Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khảo sát thói quen tiêu thụ đồ uống có cồn ở Việt Nam
lượt xem 4
download
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực sự lượng tiêu thụ bình quân đồ uống có cồn ở Việt Nam đứng ở đâu so với thế giới và khu vực; thông qua khảo sát để tìm hiểu các thói quen có hại trong tiêu thụ đồ uống có cồn ở Việt Nam đồng thời xem xét những can thiệp của Nhà nước Việt Nam hiện nay so với các khuyến nghị của WHO. Từ đó kiến nghị một vài chính sách cụ thể nhằm làm giảm các tác hại của việc sử dụng đồ uống có cồn ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khảo sát thói quen tiêu thụ đồ uống có cồn ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- NGUYỄN PHỤNG YẾN KHẢO SÁT THÓI QUEN TIÊU THỤ ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ---------------------------- NGUYỄN PHỤNG YẾN KHẢO SÁT THÓI QUEN TIÊU THỤ ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH THẾ DU TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn, thông tin, số liệu trích dẫn sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh ngày 06 tháng 05 năm 2015 Tác giả Nguyễn Phụng Yến
- -ii- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tại Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tạo mọi cơ hội tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Cám ơn các anh chị nhân viên khác ở trường cũng đã luôn hỗ trợ hết mình cho tôi cũng như các bạn của tôi trong suốt khóa học. Tôi trân trọng và biết ơn sự cảm thông, quan tâm và động viên tôi hoàn thành luận văn này của các thầy cô, đặc biệt sự hướng dẫn của TS. Huỳnh Thế Du. Và, cám ơn gia đình tôi, ba mẹ hai bên, anh và các con gái nhỏ đã luôn động viên và hỗ trợ mọi mặt để tôi có thể yên tâm theo học tại chương trình trong suốt thời gian gần hai năm. Nguyễn Phụng Yến
- -iii- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 0 LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii MỤC LỤC .....................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG........................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..........................................................................................viii TÓM TẮT ..................................................................................................................... ix Chƣơng 1: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ............................. 1 1.1 Bối cảnh ..................................................................................................................... 1 1.2 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................ 2 1.2.1 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3 1.4 Bố cục của đề tài ........................................................................................................ 3 1.5 Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................ 4 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐỒ UỐNG CÓ CỒN ....................................................... 5 2.1 Cơ sở để nhà nước thực hiện các can thiệp vào thức uống có cồn............................. 5 2.1.1 Các tác hại đồ uống có cồn ................................................................................... 5 2.1.2 Gánh nặng đối với nền kinh tế và xã hội .............................................................. 7 2.2 Các hình thức can thiệp của nhà nước đối với hàng hóa có ngoại tác tiêu cực.......... 7 2.3 Tóm tắt chương 2: ....................................................................................................... 8 Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ VỀ LƢỢNG TIÊU THỤ ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Ở VIỆT NAM................................................................................................................. 9 3.1 Lượng đồ uống có cồn được tiêu thụ ở Việt Nam...................................................... 9 3.1.1 Ước tính của WHO ............................................................................................... 9 3.1.2 Số liệu của Tổng cục Thống kê .......................................................................... 10
- -iv- 3.1.3 Ước tính của tác giả ............................................................................................ 11 3.2 APC Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới ..................................... 12 3.4 Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................... 14 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT THÓI QUEN TIÊU THỤ ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Ở VIỆT NAM .................................................................. 16 4.1 Tuổi bắt đầu uống..................................................................................................... 16 4.2 Lượng uống rủi ro chiếm tỉ lệ cao ............................................................................ 17 4.3 Nơi uống và vấn đề lái xe khi uống rượu bia ........................................................... 19 4.4 Chủng loại uống ....................................................................................................... 20 4.5 Uống trong giờ làm việc........................................................................................... 21 4.6 Các hậu quả của việc tiêu thụ đồ uống có cồn ......................................................... 21 4.6.1 Tốn nhiều thời gian............................................................................................. 21 4.6.2 Tai nạn giao thông và các vụ ẩu đã, xô sát ......................................................... 22 4.6.3 Vấn đề sức khỏe ................................................................................................. 23 4.6.4 Tác động đến các mối quan hệ trong gia đình hoặc người yêu .......................... 23 4.7 Ý thức về tác hại của đồ uống có cồn ...................................................................... 24 4.8 Tóm tắt chương 4 ..................................................................................................... 24 Chƣơng 5: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI ĐỒ UỐNG CÓ CỒN......................................................... 25 5.1 Lãnh đạo, nhận thức và cam kết ............................................................................... 25 5.2 Ứng phó của dịch vụ y tế ......................................................................................... 27 5.3 Hành động của cộng đồng ........................................................................................ 27 5.4 Uống rượu bia và lái xe ............................................................................................ 28 5.5 Qui định tính sẵn có của rượu .................................................................................. 29 5.6 Vấn đề quảng cáo, tiếp thị của đồ uống có cồn ........................................................ 30 5.7 Chính sách giá .......................................................................................................... 31 5.8 Giảm hậu quả tiêu cực của việc uống rượu .............................................................. 31 5.9 Giảm sự tác động sức khỏe của rượu lậu và rượu sản xuất phi chính thức ............. 32 5.10 Theo dõi và giám sát .............................................................................................. 32 5.11 Tóm tắt chương 5 .................................................................................................... 33 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...................................... 35
- -v- 6.1 Kết luận .................................................................................................................... 35 6.2 Khuyến nghị chính sách ........................................................................................... 36 6.2.1 Hệ thống thu thập thông tin, quản lý và theo dõi ............................................... 36 6.2.2 Tăng quản lý giám sát và thi hành luật đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn ..... 36 6.2.3 Giảm sự tiếp cận với đồ uống có cồn của thanh thiếu niên ................................ 37 6.2.4 Can thiệp chuyên sâu và cung cấp thông tin của ngành y tế .............................. 37 6.2.5 Giảm tác hại của tiêu thụ đồ uống có cồn .......................................................... 38 6.2.6 Nghiên cứu các chính sách thuế của các nước khác .......................................... 38 6.2 Tóm tắt chương 6 ..................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 40 PHỤ LỤC…........................................................................................................................ 44
- -vi- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AMR Region of the Americas Châu Mỹ APC Alcohol per capita consumption Lượng cồn nguyên chất bình quân đầu người BAC Blood alcohol concentration Nồng độ cồn trong máu ĐVT Đơn vị tính EUR European Region Châu Âu GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội GTGT Giá trị gia tăng GTVT Giao thông vận tải RSA Responsible Service of Alcohol Chứng chỉ trách nhiệm phục vụ rượu TCTK Tổng cục Thống kê TNGT Tai nạn giao thông TTĐB Tiêu thụ đặc biệt WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới WPR Western Pacific Region Tây Thái Bình Dương XNK Xuất nhập khẩu
- -vii- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Sản lượng rượu bia sản xuất trong nước giai đoạn 2008-2012 .......................... 10 Bảng 3.2 APC Việt Nam từ rượu mạnh và bia năm 2010 .................................................. 10 Bảng 3.3 Bảng so sánh APC theo các nguồn khác nhau ................................................... 12 Bảng 3.4 APC của các nước khu vực WPR ....................................................................... 12 Bảng 3. 5 APC của các nước Đông Nam Á ....................................................................... 13 Bảng 3.6 APC của các nước có GDP bình quân 1000-3000 usd ....................................... 14 Bảng 4.1 Tuổi bắt đầu uống ............................................................................................... 16 Bảng 4.2 Lượng trung bình một lần uống .......................................................................... 17 Bảng 4.3 Số giờ trung bình mỗi lần uống .......................................................................... 22 Bảng 4.4 Số lần từng bị TNGT hoặc ẩu đã do rượu bia .................................................... 22 Bảng 4.5 Tác động của rượu bia đối với sức khỏe ............................................................ 23 Bảng 5.1 Thuế TTĐB đối với rượu bia .............................................................................. 29 Bảng 5.2 Tóm tắt các khuyến nghị chính sách của WHO và tình hình Việt Nam ............ 33
- -viii- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 4.1 Tuổi uống rượu lần đầu ....................................................................................... 10 Hình 4.2 Lượng cồn trung bình một lần uống ................................................................... 11 Hình 4.3 Tỉ lệ uống nhiều trong nhiều ngày liên tiếp ........................................................ 11 Hình 4.4 Tỉ lệ số lần uống đến mức không nhớ gì ............................................................. 11 Hình 4.5 Lái xe sau khi uống nhiều rượu bia .................................................................... 11 Hình 4.6 Loại rượu bia thường được sử dụng ................................................................... 12 Hình 4.7 Tỉ lệ uống rượu bia trong giờ làm việc ............................................................... 13 Hình 4.8 Số giờ uống trung bình mỗi lần uống ................................................................. 14 Hình 4.9 Tỉ lệ từng bị TNGT hoặc ẩu đả ........................................................................... 14 Hình 4.10 Tỉ lệ người từng gặp vấn đề sức khỏe do rượu bia ............................................ 15 Hình 4.11 Tác động của rượu bia đối với các mối quan hệ tình cảm ................................. 15
- -ix- TÓM TẮT Số liệu về lượng tiêu thụ bình quân đồ uống có cồn ở Việt Nam dựa trên ba nguồn là WHO, Tổng cục Thống kê và theo khảo sát của tác giả là khá thống nhất. Theo đó, lượng cồn nguyên chất bình quân đầu người (APC) ở Việt Nam là 6,6 lít, không nhiều nhất nhì thế giới như các phương tiện truyền thông vẫn đưa tin, mà chỉ cao hơn mức trung bình của toàn thế giới một chút (APC bình quân của thế giới là 6,2 lít). Tuy nhiên, khi so với các nước trong khu vực Đông Nam Á hay so với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người, Việt Nam lại ở nhóm nước có mức APC cao. Đồ uống có cồn gây nhiều ngoại tác tiêu cực cho bản thân người tiêu thụ và cho nền kinh tế. Thêm vào đó, những thói quen trong việc tiêu thụ đồ uống có cồn ở Việt Nam như uống quá nhiều trong mỗi lần uống, uống rượu bia và lái xe, uống các đồ uống có cồn không chính thức như các loại rượu trắng, rượu ngâm ủ không đảm bảo chất lượng càng làm làm tăng các nguy cơ rủi ro cho bản thân người tiêu thụ và xã hội. Để giảm tác hại của đồ uống có cồn ở Việt Nam, Nhà nước cần thực hiện một chính sách đồng bộ từ các qui định và đảm bảo hiệu quả trong thực thi các qui định pháp luật. Khuyến nghị đầu tiên và quan trọng nhất trong lĩnh vực này là cần thực hiện một cuộc khảo sát cấp quốc gia, và có hệ thống theo dõi, đánh giá các tổn hại liên quan đến đồ uống có cồn. Nếu chưa thể thực hiện riêng các khảo sát đối với đồ uống có cồn, tác giả đề xuất xem xét thực hiện kèm trong cuộc điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình đang được thực hiện mỗi hai năm của Tổng cục Thống kê. Điều này giúp các nhà làm chính sách có những số liệu cần thiết, có cơ sở khoa học đưa ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất. Ngoài ra, một số việc có thể thực hiện được ngay để giảm tác hại của tiêu thụ đồ uống có cồn như: giám sát xử phạt vi phạm nồng độ cồn thông qua hệ thống camera nhằm làm giảm tiêu cực; sử dụng tờ rơi về tác hại để cung cấp thông tin cho các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi mang thai tại nhà thuốc hay các phòng khám thai, phòng khám phụ khoa; hạn chế quảng cáo để giảm sự tiếp cận rượu bia của thanh thiếu niên.
- -1- Chƣơng 1: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1 Bối cảnh Cho dù những chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam trong Quý I năm 2015 rất khả quan, so với cùng kỳ năm 2014, GDP tăng 6,03% (cao nhất trong vòng 5 năm qua); chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 0,74% (mức tăng thấp nhất trong 10 năm) (TCTK, 2015), nhưng vẫn có rất nhiều ý kiến nghi ngờ về những kết quả này. Cụ thể như báo BBC tiếng Việt có bài viết tổng hợp với tựa đề “Vì sao GDP Việt Nam cao bất ngờ?”, hay nhiều tờ báo trong nước như Công An nhân dân, Báo mới đăng bài “Chỉ số GDP quý 1 tăng 6,03% là con số thực?”. Điều này thể hiện niềm tin của công chúng hiện nay dường như khá tiêu cực. Trong khi những kết quả tiêu cực thường bị nghi ngờ, những kết quả không tích cực lại bị thổi phồng. Ví dụ, khi Hà Nội và TP.HCM lọt vào danh sách 120 thành phố có năng lực cạnh tranh toàn cầu cao nhất do tổ chức Economist Intelligence Unit bình xét, đây là một tin tích cực, tuy nhiên lại bị các phương tiện truyền thông chỉ trích là hai thành phố này “xếp chót bảng năng lực cạnh tranh” (Phương Anh, 2012). Tương tự, các phương tiện truyền thông cho rằng, Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ rượu bia hàng đầu khu vực và thế giới (Nguyên Nga – Mai Phương, 2014). Tiêu thụ bia rượu ở Việt Nam liệu có bị thổi phồng như các như cách nhìn tiêu cực trên. Đồ uống có cồn được xem là hàng hóa gây ngoại tác tiêu cực. Nó là nguyên nhân gây ra hơn 200 loại bệnh tật, gây ra khoảng 3,3 triệu ca tử vong toàn cầu mỗi năm, chiếm khoảng 5,9% số ca tử vong (WHO, 2014). Ước tính chi phí của chất uống có cồn chiếm từ 1,3- 3,3% GDP các nước (Rehm, 2009). Do vậy, hầu hết các quốc gia đều có các chính sách nhằm hạn chế sự tiêu thụ đồ uống có cồn. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành chính sách quốc gia về phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Quyết định này có thông điệp rõ ràng ngay từ Điều 1 “Nhà nước không khuyến khích người tiêu dùng sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác”. Trong khi đó, lượng tiêu thụ các chất uống có cồn vẫn tiếp tục tăng qua các năm và được dự báo vẫn sẽ tăng lên trong những năm tới. Theo thống kê sơ bộ của Ủy ban An toàn Giao thông, có ít
- -2- nhất 20% số vụ tai nạn giao thông trong chín ngày nghỉ Tết âm lịch 2015 có liên quan đến rượu bia và theo báo cáo của Bộ Y tế, những ngày Tết 2015 tiếp nhận hơn 6.200 ca chấn thương do đánh nhau, một phần nguyên nhân là những va chạm sau khi chúc tết, uống rượu bia mừng năm mới (Ngô Đồng, 2015). Sự đóng góp của ngành sản xuất rượu bia và các ngành dịch vụ đi kèm trong nền kinh tế Việt Nam, bao gồm tạo công ăn việc làm, sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước, nộp ngân sách nhà nước là rất đáng kể. Tuy nhiên sử dụng và lạm dụng rượu bia cũng đã được chứng minh là gây nên những tác hại, tổn thất cho bản thân người sử dụng, cho những người xung quanh và cho nền kinh tế như đã nói ở trên. Các chính sách can thiệp vào thị trường đồ uống có cồn đã và đang là vấn đề của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhằm cân bằng được những lợi ích và tổn thất do việc sản xuất và lạm dụng trong sử dụng do ngành công nghiệp này mang lại. Hiện nay, các cơ quan nhà nước đang nỗ lực thực hiện chính sách quốc gia về phòng chống tác hại của thức uống có cồn bằng nhiều biện pháp như tuyên truyền, các dự thảo luật liên tục được đưa ra và gặp không ít sự phản đối của các thành phần trong xã hội. Nhiều dự thảo được cho là không thực tế, hay các nhà làm luật “ngồi trong phòng kín làm luật” hay “ngồi trên trời làm chính sách”. Việt Nam chưa có một cuộc nghiên cứu qui mô về sử dụng các thức uống có cồn cũng như những gánh nặng, tổn hại do rượu bia. Lượng cồn nguyên chất mà người Việt tiêu thụ nhiều hay ít cũng là con số nhiều tranh cãi, các thông tin cần thiết để có thể có các chính sách hợp lý, hiệu quả cũng vì thế mà gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu phân tích các thói quen sử dụng thức uống có cồn ở Việt Nam để phần nào có một cái nhìn tổng quan sơ bộ về vấn đề này. 1.2 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực sự lượng tiêu thụ bình quân đồ uống có cồn ở Việt Nam đứng ở đâu so với thế giới và khu vực; thông qua khảo sát để tìm hiểu các thói quen có hại trong tiêu thụ đồ uống có cồn ở Việt Nam đồng thời xem xét những can thiệp của Nhà nước Việt Nam hiện nay so với các khuyến nghị của WHO. Từ đó kiến nghị một vài chính sách cụ thể nhằm làm giảm các tác hại của việc sử dụng đồ uống có cồn ở Việt Nam.
- -3- 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau: - Mức tiêu thụ bình quân đồ uống có cồn của Việt Nam có thuộc nhóm cao trên thế giới? - Những thói quen nào là có hại trong tiêu thụ đồ uống có cồn của người Việt Nam? - So với khuyến nghị của WHO, Việt Nam đã và không thực hiện những chính sách can thiệp nào? 1.3 Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, thống kê mô tả, đề tài nghiên cứu về các thói quen sử dụng và lượng tiêu thụ các thức uống có cồn ở Việt Nam. Thông qua nhiều nghiên cứu trước trên thế giới để hiểu thêm về các tác hại, chi phí kinh tế xã hội do các thức uống có cồn gây ra. Nghiên cứu sử dụng các số liệu và thông tin thứ cấp có được từ những cuộc điều tra khảo sát và những nghiên cứu trước đây, kết hợp khảo sát. Khảo sát trực tuyến đến các cá nhân trên 15 tuổi, kết hợp với khảo sát trực tiếp trên qui mô nhỏ, để tìm hiểu thói quen tiêu thụ đồ uống có cồn, các hoạt động liên quan và một vài loại hậu quả mà những người tham gia khảo sát đã gặp phải khi tiêu thụ đồ uống có cồn. Ngoài ra, tác giả cũng đi về một vài miền nông thôn của Hà Tĩnh, Bến Tre và Đaklak để tìm hiểu thêm thông tin cần phân tích. 1.4 Bố cục của đề tài Ngoài các lời cam kết, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành sáu chương. Chương 1: Bối cảnh nghiên cứu và tổng quan đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết và chính sách can thiệp của Nhà nước đối với thức uống có cồn Chương 3: Đánh giá về lượng tiêu thụ đồ uống có cồn ở Việt Nam Chương 4: Phân tích kết quả khảo sát thói quen tiêu thụ đồ uống có cồn ở Việt Nam Chương 5: Phân tích chính sách can thiệp của nhà nước Việt Nam đối với đồ uống có cồn
- -4- Chướng 6: Khuyến nghị chính sách 1.5 Tóm tắt chƣơng 1 Trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi mà niềm tin của công chúng vào các thông tin tốt đẹp của xã hội dễ bị nghi ngờ, trong khi các thông tin xấu thường bị thổi phồng. Việc tiêu thụ rượu bia gia tăng trong những năm qua là có thật, và làm dụng rượu bia được chứng minh là có nhiều tác hại cho cá nhân người tiêu thụ và xã hội, tuy nhiên liệu thông tin Việt Nam uống rượu bia nhiều nhất nhì thế giới có phải là sự thật. Luận văn thực hiện nghiên cứu thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, thống kê mô tả với số liệu thứ cấp kết hợp với điều tra khảo sát nhằm mục đích xem xét lượng tiêu thụ bình quân đồ uống có cồn Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới và trong khu vực, đồng thời xem xét các thói quen có hại trong tiêu thụ đồ uống có cồn và các can thiệp của Nhà nước Việt Nam.
- -5- Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CHÍNH SÁCH CAN THIỆP CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Nhà nước thực hiện can thiệp vào thị trường nhằm sửa chữa những thất bại của thị trường như độc quyền, bất cân xứng thông tin, ngoại tác, hàng hóa công. Các quốc gia trên thế giới hầu hết có các chính sách can thiệp vào đồ uống có cồn. Vậy đồ uống có cồn thuộc nhóm hàng hóa nào trong các nhóm hàng hóa cần can thiệp ở trên? 2.1 Cơ sở để nhà nƣớc thực hiện các can thiệp vào đồ uống có cồn Thức uống có cồn là hàng hóa có ngoại tác tiêu cực (WHO, 2014). Ngoại tác xảy ra khi một bên làm tăng hay giảm chi phí, lợi ích của một hay một số bên khác nhưng không thông qua giao dịch thị trường và không được phản ánh qua giá. Ngoại tác tiêu cực làm của đồ uống có cồn xảy ra làm lượng sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn mức tối ưu đối với tổng thể nền kinh tế, gây tổn thất xã hội. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy thức uống có cồn ngoài việc gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe và tài chính và các vấn đề cá nhân khác của người sử dụng và gia đình, nó còn là gây nên gánh nặng bệnh tật đối với hệ thống y tế công cộng, các vấn đề và các chi phí kinh tế khác như trật tự xã hội, an toàn giao thông, suy giảm năng suất…. Gánh nặng chi phí đối với việc lạm dụng các thức uống có bị phân bổ cho nhiều thành phần khác nhau ngoài người trực tiếp sử và gia đình họ như các nạn nhân của các tội phạm và các vụ tai nạn liên quan đến thức uống có cồn, tổ chức bảo hiểm tư nhân, cơ quan quản lý nhà nước (US Report, 2000) 2.1.1 Các tác hại đồ uống có cồn Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống nhiều các đồ uống có cồn sẽ chịu nhiều tác hại cả trong ngắn hạn và dài hạn đối với cá nhân và gia đình người sử dụng. Đồ uống có cồn là một trong năm nguyên nhân hàng đầu gây ra các loại bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới, liên quan đến hơn hai trăm các loại bệnh tật và tổn thương khác nhau cũng như các loại bạo lực, chấn thương do tai nạn giao thông….Ước tính năm 2012, trên toàn thế
- -6- giới có 3,3 triệu ca tử vong, chiếm 5,9% số ca tử vong, (tính riêng nam giới là 7,6%, nữ giới là 4,0%) có nguyên nhân từ việc tiêu thụ các thức uống có cồn. Đồng thời, có 5,1% các ca bệnh tật trên toàn thế giới là do lạm dụng các thức uống có cồn (WHO, 2014). Khi uống các thức uống có cồn, lượng cồn trong máu tăng lên, tác động lên não, lên hệ thần kinh, làm góc nhìn bị thu hẹp, thời gian phản ứng chậm hơn, nhưng nó lại gây kích thích làm tăng sự kích động, giảm tự chủ, giảm sự phán đoán và giảm ý thức về mọi mặt. Rehm (2011) đã chỉ ra rằng trong ngắn hạn đồ uống có cồn có thể gây ra một số tác hại. Thứ nhất, sau khi uống rượu bia, do bị giảm sự nhanh nhạy trong phản ứng, có khả năng bị hoặc gây ra các tai nạn và chấn thương như tai nạn giao thông, té ngã, chết đuối hoặc cháy nổ… Thứ hai, sử dụng rượu là làm gia tăng tình trạng bạo lực, trong đó bao gồm cả giết người, tự tử và lạm dụng tình dục. Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, nhiều vụ án xảy ra trong đó bị cáo gây án trong hoặc sau khi uống khá nhiều rượu bia. Nguyên nhân có thể do thiếu khả năng kiềm chế hoặc không thể suy nghĩ thông suốt dưới sự tác động của rượu bia mà nếu tỉnh táo bình thường sẽ không xảy ra. Thứ ba, khi uống nhiều lượng cồn trong máu tăng, có khả năng gây ra tình trạng ngộ độc rượu, nhẹ có thể gây choáng, khó thở phải chăm sóc và can thiệp y tế. Thứ tư, uống rượu bia còn làm gia tăng các hành vi tình dục nguy hiểm như quan hệ không được bảo vệ, có thể dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn hoặc các bệnh lây truyền nguy hiểm như HIV, lậu, giang mai…. Ngoài ra, phụ nữ mang thai uống rượu bia, cũng có những bằng chứng cho thấy sẽ gây rủi ro cho thai nhi như làm cho trẻ sinh ra bị nhẹ cân, thiếu cân, sẩy thai tự nhiên hoặc gây ra một số khuyết tật bẩm sinh cho đứa trẻ. Uống nhiều rượu bia và kéo dài sẽ gây ra những rủi nhiều hơn cho sức khỏe bằng các bệnh mãn tính như các bệnh về gan. Xơ gan có nguyên nhân nhiều nhất là từ lạm dụng rượu bia, và đây được cho là một trong mười nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Lạm dụng rượu bia còn gây các bệnh về huyết áp, các rối loạn liên quan đến hệ tiêu hóa, tim mạch và
- -7- cả một số bệnh ung thư….Nó cũng là nguyên nhân gây ra một số vấn đề về trí nhớ, sức khỏe tâm thần. Ngoài việc ảnh hưởng chủ yếu đến sức khỏe người tiêu dùng, tiêu thụ rượu bia ảnh hưởng đến vấn đề tài chính của cá nhân và gia đình như chi phí mua rượu bia, chi phí cho các gánh nặng sức khỏe cũng như các chi phí do giảm thu nhập do vấn đề sức khỏe, chết sớm hay do giảm năng suất làm việc. Lạm dụng rượu bia cũng được chứng minh là có liên quan đến các vấn đề khác trong gia đình như các mối bất hòa, chất lượng nuôi dạy con cái… 2.1.2 Gánh nặng đối với nền kinh tế và xã hội Sử dụng lạm dụng các thức uống có cồn không chỉ gây nên nhiều tổn hại sức khỏe, tài chính của người uống và gia đình, nó làm tăng gánh nặng cho chi phí chăm sóc sức khỏe của hệ thống y tế công, chi phí quản lý của luật pháp và những chi phí gián tiếp khác như chi phí xã hội do năng suất người lao động bị giảm do sử dụng rượu bia. Uống rượu bia gây ảnh hưởng đến tình trạng trật tự an ninh xã hội, tình trạng tội phạm và đặc biệt ảnh hưởng đến an toàn giao thông khi người uống rượu bia tham gia giao thông. Lạm dụng các thức uống có cồn được chứng minh là làm giảm năng suất lao động, và các gánh nặng khác cho xã hội liên quan đến lao động như thất nghiệp (Anderson - Baumberg, 2006). Chi phí cho nền kinh tế do rượu bia của các nước chiếm từ hơn 1% - 3%. Cao nhất trong nhóm các nước được nghiên cứu là Hàn Quốc (3,3% GDP), Mỹ (2,7% GDP), thấp nhất trong các nước được nghiên cứu là Thái Lan (1,3% GDP) (Rehm, 2009). Chi phí này tùy thuộc nhiều yếu tố như lượng tiêu thụ bình quân, hệ thống chăm sóc y tế, hệ thống luật pháp, thu nhập bình quân đầu người… 2.2 Các hình thức can thiệp của nhà nƣớc đối với hàng hóa có ngoại tác tiêu cực Với hàng hóa gây ngoại tác tiêu cực, việc sản xuất và tiêu dùng vượt quá mức tối ưu, gây tổn thất vô ích cho nền kinh tế. Nhà nước thường có các hình thức can thiệp để đưa mức sản xuất và tiêu dùng về mức tối ưu cho nền kinh tế. Việc can thiệp đối với hàng hóa có ngoại tác tiêu cực có thể được thực hiện thông qua các biện pháp điều tiết và giáo dục.
- -8- Nhà nước thực hiện điều tiết, can thiệp bằng thể chế và chính sách để nội hóa ngoại tác và hạn chế tiêu dùng như: đánh thuế, qui định cấp phép sản xuất, cấp phép nhập khẩu, qui định phân phối như giới hạn điểm bán và thời gian bán, qui định về giới hạn tuổi mua và tiêu thụ, qui định về giới hạn hay cấm quảng cáo, và các qui định liên quan khác nhằm làm giảm mức sản xuất và tiêu thụ. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể thực hiện can thiệp đối với hàng hóa có ngoại tác tiêu cực thông qua tuyên truyền và giáo dục cộng đồng nhằm tăng cường hiểu biết, kêu gọi lương tâm và trách nhiệm cá nhân, hay nhằm khuyến khích, cưỡng chế cộng đồng thay đổi quan niệm, thói quen tiêu dùng để giảm lượng tiêu dùng các hàng hóa có ngoại tác tiêu cực (Stiglitz và Rosengard, 2015). Nhằm làm giảm việc sử dụng có hại của các đồ có cồn đối với sức khỏe người sử dụng, giảm gánh nặng kinh tế xã hội cho các quốc gia, WHO (2010, 2014) khuyến nghị các quốc gia áp dụng một chính sách can thiệp toàn diện, bao gồm mười nhóm hỗ trợ và bổ sung cho nhau gồm: 1) Lãnh đạo, nhận thức và cam kết; 2) Ứng phó dịch vụ y tế; 3) Hành động cộng đồng; 4) Các chính sách và biện pháp đối phó với vấn đề uống rượu lái xe; 5) Qui định tính sẵn có của đồ uống có cồn; 6) Vấn đề quảng cáo, tiếp thị của đồ uống có cồn; 7) Chính sách giá cả; 8) Giảm những hậu quả tiêu cực của việc uống rượu bia và say xỉn; 9) Giảm thiểu tác động sức khỏe cộng đồng của rượu lậu và rượu sản xuất phi chính thức; và 10) Theo dõi và giám sát. 2.3 Tóm tắt chƣơng 2 Dựa vào những kết quả nghiên cứu của WHO (2010, 2014) và các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác như US Report (2000), Rehm (2009) cho thấy đồ uống có cồn là hàng hóa gây nhiều ngoại tác tiêu cực cho nền kinh tế, và đó là cơ sở để nhà nước Việt Nam cũng như các nước khác thực hiện can thiệp vào thị trường đồ uống có cồn. WHO đã nghiên cứu, tổng kết và đưa ra 10 nhóm khuyến nghị như liệt kê ở cuối mục 2.2 ở trên, nhằm làm giảm tác hại của việc tiêu thụ đồ uống có cồn trên toàn thế giới.
- -9- Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ VỀ LƢỢNG TIÊU THỤ ĐỒ UỐNG CÓ CỒN Ở VIỆT NAM Để đánh giá lượng tiêu thụ đồ uống có cồn của Việt Nam, trước tiên tác giả dựa trên số liệu tính toán của WHO, thứ hai là dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê và thứ ba là dựa trên số liệu ước tính từ khảo sát của tác giả. Số liệu so sánh được qui về lượng cồn nguyên chất bình quân đầu người. 3.1 Lƣợng đồ uống có cồn đƣợc tiêu thụ ở Việt Nam 3.1.1 Ƣớc tính của WHO APC (Adult per capita alcohol consumption), là lượng cồn nguyên chất bình quân đầu người tiêu thụ, được tính toán trên lượng cồn nguyên chất được tiêu thụ chia cho những người từ 15 tuổi trở lên trong quốc gia trong vòng một năm. Lượng thức uống có cồn này bao gồm cả lượng thức uống có cồn được ghi lại trong thống kê chính thức và cả không chính thức. Số lượng thức uống có cồn không được thống kê chính thức được WHO ước lượng thông qua nhiều nguồn thông tin như báo cáo thuế, bán hàng…và bằng nhiều kỹ thuật khác nhau. Với những quốc gia vùng miền có nhiều khách du lịch, những ước lượng cũng đã tính toán để loại trừ lượng rượu bia mà du khách tiêu thụ. Các số liệu thống kê trong và ngoài nước đều cho thấy, lượng tiêu thụ các thức uống có cồn ở Việt Nam tăng nhiều và tăng đều qua các năm, chủ yếu từ năm 2000 đến nay. Bình quân giai đoạn 2003-2005, APC của Việt Nam chỉ mới 3,8 lít thì giai đoạn 2008-2010 lượng tiêu thụ các thức uống có cồn đã tăng gần gấp đôi, lên 6,6 lít và dự báo lượng tiêu thụ sẽ lên thành 8,6 lít vào năm 2015 (WHO, 2014). Năm 2010, với qui mô dân số là 89.047.000 người, trong đó số người từ 15 tuổi trở lên chiếm 77%, WHO đã tính được ACP của Việt Nam là 6,6 lít nêu trên. Trong đó, hơn hai phần ba lượng đồ uống có cồn ở Việt Nam không được thống kê chính thức (4,6 lít), chỉ thống kê chính thức được chưa tới 2 lít. Lượng đồ uống có cồn được tiêu thụ không qua thống kê chính thức bao gồm các loại rượu bia nhập khẩu, nhập lậu, sản xuất nhỏ lẻ hộ gia
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1461 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 845 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 401 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 343 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 226 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 232 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn