. Về cơ cấu nguồn vốn theo địa bàn .............................................................................. 82 3.3.3. Về cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng ………………………………………………. 84 3.3.4. Về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn ............................................................................... 84 3.3.5. Xây dựng chiến lƣợc huy động vốn phù hợp đảm bảo khả năng cạnh tranh .............. 85 3.3.5.1. Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn................................................................ 85 3.3.5.2. Áp dụng thường xuyên các sản phẩm huy động vốn phù hợp với thị hiếu, tập quán của khách hàng tại địa phương ............................................................................................. 88 3.3.5.3. Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất……………………………………………….. 89 3.3.5.4. Có chiến lược huy động vốn và chính sách ưu đãi phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng ............................................................................................................................. 90
- 3.3.5.5. Mở rộng màng lưới các Phòng giao dịch, điểm giao dịch………….……………..92 3.3.5.6. Xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả ......................................................... .92 3.3.6. Linh hoạt trong việc sử dụng các nguồn vốn giá rẻ khi nhận vốn từ Agribank……...94 3.3.7. Chủ động tìm kiếm các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua Agribank để nhận vốn ủy thác (đầu tƣ, cho vay) nhằm tạo ra nguồn vốn giá rẻ, nâng cao hiệu quả tạo nguồn vốn tại chi nhánh ……………..……………………...95 3.3.8. Giải pháp về nhân sự và đào tạo .................................................................................. 96 3.3.8.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác tạo nguồn vốn ......................... 96 3.3.8.2. Nâng cao khả năng giao tiếp của cán bộ giao dịch ngân hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ....................................................................................................................... 97 3.3.9. Các giải pháp bổ trợ…………………………………………………………….....…98 3.3.9.1. Hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng……………………………………...98 3.3.9.2. Đẩy mạnh việc quảng bá và phát triển thương hiệu………………….….….…..…99 3.3.9.3. Các giải pháp chỉ đạo điều hành về huy động vốn…………….………..………..100 3.4. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................. 101 3.4.1. Đối với Chính phủ………………………………………………………………….101 3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ................... 102 3.4.2.1. Đối với NHNN Việt Nam………………………….………………………………102 3.4.2.2. Đối với Bảo hiểm tiền gửi…………………………………………….…………..103 3.4.3. Đối với Agribank ....................................................................................................... 103 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 108 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 109
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tỉnh Bạc Liêu – Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng NHTW Ngân hàng trung ương UTĐT Ủy thác đầu tư GAP Khe hở kỳ hạn HĐV Huy động vốn EDC Thiết bị đọc thẻ điện tử IPCAS Hệ thống giao dịch nội bộ và kế toán khách hàng POS Điểm bán hàng CBVC Cán bộ viên chức ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HĐKD Hoạt động kinh doanh NSNN Ngân sách Nhà nước BHXH Bảo hiểm xã hội KBNN Kho Bạc Nhà nước TPCP Trái phiếu Chính phủ BHTG Bảo hiểm tiền gửi NSLĐ Năng suất lao động
- DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2014 32 Bảng 2.2 Kết quả huy động vốn tại địa phương giai đoạn 2010-2014 33 Bảng 2.3 Kết quả hoạt động cấp tín dụng giai đoạn 2010-2014 34 Bảng 2.4 Kết quả hoạt động ngoại hối giai đoạn 2010-2014 35 Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu hoạt động khác giai đoạn 2010-2014 36 Bảng 2.6 Kết quả tài chính giai đoạn 2010-2014 36 Thị trường, thị phần của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu đến 37 Bảng 2.7 31/12/2014 Năng suất lao động bình quân của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc 38 Bảng 2.8 Liêu đến 31/12/2014 Danh mục các sản phẩm tiền gửi tại Agribank chi nhánh tỉnh 43 Bảng 2.9 Bạc Liêu Bảng 2.10 Danh mục tiền gửi tiết kiệm tại Agribank CN tỉnh Bạc Liêu 44 Bảng 2.11 Quy mô nguồn vốn giai đoạn 2010-2014 46 Bảng 2.12 Tỷ trọng dư nợ từ các nguồn vốn giai đoạn 2010-2014 47 Bảng 2.13 Thị phần huy động vốn giai đoạn 2010-2014 48 Bảng 2.14 Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động so với khu 49
- vực và toàn hệ thống giai đoạn 2010 – 2014 Nguồn vốn huy động tại địa phương phân theo loại tiền (2010- 50 Bảng 2.15 2014) Bảng 2.16 Nguồn vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng 51 Bảng 2.17 Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn 53 Bảng 2.18 So sánh năng suất lao động bình quân thời điểm 2010-2014 55 Các chỉ tiêu chi phí trả lãi của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc 59 Bảng 2.19 Liêu 2010-2014 Bảng so sánh hiệu quả sử dụng giữa các nguồn vốn tại Agribank 61 Bảng 2.20 chi nhánh tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010 – 2014 Bảng so sánh lãi suất huy động của một số NHTM trên địa bàn 70 Bảng 2.21 giai đoạn 2010-2014 Bảng 2.22 Kết quả Huy động vốn dự thưởng giai đoạn 2010-2014 75 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Thị phần huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu 48 Biểu đồ 2.1 giai đoạn 2010-2014 Tỷ lệ nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn trên tổng vốn 55 Biểu đồ 2.2 huy động Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn [Phụ lục] Tỷ trọng nguồn vốn huy động VND so với tổng vốn huy động Biểu đồ 2.4 [Phụ lục]
- Tăng trưởng nguồn vốn huy động VND và nguồn vốn huy Biểu đồ 2.5 động ngoại tệ [Phụ lục] Tỷ trọng nguồn vốn huy động phân theo đối tượng khách Biểu đồ 2.6 hàng [Phụ lục] HÌNH Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng 64 Hình 2.1 đối với sản phẩm huy động vốn
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn trải nghiệm những cơ hội và thách thức của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa. Sau khi gia nhập các tổ chức, hiệp ước của Quốc tế và khu vực, độ mở của nền kinh tế đã tăng vọt, luồng vốn gián tiếp và trực tiếp chảy vào mạnh và ổn định đã thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững. Có được kết quả này, một phần quan trọng là nhờ vai trò của các hệ thống trung gian tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Tại Việt Nam, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan, hệ thống tài chính nước ta đang từng bước được củng cố và phát triển bền vững, đã góp phần to lớn trong việc ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tính ổn định tương đối của thị trường tiền tệ biểu hiện ở tính thanh khoản hệ thống dồi dào, lãi suất liên tục giảm nhưng vẫn đảm bảo hài hoà lợi ích cho các bên có liên quan (người gửi tiền, người đi vay…). Thành quả của việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng biểu hiện rõ nét nhất trên phương diện điều hành chính sách tiền tệ như: lãi suất ở mức thấp và ổn định; tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định; dự trữ ngoại tệ quốc gia tăng cao; thị trường vàng được kiểm soát tốt; các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả; hệ thống các NHTM từng bước đã thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ, nhất là các NHTMCP nhỏ, yếu kém; thanh khoản cải thiện mạnh, chủ động cân đối vốn; nợ xấu được kiểm soát và được xử lý tích cực bằng nhiều nguồn khác nhau; khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế được mở rộng theo chiều hướng tăng ổn định, do khả năng huy động vốn ngày một tăng, đặc biệt là huy động vốn từ dân cư; năng lực quản trị và năng lực tài chính một số ngân hàng tăng lên, do hàng loạt các vụ mua bán, sáp nhập theo thoả thuận hoặc theo gợi ý của NHNN; thông tin về hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng minh bạch hơn. Có được kết quả trên, một phần là công lao đóng góp của hệ thống NHTM, trong đó, nghiệp vụ tạo nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng.
- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm giữa khu vực kinh tế năng động, là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích gần 40 nghìn km2, dân số khoảng 18 triệu người, hàng năm đóng góp khoảng gần 20% GDP cả nước; thế nhưng ĐBSCL vẫn bị đánh giá là “Kém phát triển, chưa tương xứng tiềm năng của vùng”, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, yếu tố rủi ro còn cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do ĐBSCL thiếu vốn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội toàn vùng. Bạc Liêu là một tỉnh nằm trong khu vực ĐBSCL với diện tích 241.813 ha, dân số trên 800 ngàn người, hàng năm đóng góp trên 20% giá trị hàng hóa xuất khẩu và gần 10% GDP của khu vực. Bạc Liêu cũng được đánh giá là tỉnh kém phát triển cả về kinh tế, xã hội mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chưa thu hút được nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội, trong đó có nguồn vốn từ hệ thống các NHTM do khả năng huy động vốn của các NHTM trên địa bàn còn rất thấp. Là một Chi nhánh NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, vừa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng lại vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương để góp phần cùng Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Bạc Liêu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trách nhiệm của ngành ngân hàng tỉnh Bạc Liêu nói chung và của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu nói riêng là phải tìm kiếm được các nguồn vốn với lãi suất rẻ nhất để đầu tư cho các thành phân kinh tế với lãi suất hợp lý nhất nhằm phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà. Cạnh đó, việc phân tích, đánh giá để đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất cũng đang là nhiệm vụ quan trọng nhất của các NHTM. Do đó, nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả tạo nguồn vốn trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ hàng đầu của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu. Trong mối quan hệ đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế.
- 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát. Mục tiêu tổng quát của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về vốn, tạo nguồn vốn và hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn của Ngân hàng Thương Mại; Tìm hiểu về hoạt động tạo nguồn vốn của một số quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Phân tích, đánh giá thực trạng, xác định những nguyên nhân, hạn chế đối với hoạt động tạo nguồn vốn và hiệu quả tạo nguồn vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu trong giai đọan 2010-2014 từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn tại chi nhánh, đảm bảo mục tiêu ổn định và tăng trưởng nguồn vốn an toàn, hiệu quả. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Làm rõ các khái niệm cơ bản về tạo nguồn vốn và hiệu quả tạo nguồn vốn, như: vốn và huy động vốn của chi nhánh NHTM; nhận vốn ủy thác (cho vay, đầu tư) từ ngân hàng cấp trên (Agribank), từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các chỉ tiêu và các tiêu chí đánh giá hiệu quả tạo nguồn vốn cả về định lượng lẫn định tính. - Nghiên cứu kinh nghiệm về tạo nguồn vốn của một số nước, vùng lãnh thổ có nét tương đồng về văn hoá, điều kiện tự nhiên, mục tiêu phát triển như Việt Nam từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động tạo nguồn tại Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010 – 2014. - Xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tạo nguồn vốn và hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu.
- - Phạm vi nghiên cứu: Căn cứ trên thực tế hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010-2014. 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại. - Sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, phần mềm SPSS, phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá về khoa học để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu. - Luận văn cũng sử dụng những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm làm sâu sắc thêm các kết quả nghiên cứu của đề tài. 5. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu: Nghiệp vụ tạo nguồn vốn của NHTM bao giờ cũng được các nhà quản trị Ngân hàng quan tâm hàng đầu, vì chất lượng và hiệu quả của hoạt động tạo nguồn vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh, uy tín, thương hiệu và hiệu quả sử dụng vốn của NHTM. Mặc dù không trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng, nhưng hoạt động tạo nguồn vốn lại quyết định đến “sự thành bại của hoạt động kinh doanh Ngân hàng” trong điều kiện thực tế Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy việc nghiên cứu để hiểu rõ thực trạng, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến những tồn tại để có những giải pháp ứng phó trong hoạt động tạo nguồn vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn đang trở nên cấp thiết ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, cũng đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động huy động vốn cho từng hệ thống NHTM, từng chi nhánh NHTM hay cho toàn hệ thống NHTM, như các công trình nghiên cứu sau: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long” năm 2011, luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lê Trang Tuấn, Đại học kinh tế quốc dân. Luận văn của tác giả Lê Trang
