Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa ở huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn này nhằm đề xuất một số phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa ở huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI 2013 BỘ QUỐC PHÒNG
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: : 60 31 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS Chử Văn Tuyên HÀ NỘI 2013
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC 10 TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM 1.1. Dồn điền đổi thửa và hiệu quả sử dụng đất nông 10 nghiệp sau dồn điền đổi thửa. 1.2. Thực trạng sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa ở 31 huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 50 NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM. 2.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất 50 nông nghiệp ở Kim Bảng sau dồn điền đổi thửa. 2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả 62 sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Kim Bảng hiện nay KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC. 90 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
- 4 Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Dồn điền đổi thửa DĐĐT Hiệu quả sử dụng đất HQSDĐ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH Nông nghiệp, nông thôn NN,NT Chủ nghĩa xã hội CNXH Quan hệ sản xuất QHSX Lực lượng sản xuất LLSX
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định nông nghiệp, nông thôn và nông dân là vấn đề mang tính chiến lược cơ bản, lâu dài trong hoạch định, tổ chức thực hiện các chính sách vĩ mô, các chương trình các dự án phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Sự chuyển dịch kép từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường cùng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá với những mục tiêu có tính đột phá trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội...đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng xác định phương thức huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu, trong đó đặc biệt là tài nguyên đất. Đây là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường sức mạnh an ninh, quốc phòng của đất nước. Bởi vì, không phải chỉ với chúng ta hiện nay mà trong mọi thời đại, với mọi quốc gia dân tộc, đất đai luôn luôn là nguồn tài nguyên và cũng là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành tố cơ bản và quyết định nhất đến sự ổn định môi trường sống (cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) của con người. Thực tiễn đã chứng minh, quyền sở hữu và quyền sử dụng đất luôn mang yếu tố lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. Với nước ta hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và người nông dân vẫn đang nảy sinh nhiều vấn đề mang tính thời sự có liên quan trực tiếp tới đất đai, cần được quan tâm xem xét giải quyết. Hà Nam nằm ở phía nam Đồng bằng sông Hồng, là tỉnh đất chật, người đông, sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi) đang trong quá trình chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, nhưng nhìn chung vẫn còn ở trình độ lạc hậu, năng suất lao động và tỷ trọng nông phẩm hàng hoá thấp. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là diện tích đất canh tác bình quân đầu người không nhiều, lại bị phân chia thành nhiều
- 6 mảnh, thửa manh mún. Điều đó gây ra không ít khó khăn trở ngại cho quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, hiện đại. Khắc phục tình trạng này, các địa phương trong tỉnh Hà Nam đã cơ bản hoàn thành chủ trương “Dồn điền đổi thửa”, thực chất là chuyển đổi quyền sử dụng để tập trung ruộng đất thâm canh, chuyên canh cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc dồn điền, đổi thửa chỉ là điều kiện cần, còn những điều kiện đủ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, cần phải tiếp tục tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận để hoàn thiện các chính sách liên quan nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điển đổi thửa ở huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam” làm luận văn thạc sĩ - chuyên ngành kinh tế học chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nông nghiệp, về đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội ở các góc độ tiếp cận, phạm vi khác nhau. Có thể khái quát thành các nhóm công trình nghiên cứu sau: * Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn - Lại Ngọc Hải: Sự phát triển của quan hệ sản xuất trong nông nghiệp và tác động của nó đối với củng cố quốc phòng trong chặng đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, Luận án PTS khoa học quân sự (1991), Học viện Chính trị - Quân sự (nay là Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng) - Lê Minh Vụ: Phát triển kinh tế nông thôn hàng hoá và tác động của nó đối với nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang ở Việt Nam hiện nay, Luận án PTS khoa học quân sự(1996), Học viện Chính trị -Quân sự (nay là Học viện Chính trị- Bộ Quốc phòng)
- 7 - Trần Xuân Châu: Đẩy nhanh phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam hiện nay, Luận án TS kinh tế (2002), Học viện Chính trị quốc gia - Phạm Anh Tuấn: Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn và tác động của nó đến củng cố quốc phòng ở Việt Nam, Luận án TS kinh tế (2004), Học viện Chính trị - Quân sự (nay là Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng) - Lê Thuỳ Hương: Về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, luận văn thạc sĩ (2003), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Lê Văn Điền: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Hải Dương, Luận văn thạc sĩ (2012), Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng Các đề tài nghiên cứu trên đã đề cập và luận giải một cách tương đối có hệ thống vai trò của sản xuất nông nghiệp, người nông dân và kinh tế nông thôn trong sự nghiệp CNH,HĐH, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng- an ninh của đất nước. Có đề tài đi sâu vào việc phân tích sự vân động, biến đổi sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn dưới góc độ quan hệ sản xuất hoặc lực lượng sản xuất và có đề cập đến các chính sách vĩ mô liên quan đến quyền sử dụng, quản lý đất nông nghiệp, tập trung ruộng đất; đào tạo phát triển nguồn nhân lực, huy động và sử dụng vốn, liên kết hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn ...Nhiều kiến nghị do các tác giả luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đề xuất đã được nghiên cứu, sử dụng làm luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách kinh tế-xã hội ở các cấp, ngành, địa phương khác nhau. - Vũ Văn Phúc: Đổi mới hợp tác xã và nhu cầu hợp tác của người lao động hiện nay ở nông thôn Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, HN 2003. - Chu Thị Hảo: Lý luận hợp tác xã, quá trình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 2003 - Phạm Thị Cần, Nguyễn Văn Kỷ, Vũ Văn Phúc: Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia, HN 2004.
- 8 - Nguyễn Như Hà: Hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Lao động, Hà Nội 2005 - Nguyễn Thị Hồng Lâm: Hợp tác xã ở nước ta hiện nay, những vấn đề đặt ra và phương hướng phát triển, Nxb Lao động, Hà Nội 2005 - Nguyễn Minh Tú: Phát triển kinh tế hợp tác xã ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 16(8-2004) - Nguyễn Thị Mỹ Hương: Một số cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển kinh tế tập thể ở nước ta hiện nay, Tạp chí Kinh tế và phát triển số 4 - 2006 Các sách tham khảo, bài báo khoa học trên, đã đi sâu phân tích mô hình tổ chức kinh tế nông nghiệp và sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới các chính sách kinh tế, xã hội (trong đó đặc biệt là chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp) nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và đời sống người nông dân phát triển ổn định, bền vững. Đồng thời tác giả của các công trình trên cũng chỉ ra được những tồn tại, yếu kém; những khó khăn trở ngại của nông nghiệp nước ta trong điều kiện mở cửa, hội nhập, phát triển kinh tế thị trường. * Nhóm công trình nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp và dồn điền đổi thửa - Nguyễn Sinh Cúc: Ổn định đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Tạp chí Lý luận chính trị số 9/2008 - Trần Thị Minh Châu: Chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 824/2011 - Lê Đình Hiếu: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi thực hiện chính sách đồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Gia Bình- tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp (2011), Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội.
- 9 - Lê Thị Thanh Xuân: Đánh giá tác động của chính sách dồn điền đổi thửa đến việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Kim Bảng – tỉnh Hả Nam, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, chuyên ngành quản lý đất đai, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. - PGS, TS Vũ Trọng Khải: Tích tụ ruộng đất nông nghiệp xét trên khía cạnh kinh tế, http://kinhtenongthon.com.vn/VandeSukien/2008/8/13095 Các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến vai trò đặc biệt quan trọng của đất đai; thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp (chủ yếu là những bất cập) ở một số địa phương cũng như trên phạm vi cả nước nói chung. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng tài nguyên đất hiệu quả nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. Một số nội dung đề cập đến vấn đề giao đất, sử dụng đất, tranh chấp đất đai...nhưng chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở một huyện khu vực Đồng bằng sông Hồng, tiếp cậndưới góc độ kinh tế học chính trị. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong và sau quá trình “dồn điền đổi thửa” ở huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất một số phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo. * Nhiệm vụ Làm rõ một số vấn đề lý luận có liên quan đến chính sách “Dồn điền đổi thửa” và nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp ở huyện Kim Bảng hiện nay. Khảo sát đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất trong phát triển sản xuất nông nghiệp của nông dân Kim Bảng trong những năm qua.
