intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vĩnh Long đến năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

41
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nghiên cứu về mô hình cân bằng điểm Balance Score Card (viết tắt là BSC); phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vĩnh Long trong những năm qua; đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vĩnh Long dựa vào mô hình cân bằng điểm BSC.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vĩnh Long đến năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ********** LÊ NGỌC BẢO CHI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU, DẦU KHÍ VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015.
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ********** LÊ NGỌC BẢO CHI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU, DẦU KHÍ VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh. Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ QUANG HUÂN Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015.
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU, DẦU KHÍ VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020.” là công trình khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy TS. Ngô Quang Huân. Tất cả các phân tích, số liệu và kết quả có được trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng với các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ trong phần tài liệu tham khảo. Tác giả Lê Ngọc Bảo Chi
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình vẽ Danh mục biểu đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài. .......................................................................................................... 1 2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. .................................................................................... 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ................................................................................ 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu. ......................................................................................... 2 3.2 Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................ 2 4.Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 3 4.1 Nguồn số liệu sử dụng ......................................................................................... 3 4.2 Phương pháp thực hiện ........................................................................................ 3 5.Kết cấu luận văn ............................................................................................................ 3 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. ................................................ 4 1.1Khái niệm về hiệu quả kinh doanh.............................................................................. 4 1.1.1 Định nghĩa hiệu quả kinh doanh ....................................................................... 4 1.1.2 Ý nghĩa hiệu quả kinh doanh ............................................................................ 4 1.1.3 Khái nhiệm về phân tích hoạt động kinh doanh. .............................................. 4 1.1.4 Ý nghĩa và mục tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. ...................... 5 1.1.4.1 Ý nghĩa ......................................................................................................... 5 1.1.4.2 Mục tiêu. ...................................................................................................... 5
  5. 1.2 Công cụ phân tích hiệu quả kinh doanh. .................................................................... 6 1.2.1 Mô hình cân bằng điểm (Balanced Score Card-BSC) ...................................... 6 1.2.1.1 Nội dung mô hình cân bằng điểm ............................................................... 6 1.2.1.2 Cấu trúc thẻ điểm cân bằng ......................................................................... 7 1.2.1.3 Vai trò của mô hình thẻ điểm cân bằng ....................................................... 8 1.2.2 Chỉ số đo lường hiệu suất (KPI). .................................................................... 10 1.2.2.1 Khái niệm về KPI. ..................................................................................... 10 1.2.2.2 Phân loại các KPI. .................................................................................... 10 1.3 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh.............................................................. 12 1.3.1 Nhóm chỉ số đo lường phương diện tài chính. ............................................... 12 1.3.1.1 Vai trò của các thước đo trên phương diện tài chính. ................................ 12 1.3.1.2 Nội dung một số chỉ tiêu trên phương diện tài chính . .............................. 12 1.3.2 Nhóm chỉ số đo lường phương diện khách hàng. ........................................... 14 1.3.2.1 Vai trò của các thước đo trên phương diện khách hàng. ........................... 14 1.3.2.2 Nội dung một số chỉ tiêu trên phương diện khách hàng. ........................... 15 1.3.3 Nhóm chỉ số đo lường phương diện quy trình nội bộ. ................................... 15 1.3.3.1 Vai trò của các thước đo trên phương diện quy trình nội bộ. .................... 15 1.3.3.2 Nội dung một số chỉ tiêu trên phương diện nội bộ .................................... 17 1.3.4 Nhóm chỉ số đo lường phương diện học hỏi và phát triển. ............................ 17 1.3.4.1 Vai trò các thước đo trên phương diện học hỏi và phát triển. ................... 17 1.3.4.2 Nội dung một số chỉ tiêu trên phương diện học hỏi và phát triển. ............ 18 1.4 Ngành dầu khí và đặc điểm ngành dầu khí. ............................................................. 18 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................... 19 1.5.1 Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong. .................................................... 19 1.5.2 Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài. .................................................... 20 Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................... 22
  6. Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU, DẦU KHÍ VĨNH LONG TỪ NĂM 2012-2014. ........................ 23 2.1Tổng quan về công ty PV OIL Vĩnh Long................................................................ 23 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty PV OIL Vĩnh Long. .......................................... 23 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu phát triển của công ty PV OIL Vĩnh Long đến năm 2020........................................................................................................... 23 2.1.2.1 Tầm nhìn .................................................................................................... 23 2.1.2.2 Sứ mạng ..................................................................................................... 23 2.1.2.3 Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2020 .......................................... 23 2.1.3 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức. ......................................................................... 25 2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ................................................................. 26 2.1.5 Mặt hàng chủ yếu ........................................................................................... 26 2.2 Phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty PV OIL Vĩnh Long giai đoạn từ năm 2012-2014. ......................................................... 26 2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trên phương diện tài chính. ............ 26 2.2.1.1 Khả năng sinh lời của Công ty................................................................... 28 2.2.1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. ...................................................... 33 2.2.1.3 Cắt giảm chi phí và cải thiện năng suất của Công ty. ................................ 35 2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trên phương diện khách hàng. ........ 39 2.2.2.1 Thị phần của công ty PVOIL Vĩnh Long. ................................................. 39 2.2.2.2 Tỷ lệ phần trăm doanh thu từ khách hàng mới. ......................................... 42 2.2.2.3 Đánh giá sự hài lòng của khách hàng. ....................................................... 43 2.2.2.4 Doanh thu hàng năm trên mỗi khách hàng. ............................................... 44 2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trên phương diện quy trình nội bộ. 45 2.2.3.1 Quản lý nghiệp vụ ...................................................................................... 45 2.2.3.2 Quản trị khách hàng. .................................................................................. 48 2.2.3.3 Quản trị đổi mới. ........................................................................................ 48
  7. 2.2.3.4 Quản trị các hoạt động xã hội. ................................................................... 49 2.2.4 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trên phương diện học hỏi và tăng trưởng....................................................................................................................... 50 2.2.4.1 Tỷ lệ nhân viên được đào tạo so với kế hoạch. ......................................... 50 2.2.4.2 Tỷ lệ nhân viên có bằng cấp cao. ............................................................... 50 2.2.4.3 Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên. ................................................................... 51 2.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty PV OIL Vĩnh Long. .............................................................................................................. 52 2.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong. ......................................................... 52 2.3.1.1 Tình hình tài chính. .................................................................................... 52 2.3.1.2 Nguồn nhân lực .......................................................................................... 52 2.3.1.3 Công tác nghiên cứu và phát triển R&D.................................................... 53 2.3.1.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị. ..................................................................... 54 2.3.1.5 Yếu tố văn hóa tổ chức .............................................................................. 54 2.3.1.6 Những ưu điểm và nhược điểm của môi trường bên trong. ...................... 55 2.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài . ....................................................... 56 2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh...................................................................................... 56 2.3.2.2 Kinh tế........................................................................................................ 58 2.3.2.3 Chính trị và pháp luật................................................................................. 58 2.3.2.4 Văn hóa xã hội. .......................................................................................... 59 2.3.2.5 Công nghệ kỹ thuật. ................................................................................... 59 2.3.2.6 Yếu tố tự nhiên. ......................................................................................... 60 2.3.2.7 Những thuận lợi và khó khăn do môi trường bên ngoài tác động. ............ 60 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................... 61 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU, DẦU KHÍ VĨNH LONG TRONG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020. ................................................................... 62
  8. 3.1 Tầm nhìn, sứ mạng của Tập đoàn PV OIL. ............................................................. 62 3.2 Tầm nhìn, sứ mạng của công ty PV OIL Vĩnh Long đến năm 2020. ...................... 62 3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty PV OIL Vĩnh Long trong định hướng phát triển đến năm 2020. ......................................................... 62 3.3.1 Nhóm giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trên phương diện tài chính. ............ 64 3.3.1.1 Phân bổ, cắt giảm chi phí. .......................................................................... 64 3.3.1.2 Xem xét, đánh giá lại các dự án đã đầu tư. ................................................ 66 3.3.1.3 Kết hợp phân tích các chỉ tiêu trên phương diện tài chính ........................ 66 3.3.2 Nhóm giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trên phương diện khách hàng. ....... 67 3.3.2.1 Thay đổi trong chính sách bán hàng .......................................................... 67 3.3.2.2 Qui định chức năng và trách nhiệm của các bộ phận trong công ty. ........ 70 3.3.2.3 Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu. ................................ 70 3.3.2.4 Các giải pháp hỗ trợ .................................................................................. 70 3.3.3 Nhóm giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trên phương diện quy trình nội bộ……………………………………………………………………………….....71 3.3.4 Nhóm giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trên phương diện học hỏi và tăng trưởng....................................................................................................................... 75 3.3.4.1 Đào tạo, huấn luyện nhân viên. ................................................................. 75 3.3.4.2 Hoàn thiện quy chế đánh giá nhân viên ..................................................... 77 3.3.4.3 Giao lưu trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị cùng ngành. ........ 79 3.4 Kiến nghị .................................................................................................................. 79 3.4.1 Đối với Chính phủ .......................................................................................... 79 3.4.2 Đối với Tổng công ty..................................................................................... 80 Tóm tắt chương 3 ........................................................................................................... 80 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BSC Thẻ điểm cân bằng CB.CNV Cán bộ, công nhân viên CHXD Cửa hàng xăng dầu CNG Khí thiên nhiên nén DSO Kỳ thu tiền bình quân GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc gia HRM Quản trị nhân sự ISO Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá ISO 31000 Quản trị rủi ro KPI Chỉ số hiệu suất cốt yếu KRI Chỉ số kết quả cốt yếu LPG Khí hóa lỏng NLSH Nhiên liệu sinh học NV Nhân viên OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa PI Chỉ số hiệu suất ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty PV OIL Vĩnh Long từ năm 2012 đến 2014. ....................................................................................................... 27 Bảng 2.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty PV OIL Vĩnh Long ................ 28 Bảng 2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty PV OIL Vĩnh Long .............. 30 Bảng 2.4 Tình hình kế hoạch và thực hiện của PV OIL Vĩnh Long .............................. 31 Bảng 2.5 Vòng quay tổng tài sản của PV OIL Vĩnh Long ........................................... 33 Bảng 2.6 Vòng quay khoản phải thu của PV OIL Vĩnh Long ....................................... 34 Bảng 2.7 Năng suất lao động nhân viên theo doanh thu của công ty PV OIL Vĩnh Long qua các năm từ 2012-2014. ................................................................................... 35 Bảng 2.8 Tỷ lệ chi phí trên doanh thu và tỷ lệ giảm chi phí tại PV OIL Vĩnh Long năm 2012-2014. ..................................................................................................................... 37 Bảng 2.9 Thị phần của các công ty xăng dầu tại Vĩnh Long dựa theo sản lượng bán ra trên thị trường. ................................................................................................................ 40 Bảng 2.10 Tỷ lệ phần trăm doanh thu từ khách hàng mới (khách hàng đại lý) của PV OIL Vĩnh Long. .............................................................................................................. 43 Bảng 2.11 Tình hình quản lý nguyên vật liệu đầu vào của PV OIL Vĩnh Long........... 45 Bảng 2.12 Chỉ tiêu tiêu thụ từng kênh phân phối và kết quả thực hiện trên từng chỉ tiêu qua các năm từ 2012-2014. ............................................................................................ 46 Bảng 2.13 Mối liên hệ giữa rủi ro trong tác nghiệp với quy trình quy chế quản lý rủi ro của PV OIL Vĩnh Long. ................................................................................................. 47 Bảng 2.14 Vòng quay hàng tồn kho tại PV OIL Vĩnh Long. ........................................ 48 Bảng 2.15 Chỉ tiêu đào tạo nhân viên qua các năm của PV OIL Vĩnh Long ................ 50 Bảng 2.16 Trình độ nhân viên công ty năm 2014. ........................................................ 51 Bảng 2.17 Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên PV OIL Vĩnh Long từ năm 2012-2014. ....... 51 Bảng 2.18 Độ tuổi nguồn nhân lực tại công ty PV OIL Vĩnh Long năm 2014. ........... 53 Bảng 2.19 So sánh PV OIL Vĩnh Long với đối thủ cạnh tranh ..................................... 56
  11. Bảng 3.1 Phân chia mục tiêu chiến lược của Công ty đến năm 2020 dựa trên mô hình thẻ điểm cân bằng........................................................................................................... 63 Bảng 3.2 Số lượng cửa hàng trưởng quản lý theo nhóm cửa hàng ............................... 65 Bảng 3. 3 Các dự án của công ty PV OIL Vĩnh Long được đưa vào hoạt động............ 66 Bảng 3.4 Kế hoạch kinh doanh năm 2015 đến năm 2020 của PV OIL Vĩnh Long ...... 67 Bảng 3.5 Thay đổi trong chính sách bán hàng của Công ty. ........................................ 68 Bảng 3.6 Danh sách ban chỉ đạo thực hiện dự án áp dụng ISO 31000 cho PV OIL Vĩnh Long ............................................................................................................................... 73 Bảng 3.7 Dự kiến số lượng nhân viên đào tạo và nguồn kinh phí đào tạo của Công ty năm 2015 ........................................................................................................................ 76 Bảng 3.8 Cách thức phân loại nhân viên........................................................................ 77 Bảng 3.9 Nội dung đánh giá công việc của nhân viên dành cho cấp quản lý ................ 78 Bảng 3.10 Mẫu biểu tổng hợp kết quả đánh giá nhân viên vào cuối tháng của Công ty. ........................................................................................................................................ 79
  12. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. 1 Mô hình Thẻ điểm cân bằng- BSC................................................................... 7 Hình 1. 2 Cấu trúc Thẻ điểm cân bằng. ........................................................................... 8 Hình 1. 3 Ba loại chỉ số đo lường hiệu suất ................................................................... 10 Hình 2. 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty PV OIL Vĩnh Long……………………..25
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 So sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của PV OIL Vĩnh Long với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình ngành. ........................................................... 29 Biểu đồ 2.2 So sánh tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của PV OIL Vĩnh Long với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình ngành. ......................................................... 30 Biểu đồ 2.3 So sánh tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu của PV OIL Vĩnh Long với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình ngành. ................................................... 32 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp từ năm 2012-2014. ................................ 38 Biểu đồ 2.5 Thị phần của PV OIL Vĩnh Long năm 2012. ............................................. 40 Biểu đồ 2.6 Thị phần của PV OIL Vĩnh Long năm 2013. ............................................. 41 Biểu đồ 2.7 Thị phần của PV OIL Vĩnh Long năm 2014. ............................................. 42
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Xăng dầu là một mặt hàng chiến lược, nó có vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, đời sống xã hội và an ninh quốc phòng. Tận dụng các chính sách đãi ngộ của Chính phủ đối với ngành dầu khí, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên với tình hình kinh tế thế giới hiện nay, doanh nghiệp không nên chỉ tận dụng những lợi thế sẵn có do các yếu tố bên ngoài mang lại mà còn phải biết cải thiện chính bản thân doanh nghiệp, nâng hiệu quả hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp mình. Công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vĩnh Long (viết tắt PV OIL Vĩnh Long) đề ra mục tiêu “Đến năm 2020 PV OIL Vĩnh Long trở thành thương hiệu hàng đầu khu vực Bắc Sông Hậu về cung cấp sản phẩm xăng, dầu mỡ nhờn”. Để đạt được mục tiêu trên là một thách thức đối với PV OIL Vĩnh Long vì hiện nay thị trường Bắc Sông Hậu nói chung và thị trường Vĩnh Long nói riêng đang có rất nhiều các công ty xăng dầu cạnh tranh với nhau: Petrolimex, Petimex, Petec, …Thế nhưng trong những năm qua hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PV OIL Vĩnh Long vẫn không cao. Nguyên nhân chính là do công ty PV OIL Vĩnh Long hiện nay vẫn đang đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên những tiêu chí rời rạc như sản lượng, doanh thu, lãi gộp, chi phí hoạt động, lợi nhuận trước thuế… Công ty đã bỏ qua những tiêu chí đánh giá khác có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, năng suất lao động của nhân viên, phân bổ chi phí, nhất là phân bổ chi phí đối với khối cửa hàng bán lẻ,…dẫn đến tình trạng không đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của Công ty để làm cơ sở đề ra những quyết định có tính chiến lược, phù hợp với tình hình thực tế giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Công ty. Bên cạnh đó, Công ty vẫn chưa quan tâm đến việc phân đoạn thị trường mục tiêu, chưa có chiến lược giới thiệu sản phẩm mới (NLSH E5) đến người tiêu dùng, chưa có
  15. 2 những cải thiện trong chính sách bán hàng của mình dẫn đến việc không thu hút được khách hàng mới trong khi khách hàng cũ đang dần rời bỏ Công ty. Các quy trình, quy chế không phù hợp với thực tế vẫn chưa được cập nhật. Do đó, hiệu quả thực thi chiến lược không cao. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty PV OIL Vĩnh Long, tôi quyết định chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU, DẦU KHÍ VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020.” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm đạt được các mục tiêu sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nghiên cứu về mô hình cân bằng điểm Balance Score Card (viết tắt là BSC). Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vĩnh Long trong những năm qua. Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vĩnh Long dựa vào mô hình cân bằng điểm BSC. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh và thực tiễn liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vĩnh Long. 3.2 Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài tại công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vĩnh Long. Phạm vi thời gian: luận văn nghiên cứu các số liệu của công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vĩnh Long từ năm 2012 đến 2014.
  16. 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn số liệu sử dụng: là nguồn dữ liệu sơ cấp, thứ cấp. Số liệu báo cáo của các phòng ban tại công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vĩnh Long, báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của Tổng công ty Dầu Việt Nam. Tài liệu tham khảo về hiệu quả hoạt động kinh doanh từ các giáo trình, sách báo và các tài liệu trên internet. 4.2 Phương pháp thực hiện: Khảo sát, tìm hiểu thực tế về các phương thức và tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vĩnh Long, kết hợp phân tích dữ liệu sơ cấp, thứ cấp là các tài liệu liên quan đến bốn phương diện về tài chính, khách hàng, quản lý nội bộ, đào tạo và phát triển của Công ty. Song song đó, tác giả tiến hành khảo sát để thu thập ý kiến đánh giá của nhân viên về mức độ hài lòng với các chính sách, quy trình làm việc của Công ty. Sau khi khảo sát, xác định những vấn đề tồn tại về công tác đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của PV OIL Vĩnh Long, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia của Công ty, tìm hiểu thêm nguyên nhân, tồn tại và đưa ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế của thực trạng. 5. Kết cấu luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vĩnh Long trong giai đoạn 2012-2014. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu, dầu khí Vĩnh Long trong định hướng phát triển đến năm 2020.
  17. 4 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH. 1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh. 1.1.1 Định nghĩa về hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế thể hiện trình độ quản lý theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực sẵn có trong quá trình sản xuất nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Hay ta có thể hiểu đơn giản, hiệu quả kinh doanh là kết quả tối đa mà doanh nghiệp đạt được trên chi phí tối thiểu mà doanh nghiêp đã bỏ ra. Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cần kết hợp phân tích nhiều chỉ tiêu ở các bộ phận, các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh như chỉ tiêu sử dụng tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nguồn vốn vay, nguồn vốn chủ sở hữu… Doanh nghiệp cần phân tích từ chỉ tiêu tổng hợp đến chỉ tiêu chi tiết để làm cơ sở đưa ra các quyết định trong tương lai. 1.1.2 Ý nghĩa hiệu quả kinh doanh. Hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng tạo ra kết quả, bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp được duy trì và tăng trưởng. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp đánh giá trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực so với các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao giá trị của doanh nghiệp, thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. 1.1.3 Khái nhiệm về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. “Phân tích là sự phân chia, chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
  18. 5 sản phẩm của doanh nghiệp, nó được phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, các báo cáo của kế toán”. (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2011, trang 2). “Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất của hoạt động kinh doanh, nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp”. (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2011, trang 3). 1.1.4 Ý nghĩa và mục tiêu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất. 1.1.4.1 Ý nghĩa Phân tích hoạt động kinh doanh vừa là công cụ phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh vừa là công cụ cải tiến quản lý trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định đúng đắn để đạt được mục tiêu, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh, căn cứ vào kết quả phân tích kinh doanh, doanh nghiệp có thể dự đoán những rủi ro có thể xảy ra, và phương pháp phòng ngừa trước khi chúng xảy ra. Bên cạnh mang lại lợi ích to lớn đối với các nhà quản trị trong doanh nghiệp với nhiều góc độ khác nhau, việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài là những người không trực tiếp điều hành doanh nghiệp nhưng có mối quan hệ quyền lợi đối với doanh nghiệp. Dựa vào kết quả phân tích giúp họ đưa ra các quyết đúng đắn như đầu tư, hợp tác… 1.1.4.2 Mục tiêu.
  19. 6 Phân tích hoạt động kinh doanh là biến những con số thuần túy trên tài liệu, báo cáo nói lên ý nghĩa kinh tế. Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để các nhà quản trị đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra các kết luận, giải pháp đúng đắn và mang tính thuyết phục cao. Phân tích hoạt động kinh doanh giúp đưa ra kết luận sâu sắc, vừa là cơ sở để phát hiện và khai thác các khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, vừa là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh. 1.2 Công cụ phân tích hiệu quả kinh doanh. 1.2.1 Mô hình cân bằng điểm (Balanced Score Card-BSC) Thẻ điểm cân bằng được xây dựng bởi Robert Kaplan- một giáo sư chuyên ngành kế toán thuộc Đại học Harvard, và David Norton-một chuyên gia tư vấn thuộc vùng Boston. Phương pháp Thẻ điểm cân bằng-BSC được mô tả như tập hợp thước đo định lượng được lựa chọn cẩn thận bắt nguồn từ chiến lược của một tổ chức. Thẻ điểm cân bằng được sử dụng cho mọi tổ chức, từ tổ chức kinh doanh, tổ chức phi lợi nhuận cho đến chính phủ đều sử dụng nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi hoạt động của doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra. Nó mang đến cho các nhà quản lý và các quan chức cấp cao trong tổ chức một cái nhìn cân bằng hơn về toàn bộ hoạt động của tổ chức. 1.2.1.1 Nội dung mô hình cân bằng điểm Thẻ điểm cân bằng là một hệ thống nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua việc thiết lập một hệ thống đo lường thành quả hoạt động trong một tổ chức trên bốn phương diện, bao gồm: Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ, Đào tạo và Phát triển nhân viên.
  20. 7 Thẻ điểm cân bằng giúp cung cấp một khuôn mẫu biến chiến lược của doanh nghiệp thành các tiêu chí hoạt động như hình 1.1 Hình 1.1 Mô hình Thẻ điểm cân bằng- BSC. (Nguồn: www.ieit.edu.vn) Hình 1.1 cho thấy bốn phương diện của Thẻ điểm cân bằng đều xuất phát từ tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, đồng thời bốn phương diện này có quan hệ tương tác lẫn nhau. Thẻ điểm cân bằng giúp doanh nghiệp tạo ra sự cân bằng giữa những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, giữa kết quả mong muốn đạt được so với những kết quả thực tế, giữa những đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan, giữa đánh giá bên ngoài liên quan đến các cổ đông, khách hàng và những đánh giá nội bộ liên quan đến qui trình xử lý, đổi mới, đào tạo và phát triển của tổ chức. 1.2.1.2 Cấu trúc thẻ điểm cân bằng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2