intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận vốn vay của các DNNVV. Từ đó, xem xét những nhân tố nào ảnh hưởng chính và tầm quan trọng của nhân tố đó để có cách khắc phục hiệu quả nhằm cải thiện cũng như nâng cao khả năng tiếp cận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------***------- NGÔ THỊ LÀNH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------***------- NGÔ THỊ LÀNH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Công cụ và thị trường tài chính) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI KIM YẾN TP. Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Ngô Thị Lành, là học viên Cao học lớp K26_CCTTTC, chuyên ngành Công cụ và thị trường tài chính, tại Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài “KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG” là công trình nghiên cứu riêng của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của P.GS TS. Bùi Kim Yến. Các số liệu, thông tin, tài liệu được dùng để thực hiện luận văn này là trung thực, chính xác và có ghi nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tác giả luận văn Ngô Thị Lành
  4. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................. 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã thực hiện ..................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 6. Kết cấu nội dung nghiên cứu .......................................................................... 7 CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ............................................................................................................................ 9 1.1 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................... 9 1.1.1 Phân loại DNNVV của các nước trên thế giới ............................................ 9 1.1.2 Phân loại DNNVV tại Việt Nam ............................................................. 9 1.2 Quan điểm phát triển của DNNVV của Nhà nước ..................................... 13 1.3 Vấn đề nguồn vốn của các DNNVV và các nguồn tài trợ cho DNNVV ... 14 1.4 Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn của DNNVV ................ 17 1.4.2 Các nhân tố nội tại của DNNVV ...................................................... 17
  5. 1.4.2 Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cho vay của các TCTD 18 1.5 Các nghiên cứu trước .................................................................................... 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DNNVV TẠI BÌNH DƯƠNG.................................... 25 2.1 Giới thiệu về tỉnh Bình Dương và các DNNVV tại địa bàn ....................... 25 2.1.1 Khái quát về tỉnh Bình Dương ......................................................... 25 2.1.2 Tình hình Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn ......................... 34 2.2 Thực trạng tiếp cận vốn của các DNNVV ................................................... 38 2.2.1 Thực trạng tiếp cận vốn của các DNNVV tại Việt Nam ................ 38 2.2.2 Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV tại Bình Dương43 2.3 Đánh giá khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV ...................................... 47 2.3.1 Kết quả ............................................................................................... 47 2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân .................................................................... 50 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DNNVV TỈNH BÌNH DƯƠNG ............................. 53 3.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn TDNH DNNVV ................................................................................................................. 53 3.2 Khảo sát khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV tỉnh Bình Dương ........ 54 3.2.1 Một số thông tin chung ..................................................................... 54 3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................ 62 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TDNH CỦA CÁC DNNVV TỈNH BÌNH DƯƠNG .............................................. 73 4.1 Chính sách hỗ trợ của tỉnh Bình Dương về phát triển DNNVV ............... 73 4.2 Giải pháp đối với các DNNVV ..................................................................... 77
  6. 4.2.1 Chứng minh được năng lực tài chính để trả nợ ............................. 78 4.2.2 Nâng cao trình độ quản lý và nhân sự nội bộ công ty .................... 78 4.2.3 Mức độ sử dụng và am hiểu các dịch vụ tài chính Ngân hàng...... 79 4.2.4 Hồ sơ sổ sách tài chính rõ ràng, minh bạch .................................... 80 4.2.5 Tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cho DN ...................................................................................... 81 4.2.6 Tạo dựng uy tín Doanh nghiệp trên thị trường .............................. 81 4.2.7 Đa dạng hóa các kênh huy động vốn ............................................... 81 4.3 Các giải pháp từ phía Ngân hàng thương mại ............................................ 82 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Từ viết tắt Nội dung 1 BLTD Bảo lãnh tín dụng 2 DN Doanh nghiệp 3 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 4 KCN Khu công nghiệp 5 NHTM Ngân hàng Thương mại 6 NHNN Ngân hàng Nhà nước 7 TCTD Tổ chức tín dụng 8 TDNH Tín dụng Ngân hàng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT Từ viết tắt Nội dung Nghĩa Center for Information and Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế 1 CIEM Documetation Trung ương 2 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Institute of Labour and Viện Khoa học lao động và Xã 4 ISSLA Social Affairs hội The Ministry of Labour – Bộ Lao động Thương binh và Xã 5 MOLISA Invalids and Social Affairs hội 6 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chuẩn Liên minh Châu Âu . 9 Bảng 1.2: Phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chuẩn NHTG ..................... 9 Bảng 1.3: Tiêu chí phân loại quy mô DNNVV......................................................... 10 Bảng 2.1: Danh sách các khu công nghiệp tại Bình Dương ..................................... 26 Bảng 2.2: Danh sách cụm công nghiệp tại Bình Dương ........................................... 31 Bảng 2.3: Số lượng DNNVV tỉnh Bình Dương ........................................................ 33 Bảng 2.4: Dư nợ vay của NHTM tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015 – 2017 ............. 42 Bảng 3.1:Tỷ lệ hình thức sở hữu DN khảo sát .......................................................... 54 Bảng 3.2: Phân loại tuổi DN khảo sát ....................................................................... 54 Bảng 3.3: Doanh thu DN khảo sát ............................................................................ 55 Bảng 3.4: Thị trường tiêu thụ sản phẩm DN khảo sát .............................................. 55 Bảng 3.5: Trình độ CMKT Giám đốc DN khảo sát .................................................. 56 Bảng 3.6: Quy mô vốn chủ sở hữu DN khảo sát ...................................................... 57 Bảng 3.7: Số lượng lao động DN khảo sát ................................................................ 57 Bảng 3.8: Các sản phẩm tài chính mà DNNVV sử dụng .......................................... 58 Bảng 3.9: Kiểm định biến quan sát bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha NH ........... 62 Bảng 3.10: Kiểm định biến quan sát bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha NH lần 2.63 Bảng 3.11: Kết quả phân tích EFA ........................................................................... 64 Bảng 3.12: Đánh giá độ phù hợp của mô hình .......................................................... 66 Bảng 3.13: Kiểm định ANOVAb .............................................................................. 67 Bảng 3.14: Kết quả hồi quy bội với các hệ số hồi qui riêng phần trong mô hình .... 67
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn DNNVV ............... 23 Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương ........................................................ 24 Hình 2.2: Số lượng DNNVV tỉnh Bình Dương phân theo địa bàn 2017 .................. 34 Hình 2.3: Tỷ lệ DNNVV vay vốn ngân hàng ........................................................... 38 Hình 2.4: Tài trợ cho hoạt động đầu tư, vốn lưu động của các doanh nghiệp .......... 39 Hình 2.5: Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp không nộp hồ sơ vay vốn ............. 40 Hình 2.6: Khó khăn của doanh nghiệp khi vay vốn .................................................. 40 Hình 2.7: Các nguyên nhân của việc chi ngoài ......................................................... 41 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 51
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là vệ tinh của các DN lớn, nguồn cung cấp hàng hóa, gia công hàng, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Vì vậy, sự tồn tại và phát triển của DNNVV đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Theo xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới, cơ cấu của DNNVV ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thành phần tham gia vào nền kinh tế của mỗi quốc gia. Mỗi đất nước đều có những đặc thù riêng, để rồi phát triển theo những hướng khác nhau. Từ đó qui mô cũng như mức độ doanh nghiệp phát triển ngành nghề đặc thù cũng khác nhau. Nhưng việc DNNVV chiếm một tỉ lệ cao không phải là việc lạ. Tại Việt Nam, đối tượng này chiếm tỉ lệ gần như là tuyệt đối (98%) tổng số DN đang hoạt động. Trong đó có 2,2% là DN vừa, 29,6% là DN nhỏ, phần còn lại là DN siêu nhỏ. DNNVV nhạy bén với kinh doanh, thích nghi cực nhanh, khả năng hòa nhập vào thị trường và đóng góp hơn 45% tổng GDP của cả nước, tạo thêm việc làm cho trên một triệu lao động mới, tăng thêm thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. … Ở Bình Dương nói riêng, DNNVV đóng vai trò và tạo ra nguồn lực xã hội quan trọng như vậy, tuy nhiên hoạt động kinh doanh của DNNVV gặp rất nhiều khó khăn, DNNVV luôn ở tình trạng thiếu vốn và khả năng huy động vốn và vay vốn cho phát triển kinh doanh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn vốn dành cho việc kinh doanh thường đạt được thông qua các kênh không chính quy (người quen, tín dụng đen …). Nắm bắt được tình hình, tại Bình Dương đã triển khai gói ưu đãi, hỗ trợ về nhân lực lẫn công nghệ, tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ quỹ tín dụng. Kết quả lúc ban đầu thì rất tích cực, nhưng sau một thời gian kết quả càng trở nên không được tốt như mong đợi. Quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới bắt buộc toàn thể DNNVV phải thích nghi nhanh chóng và thay đổi cách thức quản lý, hoạt động có hiệu quả. Phát triển
  11. 2 các mối quan hệ cá nhân với các nhà tư vấn, chuyên gia kinh tế. Các DNNVV cũng cần thay đổi cách quản lý, lên kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh rõ ràng khả thi, thay đổi cách thức theo dõi sổ sách kế toán, tạo cho DN mình một hệ thống làm việc chuyên nghiệp để thích nghi được với môi trường kinh doanh năng động và hội nhập như hiện nay.. Nhà nước và chính phủ cũng đưa ra nhiều giải pháp để trợ lực cho DNNVV, nhằm mục đích chính là hỗ trợ DN cho vay để có được dư nợ vay. Việc hỗ trợ là như vậy nhưng thực tế, lượng DN có thể nắm bắt được lại rất ít. Bên cạnh đó tổng vốn có thể vay lại thấp hơn nhu cầu thực sự của doanh nghiệp rất nhiều. Vì vậy, đề tài lần này sẽ đi sâu vào việc phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cũng như cách thức tiếp cận vốn vay thực tế của các DNNVV hiện nay. Trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng cũng như hệ thống các DNNVV nói chung. Từ việc phân tích chi tiết, chúng ta sẽ thấy được những khó khăn vướng mắc, mức độ chi phối tới việc tiếp cận vốn cũng như ảnh hưởng đến DN. Từ đó đưa ra những phương án, cách thức xử lý tối ưu nhất để đạt được nguồn vốn vay hợp lệ và khoản vay có thể đảm bao tương đối đủ cho việc phát triển của DNNVV. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã thực hiện Tại Việt Nam và trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dung NH của các DNNVV một số công trình sau: Công trình nghiên cứu của các nước trên thế giới Tác giả Wagema G. Mukiri (2011) có bài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Công trình nghiên cứu của các tác giả tại Việt Nam Bài báo “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” của các tác giả Nguyễn Hồng Hà, Đỗ Công Bình, Huỳnh Thị Ngọc Tuyền được xuất bản vào T6/2013 tại tạp chí KHXH&NV số 9.
  12. 3 Bài phân tích trên tạp chí Khoa Học và Phát Triển có tựa đề: “Đánh giá khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV tại Nghệ An” của các tác giả Nguyễn Thị Minh Phượng và Nguyễn Thị Minh Hiền. Bài báo của Trần Thị Hải, “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thêm những giải pháp mang tính khả thi cao”, được xuất bản trên tạp chí Thị trường Tài chính vào T5/2012. Nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Thanh Tú, Đinh Thị Thanh Vân (2015), “Phát triển nguồn tài chính cho DNNVV tại Hà Nội”, được đăng tải trên tờ Khoa Học, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trước đó đã có một số công trình nghiên cứu cũng về cách tiếp cận vốn DNNVV. Tuy nhiên, những công trình này đều đã trải qua một thời gian dài, và tác giả cho rằng tại thời điểm bây giờ đã có nhiều điểm khác biệt với các thời điểm làm khảo sát trước đó. Ngoài ra, chưa có công trình nào khảo sát và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng tại Tỉnh Bình Dương. Hơn nữa địa bàn Bình Dương lại là vùng đất khá màu mỡ cho các DNNVV phát triển, do đó việc làm nghiên cứu sẽ đạt được nhiều ý nghĩa hơn. Do đó tác giả đã quyết định đi sâu vào nghiên cứu để tạo tiền đề cho buổi thuyết trình ngày hôm nay. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Về tổng quan, luận văn xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận vốn vay của các DNNVV. Từ đó, xem xét những nhân tố nào ảnh hưởng chính và tầm quan trọng của nhân tố đó để có cách khắc phục hiệu quả nhằm cải thiện cũng như nâng cao khả năng tiếp cận. Về chi tiết, tác giả tập trung nghiên cứu cho các DN thuộc khối DNNVV tại địa bàn tỉnh Bình Dương, qua đó phân tích, đánh giá để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận vốn của các DN. Dựa vào khảo sát thực tế các DNNVV đang có vay vốn ngân hàng tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, quá trình nghiên cứu sẽ được tiến hành sâu sát vào hai đối tượng chính của vấn đề tiếp cận vốn đó là DNNVV và Ngân
  13. 4 Hàng. Thông qua đó, đề xuất giải pháp để DNNVV tiếp cận vốn vay ngân hàng hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các nghiên cứu cụ thể của đề tài như sau: - Hệ thống cơ sở lý luận về DNNVV, tiêu chuẩn phân loại DNNVV tại Việt Nam và thế giới. - Tiềm lực phát triển và vai trò quan trọng của các DNNVV tại Bình Dương - Phân tích các điểm chưa đạt về việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các DNNVV Bình Dương. - Phân tích các khó khăn gặp phải khi làm hồ sơ vay vốn , bên cạnh đó cũng đi sâu vào làm rõ cách thức vay vốn của các công ty trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Đưa ra các phương án tối ưu để xử lý tốt vấn đề luận văn đã đặt ra. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng được tập trung nghiên cứu chủ yếu là các DNNVV đăng ký kinh doanh thành lập ở tỉnh Bình Dương và có vay vốn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu và phân tích các khó khăn DNNVV gặp phải khi làm hồ sơ vay vốn và các khó khăn khi Ngân hàng ra quyết định cho vay đối với DNNVV, nguyên nhân của những khó khăn khi doanh nghiệp khó khăn khi tiếp cận vốn vay. Phạm vi nghiên cứu: - Các DN thuộc khối DNNVV được đăng kí kinh doanh, thành lập trên đại bàn tỉnh Bình Dương. Tổng số lượng mẫu: 192 bảng khảo sát. DNNVV có 150 phiếu bảng khảo sát, số lượng bảng khảo sát hợp lệ cho việc điều tra: 137 bảng khảo sát. - Số lượng ngân hàng tham gia phỏng vấn: VCB, BIDV, VIETINBANK, MBBANK, TECHCOMBANK, SHB, VPBANK, HDBANK, ACB, EXIMBANK. Mỗi ngân hàng bao gồm 15 cán bộ tín dụng. - Việc thu nhận các các thông tin cần thiết đã được diễn ra trong khoảng thời gian 05/2018 ~ 08/2018. 5. Phương pháp nghiên cứu
  14. 5 Về cách thức nghiên cứu thì tác giả sử dụng các phương pháp về thống kê, sử dụng mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, xem xét sự tương quan giữa các nhân tố, loại bỏ các nhân tố không ảnh hưởng đến mô hình và xem xét các nhân tố ảnh hưởng chính và quan trọng. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tiếp cận vốn vay DNNVV để từ đó tìm ra nguyên nhân và các khắc phục những hạn chế khi DNNVV tiếp cận vốn vay các tổ chức tín dụng. Tác giả đã tiến hành khảo sát 150 cán bộ tín dụng và 192 DNNVV đang có quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn, tuy nhiên, số phiếu đủ điều kiện hội tụ đủ điều kiện cho việc phân tích thì chỉ có 137, do có những phiếu không trả lời đầy đủ, sai sót và không đúng loại hình DN cần điều tra, phân tích. Sau đó tiến hành tổng hợp số liệu, đề xuất mô hình nghiên cứu và phân tích kiểm định các nhân tố để đưa ra kết luận về mức độ ảnh hưởng của chúng đến kết quả tiếp cận vốn, từ đó các kết luận về nhân tố nào ảnh hưởng mạnh nhất và quyết định đến khả năng tiếp cận vốn vay doanh nghiệp. Đề xuất giải pháp cho các nhân tố đó. Về số liệu, hiện tại được lấy từ hai nguồn dữ liệu : Dữ liệu sơ cấp: Kết quả thu được thông qua phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo doanh nghiệp, lấy thông tin bằng cách gửi bảng khảo sát (qua Email, Hard-copy, Fax), nhờ cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý công ty gửi phiếu khảo sát. Tổng số DN tham gia khảo sát là 192 DNNVV. Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu được thu thập, trích dẫn dựa vào các nguồn uy tín trong và ngoài nước (NHNN Bình Dương, TC Thống kê Việc Nam, World Bank…) thông qua các kênh thông tin mạng truyền thông. Ngoài tác giả cũng sử dụng các thông tin tham khảo trong các bài phân tích nghiên cứu chuyên môn về các vấn đề liên quan tới DNNVV Mô hình nghiên cứu: Bài phân tích được triển khai dựa vào mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Có thể nói đây là mô hình được triển khai khá phổ biến để tìm hiểu các tác nhân ảnh hưởng tới một vấn đề cụ thể, từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong hệ thống
  15. 6 Dựa vào phương trình hồi quy tuyến tính như bên dưới,ta sử dụng mô hình như sau: Y = Bo + B1*TS + B2*TN + B3*QL + B4*SD + B5*NGA + B6*HD + B7*NH Chú thích: Y là biến phụ thuộc nêu lên khả năng tiếp cận vốn. Bo: Hệ số tự do B1, B2…. B7: Các hệ số hồi quy tương ứng. TS, TN, QL, SD, NGA, HD, NH: Các biến quan sát độc lập tương ứng với các nhân tố liên quan tới Tài Sản, Khả Năng Trả Nợ, Trình độ Quản Lý, Mức độ Sử dụng tài chính, Ngành nghề, Quá trình Hoạt Động của Doanh Nghiệp, và các tác nhân ở phía Ngân Hàng (NH). Đó chính là các nhân tố mà luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu và làm rõ ràng để rút ra được chi tiết mức độ ảnh hưởng của chúng đến bài toán lớn đặt ra. Để thuận tiện cho việc làm nghiên cứu cũng như điều tra, tác giả thực hiện chia đối tượng điều tra thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất là các yếu tố từ phía DN. Ở nhóm này, thực hiện phân tích dựa theo sáu nhân tố: Khả năng xử lý được hạn mức nợ, Ngành nghề hiện tại, Mức độ sử dụng các dịch vụ liên quan đến TCDN (Tài chính Doanh Nghiệp), Trình độ cũng như khả năng quản lý của Doanh Nghiệp, Hoạt Động của Doanh Nghiệp, Tài Sản dành cho việc đảm bảo vay vốn của Doanh Nghiệp Nhóm thứ hai là các yêu tố xét về phía Ngân hàng, ở nhóm này được tập trung nghiên cứu vào bảy tác nhân. Đó là nhân tố liên quan đến lãi suất, quy trình và thủ tục cho vay, hạn mức về thời gian cho khoản vay, thời gian đồng ý cho khoản vay, các chi phí ngoài dự kiến, cán bộ đảm nhận hồ sơ vay, thủ tục dành cho việc vay vốn NH. Các bước xử lý mẫu: - Sau khi hoàn thành khảo sát, tác giả tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 20, tiến hành mã hóa các kết quả khảo sát.
  16. 7 - Chạy Cronbach’s alpha để loại bỏ các biến quan sát ảnh hưởng không quan trọng. Kết quả sẽ cho ra được hệ số CA(Cronbach’s alpha), hệ số này được dùng để loại bỏ các biến không quan trọng với mô hình nghiên cứu. Đó là các biến mà giá trị trương quan biến-tổng < 0.4 và trên cơ sở độ tin cậy alpha tối thiểu là >= 0.6. - Phân tích nhân tố khám phá EFA rút gọn các tập biến quan sát, giữ lại các biến quan trọng. EFA giúp đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. - Tạo biến đại diện để phân tích hồi quy, dựa vào ma trận xoay, tạo biến đại diện cho các nhân tố hội tụ và phân biệt. 6. Kết cấu nội dung nghiên cứu Luận văn được thể hiện trong 4 chương: Phần mở đầu Phần mở đầu trình bày cơ bản các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý và phân tích số liệu. Chương 1: Vấn đề tiếp cận vốn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 1 sẽ khái quát cơ bản nền tảng lý thuyết DNNVV và các thành phần ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn DNNVV. Cách phân chia DNNVV ở các nước và khu vực trên thế giới, Việt Nam. Các tồn tại và nguyên nhân khó tiếp cận vốn của DNNVV và các nguồn tài trợ cho DNNVV. Các mô hình nghiên cứu trước và là cơ sở để đề xuất mô hình nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng về khả năng tiếp cận vốn của DNNVV tỉnh Bình Dương Chương 2 sẽ trình bày về thực trạng khả năng tiếp cận vốn của DN tại Bình Dương, những khó khăn mà DNNVV gặp phải và các nhân tố tác động..
  17. 8 Chương 3: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng của các DNNVV Chương này sẽ giới thiệu về các mô hình nghiên cứu, phân tích và xử lý số liệu, kiểm định mô hình nghiên cứu, chạy hồi quy bội và tìm ra nhân tố nào ảnh hưởng trọng yếu đến khả năng tiếp cận vốn vay DNNVV. Đề xuất mô hình nghiên cứu và qua số liệu thực tế khảo sát, tiến hành phân tích dữ liệu để tìm ra nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của DN. Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng của DNNVV tỉnh Bình Dương Từ những tồn tại và nguyên nhân ở chương 2, qua kết quả phân tích dữ liệu khảo sát ở chương hai. Tìm ra những nhân tố tác động chính đến khả năng tiếp cận vốn vay của DN. Đề xuất các giải pháp để cải thiện tình hình khả năng tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng của DNNVV.
  18. 9 CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1 Phân loại DNNVV của các nước trên thế giới Theo tiêu chuẩn Liên minh Châu Âu, phân loại DNNVV dựa trên hai tiêu chí là số lao động và doanh thu hàng năm hoặc doanh thu trên bảng cân đối. Bảng 1.1: Phân loại DNNVV theo Liên minh Châu Âu Loại hình doanh Số lao động Doanh thu Doanh thu trên bảng nghiệp hàng năm cân đối DN vừa < 250 ≤ € 50 m ≤ € 50 m DN nhỏ < 50 ≤ € 10 m ≤ € 10 m DN siêu nhỏ < 10 ≤€2m ≤€2m Nguồn: European Commission (2005) Theo Ngân hàng thế giới, doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân loại theo số lao động và tổng tài sản hoặc doanh thu bán hàng. Bảng 1.2: Phân loại DNNVV theo Ngân hàng thế giới Loại hình doanh Số lao động Tổng tài sản Doanh thu bán hàng nghiệp > 50 > $3.000.000 > $3.000.000 DN vừa ≤ 300 ≤ $ 15.000.000 ≤ $ 15.000.000 > 10 > $100.000 > $100.000 DN nhỏ ≤ 50 ≤ $ 3.000.000 ≤ $ 3.000.000 DN siêu nhỏ < 10 ≤ $ 100.000 ≤ $ 100.000 Nguồn: Independent Evaluation Group (2008) 1.1.2 Phân loại DNNVV tại Việt Nam Mỗi quốc gia, các doanh nghiệp được phân chia thành các nhóm, được dựa trên hệ thống các tiêu chí: số vốn của doanh nghiệp, doanh thu, lợi nhuận, số lao động, thời gian kinh doanh trong ngành.... Đồng thời, sẽ có những con số về tiêu chí khác nhau tùy thuộc vào các lĩnh vực kinh doanh, các giai đoạn kinh tế và trình độ
  19. 10 phát triển của quốc gia. Nhưng tiêu chí thường được sử dụng nhất là số vốn đầu tư và số lao động của doanh nghiệp, để từ đó chọn ra nhóm các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (DNNVV). Tại Việt Nam, theo Nghị định của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009, DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: Bảng 1.3: Tiêu chí phân loại quy mô DNNVV Doanh Quy mô nghiệp Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa siêu nhỏ Số lao Tổng Số lao Tổng Số lao Khu vực động nguồn vốn động nguồn vốn động I. Nông, lâm 10 người 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200 nghiệp và trở xuống trở xuống người đến đồng đến người đến thủy sản 200 người 100 tỷ đồng 300 người II. Công 10 người 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200 nghiệp và trở xuống trở xuống người đến đồng đến người đến xây dựng 200 người 100 tỷ đồng 300 người III. Thương 10 người 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50 mại và dịch trở xuống trở xuống người đến đồng đến 50 người đến vụ 50 người tỷ đồng 100 người Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 Mặt khác, do đặc thù trong việc sử dụng tiền tệ để kinh doanh và nhằm giảm thiểu rủi ro, các ngân hàng thương mại (NHTM) thường chỉ phân loại doanh nghiệp dựa vào tiêu chí doanh thu và vốn chủ sở hữu (VCSH) là chủ yếu: DNNVV là
  20. 11 doanh nghiệp có doanh thu dưới 100 tỷ/năm hoặc có VCHS dưới 30 tỷ/năm, cụ thể là: - Doanh nghiệp siêu nhỏ: doanh thu dưới 10 tỷ đồng hoặc VCSH dưới 5 tỷ đồng. - Doanh nghiệp nhỏ: doanh thu trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng hoặc VCSH trên 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng. - Doanh nghiệp vừa: doanh thu trên 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng hoặc VCSH trên 10 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng. Năm 2017, Quốc hội ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phân định lại DNNVV tại Điều 4 như sau: “1. DNNVV bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau: DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: a) Tổng nguồn vốn của năm trước liền kề không quá 100 tỷ đồng; b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. 2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định trong từng lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.” Vậy có thể thấy, với các định nghĩa mới của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 đã bác bỏ định nghĩa trước đó của Nghị định số 56. Đồng thời, do các doanh nghiệp tại Việt Nam đa số chỉ đáp ứng được một trong hai tiêu chí về tổng nguồn vốn hoặc số lượng lao động, nên số lượng doanh nghiệp được phân loại là DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu về quy mô doanh nghiệp. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2017, số lượng doanh nghiệp hơn 450.000, trong đó thành lập mới hơn 110.000, và số lượng DNNVV ở Việt Nam chiếm hơn 97%, đóng góp hơn 60% vào GDP của quốc gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2