- Tuấn nghiên cứ về hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NHTMCP ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2008 – 2010, với nhóm sáu giải pháp về chính sách khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ, chính sách lãi suất, mở rộng màng lưới, quản trị nguồn vốn và về hoạt động quảng cáo, khuyếch trương. “Nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam” (năm 2011), luận văn thạc sỹ của tác giả Lương Thị Quỳnh Nga, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh. Luận văn này được tác giả nghiên cứu về hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi của NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đọan 2006 – 2010 với bốn nhóm giải pháp đối với Hội sở EXIMBANK (đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm huy động tiền gửi, chính sách lãi suất, chính sách mạng lưới, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển thương hiệu, gia tăng thời gian huy động, công tác nhân sự…); đối với các chi nhánh (nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, nâng cao tính chủ động trong công tác huy động vốn …); giải pháp chung (về cơ cấu tiền gửi, cân đối giữa huy động và cho vay; và nhóm các giải pháp hỗ trợ từ NHNN Việt Nam, từ Chính phủ. “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Agribank Đăk Mil - tỉnh Đăk Nông” (năm 2010), luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của tác giả Võ Xuân Hội, Đại học kinh tế Quốc dân. Luận văn này tác giả nghiên cứu chủ yếu về các giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện Đăk Mil - tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2010 – 2015, với chín nhóm giải pháp về lãi suất huy động, về đa dạng hóa các hình thức huy động, về chính sách kinh doanh hấp dẫn, về đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ, về nguồn nhân lực, về maketting, về cơ sở vật chất, về vai trò của các tổ chức đoàn thể, về mạng lưới và công nghệ Ngân hàng. Những công trình nghiên cứu trên đã hệ thống hóa được hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường, các hình thức huy động vốn tại các Ngân hàng thương mại từ đó đưa ra những giải pháp để tăng
- cường và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên lại chưa có một công trình nào nghiên cứu về đề tài hiệu quả tạo nguồn vốn tại một chi nhánh NHTM. Vấn đề tăng cường hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn và những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn của các NHTM đang là đề tài “nóng” hiện nay, được xã hội quan tâm, và đã được đề cập khá nhiều trong các Nghị Quyết, Nghị định, Kết luận của Chính Phủ, các Thông tư, văn bản của NHNN, các tạp chí kinh tế, tài chính... Tuy nhiên hiện tại chưa có công trình nghiên cứu khoa học độc lập nào về hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Bạc Liêu. Vì vậy, luận văn được lựa chọn và thực hiện nghiên cứu được xem như một tài liệu khoa học có ý nghĩa quan trọng có thể giúp cho các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu định hướng hoạt động tạo nguồn vốn và hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn của mình, đồng thời có thể được tham khảo để đánh giá chung đối với hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn của các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Những kết quả nghiên cứu cụ thể của luận văn góp phần vào việc: - Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu. - Giúp cho các nhà quản lý tham khảo hoạch định chiến lược, chính sách tạo nguồn vốn (huy động vốn, nhận vốn ủy thác cho vay và đầu tư) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho lĩnh vực này; làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng. 7. Tóm tắt, kết cấu của luận văn. 7.1. Tóm tắt luận văn:
- Luận văn đã thực hiện được một số nội dung sau: - Trình bày khái quát về NHTM, hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn của các NHTM cũng như những kinh nghiệm của một số nước, vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới. - Phân tích thực trạng hiệu quả tạo nguồn vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu, đồng thời cũng chỉ ra những mặt được và nguyên nhân, những tồn tại và những nguyên nhân cụ thể, làm cơ sở cho các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tạo nguồn vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu. - Trên cơ sở thực trạng hiệu quả tạo nguồn vốn, định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bạc Liêu, định hướng hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2015-2020 đề tài đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tạo nguồn vốn tại chi nhánh. - Về phương diện thực tiễn, đề tài đã đóng góp những điểm mới sau: + Đề tài đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách hệ thống và khách quan về hoạt động tạo nguồn vốn và hiệu quả tạo nguồn vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Bạc Liêu, ngoài nghiệp vụ huy động vốn, còn có nghiệp vụ nhận vốn của trụ sở chính (vay của Agribank) và nghiệp vụ nhận vốn ủy thác (cho vay, đầu tư) trực tiếp hoặc gián tiếp – đây là 2 điểm mới mà các đề tài khác nghiên cứu về lĩnh vực này chưa đề cập. - Đề tài còn có một số đề xuất kiến nghị với Chính Phủ, NHNN, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc xây dựng lòng tin, tạo thói quen không sử dụng tiền mặt trong thanh toán, và một số kiến nghị giúp Agribank giảm chi phí đầu vào nhằm giảm lãi suất cho vay, góp phần cùng Đảng, Chính Phủ thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông dân và nông thôn. 7.2. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục và kết luận, nội dung đề tài được trình bày trong 3 chương:
- - Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng hiệu quả tạo nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bạc Liêu. - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tạo nguồn vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bạc Liêu.
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI (NHTM) 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thƣơng mại Khoản 3, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. NHTM luôn được xem là loại hình ngân hàng quan trọng nhất trong các ngân hàng trung gian. Trong đó “Hoạt động NHTM là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. 1.1.2. Nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại Nguồn vốn để hoạt động kinh doanh của NHTM được hình thành từ các nguồn vốn chủ yếu như sau: 1.1.2.1. Nguồn vốn tự có Nguồn vốn này được hình thành từ vốn điều lệ và vốn tích lũy, đây là số vốn ban đầu của một NHTM. Theo luật các tổ chức tín dụng, vốn tự có gồm giá trị thực có của vốn điều lệ; các quỹ dự trữ; một số tài sản Nợ khác của tổ chức tín dụng theo quy định của NHNN. Vốn tự có là căn cứ để tính các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. - Vốn điều lệ: Là vốn đã được cấp hoặc đã góp của các chủ sở hữu, tuỳ từng loại hình ngân hàng mà vốn điều lệ được hình thành từ các nguồn khác nhau, ngân hàng quốc doanh vốn điều lệ do NSNN cấp dưới hình thức bằng tiền và trái phiếu Chính phủ; ngân hàng cổ phần do cổ đông đóng góp dưới hình thức cổ phiếu; ngân hàng tư nhân thì do cá nhân tự bỏ vốn ra. Các NHTM phải có trách nhiệm bảo toàn và phát 1
- triển nguồn vốn này để tăng quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Vốn tích lũy: Vốn này được hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng thông qua việc trích lập các quỹ hàng năm, việc trích lập các quỹ này được căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh, trong đó có Quỹ bổ sung vốn điều lệ, trích lợi nhuận chưa chia để bổ sung vốn tự có cho ngân hàng mình. Tỷ lệ trích lập các quỹ tuỳ thuộc vào qui định của từng nước cũng như Điều lệ, Nghị quyết của từng ngân hàng. Ở một quốc gia, vốn tự có của một ngân hàng còn bao gồm các chứng khoán nợ đã được chuyển đổi (chẳng hạn như trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông), hoặc các nguồn vốn được Chính phủ cho vay dài hạn để tăng nguồn vốn cho các ngân hàng. 1.1.2.2. Nguồn vốn đi vay NHTM chủ yếu cho vay bằng nguồn vốn nhận tiền gửi, song không phải lúc nào nguồn vốn đó cũng đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng, nhiều khi thiếu cả tiền thanh toán cho khách hàng, trước tình huống như vậy, NHTM không thể chờ người đến gửi tiền để sử dụng nguồn vốn ấy được, bởi nếu ngân hàng không thanh toán kịp thời cho khách hàng thì ngân hàng sẽ mất uy tín và bị phạt theo luật định hay cơ hội đầu tư, cho vay sẽ bị bỏ qua. Để giải quyết khó khăn đó, NHTM có thể chủ động đi vay để đáp ứng nhu cầu về vốn trước mắt, NHTM có thể vay từ các nguồn sau: - Nguồn vốn vay ngân hàng Trung ương: NHTM có thể tăng nguồn vốn bằng cách vay tiền của NHTW thông qua hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá, tham gia vay tái cấp vốn. Khi ngân hàng có nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng, họ có thể mang giấy tờ có giá như: tín phiếu, trái phiếu Kho bạc Nhà nước, tiền chiết khấu, giao dịch trên thị trường mở, …; hoặc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi Swap giữa ngoại tệ lấy nội tệ giữa NHTM với NHTW. Nguồn vốn này hình thành chủ yếu là để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. - Nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng: NHTM có thể vay vốn của ngân hàng khác. Hoạt động này thường là giao dịch vốn ngắn hạn theo các quy định hoạt 2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn