intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em các gia đình nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu khả năng tiếp cận giáo dục và các yếu tố tác động đến khả năng này của trẻ em nhập cư, qua đó đề xuất những kiến nghị chính sách nhằm cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nhập cư tại TP HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em các gia đình nhập cư vào Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------------------ NGUYỄN VĂN TRINH NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM CÁC GIA ĐÌNH NHẬP CƯ VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUÂN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ------------------------------------------ NGUYỄN VĂN TRINH NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM CÁC GIA ĐÌNH NHẬP CƯ VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. Dwight H. Perkins ThS. Đinh Vũ Trang Ngân TP. HỒ CHÍ MINH – 2012
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điển của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Người thực hiện luận văn Nguyễn Văn Trinh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS. Dwight H. Perkins và ThS Đinh Vũ Trang Ngân đã nhiệt tình, tận tâm và kiên nhẫn trong quá trình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý ban giảng viên của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cần thiết làm nền tảng cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp.
  5. iii TÓM TẮT Nghiên cứu về “Nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em các gia đình nhập cư đến Thành phố Hồ Chí Minh” cho thấy trẻ em thuộc các gia đình nhập cư, bao gồm các trẻ em tự lên TP.HCM để sinh sống và làm việc, trẻ em theo cha mẹ lên TP.HCM và trẻ em ở lại quê khi cha mẹ di cư có khả năng tiếp cận giáo dục bị hạn chế so với các nhóm trẻ em bản địa. Các em này có tỉ lệ đến trường thấp hơn, tỉ lệ theo học trong hệ thống công lập ít hơn và tỉ lệ nghỉ học hoặc không đi học cao hơn mức trung bình. Việc đi học của các trẻ em nhập cư gặp khó khăn do vấn đề về chi phí học tập, thu nhập của gia đình và sự thiếu quan tâm của một số bậc cha mẹ, đặc biệt là những cha mẹ là người lao động di cư có công việc bấp bênh và thu nhập thấp. Nghiên cứu đề xuất việc hình thành một hệ thống giáo dục bắt buộc và miễn phí ít nhất trong cấp tiểu học dành cho toàn bộ trẻ em trong dài hạn. Trong ngắn hạn, nghiên cứu đề xuất sự mở rộng sự tham gia của cộng đồng để hỗ trợ cùng nhà nước, thông qua việc chuẩn mực hóa và nâng cấp các lớp học tình thương, tiếp tục chính sách miễn giảm học phí mở rộng, xây dựng khung pháp lý đảm bảo cho lao động trẻ em và nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của những người chăm chính. Từ khoá: di cư, nhập cư, trẻ em, tiếp cận giáo dục
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ..................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii TÓM TẮT ............................................................................................................................iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ..........................................................................................................viii 1. DẪN NHẬP.................................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh chính sách ................................................................................................ 1 1.1.1. Thực trạng lao động nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh............................. 1 1.1.2. Vai trò của giáo dục và thực trạng giáo dục của trẻ em nhập cư .................... 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 5 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................ 5 1.4. Các định nghĩa được sử dụng trong nghiên cứu ..................................................... 6 1.4.1. Khái niệm người nhập cư ................................................................................ 6 1.4.2. Khái niệm trẻ em nhập cư ................................................................................ 6 1.4.3. Khái niệm khả năng tiếp cận giáo dục ............................................................ 7 1.5. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 7 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC............................................................... 8 2.1. Tác động của giáo dục đến việc cải thiện các điều kiện sống ................................. 8 2.2. Di cư và khả năng tiếp cận giáo dục ..................................................................... 10 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 13 3.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 13 3.2. Các nguồn dữ liệu chủ yếu .................................................................................... 13 4. PHÂN TÍCH VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN .................................................................... 16 4.1. Đặc điểm nhân khẩu học ....................................................................................... 16 4.2. Thực trạng tiếp cận giáo dục của nhóm trẻ em thuộc gia đình nhập cư................ 17 4.3. Những nhân tố tác động đến việc tiếp cận giáo dục.............................................. 23 4.3.1. Chi phí dành cho giáo dục ............................................................................. 23 4.3.2. Thu nhập và điều kiện sống của người nhập cư ............................................ 29 4.3.3. Sự quan tâm và trình độ giáo dục của cha mẹ và/hoặc người chăm sóc chính 34
  7. v 4.3.4. Chính sách hộ khẩu và hỗ trợ cho người nghèo ............................................ 37 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 40 5.1. Kết luận ................................................................................................................. 40 5.2. Các kiến nghị chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em thuộc các gia đình nhập cư ............................................................................................... 41 Trong dài hạn ..................................................................................................................... 41 5.2.1. Xây dựng hệ thống giáo dục bắt buộc và miễn phí ........................................ 41 Trong ngắn hạn .................................................................................................................. 42 5.2.2. Xây dựng cơ chế hoạt động để nâng cao tính bền vững của hệ thống lớp học tình thương ................................................................................................................... 42 5.2.3. Tiếp tục các chính sách miễn học phí, giảm học phí ..................................... 42 5.2.4. Chính sách đảm bảo quyền của trẻ em tham gia lao động ............................ 43 5.2.5. Chính sách tăng cường tiếp cận thông tin về giáo dục và các kiến thức xã hội cho cha mẹ và người chăm sóc của trẻ em ................................................................... 44 5.3. Kết luận của Luận văn........................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 46 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 49
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KSDC 2011 Khảo sát di cư “Kế sinh nhai của các hộ di cư và con cháu ở Thành phố Hồ Chí Minh và nơi xuất xứ” (2011) GSO Tổng cục Thống kê TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UPS 2009 Khảo sát Nghèo Đô thị 2009 UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc VHLSS 2008 Khảo sát Mức sống Hộ gia đình Việt Nam 2008
  9. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1-1:Tăng trưởng GDP Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước, 2005 – 2010 ....... 1 Biểu đồ 1-2: Mức chi tiêu cho giáo dục tính trên tổng GDP................................................. 4 Biểu đồ 2-1:Tăng lương theo trình độ giáo dục .................................................................... 9 Biểu đồ 4-1: Cơ cấu nhóm tuổi và giới tính ........................................................................ 16 Biểu đồ 4-2:Trình độ học vấn của người dân từ 15 tuổi trở lên.......................................... 18 Biểu đồ 4-3:Phân chia dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ học vấn cao nhất (%) ........ 19 Biểu đồ 4-4: Loại hình cơ sở giáo dục trẻ em TP.HCM theo học ....................................... 19 Biểu đồ 4-5:Trình độ học vấn cao nhất đã hoàn thành theo tuổi của nhóm trẻ 1 ............... 20 Biểu đồ 4-6: Trình độ học vấn cao nhất đã hoàn thành theo tuổi của nhóm trẻ 2 .............. 20 Biểu đồ 4-7:Trình độ học vấn cao nhất đã hoàn thành của nhóm trẻ 3 .............................. 21 Biểu đồ 4-8:Trình độ học vấn cao nhất tại thời điểm phỏng vấn của trẻ em các gia đình nhập cư ................................................................................................................................ 21 Biểu đồ 4-9:Tình trạng học tập của trẻ em được khảo sát .................................................. 22 Biểu đồ 4-10:Tỷ lệ dân số 5- 18 tuổi bỏ học 1989-2009 ..................................................... 22 Biểu đồ 4-11:Nguồn đóng góp chi phí cho giáo dục ở Việt Nam và các nước .................. 23 Biểu đồ 4-12:Chi phí dành cho việc học của trẻ em các gia đình nhập cư (2010 – 2011) . 24 Biểu đồ 4-13: Thống kê các khoản chi phí cho một người đi học ....................................... 26 Biểu đồ 4-14: Phân chia lao động theo nhóm ngành nghề sử dụng nhiều thời gian nhất trong vòng 12 tháng ............................................................................................................. 30 Biểu đồ 4-15: Việc làm của nhóm cha mẹ mang con lên TP.HCM và để con lại quê ......... 31 Biểu đồ 4-16: Nguồn trợ giúp về tài chính khi gặp khó khăn .............................................. 33 Biểu đồ 4-17: Tình trạng học tập của trẻ em phân theo mức ràng buộc kinh tế (tần suất chu cấp) ...................................................................................................................................... 34 Biểu đồ 4-18: Tỉ lệ đi học và bỏ học của trẻ em nhập cư dựa trên tình trạng học vấn của người chăm sóc (2010 – 2011) ............................................................................................ 37
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 2-1: Hệ thống hộ tịch và ưu tiên tiếp cận dịch vụ công ............................................. 11 Hình 3-1: Hệ thống các cơ sở dữ liệu chủ yếu và thuộc tính ............................................. 15
  11. 1 1. DẪN NHẬP 1.1. Bối cảnh chính sách 1.1.1. Thực trạng lao động nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một khu vực kinh tế quan trọng và năng động hàng đầu cả nước. GDP của TP.HCM vào khoảng 414,068 tỷ đồng (2010), chiếm 20,9 % tổng GDP cả nước (GSO, 2010). GDP bình quân đầu người của TP.HCM cũng ở mức rất cao (2.800 USD/người/năm so với trung bình cả nước là 1.168 USD/người/năm – GSO, 2010). Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của TP.HCM từ năm 2001 đến 2010 vào khoảng trên 11% mỗi năm, luôn ở mức cao hơn so với mức chung của cả nước. Biểu đồ 1-1:Tăng trưởng GDP Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước, 2005 – 2010 14% 12.60% 12.20% 11.80% 12% 11.20% 10.70% 10% 8.44% 8.46% 8.60% 8.23% 8% 6.78% 6.31% 5.32% Tốc độ tăng GDP của TP HCM 6% 4% Tốc độ tăng GDP của cả nước 2% 0% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nguồn: GSO, 2010 Là đô thị lớn nhất Việt Nam, TP.HCM hiện có khoảng 7,396 triệu dân (GSO, 2010), trong đó có một lượng không nhỏ người dân nhập cư từ các địa phương khác đến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng một lượng lớn dân lao động nhập cư từ các địa phương khác chuyển đến TP.HCM. Thứ nhất, lượng lao động di cư có thể xuất phát từ các yếu tố đẩy từ địa phương. Tình trạng nghèo đói tại một số địa phương không phát triển nhanh về kinh tế đã đẩy một lượng lớn người lao động vào tình trạng thất nghiệp, thiếu cơ hội việc làm. Đặc biệt tại một số địa phương, khi tình trạng đô thị hoá diễn ra
  12. 2 nhanh nhưng không đi kèm với việc hình thành công việc mới trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ đã khiến một lượng đáng kể lao động trong khu vực nông nghiệp rơi vào tình trạng phải ly hương để sinh nhai. Thứ hai, di cư có thể diễn ra do các yếu tố kéo. TP.HCM với một nền kinh tế năng động luôn có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn mức trung bình cả nước 3-4 điểm % tạo ra một lượng cầu lớn việc làm, từ lao động phổ thông đến lao động trình độ cao. Dân số hàng triệu người của thành phố này cũng tạo ra cầu dịch vụ to lớn. Người nhập cư đến TP.HCM làm việc tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, học tập và nâng cao điều kiện sống. Xu hướng nhập cư vào TP.HCM đã diễn ra từ nhiều năm qua. Số lượng người nhập cư được cho là chiếm khoảng gần 30% tổng dân số TP.HCM. Đặc biệt, xu hướng nhập cư tại TP. HCM tăng rất mạnh trong 2 thập niên gần đây, từ 12,9% năm 1998 (Lê Văn Thành, 2005) lên đến gần 30% năm 2010. Đóng góp của người nhập cư cho nền kinh tế TP.HCM cũng rất đáng kể. Những lập luận ủng hộ người di cư từ nơi khác đến nhập cư tại các đô thị lớn cho rằng người di cư giúp thúc đẩy phát triển kinh tế với chi phí rất thấp, thậm chí là bằng không đối với người dân bản địa do người di cư có khuynh hướng làm những công việc mà người dân bản địa không muốn làm. Đồng thời, người di cư cũng giúp cải thiện đời sống nơi quê nhà, cải thiện tình trạng tiếp cận giáo dục, y tế…của người thân của mình và điều này có tác động lan toả đến cộng đồng xung quanh (UNDP, 2011). Năm 2010, số liệu nghiên cứu cho thấy người lao động nhập cư đóng góp đến 30% GDP (Thu Thảo, 2006). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng số liệu này chưa tính hết đóng góp thực tế của người nhập cư. Theo Đỗ Văn Bình (2011), có đến gần 90% người nhập cư nằm trong độ tuổi lao động. Lượng lao động nhập cư này chiếm đến 70% lao động trong các khu công nghiệp và trên 55% lượng người buôn bán lưu động (Thu Thảo, 2006). Như vậy, nhóm lao động nhập cư về cơ bản có những tác động rất tích cực lên sự phát triển kinh tế của TP.HCM. Mặc dù được xem là có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, lao động nhập cư phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là nhóm lao động phổ thông. Tình trạng dễ bị tổn thương của lao động nhập cư so với
  13. 3 lao động tại địa phương khá cao do sự bấp bênh trong việc làm. Đa phần những người nhập cư tham gia các công việc đơn giản, lương thấp, không ký kết hợp đồng lao động, dễ bị thay thế và do đó dễ dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Đa phần các lao động nhập cư đang làm việc trong những ngành nghề không đòi hỏi chuyên môn cao, đồng thời cũng có thu nhập hạn chế như giày da, xây dựng, chế biến thực phẩm (Đỗ Văn Bình, 2011). Ngoài ra, có đến khoảng 30% người nhập cư là lao động tự do. Nghiên cứu của Lê Xuân Bá và các đồng sự (2006) cho thấy gần 60% lao động nhập cư có trình độ thấp hơn cấp trung học cơ sở. Những lao động phổ thông này cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công ích như y tế, giáo dục, tư vấn pháp luật,… Một trong những thiệt thòi lớn nhất của lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông nhập cư, là sự hạn chế trong khả năng tiếp cận giáo dục của bản thân người lao động và trẻ em trong các gia đình lao động nhập cư. Không có nhiều chính sách cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục của nhóm trẻ em trong các gia đình nhập cư. Do đó, trẻ em trong các gia đình này chịu nhiều thiệt thòi và xã hội cũng chịu những tác động tiêu cực từ tình trạng này. 1.1.2. Vai trò của giáo dục và thực trạng giáo dục của trẻ em nhập cư Giáo dục được xem là một trong những tiêu chí đánh giá sự thịnh vượng của một quốc gia (World Bank, 2008). Giáo dục cũng là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng và phát triển vì giáo dục tác động đến dân trí và nâng cao năng suất lao động. Tác động lan toả của giáo dục sẽ góp phần làm giảm tình trạng nghèo của những gia đình có con được đi học, tiếp thu tri thức và nâng cao tính di động trong việc tìm kiếm công việc. Việt Nam là một trong những quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có đầu tư rất lớn cho giáo dục, chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách hàng năm (Trần Trọng Thức, 2008), cao hơn mức đầu tư của nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan và thậm chí là các quốc gia phát triển như Singapore, Nhật Bản, trong lĩnh vực này. Giáo dục cũng được xem làm một trong những quốc sách hàng đầu Việt Nam.
  14. 4 Biểu đồ 1-2: Mức chi tiêu cho giáo dục tính trên tổng GDP Mỹ (2008) Việt Nam (2008) Hàn Quốc (2008) Malaysia (2008) Thái Lan (2008) Nhật Bản (2010) Singapore (2008) Campuchia (2010) 0 1 2 3 4 5 6 % của GDP Nguồn: số liệu Ngân Hàng Thế Giới http://data.worldbank.org/indicator/SE.XPD.TOTL.GD.ZS Hiệu quả đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam, tính về mặt số liệu tỉ lệ, là rất đáng kể. Năm 2009, 94% dân số (người lớn) biết đọc và viết, tỉ lệ học sinh phổ trên tổng dân số trong độ tuổi học phổ thông (6 đến 17) là 87,39% (Sách trắng CNTT & Truyền thông Việt Nam, 2010). Tuy nhiên, còn rất nhiều bất cập trong việc tiếp cận giáo dục ở Việt Nam mà trong đó, nhóm trẻ em thuộc các gia đình nhập cư làm lao động phổ thông là nhóm gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục học hành. Là một địa phương đông dân nhập cư vào loại hàng đầu tại Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh cũng phải đối mặt với những bất cập trong quá trình tiếp cận giáo dục của trẻ em các gia đình nhập cư. Các chính sách giáo dục truyền thống của thành phố chủ yếu nhắm đến nhóm đối tượng là trẻ em ở địa phương, chưa xét nhiều đến nhóm trẻ em nhập cư. Trước năm 2007, chính sách hộ khẩu phân theo 4 khu vực (KT) đã khiến cho nhiều trẻ em nhập cư không thể theo học ở các trường công lập, đồng nghĩa với việc các em phải bỏ học vì gia đình không có điều kiện để gửi con đến các trường tư có mức học phí và các chi phí khác cao hơn nhiều lần. Sau năm 2007, các chính sách hộ khẩu cởi mở hơn về nguyên tắc giúp cho người nhập cư có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận giáo dục nhưng sự vận dụng lúng túng của các địa phương, hệ thống trường công hạn chế cũng không khiến cho tình hình được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, trẻ em thuộc các gia đình có “sổ hộ nghèo” chỉ được hưởng những chính sách ưu đãi miễn, giảm học phí khi đi học ở tại địa phương đăng
  15. 5 ký hộ khẩu. Nếu chúng theo cha mẹ lên Thành phố Hồ Chí Minh để sinh sống, những ưu đãi này sẽ mất đi. Như vậy, trẻ em trong các gia đình lao động nhập cư, đặc biệt là những nhóm lao động phổ thông, có khả năng tiếp cận giáo dục hạn chế hơn trẻ em bản địa. Điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, hạn chế khả năng tìm việc và cải thiện mức sống trong tương lai của nhóm trẻ em này. Trước bối cảnh chính sách trên, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng tiếp cận giáo dục phổ thông của trẻ em thuộc các gia đình nhập cư, bao gồm các trẻ em theo cha mẹ đến TP.HCM để sinh sống và các trẻ em có cha mẹ di cư đến TP.HCM trong khi bản thân vẫn đang ở lại quê. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, số liệu thống kê sẽ lấy chủ yếu từ bộ dữ liệu của Khảo sát di cư "Kế sinh nhai của các hộ di cư và con cháu ở TP.HCM và nơi xuất xứ" (“KSDC 2011”) do UNICEF liên kết với Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright thực hiện vào năm 2011. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng những dữ liệu trong nghiên cứu Nghèo đô thị 2009 (UPS 2009) và các số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê (GSO). Hy vọng với việc sử dụng hỗ trợ và đối chiếu các nhóm dữ liệu này, nghiên cứu có thể phác thảo được bức tranh tương đối chân thực về hiện trạng tiếp cận giáo dục của nhóm trẻ em thuộc các gia đình nhập cư vào TP.HCM và đề ra được những kiến nghị chính sách phù hợp để nâng cao khả năng đến trường của các trẻ em thuộc các gia đình nhập cư. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu khả năng tiếp cận giáo dục và các yếu tố tác động đến khả năng này của trẻ em nhập cư, qua đó đề xuất những kiến nghị chính sách nhằm cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nhập cư tại TP HCM. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài hướng tới việc trả lời hai câu hỏi nghiên cứu. Thứ nhất, có cần thiết phải đưa ra chính sách nhằm nâng cao việc tiếp cận giáo dục của trẻ em nhập cư ở TP Hồ Chí Minh hay không? Thứ hai, nếu cần thiết thì đó là những chính sách nào ?
  16. 6 1.4. Các định nghĩa được sử dụng trong nghiên cứu 1.4.1. Khái niệm người nhập cư Lê Văn Thành (2005) cho rằng dân nhập cư được xác định là những người từ các tỉnh khác đến sinh sống, làm việc tại TP.HCM và chưa có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM. Trong chuyên khảo về Di cư và Đô thị hoá ở Việt Nam (2009), các tác giả định nghĩa người nhập cư là người có nơi thường trú tại thời điểm năm năm trước thời điểm điều tra khác với nơi thường trú hiện tại. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, người nhập cư vào TP.HCM được xem là người di chuyển từ địa phương khác đến TP.HCM để sinh sống vì mục đích công việc trong thời gian dưới năm năm (tức là sau năm 2006 – tính tại thời điểm Khảo sát Di cư 2011). Như vậy, những người nhập cư đến TP.HCM với mục đích chính là học tập sẽ không được xem là đối tượng của nghiên cứu. 1.4.2. Khái niệm trẻ em nhập cư Khái niệm trẻ em nhập cư trong nghiên cứu này được xác định là những đối tượng từ sáu đến mười lăm tuổi trong các gia đình nhập cư. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, các trẻ em thuộc các gia đình nhập cư sẽ được phân loại trong 3 nhóm chính. Hộp 1: Phân nhóm trẻ em trong nghiên cứu • Nhóm 1: nhóm trẻ em lên TP.HCM để làm việc. Nhóm này thường không đi chung với gia đình mà đi một mình hay đi cùng bạn bè lên TP.HCM để tìm việc làm. Một phần các em vẫn tiếp tục tham gia các lớp học tình thương bán thời gian trong khi một số khác đã hoàn toàn nghỉ học. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chỉ nhóm trẻ em lên TP.HCM làm việc trong nhóm tuổi dưới 16 được nghiên cứu. • Nhóm 2: nhóm trẻ em theo cha mẹ hoặc người chăm sóc chính từ nơi khác đến sinh sống tại TP.HCM. • Nhóm 3: nhóm trẻ em có cha, hoặc mẹ, hoặc cả cha và mẹ bỏ quê lên sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Nhóm trẻ em này hiện được chăm sóc bởi người chăm sóc chính ở địa phương nơi các em đang sinh sống, có thể là ông bà, cô chú bác, hay một người thân khác.
  17. 7 1.4.3. Khái niệm khả năng tiếp cận giáo dục Khả năng tiếp cận với giáo dục trong nghiên cứu này là khả năng trẻ em được đến trường, tham gia các chương trình học ở bậc phổ thông, được đào tạo và phát triển các kỹ năng cần thiết cho tương lai trong các cơ sở giáo dục. Nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình phát triển theo chiều sâu của một quốc gia. Nếu không nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khoẻ có chất lượng và sự bảo vệ đối với trẻ em, trẻ em nói riêng và xã hội nói chung sẽ không thoát ra được vòng luẩn quẩn của nghèo đói, tình trạng bị gạt ra lề và mất cơ hội phát triển tối đa tiềm năng. 1.5. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 5 phần. Phần dẫn nhập giới thiệu bối cảnh chính sách của nghiên cứu, tính bức thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, giới hạn của nghiên cứu và các định nghĩa. Phần Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu trước giới thiệu các khái niệm, định nghĩa được sử dụng trong nghiên cứu, các phân tích về việc tiếp cận giáo dục của trẻ em nhập cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Phần ba, phương pháp nghiên cứu, giới thiệu phương pháp và cách thức tiến hành nghiên cứu. Chương phân tích và phát hiện phân tích những kết quả có được từ những dữ liệu nghiên cứu tổng hợp từ nhiều nguồn. Phần cuối cùng, kết luận và kiến nghị, tác giả đưa ra những nhận định, đúc kết từ những phân tích đồng thời đề xuất những chính sách để giúp nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em thuộc các gia đình nhập cư.
  18. 8 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1. Tác động của giáo dục đến việc cải thiện các điều kiện sống Có nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển về khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nhập cư từ các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia đang và chậm phát triển. Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về những hạn chế trong tiếp cận giáo dục của trẻ em nhập cư đến các đô thị lớn ở Việt Nam. Các nghiên cứu về đời sống của người nhập cư thường chỉ đề cập đến đời sống của trẻ em và việc đi học của nhóm trẻ em nhập cư như một phần rất nhỏ trong nội dung nghiên cứu. Theo Jon Sward và Nitya Rao (2009), giáo dục và di cư được xem là hai nhân tố tác động đến sự phát triển. Giáo dục được xem là có ảnh hưởng tích cực đến phát triển, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống của người dân nghèo thông qua việc cung cấp cho họ kỹ năng, khả năng phân tích, sự tự do và tự tin. Bên cạnh đó, di cư đóng vai trò như một nhân tố tiềm tàng tạo ra sự phát triển nhưng đồng thời cũng tạo ra những chi phí và sự rủi ro nhất định cho xã hội (Sward và Rao, 2009). UNICEF (2011) cho rằng giáo dục làm tăng khả năng di động và tiếp cận cơ hội nghề nghiệp và qua đó, nâng cao khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống. Giáo dục được xem là lĩnh vực đầu tư quan trọng hàng đầu, bên cạnh y tế. Đầu tư cho giáo dục không chỉ được cho là mang đến suất sinh lợi cao, mà còn thể hiện rất rõ tác động của nó đến sự phát triển của cá nhân người được đầu tư và xã hội. Hộp 2: Quan điểm của UNICEF về vai trò của giáo dục “Giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển và an sinh của người chưa thành niên. Để có thể giải quyết thành công rất nhiều các nguy cơ đối với sự phát triển và các quyền của mình, trẻ vị thành niên cần được trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng thiết yếu, trong đó có kỹ năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, tìm hiểu và đánh giá thông tin dựa một cách tư duy và giao tiếp hiệu quả. Ở những nơi có giáo dục trung học, các trường tiểu học thường có chất lượng cao hơn và có nhiều học sinh hơn, đồng thời địa phương đó có sự tham gia lớn hơn của người dân, mức độ xảy ra bạo lực thanh thiếu niên thấp hơn, nghèo đói giảm và năng lực xã hội lớn hơn”. UNICEF, 2011
  19. 9 Trẻ em cần được đầu tư đúng mức trong việc tiếp cận giáo dục và đầu tư vào trẻ em được xem là một trong những khoản đầu tư tối ưu, không chỉ cho bản thân trẻ em,gia đình và xã hội. Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em là một minh chứng cho tính quan trọng và đúng đắn của loại hình đầu tư này. Đầu tư cho trẻ em được cho là sẽ có tác động rất tích cực đến “cuộc đấu tranh chống đói nghèo, bất bình đẳng kinh tế – xã hội và phân biệt đối xử giới và giúp giải quyết các thách thức lớn của thời đại” như biến đổi khí hậu, đô thị hoá và di dân,… (UNICEF, 2011). Giáo dục là một lĩnh vực phát triển đặc trưng cho trẻ em, là nhu cầu cơ bản và quyền con người.“Mỗi đứa trẻ đều có nhu cầu giáo dục cho bản thân để có thể thực hiện vai trò như một chủ thể kinh tế độc lập trong tương lai và đảm bảo cuộc sống của mình” (Bộ LĐ, TB & XH, 2008, tr.27). Quyền tiếp cận giáo dục được quy định trong Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc (UNHCHR 1989), trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (UN, 2008) và Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Việt Nam (2004). Ian Coxhead và các đồng sự (2009) đã chỉ ra rằng trong giai đoạn 1998 – 2006, ở Việt Nam mức độ gia tăng thu nhập của người lao động tỷ lệ thuận với trình độ giáo dục của người lao động. Như vậy, giáo dục có tác động tích cực trong việc cải thiện cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động, đồng thời, làm tăng khả năng cải thiện mức sống. Biểu đồ 2-1: Tăng lương theo trình độ giáo dục 350% 301% 300% 250% Không bằng cấp và trình độ tiểu học 190% Trung học phổ thông 200% 159% Phổ thông trung học 150% 120% Cao đẳng trở lên 100% 76% 75% 63% 54% 51% 48% 50% 29% 22% 11% 1%0% 0% -2% 93-98 98-02 02-06 93-06 -50% Nguồn: Ian Coxhead và các đồng sự (2009)
  20. 10 2.2. Di cư và khả năng tiếp cận giáo dục Di cư tác động đến giáo dục theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực (GSO, 2011). Đối với một số hộ gia đình, di cư là để nhằm đạt được trình độ học vấn cao hơn và điều kiện giáo dục tốt hơn.Tuy nhiên, đối với nhiều gia đình khác, di cư có thể tạo ra sự gián đoạn học hành và các tác động tiêu cực đến người di cư và các thành viên trong hộ gia đình. Đã có nhiều nghiên cứu về tác động qua lại của di cư và giáo dục ở các nước trên thế giới, và đa phần các nghiên cứu chỉ ra rằng các trẻ em thuộc các gia đình nhập cư phải đối mặt với những khó khăn khi muốn được đến trường so với các nhóm trẻ khác. Hộp 3: Hạn chế tiếp cận giáo dục của trẻ em nhập cư – vấn đề về vốn xã hội Trong một nghiên cứu về tình trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em nhập cư ở các quốc gia Châu Âu, Hechmann và các đồng sự (2008) chỉ ra rằng trẻ em nhập cư có tỉ lệ nhập học đúng tuổi thấp hơn trẻ em thuộc các gia đình bản địa, đồng thời các trẻ em nhập cư cũng thường theo học tại những trường “ít đòi hỏi về học thuật”, tức là những trường được xem như có chất lượng đào tạo thấp hơn trung bình trong hệ thống giáo dục, hơn là những trẻ em khác và kết quả học tập của các em cũng tương đối thấp. Ngoài ra, tỉ lệ bỏ học, ngưng học của trẻ em nhập cư cũng ở mức cao hơn so với trung bình và bằng cấp người nhập cư đạt được ở lứa tuổi trưởng thành cũng có dấu hiệu thấp hơn so với người bản địa. Nghiên cứu này đưa ra kết luận là các trẻ em nhập cư chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận với giáo dục. Một trong những nguyên nhân quan trọng được cho là nền tảng kinh tế – xã hội của gia đình. Ngoài ra, những yếu tố quan trọng khác khiến trẻ em nhập cư gặp khó khăn khi tiếp cận với giáo dục là do vốn văn hoá, xã hội và kinh tế của các gia đình nhập cư. Hechmann và các đồng sự (2008) cho rằng các gia đình nhập cư thường không chỉ thiếu vốn làm ăn (economic capital) mà còn thiếu vốn xã hội (cultural and social capital), là những nền tảng quan trọng hàng đầu cho sự hội nhập xã hội và tiếp cận giáo dục của trẻ em nhập cư, và do đó, trẻ em nhập cư khó có thể cạnh tranh một cách bình đẳng với trẻ em bản địa trong nhiều trường hợp. Trích Hechmann và các đồng sự (2008)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2