1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.<br />
<br />
đề à<br />
Toàn cầu hoá là một xu thế hiện đang phát triển mạnh và lan rộng ra hầu<br />
<br />
hết các nước trên toàn thế giới. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế tạo cơ hội để<br />
các quốc gia có thể tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của mình, thúc đẩy,<br />
duy trì tăng trưởng bền vững, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội nhờ việc<br />
phân bổ các nguồn lực có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cần nhận thức rằng toàn<br />
cầu hoá là quá trình phân chia lại thị trường thế giới bằng biện pháp kinh tế.<br />
Mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng gay<br />
gắt do thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường. Chính vì vậy, khả năng<br />
cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định một quốc<br />
gia sẽ là “người hưởng lợi” hay “kẻ chịu thiệt” trong quá trình toàn cầu hoá.<br />
Như vậy thì nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếu<br />
khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, và nâng<br />
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một nội dung cần được quan<br />
tâm. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp không chỉ thất bại trên “sân<br />
khách” mà còn gánh chịu hậu quả tương tự trên chính “sân nhà”.<br />
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, ngành xây dựng đã có những bước tiến<br />
đáng kể theo hướng hiện đại. Không chỉ trong lĩnh vực xây dựng công trình,<br />
vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng mà còn cả những lĩnh vực<br />
khác: phát triển đô thị và nhà ở, năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến<br />
bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng. Tuy đã lớn mạnh về nhiều<br />
mặt, nhưng nhìn chung khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng nước<br />
ta còn yếu kém vì: Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành xây dựng Việt<br />
Nam hiện có quy mô không lớn; công tác nghiên cứu thị trường, thực hiện<br />
xúc tiến thương mại, quảng bá, khuếch trương sản phẩm và hình ảnh của<br />
<br />
2<br />
<br />
doanh nghiệp chưa được chú trọng đầu tư đúng mức ... Do đó cần phải nâng<br />
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng.<br />
Đối với các nhà thầu xây dựng thì hoạt động đấu thầu là rất quan trọng,<br />
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà thầu. Mặt khác, hoạt động đấu<br />
thầu kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu, thúc đẩy lực lượng sản xuất,<br />
khoa học công nghệ phát triển. Với sự kiện Việt Nam đã gia nhập WTO thì<br />
thị trường xây dựng nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng diễn ra rất sôi<br />
động, ngày càng xuất hiện những nhà thầu mạnh, thi công những công trình<br />
quy mô lớn, hiện đại. Do đó cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh<br />
trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng.<br />
Xuất phát từ thực tế trên đây, tác giả chọn đề tài luận văn là: “Nghiên<br />
cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu<br />
thầu xây lắp áp dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”<br />
2. Mụ đ<br />
<br />
đề à<br />
<br />
Trên cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung<br />
và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng nói riêng<br />
và trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đấu<br />
thầu của các doanh nghiệp chuyên hoạt động về thi công xây lắp để đề xuất<br />
một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu cho doanh<br />
nghiệp xây dựng.<br />
3. Đố ượ<br />
<br />
và<br />
<br />
ạm v<br />
<br />
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng cạnh tranh trong đấu thầu<br />
của doanh nghiệp xây dựng.<br />
- Phạm vi nghiên cứu là khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của một số<br />
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.<br />
<br />
3<br />
<br />
4. P ươ<br />
<br />
á<br />
<br />
Trên cơ sở lý luận chung về đấu thầu: Luật Đấu thầu, hệ thống các văn<br />
bản, chế độ, chính sách hiện hành về đấu thầu của Nhà nước và tình hình triển<br />
khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong những năm vừa qua. Đề tài áp<br />
dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, điều tra, khảo<br />
sát số liệu, phân tích - tổng hợp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia để giải<br />
quyết các vấn đề liên quan đến quá trình đấu thầu.<br />
5. Ý ng ĩ k o<br />
<br />
ọ và<br />
<br />
ự<br />
<br />
ễ<br />
<br />
đề à<br />
<br />
Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp<br />
nói chung và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp<br />
xây dựng nói riêng từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng<br />
cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của các doanh nghiệp này.<br />
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các<br />
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong tiến trình phấn<br />
đấu nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp.<br />
6. K<br />
<br />
l ậ vă<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn<br />
<br />
gồm 3 chương:<br />
Chương 1 :<br />
<br />
Những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm về khả năng cạnh<br />
tranh trong đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp xây dựng.<br />
<br />
Chương 2 :<br />
<br />
Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh của các nhà thầu<br />
xây lắp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.<br />
<br />
Chương 3 :<br />
<br />
Các giải pháp và điều kiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh<br />
trong đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn<br />
tỉnh Thái Nguyên.<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƯƠNG I<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH<br />
RONG ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG<br />
<br />
1.1. Bản ch t và vai trò c<br />
<br />
đ u thầu xây dựng<br />
<br />
Có nhiều quan niệm khác nhau của đấu thầu xây dựng.<br />
Đứng trên góc độ nhà thầu, đấu thầu là một trong những phương thức<br />
chủ yếu để có được dự án giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thực chất<br />
của đấu thầu là quá trình cạnh tranh với các nhà thầu khác, đảm bảo tính công<br />
bằng đối với các thành phần kinh tế về khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất<br />
lượng, tiến độ, chi phí xây dựng do bên mời thầu đặt ra; Do cạnh tranh, mỗi<br />
nhà thầu phải luôn quan tâm đến việc cải tiến công nghệ, trang bị sản xuất và<br />
phương tiện quản lý nhằm nâng cao chất lưọng và hạ giá thành sản phẩm; Để<br />
thắng thầu, các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện về tổ chức sản xuất, tổ chức<br />
quản lý, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên đặc biệt là đội<br />
ngũ lập hồ sơ dự thầu; Có trách nhiệm cao đối với công việc thắng thầu để<br />
giữ uy tín với khách hàng.<br />
Đối với chủ đầu tư, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu có khả năng<br />
đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ và chi phí xây dựng công<br />
trình; Chống được tình trạng độc quyền của Nhà thầu (nhất là về giá); Tăng<br />
cường hiệu quả quản lý vốn đầu tư, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát vốn<br />
đầu tư ở các khâu của quá trình thi công xây lắp; Tạo cơ hội nâng cao trình độ<br />
năng lực của đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật và bản thân Chủ đầu tư. Theo<br />
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 thì Đấu thầu là quá trình<br />
lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu<br />
thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính<br />
cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (khoản 2 Điều 4 Luật<br />
<br />
5<br />
<br />
Đấu thầu). Mục tiêu của đấu thầu là tạo nên sự cạnh tranh công bằng và minh<br />
bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của<br />
dự án đầu tư.<br />
Đối với Nhà nước, đấu thầu là phương thức quản lý các hoạt động xây<br />
dựng thông qua việc uỷ quyền cho chủ đầu tư (bên mời thầu) theo chế độ<br />
công khai tuyển chọn nhà thầu; Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả công<br />
tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, hạn chế và loại trừ được các tình<br />
trạng như: thất thoát, lãng phí vốn đầu tư và các hiện tượng tiêu cực khác<br />
trong xây dựng cơ bản; Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất<br />
kinh doanh của ngành xây lắp; Đấu thầu xây lắp là động cơ, điều kiện cho các<br />
doanh nghiệp trong ngành xây dựng cơ bản cạnh tranh lành mạnh với nhau<br />
trong cơ chế thị trường, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp xây lắp<br />
nước ta.<br />
Theo đó, trong quá trình đấu thầu có sự tham dự của 2 chủ thể có liên<br />
quan đến dự án (gói thầu):<br />
- Chủ đầu tư là bên mời thầu để thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư của<br />
mình.<br />
- Các nhà thầu là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có khả năng thực<br />
hiện nhiệm vụ của dự án đầu tư.<br />
Đấu thầu xây dựng (xây lắp) được thực hiện qua các hình thức sau đây:<br />
- Đấu thầu rộng rãi: việc tổ chức đấu thầu không hạn chế số lượng các<br />
nhà thầu tham gia.<br />
- Đấu thầu hạn chế: bên mời thầu phải mời tối thiểu 05 nhà thầu có đủ<br />
năng lực tham dự đấu thầu trường hợp thực tế có ít hơn 05 nhà thầu phải trình<br />
người có thẩm quyền xem xét, quyết định.<br />
<br />