- 10 Đề xuất một số phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng – an ninh, xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Bảng, Hà Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. * Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa ở huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. * Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến “Dồn điền đổi thửa” và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trước, trong và sau quá trình dồn điền đổi thửa ở huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam (tập trung phân tích hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, biến đổi khí hậu theo chiều hướng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp). Tư liệu, số liệu minh họa, phân tích, so sánh, khảo sát... thời gian từ năm 2003 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở nguyên lý kinh tế chính trị Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bảng, những chủ trương, biện pháp của địa phương (huyện, xã) trong những năm gần đây về dồn điền đổi thửa và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa. * Phương pháp nghiên cứu
- 11 Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của kinh tế học chính trị, đó là: kết hợp lô-gíc với lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê… và phương pháp chuyên gia cùng một số phương pháp khác trong nghiên cứu kinh tế chính trị để thực hiện đề tài. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm tư liệu tham khảo về tập trung ruộng đất; sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất; thực trạng, phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trong phạm vi cấp huyện ở đồng bằng Bắc bộ. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng; đồng thời cũng có thể dùng cho các cấp lãnh đạo huyện, xã tham khảo trong quá trình chỉ đạo, quản lý sản xuất nông nghiệp ở địa phương trong những năm tới. 7. Kết cấu luận văn Luận văn gồm: Phần mở đầu; Phần nội dung: 2 chương, (4 tiết); Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục.
- 12 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP SAU DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM 1.1. Dồn điền đổi thửa và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa 1.1.1. Dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp Trong kinh tế học chính trị mác-xít, C.Mác và V.I Lê-nin nghiên cứu các quan hệ kinh tế xã hội có liên quan dến vấn đề đất đai thông qua phạm trù địa tô tư bản chủ nghĩa. Xét về mặt kinh tế xã hội, phạm trù “địa tô” chỉ rõ mối quan hệ ba giai cấp: địa chủ - tư bản kinh doanh nông nghiệp – công nhân làm thuê trong nông nghiệp; tư bản kinh doanh nông nghiệp và chủ ruộng chia phần giá trị thặng dư do công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra. Xét về mặt kinh tế kỹ thuật, lý luận địa tô trong kinh tế học mác – xít chỉ rõ những điều kiện hình thành các loại địa tô, nhất là địa tô chênh lệch. Theo C.Mác, địa tô chênh lệch 1 gắn liền với những điều kiện thuận lợi tự nhiên (độ phì nhiêu của đất, gần thị trường tiêu thụ nông phẩm); địa tô chênh lệch 2 gắn với điều kiện nhân tạo (đầu tư thâm canh do tiến bộ kỹ thuật). Lý luận địa tô trong kinh tế học có thể được xem là là cơ sở để các nhà nước (kể cả nhà nước tư sản) ban hành các chính sách về đất đai, đặc biệt là tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hoá lớn hiện đại. Vận dụng vào Việt Nam, những năm trước đổi mới, sự phát triển nông nghiệp (nông nghiệp theo nghĩa hẹp) của cả nước nói chung, các tỉnh phía Bắc nói riêng được tiến hành theo mô hình các hợp tác xã. Sau Chỉ thị 100- CT/TW: Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong các hợp tác xã nông nghiệp, ngày 13 tháng 1 năm 1981(thường gọi là khoán 100) đã đem lại những sinh khí mới cho nền nông nghiệp nước ta lúc đó. Nhưng sau một thời gian thực hiện, “khoán 100”
- 13 bộc lộ một số vấn đề bất cập do chúng ta bắt đầu thực hiện đổi mới toàn diện đất nước. Để tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp phát triển, ngày 28 tháng 3 năm 1988, Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương (khoá VI) đã ban hành Nghị quyết 10- NQ/TW: “Đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp”(thường gọi là khoán 10). Đến năm 1993, Quốc hội nước ta thông Luật đấi đai, trong đó khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” [Điều 1, Chương 1] và xác định: “Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi , chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử đất. Các quyền nói trên chỉ được thực hiện trong thời hạn giao đất và đúng mục đích sử dụng của đất được giao theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật” [Điểm 2, Điều 3, Chương 1]. Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, nông nghiệp và nông thôn nói riêng, Đảng và Nhà nước ta từng bước hoàn thiện các văn bản Luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống, làm giàu cho mình và cho đất nước. Trên cơ sở Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thực hiện, các địa phương (tỉnh, huyện, xã) có chủ trương và người nông dân tiến hành chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất nhằm thực hiện tập trung ruộng đất, chuyển hướng sang sản xuất hàng hoá lớn hiện đại. Đối với nước ta trước đây cũng như hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp và trong sự tồn tại của xã hội, đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá , xã hội, an ninh và quốc phòng” [Lời nói đầu - Luật đất đai 1993]. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông nghiệp, tư liệu sản xuất đặc biệt này có đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn hay không, lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác để tăng năng suất lao động;
- 14 gia tăng số, chất lượng nông phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác giữ vai trò quyết định. Ở các nước phát triển, người ta đã tính toán được rằng, trong giá trị gia tăng của những sản phẩm nông nghiệp, hàm lượng chất xám (thông qua trình độ cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá, sinh học hoá...) chiếm 70 - 80%. Để ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, người ta phải tiến hành canh tác trên những cánh đồng có diện tích lớn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn héc-ta theo hướng thâm canh và chuyên canh. Hiện tại, do những yếu tố của lịch sử - xã hội chi phối, nhìn chung đất nông nghiệp chưa được đầu tư khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả cao, còn lãng phí nhiều. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết...hay nói cách khác, sản xuất nông nghiệp chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, người dân có lúc, có nơi không thiết tha với ruộng đất. Khắc phục tình trạng trên, việc giao đất ổn định, lâu dài cho người nông dân là một giải pháp cơ bản, tạo động lực để người dân yên tâm đầu tư các nguồn lực cho phát triển sản xuất. Chủ trương nhà nước giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và cho phép người sử dụng đất có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế… đã qui định trong Luật Đất đai năm 1993 và cụ thể hóa trong Nghị định 64/CP ngày 7 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ đã thể chế hóa chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước ta với phương trâm công bằng xã hội bằng cách chia đều ruộng đất tính trên một khẩu cho các gia đình. Như vậy mỗi hộ nông dân đều có phần trên những mảnh ruộng xấu, ruộng tốt, ruộng xa cũng như ruộng gần. Hiệu quả của chính sách này đã có tác dụng lớn trong việc khai thác nguồn lực (lao động sẵn có ở nông thôn), khuyến khích nông dân sản xuất, tăng cường an ninh lương thực đặc biệt đối những vùng có bình quân ruộng đất trên đầu người thấp như vùng Đồng Bằng Sông Hồng; những chính sách này đã đem
- 15 lại những thành quả to lớn về kinh tế xã hội cho đất nước. Từ một nước nhập khẩu lương thực là chủ yếu, kinh tế nghèo nàn lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên và trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới về một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, chè, tiêu, thuỷ sản... Thu nhập và đời sống của người dân luôn được cải thiện. Tỷ lệ đói nghèo đã giảm đáng kể, đặc biệt ở nông thôn. Tuy nhiên, sự phân chia ruộng đất cho hộ nông dân như trên cũng thể hiện những hạn chế, nó gây nên tình trạng manh mún ruộng đất ở nông thôn, tạo nên những khó khăn trong quy hoạch, quản lí và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai và gây nên những khó khăn trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đó là ruộng đất manh mún, phân tán, bờ vùng, bờ thửa nhiều đã tác động rất lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Từ thực trạng chung về quản lý, sử dụng đất nông nghiêp thời gian qua và yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn hiện đại đòi hỏi các địa phương, các chủ thể sản xuất kinh doanh phải xoá bỏ tình trạng cát cứ, mở rộng diện tích đất canh tác thông qua tập trung ruộng đất. Với thực trạng quản lý, sử dụng ruộng đất ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như hiện nay, việc tập trung ruộng đất có thể được thực hiện bằng nhiều cách, trong đó việc “dồn điền, đổi thửa” đang được người dân ở nhiều địa phương thực hiện vì nó phù hợp với nhu cầu của chính người sử dụng đất và yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn. Để góp phần hoàn thiện hơn khái niệm dồn điền đổi thửa dưới góc độ kinh tế học, tác giả luận văn cho rằng, trước hết cần đề cập một cách khái lược phạm trù đất nông nghiệ và, sản xuất nông nghiệp Theo Từ điển bách khoa nông nghiệp (năm 1991) “Đất là vật hình thành tự nhiên, gồm những tầng lớp liên quan nhau theo phát triển sinh học, được tạo thành do kết quả biến đổi các lớp mặt của thạch quyển vỏ Trái đất, dưới tác động của nước, không khí, sinh vật”
- 16 Luật đất đai năm 1993 đã khẳng định: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Cũng theo Từ điển bách khoa nông nghiệp (năm 1991) “Nông nghiệp: tập hợp các mặt hoạt động của con người trong một môi trường khí hậu và sinh học cụ thể, trong những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, nhằm tạo ra những sản phẩm thực vật và động vật cần cho đời sống, đặc biệt là lương thực, thực phẩm” Cũng như công nghiệp, nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trong điều kiện trước mắt cũng như trong quá trình công nghiệp hoá đất nước. Ngành nông nghiệp có 2 nhiệm vụ lớn là trực tiếp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đảm bảo tối đa nguyên liệu cho công nghiệp, tăng khối lượng nông sản cho xuất khẩu. Ngành nông nghiệp hoạt động chủ yếu trên địa bàn nông thôn. Nông nghiệp theo nghĩa rộng là tổ hợp các ngành gắn liền với các quá trình sinh học bao gồm cả nông nghiệp theo nghĩa hẹp (trồng trọt, chăn nuôi) lâm nghiệp (trồng và khai thác bảo vệ tài nguyên rừng), ngư nghiệp (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản), diêm nghiệp (làm muối). Thực tiễn cho thấy, trong một thời gian dài của lịch sử, nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ yếu của hầu hết các quốc gia. Nông nghiệp là khu vực duy nhất sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Nông nghiệp theo nghĩa rộng thường được sử dụng trong phân tích mối quan hệ với công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trong trồng trọt được phân ra: trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây thức ăn cho chăn nuôi, cây dược liệu... chăn nuôi
- 17 bao gồm: chăn nuôi gia súc, gia cầm... Sản phẩm nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của con người, nguyên liệu cho công nghiệp và một phần quan trọng khác đáp ứng nhu cầu mặc, dược liệu để làm thuốc chữa bệnh, sức kéo cho sản xuất và vận tải... Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và nền kinh tế thị trường, sản xuất nông nghiệp cũng phải phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại và tuân theo các quy luật của sản xuất hàng hoá, cơ chế thị trường Theo Luật đất đai năm 1993: Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, kể cả nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi. “Đất nông nghiệp” và “đất phi nông nghiệp” là những thuật ngữ được dùng để phân biệt mục đích sử dụng đất khác nhau (Đất nông nghiệp: dùng để trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, làm muối... Đất phi nông nghiệp: thành phố, xây dựng sân bay bến cảng, khai thác hầm mỏ...) “Dồn điền, đổi thửa” Hiện tại, việc dồn điền, đổi thửa đang được người nông dân nước ta nói chung, các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng – kể cả thủ đô Hà Nội, rất quan tâm và đang tiến hành thực hiện; một số địa phương đã cơ bản hoàn thành. Để đưa ra được một quan niệm đầy đủ, có sức thuyết phục cao về “dồn điền đổi thửa” cần phải có thời gian, với sự tham gia của nhiều người tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Việc dồn điền đổi thửa được chính quyền và người dân nhiều địa phương quan tâm vì thực trạng phân chia đất nông nghiệp (giao quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân) còn nhiều bất cập, ruộng đất canh tác nhỏ lẻ, manh mún đang là lực cản lớn nhất cho quá trình phát triển một nền nông nghiệp lớn hiện đại. Theo quan niệm của một số nhà quản lý đất đai ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún trong nông nghiệp, có thể được hiểu:
- 18 Sự phân chia manh mún về mặt ô, thửa trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ) có quá nhiều mảnh ruộng với kích thước to nhỏ khác nhau (có mảnh chỉ vài chục m2) diện tích của các mảnh ruộng này không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Sự manh mún thể hiện trên quy mô về đất đai của các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác. Cả hai kiểu manh mún này đều dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản xuất thấp, khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là vấn đề cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp kém hiệu quả. Ngoài ra tình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên những khó khăn trong quy hoạch sản xuất và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai... Vì thế mà người ta luôn tìm cách để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, tình trạng manh mún ruộng đất xảy ra ở nhiều nơi, nhiều nước khác nhau trên thế giới và cả ở nhiều thời kỳ của lịch sử phát triển nền nông nghiệp. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng rất đa dạng: Nó có thể là do đặc điểm về mặt phân bố địa lí, do sức ép gia tăng dân số... nhưng cũng có thể có nguyên nhân về mặt xã hội như tính chất tiểu nông của nền sản xuất còn kém phát triển, đặc diểm tâm lí của cộng đồng dân cư nông thôn, hệ quả của một hay nhiều chính sách ruộng đất, mục tiêu kinh tế xã hội hoặc sự quản lí lỏng lẻo kém hiệu quả của công tác địa chính... Muốn giải quyết triệt để tình trạng này đòi hỏi phải xác định rõ các nguyên nhân của vấn đề mang tính lịch sử xã hội và cũng rất nhạy cảm này. Trước hết là ngày 27/9/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP “Quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp” trong đó quy định: Hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất nông nghiệp để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Toàn bộ đất nông nghiệp đang sử dụng
- 19 được giao cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, trừ đất giao cho các tổ chức, đất dùng cho nhu cầu công ích của xã. Đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp bao gồm: đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Các loại đất này gồm cả đất làm kinh tế gia đình trước đây được hợp tác xã giao, đất vườn, đất xâm canh. Đối với những loại đất nông nghiệp không thể giao cho từng hộ gia đình, cá nhân thì cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Trong quy định này còn nêu rõ: Nguyên tắc giao đất nông nghiệp, thời hạn giao đất, hạn mức giao đất nông nghiệp, đối tượng giao đất nông nghiệp, cách giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giải quyết đất vượt hạn mức; đất dành cho nhu cầu công ích của xã hội, đất quốc phòng – an ninh; giao (hoặc chuyển đổi) quyền sử dụng đất có yếu tố người nước ngoài... Theo số liệu tổng hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường tính đến nay, cả nước đã cơ bản hoàn thành việc giao ruộng đất cho hơn 11 triệu hộ nông dân sử dụng đất nông nghiệp và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, đạt 91,74% về số hộ và 87,02% về diện tích đất nông nghiệp [5]Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005) - Báo cáo tình hình thực hiện công tác đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất- Vụ Đăng ký và Thống kê đất đai]. Kết quả đó đã tác động tích cực, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển làm tăng tổng sản phẩm nông nghiệp, nhất là sản lượng lương thực trong những năm qua, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, xã hội của cả nước và đổi mới nhanh chóng bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được thì tình trạng manh mún ruộng đất đã và đang bộc lộ những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sản xuất trong nông nghiệp, làm cho chủ sử dụng đất không thể áp dụng khoa học tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp, cản trở sự nghiệp hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp ở nông thôn.
- 20 Quá trình thực hiện nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ, phần lớn các địa phương kế thừa từ việc giao khoán ruộng đất của các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 10 NQ-TƯ ngày 28 tháng 3 năm 1988 của Bộ Chính trị, trong nông nghiệp gọi là “khoán 10”. Ruộng đất ở các địa phương hầu như được giữ nguyên như đã khoán cho các hộ (có điều chỉnh nhưng không nhiều, ví dụ: rút của hộ thừa và bù cho hộ thiếu). Có một số địa phương rũ ra chia lại với phương châm: “Rũ nhưng không rối”, nhưng số địa phương làm được như vậy không nhiều, mặt khác chính quyền đã thừa nhận và công bố thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (hộ gia đình, cá nhân). Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, quĩ đất 5% dành cho nhu cầu công ích của các xã, hầu hết được chuyển từ quỹ đất vòng II của Hợp tác xã nông nghiệp. Hợp tác xã trước đây giao khoán cho các hộ có lao động, vốn, có khả năng thâm canh, với mức giao khoán cao hơn mức khoán bình quân khoảng 30% để làm nghĩa vụ với Nhà nước và bù đắp cho quĩ đất cơ bản (quĩ đất vòng I, giao khoán cho nhân khẩu). Quỹ đất này thường giao khoán hoặc cho các hộ đấu thầu, đồng thời quỹ đất không tập trung hầu hết là phân tán, xen kẽ trong đất giao ổn định của các hộ gia đình. Sự phân chia đất nông nghiệp ở các vùng, miền trong phạm vi cả nước (hoặc trong cùng một vùng, địa phương huyện, xã) rất khác nhau do yếu tố tự nhiên, xã hội và lịch sử (Bảng so sánh dưới) Ở những vùng đất rộng người thưa hoặc trình đô phân công lao động xã hội và kinh tế hàng hoá phát triển thì sự manh mún ít, nghĩa là: bình quân số thửa / hộ dân nhỏ; diện tích / thửa lớn làm cho diện tích đất canh tác / hộ lớn Sự manh mún về phân chia đất nông nghiệp một mặt phản ánh trình độ lạc hậu, mặt khác nó cản trở sự phát triển một nền nông nghiệp lớn hiện đại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn