intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và Pphát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan tới chuỗi giá trị, chuỗi giá trị trong nông nghiệp và mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp; đánh giá thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Agribank Bến Tre trên địa bàn tỉnh Bến Tre để từ đó làm rõ hạn chế và nguyên nhân hạn chế; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Agribank Bến Tre

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và Pphát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ TỐ QUYÊN MỞ RỘNG CHO VAY THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ TỐ QUYÊN MỞ RỘNG CHO VAY THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: GVCC; TS. Lê Hùng TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Huỳnh Thị Tố Quyên
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, trong thời gian thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự hướng dẫn tận tình của Quý Thầy Cô, sự ủng hộ của gia đình và sự hỗ trợ nhiệt tình của bạn bè và đồng nghiệp. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng – Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khóa học để tôi có cơ hội tham gia học tập và nghiên cứu khoa học. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Lê Hùng, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong trường đã truyền đạt lại cho tôi những kiến thức bổ ích để tôi có thể thực hiện được nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các anh chị đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên nghiên cứu Huỳnh Thị Tố Quyên
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................ix TÓM TẮT ................................................................................................................... x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................xi 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................xi 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ xii 2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. xii 2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... xii 3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... xii 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ xiii 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ xiii 4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... xiii 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. xiii 6. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................xiv 7. Dự kiến đóng góp của đề tài..........................................................................xiv 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ................................................................xiv CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY THEO CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP ................................................................................................. 1 1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị nông nghiệp ...................................................... 1 1.1.1. Chuỗi giá trị ............................................................................................... 1 1.1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị .................................................................................... 1 1.1.1.2. Các mối liên kết của chuỗi giá trị .................................................................... 5 1.1.2. Chuỗi giá trị nông nghiệp .......................................................................... 6 1.1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị nông nghiệp ............................................................... 6 1.1.2.2. Các dạng chuỗi giá trị nông nghiệp ................................................................. 7 1.1.2.3. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp ............................................. 8 1.2. Lý luận cơ bản về mở rộng cho vay chuỗi giá trị............................................. 9 1.2.1. Cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp ............................................................ 9 1.2.1.1. Khái niệm cho vay ........................................................................................... 9 1.2.1.2. Khái niệm cho vay chuỗi giá trị ..................................................................... 10 1.2.1.3. Các hình thức cho vay chuỗi giá trị ............................................................... 11 1.2.2. Mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp .................................... 14 1.2.2.1. Khái niệm, phương thức mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng ........... 14 1.2.2.2. Mở rộng cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp ...................................... 14
  6. iv 1.2.2.3. Vai trò của ngân hàng đối với chuỗi giá trị nông nghiệp............................... 15 1.2.2.4. Ý nghĩa của việc mở rộng cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp ........... 16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đối với mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp ........................................................................................................................ 17 1.3.1. Nhóm yếu tố về đặc điểm của các tác nhân tham gia chuỗi .................... 18 1.3.2. Nhóm yếu tố về đặc điểm của NHTM .................................................... 18 1.3.3. Nhóm yếu tố về chính sách Nhà nước ..................................................... 19 1.3.4. Nhóm yếu tố khác .................................................................................... 19 1.3.4.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 19 1.3.4.2. Thị trường tiêu thụ ......................................................................................... 20 1.3.4.3. Môi trường vĩ mô ........................................................................................... 20 1.4. Tăng cường hạn chế rủi ro trong mở rộng cho vay ........................................ 20 1.5. Bài học kinh nghiệm mở rộng cho vay đối với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ........................................................................................................................ 21 1.5.1. Kinh nghiệm thực tiễn về cho vay đối với chuỗi giá trị sản phẩm Nông nghiệp của một số Ngân hàng ............................................................................... 21 1.5.1.1. Cho vay đối với chuỗi giá trị gạo và cà phê của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp ....................................................................................................................... 21 1.5.1.2. Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) cho vay đối với chuỗi giá trị ca cao của Indonesia ....................................................................................................................... 23 1.5.1.3. Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp của Thái Lan (BAAC) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Thái Lan (EXIM Thailand) cho vay đối với chuỗi giá trị lúa gạo ....................................................................................................................... 24 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho vay đối với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của một số tỉnh thành ở Việt Nam........................................................................ 26 1.5.2.1. Cho vay theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại thành phố Cần Thơ: .............. 26 1.5.2.2. Cho vay liên kết nuôi cá tra tại An Giang:..................................................... 27 1.5.2.3. Cho vay theo chuỗi liên kết đối với sản phẩm mì và mía của Quảng Ngãi ..... 27 1.5.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bến Tre ........................................................ 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................... 31 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHO VAY CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE ................................................................................ 32 2.1. Tổng quan về nông nghiệp và những tác động đối với cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre ...................................................................... 32 2.1.1 Tổng quan về nông nghiệp tỉnh Bến Tre ................................................. 32 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre ............................................ 32 2.1.1.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre .............................. 34 2.1.2 Các dạng chuỗi giá trị nông sản tại Bến Tre ........................................... 35
  7. v 2.2. Thực trạng mở rộng cho vay của Agribank Bến Tre đối với chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ............................................................................................. 39 2.2.1 Tổng quan hoạt động ............................................................................... 39 2.2.1.1. Huy động vốn................................................................................................. 40 2.2.1.2. Hoạt động cho vay ......................................................................................... 40 2.2.2 Đánh giá tỷ trọng dư nợ cho vay chuỗi trong tổng dư nợ ....................... 45 2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đối với hoạt động cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Agribank Bến Tre .......................................................................... 45 2.3.1 Nhóm yếu tố về đặc điểm của các tác nhân tham gia chuỗi .................... 45 2.3.1.1. Các doanh nghiệp/hộ kinh doanh đầu mối..................................................... 45 2.3.1.2. Hộ nông dân tham gia chuỗi giá trị................................................................ 46 2.3.2 Nhóm yếu tố về đặc điểm của Agribank Bến Tre ................................... 48 2.3.2.1. Tổ chức bộ máy và mạng lưới ....................................................................... 48 2.3.2.2. Chất lượng nhân sự ........................................................................................ 48 2.3.2.3. Chính sách cho vay ........................................................................................ 49 2.3.3 Nhóm yếu tố về chính sách Nhà nước ..................................................... 49 2.3.4 Nhóm yếu tố khác .................................................................................... 50 2.3.4.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 50 2.3.4.2. Thị trường tiêu thụ ......................................................................................... 50 2.3.4.3. Các yếu tố khác .............................................................................................. 51 2.4. Kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và những nguyên nhân hạn chế cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Agribank Bến Tre .............................................. 51 2.4.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân ................................................ 51 2.4.1.1. Những kết quả đạt được ................................................................................. 51 2.4.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được ..................................................... 52 2.4.2 Những tồn tại hạn chế .............................................................................. 54 2.4.2.1. Hạn chế từ ngân hàng .................................................................................... 54 2.4.2.2. Hạn chế từ khách hàng................................................................................... 55 2.4.2.3. Hạn chế khác .................................................................................................. 55 2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế ................................................. 56 2.4.3.1. Nguyên nhân từ ngân hàng ............................................................................ 56 2.4.3.2. Nguyên nhân từ khách hàng .......................................................................... 57 2.4.3.3. Nguyên nhân khác ......................................................................................... 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 61 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE ......................................................... 62
  8. vi 3.1. Cơ sở xây dựng các giải pháp mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp tại Agribank Bến Tre ..................................................................................... 62 3.1.1. Định hướng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp ........................................... 62 3.1.1.1. Định hướng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp của Việt Nam.................... 62 3.1.1.2. Định hướng phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp của tỉnh Bến Tre ............... 62 3.1.2. Định hướng mở rộng tín dụng ngân hàng cho phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bến Tre ................................................................................................ 63 3.2. Giải pháp mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Bến Tre .................. 64 3.2.1 Giải pháp đối với ngân hàng.................................................................... 64 3.2.1.1. Nâng cao chất lượng nhân sự ......................................................................... 64 3.2.1.2. Xây dựng chính sách cho vay phù hợp đối với chuỗi giá trị nông nghiệp .... 65 3.2.2 Giải pháp đối với khách hàng .................................................................. 66 3.2.2.1. Nâng cao năng lực tài chính........................................................................... 66 3.2.2.2. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành ........................................................... 66 3.2.2.3. Nâng cao tính liên kết trong chuỗi giá trị nông nghiệp ................................. 68 3.2.3 Giải pháp đối với những nguyên nhân khác ............................................ 68 3.2.3.1. Nhà nước cần có những chính sách riêng đối với việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp ............................................................................................... 68 3.2.3.2. Có chính sách để sử dụng tài nguyên một cách hợp lý .................................. 69 3.3. Một số khuyến nghị đối với quản lý vĩ mô .................................................... 69 3.3.1 Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ................................. 69 3.3.2. Khuyến nghị với Chính phủ .................................................................... 70 3.3.2.1. Chính sách đất đai .......................................................................................... 70 3.3.2.2. Chính sách trợ giá và ổn định khâu tiêu thụ .................................................. 70 3.3.3 Khuyến nghị với chính quyền tỉnh Bến Tre ........................................... 71 3.3.3.1. Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung ................................................... 71 3.3.3.2. Nâng cao giá trị gia tăng trong khâu chế biến sản phẩm: .............................. 72 3.3.4 Khuyến nghị với hệ thống Agribank ...................................................... 72 3.3.5 Khuyến nghị với Agribank chi nhánh tỉnh Bến Tre ............................... 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 73 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76 Tài liệu Tiếng Việt ................................................................................................ 76 Nguồn Internet Tiếng Việt .................................................................................... 78 Tài liệu Tiếng Anh ................................................................................................ 79
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa từ Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CBTD Cán bộ tín dụng DNTN Doanh nghiệp tư nhân HKD Hộ kinh doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân VietGAP Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam VietGAHP Quy trình thực hiện tốt trong chăn nuôi
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 2.1 Phân loại dư nợ cho vay theo khách hàng giai đoạn 41-42 2013-2018 Bảng 2.2 Phân loại dư nợ theo loại nông sản chủ lực giai 44 đoạn 2013-2018 Bảng 2.3 Doanh số cho vay chuỗi giá trị Tôm biển so tổng 45 dư nợ
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 1.1 Sơ đồ chuỗi giá trị của M. Porter 1 Hình 1.2 Mô hình chuỗi giá trị đơn giản 3 Hình 1.3 Mô hình chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp 4 Hình 1.4 Mô hình chuỗi giá trị nông sản giản đơn 7 Hình 1.5 Chuỗi giá trị nông sản mở rộng 8 Hình 1.6 Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông sản mở 9 rộng Hình 1.7 Mối quan hệ của các tác nhân tham gia chuỗi 12 giá trị nông nghiệp Hình 1.8 Mối quan hệ giữa người nông dân và các nhân 13 tố trong chuỗi mở rộng tài chính Hình 2.1 Tình hình huy động vốn của Agribank Bến Tre 40 giai đoạn 2013-2018 Hình 2.2 Tình hình cho vay của Agribank Bến Tre giai 41 đoạn 2013-2018 Hình 2.3 Tỷ lệ loại hình các tổ chức tham gia chuỗi giá trị 46 nông nghiệp tỉnh Bến Tre
  12. x TÓM TẮT Nghiên cứu về “Mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bến Tre” là một nghiên cứu có tính cấp thiết có giá trị cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong bối cảnh đổi mới sản xuất nông nghiệp dưới sự tác động của khoa học kỹ thuật, nhất là sự tác động của công nghiệp 4.0. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Agribank Bến Tre. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như là chủ yếu, trong đó vận dụng kết hợp các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp logic lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích chỉ số, sưu tầm số liệu, tài liệu. Kết quả nghiên cứu của đề tài có những đóng góp về mặt lý luận là góp phần hệ thống những lý luận cơ bản nhất về cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp, và về mặt thực tiễn là những giải pháp mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn; kết quả nghiên cứu có thể góp phần tham khảo cho hoạch định chính sách và các nhà quản lý trong điều hành hoạt động ngân hàng; làm tài liệu tham khảo cho học tập và nghiên cứu. Từ khóa: Cho vay, chuỗi giá trị, nông nghiệp, Agribank, Bến Tre
  13. xi MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Việc cấp tín dụng cho sản xuất nông nghiệp cho các hộ sản xuất, tổ hợp tác, từng hợp tác xã độc lập, riêng biệt không còn thích hợp nữa, thay vào đó cho vay theo chuỗi giá trị được áp dụng gần đây cho thấy có sự thích hợp hơn được coi là phương pháp có sự ưu tiên nhằm giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí cho vay cho nông nghiệp và nâng cao khả năng tiếp cận được nguồn tài chính chính thức cho lĩnh vực này. Thực hiện nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong triển khai Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của Chính phủ, ngày 28/5/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định 1050/QĐ-NHNN về chương trình thí điểm cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ nhằm khuyến khích các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, cho vay đối với lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến người cho vay cũng như người đi vay. Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để các chuỗi giá trị trong nông nghiệp có thể tiếp cận một cách thuận lới nhất đối với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng và ngân hàng phải làm thế nào để giải quyết được vấn đề tài chính cho các khâu trong chuỗi giá trị đồng thời đáp ứng được tất cả các yêu cầu của chủ thể tham gia chuỗi. Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Hiện ở Bến Tre có một số mô hình liên kết với doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị ở một số sản phẩm như: bưởi, dừa, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, lợn, bò và tôm biển. Đây là nhóm nông sản hiếm khoảng 54,2% tỷ trọng giá trị sản xuất và 52,87% tỷ trọng giá trị tăng thêm trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) khu vực I, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của kinh tế tỉnh. (Trần Thị Thu Hiền, 2017)[26] Là ngân hàng thương mại Nhà nước, Agribank Bến Tre tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo trong đầu tư cho “tam nông”, các chương trình trọng điểm của
  14. xii Chính phủ, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội… Tuy nhiên, việc cho vay nông nghiệp nông thôn, chương trình cho vay liên kết theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp còn khá “khiêm tốn”. Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 8 mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, đến tháng 10/2018 Agribank Bến Tre cũng đã ký kết hợp đồng tham gia 11 chuỗi liên kết gồm 07 chuỗi thủy sản, 03 chuỗi trái cây, 01 chuỗi nuôi bò, tuy nhiên đến nay chỉ cho vay 01 dự án là đầu tư nuôi tôm biển phát sinh dư nợ. Trước thực tế đó đặt ra vấn đề cần phải đưa tín dụng ngân hàng (TDNH) đến với chuỗi giá trị nông nghiệp. Do vậy tôi đã chọn đề tài “Mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bến Tre” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Agribank Bến Tre 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan tới chuỗi giá trị, chuỗi giá trị trong nông nghiệp và mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Agribank Bến Tre trên địa bàn tỉnh Bến Tre để từ đó làm rõ hạn chế và nguyên nhân hạn chế - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Agribank Bến Tre 3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau: - Mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp là gì? - Thực trạng cho vay của Agribank Bến Tre đối với các chuỗi giá trị nông nghiệp đang diễn ra trong thời gian qua (2015-2018)
  15. xiii - Agribank Bến Tre cần có những giải pháp nào để mở rộng cho vay theo các chuỗi giá trị nông nghiệp trên địa bàn? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Agribank Bến Tre 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Agribank Tỉnh Bến Tre, trong đó chỉ nghiên cứu hình thức cho vay. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: nghiên cứu những thành tựu, hạn chế của ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2014-2018; nghiên cứu số liệu tín dụng nông nghiệp của Agribank Bến Tre từ năm 2014 đến năm 2018, số liệu về cho vay theo chuỗi giá trị tôm biển từ năm 2015 (thời điểm Agribank Bến Tre bắt đầu thí điểm cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp) đến năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp logic lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích chỉ số. Cụ thể như sau: - Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích, tổng hợp số liệu trong hoạt động qua các báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), báo cáo của Agribank Bến Tre, báo cáo của các Sở, Ngành có liên quan… nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu thứ hai. - Phương pháp logic lịch sử trong nghiên cứu lý thuyết để phân tích các tài liệu lý thuyết đã có từ trước làm sơ sở xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó nghiên cứu quá trình phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2017.
  16. xiv - Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích thực trạng ngành nông nghiệp tỉnh, phân tích thực trạng tín dụng nông nghiệp, tín dụng chuỗi giá trị của Agribank Bến Tre nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu thứ nhất. - Phương pháp phân tích chỉ số được sử dụng để phân tích năng lực hoạt động của Agribank Bến Tre trong việc mở rộng tín dụng chuỗi giá trị nông nghiệp nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu thứ hai - Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu - Sử dụng công cụ tin học để xử lý số liệu, bảng biểu và trình bày 6. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu cuối cùng của đề tài, trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, đề tài đưa ra hướng giải quyết một số nội dung cụ thể sau: Nghiên cứu tổng quan: tham khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến nội dung cho vay theo chuỗi giá trị. Tổng hợp cơ sở lý luận chung về cho vay theo chuỗi giá trị. Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay đối với chuỗi giá trị nông nghiệp của Agribank Bến Tre. Qua đó đánh giá những kết quả đã đạt được, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó. Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm mở rộng cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp của Agribank Bến Tre 7. Dự kiến đóng góp của đề tài - Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống những lý luận cơ bản nhất về cho vay chuỗi giá trị nông nghiệp. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể góp phần tham khảo cho hoạch định chính sách và các nhà quản lý trong điều hành hoạt động ngân hàng; làm tài liệu tham khảo cho học tập và nghiên cứu. 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
  17. xv Trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề cho vay theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp, cụ thể:  Khúc Thế Anh, Đào Thị Thu Trang (2015), Thực hiện chính sách cho vay phát triển chuỗi sản phẩm nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ qua hệ thống ngân hàng - một số vấn đề đặt ra, Viện Ngân hàng Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân:[6] Nghiên cứu đã đưa ra hai qua điểm của nước ngoài liên quan đến lý luận về cho vay chuỗi sản phẩm trong nông nghiệp: quan điểm của Rodolfo Quirós (2006) cho vay đối với chuỗi sản phẩm nông nghiệp là việc các tổ chức tín dụng hỗi trợ vốn và/hoặc các dịch vụ khác tới một mắc xích hoặc toàn bộ khâu sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp của hộ sản xuất hoặc doanh nghiệp. Nghiên cứu đã cho rằng đây là quan điểm rộng nhất về cho vay đối với chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Quan điểm của Hartwich và ctg (2010) khi nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp của Nigieria đối với 9 sản phẩm nông nghiệp, cho rằng cho vay đối với các sản phẩm nông nghiệp là việc hệ thống ngân hàng tài trợ đối với một hệ thống các sản phẩm cần thiết cho đầu vào của ngành nông nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra ưu và nhược điểm của quan điểm này. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra các quan điểm về cho vay đối với chuỗi sản phẩm ở Việt Nam và nhận định rằng các quan điểm này ở Việt Nam không thể hiện tính thống nhất ở chỗ không tách bạch được cho vay theo từng món và cho vay theo chuỗi sản phẩm. Tác giả nghiên cứu đã đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà ngân hàng gặp phải khi cho vay theo chuỗi sản phẩm trong nông nghiệp, qua đó cho thấy sự cần thiết phải có một chính sách nhất định đối với chuỗi sản phẩm nông nghiệp. Tác giả đã khái lược các quy định liên quan về cho vay ngành nông nghiệp và chuỗi sản phẩm nông nghiệp từ năm 2010 đến nay, gồm ba nghị định của Chính phủ và một số văn bản của NHNN về cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn và các các chính sách cho vay ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp. Nghiên cứu đã đánh giá tình thực hiện cho vay chuỗi sản phẩm nông nghiệp: tỷ trọng cho vay của các nhóm ngân hàng, nhóm ngân hàng chính sách chiếm 1/3 tổng dư nợ toàn hệ thống với 95% dư nợ trung vài dài hạn, nhóm NHTM quốc doanh (cũ) chiếm 25% và nhóm NHTM khác; tỷ lệ nợ xấu
  18. xvi lớn. Trên cơ sở đánh giá thực trang, nghiên cứu đã đưa ra ba tồn tại và ba giải pháp đối với các vấn đề cho vay chuỗi sản phẩm nông nghiệp: về tài sản đảm bảo, thời gian cho vay và vấn đề xử lý nợ vay.  Vũ Thị Kim Anh (2015), Đẩy mạnh tín dụng xanh cho phát triển nông nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị, Đại học Công đoàn:[16] Trên cơ sở các định nghĩa về chuỗi giá trị theo Micheal Porter (1985), theo Kaplinsky (1999), theo Kaplinsky và Morris (2001) và Sonja Vermeulen et al. (2008), nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa và tổng hợp thành sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp gồm các khâu được mô tả cụ thể bằng các “hoạt động” trong chuỗi, bên cạnh các khâu của chuỗi có các “tác nhân” và “nhà hỗ trợ chuỗi giá trị”; nghiên cứu xác định trong chuỗi giá trị của các ngành hàng nông sản hiện có 2 hình thức liên kết đặc trưng là liên kết ngang và liên kết dọc. Nghiên cứu đã khái quát về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ (Nghị định 55/2015/NĐ-CP), phân tích và cho rằng các ngân hàng cần tăng cường cho vay theo chuỗi liên kết trong sản xuất – kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để hạn chế rủi ro. Nghiên cứu đã đưa ra một số ví dụ thực tế và nhận định, phương thức cho vay theo chuỗi giá trị và quản lý theo dòng tiền của toàn chuỗi được xem là khâu quản lý then chốt. Tác giả nghiên cứu đã đưa ra ba giải pháp để tăng cường tín dụng xanh trong phát triển nông nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị: lựa chọn chiến lược cho vay phù hợp, tăng cường quản trị rủi ro chiến lược trong cho vay nông nghiệp và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp.  Đặng Hoàng Anh (2015), Nâng cao vai trò của ngân hàng trong chuỗi giá trị hàng nông sản của Việt Nam-thực trạng và giải pháp, Đại học Thương Mại:[2] Nghiên cứu đã đưa ra ba khái niệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới về chuỗi giá trị: Michael Porter, phân tích filiere và Gereffi. Những tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông sản, theo nghiên cứu, gồm: cơ sở nghiên cứu, hộ gia đình, trang trại; doanh nghiệp, người thu gom, thương lái; ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân; các cơ sở bản lẻ, siêu thị. Nghiên cứu đã đánh giá về tình hình thí điểm cho vay liên kết theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp theo Quyết định số 1050/QĐ-NNN của
  19. xvii NHNN, đưa ra mô hình cho vay theo chuỗi giá trị tại Kazakhstan đối với mặt hàng bông, đậu nành và lúa mì; một số kinh nghiệm, khuyến nghị của Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) về thúc đẩy tín dụng nông nghiệp, quản lý rủi ro chiến lược trong cho vay nông nghiệp. Qua những phân tích đó, nghiên cứu đã nêu được vai trò quan trọng của các ngân hàng thương mại trong các chuỗi liên kết giữa ngân hàng, doanh nghiệp và người dân; trong việc giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra cho chuỗi giá trị; trong tiết kiệm chi phí cho chuỗi giá trị. Từ đó, tác giả nghiên cứu đã đưa ra ba kiến nghị về giải pháp nâng cao vai trò của ngân hàng trong chuỗi giá trị nông sản Việt Nam: tăng cường vai trò của Chính phủ trong các hoạt động tín dụng nông nghiệp và nông thôn; tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro và đổi mới hoạt động của các tổ chức tín dụng nông nghiệp và nông thôn, nòng cốt là ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng chính sách xã hội; giải pháp cuối cùng là tăng cường đa dạng hóa các nguồn vốn và sản phẩm tín dụng cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nguyến Tiến Đông (2015), Ngành ngân hàng với phát triển chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:[9] Nghiên cứu đã chỉ ra được rằng liên kết theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam, ngân hàng cung ứng vốn cho các công đoạn của chuỗi thông qua các doanh nghiệp đầu mối, vì vậy trong chuỗi liên kết, doanh nghiệp đầu mối có vai trò trong việc hỗ trợ tài chính ban đầu vừa có vai trò kiểm định chất lượng, đồng thời đóng vai trò trong tiêu thụ hàng hóa, đưa hàng hóa ra thị trường. Nghiên cứu đã khái quát một số nội dung liên quan chính sách tín dụng khuyến khích phát triển mô hình liên kết chuỗi, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay như: cơ chế lãi suất đặc thù, mức cho vay, tài sản đảm bảo, điều kiện tham gia chương trình, đối tượng vay vốn,.... Nghiên cứu đã đánh giá kết quả đạt được sau một năm triển khai chương trình, những đóng góp do chương trình mang lại: góp phần chuyển dịch cơ cầu kinh tế địa phương, xây dựng nông thôn mới; đối với người nông dân tham gia chuỗi liên kết đã đạt được những lợi ích thiết thực, thu nhập cao và ổn
  20. xviii định hơn trước, tiết kiệm được chi phí vật tư, sản phẩm đầu ra được bao tiêu,...; các doanh nghiệp đầu mối tham gia liên kết ổn định về nguồn nguyên liệu, thị trường, lợi nhuận,...; qua chương trình, các địa phương đã bước đầu hình thành các mô hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết, ứng dụng công nghệ cao,... Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai, chương trình cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc về pháp lý, về nhận thức của người dân và về nguồn lực tài chính của một số doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đưa ra định hướng chính sách tín dụng đối với phát triển chuỗi giá trị trong thời gian tới: tiếp tục các giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp như quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn, chỉ đạo các NHTM tập trung vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu đưa ra những đề xuất của NHNN đối với Chính phủ, đối với chính quyền địa phương để phát triển mô hình liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Gladys M.Musuva (2015), Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay chuỗi giá trị trà ở quận Kiambu, Kenya:[30] Nghiên cứu này đã đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay chuỗi giá trị trà tại quận Kiambu, Kenya. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 384 nông dân trồng trà tại quận Kiambu, Kenya, qua phân tích hồi quy logistic đã xác định 6 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài trợ chuỗi giá trị trà tại quận Kiambu, Kenya gồm: đặc tính của người vay, đặc tính nông trại, quá trình thực hiện khoản vay, cơ chế quản lý rủi ro và các cơ chế của Nhà nước. Nghiên cứu đã tìm ra hiệu quả của các đặc điểm của người đi vay (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, và quy mô hộ gia đình) đối với hiệu quả của việc tài trợ chuỗi giá trị Kết quả cho thấy mối quan hệ tích cực và quan trọng giữa giáo dục của nông dân và số tiền vay; trình độ học vấn của nông dân có mối quan hệ đáng kể giữa khả năng sinh lời của doanh nghiệp sản xuất trà. Về bản chất, chỉ có nông dân, trình độ học vấn ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp, và qua việc mở rộng, lợi nhuận của doanh nghiệp nông nghiệp. Đặc điểm cơ bản, diện tích trà, cũng có ảnh hưởng đáng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2