intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến lợi suất chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn khai thác thêm một khía cạnh về yếu tố chu kỳ có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý học của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nội dung của luận văn này sẽ tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến lợi suất chứng khoán Việt Nam mà cụ thể là chỉ số VNIndex.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến lợi suất chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH a&b LẠI CAO MAI PHƯƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHU KỲ MẶT TRĂNG ĐẾN LỢI SUẤT CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính-Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng lên lợi suất chứng khoán tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự giúp đỡ từ Cô hướng dẫn là PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hoa. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP.Hồ Chí Minh ngày tháng năm 2010 Người cam đoan LẠI CAO MAI PHƯƠNG
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Liên Hoa đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô của lớp Cao Học đêm 1 K17, những người đã tận tình giảng dạy và cung cấp cho tôi những kiến thức làm nền tảng cho cuốn luận văn này. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn các anh chị em bạn bè lớp Cao Học đêm 1 K17 Đại học Kinh tế Tp.HCM đã cùng tôi hợp tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức trong suốt quá trình tham gia khóa học.
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.2 Phạm vi nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Dữ liệu 3.1.1 Thu thập dữ liệu 3.1.2 Nhận xét dữ liệu nghiêu cứu 3.2 Phương pháp 3.2.1 Phân tích thống kê mô tả 3.2.2 Phân tích hồi quy 4. Kết cấu của luận văn CHƯƠNG 1: TÀI CHÍNH HÀNH VI VÀ TÍNH MÙA VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1 1.1 Ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến tính khí con người 1 1.1.1 Về tâm thần 1 1.1.2 Về thể chất 2 1.1.3 Vẫn có ý kiến chưa đồng tình về ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến tính khí con người 3 1.1.4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4 1.2 Tổng quát những nghiên cứu về tính chu kỳ, tính mùa vụ lên thị trường chứng khoán trên Thế giới 4 1.2.1 Những ngày tốt, ngày xấu trong tháng của chỉ số Dow Jones Industrials (DJ) từ năm 1900-2008 4 1.2.2 Hiệu ứng những ngày nghỉ lễ của chỉ số DJ 1933-2008 7 1.2.3 Hiệu ứng ngày trong tuần của một số thị trường chứng khoán trên thế giới 7
  5. 1.2.4 Kết quả nghiên cứu và một số mô hình về sự ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng lên chỉ số chứng khoán trên Thế giới 7 1.2.4.1 Kết quả nghiên cứu 9 1.2.4.2 Một số mô hình kiểm tra sự ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng lên chỉ số chứng khoán trên Thế giới 10 1.3 Kết quả một số nghiên cứu liên quan đến Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua 11 1.3.1 Tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam ở dạng yếu 11 1.3.2 Quy định về biên độ dao động, một trong những nguyên nhân làm giảm tính hiệu quả của thị trường. Tâm lý bầy đàn được tìm thấy với nhà đầu tư cá nhân trên HOSE 13 1.3.3 Hiệu ứng ngày trong tuần xuất hiện ở một số mô hình phân tích 14 1.3.4 Nhận xét chung và tính cần thiết của đề tài 16 Kết luận chương 1 18 1. 13 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG 10 NĂM QUA 13 2.1 Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn tạo đà 2.1.1. Yếu tố tài chính hành vi bị chi phối mạnh trong 2 năm đầu 19 2.1.2. Vai trò của khối ngoại khi có quyết định tăng room 19 2.1.3. Lần đầu tiên Việt Nam bán thành công Trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế 20 2.2 Giại đoạn 2006-2007: Giai đoạn tăng trưởng nóng 2.2.1 Thông tin vĩ mô tích cực hỗ trợ cho thị trường 21 2.2.2 Luật chứng khoán ra đời tạo bước ngoặt cho thị trường 22 2.2.3 Một số biểu hiện tăng nóng của thị trường 27
  6. 2.2.4 Những cảnh báo về thị trường chứng khoán Việt Nam tăng quá nóng 28 2.2.5 Các biện pháp kiểm soát và thị trường chứng khoán điều chỉnh giảm 29 2.3 Giai đoạn 2008- tháng 8/2010: Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 31 2.3.1 Năm 2008: Kinh tế Việt Nam đối mặt hai thách thức lớn 31 2.3.2 Những biện pháp hỗ trợ cho thị trường 32 2.3.3 Năm 2009-tháng 8/2010: Thị trường phục hồi nhờ gói kích thích kinh tế 33 2.4 Kết quả thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm qua 37 2.4.1 Quy mô thị trường 37 2.4.2 Mức vốn hóa 37 2.4.3 Thị phần môi giới và cuộc cạnh tranh giành thị phần 38 Kết luận chương 2 40 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHU KỲ MẶT TRĂNG ĐẾN LỢI SUẤT CHỨNG KHOÁN 42 3.1 Dữ liệu nghiên cứu 42 3.2 Phương pháp và mô hình lựa chọn 45 3.3 Kết quả và phân tích kết quả 47 3.3.1 Kết quả phương pháp thống kê mô tả 47 3.3.2 Kết quả phương trình hồi quy hàm số cosin 52 3.3.3 Kết quả phương trình hồi quy có sử dụng biến giả 54 3.4 Những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích 56 Kết luận chương 3 56 CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP GIÚP NHÀ ĐẦU TƯ HẠN CHẾ NHỮNG TIÊU CỰC DO YẾU TỐ TÂM LÝ HÀNH VI 58 4.1 Xây dựng tiêu chí đầu tư dựa theo tính chu kỳ 58
  7. 4.2 Xây dựng tiêu chuẩn định lượng cho nhà đầu tư ngắn hạn 62 4.3 Nâng cao chỉ số bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam 70 KẾT LUẬN CHUNG 73 PHỤ LỤC PHỤ LỤC1: BIỂU ĐỒ VNINDEX THEO TUẦN TỪ 28/7/2000 - 76 08/09/2010 PHỤ LỤC 2: BIỂU ĐỒ VNINDEX THEO TUẦN TỪ 2000-2005 76 PHỤ LỤC 3: BIỂU ĐỒ VNINDEX THEO TUẦN TỪ 2006-2007 77 PHỤ LỤC 4: BIỂU ĐỒ VNINDEX THEO TUẦN TỪ 2008-2010 PHỤ LỤC 5: NHỮNG LẦN THAY ĐỔI BIÊN ĐỘ 78 PHỤ LỤC 6: QUY ĐỊNH SỐ ĐỢT/NGÀY, THỜI GIAN KHỚP 78 LỆNH PHỤ LỤC 7: THAY ĐỔI SỐ PHIÊN GIAO DỊCH TRONG TUẦN 79 PHỤ LỤC 8: QUY ĐỊNH TỶ LỆ NẮM GIỮ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ 79 NƯỚC NGOÀI PHỤ LỤC 9: TÀI CHÍNH HÀNH VI 79 PHỤ LỤC 10: TỔNG HỢP NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA MỘT SỐ TTCK TRÊN THẾ GIỚI 91 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Hàm giá trị (Tversky & Kahneman, 1974) 82 Hình 1.2: Mô hình được sử dụng trong tâm lý tài chính hành vi 91 Hình 1.3: Biểu đồ kết hợp giữa thu nhập trên vốn và xu hướng chấp nhận rủi ro của người dân ở các quốc gia 96 Hình 2.1: Một số chỉ tiêu thống kê về thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000-tháng 6/2010 38 Hình 3.1: Giới thiệu tóm tắt các thuật ngữ và chu kỳ quay của mặt trăng. 44 Hình 3.2: Độ dài trung bình một chu kỳ quay của mặt trăng 46 Hình 3.3: Tỷ lệ thay đổi trung bình theo ngày xung quanh những ngày trăng mới và những ngày trăng tròn của chỉ số VNIndex từ 13/3/2002-09/07/2010 49
  8. Hình 3.4: Mẫu chu kỳ các ngày trong một tháng âm lịch 52 Hình 3.5: Tóm tắt kết quả của khung thời gian 15 ngày của chỉ số VNIndex 55 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1: Xu hướng chấp nhận rủi ro trong Thu nhập và Danh mục của nhà đầu tư ở các quốc gia 94 Bảng 1.2: Những ngày tốt nhất và xấu nhất trong tháng của chỉ số DowJones 05 Bảng 2.1: Thống kê quy mô thị trường từ 2000-2005 20 Bảng 2.2: Những công ty có mức vốn hóa lớn có kết quả kinh doanh 2007 vượt xa kế hoạch 25 Bảng 2.3: Một số doanh nghiệp lớn đã IPO thành công trong năm 2007 26 Bảng 2.4: Bảng thị phần môi giới của công ty chứng khoán tính đến quý 2/2010 39 Bảng 3.1: Kết quả thống kê tỷ lệ thay đổi giá giữa thời kỳ trăng mới và thời kỳ trăng tròn từ 13/3/2002-09/07/2010 47 Bảng 3.2: Kết quả thống kê tỷ lệ thay đổi giá giữa thời kỳ trăng mới và thời kỳ trăng tròn từ 20/6/2008 đến 09/07/2010 51 Bảng 3.3: Kết quả hồi quy hàm R =α+βLUNAR +ε =α+βcos(2πdt/29,53) +ε 53 Bảng 3.4: Kết quả hồi quy có sử dụng biến giả R =α +β LUNARDUMMY +ε 54 Bảng 4.1: Những ngày tăng (giảm) nhiều nhất trong tháng âm lịch 59 Bảng 4.2: Lịch kết hợp giữa chu kỳ tăng giảm của âm lịch với hiệu ứng tăng giảm của ngày trong tuần của chỉ số VNIndex 60 Bảng 4.3: Chiến lược những cặp ngày Mua/Bán nên chú ý 60 Bảng 4.4: Top 05 mã giúp VNIndex tăng điểm trong ngày 24/11/2010 68 Bảng 4.5: Bảng nhóm ngành tiềm năng 69
  9. Bảng 4.6: Cụ thể hóa một số chỉ tiêu định lượng bắt buộc khi chọn mã cổ phiếu 69 Bảng 4.7: Kết quả đầu tư của CMG 70 Bảng 4.8: Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư 2009 71
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 10 năm tuổi. Trong quá trình phát triển thị trường trải nhiều giai đoạn: tạo đà, tăng trưởng và bùng nổ hay cả trong giai đoạn ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng nền kinh tế đã được hỗ trợ từ gói kích thích kinh tế của chính phủ. Ở giai đoạn nào thị trường cũng xác lập được những mức đỉnh và đáy có khoảng cách khá xa nhau. Có thể nói đến mức đỉnh và đáy được xác lập đầu tiên của chỉ số VNIndex là 571,04 điểm (25/6/2001) sau đó giảm tới 70% trong vòng chưa đầy 4 tháng xuống mức 203,12 điểm (05/10/2001). Mức đỉnh trong suốt 10 năm hoạt động của thị trường được thiết lập trong giai đoạn tăng trưởng và bong bóng khi đạt 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007 nhưng sau đó là chuỗi ngày dài giảm điểm, mức đáy được xác lập ở giai đoạn này chỉ còn 234,06 điểm vào ngày 24/2/2009. Và thời gian gần đây nhất trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế thế giới chỉ số mức đỉnh và đáy của VNIndex cũng chênh nhau tới 211,3 điểm khi mức đỉnh và đáy lần lượt là 633,21(23/10/2009) điểm so với mức 421,81 điểm 26/8/2010, tương ứng giảm 33,4%. Việc thị trường chứng khoán Việt Nam tăng phi mã rồi lại tuột dốc không phanh khiến những lý thuyết tài chính hiện đại cũng như phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản không thể dùng để giải thích cho những trạng thái này của thị trường. Những nghiên cứu của Tiến sĩ Trương Đồng Lộc (2006) hay của ông Lê Trung Thành (2009) đều cho thấy mức hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam ở dạng yếu theo lý thuyết. Để giải thích những hiện tượng này, bằng việc kết hợp lý thuyết tài chính với các môn khoa học tâm lý khác mà chúng ta goi là tâm lý học hành vi. Khai thác những khía cạnh của tâm lý học hành vi để giải thích những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trần Việt Hà (2007) cho thấy giao dịch bầy đàn tìm thấy với số lượng lớn nhà đầu tư cá nhân trên sàn HOSE, và một trong những nhân chính dẫn đến hiện tượng này là quy định giới hạn biên độ dao động.
  11. Để đào sâu những yếu tố chu kỳ có thể tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu khai thác về nhóm chủ đề này. Tuy nhiên, tại Việt Nam những nghiên cứu về yếu tố chu kỳ tác động lên lợi suất chứng khoán vẫn còn hạn chế, có thể kể đến là nghiên cứu liên quan đến kiểm tra hiệu ứng ngày trong tuần trên chỉ số VNIndex của Tiến sĩ Trương Đồng Lộc (2006) hay của Tiến sĩ Lê Long Hậu (2010). Ngoài hiệu ứng ngày trong tuần tác động lên chỉ số VNIndex thì những yếu tố tâm sinh lý mang tính chu kỳ nào có thể tác động đến chỉ số này? Đây sẽ là một trong những câu hỏi gợi mở cho đề tài của luận văn này. 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiêu cứu Với mong muốn khai thác thêm một khía cạnh về yếu tố chu kỳ có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý học của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nội dung của luận văn này sẽ tiến hành “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến lợi suất chứng khoán Việt Nam” mà cụ thể là chỉ số VNIndex. 2.2 Phạm vi nghiên cứu: Bài luận văn này sẽ sử dụng giá đóng cửa của VNIndex từ ngày 13/3/2002 đến 09/7/2010. Từ dữ liệu này tác giả sẽ chuyển toàn bộ dữ liệu sang ngày âm lịch và tiến hành phân tích. Việc sử dụng dữ liệu chỉ số chứng khoán hàng ngày qua nhiều năm cho phép có thể kiểm tra giả thuyết chu kỳ âm lịch dựa trên vô số các quyết định của hàng trăm, hàng ngàn nhà đầu tư cá nhân. 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1 Dữ liệu 3.1.1 Thu thập dữ liệu Dữ liệu sử dụng trong bài luận văn này chủ yếu là dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được tóm tắt từ những nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, được tổng hợp từ nhiều nguồn báo chí và internet. Những dữ liệu được sử dụng trong luận văn liên quan đến những lý thuyết tồn tại trong tài chính và nhấn mạnh vào lý thuyết hành vi nhất là yếu tố hành vi mang tính chu kỳ. 3.1.2 Nhận xét về nguồn dữ liệu
  12. Tài chính hành vi là một chủ đề tương đối mới, tuy nhiên tác giả đã cố gắng cập nhật những nghiên cứu mới nhất về chủ đề này tại các nước Châu Á, nơi mà Việt Nam và những nước này mang đậm nét văn hóa Á Đông. Đa số tài liệu thứ cấp được thu thập từ những nghiên cứu khoa học và tác giả đã cố gắng dịch sát nhất với nghĩa nguyên bản, các dữ liệu khác hầu hết đều được thu thập từ những trang web chuyên ngành vì vậy tôi xem dữ liệu trong bài luận văn này là hợp lý. 3.2 Phương pháp Bằng việc sử dụng công cụ Microsoft Excel, tác giả tiến hành phân tích theo hai phương pháp: Phương pháp phân tích thống kê mô tả và phương pháp phân tích hồi quy. 3.2.1 Phân tích thống kê mô tả Với phương pháp đầu tiên là một phân tích thống kê đơn giản so sánh lợi nhuận trung bình hàng ngày ở bốn khung thời gian khác nhau tập trung xung quanh những trăng mới và trăng tròn. 3.2.2 Phân tích hồi quy Phương pháp thứ hai sử dụng phép phân tích hồi quy tuyến tính cho hàm cosin để kiểm tra tác động chu kỳ tự nhiên của mặt trăng và hàm có sử dụng biến giả cho những ngày trăng tròn so với những ngày còn lại. Một bảng tổng hợp kết quả cuối cùng của các phương pháp được mô phỏng lên biểu đồ ở khung thời gian 15 ngày. Kết quả phân tích ở ba khung thời gian còn lại cũng được trình bày chi tiết trong chương 3. 4. Kết cấu luận văn: Nội dung của luận văn gồm 4 chương chính. Chương 1, trình bày những ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến tính khí con người. Một số nghiên cứu cho thấy quyết định của nhà đầu tư có liên quan đến tâm lý học hành vi; tính chu kỳ, mùa vụ tác động đến chỉ số chứng khoán trên thế giới và Việt Nam cũng được nêu vắn tắt trong phần này. Chương 2, tập trung nghiên cứu quá trình 10 năm phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua 3 giai đoạn. Những yếu tố ảnh hưởng chính ảnh hưởng tác động đến thị trường qua các giai đoạn phát triển.
  13. Chương 3, giới thiệu và sử dụng mô hình phân tích để kiểm tra sự ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng (nếu có) lên lợi suất chứng khoán, mà cụ thể là giá đóng cửa hàng ngày của chỉ số VNIndex. Chương 4, từ kết quả của mô hình phân tích và thực trạng các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam bị chi phối bởi yếu tố hành vi (ở cả 3 giai đoạn phát triển của thị trường). Tác giả đề xuất 3 nhóm nhóm giải pháp chính giúp nhà đầu tư có thể hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực do yếu tố tài chính hành vi đem lại Cuối cùng, phần kết luận chung sẽ tổng kết lại những điểm chính yếu của bài luận văn.
  14. 1 CHƯƠNG 1: TÀI CHÍNH HÀNH VI VÀ TÍNH MÙA VỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến tính khí con người Truyền thuyết của các dân tộc trên thế giới thường quy kết mặt trăng là nguyên nhân của nhiều vấn đề trong cuộc sống con người. Mặt trăng đã được liên kết với rối loạn tâm thần từ thời xưa, như nghĩa của từ “lunacy” chỉ tình trạng điên rồ, có nguồn gốc từ Luna (nữ thần mặt trăng theo thần thoại La-mã). Theo các nhà khoa học thì tác động của mặt trăng không chỉ thấy rõ qua sự thay đổi của mực nước thủy triều, mà còn ảnh hưởng đến hàng loạt vấn đề từ tâm thần đến thể lý của con người... Các nghiên cứu mới đây cho thấy mặt trăng thực sự có ảnh hưởng đến sự sống trên trái đất. 1.1.1 Về tâm thần Từ lâu, các nhà khoa học đã cố chứng minh những tác động có thể của các hình thái mặt trăng đối với tâm-sinh lý con người. Mặc dù chưa thể nhận diện được mối liên hệ bí ẩn này, nhưng có một thực tế là các chứng tâm thần như trầm cảm và lo âu... dường như thường gia tăng vào giữa tháng âm, khi mặt trăng tròn nhất. Từ kết quả hơn 50 nghiên cứu chuyên ngành gần đây, các nhà khoa học đã khuyến cáo giới chức an ninh và y tế cần có sự chuẩn bị kỹ về tiến độ công việc vào những thời điểm khác nhau của tuần trăng. Một nghiên cứu về tỷ lệ phạm tội hình sự ở Florida cho thấy các vụ án xảy ra chủ yếu vào thời điểm trăng tròn. Một nghiên cứu khác tại 3 khu vực an ninh ở Mỹ cũng đã phát hiện tỷ lệ phạm tội thường gia tăng vào những ngày trăng sáng nhất. Trong khi đó, nghiên cứu 4 năm về an toàn giao thông ở nước này cũng phát hiện tỷ lệ tai nạn xe cộ thường thấp nhất vào ngày trăng tròn, trong khi lại tăng vọt vào khoảng hai ngày trước khi trăng sáng nhất... Theo các nhà nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Georgia, Mỹ, thì sở dĩ có sự khác biệt này là do dinh dưỡng, vì những gì chúng ta ăn chịu tác động không nhỏ của chu kỳ trăng mỗi tháng. Để chứng minh điều này, các nhà khoa học đã tìm kiếm sự khác biệt dưỡng chất theo mùa trăng dựa trên mẫu khẩu phần của
  15. 2 694 người trưởng thành, và đã phát hiện tỷ lệ dinh dưỡng tiêu thụ theo mùa trăng tăng cao đến 8% trong các khẩu phần ăn, cao nhất khi trăng tròn; đặc biệt là mức cồn tiêu thụ giảm 26% vào thời điểm giữa tháng âm. Có rất nhiều giả thuyết về mối liên hệ giữa mặt trăng và tính khí con người. Một trong số đó là những thay đổi như hậu quả từ lực hút của nó, “vì chính lực hút của mặt trăng đã tạo ra thủy triều thì tại sao lại không tác động đến máu và các tuyến nội tiết của chúng ta, trong khi cơ thể con người có đến 90% là nước - bác sĩ Michael Zimecki ở Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan, lý giải. Vấn đề hành vi cũng có liên quan đến sự khác nhau của hình thái mặt trăng, như tỷ lệ tai nạn giao thông, tội phạm và tự vẫn... dường như chịu sự tác động của chu kỳ tuần trăng, chủ yếu là các hậu quả ảnh hưởng do vấn đề cân bằng hoóc môn trong cơ thể. Cũng chính vì lẽ đó, nên chu kỳ tuần trăng cũng có tác động thực sự đến vấn đề sinh nở của con người, đặc biệt là về khả năng thụ thai, kinh nguyệt và tỷ lệ sinh sản...”. 1.1.2 Về thể chất Một công trình khảo cứu 22 năm do các chuyên gia ở Viện Y học lâm sàng Slovak (Bratislava, Ba Lan) cho thấy các vấn đề về tiêu hóa và hen suyễn luôn gia tăng vào những ngày đầu tháng và khi trăng tròn. Một số công trình khảo sát gần đây ở Đại học Leeds, Anh, cũng phát hiện số lượng bệnh nhân tham vấn bác sĩ thường gia tăng hơn 3,6% vào tuần giữa tháng âm khi mặt trăng tròn nhất, và cứ 3 người thì có một cần những vấn đề liên quan đến phẫu thuật. Một nghiên cứu 3 năm trên 800 bệnh nhân nhập viện vì chứng bí tiểu cũng cho thấy mức độ phát bệnh thường cao hơn vào những ngày đầu tháng âm. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện mối liên hệ giữa chu kỳ tuần trăng và khả năng nhập viện của bệnh nhân tim, các vấn đề đường tiểu và tiêu chảy. “Chu kỳ kinh, khả năng sinh sản, nguy cơ sẩy thai và bệnh về tuyến giáp... cũng chịu tác động của hình thái mặt trăng - bác sĩ Michael Zimecki nói. Mặt dù vẫn còn nhiều bất đồng về mối liên hệ bí ẩn này, nhưng có thể lực hút mặt trăng đã tác động đến hệ miễn dịch và mức độ phóng thích các loại nội tiết và steroid tự nhiên...”.
  16. 3 Dữ liệu từ 140.000 trường hợp chào đời tại New York cho thấy một sự khác biệt về sinh sản trong khoảng thời gian đúng với một chu kỳ trăng, và tỷ lệ sinh sản cao nhất là vào tuần cuối cùng của chu kỳ trăng. Theo bác sĩ Zimecki, tỷ lệ sinh sản cao vào tuần cuối cùng của tháng âm cho thấy độ sáng của ánh trăng giảm ngay sau khi trăng tròn có ảnh hưởng thúc đẩy sự rụng trứng. Vẫn theo bác sĩ Zimecki, mặc dù cơ chế chính xác trong mối tác động hữu cơ giữa mặt trăng và phản ứng miễn dịch rất khó giải thích, nhưng việc nhận diện đúng sẽ giúp giới chức y tế có sự điều chỉnh tương thích, chủ yếu là về phản ứng miễn dịch liên quan đến melatonin và steroid, vì mức độ của các loại hoóc môn này chịu tác động mạnh mẽ của chu kỳ tuần trăng. Melatonin và các loại steroid nội sinh thường xuyên hoạt hóa trong cơ thể con người, gián tiếp quyết định đến tính chất những sự thay đổi có tính chu kỳ của các quá trình xảy ra bên trong cơ thể, đặc biệt khi có sự tác động bức xạ điện từ và lực hút của mặt trăng, sẽ kích thích chúng phóng thích mạnh. 1.1.3 Vẫn có ý kiến chưa đồng tình về ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến tính khí con người Bác sĩ Allen Bashour, Daniel Sessler và các đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu kết quả phẫu thuật của hơn 18.000 người bệnh. Những bệnh nhân này trải qua các cuộc phẫu thuật liên quan nhiều đến mạch máu trong giai đoạn 1993- 2006. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cuộc phẫu thuật tiến hành vào bất kỳ giờ nào trong bất kỳ ngày nào đều có kết quả tương tự”, Allen Bashour, bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Cleveland, Mỹ nói. Ông cho rằng, bác sĩ chỉ mệt mỏi hơn vào cuối tuần hoặc cuối ca làm việc. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ, y tá thừa nhận một thực tế rằng, số ca nhập viện vào đêm trăng tròn cao hơn những đêm khác. Một nghiên cứu tiến hành với gần 12.000 trường hợp cấp cứu cho vật nuôi cho thấy vào những ngày giữa tháng âm lịch, số lượng chó mèo mắc bệnh, bị chấn thương cao hơn 20% so với các ngày khác. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân có thể là do vào đêm trăng sáng, lượng người và vật nuôi ra khỏi nhà tăng mạnh, vì thế số ca tai nạn cũng cao theo.
  17. 4 Câu chuyện về chu kỳ mặt trăng có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người hay không vẫn còn tranh luận nhưng những nghiên cứu về ảnh hưởng của nó lên quyết định của nhà đầu tư ở các thị trường chứng khoán đã được thực hiện. Phần tiếp theo của bài luận văn sẽ tóm tắt một số nghiên cứu về ảnh hưởng của chy kỳ (pha) mặt trăng đến lợi suất chứng khoán ở một số thị trường. 1.1.4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á chịu tác động của âm lịch đến đời sống xã hội là cao hơn so với các nước trên thế giới. Phong tục đi chùa hay thắp nhang vào những ngày mồng 1 hay ngày rằm hàng tháng trở nên quen thuộc với người Việt Nam, những ngày Quốc lễ như ngày Giỗ tổ Hùng Vương, những ngày nghỉ dài và lớn nhất trong năm như Tết Nguyên Đán cũng được được tính theo âm lịch. Một trong những kết luận của nhiều tác giả khi nghiên cứu thị trường chứng khoán Việt Nam trước đây đều cho thấy thị trường có tính hiệu quả ở dạng yếu do đó thị trường sẽ bị tác động nhiều bởi yếu tố tâm lý học hành vi. Với mong muốn khai thác thêm một khía cạnh về yếu tố chu kỳ có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý học của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nội dung của luận văn này sẽ tiến hành “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chu kỳ mặt trăng đến lợi suất chứng khoán Việt Nam” mà cụ thể là chỉ số VNIndex. 1.2 Tổng quát những nghiên cứu về tính chu kỳ, tính mùa vụ lên thị trường chứng khoán trên Thế giới 1.2.1 Những ngày tốt, ngày xấu trong tháng của chỉ số Dow Jones Industrials(DJ) từ năm 1900-2008 Tiến sĩ Arthur J. Minton-thuộc alpha investment management trong bài viết với chủ đề “The Amazing Story of Stock Market Seasonality” đã sử dụng phương pháp của Fosback(1976) để kiểm tra những ngày tốt/xấu trong tháng của chỉ số Dow Jones công nghiệp từ 1900-2008. Trong chu kỳ tháng Fosback
  18. 5 chỉ xem xét những ngày tốt và xấu của hàng tháng. Lý thuyết về mùa vụ hàng tháng cho rằng thời kỳ đem lại thu nhập tốt cho chứng khoán vào mỗi hàng tháng chủ yếu là trong vài ngày và vài ngày đầu tiên của mỗi tháng. Những ngày này sẽ đem lại phần lợi nhuận lớn nhất trong tháng. Các nguyên nhân gây ra hiệu ứng này đã được tranh luận trong nhiều năm, nhưng không có phủ nhận thực tế của nó. Bảng 1.2: Những ngày tốt nhất và xấu nhất trong tháng của chỉ số DowJones Ngày tốt Lợi nhuận lũy kế % Ngày xấu Lợi nhuận lũy kế % -2 128 -7 -21 -1 279 -6 -18 1 223 -5 -55 2 524 6 -42 3 303 7 -11 4 65 8 -45 5 31 Nguồn: “The Amazing Story of Stock Market Seasonality” Những ngày đầu tháng- ngày tốt của chỉ số DJ Bảng ở trên thể hiện lợi nhuận lũy kế cho năm ngày đầu tiên của mỗi tháng từ năm 1900-2008 cho chỉ số công nghiệp Dow Jones. Ví dụ, nếu đầu tư theo chỉ số Dow trong ngày chỉ đầu tiên của mỗi tháng trong giai đoạn này với số tiền $1.000 thì số tiền sẽ tăng lên đến $3.232, tương đương với mức lợi nhuận đạt được là 223%. Một khoản đầu tư $1.000 vào chỉ số Dow cho tất cả năm ngày đầu tiên của tháng trong cùng thời kỳ đã có thể thu được đến hơn $180.000. Với hai ngày cuối cùng của tháng được đạt là là -1, và -2 cũng cho tỷ lệ lợi nhuận cao. Một khoản đầu tư $1.000 vào chỉ số Dow trong hai ngày cuối cùng của mỗi tháng đã có thể tăng lên khoảng $8.500. Bây giờ hãy nhìn vào một hệ thống giao dịch bao gồm tất cả sáu ngày, bắt đầu vào ngày 31/12/1933, bằng cách sử dụng chỉ số Dow là chu kỳ giao dịch. Một khoản đầu tư $1.000 trên sáu ngày liên tiếp này đã lên đến $202.335 vào năm
  19. 6 2008. Như vậy, tỷ lệ lợi nhuận hàng năm đạt được là 29,9% và lợi nhuận trung bình hàng ngày trong suốt 6 ngày là lớn hơn 72 lần so với lợi nhuận trung bình trong toàn bộ những ngày khác trong tháng (0,4%). Ngày giữa tháng tăng giá Bắt đầu từ đầu những năm 1980, một xu hướng mới bắt đầu xuất hiện – chứng khoán tăng giá vào những ngày giữa tháng. Ngày giao dịch từ ngày 9 đến ngày 12 của tháng bắt đầu có ảnh hưởng mạnh mẽ lên giá cổ phiếu (về mặt lý thuyết). Một khoản đầu tư $ 1,000 trong bốn ngày giữa tháng (bằng cách sử dụng Dow) từ năm 1980 đến năm 2007 đã có thể thu được đến hơn $ 2,500. Kết hợp những ngày thuận lợi – 10 ngày tốt hàng tháng của chỉ số DJ Nếu chúng ta kết hợp hai khoảng thời gian thuận lợi của hàng tháng, gọi là “thời gian quyền lực” (power periods) vào một hệ thống giao dịch duy nhất bao gồm • Sử dụng chỉ số Dow trong hai ngày cuối tháng và bốn ngày đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 31/12/1933 đến 31/12/ 2007. • Cũng trên cơ sở chỉ số Dow trong bốn ngày giữa tháng (9-12) từ ngày 31/12/1979 đến 31/12/2007. Kết quả của hệ thống giao dịch 10 ngày cho thấy: Một khoản đầu tư đầu tư $1.000 đã lên đến $562.500, tương đương với tỷ lệ lợi nhuận hàng năm đạt được 28,4%. Trong khi đó tỷ lệ lợi nhuận hàng năm cho tất cả những ngày còn lại đạt được -1,8%. Một khoản đầu tư $1.000 trên tất cả các ngày còn lại co lại chỉ còn $236, lỗ mất 76,4%. (Nguồn: Kaeppel Jay, Seasonal Trends in the Stock Market (Wiley 2008)) Ngày tồi tệ nhất của tháng của chỉ số DJ Cũng như kịch tính như những ngày tốt nhất của tháng, thống kê thấy những ngày xấu nhất đã được thể hiện rõ nét nhất trong 108 năm qua của chỉ số DJ. Sau khi sức mạnh tăng giá của những ngày mở đầu của tháng có xu hướng được một tạm lắng trên thị trường. Nhà đầu tư nắm giữ các cổ phiếu trong chỉ
  20. 7 số DJ trong những ngày xấu này từ năm 1900-2008 theo thực nghiệm sẽ mất khoảng 70%. 1.2.2 Hiệu ứng những ngày nghỉ lễ của chỉ số DJ 1933-2008 Nghiên cứu ban đầu của Fosback bao gồm trước kỳ nghỉ lễ, mà ông định nghĩa là hai ngày trước khi thị trường nghỉ lễ. Với mục đích xem xét ảnh hưởng của những ngày nghỉ lễ, Arthur J. Minton, đã loại trừ ảnh hưởng của ngày Martin Luther King, Jr Day, vì nó là một này lễ được bổ sung thời gian gần đây. Vì vậy Arthur chỉ xét những ngày lễ như: Ngày của tổng thống (President’s Day), Good Friday, ngày thương binh liệt sỹ (Memorial Day), ngày Độc lập (Independence Day), lễ Lao động (Labor Day), lễ tạ ơn (Thanksgiving), lễ Giáng sinh (Christmas), ngàyTết Tây (New Year's Day) Một ngày trước khi kỳ nghỉ diễn ra có hiệu lực rất mạnh, chiếm phần lớn ở thế kỷ 20. Một khoản đầu tư duy nhất $1.000 vào ngày hôm đó có thể tăng lên đến $3.147 trong giai đoạn 1933-2008. Tương ứng với lợi nhuận hàng năm là 62,3% so với mức trung bình hàng năm của tất cả các ngày giao dịch khác là 5,9%. Nếu thêm vào ngày tiếp theo đến ngày cuối cùng (next-to-last day) trước một kỳ nghỉ thì số tiền nhận được tăng thêm, nhưng không gia tăng mạnh mẽ. Khoản đầu tư $1,000 vào chỉ số Dow từ 1933-2008 vào hai ngày đã lên đến $ 4,552. Lợi nhuận hàng năm cho hai ngày này là 37,5% so với 6% cho tất cả các ngày giao dịch khác. (Nguồn: Kaeppel Jay, Seasonal Trends in the Stock Market (Wiley 2008)) 1.2.3 Hiệu ứng ngày trong tuần của một số thị trường chứng khoán trên thế giới Một số nghiên cứu sớm nhất về thị trường chứng khoán Mỹ cho thấy lợi suất chứng khoán tiêu cực tập trung nhiều vào ngày thứ Hai và tích cực vào ngày thứ Sáu (Cross,1973; Lakonishok và Levi, 1982; Rogalski, 1984; Keim và Stambaugh, 1984). Các hiệu ứng này cũng có vẻ có mặt tại thị trường chứng khoán của các nước phát triển khác, như Nhật Bản, Canada và Australia, mặc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2